Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Tổng quan về tác dụng bất lợi của 30 vị thuốc thuộc danh mục thuốc y học cổ truyền chủ yếu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 134 trang )


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI


PHẠM THỊ PHƯƠNG THANH


TỔNG QUAN VỀ TÁC DỤNG BẤT LỢI
CỦA 30 VỊ THUỐC THUỘC DANH MỤC
THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN CHỦ YẾU

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ





HÀ NỘI - 2013
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI



PHẠM THỊ PHƯƠNG THANH


TỔNG QUAN VỀ TÁC DỤNG BẤT LỢI
CỦA 30 VỊ THUỐC THUỘC DANH MỤC
THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN CHỦ YẾU
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ




Người hướng dẫn:
TS. Bùi Hồng Cường
Nơi thực hiện:
Bộ môn Dược học cổ truyền









HÀ NỘI – 2013

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Bùi Hồng Cường, người
thầy đã luôn quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn và động viên tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu và hoàn thành đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô và các anh chị kỹ thuật viên Bộ môn
Dược học cổ truyền đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình nghiên cứu
và thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn các cán bộ phòng đào tạo, các bộ môn, phòng ban
khác của Trường đại học Dược Hà Nội.
Cuối cùng, xi
n gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè, những người đã luôn
động viên, giúp đỡ và đóng góp ý kiến cho tôi hoàn thành khóa luận này.
Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2013

Sinh viên
Phạm Thị Phương Thanh








MỤC LỤC


Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………. . 1
Chương 1: TỔNG QUAN…………………………………………………… 2
1.1. Tác dụng bất lợi của thuốc theo quan niệm y học hiện đại…………… 2
1.1.1. Định nghĩa phản ứng bất lợi của thuốc…………………………………. 2
1.1.2. Phân loại phản ứng bất lợi của thuốc…………………………………… 3
1.2. Tác dụng bất lợi của thuốc theo quan niệm y học cổ truyền…………. 4
1.2.1. Tác dụng bất lợi của thuốc theo quan niệm
y học cổ truyền………………………………………………………………… 4
1.2.
2. Nguyên nhân gây tác dụng bất lợi của thuốc
y học cổ truyền……………………………………………………………… . 5
1.3. Việc nghiên cứu tác dụng bất lợi của vị thuốc…………………………. 6
1.3.1. Trên thế giới……………………………………………………………. . 6
1.3.2. Ở Việt Nam……………………………………………………………… 6
1.4. Danh mục 32 vị thuốc tổng quan về tác dụng bất lợi trong khóa luận
thuộc danh mục thuốc chủ yếu của Bộ y tế………………………………… 7

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP THÔNG TI
N 9
2.1. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………… 9
2.2. Nội dung tổng hợp thông tin…………………………………………… 9
2.3. Phương pháp tổng hợp thông tin……………………………………… 9
Chương 3: KẾT QUẢ……………………………………………………… 11
3.1.Thông tin về tác dụng bất lợi của 32 vị thuốc………………………… 11
Bá tử nhân…………………………………………………………………… 11
Bạch linh……………………………………………………………………… 12
Cốt khí củ……………………………………………………………………… 14
Dây đau xương………………………………………………………………… 17
Đại táo………………………………………………………………………… 18
Hạ khô thảo…………………………………………………………………… 23
Hoài sơn………………………………………………………………………. 25
Linh chi……………………………………………………………………… 26
Lô căn…………………………………………………………………………. 31
Mã đề…………………………………………………………………………. 33
Mạch nha……………………………………………………………………… 36
Mạn ki
nh tử…………………………………………………………………… 39
Mướp đắng…………………………………………………………………… 40
Phá cố chỉ…………………………………………………………………… 46
Rễ gai…………………………………………………………………………. 49
Sài đất………………………………………………………………………… 52
Sài hồ bắc……………………………………………………………………… 54
Sử quân tử…………………………………………………………………… 58
Tang kí sinh…………………………………………………………………… 61
Thạch xương bồ………………………………………………………………. 63
Thăng ma……………………………………………………………………… 66
Thiên ma……………………………………………………………………… 72

Thủy xương bồ……………………………………………………………… 75
Trạch tả………………………………………………………………………. 79
Tri mẫu……………………………………………………………………… 82
Trinh nữ hoàng cung…………………………………………………………. 86
Tục đoạn…………………………………………………………………… 88
Xích thược……………………………………………………………………. 90
Xuyên bối mẫu……………………………………………………………… 93
Xuyên luyện tử……………………………………………………………… 96
Xuyên tâm liên……………………………………………………………… 99
3.2. Hệ thống hóa thông tin về tác dụng bất lợi của 32 vị thuốc………… 105
KẾT LU
ẬN…………………………………………………………………. 112
KIẾN NGHỊ………………………………………………………………… 115






DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ADR (Adverse drug reaction) : Phản ứng bất lợi của thuốc
ALAT : alanin aminotransferase
ASAT : aspartat aminotransferase
CCĐ : chống chỉ định
CYP : cytochrom
EC
50
: effect concentration 50% (nồng độ 50%
tác dụng tối đa)

IMAO : ức chế enzyme monoamin oxydase
LD
0
: liều tối đa mà không có cá thể nào của
lô thí nghiệm bị chết
LD
10
, LD
50
(lethal dose 10%, 50%)

: liều gây chết 10%, 50 % động vật thí
nghiệm
tt : thể trọng
gdl/kgtt : gam dược liệu/kilogam thể trọng
Test Ames : Thử nghiệm tác dụng gây đột biến trên
một số loại vi khuẩn không có khả năng
tổng hợp Histidin như Samonella
tiphimurium TA-1535, TA-1537, TA-
98, TA-100; Escherichia coli WP-2
uvr A
TWTW : thần kinh trung ương
WHO (Word Health Organization) : tổ chức y tế thế giới
YHCT : y học cổ truyền



DANH MỤC CÁC BẢNG

STT Kí hiệu

Nội dung Trang
1 Bảng 1.1
Danh mục 32 vị thuốc tổng quan về tác dụng bất lợi trong
khóa luận thuộc danh mục thuốc chủ yếu của Bộ y tế
7
2 Bảng 3.1
Bảng tóm tắt sơ lược tác dụng bất lợi của 32 vị thuốc
106
3 Bảng 3.2 Tóm tắt cảnh báo và chống chỉ định của 32 vị thuốc
109









1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một trong những nước có nền y học cổ truyền phát triển ở khu vực
châu Á. Từ xa xưa, nhân dân ta đã biết sử dụng cây cỏ làm thuốc phòng và điều trị
bệnh.Trong những năm trở lại đây, xu hướng của thế giới lại quay trở về với thuốc y
học cổ truyền do những đặc tính ưu việt của nó so với thuốc tây y: an toàn và ít độc
tính hơn. Ở nước ta, với thế mạnh về nguồn dược liệu phong phú, sẵn có thì sử dụng
thuốc đông y phòng và điều trị bệnh ngà
y càng chiếm một vai trò quan trọng trong
nhu cầu khám chữa bệnh thiết yếu của người dân.

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học - công nghệ đặc biệt trong lĩnh
vực y dược học, nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã đưa ra những bằng chứng
khoa học làm
sáng tỏ tác dụng của thuốc đông y phù hợp với quan niệm y học hiện
đại. Bên cạnh đó cũng phát hiện ra những tác dụng bất lợi, tác dụng không mong
muốn thậm chí khá nghiêm trọng, nguy hại đến sức khỏe người sử dụng. Song hiện
nay, thông tin về tác dụng điều trị đặc biệt tác dụng bất lợi của thuốc đông y còn
quá ít và rời rạc. Điều đó gây không ít khó khăn cho công tác khám chữa bệnh và
tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho người bệnh.
Nhằm phần nà
o đáp ứng nhu cầu trên, từ năm 2010, một nhóm các đề tài tổng
quan tài liệu về tác dụng bất lợi của các vị thuốc nằm trong danh mục thuốc y học
cổ truyền chủ yếu của Bộ y tế đã được thực hiện.
Với cùng hướng tiếp cận với nhóm
đề tài trên, chúng tôi tiếp tục thực hiện đề tài:
“Tổng quan về tác dụng bất lợi của 30 vị thuốc thuộc danh mục thuốc y học cổ
truyền chủ yếu ”. Mục đích của chúng tôi là tìm kiếm, thu thập, tổng hợp một cách
khách quan, cập nhật các thông tin về tác dụng bất lợi của các vị thuốc trong danh
mục thuốc chủ yếu của Bộ y tế từ các nguồn tin cậy; hệ thống hóa và tóm lược,
chọn lọc thông ti
n dựa trên các tiêu chí mà xu hướng thế giới đang quan tâm về tác
dụng bất lợi để thuận tiện cho việc tra cứu, sử dụng. Chúng tôi hi vọng rằng những
thông tin được đưa ra trong đề tài sẽ giúp ích được phần nào cho các thầy thuốc,
nhân viên y tế; góp phần vào việc sử dụng thuốc y học cổ truyền hợp lí, an toàn và
hiệu quả.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN

1.1. Tác dụng bất lợi của thuốc theo quan niệm y học hiện đại
1.1.1. Định nghĩa phản ứng bất lợi của thuốc
WHO định nghĩa về phản ứng bất lợi của thuốc (Adverse drug reaction -

ADR) như sau: “Phản ứng bất lợi của thuốc là một phản ứng độc hại, không được
định trước và xuất hiện ở liều thường dùng cho người để phòng bệnh, chẩn đoán
hoặc chữa bệnh hoặc làm thay đổi một chức năng si
nh lý.” [5, tr.66], [79], [100,
tr.7]. Định nghĩa này được ứng dụng và phổ biến trên phạm vi toàn cầu.
Theo Hiệp hội Dược sĩ Hoa Kì (Am
erican Society of Health System
Pharmacists- ASHP), ADR là bất kì đáp ứng không được mong đợi, không dự tính
trước, không mong muốn hoặc vượt quá mức cần thiết mà gây ra:
 Ngừng thuốc.
 Thay đổi thuốc điều trị.
 Tha
y đổi liều dùng (trừ hiệu chỉnh liều).
 Bệnh nhân nhập viện.
 Kéo dài thời gian nằm viện.
 Điều trị hỗ trợ.
 Phức tạp cho chẩn đoán.
 Ảnh hưởng xấu tới tiên lượng.
 Tổn thương lâu dài/ tạm thời, gây tàn tật/tử vong [79].
Để thúc đẩy việc thu thập báo cáo tự nguyện, FDA đưa ra định nghĩa phản ứng
bất lợi là: “ biến cố bất lợi liên quan đến việc sử dụng thuốc cho người, có hoặc
chưa đư
ợc coi là liên quan đến thuốc, bao gồm: biến cố bất lợi xảy ra trong khi
sử dụng thuốc trong hoạt động y tế, biến cố bất lợi xảy ra do dùng quá liều (vô
tình hay cố ý), biến cố bất lợi xảy ra do lạm dụng thuốc, biến cố bất lợi xảy ra khi
ngừng thuốc và bất kì dấu hiệu không đạt được tác dụng dược lí vốn có ” [21].


3

Tuy nhiên, các định nghĩa này đều không bao gồm các ADR do thuốc bị nhiễm
bẩn (thuốc y học cổ truyền, dược liệu) hay do các tá dược trong công thức bào
chế.
1.1.
2. Phân loại phản ứng bất lợi của thuốc
 Phân loại theo tần suất gặp:
+ Rất thường gặp ADR > 1/10.
+ Thường gặp ADR > 1/100.
+ Ít gặp 1/1000 < ADR < 1/100.
+ Hiếm gặp ADR < 1/1000.
+ Rất hiếm gặp ADR < 1/10000 [5, tr.66].
 Phâ
n loại theo mức độ nặng của bệnh do phản ứng bất lợi của thuốc gây ra:
+ Nhẹ: không cần điều trị, không cần giải độc, thời gian nằm v
iện rất ít.
+
Trung bình: cần có thay đổi trong điều trị, cần điều trị đặc hiệu hoặc kéo
dài thời gian nằm viện ít nhất 1 ngày.
+
Nặng: có thể đe dọa tính mạng, gây bệnh tật lâu dài hoặc cần chăm sóc tích
cực.
+
Tử vong: trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến tử vong của bệnh nhân [5,
tr.66].
 Phâ
n loại theo typ:
Theo Rawling và Thompson (1977), ADR được phân làm 2 typ cơ bản:

+ Typ A:
 Tiên lượng được.
 Thường phụ thuộc vào liều dùng.
 Liên quan đến đặc tính dược lý của thuốc: là tác dụng dược lý
quá mức hoặc là biểu hiện của tác dụng dược lý ở một vị trí
khác.
+ Typ B:
 Thường không tiên lượng được.

4

 Không liên quan đến tác dụng dược lý đã biết của thuốc.
 Thường liên quan tới các yếu tố di truyền hoặc miễn dịch, u
bướu hoặc các yếu tố gây quái thai [5, tr.67].
Ngoài ra còn mở rộng phân loại theo typ thành các typ sau đây:
+ T
yp C:
 Đặc điểm: ít phổ biến,
thường liên quan tới liều tích lũy và thời
gian sử dụng.
 Xử lí: giảm dần liều theo lộ trình trước khi dừng thuốc.
+ T
yp D:
 Đặc điểm: ít phổ biến, phụ thuộc liều, xảy ra ở thời điểm cách
xa thời điểm dùng thuốc.
 Xử lí: thường rất khó khăn.
+ Typ E:
 Đặc điểm: ít phổ biến, xảy ra ngay sau ngừng thuốc.
 Xử lí: dùng lại và giảm dần liều.
+ Typ F:

 Đặc điểm: phổ biến, liên quan tới liều, thường do tương tác
thuốc.
 Xử lí: tăng liều, cân nhắc hiệu quả của biện pháp phối hợp thuốc
[22]
.
 Phân loại theo hệ thống DoTS (Do: dose, T: time, S: sensitivity)
+ Mối liên quan liều lượng và ADR (Do).
Phản ứng xảy ra ở liều thấp hơn liều điều trị, liều điều trị, liều cao hơn liều
điều trị.
+ Mối liên quan thời gian xảy ra phản ứng và ADR (T).
Chia làm 6 loại nhỏ: nhanh, liều đầu, sớm
, trung bình, muộn và chậm.
+ Mối liên quan mức độ nhạy cảm của bệnh nhân và ADR (S).
Biến dị kiểu gen, tuổi, giới tính, thay đổi sinh lí, yếu tố ngoại sinh, bệnh tật
[23].

5

1.2. Tác dụng bất lợi của thuốc theo quan điểm y học cổ truyền
1.2.1. Khái niệm tác dụng bất lợi của thuốc y học cổ truyền
Khái niệm vị thuốc có độc theo y học cổ truyền chia thành 2 loại:
- Những vị thuốc độc có thể gây nguy hiểm cho người dùng: ngộ độc, thậm chí gây
tử vong như: Phụ tử, Mã tiền, Hoàng nàn, Ba đậu, Thần sa, Thường sơn.
- Một số vị thuốc có tác dụng quá mạnh, gây rối loạn chức năng cơ thể như: một số
vị thuốc tr
ong nhóm trục thủy gồm Cam toại, Đại kích, Khiên ngưu tử, Thương
lục…
- Một số vị thuốc gây kích ứng, mẩn ngứa, phát ban: Bán hạ, Nam tinh, Dã
vu…[15, tr.318].
Ngoài ra, y học cổ truyền cũng đề cập tới tác dụng không mong muốn của một

số vị thuốc gây rối loạn một số chức năng c
huyển hóa thông thường như: đầy bụng,
tiêu chảy, mẩn ngứa, táo bón…[15, tr.319].
1.2.2. Nguyên nhân gây tác dụng bất lợi của thuốc y học cổ truyền
- Bản chất thành phần hóa học của dược liệu dùng làm thuốc
+ Nhóm dược liệu chứa saponin thường gây vỡ hồng cầu (phá huyết), kích ứng
niêm mạc, hắt hơi, đỏ mắt, liều cao gây nôn mửa, tiêu chảy.
+ Nhóm dược liệu chứa coumarin thường có tác dụng chống đông m
áu.
+ Nhóm dược liệu chứa anthranoid thuộc họ Rau răm thường gây nhuận tràng, tẩy
xổ.
- Phương pháp chế biến
Các vị thuốc được ghi là có độc đều phải qua chế biến giảm độ độc thì mới dùng
làm thuốc. Nếu quá trình chế biến không tốt, khi dùng có thể gây hại do độc tố vẫn
chưa loại bỏ hết. Nhiều vị thuốc dễ gây ngộ độc, nôn mửa nếu bào chế không đạt
tiêu chuẩn như: Mã
tiền, Phụ tử, Bán hạ…
- Tương tác thuốc
Đó là trường hợp hai vị thuốc tương phản nhau khi dùng phối hợp chúng sẽ gây
ra những phản ứng không tốt và gây thêm độc tính cho cơ thể. Chẳng han dùng Tế
tân với Lệ lô dẫn đến mù mắt cho bệnh nhân.

6

- Thời gian sử dụng kéo dài hoặc dùng liều cao quá mức cho phép
+ Trạch tả dùng một liều lớn có thể gây di, mộng tinh.
+ Tri mẫu dùng thời gian dài có thể gây đau bụng, tiêu chảy, viêm ruột.
- Sự nhầm lẫn giữa các vị thuốc sau chế biến, các dược liệu do có một số đặc điểm
giống nhau về màu sắc, hình dáng, mùi vị.
- Do các chất bảo quản dược liệu, vị thuốc gây dị ứng, độc tính hay các tác dụng

phụ khác.
- Một số nguyên nhân khác: điều kiện bảo quản (nhiệt độ, độ ẩm
, ánh sáng), nhiễm
nấm mốc, kí sinh trùng gây hại…
1.3. Việc nghiên cứu tác dụng bất lợi của vị thuốc
1.3.
1. Trên thế giới
Các nhà khoa học tập trung nghiên cứu các vấn đề liên qua
n đến độc tính, các
tác dụng bất lợi chủ yếu trên động vật, từ động vật, ngoại suy ra tác dụng trên con
người, một số ít là kết quả theo dõi trên lâm sàng. Độc tí
nh thường được nghiên cứu
ở các trường hợp độc tính cấp, bán trường diễn, trường diễn, bất thường. Đồng thời,
các phản ứng có hại được tập trung nghiên cứu trên các đối tượng như: phụ nữ có
thai, cho con bú, trẻ em… , trên các tạng phủ như: tim, dạ dày, gan, thận…, trên các
rối loạn chức năng như: máu, dị ứng, chuyển hóa…và các tác dụng gây ung thư, đột
biến [95]
.
1.3.
2. Ở Việt Nam
Việc sản xuất và sử dụng thuốc cổ truyền ở Việt Nam là rất phổ biến nhưng
việc nghiên cứu và thống kê về an toàn cây thuốc c
òn rời rạc chưa hệ thống, dẫn tới
nguy cơ tiềm ẩn gây các phản ứng bất lợi cho người dùng, ảnh hưởng lớn đến sức
khỏe con người. YHCT đề cập đến độc tính cấp, vị thuốc gây kích ứng mà chưa có
khái niệm độc trường diễn, bán t
rường diễn, Vì vậy, cần bước đầu hệ thống lại các
thông tin về an toàn, độc tính, tác dụng có hại của các cây thuốc, vị thuốc.




7

1.3. Danh mục 32 vị thuốc tổng quan về tác dụng bất lợi trong khóa luận thuộc
danh mục thuốc chủ yếu của Bộ y tế (Bảng 1.1.)
Bảng 1.1. Danh mục
32 vị thuốc tổng quan về tác dụng bất lợi trong khóa luận

STT
Tên vị thuốc
Tên khoa học của vị
thuốc
Tên khoa học của cây làm
thuốc
1 Bá tử nhân
Semen Platycladi
orientalis
Platycladus orientalis (L.)
Franco
2 Bạch linh
Poria
Poria cocos (Schw.) Wolf
3 Cốt khí củ
Radix Polygoni cuspidate Polygonum cuspidatum
Sieb. et Zucc
4 Dây đau xương
Caulis Tinosporae
tomentosae
Tinospora tomentosa
(Colebr.) Miers.

5 Đại táo
Fructus Ziziphi jujubae
Ziziphus jujuba Mill. var.
inermis (Bge) Rehd.
6 Hạ khô thảo
Spica Prunellae
Prunella vulgaris L.
7 Hoài sơn
Rhizoma Dioscoreae
persimilis
Dioscorea persimilis Prain
et Burkill
8 Linh chi
Herba Ganodermae
Ganoderma lucidum (Leyss
ex. Fr.) Karst.
9 Lô căn
Rhizoma Phragmitis
Phragmites communis Trin.
10 Mã đề
Folium Plantaginis
Plantago major L.
11 Mạch nha
Fructus Hordei germinatus
Hordeum vulgare L.
12 Mạn kinh tử
Fructus Viticis trifoliate
Vitex trifolia L.
13 Mướp đắng
Fructus Momordicae

charantiae
Momordica charantia L.
14 Phá cố chỉ
Fructus Psoraleae
corylifoliae
Psoralea corylifolia L.
15 Rễ gai
Radix Boehmeriae niveae
Boehmeria nivea (L.) Gaud.
16 Sài đất
Herba Wedeliae
Wedelia chinensis (Osbeck)
Merr.
17 Sài hồ bắc
Radix Bupleuri
Bupleurum spp
18 Sử quân tử
Fructus Quisqualis
Quisqualis indica L.
19 Tang kí sinh
Herba Loranthi gracilifolii Loranthus gracilifolii
20 Thạch xương bồ
Rhizoma Acori graminei
Acorus gramineus Soland.
21 Thăng ma
Rhizoma Cimicifugae
Cimicifuga sp.
22 Thiên ma
Rhizoma Gastrodiae elatae
Gastrodia elata Bl.

23 Thủy xương bồ
Rhizoma Acori calami Acorus calamus
24 Trạch tả
Rhizoma Alismatis Alisma plantago-aquatica L.
var. orientale (Sammuels)
Juzep.

8

25 Tri mẫu
Rhizoma Anemarrhenae Anemarrhena asphodeloides
Bge.
26 Trinh nữ hoàng
cung
Folium et Bulbus Crini
latifolii
Crinum latifolium L.
27 Tục đoạn
Radix Dipsaci
Dipsacus japonicus Miq.
28 Xa tiền tử
Semen Plantaginis
Plantago major L.
29 Xích thược
Rhizoma Anemarrhenae
Paeonia veitchii Lynch.
30 Xuyên bối mẫu
Bulbus Fritillariae
Fritillaria cirrhosa D. Don
31 Xuyên luyện tử

Fructus Meliae
toosendanin
Melia toosendan Sid. Et
Zucc L.
32 Xuyên tâm liên
Herba Andrographitis
paniculatae
Andrographis paniculata
Burum



















9


CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
TỔNG HỢP TH
ÔNG TIN

2.1. Đối tượng nghiên cứu:
Tài
liệu về 32 vị thuốc thuộc Danh mục thuốc YHCT chủ yếu ban hành kèm
theo Thông tư số 12/2010/TT-BYT ngày 29/4/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế [7]
(Bảng 1.1).
2.2. Nội dung
nghiên cứu:
- Tên khoa học - Độ an toàn
- Tên khác
- Tác dụng bất lợi
- Bộ phận dùng - Thận trọng
- Liều dùng, cách dùng - Chống chỉ định
- Thành phần hóa học - Tương tác thuốc
Độ an toàn của cây thuốc, vị thuốc theo AHPA (American Herbal Products
Association – Hiệp hội sản phẩm thảo dược Mỹ) được c
hia làm 4 nhóm:
Nhóm 1: Sử dụng an toàn khi dùng hợp l
ý.
Nhóm 2: Sử dụng hạn chế (trừ khi được kê đơn)
- Nhóm
2a: Chỉ dùng ngoài.
- Nhóm
2b: Không dùng khi mang thai.
- Nhóm 2c: Không dùng trong thời kỳ cho con bú.
- Nhóm 2d: CCĐ trong vài trường hợp khác.
Nhóm 3: Sử dụng phải dưới sự giám sát của chuyên gia, nhân viên y tế và các chế

phẩm của vị thuốc trên nhãn thuốc phải ghi đầy đủ các thông tin về tác dụng phụ,
liều, chống chỉ định, tương tác thuốc; các thông tin có liên quan về độ an
toàn.
Nhóm 4: Không đủ dữ liệu để phân loại [73].
2.3. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập thông tin về tác dụng bất lợi của vị thuốc và thành phần hóa học
của vị thuốc ở các tài liệu như: Dược điển Việt Nam, Dược điển Trung Quốc, tài
liệu của WHO, các tài liệu do Bộ y tế ban hành, các sách về cây thuốc, vị thuốc, các
bài đăng trên các tạp chí trong nước và quốc tế…

10

- Xử lí thông tin:
Hệ thống hóa thông tin về tác dụng bất lợi của các vị thuốc.




















CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ
3.1. THÔNG TIN VỀ TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA 32 VỊ
THUỐC
BÁ TỬ NHÂN

11

Tên khoa học: Platycladus orientalis (L.) Franco, họ Hoàng đàn (Cupressaceae)
[7].
Bộ phận dùng: hạt (Semen Platycladi orientalis).
Liều dùng: 4 - 12 g/ngày [3, tr.999], [13, tr.289].
1. Thành phần hóa học
Hạt chứa 25,6% lipid toàn phần (tính theo dược liệu khô); 97,5% lipid trung
tính; 29,7% sterol ( phần không xà phòng hóa) [3, tr.998].
2. Độ an toàn
- Nhóm 1: An toàn khi sử dụng thích hợp [69, tr.88].
3. Tác dụng bất lợi
3.1. Độc tính
Thành phần hóa học Bá tử nhân chứa nhiều chất béo do đó Bá tử nhân là một
cơ chất dễ bị lây nhiễm các độc tố nấm mốc, đặc biệt là các mycotoxin do các loài
của chi Aspergilus tạo ra như aflatoxi
n, orchratoxin [9].
3.2. Thông tin cảnh báo tác dụng bất lợi khác
3.2.1. Tác dụng toàn thân
- Tác dụng trên thần kinh trung ương:
+ An thần [3, tr.999].
3.2.2. Tác dụng trên cơ quan

Chưa có thông tin.
3.2.3. Tác dụng trên đối tượng đặc biệt
Chưa có thông tin.
4. Chống chỉ định
- Theo YHCT, không dùng khi tiêu chảy, nhiều đờm [13, tr.289], [1, tr.189],
[66, tr.360], [103, tr.497].
5. Thận trọng
Chưa có thông tin.
6. Tương tác thuốc
Chưa có thông tin.

12

Thảo luận và ý kiến đề xuất
Bá tử nhân thuộc nhóm thuốc dưỡng tâm, an thần nên tác dụng an thần là
tác dụng điều trị chính nhưng nếu dùng với mục đích nhuận tràng thì đây rõ ràng lại
là tác dụng bất lợi. Do đó, tác dụng bất lợi còn tùy từng trường hợp và đối tượng
bệnh nhân cụ thể.
Bá tử nhân (dược liệu dạng hạt chứa nhiều chất béo) tiềm ẩn nguy cơ cao
về
khả năng nhiễm độc tố nấm mốc, trong đó nguy hiểm nhất là độc tố aflatoxin. Do
đó, hết sức lưu ý việc bảo quản và sử dụng vị thuốc này.
Theo YHCT, không dùng khi tiêu chảy, nhiều đờm.

BẠCH LINH
Tên khác: Bạch phục linh, Phục linh [15, tr.267].
Tên khoa học: Poria cocos (Schw.) Wolf, họ Nấm lỗ (Polyporaceae) [7].
Bộ phận dùng: Thể quả của nấm (Poria), phần bê
n trong màu trắng.
Liều dùng, cách dùng: ngày dùng từ 9 - 15 g, phối ngũ trong các bài thuốc [6,

tr.863].
1. Thành phần hóa học
- Polysaccarid gọi là β- pachyman (khoảng 93%) bao gồm pachymaran liên kết
ở β- (1→ 3) và các mạch nhánh có liên kết β- (1→ 6) .
. - Thành phần khác: acid pachymic, acid pinicolic, poriatin, adenin, ergosterol,
cholin, lecithin, cephalin, histamin, histadin, dầu béo, sucrose, fructose, protease,
các vết của muối vô cơ [3, tr.527], [35, tr.854].
2. Độ an toàn
- Không khuyến khích sử dụng liều cao hoặc dùng lâu dài [56, tr.49].
3. Tác dụng bất lợi
3.1. Độc tính
Chưa có thông tin.
3.2. Thông tin cảnh báo tác dụng bất lợi khác
3.2.
1. Tác dụng toàn thân

13

- Tác dụng trên thần kinh trung ương:
+ Nước sắc Bạch linh tiêm màng bụng cho chuột nhắt trắng làm giảm hoạt
động vận động tự nhiên đồng thời chống lại trạng thái bị kích thích quá mức do
cafein.
+ Nước sắc Bạch linh tiêm màng bụng cho chuột nhắt trắng cũng thể hiện tác
dụng an thần, gây ngủ, hiệp đồng tác dụng với natri pentobarbital hay hexobarbital
[12, tr.121], [35, tr.855], [37].
- Tác dụng trên chuyển hóa glucose:
+ Trên thỏ, cao chiết ethanol Bạch linh đầu tiên gây tăng đường m
áu sau đó
giảm [35, tr.856].
+ Tác dụng hạ đường huyết [12, tr.121], [15, tr.267].

- Tác dụng trên nội tiết:
+ Làm giảm nồng độ ADH (hormon chống bài niệu) trong máu [35, tr.855].
3.2.2. Tác dụng trên cơ quan
- Tác dụng trên tim mạch:
+ Cao chiết ethanol, nước và ether của Bạch linh làm tăng sức co bóp cơ tim,
tăng nhịp tim [35, tr.855].
+ Có tác dụng cường tim ếch cô lập [15, tr.267].
- Tác dụng trên thận - tiết niệu:
+ Làm chậm và kéo dài thời gian đi tiểu, tăng bài tiết natri, kali và các chất
điện giải khác [1, tr.104]
, [12, tr.121].
3.2.3. Tác dụng trên đối tượng đặc biệt
Chưa có thông tin.
4. Chống chỉ định
- CCĐ trên bệnh nhân đi tiểu nhiều, không kiểm soát [56, tr.49].
- Theo YHCT, không dùng cho những người âm hư không có thấp nhiệt [6,
tr.863], [8, tr.174], [19, tr.520].
5. Thận trọng
- Thận trọng trong trường hợp âm hư, thiếu tân dịch [67, tr.225].

14

6. Tương tác thuốc
- Tương tác giữa vị thuốc với tân dược
+ Thuốc lợi tiểu giữ kali: có thể gây tăng kali máu khi sử dụng cùng các thuốc
này [56, tr.49].
- Tương tác giữa vị thuốc với vị thuốc
+ Tương phản Địa du, Tần giao và Miết giáp [56, tr.49].
+ Kị dấm [8, tr.174], [19, tr.520].
Thảo luận và ý kiến đề xuất

CCĐ ở những bệnh nhân tiểu tiện không kiểm soát được vì vị thuốc có tác
dụng lợi niệu khá mạnh, tăng nguy cơ mất điện giải ở những bệnh nhân này.
Theo YHCT, không dùng cho những người âm hư không c
ó thấp nhiệt và
thận trọng trong trường hợp âm hư, thiếu tân dịch.
Khi dùng phối hợp với thuốc lợi tiểu giữ kali cần lưu ý theo dõi mức kali
máu chặt chẽ để có điều chỉnh thích hợp tránh tăng kali máu (kali máu tăng gây
những phản ứng c
ó hại cho tim mạch).

CỐT KHÍ CỦ
Tên khoa học:
Polygonum cuspidatum Sieb. et Zucc., họ Rau răm (Polygonaceae)
[7].
Bộ phận dùng: Rễ (Radix Polygoni cuspidati).
Liều dùng, cách dùng: ngày dùng từ 9 - 15 g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài, lượng
thích hợp, sắc lấy nước để bôi, rửa hoặc chế thành cao, bôi [6, tr.727].
1. Thành phần hóa học
- Anthranoid: physcion, emodin, emodin- 8- O- β- glucosid, chrysophanol,
rhein, falacinol, citreorosein, questin, questinol.
- Stilben: resveratrol, polydatin.
- Quinon: 2- methoxy- 6- acetyl- 7- methyljuglon.
- Phenol: acid protocatechic.

15

- Thành phần khác: catechin, 7- hydroxyl- 4- methoxy- 5- methyl- coumarin,
torachrysin- 8- O- D- glucosid và các nguyên tố Cu, Fe, Mn, K, Zn [2, tr.531].
2. Độ an toàn
Chưa có thông tin.

3. Tác dụng bất lợi
3.1. Độc tính
- Độc tính cấp.
+ LD
50
của polygonin là 1363,9 ± 199,4 mg/kgtt chuột nhắt trắng (tiêm phúc
mạc).
+ LD
50
của polydatin là 1000 ± 57,3 mg/kgtt chuột nhắt trắng (tiêm phúc mạc)
[35, tr.735].
- Độc tính bán trường diễn:
+ Polydatin ở các mức liều 50; 150 và 700 mg/kgtt tiêm phúc mạc cho các lô
chuột cống trắng riêng biệt trong 42 ngày gây ra:
 Hoại tử gan, viêm màng bụng ở các mức độ khác nhau và tích lũy mỡ
trong tủy xương ở một số chuột.
 Nhóm dùng liều cao gây giảm bạch cầu.
+ Các dẫn xuất anthraquinon có trong dược liệu (chứa emodin là chủ yếu và
một lượng nhỏ polydatin) bơm vào dạ dà
y chuột nhắt trắng liều 9 g/kgtt không gây
tử vong trong một tuần quan sát [35, tr.735].
3.2. Thông tin cảnh báo tác dụng bất lợi khác
3.2.1. Tác dụng toàn thân
- Tác dụng trên thần kinh trung ương:
+ Polydatin liều 500 mg/kgtt tiêm màng bụng chuột nhắt trắng kéo dài thời
gian ngủ gây ra bởi natri pentobarbital và urethan [35, tr.735].
- Tác dụng trên chuyển hóa glucose:
+ Hạ đường máu [55, tr.385].
- Tác dụng đối với máu:
+ Tác dụng kháng bạch cầu [59, tr.34].


16

+ Ức chế quá trình đông máu [51].
3.2.2. Tác dụng trên cơ quan
- Tác dụng trên tim mạch:
+ Polydatin liều 50- 60 mg/kgtt tiêm màng bụng cho mèo đã gây mê gây hạ áp.
+ Polydatin liều 300 μg tăng rõ rệt biên độ co bóp rõ rệt tim chuột bạch cô lập.
+ Dung dịch 10% từ nước sắc Cốt khí củ tăng co bóp tim cóc cô lập [35,
tr.734].
- Tác dụng trên hô hấp:
+ Ức chế hô hấp trong một số trường hợp [55, tr.385].
- Tác dụng trên tiêu hóa:
+ Khô miệng, đắng miệng [35, tr.737].
+ Buồn nôn, nôn mửa, đau bụng và tiêu chảy [35, tr.737], [55, tr.385].
- Tác dụng trên gan:
+ Có thể gâ
y hoại tử gan (hiếm gặp) [55, tr.385].
- Tác dụng trên da:
+ Dùng ngoài không gây kích ứng da, tuy nhiên đôi khi gây tăng nhạy cảm,
kích thích với nhiệt độ thấp [35, tr.737].
4. Chống chỉ định
- Phụ nữ có thai [67, tr.227], [59, tr.34].
5. Thận trọng
- Theo YHCT, thận trọng trong trường hợp âm hư, thiếu tân dịch [67, tr.227].
6. Tương tác thuốc
Chưa có thông tin.
Thảo luận và ý kiến đề xuất
CCĐ cho phụ nữ có thai.
Thận trọng khi dùng cùng các thuốc hạ đường huyết, dùng cho người huyết

áp thấp hay mắc các hội chứng suy giảm miễn dịch.
Theo YHCT, thận trọng trong trường hợp âm
hư, thiếu tân dịch.


17


DÂY ĐAU XƯƠNG
Tên khác: Khoan cân đằng, Tục cốt đằng [2, tr.636], [12, tr.48], [13, tr.492].
Tên khoa học: Tinospora tomentosa (Colebr.) Miers., họ Tiết dê (Menispermaceae)
[7].
Bộ phận dùng: Thân và lá (Caulis Tinosporae tomentosae).
Liều dùng, cách dùng: ngày dùng 12 - 20 g thân, cành dạng thuốc sắc, hoặc thái
nhỏ, sao vàng rồi ngâm rượu với tỉ lệ 20% để uống [2, tr.637].
1. Thành phần hóa học
Toàn cây Dây đau xương có alcaloid.
Trong Dây đau xương đã tách và xác định cấu trúc một glucosid phenolic là
tinosinen: (E)- 1- (3- hydroxy- 1- propenyl)- 3, 5- dimethoxyphenyl) 4- O- β apio
furanosyl- 1, 3- β- D glucopyranosid.
Trong cành thấy 2 chất dinorditerpen glucosid: tinosinesid A và B.
Tinosinesid A có cấu trúc
[2S- (2α, 4aα, 7β, 9β, 10β, 10aβ, 10bα]- 10 acetoxy- 2
(3 furanyl)- 7 (β- D- glucopyranosyloxy- dodecahydro- 4α, 9- dihydroxy- 10b-
methyl- 4H- naphto [2- 1- C] pyra- 4- on.
Tinosinesid B có cấu trúc (2- O- acetyltinosinesid A) [2, tr.637].

2. Độ an toàn
Chưa có thông tin.
3. Tác dụng bất lợi

3.1. Độc tính
- Độc tính cấp:
+ LD
50
của cao chiết methanol Dây đau xương là 1768,43 mg/kgtt chuột nhắt
trắng (tiêm phúc mạc); 1910,06 mg/kgtt chuột cống trắng (tiêm phúc mạc).
+ LD
50
của cao chiết nước Dây đau xương là 1664,2 mg/kgtt chuột nhắt trắng
(tiêm phúc mạc); 2040,03 mg/kgtt chuột cống trắng (tiêm phúc mạc) [39].
3.2. Thông tin cảnh báo tác dụng bất lợi khác
3.2.1. Tác dụng toàn thân

×