Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Xây dựng tiêu chuẩn nguyên liệu ngấy hương tại tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.7 MB, 55 trang )






PHẠM TRUNG KIÊN

XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN
NGUYÊN LIỆU NGẤY HƯƠNG
TẠI TỈNH HÀ TĨNH


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

HÀ NỘI - 2013



PHẠM TRUNG KIÊN


XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN
NGUYÊN LIỆU NGẤY HƯƠNG
TẠI TỈNH HÀ TĨNH



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ





Người hướng dẫn:


Nơi thực hiện:



PGS. TS. Nguyễn Viết Thân
Bộ môn Dược liệu
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

HÀ NỘI - 2013
LỜI CẢM ƠN


Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới
PGS. TS. Nguyễn Viết Thân, giảng viên bộ môn Dược liệu trường Đại học Dược
Hà Nội, người thầy tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong quá trình thực hiện khóa
luận.

Em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Quốc Huy và các thầy cô giáo, các
anh chị kỹ thuật viên tại bộ môn Dược liệu đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho
em hoàn thành khóa luận.

Em xin trân trọng cảm ơn ban Giám hiệu, phòng Đào tạo, các thầy cô giáo
giảng viên trường Đại học Dược Hà Nội đã truyền cho em kiến thức cùng nhiệt

huyết của thầy cô trong suốt những năm học tập tại trường.

Em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân đã ở bên động viên,
giúp đỡ em thực hiện khóa luận.



Hà Nội, tháng 05 năm 2013
Phạm Trung Kiên



.


MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 2

1.1. TỔNG QUAN VỀ HỌ HOA HỒNG (ROSACEAE) 2
1.1.1. Vị trí phân loại họ Hoa hồng (Rosaceae) 2
1.1.2. Đặc điểm thực vật họ Hoa hồng (Rosaceae) 2
1.1.3. Phân loại thực vật họ Hoa hồng 2
1.2. TỔNG QUAN VỀ CHI RUBUS 3
1.2.1. Đặc điểm thực vật và phân bố chi Rubus 3
1.2.1.1. Đặc điểm thực vật chi Rubus: 3
1.2.1.2. Phân loại thực vật chi Rubus: 4
1.2.2. Đặc điểm một số loài thuộc chi Rubus 5
1.2.2.1. Rubus alceaefolius Poir. Syn. R.moluccanus Hook.f. – Mâm xôi 5
1.2.2.2. Rubus parvifolius L. Syn. R.triphyllus Thunb – Ngấy tía, Ngấy lá nhỏ

6

1.2.2.3. Rubus rosaefolius Sm. – Ngấy lá hồng 6
1.2.2.4. Rubus cochinchinensis Tratt – Ngấy hương 7
CHƯƠNG 2. NGUYÊN LIỆU, PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU. 11

2.1. NGUYÊN LIỆU, PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU 11
2.1.1. Nguyên liệu nghiên cứu 11
2.1.2. Phương tiện nghiên cứu 11
2.1.2.1. Hóa chất và dụng cụ 11
2.1.2.2. Thiết bị dùng trong nghiên cứu 11
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
2.2.1. Kiểm nghiệm bằng phương pháp nghiên cứu hiển vi 12
2.2.2. Kiểm nghiệm bằng phương pháp hóa học 12
2.2.3. Kiểm nghiệm các chỉ tiêu vật lý, hóa lý 12
2.3. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU: 12
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ 13
3.1. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM VI HỌC DƯỢC LIỆU NGẤY HƯƠNG 13
3.1.1. Mô tả về cây Ngấy hương 13
3.1.2. Nghiên cứu vi học vi phẫu dược liệu 14
3.1.3. Nghiên cứu vi học bột dược liệu 17
3.2. SƠ BỘ ĐỊNH TÍNH CÁC NHÓM CHẤT TRONG DƯỢC LIỆU NGẤY
HƯƠNG BẰNG CÁC PHẢN ỨNG HÓA HỌC 19

3.2.1. Phản ứng định tính Glycosid tim 19
3.2.2. Định tính Saponin trong dược liệu 20
3.2.3. Định tính hợp chất anthranoid trong dược liệu 21
3.2.4. Định tính flavonoid 22
3.2.5. Định tính coumarin 23

3.2.6. Định tính tanin 24
3.2.7. Định tính alcaloid 25
3.2.8. Định tính acid hữu cơ 25
3.2.9. Định tính đường khử 26
3.2.10. Định tính acid amin 26
3.2.11. Định tính polysaccharid 26
3.2.12. Định tính chất béo 27
3.2.13. Định tính caroten 27
3.2.14. Định tính sterol 27
3.2.15. Định tính iridoid 27
3.3. SẮC KÝ LỚP MỎNG, XÂY DỰNG CHỈ TIÊU NHẬN BIẾT VÀ KIỂM
NGHIỆM NGẤY HƯƠNG 29

3.3.1. Xác định chỉ số tạo bọt 33
3.3.2. Xác định chỉ số phá huyết 34
3.3.3. Định lượng saponin toàn phần có trong dược liệu Ngấy hương bằng
phương pháp cân 36

3.4. XÂY DỰNG MỘT SỐ CHỈ TIÊU KIỂM NGHIỆM KHÁC CHO DƯỢC
LIỆU NGẤY HƯƠNG 37

3.4.1. Cảm quan 37
3.4.2. Độ ẩm 37
3.4.3. Tro toàn phần 38
3.4.4. Xác định lượng chất chiết được trong dược liệu bằng ethanol theo
phương pháp chiết nóng 39

3.4.5: Xác định tỷ lệ phần trăm tạp chất trong dược liệu 40
3.5. BÀN LUẬN 39


CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 43
4.1. KẾT LUẬN 43
4.2. ĐỀ XUẤT 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO








DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT
Số thứ tự
TT
Thuốc thử
Rf
Hệ số lưu






DANH MỤC CÁC BẢNG


Trang

Bảng 1. Triterpenes có trong cây Ngấy hương
8
Bảng 2. Kết quả định tính sơ bộ các chất trong dược liệu
28
Bảng 3. Tiến hành xác định chỉ số phá huyết
35
Bảng 4. Kết quả định lượng saponin toàn phần trong dược liệu
37
Bảng 5. Kết quả xác định tro toàn phần trong dược liệu
38
Bảng 6. Kết quả xác định lượng chất chiết được trong dược liệu
39
Bảng 7. Kết quả xác định tạp chất trong dược liệu
40

























DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Trang
Hình 1. Công thức tổng quát của Triterpens trong Ngấy hương
8
Hình 2. Ngấy hương trong tự nhiên
13
Hình 3. Hình ảnh dược liệu khi đã sấy khô.
14
Hình 4. Đặc điểm vi phẫu lá Ngấy hương
15
Hình 5. Đặc điểm vi phẫu thân Ngấy hương
16
Hình 6. Một số đặc điểm bột dược liệu Ngấy hương
18
Hình 7. Sắc ký đồ dịch chiết dược liệu sau khi khai triển hệ 1
30
Hình 8. Sắc ký đồ dưới đèn 254nm khi khai triển hệ 1
31
Hình 9. Sắc ký đồ dưới đèn 366 nm khi khai triển hệ 1
32
Hình 10. Sắc ký đồ sau khi phun thuốc thử hiện màu khi khai triển hệ 1

33


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bên cạnh nền y học hiện đại, nền y học cổ truyền có đóng góp vô cùng to lớn
trong việc chăm sóc sức khỏe cho người dân, cho cộng đồng. Việt Nam là một trong
những nước có nền y học cổ truyền lâu đời với những bài thuốc hay và những cây
thuốc quý. Đã có rất nhiều dược liệu được nghiên cứu và đưa vào sử dụng. Tuy
nhiên cũng còn nhiều cây thuốc chưa được nghiên cứu cụ thể mà Ngấy hương là
một trong số đó.
Ngấy hương là cây bụi thân leo, thường mọc hoang ở ven rừng hoặc nơi đã
phát quang bụi rậm hoặc đồi cây bụi. Ngấy hương có tác dụng kích thích tiêu hóa,
bổ ngũ tạng, tăng cường sức khỏe, giải độc tiêu phù. Nhằm khai thác nguồn nguyên
liệu này tại địa phương, công ty Cổ phần Dược Hà Tĩnh đã và đang tiến hành
nghiên cứu để đưa vào sử dụng.
Dược điển Việt Nam IV chưa có chuyên luận riêng về dược liệu Ngấy hương.
Nhằm mục đích đưa dược liệu Ngấy hương vào sản xuất, năm 2012 công ty Cổ
phần Dược Hà Tĩnh đã kết hợp với bộ môn Dược Liệu – Trường Đại Học Dược Hà
Nội triển khai dự án nghiên cứu về tiêu chuẩn của nguyên liệu Ngấy Hương.
Đề tài “XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN NGUYÊN LIỆU NGẤY HƯƠNG TẠI
TỈNH HÀ TĨNH” là một phần trong dự án nghiên cứu về nguyên liệu Ngấy hương
mục tiêu:
Xây dựng cơ sở dữ liệu để thành lập tiêu chuẩ
n kiểm nghiệm nguyên liệu
Ngấy hương.
Để thực hiện được mục tiêu trên đề tài được tiến hành với những nội dung sau:
- Nghiên cứu đặc điểm vi học, hóa học của dược liệu mang tên Ngấy hương và
xây dựng tiêu chuẩn định tính, định lượng nhóm chất chính có trong dược liệu Ngấy

hương.
- Nghiên cứu một số chỉ tiêu kiểm nghiệm khác nhằm góp phần xây dựng tiêu
chuẩn cơ sở cho nguyên liệu Ngấy hương.
2

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ HỌ HOA HỒNG (ROSACEAE)
1.1.1. Vị trí phân loại họ Hoa hồng (Rosaceae)
Theo hệ thống phân loại của Takhtajan 2009 họ Hoa hồng (Rosaceaae) thuộc bộ
Hoa hồng (Rosales), phân lớp Hoa hồng (Rosoideae), lớp Ngọc lan
(Magnoliopsida), nghành Ngọc lan (Magnoliopsida), giới thực vật (Plante).
Giới thực vật (Plantae)
Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta)
Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida)
Phân lớp Hoa hồng (Rosidae)
Bộ Hoa hồng (Rosales)
Họ Hoa hồng (Rosaceae)
1.1.2. Đặc điểm thực vật họ Hoa hồng (Rosaceae)
Theo sách Thực vật học, họ Hoa hồng có các đặc điểm sau:
Cây gỗ, bụi hay cây cỏ. Lá đơn hoặc kép, mọc so le. Có 2 lá kèm, đôi khi đính
với gốc cuống lá. Hoa đơn độc hay tụ họp thành cụm hoa chùm hoặc xim. Hoa
lưỡng tính, đều, mẫu 5. Đế hoa phẳng, lồi hoặc lõm hình chén, miệng chén dính với
gốc lá đài và cánh hoa. Đài 5, dính nhau ở gốc. Tràng 5, có khi không cánh. Bộ nhị
thường nhiều nhị, có khi chỉ có 5 hoặc 10 nhị. Bộ nhụy có nhiều lá noãn rời hoặc 1-
2-5 lá noãn dính liền, mỗi lá noãn thường có 2 hoặc nhiều noãn. Bầu trên hoặc dưới.
Quả đóng, quả đại, quả mọng kiểu táo hay quả hạch. Hạt thường không có nội nhũ
[5].
1.1.3. Phân loại thực vật họ Hoa hồng
Theo sách Thực vật học, họ Hoa hồng gồm 4 phân họ:
Phân họ Thủy bìa (Spiraecoidence): Cây bụi, lá đơn mọc so le, bộ nhụy gồm 5

lá noãn rời, quả gồm các đại hoặc quả nang.
Phân họ hoa hồng (Rosoideae): Lá kép 3-5 lá chét, bộ nhị thường 10 đến nhiều
nhị rời. Quả tụ.
3

Phân họ Táo tây (Maloideae): Lá đơn, nguyên, 2-5 lá noãn trong đế hoa lõm,
bầu dưới. Quả mọng kiểu táo.
Phân họ Mận (Prunoideae): Lá đơn, bộ nhụy có 1 lá noãn, rất ít khi 2-5, bầu
trên. Quả hạch.
Ở Việt Nam có 20 chi, khoảng 130 loài, chủ yếu mọc hoang, một số loài được trồng
làm cảnh (Hoa hồng, Đào), ăn quả (Táo, Lê, Mơ, Mận, Đào) [5].
Theo Phạm Hoàng Hộ ở Việt Nam gồm có các chi:
Chi Neillin Chi Rubus
Chi Pyracantha Chi Fragaria
Chi Sorbus Chi Duchesnea
Chi Photonia Chi Potentilla
Chi Eriobotrya Chi Geum
Chi Stranvaesia Chi Agrimonia
Chi Rhaphiolepis Chi Rosa
Chi Pyrus Chi Prunus
Chi Malus Chi Chrysobalanus
Chi Docynia Chi Parinari [9].
1.2. TỔNG QUAN VỀ CHI RUBUS
1.2.1. Đặc điểm thực vật và phân bố chi Rubus
1.2.1.1. Đặc điểm thực vật chi Rubus: Cây bụi hoặc cây bụi thấp, lá rụng sớm, đôi
khi là những cây cỏ, cây gỗ lâu năm. Thân cây thẳng đứng, leo, uốn cong, hoặc phủ
phục, nhẵn hoặc có lông, thường là có gai hoặc lông, đôi khi có lông tiết, hiếm khi
không có gai. Lá mọc so le, có cuống lá, lá đơn, kép hình chân vịt hoặc lông chim,
chia hoặc không phân chia, có răng cưa, nhẵn hoặc có lông, đôi khi có lông tiết, lá
kèm dính liền với cuống lá, không chia hoặc đôi khi xẻ thùy, lâu dài hoặc rụng sớm,

gần chân của cuống lá hoặc tại đường giao nhau của thân và cuống lá. Hoa lưỡng
tính, hiếm khi đơn tính và cây đơn tính khác gốc, cụm hoa xim, cành hoa, hoặc ngù,
hoặc một số trong các cụm, hoặc đơn độc. Đài hoa được mở rộng, đôi khi với một
ống ngắn rộng, đài hoa kéo dài, thẳng đứng hay ngược lại, (4 hoặc 5-8). Cánh hoa
4

thường 5, hiếm khi nhiều hơn, đôi khi không đủ, trắng, hồng, đỏ, nhẵn hoặc có lông,
toàn bộ mép lá, hiếm khi có đầu cụt. Nhị hoa rất nhiều, đôi khi có ít, đính trên họng
tràng, sợi mảnh, bao phấn đính gốc. Lá noãn nhiều, hiếm khi ít, gắn trên mặt lồi của
đế hoa, mỗi lá noãn trở thành một quả hạch con hoặc quả tụ gồm nhiều quả hạch,
chỉ nhị phát triển, rủ xuống, dạng sợi mảnh, tận cùng, nhẵn hoặc có lông, núm nhụy
đơn giản, có bông dính chùm. Quả hạch hoặc quả bế thuộc quả hạch được tập hợp
lại trên đế hoa hình bán cầu, hình nón, hình trụ tạo thành một quả tụ, phân tách từ
đế hoa, hoặc hợp sinh với đế hoa và rơi xuống với đế hoa gắn với sự trưởng thành
và tổng hợp rắn, hạt rủ xuống, có màng vỏ ngoài của hạt, lá mầm phẳng - lồi. Lá
kép 5 lá chét. Hoa mọc thành chùm ở nách lá, màu trắng. Quả tụ gồm nhiều quả
hạch khi chín có màu đỏ ăn được [5], [19].
1.2.1.2. Phân loại thực vật chi Rubus: Chi Rubus là một chi lớn thuộc họ hoa hồng
gồm khoảng 700 loài phân bố nhiều nơi trên thế giới đặc biệt phong phú ở khu vực
Bắc bán cầu, một số loài ở Nam bán cầu [5], [19].
Một số loài thuộc chi Rubus điển hình [20]:
Rubus canadensis var. invisus L.H. Bailey – Mâm xôi Canada.
Rubus coreanus Miq – Mâm xôi Triều Tiên.
Rubus cuneifolius Pursh – Mâm xôi cát.
Rubus fruticosus Lour – Mâm xôi đen.
Rubus idaeus var. sterilis Kóhler – Mâm xôi đỏ châu Âu, Phúc bồn tử.
Rubus leucodermis Douglas ex Torr. & A. Gray – Mâm xôi vỏ trắng.
Rubus occidentalis var. grandiflorus Focke – Mâm xôi đen.
Rubus odoratus var. columbianus Millsp.– Mâm xôi hoa.
Rubus allegheniensis Porter ex L.H.Bailey – Mâm xôi Allegheny.

Rubus arcticus var. stellatus (Sm.) B. Boivin – Mâm xôi Bắc cực.
Rubus spectabilis Push – Mâm xôi hồi.
Rubus strigosus Michx – Mâm xôi đỏ Mỹ.
Rubus saxatilis var. americanus Pers – Mâm xôi đá.
Ở Việt Nam giáo sư Phạm Hoàng Hộ đã xác định được 54 loài thuộc chi Rubus [9].
5

1.2.2. Đặc điểm một số loài thuộc chi Rubus
1.2.2.1. Rubus alceaefolius Poir. Syn. R.moluccanus Hook.f. – Mâm xôi
Theo cây thuốc và vị thuốc Việt Nam và cây thuốc và những bài thuốc thường dùng
[10], [11]:
Mô tả: Cây nhỡ mọc trườn, thân, cành, cuống lá, cuống hoa đều có gai nhỏ. Lá
đơn có cuống dài, mọc so le, phiến lá chia 5 thùy không đều, gân chân vịt, mép có
răng cưa không đều nhau, mặt trên phủ nhiều lông lởm chởm, mặt dưới có lông
mềm màu xám. Cụm hoa thành đầu hay chùm ở nách lá, màu hồng. Quả hình cầu,
gồm nhiều quả hạch tụ họp lại như dáng mâm xôi, khi chín màu đỏ tươi.
Bộ phận dùng: Quả, cành, lá (Fructus, Ramulus Rubi Alceaefolii). Quả hái lúc
chín, cành lá thu quanh năm, thái ngắn, phơi khô.
Thành phần hóa học chính: Quả chứa các acid hữu cơ, chủ yếu là acid citric,
malic, salycilic. Lá chứa tanin.
Công dụng: Quả có vị ngọt có tác dụng bổ can thận, giữ tinh khí, làm cường
dương mạnh sức. Quả thường được dùng ăn chữa đau thận hư, tinh ứ, liệt dương,
đái sòn, hoạt tinh, di tinh. Lá có tác dụng hoạt huyết, thanh nhiệt, tán ứ, tiêu viêm.
Cành lá già phơi khô, nấu nước uống thay chè làm dễ tiêu hóa.
Cách dùng, liều lượng: Ngày 20-40g cành lá, 30-50g quả, dạng thuốc sắc, dùng
riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.
Bài thuốc:
1. Chữa viêm gan cấp, mạn tính, sưng gan, viêm tuyến vú: Cành lá cây Đùm đũm
40g, cây Ô rô, Mộc thông, mỗi vị 20g sắc uống.
2. Chữa đau thận hư, tinh ứ, liệt dương, đái són, hoạt tinh, di tinh: Quả Đùm đũm

30g, Ba kích 15g, Kim anh 15g, sắc uống mỗi ngày một thang.
3. Thuốc dùng cho phụ nữ sinh đẻ uống làm thông máu, tiêu cơm: Cành lá cây Đùm
đũm chặt nhỏ, phơi khô. Khi dùng sao vàng sém cạnh, lấy 30g sắc với nước uống
trong ngày.
6

1.2.2.2. Rubus parvifolius L. Syn. R.triphyllus Thunb – Ngấy tía, Ngấy lá nhỏ
Theo cây thuốc và những bài thuốc thường dùng và cây thuốc và động vật làm
thuốc [1], [11]:
Mô tả: Cây bụi trườn, phân nhánh nhiều, nhánh mảnh, có lông và gai cong. Lá mọc
so le, thường gồm 3 lá chét, lá chét tương đối nhỏ, mặt trên không lông hay phủ
lông thưa, mặt dưới đầy lông nhạt hoặc xám nhạt. Lá chét cuối có thùy, lá kèm hẹp,
cao 3-5 mm. Ngù hoa ở ngọn, cao 4-5cm, hoa hồng, rộng cỡ 1cm, đài đầy lông, có
gai nhỏ, cánh hoa cao 5mm, nhị nhiều, lá noãn cỡ 30. Quả hình bán cầu, màu đỏ, vị
chua ngọt, ăn ngon.
Bộ phận dùng: Toàn cây (Herba Rubi Parvifolli), thu hái vào mùa hè, rễ thu hoạch
vào mùa đông, dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần.
Thành phần hóa học chính: Carbohydrat, flavonoid, saponin, acid hữu cơ, tanin.
Công dụng: Quả ăn được, cây dùng trị thổ huyết, đòn ngã, dao chém bị thương, phụ
nữ có mang đau bụng, lỵ, trĩ, mụn ghẻ. Cành lá sắc nước rửa viêm da, giã nát đắp
mụn nhọt độc. Rễ dùng chữa cảm mạo, sốt cao, sưng hầu họng, chữa viêm gan
truyền nhiễm, gan lách sưng to, chữa ho ra máu, viêm thận, thủy thũng, viêm nhiễm
đường tiết niệu. Chữa đòn ngã ứ đau, phong thấp đau xương. Hoa vắt lấy nước, bôi
mặt trị tàn nhang.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 15-30g rễ khô, dạng thuốc sắc, dùng riêng hay
phối hợp với các vị thuốc khác.
Bài thuốc:
1. Chữa viêm đường tiết niệu: Ngấy tía, rau Má lông, Kim tiền thảo, mỗi vị 30g, sắc
uống.
2. Chữa thấp khớp: Ngấy tía 30g, Cúc chỉ thiên 15g, Hy thiêm 10g, sắc nước uống.

3. Chữa ho ra máu thổ huyết: Ngấy tía, Thiên thảo, cây Cứt lợn, Mạch môn, Thanh
thiên, mỗi vị 20g, sắc nước uống.
4. Chữa gan lách to: Rễ Ngấy tía 30g, Thóc lép 30g, sắc nước uống.
1.2.2.3. Rubus rosaefolius Sm. – Ngấy lá hồng
Theo từ điển cây thuốc Việt Nam và Cây cỏ Việt Nam [7], [9]:
7

Mô tả: Cây bụi sống nhiều năm có thể cao đến 2-3m với thân có lông mịn, có gai
nhỏ, cong hay thẳng. Lá mọc so le, kép, có cuống, với 5-7 lá chét mọc đối, xoan
thon, dài 2-4 (3-7) cm, rộng 1-2 (1-3) cm, có lông, gân phụ 8-10 cặp, mép có răng
kép, lá kèm hẹp, nhọn. Hoa 1-3 ở ngọn nhánh, thơm, có tuyến, có cuống, cuống hoa
2-3cm, lá dài thon nhọn, dài ra, có lông. gập xuống. cánh hoa tròn, trắng, nhị nhiều,
lá noãn nhiều. Quả thành đầu tròn, to 2cm, màu đỏ.
Bộ phận dùng: Rễ, lá (Radix et Folium Rubi Rosaefolii).
Phân bố: Nam Phi, Ấn độ, Nam Trung quốc, Nam Nhật bản, Úc, Indonesia, Việt
Nam. Ở nước ta thường gặp ở rừng thưa, vùng núi trên 1000m ở Lào Cai, Lạng
Sơn, Cao Bằng. Cũng thường gặp trên các đồi, rừng, quanh các làng, bụi rậm. Thu
hái vào mùa hè và mùa thu, rửa sạch, dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần.
Tính vị, tác dụng: Vị hơi đắng, ngọt và chát, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, thu
liễm, trừ ho, cảm mạn.
Công dụng: Quả ăn được, hoa thơm. Rễ khô dùng sắc uống chữa đau bụng (Lào
Cai). Ở Trung quốc được dùng để điều trị ho do viêm phổi, ho gà, khái huyết, đau
răng, mồ hôi trộm, đau cơ và xương. Liều dùng 15-30g dạng thuốc sắc. Nghiền hạt
hay lá và hòa với dầu vừng để bôi vào chỗ bỏng lửa hoặc bỏng nước. Có nơi người
ta dùng nước nấu lá uống để điều trị chứng tim đập nhanh.
Bài thuốc:
1. Ra mồ hôi trộm: Rễ Ngấy lá hồng 15g, nấu canh với thịt lợn, ăn.
2. Đau cơ xương đòn ngã: Rễ Ngấy hồng, ngâm rượu uống. Bên ngoài giã chồi non
đắp vào vết thương.
1.2.2.4. Rubus cochinchinensis Tratt – Ngấy hương

Mô tả: Cây bụi, mọc dựa vào thân cây khác, phân cành nhiều, cành vươn dài, có gai
nhỏ cong về phía gốc. Lá kép có 5 lá chét, lá chét giữa lớn hơn cả, những lá ở trên
có 3 lá chét hình mũi mác, mặt trên lá màu xanh, mặt dưới có lông màu trắng ngà
hoặc vàng sẫm, mép lá khía răng cưa, cuống chung dài, có gai. Hoa trắng mọc thành
chùm ở nách lá gần ngọn. Quả hình cầu gồm nhiều quả hạch con, màu đỏ [11].
8

Bộ phận dùng: Thân, lá, quả (Caulis, Folium et Fructus Rubi Cochinchinensis).
Thu hái thân, lá quanh năm phơi khô dùng dần [1], [11], [13].
Thành phần hóa học chính:
- Tinh dầu, carbohydrat [11].
- Sơ bộ có tanin [10].
- Hợp chất có công thức: C
32
H
32
O
12
. Tên khoa học: O-(6-O-Cinnamoyl-2-O-galloul-
beta-D-glucopyranoside)-4-(4Hyddroxyphenyl)-2-butanole [17].
- Thành phần hóa học của Ngấy hương có chứa Triterpenes [15].








Hình 1: Công thức tổng quát của Triterpens trong Ngấy hương


Bảng 1: Triterpenes có trong cây Ngấy hương




STT
X
R1
R2
Tên hợp chất
1
O
H
CH
3
2-Oxo-Pomolic acid
2
α-OH
9
H
H
CH
3
Tormentic acid
3
α-OH
9
H
Glc

COOH
Suavissimoside F1
4
α-OAc
9
H
Glc
COOH
O-Acetylsuavissimoside F1
X
X
H
H
O
O
R
R
2
2
C
C
O
O
-
-
O
O
R
R
H

H
O
O
3
3
4
4
2
2
8
8
1
1
1
1
1
1
9
9
1
1
7
7
2
2
0
0
1
1
4

4
2
2
8
8
2
2
4
4
2
2
3
3
1
1
2
2
9

Phân bố:
Theo tài liệu Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam:
Phân bố chủ yếu ở Việt Nam rải rác ở Lào, Campuchia, phía Nam Trung Quốc,
biên giới Việt Trung. Hầu hết có mặt ở các tỉnh vùng núi phía thấp (dưới 1000m)
trung du, đôi khi có ở đồng bằng. Ở Việt Nam cây mọc hoang ở khắp các rừng núi
nước ta thường mọc ở ven rừng hoặc nơi đã phát quang bụi rậm, đồi cây bụi, rừng
thứ sinh đã qua nhiều lần khai thác liên tục [10].
Tác dụng dược lý
- Trên protein huyết: Dùng cao nước quả Ngấy hương cho chuột nhắt trắng
uống trong nhiều ngày kết hợp với chế độ ăn thiếu protein thấy hàm lượng protein
toàn phần và albumin tăng so với lô đối chứng không dùng thuốc. Kết quả trên do

Ngấy hương làm giảm quá trình dị hóa hoặc làm tăng quá trình đồng hóa protein
[1], [13].
Công dụng
- Ngấy hương có vị chua, hơi ngọt, tính bình, mùi thơm nhẹ, vào kinh tỳ thận,
có tác dụng giúp tiêu hóa, bổ ngũ tạng, ích tinh khí, giải độc tiêu phù [1], [7].
- Quả Ngấy hương ăn ngon và bổ dưỡng. Thân lá phơi khô thái nhỏ, sao thơm,
sắc uống thay chè, dùng cho phụ nữ mới đẻ, chóng lại sức, ăn được và cho người
tiêu hóa kém, ăn không tiêu, đầy bụng, phù thũng, viêm gan, vàng da. Uống lâu thì
trừ được hàn thấp, đẹp da, đen tóc, nhẹ mình, sống lâu. Thân lá không sao, sắc uống
giải nhiệt và phối hợp với các vị thuốc khác để điều trị đái vàng, đái buốt. Liều
dùng hàng ngày 6-12 g quả hoặc 15-30g thân lá, ngày uống từ 2-3 lần trước bữa ăn
chính [1], [13].
Bài thuốc có Ng
ấy hương
- Chữa phù thũng: Ngấy hương 20g, Rễ cỏ tranh 10g, Cỏ mần trầu 10g. Tất cả
thái nhỏ, sao vàng sắc với 400ml nước, còn 100ml chia 2 lần uống trong ngày. Nếu
đi tiểu ra máu thêm 10g cây Dừa cạn.
- Chữa cảm thấp, nôn mửa, gai lạnh, ăn không tiêu: Lá Ngấy hương 40-50g
phơi khô, sắc uống. Có thể phối hợp với Gừng sống 3g, Lá sả 20g.
10

- Chữa vàng da: Ngấy hương 20g, Lá vằng 20g. Hai thứ phơi khô, tán nhỏ, sắc
uống. Dùng 7-10 ngày.
- Chữa tóc khô hay rụng: Quả Ngấy hương ăn tươi và ép lấy dịch bôi vào chân
tóc hàng ngày.
- Chữa viêm gan, đau gan: Ngấy hương 30g, Khúc khắc 20g, Đẳng sâm 20g,
Rau má 20g, Râu ngô 15g, Vỏ núc nác 15g, Lá chanh 5g. Nếu có sốt thêm 20g Kim
ngân. Tất cả thái nhỏ, sao vàng, sắc uống. Trẻ em tùy độ tuổi có thể dùng bằng 1/3-
2/3 người lớn [1], [7], [13].
- Giảm kích thước khối u, giảm rối loạn tiểu tiện: Ngày uống 2 lần, mỗi lần một

gói Hoàn Xích Hương (Xích đồng nam, Ngấy hương, Thục địa, Hoài sơn, Đơn bì,
Bạch linh, Trạch tả, Mật ong, tá dược vừa đủ 12.5g), uống với nước chín, đợt điều
trị từ 3-4 tuần [Thử nghiệm thực tế tại bệnh viện Y học cổ truyền Hà Tĩnh].

















11

CHƯƠNG 2. NGUYÊN LIỆU, PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU.
2.1. NGUYÊN LIỆU, PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU
2.1.1. Nguyên liệu nghiên cứu
Nguyên liệu nghiên cứu là mẫu dược liệu được lấy tại tỉnh Hà Tĩnh, đơn vị lấy
mẫu là công ty Cổ phần Dược Hà Tĩnh:
- Mẫu dược liệu Ngấy hương 1 (T1) lấy vào tháng 12/2012
- Mẫu dược liệu Ngấy hương 2 (T2) lấy vào tháng 3/2013

2.1.2. Phương tiện nghiên cứu
2.1.2.1. Hóa chất và dụng cụ
- Hóa chất và thuốc thử trong nghiên cứu đạt tiêu chuẩn phân tích theo Dược
Điển Việt Nam IV.
- Hóa chất: cloramin B, acid acetic, xanh methylen, đỏ son phèn, nước cất,
cloral hydrat 25%, Natri sulfat khan.
- Dung môi hữu cơ: chloroform, n-butanol, ethylacetat, acid formic, ether dầu
hỏa, toluene…
- Thuốc thử: các thuốc thử dùng trong phản ứng định tính và sắc ký.
- Bản mỏng tráng sẵn silicagel GF
254
của Merck.
- Dụng cụ: dụng cụ thủy tinh và các dụng cụ khác dùng trong phòng thí nghiệm
(cốc có mỏ, bát sứ, chày, cối, thuyền tán, đũa thủy tinh, lam kính, bình nón…)
- Bộ dụng cụ: Shohxlet
2.1.2.2. Thiết bị dùng trong nghiên cứu
- Kính hiển vi Labomed.
- Cân kĩ thuật Sartorius.
- Cân phân tích Precisa.
- Máy cất thu hồi dung môi Buchi.
- Tủ sấy.
- Máy đo độ ẩm Sartorious.
- Lò nung Nabertherm.
12

- Máy chấm sắc ký CAMAG LINOMAT 5
- Máy chụp ảnh sắc ký CAMAG REPROSTAR 3
- Máy vi tính với phần mềm winCATS và VideoScan.
- Máy ảnh canon, samsung 12.1.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm và kiểm định phương pháp theo
Dược Điển Việt Nam IV [6].
2.2.1. Kiểm nghiệm bằng phương pháp nghiên cứu hiển vi
- Đặc điểm vi phẫu: Mẫu dược liệu (thân, lá) được cắt vi phẫu bằng máy cắt
bằng tay, tẩy và nhuộm theo phương pháp nhuộm kép, quan sát dưới kính hiển vi
xác định đặc điểm vi phẫu và chụp ảnh các đặc điểm vi phẫu dưới kính hiển vi
nhằm góp phần xây dựng tiêu chuẩn nguyên liệu [12], [3].
- Soi bột: lá, thân dược liệu được nghiền nhỏ thành bột bằng thuyền tán và cối
sứ, rây lấy bột mịn, lên tiêu bản và quan sát, chụp ảnh dưới kính hiển vi để xác định
các đặc điểm bột theo tài liệu [12], [3].
2.2.2. Kiểm nghiệm bằng phương pháp hóa học
- Định tính các nhóm chất có trong mẫu dược liệu bằng phản ứng hóa học [8].
- Sắc ký lớp mỏng
+ Sử dụng bản mỏng Silicagel tráng sẵn của Merck. Chấm sắc ký bằng máy
chấm sắc ký CAMAG LINOMAT 5, hiện vết bằng đèn ở các bước sóng 254nm và
366nm, phun thuốc thử hiện màu Vanilin / Ethanol / H
2
SO
4
. Chụp ảnh sắc ký.
2.2.3. Kiểm nghiệm các chỉ tiêu vật lý, hóa lý
- Cảm quan: Quan sát, mô tả đặc điểm.
- Độ ẩm dược liệu: Tiến hành theo Dược điển Việt Nam IV phụ lục 12.11.
- Tro toàn phần: Tiến hành theo Dược điển Việt Nam IV phụ lục 9.8.
- Xác định lượng chất chiết được bằng phương pháp chiết nóng: Tiến hành theo
Dược điển Việt Nam IV phụ lục 12.10.
2.3. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU:
Sử dụng MS Excel để xử lý các bảng số liệu.
13




CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ
3.1. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM VI HỌC DƯỢC LIỆU NGẤY HƯƠNG
3.1.1. Mô tả về cây Ngấy hương
Ngấy hương là cây bụi, thân leo, lá rụng sớm. Trên thân có gai nhỏ mọc cong
về phía gốc. Lá mọc so le, có cuống lá, lá kép hình chân vịt gồm 5 lá chét đôi khi có
3 lá chét, mép có răng cưa nhọn không đều. Lá chét ở giữa lớn hơn lá chét ở bên. Lá
hình bầu dục, đáy hình nêm, đỉnh nhọn, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông mịn.



Hình 2: Ngấy hương trong tự nhiên.
- Dược liệu dùng để làm thuốc là phần trên của cây chủ yếu bao gồm cành, lá
được sấy khô.
14



Hình 3: Hình ảnh dược liệu khi đã sấy khô.
3.1.2. Nghiên cứu vi học vi phẫu dược liệu
Mẫu dược liệu bao gồm cả thân và lá → tiến hành làm riêng vi phẫu lá và
vi phẫu thân của dược liệu để quá trình xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm được rõ
ràng.
* Tiến hành:
- Làm mềm (lá, thân) bằng phương pháp làm mềm nóng [3], cắt bằng
máy cắt vi phẫu cầm tay, chọn các lát cắt mỏng.
- Tấy lát cắt dược liệu bằng Cloramin B đã pha bão hòa tới khi lát cắt
trắng hoàn toàn để tẩy sạch các chất trong tế bào, chỉ giữ lại màng tế bào và
tinh thể nhằm quan sát tiêu bản dễ hơn.

- Rửa sạch bằng nước cất nhiều lần.
- Ngâm Cloralhydrat trong 10 phút để tẩy tinh bột khoai còn dính trên lát
cắt và cũng làm tiêu bản sáng hơn.
- Rửa lại nhiều lần bằng nước.
15

- Ngâm trong dung dịch acid acetic 5% để tấy Clorid của Cloramin B và
Cloralhydrat còn sót lại.
- Nhuộm Xanh methylen (đã pha loãng theo tỷ lệ 1:4) trong vòng 1 phút.
- Rửa sạch nhiều lần bằng nước cất.
- Nhuộm đỏ son phèn trong 1 giờ.
- Rửa sạch nhiều lần bằng nước cất.
- Đặt vi phẫu vào một giọt nước cất trên phiến kính, đậy lamen, soi trên
kính hiển vi.
* Kết quả:
- Đặc điểm vi phẫu của lá Ngấy hương:


.
Hình 4: Đặc điểm vi phẫu lá Ngấy hương
1. Lông che chở 2. Biểu bì gân 3. Mô dày 4. Gỗ 5. Libe
6. Mô cứng 7. Mô mềm 8. Biểu bì phiến 9. Mô giậu 10. Mô xốp

Mô tả:
16

- Phần gân lá: Cả gân trên và gân dưới đều lồi, gân trên lồi nhiều hơn. Biểu bì
trên và dưới cấu tạo bởi một hàng tế bào hình trứng xếp liên tục, đều đặn, thành hóa
cutin. Phần biểu bì trên mang lông che chở. Mô dày trên và dưới cấu tạo từ 2-4 lớp
tế bào hình tròn, thành dày, xếp sát dưới lớp biểu bì. Mô mềm là những tế bào hình

đa giác hay tròn, thành mỏng, có kích thước không đều nhau. Ở giữa gân là bó libe-
gỗ, libe tạo thành vòng bao quanh bó gỗ, bó gỗ xếp hình cung. Vòng tế bào mô
cứng nằm sát ngay lớp libe.
- Phần phiến lá: Biểu bì trên và dưới cấu tạo bởi một hàng tế bào hình chữ nhật,
xếp gần nhau đều đặn, thành tế bào hóa cutin. Bên dưới hàng tế bào biểu bì trên là
hàng tế bào mô giậu gồm những tế bào xếp thẳng, hẹp, vách mỏng. Ở giữa phiến lá
là các mô xốp vách mỏng có hình tròn hay hình bầu dục xếp liền nhau.
- Đặc điểm vi phẫu của thân Ngấy hương:



Hình 5: Đặc điểm vi phẫu thân Ngấy hương
1. Biểu bì 2. Mô dày 3. Mô mềm ruột 4. Libe
5. Lông che chở 6. Mô cứng 7. Gỗ

×