Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Phân lập một số thành phần từ thân đoạn ethylaccetat chiết xuất từ cây cỏ seo gà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.1 MB, 65 trang )



BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI



PHAN THỊ LÝ

PHÂN LẬP MỘT SỐ THÀNH PHẦN
TỪ PHÂN ĐOẠN ETHYLACETAT
CHIẾT XUẤT TỪ CÂY CỎ SEO GÀ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ





HÀ NỘI – 2014


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI


PHAN THỊ LÝ


PHÂN LẬP MỘT SỐ THÀNH PHẦN
TỪ PHÂN ĐOẠN ETHYLACETAT


CHIẾT XUẤT TỪ CÂY CỎ SEO GÀ


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

Người hướng dẫn:
1. PGS.TS. Nguyễn Thái An
2. ThS.NCS. Nguyễn Duy Chí
Nơi thực hiện:
1. Bộ môn Dược liệu - Đại học Dược Hà Nội
2. Trung tâm KN Dược Quân đội


HÀ NỘI – 2014




LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận này, em đã nhận
được rất nhiều sự quan tâm, động viên và giúp đỡ tận tình từ các thầy cô, gia
đình và bạn bè. Nhờ có sự giúp đỡ quý báu đó mà em mới có thể nghiên cứu
và hoàn thành tốt khóa luận của mình. Nhân dịp này, em xin bày tỏ sự kính
trọng và lòng biết ơn sâu sắc đến:
PGS. TS. Nguyễn Thái An, cô đã tận tình chỉ bảo, tạo mọi điều kiện,
trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành khóa luận.
Ths. NCS. Nguyễn Duy Chí đã giúp đỡ em nhiệt tình trong quá trình
thực hiện khóa luận.
Em xin được gửi lời cảm ơn đến các thầy cô, các anh chị kỹ thuật viên

bộ môn Dược liệu trường Đại học Dược Hà Nội, Trung tâm Kiểm nghiệm
Dược Quân đội đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ và tạo điều kiện cho em làm
khóa luận.
Xin trân trọng cảm ơn Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường, Phòng Đào
tạo cùng toàn thể các thầy cô, các cán bộ Trường Đại học Dược Hà Nội đã
tạo điều kiện để em có thể lĩnh hội những kiến thức quý giá về ngành Dược
trong suốt 5 năm học.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã luôn
sát cánh, động viên em hoàn thành khóa luận này.

Hà nội, ngày 14 tháng 5 năm 2014
Sinh viên

Phan Thị Lý



MỤC LỤC
Danh mục kí hiệu, chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục hình
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 3
1.1. VỊ TRÍ PHÂN LOẠI, ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ PHÂN BỐ. 3
1.1.1. Vị trí phân loại của chi Pteris L. 3
1.1.2. Đặc điểm chung của họ Cỏ Luồng (Pteridaceae). 3
1.1.3. Đặc điểm thực vật chi Pteris L 3
1.1.4. Đặc điểm thực vật của cây cỏ Seo gà (Pteris multifida Poir.) 4
1.1.5. Phân bố và sinh thái 5
1.1.6. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến 5

1.2. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY CỎ SEO GÀ (Pteris
multifida Poir.) 5
1.3. TÍNH VỊ VÀ TÁC DỤNG DƯỢC LÝ. 10
1.4. CÔNG DỤNG 12
1.5. MỘT SỐ ĐƠN THUỐC 13
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
2.1. NGUYÊN LIỆU NGHIÊN CỨU 14
2.2. PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU 14
2.2.1. Các trang thiết bị dùng trong nghiên cứu 14
2.2.2. Hóa chất 15
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
2.3.1. Định tính 15
2.3.2. Chiết xuất 15
2.3.3. Phân lập các chất 16


2.3.4. Nhận dạng chất phân lập 17
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 19
3.1. CHIẾT XUẤT 19
3.1.1. Xác định độ ẩm dược liệu 19
3.1.2. Chiết xuất 19
3.1.3. Định tính một số nhóm chất trong phân đoạn ethylacetat bằng
phản ứng hóa học. 21
3.1.4. Định tính cắn phân đoạn ethylacetat bằng SKLM 22
3.2. PHÂN LẬP 24
3.2.1. Phân lập 24
3.2.2. Kiểm tra độ tinh khiết của chất PM9 25
3.3. NHẬN DẠNG HỢP CHẤT PM9 27
3.4. BÀN LUẬN 31
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 34

KẾT LUẬN 34
ĐỀ XUẤT 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC











DANH MỤC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
STT
Chữ viết tắt
Chữ viết đầy đủ
1
AST
Ánh sáng thường
2
C
Cắn chloroform
3
CC
Column chromatography
4
3

C-NMR
Carbon (13) Nuclear Magnetic Resonance
5
Dd
Dung dịch
6
DEPT
Distortionless Enhancement by Polarization Transfer
7
E
Cắn ethylacetat
8
EtOAc
Ethyl acetat
9
H
Cắn n-hexan
10
HMBC
Heteronuclear Multiple Bond Correlation
11
1
H-NMR
Proton (1) Nuclear Magnetic Resonance
12
HSQC
Heteronuclear Single Quantum Correlation
13
KHV
Kính hiển vi

14
MeOH
Methanol
15
MS
Mass Spectroscopy
16
n-BuOH

n-butanol
17
R
f

Hệ số di chuyển
18
SKLM
Sắc kí lớp mỏng
19
TLC
Thin Layer Chromatography
20
TLTK
Tài liệu tham khảo
21
TT
Thuốc thử
22
UV
254nm

Ánh sáng tử ngoại bước sóng 254nm
23
UV
366nm
Ánh sáng tử ngoại bước sóng 366nm
24
XDT
Xanh da trời
25
XLM
Xanh lá mạ
26
XNB
Xanh nước biển
27
DMSO
Dimethyl Sulfoxid



DANH MỤC BẢNG

Bảng
Tên bảng
Trang
Bảng 1.1
Một số hợp chất phân lập được từ cây cỏ Seo gà
8
Bảng 1.2
Nồng độ Nồng độ ức chế tối thiểu của một số hợp chất phân lập từ cây cỏ

Seo gà
11
Bảng 3.1
Hàm lượng cắn các phân đoạn chiết xuất từ cây cỏ Seo gà

19
Bảng 3.2
Kết quả định tính các nhóm chất trong cây cỏ Seo gà
21
Bảng 3.3
Màu sắc và giá trị R
f
của cắn ethylacetat trên SKLM với hệ
dung môi khai triển V
23
Bảng 3.4
Kết quả SKLM của PM9 với 3 hệ dung môi ở UV
254nm
và sau
khi phun TT quan sát ở AST
27
Bảng 3.5
Dữ liệu phổ NMR của PM9
29

















DANH MỤC HÌNH

Hình
Tên hình
Trang
Hình 3.1
Sơ đồ chiết xuất cắn các phân đoạn từ cây cỏ Seo gà
20
Hình 3.2
Sắc ký đồ của cắn ethylacetat với hệ dung môi V
23
Hình 3.3
Sơ đồ phân lập PM9 từ phân đoạn ethylacetat chiết xuất từ cây
cỏ Seo gà
25
Hình 3.4
Hình ảnh SKLM của PM9 với 3 hệ dung môi ở UV
254nm

26

Hình 3.5
Hình ảnh SKLM của PM9 với 3 hệ dung môi sau khi phun TT
quan sát ở AST
26
Hình 3.6
Sắc ký so sánh PM9 với cắn ethylacetat ở UV
254nm

27
Hình 3.7
Ảnh tinh thể của PM9 dưới kính hiển vi vật kính 40
28
Hình 3.8
Cấu trúc hóa học của hợp chất PM9
31
1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, cùng với sự phát triển của tổng hợp hóa dược, công tác
nghiên cứu, phát triển thuốc và sản phẩm thiên nhiên mới có nguồn gốc từ cây
cỏ đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới.
Việt Nam với lợi thế địa hình và khí hậu đã tạo ra nguồn tài nguyên cây
cỏ vô cùng phong phú, nguồn dược liệu dồi dào cùng với kho tàng tri thức sử
dụng cây cỏ làm thuốc từ lâu đời. Trong đó, có gần 3.900 loài thực vật bậc
cao cũng như bậc thấp được các cộng đồng dân tộc sử dụng trong chăm sóc
sức khỏe, phòng và trị bệnh [1]. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên này được sử
dụng theo kinh nghiệm của người dân mà chưa được nghiên cứu một cách
khoa học và đầy đủ.
Như chúng ta đã biết, cây cỏ Seo gà với tên gọi khác là cây Theo gà
[12], Phượng vĩ thảo [13], cỏ Luồng [13]…, là một loài rất quen thuộc và gần

gũi với nhân dân ta. Theo kinh nghiệm dân gian toàn cây cỏ Seo gà được
dùng để điều trị các bệnh như: lỵ mãn tính, lỵ trực khuẩn, viêm ruột, viêm
đường tiết niệu, viêm họng, viêm tuyến nước bọt, sưng vú, mụn nhọt, lở ngứa,
bệnh ngoài da [13]. Các nhà khoa học trên thế giới đã tiến hành nghiên cứu về
thực vật, hóa học cũng như thử tác dụng sinh học của cây cỏ Seo gà đã cho
những kết quả hết sức khả quan trong việc điều trị các căn bệnh nan y và
mang tính thời đại như: hạ mỡ máu, chống ung thư, chống phì đại tuyến tiền
liệt lành tính…
Nhận thấy, cỏ Seo gà là một cây thuốc dân gian cần được quan tâm, tuy
nhiên những nghiên cứu hiện nay về cỏ Seo gà còn ít và chưa thực sự đầy đủ,
vì vậy nhằm làm sáng tỏ hơn nữa thành phần hóa học và chứng minh kinh
nghiệm sử dụng trong dân gian của cỏ Seo gà, đề tài “Phân lập một số thành
phần từ phân đoạn ethylacetat chiết xuất từ cây cỏ Seo gà” được tiến hành
với các mục tiêu sau:
2

1. Chiết xuất, phân lập một số thành phần từ phân đoạn ethylacetat.
2. Nhận dạng chất phân lập.
Để thực hiện các mục tiêu đề ra, đề tài được tiến hành với các nội dung sau:
1. Giám định tên khoa học mẫu nghiên cứu.
2. Chiết xuất và định tính cắn phân đoạn ethylacetat bằng phương pháp
hóa học và SKLM.
3. Phân lập một số thành phần trong phân đoạn ethylacetat.
4. Nhận dạng chất phân lập dựa trên các dữ liệu phổ MS và NMR.


















3

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN
1.1. VỊ TRÍ PHÂN LOẠI, ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ PHÂN BỐ
1.1.1. Vị trí phân loại của chi Pteris L.
Theo [1], [9], [10], cây cỏ Seo gà thuộc chi Pteris L., họ Cỏ Luồng
(Pteridaceae), bộ Cỏ Luồng (Pteridales), phân lớp Dương xỉ (Polypodiidae),
lớp Dương xỉ (Polypodiopsida), ngành Dương xỉ (Polypodiophyta).
Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta)
Lớp Dương xỉ (Polypodiopsida)
Phân lớp Dương xỉ (Polypodiidae)
Bộ Cỏ Luồng (Pteridales)
Họ Cỏ Luồng (Pteridaceae)
Chi Pteris L.
1.1.2. Đặc điểm chung của họ Cỏ Luồng (Pteridaceae) [1]
Họ Cỏ Luồng còn gọi là họ cỏ Seo gà.
Cây mọc ở gần đất, có nhiều lông vảy. Lá giống nhau hay có hai loại, bất
thụ và hữu thụ. Lá kép lông chim, chia thùy đều đặn, ít khi xẻ ngón. Gân nối

với nhau thành hình vành khuyên.
Ổ túi bào tử ở mép lá hay ở giữa vành khuyên, có áo do mép lá gập lại, liền
nhau thành một đường liên tục. Vòng cơ giới không đầy đủ, đi qua chân.
Họ cỏ Luồng gồm 23 chi, phân bố rộng rãi trên thế giới. Ở Việt Nam,
cây thường mọc hoang với khoảng 50 loài nằm trong 12 chi. Trong đó, có
một loài thường được dùng làm thuốc là cây cỏ Seo gà (Pteris multifida
Poir.).
1.1.3. Đặc điểm thực vật chi Pteris L.
Thân rễ mọc bò [1], [32], có vảy hình mũi mác màu sắc thay đổi từ vàng
nhạt tới nâu đậm, có thể có lông [32]. Lá giống nhau hoặc có 2 loại là lá sinh
4

sản và lá không sinh sản. Lá kép lông chim, gân lá nối với nhau tạo hình vành
khuyên [32].
Ổ túi bào tử ở giữa hoặc ở mép lá, thường có áo do mép lá gập lại, xếp
liền nhau tạo thành dải liên tục. Bào tử hình tứ diện hoặc hình cầu, màu nâu
nhạt hoặc đen, có nốt u sần [32].
Chi Pteris L. là một chi lớn với khoảng 280 loài, phân bố chủ yếu ở
vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, khắp tất cả các lục địa trừ Nam Cực [32].
1.1.4. Đặc điểm thực vật của cây cỏ Seo gà (Pteris multifida Poir.)
Tên khác: Phượng vĩ thảo, cỏ Luồng [13]; Theo gà, Phượng vĩ [12].
Tên khoa học đồng nghĩa: Pteris serrulata L. f. [12], [13].
Tên nước ngoài: Spider brake (Anh) [13].
Seo gà là một loại cây nhỏ, thân cỏ, cao trung bình 15-25cm, có cây cao
hơn [12]. Thân rễ nhỏ, ngắn, mọc bò [9], [13], nằm ngang dưới mặt đất,
chừng 3-4cm, hình cong queo, sần sùi, nhiều mấu, hơi cứng, vị hơi ngọt, đắng
và tê, mùi thơm hắc [12].
Lá mọc thẳng từ thân rễ, xẻ sâu hình lông chim hai lần, gân lá rõ, có 2
loại : lá không sinh sản hay còn gọi là lá bất thụ ngắn [13], có cuống mang
dìa, dài 6-12cm, phiến là dài 8-25cm [12], màu lục nhạt hơi vàng [13], chia

thành nhiều phiến nhỏ dài, mép có răng cưa, phiến nhỏ ở đầu lá dài hơn cả,
thoạt nhìn trông giống như những cành của cây [12]; lá sinh sản hay lá hữu
thụ có cuống dài 10-50cm, phiến lá dài 10-40cm [12], màu đen sẫm gồm các
thùy hình dải thuôn uốn éo, mọc đối, đầu nhọn hoắt, mép lá gập lại mang túi
bào tử dày đặc ở phía trong [13], xếp thành một đường thẳng liên tục [12].
Giữa các phiến là nổi rõ gân chính, từ gân này tỏa ra nhiều gân phụ hình lông
chim, xếp song song với nhau [12].
Bào tử hình bốn cạnh, hơi tròn, màu vàng nhạt, có nhiều u sần nhỏ [13].
Mùa sinh sản: tháng 5 – 10 [13].
5

1.1.5. Phân bố và sinh thái
1.1.5.1. Trên thế giới
Cỏ seo gà phân bố khắp các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, trừ khu vực
Địa Trung Hải [13].
Cỏ Seo gà có nguồn gốc ở Trung Quốc và Nhật Bản. Ở Ấn Độ chỉ thấy
mọc hoang ở phía tây Himalaya; trước kia người Ấn Độ đã từng nhập cây cỏ
Seo gà về trồng làm cảnh. Cây có vùng phân bố tự nhiên khắp khu vực Đông
và Đông Bắc Á [13].
1.1.5.2. Ở Việt Nam
Cây cỏ Seo gà mọc phổ biến ở miền Bắc và miền Trung nước ta, thường
gặp ở trên những vách đá, vách đất, xung quanh bờ giếng, ven đường đi,
những nơi thoáng ẩm và mát [12].
Cây cỏ Seo gà là cây có sức sống dai, có thể tồn tại ở những nơi đất đồi
cằn cỗi và nơi có lượng chất mùn cao ở các hốc núi đá vôi [13]. Cây chịu
bóng [13] và thường mọc thành túm nhỏ ở vách đất đá hay trên đất trong
nhiều loại quần thể thực vật khác nhau: ven rừng rậm thường xanh, rừng thưa,
trảng cây bụi thứ sinh, ở bờ tre quanh làng hay chân tường…; mọc trên các
loại đất do nhiều loại đá mẹ khác nhau phong hóa ra [14].
1.1.6. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Toàn cây có thể dùng làm thuốc, thu hái quanh năm, rửa sạch, phơi khô
dùng dần [8], [13].
Thân rễ đào về thái mỏng, phơi hoặc sấy khô [12].
1.2. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY CỎ SEO GÀ (Pteris multifida
Poir.)
Từ cây cỏ Seo gà, Okuno Masaaki và cộng sự đã phân lập được β-
sitosterol và β-sitosterol-β-glucosid [13].
6

Woerdenbag Herman J. và cộng sự đã phân lập được 2 chất diterpen là
ent-kauran-2β,16α-diol và ent-kaur-16-en-2β,15α-diol. Cả hai hợp chất được
chứng minh có tác dụng độc với tế bào u báng Ehrlich ở mức độ vừa phải [13].
Theo bộ Trung dược Từ hải, cây cỏ Seo gà chứa các pterosin B, F, O, S,
C; pterosin C-3-O-β-D-glucosid; 2β,15α-dihydroxy-ent-kaur-16-en và dẫn
chất 2-O-β-D-glucosid; 2β-16α-dihydroxy-ent-kauran; apigenin-7-O-β-D-
glucosid; luteolin-7-O-β-D-glucosid [13].
Một số nhà khoa học đã phân lập và xác định được cấu trúc của 24 hợp
chất của các pterosin sesquiterpen và ent-kauran diterpenoids từ dịch chiết
ethanol của Pteris multifida Poir. đó là: 2β,15α,18-trihydroxy-ent-kaur-16-en
(pterokauran M1); 2β,14β,15α,18-tetrahydroxy-ent-kaur-16-en (pterokauran
M2); 2β,6β,16α,17-tetrahydroxy-ent-kauran (pterokauran M3); (2S,3S)-
pterosin C 3-O-β-(4′-p-coumaroyl)-glucopyranosid (multifidosid A); (2R,3S)-
pterosin C 3-O-β-(4′-p-coumaroyl)-glucopyranosid (multifidosid B); (2R)-
pterosin B 14-O-β-(4′-p-coumaroyl)-glucopyranosid (multifidosid C);
pterokauran P1; pterokauran P1 2-O- β-glucopyranosid; 2β,6β,15α -
trihydroxy-ent-kaur-16-en; pterokauran P3; 2β,15α-dihydroxy-ent-kaur-
16-en; creticosid A; 2β,6β,16α-trihydroxy-ent-kauran; 2β,15α,16α,17-
tetrahydroxy-ent-kauran; 2β,14β,15α,16α,17-pentahydroxy-ent-kauran;
siegesbeckiol; (2S,3S)-pterosin C; (2R,3S)-pterosin C; (2S,3S)-pterosin C 3-
O-β-glucopyranosid; (2S,3S)-pterosin Q; (2R)-pterosin B; (2S,3S)-pterosin S;

(2S,3S)-pterosin S 14-O-β–glucopyranosid; (2R)-pterosin B 14-O-β-
glucopyranosid [19].
Một số nhà khoa học Trung Quốc đã phân lập và xác định được 6 hợp
chất có trong phân đoạn butanol từ dịch chiết EtOH của rễ cây cỏ Seo gà.
Bằng cách lấy rễ cây cỏ Seo gà rửa sạch, phơi khô và xay thành bột, ngâm
trong EtOH 95% (15L, 7 ngày x 3) ở nhiệt độ phòng. Dịch chiết thu được
7

đem cất thu hồi dung môi, thu được 250g cắn thô, hòa tan vào trong nước ấm
và lần lượt chiết với ete dầu hỏa, CHCl
3
, EtOAc, n-butanol, cô đến cắn từng
phân đoạn ở áp suất giảm. Phân đoạn n-butanol sau khi cất thu hồi dung môi
ở áp suất giảm thu được 78,5g cắn, các hợp chất được phân lập trên cột silical
gel với hệ dung môi rửa giải là CHCl
3
-MeOH (8:0→1:5) có độ phân cực tăng
dần và được kết nối với hệ thống TLC cho ra 3 phân đoạn A, B, C. Phân đoạn
A sau khi cất thu hồi dung môi thu được 3,9g cắn, cắn này tiếp tục được phân
lập trên cột silical gel với hệ dung môi rửa giải là CHCl
3
-MeOH (4:1) thu
được chất 6 (21mg). Phân đoạn B (2,6g) tiếp tục được tinh chế bởi cột silical
gel và hệ dung môi rửa giải CHCl
3
-MeOH (3:1→1:1) theo gradient nồng độ,
thu được chất 1 (15mg) và chất 2 (12mg). Phân đoạn 3 sau khi được rửa giải
bằng hệ dung môi EtOH – MeOH (3:1→2:1) trên cột silical gel thu được chất
3 và hỗn hợp còn lại. Hỗn hợp còn lại tiếp tục được tinh chế bằng TLC thu
được chất 4 (13mg) và chất 5 (11mg). Trong đó có 2 neolignan glycosid mới

là multifidosid A, multifidosid B cùng với 4 hợp chất khác: scaphopetalon;
(−)-isolariciresinol 3α-O-β-apiofuranosyl-(1→2)-O-β-glucopyranosid; 6,7-
dihydroxy-3'-methoxy-4',5' methylenedioxyisoflavon 6-O-β-D-
xylopyranosyl-(1→6)-β –D glucopyranosid; polyporusteron [40], [41].
Năm 2011, Jianqun Liu và cộng sự phân lập được hai pterosin dimers là
đồng phân của nhau: bimutipterosins A và bimutipterosins B [26].
Bằng phương pháp HPLC, một số nhà khoa học đã xác định được đồng
thời 5 flavonoid có trong Pteris multifida Poir., đó là vicenin -2, lonicerin,
rhoifolin, luteolin và apigenin [25].
Trong một nghiên cứu của trường Đại học Longdong ở Trung Quốc đã
phân lập được 8 hợp chất có trong dịch chiết ethanol của rễ cây cỏ Seo gà.
Trong đó, có 2 hợp chất xanthon O-glycosid mới là 1-hydroxy-4,7-
dimethoxy-8-(3-methyl-2-butenyl)-6-O-α-L-rhamnopyranosyl-(1→2)-[β-D-
8

glucopyranosyl-(1→3)]-β-D-glucopyranosylxanthon; 1,3-dihydroxy-7-
methoxy-8-(3-methyl-2-butenyl)- 6-O-α-L-rhamnopyranosyl-(1→2)-[β-D-
glucopyranosyl-(1→3)]-β-D-glucopyranosylxanthon; và 6 hợp chất khác là:
quercetin; dehydrogoniothalamin; vanillin; dihydroechioidinin; saucerneol;
licoagrochalcon [21].
Năm 2013, một số tác giả đã phân lập và xác định được cấu trúc của 8
hợp chất (1- 8) có trong cây Pteris multifida Poir. dựa trên các phương pháp
phổ. Trong đó hợp chất (2R)-acetyl pterosin B (1) là một pterosin mới được
đánh giá có tác dụng gây độc đối với các dòng tế bào khối u ở người như HL-
60, SMMC-7721, A-549, MCF-7 và SW480. (1) là một dẫn xuất acetyl của
pterosin B có công thức đầy đủ: (2R)-(2,4,6-trimethyl-3-oxo-2,3-dihydro-1H-
inden-5-yl) ethyl acetat. Hợp chất này còn được tổng hợp từ pterosin B với
acetic anhydrid trong môi trường pyridin khô. Đây là lần đầu tiên (2R)-acetyl
pterosin B phân lập được từ thiên nhiên. Cấu trúc của các hợp chất từ 2 đến 8
được xác định là (2R,3S)-pterosin C (2); (2S,3S)-pterosin C (3); 2β,6β,15α-

trihydroxy-ent-kaur-16-en (4); 2β,15α-dihydroxy-ent-kaur-16-en (5); 2β,16α-
dihydroxy-ent-kauran (6); creticosid A (7); và (2S, 3S)-pterosin C 3-O-β-D-
glucopyranosid (8) [36].
Bảng 1.1. Một số hợp chất phân lập từ cây cỏ Seo gà (Pteris multifida Poir.)
STT
Tên hợp chất
Công thức
TLTK
1
Apigenin 7-O-β-D-glucopyranosid
O
O
O
OH
OH
O
OH
HO
HO
OH

[13]
2
Luteolin 7-O-β-D-glucopyranosid
O
O
O
OH
OH
O

OH
HO
HO
OH
OH

[13]
9

3
β-sitosterol
HO
H
H
HH

[13]
4
Pterokauran M1-M2
M1: R = H; M2: R = OH
R
H
H
HO
OH
HO

[19]
5
Pterokauran M3

H
H
HO
OH
OH
OH

[19]
6
Multifidosid A: R
1
= M, R
2
= β-CH
3
, R
3
=
OH
Multifidosid B: R
1
= M, R
2
= α-CH
3
, R
3
=
OH
Multifidosid C: R

1
= H, R
2
= α-CH
3
, R
3
=
M
R
O
O
OH
OH
O
HO
HO
O
M
R
3
2
R
1
O

[19]

7
(2R)-(2,4,6-trimethyl-3-oxo-2 ,3-dihydro-

1H-inden-5-yl) ethyl acetat
O
O
O
14
13
12
15
7
5
9
3
1
10

[36]
8
(2R, 3S)-pterosin C: R
1
= α-CH
3
, R
2
= H
(2S, 3S)-pterosin C: R
1
= β-CH
3
, R
2

= H
(2S, 3S)-pterosin C 3-O-β-D
glucopyranosid 8: R
1
= β-CH
3
, R
2
= Glc
HO
O
R
1
OR
2

[36]
9
Polyporusteron
AcO
HO
H
H
O
OH
HO
OH
2
3
19

6
7
8
18
21
22
28
26
25

[41]
10

10
6,7-dihydroxy-3'-methoxy-4',5'
methylendioxyisoflavon 6-O-β-D-
xylopyranosyl-(1→6)-β –D
glucopyranosid
HO
O
O
O
O
O
OMe
GlcXyl
7
8
6
5

4
3
2
1
'
3
'
4
'
5
'

[41]

1.3. TÍNH VỊ VÀ TÁC DỤNG DƯỢC LÝ.
Toàn cây cỏ Seo gà có vị ngọt nhạt, hơi đắng, tính lạnh, có tác dụng
thanh nhiệt, lương huyết, lợi thấp, chỉ lỵ [8], [13], tiêu viêm [8].
Rễ có vị ngọt, đắng, hơi tê, mùi thơm hắc [13].
Dịch chiết nước có tác dụng chống oxy hóa, loại trừ gốc tự do [35].
Một nghiên cứu tiến hành nhằm đánh giá độc tính của dịch chiết nước từ
cây cỏ Seo gà trên chuột Sprague-Dawley bằng cách cho uống dịch chiết
nước hằng ngày với nồng độ là 100, 500, và 1000 mg/kg thể trọng/ngày trong
28 ngày, đã đưa ra kết luận rằng không có bất cứ nguy cơ độc hại nào ở liều
dùng thử [34].
 Tác dụng chống gây đột biến: Bằng phương pháp nghiên cứu sử
dụng hệ Salmonella và microsom, và chất gây đột biến là acid picrolonic và
benzopyren. Cao cây cỏ Seo gà chiết bằng cách sắc với nước có kết quả ức
chế mạnh sự gây đột biến do acid picrolonic và có tác dụng yếu hơn đối với
benzopyren [13].
 Tác dụng chống ung thư của các flavonoid có trong Pteris

multifida Poir trên khối u H22 ở chuột: Một số nhà khoa học Trung Quốc
đã có một cuộc nghiên cứu với mục tiêu là kiểm tra tác dụng ức chế của các
flavonoid có trong Pteris multifida Poir. lên sự tăng trưởng của khối u được
cấy ghép H22 ở chuột. Những con chuột thí nghiệm mang khối u H22 được
tạo ra; phân chia thành từng nhóm là nhóm mẫu, nhóm sử dụng các flavonoid
trong Pteris multifida Poir. liều cao; nhóm liều thấp, và nhóm CTX. Các
11

nhóm được theo dõi liên tục trong 10 ngày, các chỉ số được tính toán tỉ mỉ. So
với nhóm mẫu, flavonoid trong cây cỏ Seo gà có khả năng ức chế đáng kể đối
với sự tăng trưởng của khối u, với tỉ lệ ức chế khối u của nhóm liều cao và
thấp lần lượt là 49,36 % và 33,97 %. Nghiên cứu kết luận rằng các flavonoid
từ Pteris multifida Poir. có tác dụng ức chế rõ ràng lên sự phát triển của khối
u H22; cơ chế hoạt động của nó có thể là sự kết hợp của việc cải thiện chức
năng miễn dịch và tăng cường khả năng chống oxy hóa ở chuột [39].
 Khả năng gây độc đối với dòng tế bào KB (dòng tế bào ung thư
biểu mô): Một nghiên cứu cho thấy, trong các hợp chất phân lập được từ cây
cỏ Seo gà có 3 hợp chất có khả năng gây độc lên dòng tế bào người KB, đó là
pterosin C-3-O-β-D-glucopyrannosid và 4,5-dicaffeoylquinic acid gây ức chế
chọn lọc một cách đáng kể với IC
50
lần lượt là 2,35µM và 5,38µM; và 4-
caffeoyl quinic acid 5-O-methyl ether gây độc ở mức độ vừa phải với IC
50
=
12,3µM [20].
 Khả năng gây độc đối với dòng tế bào HL60 thử trên in vitro
(dòng tế bào ung thư ở người bị bệnh bạch cầu): bằng phương pháp MTT
một số hợp chất pterosin secquiterpenes chiết từ Pteris multifida Poir., đã
được chứng minh có tác dụng gây độc đối với dòng tế bào HL60.

Bảng 1.2. Nồng độ ức chế tối thiểu của một số hợp chất phân lập từ cây cỏ Seo gà
STT
Tên chất
IC
50
(µM)
TLTK
1
2R,3R-13-hydroxy-pterosin L 3-O-β-D-glucopyranosid
14,6
[30]
2
2R,3S-acetylpterosin C
48,3
3
2S,3S-acetylpterosin C
35,7
4
Bimutipterosin A
12,8
[26]
5
Bimutipterosin B
26,6

12

 Khả năng gây độc đối với dòng tế bào HepG2 (tế bào ung thư biểu
mô gan): Multifidosid A và multifidosid B được phân lập từ dịch chiết
ethanol có hoạt tính gây độc đối với dòng tế bào HepG2 với nồng độ mẫu mà

tại đó có thể gây ức chế 50% tế bào, lần lượt là 8,69µM và 9,26µM [19].
 Khả năng gây độc đối với dòng tế bào ung thư Ehrlich: Từ các bộ
phận trên mặt đất của cây Pteris multifida Poir. người ta đã phân lập được 2
chất diterpenes đó là: ent-kauran-2β,16α-diol và ent-kaur-16-en-2β,15α -diol.
Cả hai hợp chất này đều có khả năng gây độc vừa phải đối với các tế bào ung
thư Ehrlich [37].
 Tác dụng làm hạ lipid máu: Nhóm nghiên cứu thực hiện thử trên
chuột Sprague-Dawley, bằng cách so sánh nhóm có lipid máu cao do chế độ
ăn giàu cholesterol có sử dụng thêm bột cỏ Seo gà đông khô với nhóm dùng
β-sitosterol. Kết quả cho thấy bột cây cỏ Seo gà đông khô không những làm
giảm triglycerid và cholesterol mà còn tăng đào thải chất béo và chuyển hóa
các sản phẩm qua đường tiêu hóa [33].
 Tác dụng chống lại phì đại tuyến tiền liệt lành tính: Từ dịch chiết
aceton và ethanol 20% của cây cỏ Seo gà người ta đã phân lập được 22 hợp
chất trong đó có 4 chất là: pterosides P’, luteolin, acid palmitic và apigenin 4′-
O-α-L-rhamnopyranosid có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của tế bào biểu
mô tuyến tiền liệt chuột trong ống nghiệm [28].
1.4. CÔNG DỤNG
Toàn cây cỏ Seo gà được dùng chữa lỵ mãn tính, lỵ trực khuẩn, viêm
ruột, viêm đường tiết niệu, viêm họng, viêm tuyến nước bọt, sưng vú, mụn
nhọt, lở ngứa, bệnh ngoài da [9], [13].
Rễ và lá được dùng làm thuốc chữa tiêu chảy, đi ngoài ra máu, lỵ dưới
dạng thuốc sắc hay thuốc ngâm rượu, nước sắc đôi khi còn thấy ra giun [12].
13

Rễ, lá sao vàng, tán nhỏ đun với dầu vừng thành thuốc dầu bôi chữa một
số bệnh ngoài da cho trẻ em [12].
Ở Trung Quốc, cỏ Seo gà được sử dụng để điều trị viêm ruột, viêm gan,
nôn ra máu, eczema… [8], [41].
Ở Indonesia, người ta dùng lá non ăn như rau gia vị. Ở Malaysia, dịch lá

non có vị se dùng súc miệng, rửa lưỡi cho trẻ em bị ốm và dịch rễ dùng đắp
hạch tràng nhạc [8].
1.5. MỘT SỐ ĐƠN THUỐC
Chữa kiết lỵ: cỏ Seo gà (toàn thân), dây mơ lông, rễ cỏ tranh, rễ phèn
đen, mỗi vị 20g; gừng sống 3 lát, sắc uống làm 2-3 lần trong ngày, vào lúc
đói. Có thể dùng Seo gà 30g, vỏ sắn thuyền 12g, cám gạo rang vàng 6g hoặc
đậu đen rang cháy 20g, sắc uống, chia làm 3 lần trong ngày [13].
Chữa lở loét, bệnh ngoài ra: Toàn thân cây cỏ Seo gà đốt thành than,
tán bột, trộn với dầu vừng rồi bôi. Có thể dùng cây tươi giã đắp [13].
Chữa kiết lỵ (trực trùng): Rễ và lá cỏ Seo gà sao cho thơm 24g, nước
100ml, đun sôi trong vòng 30 phút. Chia 2 hay 3 lần uống trong ngày trị lỵ
trực trùng [12].
Chè tươi 100g, cỏ Seo gà khô 24g, nước 150ml, đun sôi trong 30 phút.
Chia hai hay ba lần uống trong ngày trị lỵ trực trùng [12].








14

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. NGUYÊN LIỆU NGHIÊN CỨU
 Mẫu nghiên cứu cây cỏ Seo gà bao gồm:
 Mẫu cây tươi mang bộ phận sinh sản, để giám định tên khoa học.
 Lấy cây tươi, phơi se, sấy trong tủ sấy ở 50° đến khô, làm nhỏ, bảo

quản trong túi nilon kín, để chỗ mát làm nguyên liệu nghiên cứu
về mặt hóa học.
 Nơi thu hái: Ba Vì - Hà Nội.
 Thời điểm thu hái mẫu: 10/2012-1/2013.
2.2. PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU
2.2.1. Các trang thiết bị dùng trong nghiên cứu
 Tủ sấy Shellab, tủ sấy Memmert, tủ hút độc.
 Bản mỏng tráng sẵn silicagel GF
254
của Merck (Đức).
 Bể cách thủy ổn nhiệt WNB14 – MEMMERT.
 Cân phân tích Metler Toledo.
 Máy ảnh.
 Cột sắc ký.
 Đèn tử ngoại.
 Máy xác định hàm ẩm Sartorius.
 Máy cất quay chân không Buchi Rotavapor R-200.
 Kính hiển vi 2 mắt YS100, kính hiển vi quang học Mocros MCX
100.
 Máy đo phổ khối lượng (ESI-MS): LC/MS Single Quadrupole
Agilent 1260 Series (USA), Viện hóa học các hợp chất thiên
nhiên - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
15

 Máy đo phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR): Bruker AM500 FT-
NRM Spectrometer, Viện hóa học - Viện Hàn lâm Khoa học và
Công nghệ Việt Nam.
 Máy đo điểm nóng chảy: Kofler micro hotstage, Viện hóa học
các hợp chất thiên nhiên - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ
Việt Nam.

2.2.2. Hóa chất
Dung môi, hóa chất, thuốc thử sử dụng trong nghiên cứu đạt tiêu chuẩn
Dược điển Việt Nam IV.
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Định tính
Định tính sơ bộ các nhóm chất hóa học trong cắn phân đoạn ethylacetat
bằng phản ứng hóa học [2], [3], [11].
Định tính cắn ethylacetat bằng SKLM [11]. Sử dụng bản mỏng tráng
sẵn silica gel GF
254
(Merck), khai triển với nhiều hệ dung môi khác nhau.
Quan sát dưới ánh sáng thường (AST), dưới đèn tử ngoại ở hai bước sóng
254nm và 366nm khi chưa phun thuốc thử và ở AST sau khi phun TT hiện
màu là dd vanillin/H
2
SO
4
10% lên bản mỏng, sấy ở 110
0
C.
2.3.2. Chiết xuất
Chiết xuất bằng phương pháp ngâm ở nhiệt độ phòng [11].
- Chiết xuất:
Cho dược liệu đã chia nhỏ đến kích thước thích hợp (thường là bột thô)
vào bình kín ở nhiệt độ phòng. Sau khi ngâm vài ngày, gạn, ép lấy dịch chiết.
Bã lại được tiến hành ngâm lần 2, lần 3 tương tự như lần 1.
Dịch chiết thu được đem cất thu hồi dung môi bằng máy cất quay Buchi
Rotavapor R-200, tốc độ quay từ 30-200 vòng/phút. Thu được cắn toàn phần.
16


Cắn toàn phần được hòa tan vào nước cất nóng 60
0
C, sau đó chiết lần lượt với
các dung môi có độ phân cực tăng dần. Sau mỗi phân đoạn chiết, cất thu hồi
dung môi đến khối lượng không đổi. Cân cắn và tính hiệu suất chiết của từng
phân đoạn.
- Hiệu suất chiết:
Hàm lượng % của cắn so với khối lượng bột dược liệu được tính theo
công thức sau:
)1(
%100.
%
xM
a
X



Trong đó: X: hàm lượng (%)
M: khối lượng dược liệu đem chiết (g)
x: độ ẩm dược liệu (%)
a: khối lượng cắn phân đoạn (g)
2.3.3. Phân lập các chất
Sử dụng phương pháp sắc ký cột thông dụng để phân lập các chất [11].
+ Cột sắc ký:
 Dài: 40cm
 Đường kính: 29 – 32mm
+ Chất hấp phụ: silica gel có cỡ hạt 230-400 mesh, 0,04-0,063mm.
+ Dung môi rửa giải là hỗn hợp được pha từ các dung môi thường
dùng như n-hexan, dichlomethan, ethylacetat, aceton, methanol, nước.

2.3.3.1 Tiến hành phân lập các chất
- Chuẩn bị cột:
Cột rửa sạch, sấy khô, lắp thẳng đứng trên một giá cố định.
Dùng đũa thủy tinh dài để lót một lớp bông (loại bông thấm nước) lên
trên ống thoát dịch của cột.
Cân một lượng silica gel cần dùng vào cốc có mỏ. Thêm dung môi rửa
giải vào, dùng đũa thủy tinh khuấy đều cho tới khi hết bọt khí.
17

Mở vòi, rót hỗn dịch trên vào cột, cho dung môi chảy và để silica gel
lắng tự nhiên xuống đáy cột. Khi dung môi chảy gần hết trong cột, tiếp tục rót
hỗn dịch vào trên cột. Chú ý không để khô dung môi ở trên cột. Tiếp tục dùng
dung môi hứng được rót lên cột và cho chảy liên tục một thời gian. Ổn định
cột trong 12h.
- Nạp mẫu vào cột:
Trộn đều một lượng bột silica gel với dung dịch cắn ethylacetat, để
dung môi bay hơi rồi đưa mẫu lên cột, rải thành một lớp đều đặn trên mặt
silica gel.
Thêm một lớp mỏng silica gel lên phía trên để đảm bảo mặt phẳng
silica gel lắng bên dưới không bị ảnh hưởng khi đổ dung môi rửa giải lên.
- Rửa giải:
+ Sử dụng hệ dung môi thích hợp.
+ Kiểm soát tốc độ dòng chảy.
+ Hứng dịch rửa giải vào bình nón, ống nghiệm với thể tích thích hợp.
+ Kiểm tra các phân đoạn thu được bằng sắc ký lớp mỏng, các phân
đoạn cho sắc ký đồ giống nhau thì gộp thành một phân đoạn.
2.3.3.2. Tinh chế các chất phân lập
Sử dụng phương pháp kết tinh lại hoặc rửa nhiểu lần bằng dung môi ít
hòa tan chất phân lập.
2.3.3.3. Kiểm tra độ tinh khiết của các chất phân lập

Độ tinh khiết của chất phân lập được kiểm tra bằng SKLM. Mỗi chất
phân lập được kiểm tra bằng nhiều hệ dung môi khác nhau.
2.3.4. Nhận dạng chất phân lập
Các chất phân lập được ở dạng tinh khiết được khảo sát các đặc trưng
vật lý: màu sắc, dạng thù hình, điểm nóng chảy, độ tan. Khi các chất đủ sạch,
tiến hành ghi các phổ: phổ khối lượng (MS), phổ cộng hưởng từ hạt nhân

×