Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

ĐỊnh tính, định lượng rutin trong cao đặc EZ và thăm dò tác dụng chống dị ứng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 94 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI






NGUYỄN THỊ THU HUYỀN

ĐỊNH TÍNH, ĐỊNH LƯỢNG RUTIN
TRONG CAO ĐẶC EZ VÀ THĂM DÒ
TÁC DỤNG CHỐNG DỊ ỨNG


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ





HÀ NỘI-2014
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI



NGUYỄN THỊ THU HUYỀN

ĐỊNH TÍNH, ĐỊNH LƯỢNG RUTIN
TRONG CAO ĐẶC EZ VÀ THĂM DÒ


TÁC DỤNG CHỐNG DỊ ỨNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ


Người hướng dẫn
1.PGS.TS. Nguyễn Mạnh Tuyển
2. BS. Lê Thị Minh
Nơi thực hiện:
1. Bộ môn Dược Cổ Truyền

2. Bộ môn Dược lý, Trường đại học
Y Hà Nội
3. Viện kiểm nghiệm thuốc TW

HÀ NỘI-2014

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới PGS.TS. Nguyễn Mạnh Tuyển,
người thầy đã tận tính trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian hoàn thành khóa luận này.
Đồng thời tôi cũng xin cảm ơn BS. Lê Thị Minh, học viên Y dược học
cổ truyền giúp đỡ tôi trong quá trình làm khóa luận.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới TS. Phạm Thị Vân Anh, Trưởng bộ môn
Dược lý trường đại học Y Hà Nội, DS. Lê Thị Duyên, khoa Mỹ Phẩm, Viện
kiểm nghiệm thuốc trung ương đã giúp đỡ tôi thực hiện các nghiên cứu trình
bày trong khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các anh chị kỹ thuật viên
tại trường đại học Dược Hà Nội và bộ môn Dược lý, trường đại học Y Hà Nội

đã tạo mọi điều kiện giúp tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin gửi tới các thây cô và cán bộ trường đại học Dược Hà Nội
lời cảm ơn chân thành nhất vì đã dạy bảo tôi trong suốt năm năm học tập và
nghiên cứu tại trường.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, người thân, bạn bè
đã luôn ở bên tôi cỗ vũ, động viên và là chỗ dựa tinh thần cho tôi trong thời
gian học tập và thực hiện khóa luận.

Hà Nội, Ngày 14 tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Thị Thu Huyền




MỤC LỤC


ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3
1.1.

TỔNG QUAN VỀ BỆNH ECZEMA

3

1.1.1. Bệnh eczema theo quan điểm Tây y 3

1.1.2. Bệnh eczema theo quan điểm Đông y 10
1.2. TỔNG QUAN VỀ BÀI THUỐC EZ 14


1.2.1. Tổng quan về bài thuốc 14

1.2.2. Tóm tắt đặc điểm của các vị thuốc 16

1.2.2.1. Kim ngân đằng (Caulis cum folium Lonicerae) 16
1.2.2.2. Núc nác (Cortex Oroxyli) 18

1.2.2.3. Hòe hoa (Flos Styphnolobii japonici imaturi) 20
1.2.2.4. Thương nhĩ tử (Fructus Xanthii strumarii) 22

1.2.2.5. Đơn lá đỏ (Folium Excoecariae) 24
1.2.2.6. Hoàng bá (Cortex Phellodendri) 25

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C
ỨU 27
2.1.NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ THIẾT BỊ 27

2.1.1.Nguyên liệu 27

2.1.2. Phương tiện nghiên cứu 27
2.2. PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM 28
2.2.1. Bào chế cao đặc EZ 28
2.2.2. Đính tính rutin trong cao đặc bằng phương pháp TLC 29
2.2.3. Định lượng rutin trong cao đặc bằng HPLC 29
2.2.4. Khảo sát tác dụng chống dị ứng của cao đặc EZ 30

2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu 32

CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LU

ẬN 34
3.1. BÀO CHẾ CAO ĐẶC TỪ BÀI THUỐC EZ 34
3.1.1. Sắc 34
3.1.2. Chiết bằng ethanol 35

3.2. ĐỊNH TÍNH RUTIN BẰNG TLC 37

3.3. ĐỊNH LƯỢNG RUTIN BẰNG PHƯƠNG PHÁP HPLC 38
3.3.1. Xác định hàm ẩm cao đặc 38

3.3.2. Định lượng rutin bằng HPLC 39
3.3. NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CHỐNG DỊ ỨNG CỦA CAO ĐẶC EZ
43
3.3.1. Chuẩn bị chế phẩm 43

3.3.2. Khảo sát tác dụng chống dị ứng bằng phương pháp gây shock phản
vệ 44
3.3.3. Khảo sát tác dụng chống dị ứng bằng phương pháp gây ngứa 47

3.3.4. Khảo sát tác dụng chống dị ứng bằng mô hình gây viêm cấp tính
trên chân chuột nhắt trắng 51

3.4.BÀN LUẬN 56
KẾT LUẬN VÀ Đ
Ề XUẤT 64
TÀI LI
ỆU THAM KHẢO 66
PHỤ LỤC
74








DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

AD Atopic dermatitis - viêm da cơ địa
CC Cao cồn
C 48/80 Compound 48/80
CN Cao nước
DĐVN Dược điển Việt Nam
ETC Thuốc bán theo đơn
GĐ Giai đoạn
HPLC Sắc ký lỏng hiệu năng cao
Methyl methylprednisolon
NST Nhiễm sắc thể
OTC Thuốc không kê đơn
TT Thể trọng
TLC Sắc ký lớp mỏng
YHCT Y học cổ truyền












DANH MỤC CÁC BẢNG
tr
ang
Bảng 3.1: Kết quả xác định độ ẩm của cao cồn 39
Bảng 3.2: Kết quả xác định độ ẩm của cao nước 39
Bảng 3.3: Chế độ gradient dung môi định lượng rutin trong cao đặc EZ 41
Bảng 3.4: Kết quả kiểm tra tính thích hợp hệ thống sắc ký lỏng 42
Bảng 3.5: Kết quả định lượng rutin trong mẫu cao cồn và cao nước EZ 43

Bảng 3.6: Tác dụng của cao EZ trên mô hình gây shock phản vệ 46
Bảng 3.7: Tác dụng của cao EZ trên mô hình gây ngứa 49

Bảng 3.8: Tác dụng của cao EZ trên mô hình gây viêm cấp tính 54


















DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
trang
Hình 1.1. Cơ chế dị ứng cuả bệnh eczema 4
Hình 1.2. Vị thuốc Kim ngân đằng 74
Hình 1.3. Vị thuốc Núc nác 74
Hình 1.4. Vị thuốc Hòe hoa 74
Hình 1.5. Vị thuốc Thương nhĩ tử 74
Hình 1.6. Vị thuốc Đơn lá đỏ 75
Hình 1.7. Vị thuốc Hoàng bá 75
Hình 3.1: Sơ đồ bào chế cao đặc EZ bằng phương pháp chiết nước 34
Hình 3.2: Sơ đồ bào chế cao đặc EZ bằng phương pháp chiết ethanol 36
Hình 3.3: Sắc ký đồ rutin, cao cồn, cao nước ở 366nm và 254nm 38
Hình 3.4: Sắc ký đồ của rutin chuẩn 42
Hình 3.5: Sắc ký đồ của 3 mẫu cao nước 75-76
Hình 3.6: Sắc ký đồ của 3 mẫu cao cồn 76
Hình 3.7: Biểu đồ thể hiện tác dụng ức chế shock phản vệ 46
Hình 3.8: Biều đồ thể hiện tác dụng ức chế ngứa trong 20 phút 50
Hình 3.9: Biểu đồ thể hiện tác dụng ức chế phù chân chuột 55



1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh Eczema hay còn gọi là bệnh chàm là một bệnh da liễu thường gặp.
Có nhiều giả thuyết về nguyên nhân gây bệnh, nhưng yếu tố cơ địa dị ứng
đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh [19]. Là một bệnh da ngứa
điển hình với đặc tính là hay tái phát, khó điều trị nên diễn biến dài, mang lại

nhiều thống khổ cho người bệnh [3]. Cùng với sự phát triển của kinh tế, xã
hội và công nghiệp kèm theo là sự gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trường làm
cho tần suất và tỷ lệ xuất hiện bệnh ngày càng gia tăng.
Các thuốc điều trị Tây y hiện nay chủ yếu điều trị triệu chứng. Trong đó
bao gồm các thuốc kháng histamine, nhưng cũng không cho kết quả như
mong đợi. Liệu pháp corticoid tuy có tác dụng nhất định nhưng sau khi dừng
thuốc thường có hiện tượng tái phát nặng hơn và thường phát sinh nhiều tác
dụng phụ. Sử dụng cao thuốc y học cổ truyền với tác dụng chống viêm, chỉ
dương, chống dị ứng trong điều trị chứng bệnh này cho hiệu quả tốt và an
toàn [26]. Bài thuốc EZ do PGS.TS. Phùng Hòa Bình xây dựng là một trong
số những giải pháp điều trị Eczema bằng thảo dược có hiệu quả trên lâm sàng.
Tuy nhiên việc sử dụng thuốc thang thường bất tiện, hạn chế việc phát huy
hiệu quả và tính phổ cập của bài thuốc, khó có thể đáp ứng đủ nhu cầu người
bệnh. Do vậy vấn đề nghiên cứu chuyển dạng bài thuốc đã được chúng tôi đặt
ra. Cao đặc là một dạng chế phẩm trung gian thường được dùng trong nghiên
cứu chuyển dạng bào chế hiện đại. Vì vậy chúng tôi đã tiến hành bào chế cao
đặc EZ và bước đầu thăm dò một số tác dụng dược lý.
Cao đặc EZ đã được nghiên cứu và khảo sát các tác dụng kháng khuẩn,
chống viêm cấp tính và mạn tính cho thấy có tác dụng tốt trên mô hình thực
nghiệm [27]. Ngoài sử dụng liệu pháp chống viêm trong điều trị Eczema còn
chú trọng đến sử dụng các thuốc có tác dụng chống dị ứng [51], [52]. Bài
thuốc EZ cũng được thiết kế với cấu trúc như vậy. Để tiếp tục chứng minh
2
khả năng sử dụng bài thuốc trong điều trị Eczema, chúng tôi tiến hành thực
hiện đề tài: “Tiếp tục nghiên cứu bài thuốc EZ và thăm dò tác dụng chống dị
ứng” với mục tiêu sau:
1. Định tính, định lượng rutin trong cao đặc bằng sắc ký lớp mỏng và sắc ký
lỏng hiệu năng cao.
2. Thăm dò tác dụng chống dị ứng của cao đặc bài thuốc EZ.


























3
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN

1.1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH ECZEMA

1.1.1. Bệnh ezema theo quan điểm Tây y

1.1.1.1. Định nghĩa
Eczema là một trạng thái viêm lớp da nông cấp tính hay mạn tính, tiến
triển từng đợt hay tái phát. Trên lâm sàng biểu hiện bằng đám mảng đỏ da,
mụn nước và ngứa. Nguyên nhân phức tạp bao gồm nguyên nhân nội sinh,
ngoại sinh nhưng thường có vai trò “thể địa dị ứngˮ. Về mô học có hiện
tượng xốp bào (Spongiosis) [3], [34].
Eczema là bệnh da ngứa điển hình, mạn tính hay tái phát, điều trị còn
khó khăn [3], [34],[62].
1.1.1.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, đa số các tác giả cho rằng: Sự kết
hợp của một cơ địa dị ứng với những tác nhân kích thích từ bên trong hay bên
ngoài cơ thể là nguyên nhân chính gây ra bệnh. Chính sự kết hợp đó đã gây ra
nhiều biến đổi, gây hiện tượng viêm da. Dưới đây là các yếu tố liên quan đến
căn nguyên và sinh bệnh học của bệnh [3], [12] :
- Cơ địa dị ứng: Eczema có yếu tố di truyền. Điều tra tiền sử những bệnh
nhân Eczema thấy trong gia đình có người mắc Eczema hoặc bệnh dị
ứng khác. Các yếu tố khác trong cơ địa dễ bị dị ứng cũng đã được xác
định có liên quan như: da khô, suy giảm miễn dịch (miễn dịch qua
trung gian tế bào) [3], [12].
- Các tác nhân kích thích
+ Nguyên nhân nội sinh: rối loạn chức phận nội tạng, rối loạn thần kinh,
rối loạn nội tiết có thể là nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp gây Eczema.
+ Nguyên nhân ngoại sinh: các yếu tố lý học, hóa học, thực vật, sinh vật
học đụng chạm vào da gây cảm ứng thành viêm da, Eczema (các chất này gọi
4
là dị nguyên). Ví dụ: ánh sáng, thuốc bôi không đúng chỉ dẫn, uống, tiêm, các
hóa chất dùng trong công nghiệp, trong gia đình (cao su, kền, xi măng,
sơn…).
Một số bệnh ngoài da gây ngứa (nấm, ghẻ) do chà xát, dùng thuốc bôi
không đúng chỉ dẫn… có thể trở thành Eczema thứ phát [3], [12].

Yếu tố bên ngoài và cơ địa dị ứng kết hợp với nhau chặt chẽ, tạo nên cơ
chế dị ứng là cơ sở chủ yếu trong phát sinh và phát triển Eczema [3], [19].
Theo Halperm, Coombs phản ứng Eczema được xếp vào kiểu “ mẫn cảm
tế bào trì hoãn “ trong đó có vai trò của các tế bào lympho mang ký ức kháng
nguyên [3], [12].

Hình 1.1. cơ chế dị ứng của bệnh eczema (type IV)
Các tế bào lympho T mẫn cảm làm chức năng của kháng thể dị ứng. Sự
kết hợp kháng nguyên với lympho T mẫn cảm ( bởi chính kháng nguyên đó
trong lần đầu xâm nhập cơ thể), có sự tham gia của đại thực bào, giải phóng
hàng loạt chất hóa học trung gian-lymphokin gây nên đáp ứng viêm da biểu
hiện bằng đám màng đỏ, mụn nước, ngứa [18], [7].
1.1.1.3. Triệu chứng
- Vị trí bệnh: Có tính chất bất kỳ, vùng da nào cũng có thể bị Eczema,
tuy nhiên hay bị ở vùng da hở, vùng da hay tiếp xúc với dị nguyên [3], [12],
[22].
5
- Tổn thương cơ bản: Đám mảng đỏ da và mụn nước, mụn nước nhỏ
bằng đầu tăm đầu kim, nông, tự vỡ, san sát nhau kín khắp bề mặt thương tổn,
đùn hết lớp này đến lớp khác. Mụn nước là tổn thương điển hình của bệnh
eczema, Eczema phát triển qua 4 giai đoạn:
Giai đoạn đỏ da (GĐ cấp tính), Giai đoạn mụn nước (Giai đoạn chảy
nước), Giai đoạn lên da non, đóng vảy da (GĐ bán cấp), Giai đoạn liken hóa,
hằn cổ trâu (Eczema mạn tính).
Chia thành 4 giai đoạn của Eczema để hiểu tiến triển của một Eczema
nhưng trên thực tế các giai đoạn không thực phân chia rõ rệt như vậy ma
thường xen kẽ nhau, lồng vào nhau [3].
Ngứa là triệu chứng xuyên suốt, xuất hiện sớm nhất, tồn tại dai dẳng.
Người ta coi bệnh eczema là bệnh da ngứa điển hình [3].
- Tiến triển: mạn tính hay tái phát. Nhiều đợt vượng bệnh, tạm xen kẽ

các giai đoạn tạm đỡ [3].
- Xét nghiệm và chẩn đoán: Chưa có xét nghiệm đặc hiệu. Thông thường
chẩn đoán dựa trên tiền sử bệnh và khám tổn thương trên da [3].
1.1.1.4. Các thể lâm sàng
1.1.1.4.1. Eczema tiếp xúc (Contact Eczema)
- Cơ chế miễn dịch: thuộc type IV tăng mẫn cảm loại hình chậm có vai
trò của lympho T [3].
- Dị nguyên: dị nguyên ngoại sinh gây eczema tiếp xúc: nikel, cao su,
streptomycin, neomycin, xi măng, formaldehyd [3], [63] .
- Tổn thương cơ bản: da đỏ xung huyết, có khi đỏ xung huyết mạnh, hơi
nề, trên bề mặt có mụn nước, có khi có bọng nước, cấp tính trợt ướt, chảy
dịch, phù nề. Có thể có hình thái mạn tính, khô, dầy cộm, có vẩy da. Ngừng
tiếp xúc dị nguyên bệnh thuyên giảm, tiếp xúc lại dị nguyên bệnh tái phát
hoặc nặng hơn [3], [62], [64] .
6
- Chẩn đoán: Test da với dị nguyên thường dương tính, nhưng không
làm khi đang vượng bệnh hay đang điều trị corticoids [3].
1.1.1.4.2. Eczema thể địa, viêm da cơ địa (Atopic dermatitis-AD)
Dịch tễ học: AD là biểu hiện ngoài da của cơ địa Atopy (Atopic state,
Atopic diathesis). Tỷ lệ bệnh nhân có yếu tố tiền sử gia đình bị bệnh dị ứng
chiếm khoảng 70%. Khoảng 10% trẻ em có biểu hiện của viêm da cơ địa [3],
[12], [13], [45].
Các yếu tố làm bệnh khởi phát và nặng lên:
+ Dị nguyên ngoại sinh: chất thải của rệp nhà, len dạ, ngoại độc tố
S.aureus đóng vai trò siêu kháng nguyên kích thích hoạt hóa lympho T và đại
thực bào…
+ Dị nguyên nội sinh: trong huyết thanh bệnh nhân có kháng thể IgE,
kích thích IgE hoặc lympho T đáp ứng viêm, giảm chức năng hàng rào bảo vệ
của da và giảm lớp ceramic trên bề mặt da làm cho da dễ bị mất nước gây khô
da [3], [63].

- Sinh bệnh học và miễn dịch học:
Nghiên cứu về gen học gần đây đã xác định được nhiều gen có liên quan
tới AD: các gen nằm trên các NST 11q13, 5q31-33, 16p11.2-11.1…[50], [53].
IgE tăng cao hơn cả hen suyễn và viêm mũi dị ứng ở 80% bệnh nhân AD
và càng cao nếu AD càng nặng. Sự hình thành và tăng IgE (AD còn gọi là
viêm da tăng IgE) là do phản ứng tăng mẫn cảm do giải phóng chất hoạt mạnh
từ tế bào Mastocytes hoặc Basophils [3], [12].
- Xét nghiệm: Trong AD, miễn dịch trung gian tế bào bị suy giảm dẫn
đến giảm sút tính phản ứng trong test da chậm như Tuberculine,
Candidine [3], [12].
7
- Tổn thương cơ bản: Là một bệnh kinh diễn hay tái phát nên các thương
tổn lâm sàng chủ yếu là: Viêm da (rát đỏ kèm sẩn mụn nước), hằn cổ trâu,
khô da, xây xước, nhiễm trùng thứ phát [3], [12], [50], [53].
1.1.1.4.3. Eczema vi khuẩn
- Nguyên nhân: do dị ứng với độc tố của vi khuẩn tụ cầu, liên cầu, hoặc
độc tố của nấm Trichophyton, Epidermophyton.
- Triệu chứng: đám tổn thương chợt, chảy dịch, có mủ dịch, vẩy tiết, giới
hạn tương đối rõ rệt, quanh đám tổn thương có thể có một số mụn mủ, nhọt
kiểu “vệ tinh”, có trường hợp ngoài tổn thương chính ở mặt, thân mình, các
chi có đám đỏ nhỏ, bề mặt lẩn mẩn sẩn, mụn nước và ngứa gọi là “ban dị ứng
thứ phát xa” [3], [63].
1.1.1.4.4. Eczema thể đồng tiền
- Có ý kiến cho rằng Eczema thể đồng tiền là một dạng đặc biệt của
Eczema vi khuẩn. Hiện nay, Eczema thể đồng tiền là một phân thể của
Eczema thể địa, nhưng IgE bình thường.
- Tổn thương: là các đám tổn thương hình tròn, oval, như đồng xu, ban
đầu là đám đỏ tiết dịch, có mụn nước, sẩn, hơi nề, sau có vảy tiết, vảy da,
lichen hóa giới hạn rõ, thường khu trú ở thân mình, mặt duỗi của chi, trước
xương chầy, mu bàn tay.

- Lứa tuổi: thường gặp ở lứa tuổi trung niên, nhất là mùa thu đông.
- Mô bệnh học có hiện tượng gai và xốp bào [3], [62].
1.1.1.4.5. Eczema da dầu, viêm da da dầu
- Lứa tuổi: thường gặp phần lớn ở người 20-50 tuổi, có thể gặp ở trẻ em
(những tháng đầu), tuổi ấu thơ, niên thiếu. Nam thường bị nhiều hơn, có thể
địa di truyền “thể địa da dầu”.
- Vị trí: vùng tuyến bã hoạt động mạnh như mặt, đầu, các nếp gấp.
8
- Tổn thương: đám mảng đỏ, trên có vẩy, vẩy mỡ có khi có sẩn trên bề
mặt, giới hạn tương đối rõ, khô, nhưng vi thể có hiện tượng xốp bào.
- Mô bệnh học: da có á sừng, tăng gai, xốp bào, chân bì viêm không đặc
hiệu [3], [62].
1.1.1.5. Điều trị
Eczema là phức hợp giữa phản ứng dị ứng và phản ứng viêm trong đó cơ
chế dị ứng là cơ chế chủ yếu trong phát sinh và phát triển bệnh. Do đó nguyên
tắc cơ bản trong điều trị Eczema là chống dị ứng, giảm viêm và tránh bùng
phát:
 Điều trị đặc hiệu
Nhằm loại trừ tác động của dị nguyên:
Tránh tiếp xúc với dị nguyên nếu phát hiện được.
Liệu pháp miễn dịch với kháng nguyên cụ thể cũng cho thấy hiệu quả
trong một số trường hợp Eczema. Ngoài ra, miễn dịch dưới lưỡi và tiêm các
kháng thể kháng IgE (kháng thể dòng đơn) cũng cho thấy hiệu quả điều trị
trên bệnh nhân Eczema.
Tránh tiếp xúc với các chất gây kích thích và dị ứng làm trầm trọng
bệnh: vi khuẩn, len dạ, hóa chất, chế độ ăn tránh các thực phẩm làm trầm
trọng bệnh như sữa bò, đậu phộng [50], [51], [52].
 Điều trị không đặc hiệu
Nhằm mục đích giảm ngứa, giảm viêm, tránh bùng phát bằng nhiều loại thuốc
khác nhau:

Corticoid được sử dụng để điều trị triệu chứng. Các chế phẩm điều trị tại
chỗ giúp chống viêm, chống ngứa, co mạch, chống tăng sinh tế bào. Corticoid
đường uống được sử dụng khi các phương pháp khác thất bại với mục đích
chống viêm, chống ngứa.
9
Thuốc kháng histamin: nếu ngứa nặng thì kháng histamin đường uống
giúp giảm ngứa, điều tiết dịch. Các loại thuốc gây buồn ngủ có lợi nếu ngứa
nhiều ban đêm. Các chế phẩm bôi tại chỗ cũng có tác dụng giảm ngứa.
Chromones: muối cromoglycate có tác dụng ổn định tế bào mast cũng có
tác dụng với một số trường hợp Eczema.
Tác nhân sinh học (protein tái tổ hợp) là các kháng thể hoặc protein dung
hợp có tác dụng giảm viêm thông qua điều hòa số lượng, hoạt hóa và chức
năng của các tế bào miễn dịch, cytokine và kháng thể liên quan như
omalizumab , rituximab hoặc alefacept có thể dùng trong bệnh eczema nặng.
Hydrocortisone: các loại kem hay thuốc mỡ hydrocortisone OTC
(eczema nhẹ), kem steroid ETC (eczema nặng) với tác dụng giảm viêm, giảm
ngứa.
Thuốc ức chế calici-neurin: Elidel, Protopic điều trị tại chỗ có tác dụng
giảm viêm và điều hòa miễn dịch ngăn chăn bùng phát bệnh.
Liệu pháp chiếu tia UV (UVB, UVA1 hoặc UVB + UVA): bệnh chàm
rất nặng hoặc mạn tính với mục đích giảm hoạt hóa tế bào mast, chống ngứa,
diệt khuẩn, ức chế tế bào Langerhans, điều hòa sản xuất các cytokine.
Thuốc tác động vào hệ thống miễn dịch: Glucocorticosteroid,
Cyclosporin A, Azathioprine, Alitretinoin, Interferon gamma,
Methotrexat dùng khi các phương pháp khác thất bại [19], [50], [51], [52],
[64], [65] .
Chất dưỡng ẩm mạnh ETC: thay thế hàng rào của da như Epiceram,
Mimyx.
Ngoài những phương pháp điều trị trên cần kết hợp:
Thuốc kháng sinh: nếu bị nhiễm trùng da do vi khuẩn, nấm, gãi gây loét.

Trong trường hợp ngứa nặng có thể dùng các thuốc gây mê tại chỗ như:
lidocaine.
10
Bổ sung acid béo cần thiết: dầu cá, dầu hoa anh thảo, dầu cây lưu ly. Một
số vitamin và khoáng chất như muối kẽm, vitamin E, D.
Giảm stress: tập thể dục thường xuyên và dành thời gian để nghỉ ngơi.
Xà phòng nhẹ và kem dưỡng ẩm, băng ướt: giúp tránh khô da làm giảm
ngứa, gãi và tránh bệnh bùng phát, có thể cho một ít thuốc sát trùng
(hypoclorite) vào trong nước tắm để sát trùng da với Eczema nặng [3], [19],
[31], [50], [51], [52].
1.1.2. Bệnh eczema theo quan điểm Đông y
1.1.2.1. Định nghĩa
Theo YHCT, eczema là một bệnh da liễu thường gặp với biểu hiện lâm
sàng là các tổn thương da đa dạng, có xu hướng xuất tiết, phân bố đối xứng,
dễ tái phát và trở thành mạn tính hóa, cảm giác ngứa rất dữ dội.
Bệnh này thuộc về phạm trù chứng “phong chẩn” của YHCT [5], [24],
[69].
1.1.2.2. Nguyên nhân
Nguyên nhân do phong, nhiệt và thấp kết hợp ra bệnh, nhưng do phong
là chủ yếu, ở thể mạn tính thường do phong gây ra huyết táo rồi phối hợp với
nhau mà gây ra bệnh [5].
Theo YHCT, bệnh này có thể do những nguyên nhân sau:
- Do ăn uống không điều độ, uống rượu, ăn cay hoặc tanh quá nhiều làm
tổn thương đến tỳ vị. Tỳ mất kiện vận sẽ làm cho thấp nhiệt nội sinh và ứ trệ,
đồng thời ngoại cảm phải phong thấp nhiệt tà. Nội ngoại tà tương tác với nhau
rồi ứ trệ lại ở bì phu mà sinh ra bệnh.
- Cũng có khi vì cơ thể hư nhược, tỳ bị thấp làm khốn, khiến cho phần
cơ nhục không được nuôi dưỡng rồi sinh bệnh.
11
- Cũng có thể còn vì thấp nhiệt uất lâu ngày, làm hao tổn phần âm huyết,

huyết hư táo rồi sinh phong, tạo nên chứng huyết hư phong táo, làm cho bì
phu không được nuôi dưỡng mà thành bệnh.
Bệnh nguyên của chàm tương đối phức tạp. Có nhiều khả năng là do các
nguyên nhân bên ngoài và bên trong tương tác với nhau gây nên. Mối quan hệ
nhân quả ở đây là tương đối phức tạp, ngoài ra các yếu tố ảnh hưởng cũng rất
nhiều. Những nguyên nhân này tương đối khó loại trừ, khiến cho bệnh có xu
hướng tái phát và trở thành mạn tính [5], [26].
1.1.2.3. Tổn thương cơ bản
- Vị trí: bàn chân, cẳng chân, bàn tay, khuỷu tay. Các vùng khác ít gặp,
phân bố có tính chất đối xứng [5], [26].
- Eczema cấp tính: tổn thương đa dạng và có quy luật diễn biến nhất
định. Thường bắt đầu với các ban đỏ lan tỏa, sau đó phát triển thành nốt sẩn,
rồi thành mụn nước, vỡ ra, xuất tiết rồi đóng thành vẩy. Nói chung tại một
thời điểm có vài dạng tổn thương đồng thời tồn tại. Tổn thương có thể tập
trung thành từng vùng, nhưng cũng có thể lan tỏa không có ranh giới rõ rệt,
thậm chí có thể lan tràn ra toàn thân. Những phân bố này thường có tính chất
đối xứng. Bệnh nhân tự cảm thấy nóng rát và ngứa dữ dội [26].
Giai đoạn Eczema bán cấp: Tổn thương da nhẹ hơn so với giai đoạn cấp
tính và tổn thương chủ yếu là nốt sẩn, vẩy tiết và vẩy da là chính, chỉ có một ít
mụn nước và loét [26].
Eczema mạn tính: Thường phát cục bộ tại một vị trí: mu tay, cẳng chân,
nách, âm nang, âm hộ, có ranh giới rõ ràng, các triệu chứng viêm không rõ
ràng. Da vùng bị bệnh bị lichen hóa (dày và thô, nếp nhăn rất rõ), có lắng
đọng sắc tố, trên mặt thường có vẩy da, vẩy máu do những vết gãi để lại.
Cũng có thể có một số ít các nốt sẩn và mụn nước khi gãi vỡ có xuất tiết. Khi
tổn thương xảy ra ở các khớp thì da dễ bị nứt toác ra hoặc dầy lên, gây đau
12
nhiều và ảnh hưởng đến hoạt động. Lúc bình thường cảm giác ngứa không rõ
ràng, nhưng trước khi ngủ hoặc thần kinh căng thẳng thường xuất hiện những
cơn ngứa dữ dội [26].

Như vậy diễn biến thường gặp của Eczema là giai đoạn cấp tính, bán cấp
diễn ra vài tuần thường hết, nhưng hay tái phát rồi dần trở thành chàm mạn
tính. Tuy nhiên cũng có trường hợp không tuân theo diễn biến này [26], [69].
1.1.2.4. Phân loại – Điều trị cụ thể
 Thể cấp tính
- Nguyên nhân: do phong phối hợp với nhiệt và thấp
- Triệu chứng: lúc đầu thấy da hơi đỏ, ngứa và sau một thời gian ngắn
nổi cục, mụn nước, loét, chảy nước, đóng vẩy và khỏi. Thể cấp tính chia làm
hai thể nhỏ:
+ Thấp nhiệt: da hồng đỏ, nóng rát, có mụn nước, loet chảy nước vàng.
+ Phong nhiệt: da hơi đỏ, có mụn nước, phát ra toàn thân, ngứa gãi chảy
nước, ít loét.
- Điều trị:
Thấp nhiệt:
Phương pháp chữa bệnh: thanh nhiệt hóa thấp, sử dụng các bài thuốc
thanh nhiệt hóa thấp thang gia giảm, vị linh thang gia giảm, tiêu phong đạo
xích thang, tán gỉ sắt ( ngâm rượu hai ngày, rửa sạch chỗ chàm bôi thuốc,
cho kết quả tốt đối với chàm trẻ em ).
Châm cứu: tùy vị trí cơ thể, chọn huyệt tại chỗ và lân cận. Ví dụ: tay
châm cứu huyệt khúc trì, hợp cốc: toàn thân châm cứu huyệt: hợp cốc (trừ
phong), túc tam lý (trừ thấp), huyết hải (hoạt huyết).
Phong nhiệt:
13
Phương pháp chữa bệnh: sơ phong thanh nhiệt, trừ thấp; dùng các bài
thuốc: tiêu phong tán, long đởm tả can thang gia giảm, tiêu phong đạo xích
thang.
Châm cứu: tùy vị trí cơ thể, chọn huyệt tại chỗ và lân cận. Ví dụ: tay
châm cứu huyệt khúc trì, hợp cốc: toàn thân châm cứu huyệt: hợp cốc (trừ
phong), túc tam lý (trừ thấp), huyết hải (hoạt huyết) [5].
 Thể mạn tính

- Nguyên nhân: do phong và huyết táo gây nên bệnh.
- Triệu chứng: da dày, thô, khô, ngứa, nổi cục có mụn nước hay gặp
đầu mặt, cổ chân, cổ tay, khuỷu tay đầu gối.
- Điều trị: khu phong, dưỡng huyết nhuận táo; thuốc bôi(hung hoàng,
cỏ càng tôm), thuốc rửa(lá vôi tươi, lá kinh giới), thuốc uống(tứ vật tiêu
phong ẩm gia giảm, nhi diệu thang gia giảm) [5].
 Chàm bừu
- Nguyên nhân: do thấp nhiệt ở kinh can. Có khi thể cấp và mạn
- Điều trị: thanh nhiệt trừ thấp ở kinh can; dùng bài thuốc: long đởm
tả can thang gia giảm; cấp tính dùng thuốc sắc, mạn tính dùng thuốc hoàn
[5].
 Chàm ở trẻ em còn bú
- Nguyên nhân: do phong, thấp, nhiệt độc gây ra.
- Triệu chứng: có hai thể khô và ướt.
- Điều trị: sơ phong, lợi thấp, thanh nhiệt nêu ở trên nhưng với liều
thấp hơn. Nếu là loại chàm thể xuất tiết thì dùng bài trên bỏ Bạc hà thêm Sa
tiền tử 8g, Thương truật 4g [5].
1.1.2.5. Các vị thuốc có thể sử dụng điều trị bệnh chàm
14
- Chữa ngứa (ngứa thường do phong gây ra nên dùng các vị thuốc trừ
phong): địa phụ tử, bạch tiễn bì, thương nhĩ tử, băng phiến, bạc hà, kinh giới,
ngưu bàng tử…
- Chữa đỏ, nóng rát (thường do nhiệt hay hỏa gây ra, dùng thuốc thanh
nhiệt):
+ Nếu do nhiễm khuẩn thì dùng vị thuốc thanh nhiệt giải độc: kim ngân,
bồ công anh, sài đất, liên kiều…
+ Nếu do viêm nhiễm không sinh mủ thì dùng các thuốc thanh nhiệt tả
hỏa: sinh địa, huyền sâm, địa cốt bì…; hoặc thanh nhiệt giải độc theo đường
tiểu: tỳ giải, xa tiền, thổ phục linh, trạch tả
- Chữa phù nề, thẩm dịch chảy nước vàng (thường do thấp kết hợp nhiệt

gây ra): dùng các thuốc thanh nhiệt táo thấp như hoàng bá, khổ sâm, hoàng
liên… kết hợp với thuốc thanh nhiệt lợi thấp như sa tiền tử, hoạt thạch, nhân
trần…
- Chữa da khô nứt nẻ, dày (thường do huyết táo gây ra): dùng các thuốc
dưỡng huyết nhuận táo như đan sâm, tạo giác thích, đào nhân…
Các vị thuốc kết hợp với nhau thành các bài thuốc rồi chế biến thành các
dạng thuốc phù hợp: thuốc bột (diệt khuẩn, chống viêm, chống ngứa), thuốc
nước (băng rửa vết thương có tác dụng tiêu viêm trừ mủ), thuốc ngâm rượu
(tiêu độc, chống ngứa), thuốc mỡ, thuốc dầu, thuốc cao, thuốc xông [5],
[26], [69].
1.2. TỔNG QUAN VỀ BÀI THUỐC EZ
1.2.1. Tổng quan về bài thuốc
 Công thức bài thuốc
Kim ngân đằng 20g Thương nhĩ tử 7g
Núc nác 15g Đơn lá đỏ 5g
Hòe hoa 10g Hoàng bá 3g
15
 Thành phần hóa học
- Cao cồn và cao nước EZ đều có flavonoid, saponin, tanin, alcaloid,
đường khử, acid hữu cơ, acid amin, iridoid, coumarin [24].
 Tác dụng sinh học
- Tác dụng kháng khuẩn
Cao sắc nước và cao chiết ethanol 70% có tác dụng trên chủng vi khuẩn
Gram (+) là Staphylococcus aureus, Bacillus pumilus, Bacillus cereus và các
chủng vi khuẩn Gram (-) là Escherichia coli, Proteus mirabilis (cao nước ức
chế mạnh chủng này). Ở nồng độ 100mg/ml cao sắc nước cho tác dụng kháng
khuẩn cao nhất, tác dụng kháng khuẩn giảm nhẹ dần khi giảm nồng độ cao.
Tác dụng kháng khuẩn cao cồn giảm mạnh theo sự giảm nồng độ cao. Tác
dụng ức chế các chủng vi khuẩn này của cao chiết ethanol đều mạnh hơn cao
chiết nước [27].

- Độc tính cấp
Cao sắc nước ở liều ≤ 30g cao/ kg TT chuột, chuột trong các lô thử
không thấy có hiện tượng gì đặc biệt, trong vòng 72 giờ không thấy xuất hiện
chuột chết. Với liều ≥ 35g cao/ kg TT chuột, xuất hiện các hiện tượng bất
thường (giảm vận động, ăn uống ít, một số chuột bị tiêu chảy….) và xuất hiện
chuột chết trong vòng 72h.
50
LD
= 257,05 (272,96-225,23) g dược liệu/kg.
Cao sắc cồn ở liều ≤ 33g cao/ kg TT chuột, chuột không thấy có hiện
tượng gì đặc biệt và trong vòng 72 giờ không thấy xuất hiện chuột chết sau
khi uống thuốc thử. Với liều ≥ 40g cao/ kg TT chuột, chuột thấy có các hiện
tượng bất thường (giảm vận động, ăn uống ít, một số chuột bị tiêu chảy) và
xuất hiện chuột chết trong vòng 72 giờ. Cao chiết ethanol có độc tính thấp
hơn cao sắc nước.
50
LD
= 420,32 (455,68-349,60) g dược liệu/kg.
16
Cao sắc nước và cao chiết ethanol đều có độc tính cấp nhất định trên
chuột nhắt trắng nhưng đều có độ an toàn cao (chỉ số trị liệu cao sắc nước:
17,88 và cao sắc cồn: 29,25) [27].
- Tác dụng chống viêm
Tác dụng chống viêm cấp: cả cao sắc nước và cao sắc cồn đều có tác
dụng chống viêm cấp, nhưng tác dụng chống viêm cấp của cao sắc cồn tốt
hơn cao sắc nước và có phụ thuộc vào liều. Tuy nhiên, tác dụng chống viêm
cấp của cao sắc nước không nhận thấy sự phụ thuộc liều [27].
Tác dụng chống viêm mạn: cả cao chiết ethanol (liều14,37g dược liệu/
kg TT) và cao sắc nước đều có tác dụng chống viêm mạn tính trên mô hình
gây viêm mạn u hạt ở chuột nhắt trắng. Tác dụng này tương đương với

prednisolon liều 10mg/kg [27].
 Công năng: lương huyết chỉ huyết, thanh nhiệt giải độc, trừ phong
giáng thấp.
 Chủ trị: phong nhiệt, thấp nhiệt, ban chẩn, mề đay, mụn nhọt.
 Kiêng kỵ: người tì vị hư hàn, ỉa chảy lâu ngày, phụ nữ có thai không sử
dụng.
 Cách dùng: liều dùng 1 thang/ 1 ngày, sắc uống
1.2.2. Tóm tắt đặc điểm của các vị thuốc
1.2.2.1. Kim ngân đằng (Caulis cum folium Lonicerae)
- Cành và lá phơi hay sấy khô của cây Kim ngân (Lonicera japonica
Thunb), họ Kim ngân (Caprifoliaceae) [8], [16].
- Thành phần hóa học: Flavonoid (luteolin, luteolin-7-rhamnose),
saponin ( aglycon là acid oleanolic hoặc hederagenin), acid clorogenic. Thân
chứa 3 đồng phân acid isoclorogenic a, b, c [16].
- Tác dụng dược lý:
17
Tác dụng ngăn chặn choáng phản vệ: năm 1996, báo cáo của Đỗ Tất Lợi
và cs đã chứng minh rằng nước sắc kim ngân có khả năng ngăn chặn choáng
phản vệ trên chuột lang: Số lượng tế bào hạt (mastocytes) ở mạng treo ruột ít
thay đổi nhưng lượng histamin ở phổi chuột lang bị choáng phản vệ cao gấp
rưỡi so với chuột lang bình thường hay đã uống kim ngân đằng trước khi gây
choáng phản vệ [8], [29].
Tác dụng chống dị ứng: Dịch chiết ethanol của kim ngân có tác dụng đối
với bệnh hen suyễn dị ứng trên mô hình thực nghiệm gây ra bởi lòng trắng
trứng. Dịch chiết có thể rất hiệu quả đối với các bệnh hen suyễn và viêm liên
quan [37]. Dịch chiết nước của kim ngân có tác dụng ức chế hoạt hóa tế bào
mast do trypsin (ức chế ERK_Extracellular signal-regulated kinase và ức chế
hoạt động của trypsin) [42].
Tác dụng chống viêm: dịch chiết nước của kim ngân ở liều 50, 100,
200mg/kg có tác dụng ức chế phù do trypsin gây ra thông qua ức chế thụ thể

proteinase-activated receptor 2 (PAR2) [55]. Polyphenol chiết xuất từ kim
ngân có tác dụng chống viêm thông qua ức chế COX-2, iNOS, Cytokine như
IL-1β, IL-6, TNF-α bằng cách ức chế NF-κB và p38 MAPK [48].
Tác dụng kháng khuẩn: nước sắc lá kim ngân với nồng độ 20-1,2% ức
chế trực khuẩn Shiga, với nồng độ 20-5% ức chế trực khuẩn cận thương hàn,
nồng độ 100% có tác dụng đối với tụ cầu khuẩn [29]. Dịch chiết lá kim ngân
đằng có tác dụng ức chế S. aureus, E. coli nhờ thành phần acid 3,5-dio-
caffeoyl-quinic, 4,5-dio-caffeoylquinic acid [61].
Tác dụng khác: Kim ngân đằng có tác dụng tăng cường chuyển hóa chất
béo [29].
Độc tính: chuột nhắt trắng, sau khi được cho uống nước sắc kim ngân
liên tục trong 7 ngày với liều gấp 150 lần liều điều trị cho người, vẫn sống
bình thường, giải phẫu các bộ phận không có gì thay đổi đặc biệt. Nghiên cứu

×