Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Nghiên cứu đặc điểm vi học, thành phần hóa học của vị thuốc ba chạc (euodia lepta (spreng ) merr , họ cam rutaceae)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 59 trang )


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI










PHẠM TIẾN BÌNH


NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM VI HỌC,
THÀNH PHẦN HÓA HỌC
VỊ THUỐC BA CHẠC
(EUODIA LEPTA (SPRENG.) MERR.,
HỌ CAM RUTACEAE)


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ










HÀ NỘI – 2013

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI



PHẠM TIẾN BÌNH




NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM VI HỌC,
THÀNH PHẦN HÓA HỌC
VỊ THUỐC BA CHẠC
(EUODIA LEPTA (SPRENG.) MERR.,
HỌ CAM RUTACEAE)


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ


Người hướng dẫn: PGS.TS Vũ Văn Điền
Nơi thực hiện: Bộ môn Dược học cổ truyền


HÀ NỘI – 2013


LỜI CẢM ƠN

Trước hết tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Vũ
Văn Điền là người thầy đã trực tiếp hướng dẫn tôi, cho tôi những lời khuyên quý
báu và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi để tôi có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô, các anh chị kỹ thuật viên Bộ môn
Dược học cổ truyền- Trường Đại học Dược Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian thực hiện khóa luận tại bộ môn.
Trong thời gian thực hiện khóa luận tôi cũng đã nhận được sự giúp đỡ của
các cán bộ phòng thực vật đặc biệt là ThS. Đỗ Văn Hài - Viện sinh thái và Tài
nguyên sinh vật trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, anh
Lê Thanh Sơn cán bộ Viện Dược Liệu, tôi xin chân thành cảm ơn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè tôi - những người đã
luôn động viên, khích lệ tôi trong cuộc sống và học tập.



Hà Nội, Ngày 20 tháng 5 năm 2013

Sinh viên
Phạm Tiến Bình

MỤC LỤC
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 2
1.1. Vị trí phân loại, đặc điểm thực vật và phân bố 2

1.1.1. Vị trí phân loại 2
1.1.2. Đặc điểm thực vật 2
1.1.3. Phân bố và bộ phận dùng 3
1.2. Thành phần hóa học 3
1.2.1. Thành phần hóa học các bộ phận trên mặt đất cây ba chạc nói chung 3
1.2.2. Thành phần hóa học lá cây Ba chạc 5
1.2.3. Thành phần hóa học rễ cây Ba chạc 8
1.3. Tác dụng dược lý 9
1.3.1. Tác dụng kháng khuẩn 9
1.3.2. Tác dụng chống viêm 9
1.3.2. Tác dụng lợi sữa 9
1.3.3. Độc tính cấp 9
1.3.4. Dược lý lâm sàng 9
1.4. Tác dụng theo YHCT 9
1.5. Công dụng 10
1.6. Một số bài thuốc có Ba chạc 10
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10
2.1. Nguyên vật liệu và thiết bị 11
2.1.1. Nguyên vật liệu nghiên cứu 11
2.1.2. Hóa chất, dung môi nghiên cứu 11
2.1.3. Dụng cụ và trang thiết bị dùng trong nghiên cứu 11
2.2. Nội dung nghiên cứu 12
2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm vi học 12
2.2.2. Nghiên cứu thành phần hóa học 12
2.3. Phương pháp nghiên cứu 12
2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm vi học 12
2.3.2. Nghiên cứu thành phần hóa học 13

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 14
Kiểm tra tên khoa học của mẫu nghiên cứu 14

3.1. Nghiên cứu đặc điểm vi học vỏ thân, lá và cành non cây Ba chạc. 14
3.1.1. Đặc điểm vi phẫu 14
3.1.2. Đặc điểm bột dược liệu 17
3.2. Nghiên cứu thành phần hóa học vỏ thân, lá và cành non cây Ba chạc 19
3.2.1. Định tính các nhóm chất hữu cơ bằng phản ứng hóa học 19
3.2.2. Định tính alcaloid toàn phần bằng SKLM 29
3.2.3. Chiết xuất và định tính các phân đoạn bằng SKLM 30
3.2.4. Định lượng tinh dầu có trong lá và cành non cây Ba chạc 38
3.4. Bàn luận 39
3.4.1 Về đặc điểm vi học 39
3.4.2. Về thành phần hóa học 39
KẾT LUẬN 41
ĐỀ XUẤT 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

YHCT Y học cổ truyền
LD
50

Lượng chất gây chết 50% số động vật quan sát
(thường quan sát trên chuột thí nghiệm)
Pư. Phản ứng
TT Thuốc thử
EtOH Ethanol
MeOH Methanol
EtOAc Ethyl acetat

BuOH n-butanol bão hòa trong nước
SKLM Sắc ký lớp mỏng
Cắn H Cắn phân đoạn chiết n-hexan
Căn E Cắn phân đoạn chiết ethyl acetat
Cắn B Cắn phân đoạn chiết n-butanol bão hòa trong nước
UV
254
Ánh sáng tử ngoại bước sóng 254nm
UV
366
Ánh sáng tử ngoại bước sóng 366nm


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu bảng

Tên bảng Trang

Bảng 1.1 Công thức các hợp chất 2,2-dimethylchroman 4
Bảng 1.2 Công thức các hợp chất 2,2-dimethyl-2H-1-benzopyran 6
Bảng 3.1
Kết quả định tính các nhóm chất hữu cơ trong các mẫu
dược liệu
27
Bảng 3.2 Hàm lượng cắn các phân đoạn thu được từ dược liệu 33
Bảng 3.3 Bảng giá trị Rf các vết trên sắc ký đồ cắn H tại UV
366
35
Bảng 3.4 Bảng giá trị R

f
các vết trên sắc ký đồ cắn E tại UV
366
36
Bảng 3.5 Bảng giá trị R
f
các vết trên sắc ký đồ cắn B tại UV
366
37
Bảng 3.6
Hàm lượng tinh dầu trong dược liệu lá và cành non cây Ba
chạc
38


DANH MỤC CÁC HÌNH

Số hiệu hình Tên hình Trang
Hình 3.1 Ảnh chụp vi phẫu gân chính lá Ba chạc 15
Hình 3.2 Ảnh chụp vi phẫu phiến lá Ba chạc 16
Hình 3.3 Ảnh chụp vi phẫu vỏ thân Ba chạc 17
Hình 3.4
Ảnh chụp đặc điểm bột lá và cành non Ba chạc dưới kính
hiển vi
18
Hình 3.5
Ảnh chụp đặc điểm bột vỏ thân Ba chạc dưới kính hiển
vi
19
Hình 3.6

Sắc ký đồ cắn alcaloid toàn phần 2 mẫu dược liệu tại
UV
366
(a), UV
254
(b) và sau khi phun thuốc thử
Dragendorff (c)
29
Hình 3.7
Sơ đồ chiết xuất các phân đoạn dịch chiết vỏ thân Ba
chạc
32
Hình 3.8 Sắc ký đồ SKLM của cắn H 34
Hình 3.9 Sắc ký đồ SKLM của cắn E 35
Hình 3.10 Sắc ký đồ SKLM của cắn B 37
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhận thức được giá trị to lớn mà thiên nhiên ban tặng, thời gian gần đây, việc
sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên trong vấn đề chăm sóc sức khỏe
trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng ngày càng phát triển. Hiện nay, rất
nhiều dược liệu và các bài thuốc dân gian đã được nghiên cứu và đưa vào sử dụng
trong điều trị. Việt Nam là một đất nước có truyền thống lâu đời về sử dụng cây cỏ
làm thuốc do có một thảm thực vật vô cùng phong phú. Do đó, để bảo tồn và phát
triển nền y học cổ truyền dân tộc thì việc nghiên cứu và khai thác các tài nguyên
dược liệu là một vấn đề đã và đang được quan tâm phát triển.
Cây Ba chạc là một trong những cây dược liệu khá phổ biến, mọc hoang ở
nhiều vùng trên khắp nước ta, được dùng từ lâu trong dân gian với mục đích chữa
ghẻ, mụn nhọt, lở ngứa, chốc đầu, trị phong thấp, đau nhức gân xương…Trên thế
giới và Việt Nam cũng có một số nghiên cứu về thành phần hóa học lá Ba chạc, còn
các bộ phận khác hầu như ít được nghiên cứu. Để góp phần đánh giá đầy đủ về tiềm

năng của cây thuốc này, từ đó có cơ sở khoa học để khai thác sử dụng một cách hợp
lí, an toàn và hiệu quả, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm
vi học và thành phần hóa học vị thuốc Ba chạc (Euodia lepta (Spreng.) Merr.,
họ Cam Rutaceae)”.
Với các mục tiêu:
1. Nghiên cứu đặc điểm vi học lá, cành non và vỏ thân Ba chạc.
2. Nghiên cứu sơ bộ các thành phần hóa học lá, cành non và vỏ thân Ba chạc.
2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Vị trí phân loại, đặc điểm thực vật và phân bố
1.1.1. Vị trí phân loại
Cây Ba chạc có tên khoa học là Euodia lepta (Spreng.) Merr.; vị trí phân loại
được tóm tắt theo sơ đồ sau [1], [2], [9].
Giới thực vật bậc cao
Ngành Ngọc lan (Mangnoliophyta)
Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida)
Phân lớp Hoa hồng (Rosidae)
Liên bộ Cam (Rutanae)
Bộ Cam (Rutales)
Họ Cam (Rutaceae)
Chi Euodia
Loài Euodia lepta (Spreng.)Merr.
1.1.2. Đặc điểm thực vật
Tên Việt Nam: Ba chạc, chè đắng, cây dầu dấu, chè cỏ, hủ nậm, thùa kheo, bí bái
đực, ba gạc tắm ghẻ, bẩu khâm (Tày), co sám véng (Thái) [4].
Tên khoa học: Euodia lepta (Spreng.) Merr.
Tên đồng nghĩa: Euodia triphylla Guill on D.C.; Melicope ptelefolia (Cham. Ex
Benth.) Hartley; Ilex lepta Sprengel; Lepta triphylla Loureiro [4], [18].
Họ Cam (Rutaceae).
Cây nhỏ, cao 1 – 3m, có khi hơn (4 – 5m). Cành non có lông, sau đó nhẵn. Lá

kép mọc đối, có ba lá chét, mép nguyên, gân phụ 15 – 20 cặp, lá non có lông rất
mịn, lá chét hình trái xoan: dài 4,5 – 13cm, rộng 2,5 – 5,5cm, gốc thuôn, đầu nhọn;
cuống lá dài có lông, tày ở phần dính vào thân, cuống lá chét không có hoặc rất
ngắn. Cụm hoa mọc thành xim ở kẽ lá, ngắn hơn lá; lá bắc nhỏ; hoa nhỏ màu trắng;
lá đài hình trái xoan, có lông ở mép; cánh hoa có 4 – 5, dài gấp 3 lần lá đài, hơi
khum ở đầu, nhẵn; nhị 4, chỉ nhị bằng hoặc dài hơn cánh hoa; bầu nhụy hình trứng,
có lông, vòi nhụy nhẵn, đầu nhụy có 4 rãnh. Quả nang hình trái xoan, khi chín màu
3
đỏ, chia làm 1– 4 mảnh, vỏ nhẵn (1– 4 hạch nhẵn), phía ngoài nhăn nheo; mỗi ngăn
chứa một hạt hình cầu đường kính 2mm, màu đen xanh, bóng. Toàn cây có tinh dầu
thơm [4], [9], [12].
Mùa hoa tháng 4 – 5, mùa quả tháng 6 – 7 [4], [9].
1.1.3. Phân bố và bộ phận dùng
 Phân bố: Ba chạc là cây bụi ưa sáng, chịu được hạn và có thể sống trên nhiều loại
đất khác nhau. Trên thế giới, cây Ba chạc phân bố rộng rãi ở vùng nhiệt đới, chủ
yếu ở các nước như Trung quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar, Thái Lan,
Philippin. Ở Việt Nam, cây mọc hoang, rất phổ biến trên khắp nước ta từ miền Bắc
đến miền Nam. Cây thường được gặp ở các vùng đồi, rừng thứ sinh, rừng thưa,
hoặc trong các bụi cây ở vùng đồng bằng [4], [9], [12], [18].
 Bộ phận dùng: Lá thu hái quanh năm dùng tươi hoặc khô (phơi khô trong râm
hoặc sấy khô) [4], [9]. Thân và rễ rửa sạch thái lát, phơi khô [4], [9], [12].
1.2. Thành phần hóa học
1.2.1. Thành phần hóa học các bộ phận trên mặt đất cây Ba chạc
Li G.L. và cộng sự đã nghiên cứu phần trên mặt đất cây Ba chạc Trung Quốc, kết
quả là phân lập được 13 hợp chất 2,2-dimethylchromen: Leptol A (1), Ethylleptol A
(2), Lepten A (3) [22]; Methylleptol A (4), Leptonol (5) [25]; Leptol B (6),
Ethylleptol B (7), Methylleptol B (8), Lepten B (9), Evodion (10), Isoevodionol
(11), Alloevodion (12) [24]; Methylevodionol (13) [23].
H
3

CO
OH
(1) Leptol A
O
OCH
3
OCH
3

H
3
CO
OC
2
H
5
(2) Ethylleptol A
O
OCH
3
OCH
3
(3) Lepten A
O
OCH
3
OCH
3



4
H
3
CO
OH
(6) Leptol B
O
OCH
3

H
3
CO
OC
2
H
5
(7) Ethylleptol B
O
OCH
3

H
3
CO
OCH
3
(8) Methylleptol B
O
OCH

3

(9) Lepten B
O
OCH
3

H
3
CO
O
(10) Evodion
O
OCH
3
OCH
3

H
3
OC
O
(11) Isoevodionol
O
OH

H
3
CO
O

(12) Alloevodion
O
OCH
3
O

H
3
CO
O
(13) Methylevodionol
OCH
3
O
OH
OCH
3

Nghiên cứu khác của Li G.L. và cộng sự tiếp tục phân lập được tám hợp chất
2,2– dimethylchroman mới là Leptin A, B, C, D, E, F, G, H (14 - 21) [23], [26].
Công thức các chất này được trình bày ở bảng 1.1.
Bảng 1.1. Công thức các hợp chất 2,2-dimethylchroman.
O
O
H
3
CO
R
3
OR

1
OR
2
OH

Số Tên hợp chất R
1
R
2
R
3

(14)
Leptin A H H H
(15)
Leptin B H H H
(16)
Leptin C H H H
(17)
Leptin D H CH
3
H
5
(18)
Leptin E CH
3
C
2
H
5

H
(19)
Leptin F CH
3
CH
2
CH
2
CH
2
CH
3

H
(20)
Leptin G CH
3
H OCH
3

(21)
Leptin H CH
3
C
2
H
5
OCH
3



Hai hợp chất flavonoid là: 7,4-dihydroxy-3,5,3’-trimethoxyflavon (22) và 3,7-
dimethoxykaempferol (23) cùng với Clovandiol (24) cũng đã được phân lập từ cây
Ba chạc Trung Quốc [17], [25].
OCH
3
OH
O
O
OCH
3
HO
OCH
3
(22) 7,4-dihydroxy-3,5,3'-trimethoxyflavon

OH
O
O
OCH
3
H
3
CO
OH
(23) 3,7-dimethoxykamempferol


HO
OH

(24) Clovandiol

1.2.2. Thành phần hóa học lá cây Ba chạc
Nghiên cứu lá cây Ba chạc của Việt Nam, nhóm tác giả Nguyễn Hồng Vân, Trần
Văn Sung, Adam G. và cộng sự đã tách được: 19 hợp chất (25 – 42) là 2,2-
dimethyl- 2H-1-benzopyran trong đó có 14 hợp chất mới [19]; hai hợp chất 2,2-
dimethyl-2H-1-benzopyran mới là 5,5’-dimetoxy-alloagerasamin (43) và Melifolin
(44) [29]; hai bis-quinolion alcaloid mới là Melicobisquinolion A (45) và B (46)
[20]. Công thức các hợp chất 2,2-dimethyl- 2H-1-benzopyran được tóm tắt ở
bảng 1.2.
6
Bảng 1.2. Công thức các hợp chất 2,2-dimethyl-2H-1-benzopyran.
O
OR
1
R
3
O
R
2
R
4

Công thức số R
1
R
2
R
3
R

4

(25)
CH
3
H H COCH
3

(26)
CH
3
H CH
3
COCH
3

(27)
CH
3
H CH
3
CH(OH)CH
3

(28)
CH
3
H CH
3
CH(OCH

3
)CH
3
(29)
CH
3
H CH
3
CH=CH
2
(30)
CH
3
OCH
3
H COCH
3
(31)
CH
3
OCH
3
CH
3
COCH
3
(32)
CH
3
OCH

3
CH
3
CH(OH)CH
3

(33)
H CH
2
– CH = C(CH
3
) H COCH
3
(35)
H COCH
3
CH
3
OCH
3
(36)
CH
3
COCH
3
CH
3
OCH
3


(37)
CH
3
CH(OH)CH
3
CH
3
OCH
3
(38)
CH
3
CH(OCH
3
)CH
3
CH
3
OCH
3
(39)
CH
3
CH(OCH
3
)CH
3
CH
3
H

(40)
CH
3
CH(OC
20
H
39
)CH
3
CH
3
H
(42)
CH
3
H CH
3
OH

O
H
3
CO
COCH
3
O
(34)

O
OCH

3
H
3
OC
OCH
3
H
3
C
OCH
3
(41)

7
OCH
3
H
3
CO
O
H
3
CO OCH
3
(43) 5,5'-dimetoxy-alloagerasamin

(44) Melifolin
O
OCH
3

H
3
CO
OH
O
COCH
3
HO

(45) Melicobisquinolinon A
O
O
H
3
CN
N
O
O
CH
3
H
H
(46) Melicobisquinolinon B
O
N
NCH
3
O
CH
3

H
H
O

Gần đây, Khoziral S. và cộng sự đã phân lập được: một geranylacetophenol mới
là 2,4,6- trihydroxy-3- geranylacetophenol (47) cùng với 2 chất đã được biết đến là
acid p-O-geranylcoumaric (48), Kokusaginine (49) và β-sitosterol trong một nghiên
cứu lá cây Ba chạc Malaysia [21], [28].
OHHO
O
H
3
C
OH
(47) 2,4,6- trihydroxy-3- geranylacetophenol

O
OCH
3
OCH
3
OCH
3
(49) Kokusaginine

8
O
HO
O
(48) p - O - geranylcoumaric


Cành và lá cây Ba chạc Trung Quốc có chứa 0,20 – 0,25% tinh dầu. Thành phần
các tinh dầu được xác định: Limonen (49) (27,22%), α-pinen (50) (26,34%),
linalool (51) (9,18%), α-coparen (5,18 %), α-thujen (3,20 %), β-thujen (2,70%),
myrcen (2,60%), β-ocimen (2,60%), cedrenol (2,19 %), (E)-β-ocimen (1,59%),
γ-muurolen (1,44%), α-terpineol (1,36%), cis-linalool oxit (furanoit) (1,28%),
6-methyl hepten-2-on (1,24%), γ-cadien (1,11%), δ-cadinol (1,01%), p-cymen
(0,85%) [30]. Dưới đây là công thức một số tinh dầu chính.
C
CH
3
H
3
C CH
2
(49) Limonen



- pinen(50)

OH
(51) Linalool

1.2.3. Thành phần hóa học rễ cây Ba chạc
Rễ Ba chạc có chứa các alcaloid: (-)-edulinine (52), (-)-ribalinine (53) và (+)-
isoplatydesmine (54) [16], [13].
N
OCH
3

CH
3
O
OH
OH
(53) (-)-edulinine

N
CH
3
O
O
OH
(54) (-)-ribalinine

(55) (+)-isoplatydesmine
N
CH
3
O
O
OH

Vỏ rễ Ba chạc Trung Quốc có chứa tinh dầu đã xác định được 35 thành phần,
trong đó các tinh dầu có hàm lượng lớn là : α-pinen (26,68%), borneol (7,24%),
pinocarveol (6.82%), evodionol (4,71%), α-tecpineol (4,56%) và α-campholenal
(4,15%) [15].
9
Ngoài cành, lá cây và vỏ rễ, vỏ quả cũng có tinh dầu mùi thơm nhẹ. Trong tinh
dầu của cây còn có furfuraldehyd [4], [12].

1.3. Tác dụng dược lý
1.3.1. Tác dụng kháng khuẩn
Nghiên cứu ở Trung Quốc cho thấy nước sắc lá Ba chạc (1/1) có tác dụng ức chế
trực khuẩn lỵ Shigella ở nồng độ pha loãng 1:25. Ở Việt Nam, cao lỏng lá và cành
non có tác dụng không đáng kể trên các vi khuẩn Bacillus pyocyaneus, Shigella
sonnei, Shigella shiga, Salmonella typhi, Escherichia coli, Klebsiella, Sarcina lutea
và nấm Candida albicans [4].
1.3.2. Tác dụng chống viêm
Một nghiên cứu thử nghiệm sinh học gần đây xác định một acylphloroglucinol là
2,4,6-trihydroxy-3-geranylacetophenone trong thành phần cây Ba chạc có tác dụng
chống viêm theo cơ chế ức chế enzym 5-lipoxygenase (5-LOX) [27].
1.3.2. Tác dụng lợi sữa
Trên mô hình diều chim bồ câu, cao cồn và nước sắc lá, cành non cây Ba chạc,
cho uống liều 10g/kg/ngày, làm cho tế bào biểu mô diều chim bồ câu chuyển sang
hình đăng ten, trong đó có 1/5 con đã hình thành tuyến sữa, tức là có tác dụng lợi
sữa [4].
1.3.3. Độc tính cấp
Cao nước lá và cành non cho chuột nhắt trắng uống, đã xác định được LD
50

300g/kg tính theo dược liệu khô, tức là độc tính cấp rất thấp [4].
1.3.4. Dược lý lâm sàng
Thử cho 35 người cho con bú, uống nước sắc lá và cành non khô ngày 12g, liền
nhiều ngày. Sau 3 ngày, sữa tăng nhiều trên 15 người (42,8%), sữa tăng vừa trên 14
người (40%), không có hiệu quả trên 6 người (17,2%) [4].
1.4. Tác dụng theo YHCT
 Tính vị: Ba chạc có vi đắng, mùi thơm, tính lạnh [4] [9].
 Công năng: Thanh nhiệt, giải độc, trừ bệnh ôn nhiệt, trừ thấp, chống ngứa, giảm
đau, lợi sữa [4], [9].
10

1.5. Công dụng
 Lá Ba chạc:
+ Dùng ngoài chữa ghẻ, mụn nhọt, lở ngứa, chốc đầu. Ở Trung Quốc còn chữa
vết thương nhiễm khuẩn, viêm mủ áp xe, eczema. Lá tươi nấu nước tắm, rửa hoặc
giã đắp[4], [7], [9], [12], [17].
+ Lá dùng dạng nước sắc hoặc nấu cao, ngày 20-40g, chữa trị các chứng nhiệt
sinh khát nước, viêm họng, viêm amidan, ho, mắt mờ, trẻ em sốt cao gây co giật,
phụ nữ mới đẻ ít sữa kém ăn. Ở Trung Quốc còn để phòng bệnh cúm, bệnh truyền
nhiễm, viêm não, đột quỵ tim, cảm lạnh, viêm gan [4], [9].
 Rễ và vỏ thân Ba chạc:
Chữa phong thấp, đau nhức gân xương, tê bại, bán thân bất toại, kinh nguyệt
không đều. Ở Trung Quốc còn chữa ngộ độc lá ngón. Ngày 8-24g sắc uống [4], [9].
Dùng làm thuốc bổ đắng giúp ăn ngon, dễ tiêu [7], [12].
1.6. Một số bài thuốc có Ba chạc
1. Thuốc bổ đắng (giúp ăn ngon, dễ tiêu) đặc biệt cho phụ nữ sau khi đẻ:
Ngày 8-16g lá hoặc 4-12g rễ, sắc uống [4].
2. Thuốc lợi sữa:
Ngày 8-16g lá, sắc uống nhiều ngày [4].
3. Thuốc điều kinh:
Ngày 4-12g rễ, vỏ thân sắc uống [4].
4. Chữa viêm họng, viêm amidan, ho, viêm loét lưỡi miệng, viêm dạ dày:
Ngày 12-20g lá tươi sắc uống. Trường hợp viêm miệng thì ngậm và nuốt dần [4].
5. Chữa sốt, ngộ độc, háo khát, nước tiểu vàng nâu:
Ngày 20g lá khô hoặc 40g lá tươi sắc uống [4].
6. Chữa phong thấp, viêm khớp lưng gối đau nhức, tê bại, đau dây thần kinh hông:
Ngày 20-40g rễ Ba chạc sắc uống hoặc bài thuốc: rễ Ba chạc, Dây đau xưởng,
Câu đằng, Tầm gửi cây dâu (mỗi vị 20-30g ) sắc uống [4].
7. Thuốc phòng cúm, bệnh truyền nhiễm, viêm não:
Lá Ba chạc 15g, Rau má 30g, Đơn buốt 15g, Cúc chỉ thiên 15g. Sắc uống [4],[9].
11

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nguyên vật liệu và thiết bị
2.1.1. Nguyên vật liệu nghiên cứu
Thu hái lá, cành non, vỏ thân và mẫu làm tiêu bản tại xã Đại Phạm, huyện Đoan
Hùng, tỉnh Phú Thọ vào tháng 3 năm 2013. Sau khi thu hái về dược liệu được làm
sạch, vỏ thân được sấy khô ở nhiệt độ 60
0
C, dược liệu lá và cành non được sấy ở
40
0
C; tất cả đều được bảo quản trong túi nilon kín, để nơi khô ráo.
2.1.2. Hóa chất, dung môi nghiên cứu
 Dung môi: ethanol (EtOH), methanol (MeOH), chloroform, n-hexan, n-butanol
(BuOH), ethyl acetat, toluen, aceton, acid formic…
 Hóa chất:
+ Dung dịch acid sulfuric đặc, dung dịch acid hydroclorid đặc, dung dịch natri
hydroxyl 10%
+ Nước tẩy javen, dung dịch chloralhydrat, acid acetic 5%, đỏ son phèn, xanh
methylen, glycerin.
 Thuốc thử:
Các thuốc thử thường dùng để định tính các nhóm chất hữu cơ trong dược liệu.
2.1.3. Dụng cụ và trang thiết bị dùng trong nghiên cứu
 Dụng cụ, thiết bị dùng cho nghiên cứu đặc điểm vi học và thành phần hóa học:
+ Phiến kính, lam kính, máy cắt mỏng cầm tay, kính hiển vi, máy ảnh.
+ Bản mỏng: Bản mỏng tráng sẵn silicagel GF254 của hãng Merck.
+ Ống nghiệm, cốc có mỏ, bình nón, bình gạn, pipet các loại, máy đo độ ẩm
Precisa, máy cất quay BUCHI, máy ly tâm Model: PLC-012E, máy chiết xuất siêu
âm Wise Clean, hệ thống máy sắc ký TLC VISUA LIZER…
+ Bộ dụng cụ xác định hàm ẩm bằng phương pháp cất với dung môi.
+ Bộ dụng cụ định lượng tinh dầu cải tiến (dựa trên cơ sở dụng cụ theo quy định

của Dược điển Việt nam I, 1971), sử dụng ống hứng tinh dầu nhẹ hơn nước.
 Một số thiết bị khác: máy xay dược liệu, tủ sấy, tủ hốt Uni-Lab, cân phân tích
Sartorius, cân kỹ thuật Precisa…
12
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm vi học
 Nghiên cứu đặc điểm vi phẫu lá và vỏ thân cây Ba chạc.
 Nghiên cứu đặc điểm bột vỏ thân; lá và cành non cây Ba chạc.
2.2.2. Nghiên cứu thành phần hóa học
 Định tính các nhóm chất hữu cơ trong hai mẫu dược liệu là: vỏ thân; lá và cành
non của cây Ba chạc bằng các phản ứng hóa học.
 Định tính alcaloid toàn phần bằng sắc ký lớp mỏng.
 Chiết xuất phân đoạn dược liệu vỏ thân và định tính các phân đoạn bằng sắc ký
lớp mỏng.
 Định lượng tinh dầu trong mẫu lá, cành non cây Ba chạc.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm vi học
2.3.1.1. Đặc điểm vi phẫu
Tiến hành làm tiêu bản vi phẫu theo các bước sau:
- Chọn lá và phần vỏ thân thích hợp.
- Cắt tiêu bản bằng máy cắt mỏng cầm tay.
- Xử lý lát cắt: Lựa chọn những lát cắt mỏng, tẩy bằng dung dịch nước javen, rửa
sạch bằng nước cất, tẩy tiếp bằng dung dịch chloralhydrat, rửa lại bằng nước cất,
ngâm 30 phút trong acid acetic 5%, rửa bằng nước cất 3 lần. Sau đó tiến hành
nhuộm kép với xanh methylen và đỏ son phèn [3].
- Quan sát, mô tả và chụp ảnh: Lên tiêu bản bằng dung dịch glycerin rồi quan sát
dưới kính hiển vi, mô tả đặc điểm giải phẫu, chụp ảnh vi phẫu qua kính hiển vi [3],
[14].
2.3.1.2. Đặc điểm bột dược liệu
- Quan sát trực tiếp, ngửi, nếm để xác định màu, mùi, vị.

- Lên tiêu bản bột dược liệu riêng mỗi mẫu bằng nước cất, quan sát, mô tả và chụp
ảnh những đặc điểm điển hình của bột trên kính hiển vi bằng máy ảnh cầm tay. Ảnh
13
các đặc điểm bột được chuyển vào máy tính, ghép thành ảnh hoàn chỉnh, rõ nét
[14].
2.3.2. Nghiên cứu thành phần hóa học
2.3.2.1. Định tính các nhóm chất hữu cơ
- Định tính sơ bộ các nhóm chất hữu cơ trong 2 mẫu dược liệu cây Ba chạc: vỏ
thân (mẫu 1); lá và cành non (mẫu 2) bằng các phản ứng hóa học thường quy theo
các tài liệu hóa thực vật [5].
- Định tính alcaloid toàn phần bằng sắc ký lớp mỏng [5].
2.3.2.2. Định lượng tinh dầu
Xác định hàm lượng tinh dầu trong lá, cành non cây Ba chạc bằng phương pháp
cất kéo hơi nước theo tài liệu [5], [8].
2.3.2.3. Chiết, tách và định tính một số phân đoạn bằng SKLM
- Vỏ thân Ba chạc được chiết với dung môi là ethanol 90% bằng phương pháp
chiết siêu âm ở 60
0
C. Thu hồi dung môi được dịch chiết đậm đặc.
- Từ dịch chiết này tiến hành chiết lần lượt với các dung môi có độ phân cực tăng
dần: n-hexan, ethyl acetat, n-butanol bão hòa trong nước. Sau đó thu hồi các dung
môi được cắn các phân đoạn chiết. Định tính các cắn này bằng SKLM.
14
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
 Kiểm tra tên khoa học của mẫu nghiên cứu
Do chúng tôi chuẩn bị tiêu bản mẫu cây khô trước đó, mà chưa lấy được mẫu cây
tươi vì vậy các chuyên gia thực vật không thể thẩm định tên khoa học trực tiếp
được. Do đó chúng tôi phải tiến hành đối chiếu mẫu Ba chạc thu hái của chúng tôi
với các mẫu tiêu bản lưu tại các trung tâm khoa học lớn về thực vật cây thuốc như
Viện sinh thái tài nguyên thực vật Việt Nam (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và

Công Nghệ Việt Nam); Viện Dược liệu Việt Nam để xác định tên khoa học mẫu
nghiên cứu.
Kết quả:
- Viện Dược liệu: mẫu số 1041c (Phụ lục 1).
- Viện sinh thái: mẫu số 3793 (Phụ lục 2), mẫu số 238 (Phụ lục 3).
- Mẫu của chúng tôi hiện đang lưu tại Bộ môn Dược Học Cổ Truyền- Đại học
Dược Hà Nội (Phụ lục 4).
Nhận xét: Mẫu của chúng tôi hoàn toàn giống các mẫu đã được kiểm tra về đặc
điểm thực vật. Vì vậy mẫu nghiên cứu của chúng tôi là cây Ba chạc có tên khoa học
là Euodia lepta (Spreng.) Merr., họ Cam (Rutaceae).
3.1. Nghiên cứu đặc điểm vi học vỏ thân, lá và cành non cây Ba chạc.
3.1.1. Đặc điểm vi phẫu
3.1.1.1. Đặc điểm vi phẫu lá
Vi phẫu lá cây Ba chạc dưới kính hiển vi có các đặc điểm sau:
 Phần gân chính: Gân lá phía trên lồi ít, phía dưới lồi nhiều, biểu bì trên (1) và
biểu bì dưới (2) thường là một lớp tế bào hình tròn xếp đều đặn. Phía ngoài biểu bì
có lông che chở đơn bào nhỏ (3). Mô dày cấu tạo bởi các tế bào hình tròn thành dày,
xếp đều đặn (4). Mô mềm gồm các tế bào thành mỏng (5), rải rác có các túi chứa
tinh dầu (6), và các tinh thể calci oxalat hình cầu gai (7). Mô cứng (8) cấu tạo bởi
các tế bào có kích thước nhỏ, thành dày hóa gỗ tạo thành cung bao phía ngoài bó
libe-gỗ. Bó libe (9)-gỗ (10) của gân chính là cung libe-gỗ lớn. Trong cùng là mô
mềm ruột gồm các tế bào lớn thành mỏng (11). Hình 3.1.
15

Hình 3.1. Ảnh chụp vi phẫu gân chính lá Ba chạc.
Chú thích:
1. Biểu bì trên.
2. Biểu bì dưới.
3. Lông che chở đơn bào.
4. Mô dày.

5. Mô mềm.
6. Túi chứa tinh dầu.
7. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai.
8. Mô cứng.
9. Bó libe.
10. Bó gỗ.
11. Mô mềm ruột.
 Phần phiến lá: Biểu bì (1) gồm một lớp tế bào có hình chữ nhật, kích thước dài
hơn nhiều so với tế bào biểu bì ở gân lá, rải rác có lông che chở. Mô giậu (2) gồm
2-3 lớp tế bào thành mỏng, rải rác có các tinh thể calci oxalat hình cầu gai (3).
16
Túi tiết tinh dầu lớn (4) nằm trong mô giậu sát lớp biểu bì trên. Mô khuyết (5) gồm
các tế bào thành mỏng. Rải rác có các bó sợi (6) bắt màu đỏ. Hình 3.2.

Hình 3.2. Ảnh chụp vi phẫu phiến lá Ba chạc.
Chú thích:
1. Biểu bì.
2. Mô dậu.
3. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai.
4. Túi tinh dầu.
5. Mô khyết.
6. Bó sợi.
3.1.1.2. Đặc điểm vi phẫu vỏ thân
Mặt cắt ngang thân thường có hình tròn. Cấu tạo của vỏ thân:
Ngoài cùng là lớp bần (1) gồm nhiều lớp tế bào hình chữ nhật xếp đồng tâm.
Tiếp đến là các tế bào mô mềm (2) thành mỏng xếp đều đặn, càng vào sâu phía
trong thành các tế bào càng dày hơn, các tế bào xếp lộn xộn hơn, xuất hiện nhiều
hơn các tế bào có chứa tinh thể calci oxalat hình cầu gai (3). Rải rác trong mô mềm
có nhiều sợi, bó sợi (4) và tế bào mô cứng, khối mô cứng (5) thành dày hóa gỗ. Một
số tia ruột (6) cấu tạo từ một hoặc hai dãy tê bào xuất phát từ phần giữa lớp mô

mềm hướng vào trong thân, kích thước các tia bé dần. Hình 3.3.
17

Hình 3.3. Ảnh chụp vi phẫu vỏ thân Ba chạc.
Chú thích:
1. Lớp bần.
2. Tế bào mô mềm.
3. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai.
4. Bó sợi.
5. Mô cứng.
6. Tia ruột.
3.1.2. Đặc điểm bột dược liệu
3.1.2.1. Đặc điểm bột lá và cành non
Bột có màu nâu xanh, mùi thơm, không có vị, quan sát dưới kính hiển vi có các
đặc điểm sau:
Các tinh thể calci oxalat hình cầu gai đứng riêng rẽ, kích thước nhỏ (1). Mảnh
mô mềm gồm các tế bào hình gần tròn, thành mỏng (2). Đặc biệt có nhiều mảnh mô
mềm mang các giọt tinh dầu bên trong (3). Có nhiều mảnh mạch xoắn (4). Sợi
thường ở dạng các bó sợi (5). Nhiều mảnh phiến lá mang lỗ khí hình song bào rõ
(6). Rải rác có các lông che chở đơn bào (7). Hình 3.4.

×