Tải bản đầy đủ (.pdf) (226 trang)

Tổng quan các thuốc cổ truyền có tác dụng lý khí lý huyết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 226 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI


NGÔ QUỲNH


TỔNG QUAN
CÁC THUỐC CỔ TRUYỀN
CÓ TÁC DỤNG LÝ KHÍ, LÝ HUYẾT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ





HÀ NỘI – 2013
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI


NGÔ QUỲNH


TỔNG QUAN
CÁC THUỐC CỔ TRUYỀN
CÓ TÁC DỤNG LÝ KHÍ, LÝ HUYẾT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:


PGS. TS. Phùng Hòa Bình
Nơi thực hiện:
Bộ môn Dược học cổ truyền



HÀ NỘI – 2013
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Phùng Hòa Bình,
người thầy đã luôn quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn, và động viên tôi trong suốt quá
trình thực hiện và hoàn thành đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô, và các anh chị kỹ thuật viên Bộ môn
Dược học cổ truyền đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình nghiên cứu,
thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn các cán bộ phòng đào tạo, các bộ môn, phòng ban
khác của trường Đại học Dược Hà Nội.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè, những người đã
luôn luôn động viên, giúp đỡ và đóng góp ý kiến cho tôi hoàn thành khóa luận này.
Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 2013
Sinh viên
Ngô Quỳnh










MỤC LỤC

Trang

ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM VỀ KHÍ, HUYẾT VÀ THUỐC LÝ KHÍ, LÝ HUYẾT
TRONG Y HỌC CỔ TRUYỀN 2
1.1.

Thuốc lý khí
2
1.1.1. Khái niệm khí 2
1.1.2. Thuốc lý khí 3
1.2.

Thuốc lý huyết
8
1.2.1. Khái niệm về huyết 8
1.2.2. Thuốc lý huyết 8
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP THÔNG TIN 14
2.1.

Đối tượng nghiên cứu
14
2.2.

Nội dung thu thập thông tin
14
2.3.


Phương pháp thu thập thông tin
14
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ TỔNG HỢP THÔNG TIN VÀ BÀN LUẬN 15
THÔNG TIN VỀ CÁC VỊ THUỐC LÝ KHÍ VÀ LÝ HUYẾT 15
3.1.

THUỐC LÝ KHÍ
15
CHỈ THỰC 15
CHỈ XÁC 21
ĐẠI PHÚC BÌ 22
HẬU PHÁC 26
HƯƠNG PHỤ 34
LỆ CHI HẠCH 39
MỘC HƯƠNG 41
MỘT DƯỢC 48
NHŨ HƯƠNG 53
Ô DƯỢC 57
THẠCH XƯƠNG BỒ 61
THỊ ĐẾ 70
TRẦM HƯƠNG 73
TRẦN BÌ 75
3.2.

THUỐC LÝ HUYẾT
79
BỒ HOÀNG 79
ĐAN SÂM 82
ĐÀO NHÂN 89
ĐƠN ĐỎ 91

ĐƯƠNG QUY VỸ 94
HỒNG HOA 102
HUYỀN HỒ SÁCH 107
ÍCH MẪU 111
KÊ HUYẾT ĐẰNG 115
KHƯƠNG HOÀNG 119
NGA TRUẬT 128
NGƯU TẤT 132
TAM LĂNG 138
TẠO GIÁC THÍCH 141
TÔ MỘC 142
XUYÊN KHUNG 148
XUYÊN SƠN GIÁP 153
BÀN LUẬN 154
3.1.

Khái niệm khí của y học cổ truyền
154
3.2.

Khái niệm huyết của y học cổ truyền
155
3.3.

Quy kinh của các vị thuốc
156
3.4.

Tác dụng chính của các thuốc lý khí
157

3.5.

Tác dụng chính của các thuốc lý huyết
158
3.6.

Thuốc lý khí: sự tương đồng giữa y học cổ truyền với tác dụng sinh học
158
3.7.Thuốc lý huyết: sự tương đồng giữa y học cổ truyền với tác dụng sinh học
…………………………………………………………………………………154

3.8.

Tác dụng bất lợi
160
KẾT LUẬN 161
1.

Thuốc lý khí
161
2.

Thuốc lý huyết
161
ĐỀ XUẤT 162















DANH MỤC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
EC
50
: Nồng độ tác dụng 50%
DPPH: 2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl
iNOS: Nitric oxid synthetase cảm ứng (Inducible nitric oxide synthase)
IC
50
: Nồng độ ức chế 50 %
IL: Interleukin
LPS: Lipopolysaccharid
MIC: Nồng độ ức chế tối thiểu (Minimum inhibitory concentration)
NMDA: Acid N-Methyl-D-aspartic hoặc N-Methyl-D-aspartat
NO: Nitric oxid
PG: Prostaglandin.
ROS/RNS: Các dạng oxy hoạt động/Các dạng nitơ hoạt động (Reactive oxygen
species/Reactive nitrogen species)
TNF-α: Yếu tố hoại tử mô alpha (Tumor necrosis factor-alpha)

TT: Thể trọng






DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Ký hiệu Tên bảng Trang
1 Bảng 1.1 Danh mục thuốc có tác dụng lý khí 4
2 Bảng 1.2 Danh mục thuốc có tác dụng lý huyết 10
3 Bảng 3.3 Tần suất quy kinh của 15 vị thuốc lý khí và
17 vị thuốc lý huyết
151















1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Không chỉ riêng ở Việt Nam mà trên thế giới, việc sử dụng cây cỏ trong đời

sống hàng ngày và dùng làm thuốc điều trị bệnh đã có từ lâu đời. Hiện nay, khoa
học hiện đại không chỉ làm sáng tỏ các kinh nghiệm sử dụng cây cỏ trị liệu mà còn
khám phá, phát hiện nhiều tác dụng mới để ứng dụng trong trị liệu. Mặt khác, do ít
tác dụng bất lợi so với tân dược nên xu hướng sử dụng thuốc từ thảo dược ngày
càng phổ biến.
Trong y học cổ truyền, cổ nhân đã phân loại thuốc thành các nhóm cụ thể,
mỗi nhóm thuốc bao gồm các vị thuốc mang tác dụng đặc trưng tương tự nhau.
Trong số đó, thuốc lý khí và lý huyết được sử dụng phổ biến trong nhiều phương
thuốc cổ truyền để điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau hoặc làm tăng hiệu lực trị
bệnh của cho các nhóm thuốc khác. Khí huyết ứ trệ tương đồng với sự rối loạn các
chứng năng sinh lý, sinh hóa của cơ thể. Vì thế, các nhóm thuốc lý khí và lý huyết
có tác dụng tăng cường lưu thông khí huyết, tăng cường tuần hoàn cơ thể.
Mặc dù khái niệm lý khí vàlý huyết không có trong y học hiện đại nhưng
nhiều vị thuốc trong hai nhóm này đã được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.
Những kết quả thu được góp phần làm sáng tỏ các tác dụng theo y học cổ truyền.
Để tìm hiểu sự tương đồng và mối liên hệ giữa tác dụng lý khí, lý huyết của các vị
thuốc cổ truyền với kết quả nghiên cứu từ y học hiện đại, chúng tôi thực hiện đề tài
“Tổng quan các thuốc cổ truyền có tác dụng lý khí, lý huyết” nhằm mục tiêu:
1. Thu thập các thông tin về: thành phần hóa học, tác dụng sinh học,
ứng dụng trong y dược học cổ truyền của các vị thuốc lý khí, lý huyết.
2. Hệ thống hóa các thông tin để thuận tiện cho việc sử dụng, tra cứu.



2

CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM VỀ KHÍ, HUYẾT VÀ THUỐC LÝ KHÍ, LÝ
HUYẾT TRONG Y HỌC CỔ TRUYỀN
1.1. Thuốc lý khí
1.1.1. Khái niệm khí

Khí là một trong ba vật chất cơ bản (tam bảo) của sinh mệnh con người, bao
gồm: tinh, khí, và thần. Tuy có những điểm khác nhau nhưng trên thực tế đó là
những bộ phận không thể tách rời.
Khái niệm về khí: theo quan niệm của đông y, khí bao hàm hai ý nghĩa, thứ
nhất chỉ vật chất rất nhỏ như khí của thủy cốc, khí hô hấp, hai là năng lượng
hoạt động của các tổ chức như khí của ngũ tạng, lục phủ, khí của kinh mạch.
Khí được chia ra thành khí tiên thiên và khí hậu thiên. Khí tiên thiên “nguyên
khí”, là khí được hình thành từ bào thai, được truyền từ mẹ đến. Khí hậu thiên
có nguồn gốc từ khí trời, khí đồ ăn. Khí hậu thiên có chức năng nuôi dưỡng
khí tiên thiên và là năng lượng cung cấp cho tạng phủ hoạt động [9, 46].
Khí gồm 4 loại:
 Nguyên khí: nguyên khí bao gồm khí nguyên âm, nguyên dương hoặc hóa
sinh từ tinh tiên thiên gọi là nguyên khí. Nguyên khí phát sinh từ thận, tàng ở
đan điền, thông qua tam tiêu, vận hành tới toàn cơ thể [9, 46].
Nguyên khí có chức năng cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của lục phủ
ngũ tạng, coi như “suối nguồn”, làm động lực cho các quá trình sinh hóa trong
cơ thể.
 Dinh khí: dinh khí là tinh khí từ thủy cốc, nguồn gốc tại tỳ vị, vận hành trong
mạch để hóa sinh huyết dịch.
Dinh khí có công năng dinh dưỡng toàn thân; dinh dưỡng ngũ tạng, lục phủ,
bố tán ra ngoài nuôi dưỡng da lông. Dinh khí đổ vào trung tiêu, trú ở thủ thái
âm phế kinh, tuần hoàn ở 14 đường kinh, vận hành liên tục tới các bộ phận [9,
46].
3

 Vệ khí: vệ khí cũng có nguồn gốc từ thủy cốc, bắt nguồn từ tỳ vị, đổ vào
thượng tiêu vận hành ở ngoài mạch. Bên trong thì phân bố ở các màng có màu
đen ở ngực bụng, ở ngoài thì tuần hoàn giữa cơ nhục và bì phu.
Vệ khí có chức năng ôn dưỡng tạng phủ cơ nhục bì phu. Tuy vệ khí vận hành
bên ngoài mạch song cũng dựa theo đường mạch để phân bố. Ban ngày hành ở

phần dương tức ở biểu, ở thủ túc tam dương kinh mạch. Ban đêm hành ở phần
âm tức ở ngũ tạng xuất phát từ túc thiếu âm thận kinh, sau đến phế can tỳ rồi
trở lại thận [9, 46].
 Tông khí: dinh khí, vệ khí hóa sinh từ thủy cốc cùng với khí trời được nạp vào
tạng phế trung tiêu, tương hợp với nhau thành tông khí. Khí hải là nơi tích tụ
của khí, là điểm xuất phát lưu hành của khí toàn thân; sau khi tuần hoàn toàn
thân lại trở về khí hải.
Khí ở khí hải được gọi là tông khí; bên trên tống khí đi vào hầu họng để thực
hiện quá trình hô hấp đi vào mạch tâm để vận hành khí huyết. Tông khí liên
quan mật thiết với nguyên khí, đều vận hành trong kinh mạch, duy trì sức sống
cho cơ thể [9, 46].
1.1.2. Thuốc lý khí
Thuốc lý khí là những thuốc có tác dụng làm cho khí huyết lưu thông, làm cho
khoan khoái lồng ngực, giải uất, giảm đau. Thuốc lý khí được chia làm 2 loại,
thuốc hành khí và thuốc phá khí. Khi sử dụng cần phân tích cụ thể hàn nhiệt,
hư thực để phối hợp cho đúng [9, 216].
Thuốc có tác dụng lý khí gồm các vị thuốc được y học cổ truyền xếp trong
nhóm thuốc lý khí và một số vị thuốc không được xếp vào nhóm lý khí nhưng
có tác dụng lý khí.
Các vị thuốc hành khí gồm: hương phụ, trần bì, hậu phác, nhũ hương, lệ chi
hạch, ô dược, sa nhân, đại phúc bì, mộc hương, xương bồ, một dược.
Các vị thuốc phá khí gồm: chỉ thực, chỉ xác, thanh bì, trầm hương, thị đế [9,
216].Danh mục thuốc lý khí được trình bày ở bảng 1.1.
Bảng 1.1. Danh mục thuốc có tác dụng lý khí
4

STT Vị thuốc Tên khoa học cây thuốc Tính, vị Quy kinh Tác dụng chính
1 Hương phụ
( Rhizoma Cyperi)
Cyperus rotundus L. hoặc C.

stoloniferus Retz.
Vị cay, hơi đắng
Tính bình
Can, tam tiêu Hành khí, giảm đau,
điều kinh, kiện vị
2 Trần bì
( Pericarpium Citri
reticulate)
Citrus reticulata Blanco. Vị đắng, cay
Tính ấm
Vị, phế Hành khí, hòa vị
Chỉ nôn, chỉ tả
3 Hậu phác
( Cortex magnoliae)
Magnolia officinalis Rehd. et Wils. Vị đắng, cay
Tính ấm
Tỳ, vị, đại
tràng
Hành khí hóa thấp
Giáng khí bình suyễn
4 Nhũ hương
( Gummi resina
Olibanum)
Boswellia carterii Birdw. Vị cay, đắng
Tính ấm
Tâm, can, tỳ Hoạt huyết hành khí,
chỉ thống
5 Lệ chi hạch
( Semen Litchi)
Litchi chinensis Sonn. Vị đắng, ngọt,

chát
Tính ấm
Can, thận Hành khí giảm đau
Kiện vị, chỉ nôn
6 Ô dược
( Radix Linderae)
Lindera aggregata (Sims) Kosterm. Vị cay
Tính ấm
Tỳ, phế, thận,
bàng quang
Hành khí chỉ thống
Kiện vị tiêu thực
7 Sa nhân
( Fructus et Semen Amomi
xanthioidis)
Amomum vilosum Lourhoặc
Amomumlongiligulare T. L. Wu.
Vị cay
Tính ấm
Tỳ, thận, vị Lý khí hóa thấp
Trừ phong thấp, giảm
đau
8 Đại phúc bì
( Pericarpium Arecae)
Areca catechu L. Vị cay
Tính hơi ấm
Tỳ, vị, đại
tràng, tiểu
tràng
Hóa thấp, hạ khí

khoan trung
Lợi niệu tiêu phù
9 Mộc hương
( Radix Saussurea lappae
hoặc Radix helenii)
Saussurea lappa Clarke hoặc Inula
helenium L.
Vị cay, đắng
Tính ấm
Phế, can, tỳ,
đại tràng
đởm
Hành khí chỉ thống.
Bình can hạ áp
5


10 Chỉ thực
( Fructus Aurantii
immaturi)
Citrus aurantium L. hoặc Citrus
sinensis (L.) Osbeck.
Vị đắng
Tính hàn
Tỳ, vị Phá khí tiêu tích
Giảm đau, hóa đàm
11 Chỉ xác
( Fructus Citri aurantii)
Citrus aurantium L. hoặc Citrus
sinensis (L.) Osbeck.

Vị chua
Tính hàn
Phế, vị Phá khí hành đàm
Kiện vị tiêu thực
12 Thị đế
( Calyx kaki)
Diospyros kaki L.f. Vị đắng, chát
Tính bình
Tỳ, vị Giáng vị khí nghịch
13 Thanh bì
(Pericarpium Citri
reticulatae viridae)
Citrus reticulata Blanco. Vị đắng, cay
Tính ấm
Can, đởm Hành khí chỉ thống
Kiện vị, sơ can
13 Trầm hương
( Lignum Aquilariae)
Aquilaria agallocha Roxb hoặc A.
crassna Pierre Lee. A sinensis
(Lour) Gilg.
Vị cay, đắng
Tính ấm
Tỳ, vị, thận Giáng khí bình suyễn
Ôn trung chỉ thống
14 Một dược
( Myrrha – Myrrhe)
Commiphora myrrha (Nees) Engl. và
Balsamodendron chrenbergianum
Berg.

Vị đắng
Tính bình
Can, tâm, tỳ Hành khí, hoạt huyết
khứ ứ
15 Thạch xương bồ
( Rhizoma Acori graminei
hoặc Rhizoma Acori
calami)
Acorus gramineus Soland. var.
macrospadiceus Yamamoto Contr.
và Acorus calamus L. var.
angustatus Bess
Vị cay
Tính ấm
Tâm, can Khai khiếu, trục đờm,
ôn tràng, hành khí
giảm đau
6

HÌNH ẢNH CÁC VỊ THUỐC LÝ KHÍ

1.Hương phụ (Rhizoma Cyperi) 2. Trần bì (Pericarpium Citri reticulate) 3.Lệ chi hạch (Semen Litchi)


6. Sa nhân
4.Hậu phác (Cortex magnoliae) 5.Nhũ hương (Gummi resina Olibanum) (Fructus et Semen Amomi xanthioidis)


7.Đại phúc bì (Pericarpium Arecae) 8.Mộc hương (Radix Sassurea lappae) 9.Chỉ thực (Fructus Aurantii immaturi)


7



10.Một dược (Myrrha – Myrrhe) 11.Thạch xương bồ (Rhizoma Acori graminei 12.Thị đế (Calyx kaki)
hoặc Rhizoma Acori calami)

13.Trầm hương (Lignum Aquilariae) 14.Ô dược (Radix Linderae) 15.Chỉ xác (Fructus Citri aurantii)
Nguồn hình ảnh:
 Yhoccotruyen.org (6, 10, 11, 14)
 Duoclieudonghan.com.vn (3)
 Duoclieu.net (1, 2, 7, 8, 13)
 Caythuoc.vn (5, 12)
 Baithach.vn (9, 15)
8

1.2. Thuốc lý huyết
1.2.1. Khái niệm về huyết
Huyết là vật chất sắc đỏ, là tinh hoa của thức ăn, được tạo thành thông qua tác
dụng khí hóa. Nguồn gốc và sinh hóa của huyết bắt nguồn từ trung tiêu, từ tỳ
vị. Quá trình vận hóa tạo huyết có thể xem sơ đồ sau:
Thức ăn vào vị → chất tinh vi của thủy cốc → chất dịch → quá trình khí hóa
→ huyết.
Trong huyết có chất dinh dưỡng, vận hành trong mạch đi nuôi toàn thân. Sự
hoạt động của ngũ quan, cửu khiếu, lục phủ ngũ tạng…đều do huyết. Ví dụ
mắt nhìn được, tai nghe được, chân bước được…đều có sự cung cấp của
huyết. Nếu sự cung cấp đó suy giảm sẽ dẫn đến sự tê mỏi các bộ phận, sự
ngưng tắc của huyết dẫn đến tê liệt mọi hoạt động [9, 45].
1.2.2. Thuốc lý huyết
Thuốc lý huyết là những thuốc có tác dụng lưu thông huyết mạch; thường

dùng trong các trường hợp huyết ứ do sang chấn, do viêm tắc gây đau đớn; do
huyết ứ đọng như kinh bế, sau đẻ máu xấu đọng lại; hoặc các trường hợp sưng
tấy nóng đỏ đau nhức, các bệnh sang lở mụn nhọt thời kỳ đầu. Do tính chất
của thuốc có thể làm cho hành huyết ở mức độ mạnh yếu khác nhau, có thể
chia ra làm hai loại:
Loại hành huyết ở mức độ yếu: gọi là thuốc hoạt huyết, loại này dùng với các
bệnh do huyết mạch lưu thông kém dẫn đến sưng đau.
Thuốc có tác dụng lý huyết gồm các vị thuốc được y học cổ truyền xếp trong
nhóm thuốc lý huyết và một số vị thuốc không được xếp vào nhóm lý huyết
nhưng có tác dụng lý huyết.
Các vị thuốc hành huyết gồm: đan sâm, xuyên khung, ích mẫu, ngưu tất, hoa
đơn đỏ, đương quy, xuyên sơn giáp, bồ hoàng, tạo giác thích, huyền hồ sách,
kê huyết đằng, đào nhân.
9

Loại phá huyết, có tác dụng hành huyết mạnh hơn, dùng với các bệnh huyết ứ
đọng, tụ huyết gây đau đớn mãnh liệt. Các vị thuốc phá huyết gồm: khương
hoàng, nga truật, tô mộc, hồng hoa, tam lăng [9, 231].



10

Bảng 1.2. Danh mục thuốc có tác dụng lý huyết
STT

Vị thuốc Tên khoa học cây thuốc Tính, vị Quy kinh Tác dụng chính
1 Đan sâm
(Radix Salviae
miltiorrhizae)

Salvia miltiorrhiza Bunge Vị đắng
Tính hàn
Tâm, can Hoạt huyết bổ huyết
Dưỡng tâm an thần
2 Xuyên khung
(Rhizoma Ligustici
wallichii)
Ligusticum wallichii
Franch.
Vị cay
Tính ấm
Cam, đởm, tâm
bào
Hoạt huyết thông kinh, hành khí giải
uất
3 Ích mẫu
(Herba Leonuri japonici)
Leonurus japonicus Houtt. Vị cay, hơi đắng
Tính mát
Can, tâm bào Hành huyết thông kinh
Lợi thủy tiêu thũng
4 Ngưu tất
(Radix Achyranthis
bidentatae)
Achyranthes bidentata
Blume
Vị đắng, chua
Tính bình
Can, thận Hoạt huyết thông kinh
Lợi niệu, giáng áp

5 Hoa đơn đỏ

Ixora coccinea L. Vị ngọt
Tính mát
Can, phế Hoạt huyết khứ ứ
Thanh can giáng áp
6 Đương quy
(Radix Angelica sinensis)
Angelica sinensis (Oliv.)
Diels
Vị ngọt, hơi đắng

Tính ấm
Tâm, can, tỳ Hoạt huyết, bổ huyết
7 Xuyên sơn giáp
(Squama Manis)
Manis pentadaclyta L. Vị mặn
Tính hàn
Tâm, thận Hoạt huyết thông kinh
Giải độc trừ mủ
8 Bồ hoàng
(Pollen Typhae)
Typha angustifolia L. hoặc
Typha orientalis Presl
Vị ngọt, nhạt
Tính bình
Can, tỳ, tâm
bào
Tiêu ứ huyết
Giảm đau,tiêu viêm

9 Tạo giác thích Gleditsia thorelii Gagnep Vị cay
Tính ấm
Can, vị Hoạt huyết tiêu thũng
Tiêu viêm trừ mủ
10 Huyền hồ sách Corydalis yanhusuo (Y. H. Vị đắng Can, phế, tỳ Hoạt huyết, hành khí
11

(Tuber Corydalis) Chou & Chun C. Hsu) W.
T. Wang
Tính ấm Chỉ thống
11 Kê huyết đằng

Spatholobus suberectus
Dunn
Vị đắng, hơi ngọt

Tính ấm
Can, thận Hoạt huyết bổ huyết
Thư cân, thông kinh lạc
12 Khương hoàng
(Rhizoma Curcumae
longae)
Curcuma longa L. Vị đắng, cay,
ngọt
Tính hàn
Tâm, phế , can Hành huyết, phá huyết
Lợi mật, lợi tiểu
13 Tam lăng
(Rhizoma Sparganii
stoloniferi)

Sparganium stoloniferum
Buch. Ham.
Vị đắng
Tình bình
Can, tỳ Phá huyết, hành khí, tiêu tích
14 Nga truật
(Rhizoma Curcumae
zedoariae)
Curcuma zedoaria (Berg.)
Roscoe
Vị đắng, cay
Tính ấm
Can Phá khí, hành huyết
Tiêu thực
15 Tô mộc
(Lignum Sappan)
Caesalpinia sappan L. Vị ngọt, mặn
Tính bình
Tâm, can tỳ Phá huyết
Thanh tràng chỉ lỵ
16 Đào nhân
(Semen Pruni)
Prunus pesica (L.) Batsch.
hoặc Prunus davidiana
(Carr.) Franch.
Vị đắng, ngọt
Tính bình
Can, thận

Hoạt huyết khứ ứ

Giảm đau, chống viêm
17 Hồng hoa
(Flos Carthami tinctorii)
Carthamus tinctorius L. Vị cay
Tính ấm
Tâm, can Hoạt huyết phá huyết
Giải độc

12

HÌNH ẢNH CÁC VỊ THUỐC LÝ HUYẾT


1.Xuyên khung (Rhizoma Ligustici wallichii) 2.Ích mẫu (Herba Leonuri japonici) 3.Ngưu tất (Radix Achyranthis bidentatae)


4.Đơn đỏ (Ixora coccinea L.) 5.Đương quy (Radix Angelica sinensis) 6.Xuyên sơn giáp (Squama manis)

7.Bồ hoàng (Pollen Typhae) 8.Tạo giác thích 9.Huyền hồ sách (Tuber Corydalis)


10.Đan sâm (Radix Salviae) 11.Hồng hoa (Flos Carthami tinctorii)

13



12.Kê huyết đằng 13.Khương hoàng (Rhizoma Curcumae longae) 14.Tam lăng (Rhizoma Sparganii)



15.Nga truật (Rhizoma Curcumae zedoariae) 16.Tô mộc (Lignum Sappan) 17.Đào nhân (Semen Pruni)
Nguồn hình ảnh:
 Yhoccotruyen.org (7, 12, 14)
 Duoclieu.net (1, 2, 5, 8, 16, 17)
 Caythuoc.vn (3, 6, 10, 11, 13, 15)
 ayurvedicmedicinalplants.com (4)
 www.tcmtreatment.com(9)



14
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP THÔNG TIN
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Những vị thuốc có tác dụng lý khí, lý huyết thường được dùng trong y học cổ
truyền (bảng 1.1 và bảng 1.2).
Một số vị thuốc được nghiên cứu được liệt kê tại bảng 1.1 và bảng 1.2.
2.2. Nội dung thu thập thông tin
- Tên khoa học, bộ phận dùng
- Thành phần hóa học
- Tác dụng sinh học
- Tác dụng theo y học cổ truyền
- Cách dùng và liều lượng
- Tương tác thuốc
- Thận trọng và chống chỉ định
2.3. Phương pháp thu thập thông tin
- Thu thập thông tin từ các nguồn: Dược điển Việt Nam, Dược điển Trung Quốc,
tài liệu của WHO, các bài báo, báo cáo khoa học của Việt Nam và quốc tế.
- Xử lý thông tin:
 Lập cơ sở dữ liệu











15
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ TỔNG HỢP THÔNG TIN VÀ BÀN LUẬN
THÔNG TIN VỀ CÁC VỊ THUỐC LÝ KHÍ VÀ LÝ HUYẾT
3.1. THUỐC LÝ KHÍ

CHỈ THỰC

1. Tên khoa học, bộ phận dùng
- Tên khoa học cây trấp: Citrus aurantium L. hoặc Citrus sinensis (L.)
Osbeck. Họ Cam Rutaceae
- Bộ phận dùng: quả cây trấp non bổ đôi hoặc để nguyên đã phơi hay sấy khô
(Fructus Aurantii immaturi)
- Tên khác: cam chanh [4, 321]
2. Thành phần hóa học
- Dịch quả cam chứa đường, acid, tinh dầu. Tinh dầu gồm alcol ethylic, alcol
isomylic, alcol phenylethylic, aceton, acetaldehyd, acid formic, và ester của
các acid formic, acid acetic, và acid caprylic, geraniol, terpineol [4, 322].
- Vỏ quả có pectin, flavonoid, tinh dầu, với thành phần là d-limonen (có thể
tới 90%), citral, methyl ester của acid antranilic [4, 322].
- Nghiên cứu chỉ thực của tỉnh Tứ Xuyên Trung Quốc, năm 1958 hệ dược,
Viện y học Bắc Kinh tìm thấy 0,09% alcaloid, 20,49% glucozit, 5,86%

saponin [7, 364].
- Synephrin, C
9
H
13
NO
2
, 0,24 tới 1,45% (g/g); N-methyltyramin, C
9
H
13
NO,
0,19 tới 0,83% (g/g). Một số chất khác như: neohesperidin; nobiletin; 5-
odesmethyl nobiletin; quinolin; narcotin; noradrenlin; tryptamin; tyramin;
naringin; rhoifolin; lonicerin. C. sinensis Osbeck (cam ngọt) nhiều loại cam
cũng chứa hesperitin; naringenin; isosakuranetin; caroten; riboflavin;
tengeretin; 3, 5, 6, 7, 8, 3'4'-methoxyflavon. Vỏ có chứa d-limonen; d-
linaloo, N-acetyloctopamin; gamma-aminobutyric acid. Hạt cam đắng chứa



16
limonen (khoảng 90%), flavonoid, coumarin, triterpen, vitamin C, caroten và
pectin. Quả cam đắng còn xanh chứa: taldehyd, acetic-acid, alphahumulen,
alpha-ionon, alpha-phellandren, alphapinen, alpha-terpineol, alpha-terpinyl-
acetat, alphaylangen, ascorbic-acid, aurantiamen, aurapten, benzoic acid, β-
copaen, β-elemen, βocimen, β-pinen, butanol, cadinen, camphen,
caprinaldehyd, carvon, caryophyllen, cinnamic acid, cis-ocimen, citral,
citronellal, citronellic acid, citronellol, cryptoxanthin, d-citronellic acid, d-
limonen, d-linalool, dnerolidol, decanal, decylaldehyd, decylpelargonat,

delta-3-caren, delta-cadinen, dipenten, dl-linalool, dlterpineol, dodecanal,
dodecen-2-al- (1), duodeclyaldehyd, ethanol, farnesol, formic acid, furfurol,
gamma-elemen, gamma-terpinen, geranic acid, geraniol, geranyl acetat,
geranyl oxid, hesperidin, hexanol, indol, isolimonic acid, isoscutellarein,
isosinensetin, isotetramethylether, l-linalool, llinalylacetat, l-stachydrin,
lauric aldehyd, limonen, limonin, linalool, linalyl acetat, malic acid,
mannose, methanol, myrcen, naringenin, naringin, neral, nerol, nerolidol,
neryl acetat, nobiletin, nomilin, nonanol, nonylaldehyd, nootkaton, octanol,
octyl acetat, pcymen, p-cymol, palmitic acid, pectin, pelargonic acid,
pentanol, phellandren, phenol, phenylacetic acid, pyrrol, rhoifolin, sabinen,
sinensetin, stachydrin, tangeretin, tannic acid, terpenyl acetat, terpinen-4-ol,
terpinolen, tetra-o-methyl-scutellarein, thymol, trans-hexen-2-al-1, trans-
ocimen, umbelliferon, undecanal, valencen, và violaxanthin. [131].
3. Tác dụng sinh học
3.1. Tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm
- Tinh dầu vỏ quả và tinh dầu hoa cam kháng khuẩn mạnh trên: Bacillus
subtilis, B.mycoides, Salmonella typhi, Shigella dysenteria, Sh. Flexneri,
Escherichia coli. Trong đó tinh dầu hoa có tác dụng bằng hoặc hơi kém hơn
tinh dầu vỏ quả, tác dụng vừa trên Klebsiella, Candida albicans,



17
Mycobacterium tuberulosis và tác dụng yếu trên B. pyocyaneus. Nồng độ ức
chế tối thiểu với các vi khuẩn nhạy cảm là 1/1280 [4, 323].
- Cao vỏ cam chiết bằng cách ngấm kiệt với ethanol kháng một số vi khuẩn
thông thường, mức độ tác dụng kém tinh dầu [4, 323].
3.2. Tác dụng đối với cơ
- Chỉ thực làm hưng phấn tử cung, tăng cường trương lực co bóp [9, 222].
- Thử nghiệm tác dụng của p-synephrin (0-100 µM) trên cơ vân L6 cho thấy

p-synephrin không gây hại cho cơ và làm tăng tiêu thụ glucose đến 50% tùy
liều dùng, sự kích thích tiêu thụ glucose của p-synephrin nhạy cảm với sự ức
chế AMPK [98].
3.3. Tác dụng đối với tuần hoàn
- Tiêm nước sắc chỉ thực gây tăng huyết áp của chó đã gây mê. Nước sắc có
nồng độ 20% trở xuống làm tăng co bóp của tim ếch cô lập; nếu nồng độ
50% thì sự co bóp giảm đi nhiều [9, 222].
- Thử nghiệm trên người trẻ khỏe mạnh, liều 900mg dịch chiết với 6%
synephrin trong 1 tuần cho thấy: huyết áp tâm thu tăng đáng kể so với
placebo ở giờ 1-5, chênh lệch đỉnh ở 7,3 ± 4,6 mmHg, huyết áp tâm trương
tăng đáng kể so với nhóm placebo ở giờ 4-5, đỉnh chênh là 2,6 ± 3,8 mmHg,
nhịp tim tăng so với nhóm placebo ở giờ 2-5, đỉnh chênh lệch là 4,2 ± 4,5
nhịp/phút [22].
- 2 dịch chiết khác nhau, một dịch chứa 6% synephrin, và dịch kia chứa 95%
synephrin, liều 10 hoặc 50 mg/kg TT chuột cái Sprague-Dawley, dùng trong
28 ngày cho kết quả: synephrin, cả dạng dịch chiết cam đắng và dịch nguyên
chất đều làm tăng huyết áp, nhịp tim, dịch 95% synephrin có tác dụng trên
nhịp tim và huyết áp yếu hơn so với dịch chiết cam đắng, tác dụng này rõ
hơn nếu dùng thêm caffein [90].
3.4. Tác dụng đối với tiêu hóa

×