Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Khảo sát tính sẵn có và giá thuốc thiết yếu cho trẻ em tại tỉnh bắc ninh năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 86 trang )



BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI



ĐINH XUÂN ĐẠI

KHẢO SÁT TÍNH SẴN CÓ VÀ GIÁ
THUỐC THIẾT YẾU CHO TRẺ EM
TẠI TỈNH BẮC NINH NĂM 2014

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ



HÀ NỘI – 2014


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

ĐINH XUÂN ĐẠI

KHẢO SÁT TÍNH SẴN CÓ VÀ GIÁ
THUỐC THIẾT YẾU CHO TRẺ EM
TẠI TỈNH BẮC NINH NĂM 2014
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ

Ngƣời hƣớng dẫn:


TS. Nguyễn Thị Thanh Hương
Nơi thực hiện:
Bộ môn Quản lý và kinh tế dược




HÀ NỘI – 2014


LỜI CẢM
ƠN

Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới
TS. Nguyễn
Thị Thanh Hương
- phó trưởng Bộ môn Quản lý và kinh tế dược, người đã
dành nhiều thời gian, tâm huyết để hướng dẫn và truyền đạt cho tôi nhiều kiến
thức quý giá trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn anh
Đồng Duy Trường
- hiệu phó trường
Cao đẳng y tế Bắc Ninh; cán bộ, nhân viên phòng Nghiệp vụ dược - Sở Y tế tỉnh
Bắc Ninh đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu trên địa
bàn tỉnh. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ, nhân viên của các
bệnh viện, các trạm y tế xã; quản lý và nhân viên các cơ sở bán lẻ thuốc trên
địa bàn tỉnh đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập dữ liệu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới chị
Kiều Thị Tuyết Mai và các thầy cô trong
Bộ môn Quản lý và kinh tế dược

đã giảng dạy, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi trong quá trình hoàn thành khóa luận.
Tôi vô cùng biết ơn
các thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Dược Hà
Nội
đã nhiệt tình giảng dạy và truyền đạt cho tôi nhiều kinh nghiệm, nhiều kiến
thức bổ ích trong thời gian học tập tại trường.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
bố mẹ, ông bà và người thân

trong gia đình tôi đã nuôi dạy tôi trưởng thành, luôn nâng đỡ và cho tôi nhiều
bài học quý giá trong cuộc sống.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn bạn
Lê Bá Nam
, bạn
Trần Thị
Ngọc Mai
, bạn
Trần Hải Đăng
, bạn
Phan Thị Hường

tất cả bạn bè
của tôi
đã luôn sát cánh bên tôi, luôn động viên và giúp đỡ tôi cả trong học tập và
trong cuộc sống.
Hà Nội, ngày 11 tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Đinh Xuân Đại




MỤC LỤC

Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ

1
Chƣơng 1 - TỔNG QUAN
3
1.1. Thuốc thiết yếu, Danh mục thuốc thiết yếu quốc gia, các chính
sách quốc gia về thuốc thiết yếu và Danh mục thuốc thiết yếu cho trẻ
em của WHO ………………………… …… ………….… …… …….


3
1.1.1. Khái niệm thuốc thiết yếu …………………………… … …… …
3
1.1.2. Danh mục thuốc thiết yếu quốc gia, các chính sách quốc gia về
thuốc thiết yếu trên thế giới và ở Việt Nam …………………… …… …

3
1.1.2.1. Danh mục thuốc thiết yếu mẫu của WHO …………………… …
3
1.1.2.2. Chính sách quốc gia về thuốc thiết yếu ở một số nước trên thế
giới…………………………………………………………………… ……

4
1.1.2.3. Danh mục thuốc thiết yếu của Việt Nam ………….…….……
5

1.1.2.4. Chính sách quốc gia về thuốc thiết yếu …………… …………
6
1.1.3. Danh mục thuốc thiết yếu cho trẻ em của WHO ban hành ………….
7
1.2. Thực trạng về tính sẵn có và giá thuốc thiết yếu tại Việt Nam
trong những năm qua …………………………………………………

9
1.2.1. Kết quả đạt được và những tiến bộ về tính sẵn có và giá thuốc thiết
yếu tại Việt Nam ……………………………………………………………

9
1.2.1.1. Về tính sẵn có của thuốc thiết yếu tại Việt Nam ……….….….…
9
1.2.1.2. Về giá thuốc tại Việt Nam ………………… …….…….………
10
1.2.2. Các khó khăn và thách thức …………………………………………
11
1.2.2.1. Về tính sẵn có của thuốc thiết yếu ……………………………….
11
1.2.2.2. Về giá thuốc ………………………………………………………
11
1.3. Thực trạng về tính sẵn có và giá thuốc thiết yếu cho trẻ em ở một
số khu vực, quốc gia trên thế giới ……………….……………………….

13
1.3.1. Tính sẵn có của một số thuốc thiết yếu cho trẻ em ở Ấn Độ ……….
13



1.3.2. Tính sẵn có và giá thuốc thiết yếu cho trẻ em ở Guatelama ………
15
1.3.3. Tính sẵn có và giá thuốc thiết yếu cho trẻ em ở Thiểm Tây, Trung
Quốc ………………………………………………………………………

17
1.4. Sơ lƣợc về tỉnh Bắc Ninh …………………………………………
18
Chƣơng 2 - ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
20
2.1. Đối tƣợng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ….……………………
20
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………
20
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu …………………………………
20
2.2. Danh mục các thuốc đƣợc khảo sát …………………………………
20
2.2.1. Các thuốc cốt lõi được khuyến cáo ………………………………….
20
2.2.2. Một số thuốc khảo sát bổ sung cho tỉnh Bắc Ninh ………………
21
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu …………………………….………………
23
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ………………………………………………….
23
2.3.2. Kỹ thuật chọn mẫu và cỡ mẫu nghiên cứu ………………………
23
2.3.3. Tiến trình thu thập dữ liệu ……………………………………… ….
25

2.4. Các thông số để đánh giá tính sẵn có và giá thuốc thiết yếu cho trẻ
em …… ……………………………………………………………………

26
2.4.1. Phần trăm tính sẵn có của thuốc …………………………………
26
2.4.2. Tỷ lệ giá trung vị MPR (Median Price Ratio) ………… ………
27
2.4.3. Tứ phân vị và khoảng tứ phân vị …………………………………
28
Chƣơng 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
29
3.1. Tính sẵn có của các thuốc khảo sát …………………………………
29
3.1.1. Tính sẵn có của từng loại thuốc trong các cơ sở khảo sát ………
29
3.1.2. Tính sẵn có trung bình của các thuốc ở từng khu vực khảo sát ……
33
3.1.3. Tính sẵn có trung bình của các thuốc thuộc Danh mục thuốc thiết
yếu tân dược lần thứ 6 (EML) ……………………………………………

34
3.1.4. Tính sẵn có trung bình của các thuốc thuộc Danh mục thuốc thiết
yếu cho trẻ em lần thứ 4 của WHO (EMLc) ……………………………….

34
3.1.5. Tính sẵn có trung bình của năm thuốc khảo sát bổ sung ……………
35



3.1.6. Tính sẵn có trung bình của các thuốc ở từng vùng khảo sát ………
36
3.1.7. Tính sẵn có của một số thuốc điều trị tiêu chảy …………………….
36
3.1.8. Tính sẵn có của một số kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn hô hấp …
37
3.2. Giá thuốc thiết yếu cho trẻ em ………………………………………
39
3.2.1. Tỷ lệ giá trung vị của từng thuốc ở khu vực công lập và khu vực tư
nhân ………………………………………………………………………

39
3.2.1.1. Khu vực công lập ……………… ……………………………….
39
3.2.1.2. Khu vực tư nhân ………………………… ……………………
40
3.2.2. Trung vị MPRs của các thuốc được tìm thấy ở hai khu vực khảo sát
41
3.2.2.1. Khu vực công lập ………… …………………………………….
41
3.2.2.2. Khu vực tư nhân ………… ……………………………………
41
3.2.3. So sánh giá bệnh nhân chi trả ở khu vực công lập với khu vực tư
nhân ……………………………….………………………………………

42
3.2.4. So sánh thuốc giá cao nhất và thuốc giá thấp nhất qua trung vị MPRs
của các thuốc tìm thấy ở cả 2 loại sản phẩm ……………………………….

43

3.2.5. So sánh tỷ lệ giá trung vị của một số thuốc giữa hai khu vực … …
43
BÀN LUẬN
45
KẾT LUẬN
57
KIẾN NGHỊ
57
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC











DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ CÁI VIẾT TẮT
BHYT

Bảo hiểm y tế
BMC
Better Medicines for Children
Thuốc tốt hơn cho trẻ em
BV


Bệnh viện
BV ĐK

Bệnh viện đa khoa
BYT

Bộ Y tế
CN

Cao nhất (giá thuốc)
cs

Cơ sở
CSSK

Chăm sóc sức khỏe
EML
Essential Medicines List
Danh mục thuốc thiết yếu
EMLc
Essential Medicines List for
Children
Danh mục thuốc thiết yếu cho
trẻ em
H TT

Huyện Thuận Thành
HAI
Health Action International

Y tế hành động quốc tế
IDPIG
International Drug Price Indicator
Guide
Hướng dẫn Chỉ số giá thuốc
quốc tế
JAHR
Joint Annual Health Review
Báo cáo chung tổng quan
ngành y tế hàng năm
KCB

Khám chữa bệnh
KV

Khu vực
MPR
Median Price Ratio
Tỷ lệ giá trung vị
MPRs

Các giá trị MPR
MSH
Management Sciences for Health
Khoa học quản lý về Y tế
NRHM
National Rural Health Mission
Sứ mệnh Y tế nông thôn quốc
gia
PK ĐK


Phòng khám đa khoa
PROAM
Programa de Accesibilidad a los
Medicamentos
Một tập hợp con của khu vực
công lập ở Guatelama


sc

Sẵn có
TN

Thấp nhất (giá thuốc)
TP BN

Thành phố Bắc Ninh
TTY

Thuốc thiết yếu
TX TS

Thị xã Từ Sơn
TYT

Trạm Y tế
UNFPA
United Nations Population Fund
Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc

UNICEF
United Nations Children's Fund
Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc
UNHCR
United Nations High Commissioner
for Refugees
Cao ủy Liên Hiệp Quốc về
người tị nạn
USD
United States Dollar
Đô la Mĩ
WHO
World Health Organization
Tổ chức Y tế thế giới
WMFC
WHO Model Formulary for
Children
Công thức thuốc cho trẻ em của
Tổ chức Y tế thế giới















DANH MỤC BẢNG
Tên bảng
Nội dung
Trang
Bảng 1.1
Danh sách các thuốc được khảo sát ở Ấn Độ
14
Bảng 1.2
Tính sẵn có của từng thuốc tại các cơ sở khảo sát ở Ấn Độ
14
Bảng 1.3
Các đơn vị hành chính của tỉnh Bắc Ninh
19
Bảng 2.4
Danh mục các thuốc khảo sát
22
Bảng 2.5
Số lượng các cơ sở tại mỗi vùng khảo sát
24
Bảng 3.6
Tính sẵn có của từng thuốc ở khu vực công lập và khu vực tư nhân
30
Bảng 3.7
Tính sẵn có trung bình và độ lệch chuẩn của tất cả các thuốc khảo
sát
33
Bảng 3.8

Tính sẵn có trung bình của các thuốc thuộc Danh mục EML
34
Bảng 3.9
Tính sẵn có trung bình của các thuốc thuộc Danh mục EMLc
35
Bảng 3.10
Tính sẵn có trung bình của các thuốc bổ sung
35
Bảng 3.11
Tính sẵn có trung bình của thuốc ở từng vùng khảo sát (khu vực tư
nhân)
36
Bảng 3.12
Tỷ lệ giá trung vị cho các thuốc được tìm thấy ở khu vực công lập
39
Bảng 3.13
Tỷ lệ giá trung vị cho các thuốc được tìm thấy ở khu vực tư nhân
40
Bảng 3.14
Trung vị MPRs của tất cả các thuốc được tìm thấy ở khu vực công
lập
41
Bảng 3.15
Trung vị MPRs của tất cả các thuốc được tìm thấy ở khu vực tư
nhân
42
Bảng 3.16
Trung vị MPRs của các thuốc được tìm thấy đồng thời ở cả hai khu
vực công lập và khu vực tư nhân
42

Bảng 3.17
So sánh nhóm thuốc giá cao nhất và nhóm thuốc giá thấp nhất:
Trung vị MPRs của các thuốc được tìm thấy ở cả hai nhóm sản
phẩm
43
Bảng 3.18
Tỷ lệ giữa MPR của thuốc giá cao nhất với thuốc giá thấp nhất
44




DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Tên
Nội dung
Trang
Hình 1.1
Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh
18
Hình 3.2
Tính sẵn có của các thuốc điều trị tiêu chảy ở khu vực
công lập và khu vực tư nhân (nhóm thuốc giá thấp nhất)
37
Hình 3.3
Tính sẵn có của một số kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn
hô hấp ở khu vực công lập và khu vực tư nhân (nhóm
thuốc giá thấp nhất)
38
Hình 3.4
Tỷ lệ giá trung vị của các thuốc có giá cao nhất và giá

thấp nhất được tìm thấy ở cả khu vực công lập và khu
vực tư nhân
44
Hình 3.5
Tính sẵn có của một số thuốc giá thấp nhất tại tỉnh Bắc
Ninh và Thiểm Tây khu vực công lập
53
Hình 3.6
Tính sẵn có của một số thuốc giá thấp nhất tại tỉnh Bắc
Ninh và Thiểm Tây khu vực tư nhân
54



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, năm 2012 có khoảng 6,6 triệu trẻ
em dưới 5 tuổi tử vong. Trong đó có trên 70% trường hợp trẻ tử vong xảy ra ở Châu
Phi và Đông Nam Á [60]. Các nguyên nhân tử vong hàng đầu là viêm phổi, biến
chứng sinh non, ngạt sinh, tiêu chảy và sốt rét. Hơn một nửa số trường hợp trẻ em
chết sớm là do những bệnh mà có thể được phòng ngừa hoặc chỉ cần điều trị đơn
giản [38]. Tình trạng thiếu thuốc dành cho nhi khoa hiện đang là vấn đề mang tính
toàn cầu, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển. Thậm chí ngay cả khi thuốc
sẵn có thì bệnh nhân hoặc người nhà có thể không có khả năng chi trả [28]. Nhiều
trẻ em không được tiếp cận với những điều trị cần thiết vì không tồn tại dạng chế
phẩm thuốc phù hợp, vì thuốc không sẵn có hoặc giá quá đắt [27].
Việt Nam tuy đã đạt được những thành tựu đáng kể trong chăm sóc và bảo
vệ sức khỏe cho nhân dân nhưng vẫn còn một số khó khăn, thách thức. Một trong
những khó khăn hàng đầu đó là còn tồn tại một lượng lớn trẻ em tử vong hàng năm.

Năm 2010, tỷ lệ trẻ em chết dưới 1 tuổi là 15,8‰, tỷ lệ trẻ em chết dưới 5 tuổi là
25‰. Hàng năm nước ta vẫn có tới 31.000 trẻ dưới 5 tuổi tử vong trong đó có
khoảng 16.000 trẻ sơ sinh. Nhiễm khuẩn hô hấp dưới (viêm phổi) là nguyên nhân
chính của gánh nặng bệnh tật ở trẻ em, chiếm 11% tổng gánh nặng bệnh tật [15].
Trẻ em là đối tượng cần được đặc biệt quan tâm trong vấn đề sử dụng thuốc
vì nhiều cơ quan trong cơ thể chưa hoàn thiện đầy đủ. Có nhiều khác biệt cả về
dược động học lẫn dược lực học của thuốc ở trẻ so với người lớn [4]. Tại nhiều nơi
trên thế giới, có không ít loại thuốc được kê đơn cho bệnh nhi mà không theo hướng
dẫn chính thức nào cả, nghĩa là ảnh hưởng của chúng đối với trẻ chưa từng được
nghiên cứu và phê chuẩn [38]. Thuốc được sản xuất riêng cho trẻ em hiện còn rất
hạn chế nên các bác sĩ và nhiều phụ huynh thường có thói quen giảm liều dành cho
người lớn xuống bằng cách bẻ nhỏ viên thuốc để cho bệnh nhi dùng. Nhưng trẻ em
không phải là “người lớn thu nhỏ” nên cơ thể có thể có các phản ứng khác, dẫn đến
quá liều, gây ra các tác dụng phụ hoặc chưa đủ liều khiến việc điều trị thất bại [43].
2

Với sự phát triển ồ ạt của ngành Dược trong giai đoạn hiện nay làm cho số
chế phẩm thuốc xuất hiện ngày càng nhiều. Tính đến tháng 7 năm 2013, có 15.799
loại thuốc trong nước và 12.860 thuốc nước ngoài được cấp số đăng ký [47]. Trên
thị trường còn có nhiều loại thuốc giả, thuốc kém chất lượng, không rõ nguồn gốc
lưu hành làm cho lượng thuốc lưu hành trên thị trường trong nước còn lớn hơn
nhiều, gây khó khăn cho công tác quản lý [16]. Một số biện pháp bình ổn giá thuốc
đã được thực hiện trong những năm qua nhưng việc kiểm soát giá thuốc trên thị
trường Việt Nam vẫn còn là 1 thách thức lớn. Đấu thầu thuốc chưa có hiệu quả
trong việc giảm giá thuốc ở bệnh viện. Giá thuốc ở Việt Nam vẫn còn cao hơn giá
tham khảo quốc tế kể cả thuốc biệt dược lẫn thuốc gốc [7], [15].
Thu thập các bằng chứng về tính sẵn có và giá thuốc là bước đầu tiên trong
việc cải thiện khả năng tiếp cận các điều trị với giá cả phải chăng. Tháng 5 năm
2003, Tổ chức Y tế thế giới hợp tác với Y tế hành động quốc tế phát triển một
phương pháp tiêu chuẩn để khảo sát giá thuốc, tính sẵn có, khả năng chi trả và thành

phần giá [41]. Kể từ đó, việc tiếp cận thuốc thiết yếu đã được nghiên cứu rộng rãi
bằng cách sử dụng phương pháp WHO/HAI. Tuy nhiên mới chỉ có một số ít các
nghiên cứu ở các quốc gia trên thế giới đo lường tính sẵn có và giá thuốc cho trẻ em
và Việt Nam không nằm trong số các quốc gia đó. Với một số lượng còn nghèo nàn
các nghiên cứu về tính sẵn có và giá thuốc dành cho trẻ em trên thế giới, chúng tôi
tiến hành đề tài “Khảo sát tính sẵn có và giá thuốc thiết yếu cho trẻ em tại tỉnh
Bắc Ninh năm 2014” theo phương pháp tiêu chuẩn của WHO/HAI với 2 mục tiêu:
- Mô tả thực trạng về tính sẵn có của một số thuốc thiết yếu cho trẻ em tại
tỉnh Bắc Ninh năm 2014
- Phân tích giá của một số thuốc thiết yếu cho trẻ em tại tỉnh Bắc Ninh năm
2014
Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm mục đích ngày càng nâng cao công tác
đảm bảo chất lượng chăm sóc và điều trị cho trẻ.
3

Chƣơng 1 - TỔNG QUAN
1.1. Thuốc thiết yếu, Danh mục thuốc thiết yếu quốc gia, các chính sách quốc
gia về thuốc thiết yếu và Danh mục thuốc thiết yếu cho trẻ em của WHO
1.1.1. Khái niệm thuốc thiết yếu
Thuốc thiết yếu là thuốc đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của đại đa số
nhân dân, được quy định tại danh mục thuốc thiết yếu do Bộ trưởng Bộ Y tế ban
hành [11].
Các thuốc thiết yếu được lựa chọn phải đảm bảo các nguyên tắc sau: (1) có
hiệu lực phòng và chữa bệnh cao; (2) an toàn trong điều trị; (3) giá thành điều trị
hợp lý; (4) có dạng bào chế (dạng chế phẩm, nồng độ, hàm lượng) dễ sử dụng; (5)
phù hợp với trình độ chuyên môn của nhân viên y tế; (6) phù hợp với các phương
tiện, trang thiết bị để sử dụng, bảo quản tại các tuyến y tế; (7) có sự ưu tiên nhất
định cho các thuốc sản xuất trong nước [1].
1.1.2. Danh mục thuốc thiết yếu quốc gia, các chính sách quốc gia về thuốc thiết
yếu trên thế giới và ở Việt Nam

1.1.2.1. Danh mục thuốc thiết yếu mẫu của WHO
Năm 1975, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra quan niệm về thuốc thiết
yếu và khuyến nghị các quốc gia xây dựng một đường lối, chính sách về thuốc từ
nghiên cứu, sản xuất cho đến phân phối sao cho phù hợp với nhu cầu chăm sóc sức
khỏe của nhân dân, luôn sẵn có các thuốc với chất lượng đảm bảo, dạng dùng phù
hợp và giá cả hợp lý. Nhóm ủy ban chuyên gia của WHO về lựa chọn và sử dụng
thuốc thiết yếu gặp nhau 2 năm một lần để xem xét các bằng chứng khoa học mới
nhất về hiệu quả, tính an toàn và chi phí của các loại thuốc [61]. Cho đến nay, Danh
mục thuốc thiết yếu mẫu của WHO đã qua 17 lần thay đổi [62]. Danh mục thuốc
thiết yếu mẫu lần thứ 18 được lựa chọn với sự hỗ trợ của nhóm ủy ban cố vấn trong
4

hội nghị từ ngày 8 đến ngày 12 tháng 4 năm 2013 tại Geneva, Thụy Sĩ với sự tham
gia của 11 thành viên ủy ban và 5 cố vấn tạm thời [39].
Danh sách thuốc thiết yếu mẫu của WHO ban hành có vai trò như là một
hướng dẫn cho tất cả các nước trên thế giới phát triển Danh mục thuốc thiết yếu
quốc gia. Các thuốc nằm trong danh mục được lựa chọn dựa trên tỷ lệ nhiễm bệnh,
các bằng chứng về tính hiệu quả, tính an toàn và so sánh hiệu quả chi phí của thuốc.
Danh mục các thuốc thiết yếu không những có thể giúp cải thiện tính sẵn có và khả
năng sử dụng thuốc hợp lý trong hệ thống chăm sóc sức khỏe mà còn giúp hướng
dẫn việc mua sắm, cung ứng thuốc trong khu vực công, hướng dẫn các đề án hoàn
trả chi phí y tế, đóng góp y học và sản xuất thuốc trong nước [64].
Tuy không được thiết kế như là một tiêu chuẩn toàn cầu nhưng trong hơn 30
năm qua, Danh mục thuốc thiết yếu mẫu của WHO ban hành đã nhận được sự chấp
thuận toàn cầu về khái niệm thuốc thiết yếu như là một công cụ hiệu quả để thúc
đẩy bình đẳng y tế [64]. Hầu hết các nước trên thế giới đều có Danh mục thuốc thiết
yếu quốc gia, thậm chí một số quốc gia còn có danh mục riêng cho các tiểu bang
hoặc các tỉnh [65]. Nhiều tổ chức quốc tế bao gồm UNICEF, UNHCR, UNFPA
cũng như các tổ chức phi chính phủ, các cơ quan cung ứng phi lợi nhuận quốc tế
khác cũng đã áp dụng khái niệm thuốc thiết yếu và hệ thống cung ứng thuốc của họ

dựa vào Danh mục thuốc thiết yếu mẫu của WHO ban hành [66].
1.1.2.2. Chính sách quốc gia về thuốc thiết yếu ở một số nước trên thế giới
Tại Trung Quốc, trong năm 2009, chính phủ đã xác định chính sách về thuốc
thiết yếu là một trong năm lĩnh vực ưu tiên cho cải cách hệ thống y tế. Kể từ đó,
một chính sách thuốc thiết yếu quốc gia đã được ban hành cùng với các kế hoạch để
thực hiện [47]. Nhiều chính sách y tế được ban hành nhằm tiêu chuẩn hóa việc kê
đơn và ưu tiên sử dụng thuốc thiết yếu; giảm giá thuốc thiết yếu và đảm bảo cung
ứng đầy đủ thuốc thiết yếu đạt chất lượng cho toàn dân; đảm bảo cung ứng các loại
thuốc an toàn và cần thiết cho điều trị các bệnh nhi khoa; đẩy mạnh các hoạt động
5

quản lý về thuốc. Danh mục thuốc thiết yếu mới nhất của Trung Quốc được ban
hành trong năm 2013 đã đáp ứng các nhu cầu điều trị lâm sàng cơ bản, giúp đảm
bảo tính sẵn có của thuốc, điều chỉnh dịch vụ y tế, giảm chi phí điều trị, có lợi cho
công tác tiêu chuẩn hóa quá trình đấu thầu và thu mua thuốc. Trong danh mục này
có 520 thuốc thiết yếu mới được thiết lập riêng cho trẻ em [57], [67]. Ngoài ra ở
Trung Quốc, mỗi tỉnh còn có thể lựa chọn các thuốc bổ sung để lập nên một danh
mục thuốc riêng cho tỉnh mình và đã có nghiên cứu chứng minh tính hiệu quả trong
việc lựa chọn các thuốc bổ sung ở mỗi tỉnh này [29].
Tanzania là nước đầu tiên ban hành Danh mục thuốc thiết yếu quốc gia vào
năm 1970, trước cả danh mục mẫu do WHO ban hành [21]. Hiện nay, Tanzania có
nhiều chính sách nhằm đảm bảo tất cả mọi người được tiếp cận với thuốc thiết yếu
mà họ cần và có khả năng chi trả; đảm bảo các thuốc an toàn, hiệu quả và có chất
lượng tốt; các thuốc được kê đơn, phân phối và sử dụng hợp lý [63]. Tại nhiều quốc
gia như Phillipin, Malawi… cũng có những chính sách nhằm lựa chọn và cung ứng
thuốc thiết yếu với giá cả hợp lý, chất lượng phù hợp và xem việc xây dựng chính
sách thuốc thiết yếu là một trong những nội dung cơ bản của chính sách thuốc quốc
gia [1].
1.1.2.3. Danh mục thuốc thiết yếu của Việt Nam
Năm 1985, Bộ Y tế đã ban hành Danh mục thuốc thiết yếu lần thứ I. Danh

mục này sau đó đã được cập nhật, điều chỉnh và ban hành vào các năm 1989, 1995,
1999 và 2005 [7]. Danh mục thuốc thiết yếu lần thứ VI đang dần được hoàn thiện,
trong đó Danh mục thuốc thiết yếu tân dược lần thứ VI đã được ban hành vào tháng
12 năm 2013 [6]. Danh mục này được lựa chọn trên nguyên tắc kế thừa Danh mục
thuốc thiết yếu Việt Nam lần thứ V [2] đồng thời tham khảo Danh mục thuốc thiết
yếu mẫu lần thứ 18 của WHO và các hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế; phù hợp với
các chính sách, pháp luật về dược, thực tế sử dụng và khả năng bảo đảm cung ứng
thuốc của Việt Nam. Tiêu chí lựa chọn thuốc bao gồm: (1) bảo đảm hiệu quả, an
toàn cho người sử dụng; (2) sẵn có với số lượng đầy đủ, có dạng bào chế phù hợp
6

với điều kiện bảo quản, cung ứng và sử dụng; (3) phù hợp với mô hình bệnh tật,
phương tiện kỹ thuật, trình độ của thầy thuốc và nhân viên y tế trong cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh; (4) giá cả hợp lý; (5) đa số là đơn chất, nếu là đa chất phải chứng
minh được sự kết hợp đó có lợi hơn so với khi dùng từng thành phần riêng rẽ về tác
dụng và độ an toàn; trường hợp có hai hay nhiều thuốc tương tự nhau phải lựa chọn
trên cơ sở đánh giá đầy đủ về hiệu lực, độ an toàn, chất lượng, giá cả và khả năng
cung ứng [6]. Số lượng thuốc cũng như dạng đóng gói đều thay đổi theo thời gian,
phụ thuộc vào mô hình bệnh tật cũng như điều kiện kinh tế xã hội của thời điểm ban
hành danh mục. Các thuốc được lựa chọn là những thuốc generic sẵn có, có hiệu lực
cao, ít tác dụng phụ, ít độc và rẻ tiền [7].
Bên cạnh Danh mục thuốc thiết yếu quốc gia, tháng 7 năm 2011, Bộ Y tế ban
hành Danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các sơ sở khám bệnh, chữa
bệnh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán làm nền tảng cho các cơ sở khám chữa
bệnh lựa chọn thuốc, đảm bảo nhu cầu điều trị và thanh toán cho các đối tượng bệnh
nhân có thẻ bảo hiểm. Danh mục này không những góp phần giúp đảm bảo sử dụng
thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả và đáp ứng nhu cầu điều trị của người bệnh mà còn
đảm bảo quyền lợi cho các bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế, phù hợp với khả năng
kinh tế của người bệnh và khả năng chi trả của quỹ bảo hiểm [5].
1.1.2.4. Chính sách quốc gia về thuốc thiết yếu

Chính sách quốc gia về thuốc thiết yếu ở Việt Nam với mục tiêu chung là:
(1) Nhà nước đảm bảo bằng chính sách, cơ chế và biện pháp cung cấp thuốc thiết
yếu cho công tác phòng chữa bệnh cho nhân dân trong toàn quốc; (2) Bộ Y tế xây
dựng và phổ biến danh mục quốc gia về thuốc thiết yếu và triển khai việc sản xuất,
cung ứng thuốc thiết yếu đáp ứng với nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân trong
từng thời kỳ [1]. Chính sách quốc gia về thuốc thiết yếu bao gồm 10 nội dung
chính: (1) lựa chọn TTY và ban hành danh mục TTY; (2) danh pháp TTY; (3) sản
xuất TTY; (4) cung ứng TTY; (5) kê đơn, hướng dẫn sử dụng an toàn, hợp lý TTY;
(6) chất lượng TTY; (7) thông tin về TTY; (8) đào tạo nhân viên y tế; (9) hợp tác
7

trong nước và hợp tác quốc tế; (10) các điều khoản đảm bảo cho việc thi hành chính
sách. Mười nội dung trên đều có các mục tiêu và chính sách cụ thể riêng cho từng
nội dung. Bên cạnh đó còn có các chính sách cung ứng thuốc dự trữ phòng chống
dịch bệnh, thiên tai; cung ứng thuốc cho các đối tượng chính sách xã hội; chính sách
thuốc cho phòng và điều trị các bệnh xã hội và y tế công cộng; chính sách thuốc cho
bảo hiểm y tế [1].
1.1.3. Danh mục thuốc thiết yếu cho trẻ em của WHO ban hành
Năm 2007, Tổ chức Y tế thế giới kỷ niệm 30 năm ngày ban hành Danh mục
thuốc thiết yếu. Nhìn lại tiến độ thực hiện trong những năm đã qua cho thấy có một
nhu cầu cần thiết của nhiều loại thuốc được phát triển và thử nghiệm đặc biệt để sử
dụng cho trẻ em. Tháng 10 năm 2007, Tổ chức Y tế thế giới đưa ra chiến dịch “Tạo
cỡ thuốc cho trẻ em” nhằm nâng cao nhận thức về vấn đề này giữa các nhà ban
hành chính sách, các nhà sản xuất dược phẩm, các nhà nghiên cứu, các chuyên gia
chăm sóc sức khỏe và cộng đồng [58]. Cũng trong năm 2007, Hội đồng Y tế Thế
giới đã thông qua một Nghị quyết có tiêu đề “Thuốc tốt hơn cho trẻ em”. Nghị
quyết này công nhận sự cần thiết phải nghiên cứu và phát triển các thuốc chữa bệnh
cho trẻ em bao gồm các dạng bào chế tốt hơn, các bằng chứng và các thông tin tốt
hơn về cách sử dụng thuốc để đảm bảo rằng các loại thuốc dùng để điều trị các bệnh
thông thường ở trẻ được đưa ra đúng liều cho trẻ ở mọi lứa tuổi [35].

Danh mục thuốc thiết yếu cho trẻ em lần đầu tiên được Tổ chức Y tế thế giới
ban hành vào năm 2007 đã xác định ra các loại thuốc nên có sẵn để sử dụng cho đối
tượng là trẻ em từ 0 đến 12 tuổi. Lần đầu tiên những người có chuyên môn y học
được tiếp cận với thông tin chuẩn về liều lượng, đường dùng, tác dụng phụ, chống
chỉ định của các thuốc sử dụng cho trẻ [58].
Đến nay, Danh mục thuốc thiết yếu cho trẻ em của WHO ban hành đã qua
bốn lần thay đổi: lần thứ nhất ban hành danh mục vào tháng 10 năm 2007 [32], lần
thứ 2 vào tháng 3 năm 2009 [34], lần thứ 3 vào tháng 3 năm 2011 [37] và lần thứ 4
8

vào tháng 4 năm 2013 [40]. Các thuốc trong danh mục được sắp xếp theo các nhóm
tác dụng dược lý và được chia thành 2 cột: cột thứ nhất là tên của các hoạt chất, cột
thứ 2 mô tả dạng bào chế, đường sử dụng, liều lượng, các chú ý khi sử dụng của
từng thuốc và các thuốc này được sử dụng cho trẻ sơ sinh đến trẻ 12 tuổi [40].
Trẻ em là đối tượng dùng thuốc cần được đặc biệt quan tâm do cơ thể trẻ có
những khác biệt với người lớn. Nhiều cơ quan trong cơ thể trẻ còn chưa hoàn thiện
về mặt chức năng do đó các quá trình hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ thuốc
có rất nhiều điểm khác biệt so với lứa tuổi trưởng thành [52]. Việc sử dụng thuốc
hợp lý cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là một thách thức lớn cho những người kê đơn. Sự
khác biệt về sinh lý giữa trẻ em và người lớn bao gồm sự phát triển của các cơ quan
và thành phần cơ thể có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động, hiệu quả và tính an toàn
của thuốc. Tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu về dược động học và dược lực học của
thuốc trên đối tượng là trẻ em được cung cấp khá ít, nếu có thì các thông tin về hoạt
động của thuốc thường chỉ được hướng dẫn cho người lớn [4].
“Công thức thuốc cho trẻ em của WHO” (WMFc) [35] là một tài liệu được
Tổ chức Y tế thế giới xây dựng trên cơ sở Danh mục thuốc thiết yếu cho trẻ em.
WMFc cung cấp các hướng dẫn kê đơn, là một phần trong một loạt các hoạt động
của Tổ chức Y tế thế giới đã được thực hiện, một phần của chiến dịch “Tạo cỡ
thuốc cho trẻ em” và “Thuốc tốt hơn cho trẻ em” [58]. Việc ban hành WMFc góp
phần giúp cải thiện khả năng tiếp cận các loại thuốc an toàn, hiệu quả và chất lượng

tốt cho trẻ bằng cách thúc đẩy nhận thức và các hoạt động thông qua việc nghiên
cứu, các biện pháp quản lý và các thay đổi trong các chính sách của chính phủ.
Khảo sát về tính sẵn có và giá của thuốc thiết yếu cho trẻ em được thực hiện
theo phương pháp tiêu chuẩn được hướng dẫn và phát triển bởi Tổ chức Y tế thế
giới (WHO) hợp tác với Y tế hành động quốc tế (HAI), là một phần trong chương
trình “Thuốc tốt hơn cho trẻ em (BMC)”. Phương pháp khảo sát tiêu chuẩn
WHO/HAI được mô tả cụ thể trong cuốn “Đo lường giá thuốc, tính sẵn có, khả
năng chi trả và thành phần giá (WHO/HAI, 2008)” và có thể truy cập trang web của
9

HAI để tham khảo [41]. Phương pháp này đã được sử dụng để tiến hành khảo sát và
nghiên cứu các thuốc thiết yếu cho trẻ em ở một số nước trên thế giới như ở 14
quốc gia của châu Phi năm 2007 [33], Sri Lanka năm 2011 [26], Guatelama năm
2012 [17], tỉnh Thiểm Tây - Trung Quốc năm 2013 [31]…
1.2. Thực trạng về tính sẵn có và giá thuốc thiết yếu tại Việt Nam trong những
năm qua
Tại Việt Nam trong những năm qua, về cơ bản hệ thống y tế đã đáp ứng được
nhu cầu thuốc thiết yếu và vắc-xin cho công tác phòng bệnh và chữa bệnh cho nhân
dân. Các cơ sở y tế đều bảo đảm có đủ thuốc phù hợp với phân tuyến kỹ thuật,
không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc ở cộng đồng [7]. Việt Nam đã có nhiều nỗ
lực nhằm bảo đảm cho mọi người dân được tiếp cận với dịch vụ y tế có chất lượng
ngày càng tốt hơn thông qua các chương trình nâng cấp hệ thống y tế, mở rộng diện
bao phủ của bảo hiểm y tế và tăng nguồn ngân sách Nhà nước cho y tế. Tuy nhiên,
cũng như các quốc gia đang phát triển khác, để thực hiện bao phủ chăm sóc sức
khỏe toàn dân, Việt Nam còn phải vượt qua nhiều khó khăn, thách thức. Sau đây là
một số thực trạng về tính sẵn có và giá thuốc thiết yếu được cung cấp trong báo cáo
JAHR năm 2013 [7].
1.2.1. Kết quả đạt được và những tiến bộ về tính sẵn có và giá thuốc thiết yếu tại
Việt Nam
1.2.1.1. Về tính sẵn có của thuốc thiết yếu tại Việt Nam

Tại các bệnh viện, việc đấu thầu cung ứng thuốc được tổ chức thực hiện
thường xuyên để bảo đảm đủ thuốc cho khám chữa bệnh. Nghiên cứu đánh giá thực
hiện chính sách quốc gia về thuốc năm 2005 cho thấy hầu hết các loại thuốc thiết
yếu đều có sẵn tại các cơ sở y tế các tuyến. Trong số 35 loại thuốc thiết yếu trong
danh mục được lựa chọn để khảo sát, số thuốc trung bình có sẵn tại các quầy thuốc
là 26,0 (đạt 74,3%); TYT là 22,4 (đạt 64,0%); quầy thuốc bệnh viện là 26,6 (đạt
76,0%) và ở các nhà thuốc tư là 28,5 (đạt 81,4%) [7].
10

Theo kết quả khảo sát năm 2010 với 30 thuốc được lựa chọn, tính sẵn có của
thuốc thiết yếu tại cơ sở y tế công lập là 55,9%; nhà thuốc bệnh viện là 56,4% và
nhà thuốc tư nhân là 55,3%. Tính sẵn có của thuốc thiết yếu giảm dần từ bệnh viện
tuyến trung ương (71,7%); bệnh viện tỉnh, thành phố (68,1%) đến bệnh viện huyện
(58,8%) và thấp nhất ở TYT xã (28,3%) [16].
Tỷ lệ các hộ gia đình có thuốc trong nhà khá cao. Một nghiên cứu cho thấy tỷ
lệ này là hơn 70% trong đó có những thuốc còn lại từ lần điều trị trước và có cả
những thuốc tích trữ có chủ đích để dùng khi ốm đau. Hộ gia đình có mức thu nhập
càng cao, tỷ lệ số thuốc dự trữ càng cao [13].
1.2.1.2. Về giá thuốc tại Việt Nam
Giá thuốc phù hợp với khả năng chi trả là một yếu tố quan trọng trong khung
tiếp cận thuốc của WHO [41]. Ở Việt Nam, theo Luật Dược năm 2005, các cơ sở
sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, bán buôn thuốc được tự định giá thuốc trên cơ sở
cạnh tranh của thị trường; đồng thời chịu sự quản lý bình ổn giá thuốc của Nhà
nước. Giá thuốc thanh toán BHYT trong các bệnh viện công lập được kiểm soát chủ
yếu thông qua cơ chế đấu thầu. Kê khai, công bố thông tin về giá nhằm cải thiện
tính minh bạch là một trong những cơ chế chính của Việt Nam nhằm ổn định giá
thuốc [11].
Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy sau một thời gian tăng cao, chỉ số
tăng giá nhóm hàng dược phẩm những gần đây đã từng bước được kiềm chế. Trong
nhiều năm trở lại đây, mức tăng giá của nhóm hàng dược phẩm luôn thấp hơn mức

tăng giá hàng tiêu dùng nói chung. Năm 2012, hàng dược phẩm tăng giá 5,27%
trong khi giá hàng tiêu dùng nói chung tăng 6,81% [7]. Không như đối với thuốc
gốc, giá thuốc generic ở Việt Nam không cao hơn nhiều so với mức trung bình trên
thế giới. Một khảo sát năm 2012 trên 36 mặt hàng thuốc có cùng tên thương mại,
cùng hoạt chất, cùng nồng độ và hàm lượng cho thấy 25 mặt hàng thuốc ở Thái Lan
và 23 mặt hàng thuốc ở Trung Quốc có giá trúng thầu cao hơn ở Việt Nam từ 1,03
11

lần đến 6,64 lần [9]. Nhìn chung, người dân Việt Nam khi đau ốm có thể chi trả
được tiền thuốc đối với thuốc generic [16].
Chi phí thuốc chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi cho y tế nói chung và chi tiêu
của các bệnh viện nói riêng. BHYT đóng vai trò quan trọng trong cung cấp tài chính
cho thuốc với khoảng 70% chi phí dành cho việc chi trả tiền thuốc. Tỷ lệ người có
BHYT tăng là một điều kiện quan trọng để tăng khả năng tiếp cận thuốc của bệnh
nhân [7].
1.2.2. Các khó khăn và thách thức
1.2.2.1. Về tính sẵn có của thuốc thiết yếu
Tính sẵn có của thuốc nói chung và thuốc thiết yếu nói riêng tại các trạm y tế
xã vẫn chưa đáp ứng được cho nhu cầu CSSK. Số thuốc tại các TYT xã không
nhiều, trung bình ở 110 TYT xã là 70,6 ± 26,2 thuốc, trong đó số thuốc thiết yếu là
34,0 ± 12,1 loại, chiếm 49% [12]. Theo hai nghiên cứu đánh giá chính sách quốc
gia về thuốc năm 2005 và 2010, mặc dù các thuốc thiết yếu được lựa chọn phân tích
có khác nhau, nhưng tỷ lệ sẵn có thuốc thiết yếu năm 2010 thấp hơn năm 2005 cũng
có thể coi là một dấu hiệu về sự quan tâm chưa đúng mức trong việc thực hiện
chính sách thuốc thiết yếu [7].
Tính sẵn có của thuốc cho các đối tượng dễ tổn thương như trẻ em chưa được
đánh giá đầy đủ. Nghiên cứu đánh gíá thực hiện chính sách quốc gia về thuốc cho
thấy thuốc cho trẻ em có tỷ lệ sẵn có thấp: 43% bệnh viện tỉnh và 50% TYT xã
được khảo sát không có bất kỳ loại thuốc nào dành cho trẻ em trong số 3 thuốc
được lựa chọn để khảo sát. Hầu như không có bệnh viện nào ở cả tuyến trung ương

và tuyến tỉnh có đủ cả 3 loại thuốc [16].
1.2.2.2. Về giá thuốc
Một số nghiên cứu cho thấy giá thuốc ở Việt Nam cao hơn so với giá tham
khảo quốc tế [24]. Kết quả khảo sát năm 2010 cho thấy giá thuốc bán lẻ đến tay
12

bệnh nhân cao gấp 12,1 lần so với giá tham khảo quốc tế đối với biệt dược của nhà
phát minh và cao gấp 1,4 lần đối với thuốc generic có giá thấp nhất [16]. So sánh
với số liệu của WHO, chỉ số giá thuốc của Việt Nam tương đối cao đối với thuốc
biệt dược độc quyền song lại tương đối thấp đối với thuốc generic. Việc tổ chức đấu
thầu mua thuốc được tổ chức phân tán với 1046 cơ sở thực hiện đấu thầu mua thuốc
trên toàn quốc dẫn đến có sự chênh lệch khá lớn về giá trúng thầu mua thuốc. Thực
tế giá của cùng một loại thuốc, cùng hàm lượng, cùng một đường dùng vào cùng
một thời điểm vẫn có thể khác nhau giữa các địa phương và giữa các bệnh viện trên
cùng một địa bàn, tạo ra sự lãng phí đáng kể [7]. Việc có quá nhiều loại mặt hàng
thuốc cũng khiến cho việc quản lý giá trở nên khó khăn hơn.
Tổng trị giá tiền thuốc sử dụng tăng đáng kể hằng năm chiếm khoảng 42%
tổng chi cho y tế. Chính giá thuốc cao cùng với việc sử dụng thuốc chưa hợp lý là
những nguyên nhân làm gia tăng chi phí thuốc, tạo nên gánh nặng chi trả và cản trở
khả năng tiếp cận của người dân với thuốc nói riêng và dịch vụ y tế nói chung. Tuy
nhiên tỷ lệ tiền vốn dành cho thuốc thiết yếu chưa cao (51,5%). Ba phần tư số trạm
y tế xã được nghiên cứu vẫn thiếu vốn dành cho thuốc. Nguồn tài chính cho thuốc
chủ yếu vẫn đến từ hộ gia đình, chiếm 72% tổng chi phí, trong đó chi phí cho mua
thuốc tự điều trị chiếm 58% còn mua thuốc khi đi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế
chỉ chiếm 14% [8].
Việc quản lý giá thuốc vẫn còn nhiều bất cập do nhiều nguyên nhân. Trước
hết là do chưa giám sát và chưa bảo đảm thực hiện tốt các quy định về định giá, đấu
thầu, kê đơn và thiếu cơ quan được giao trách nhiệm chính làm đầu mối quản lý giá
thuốc. Kiểm soát giá thuốc nhập khẩu gặp khó khăn trong khi thuốc sản xuất trong
nước chỉ mới đáp ứng chưa đầy 50% về giá trị, lại bị động về nguồn nguyên liệu

(90% nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước còn phải nhập khẩu). Quy định về đấu
thầu thuốc vẫn còn một số vướng mắc, chưa tổ chức được việc đấu thầu tập trung
quốc gia. Việc kiểm soát giá thông qua thặng số bán buôn toàn chặng mới chỉ trong
giai đoạn thử nghiệm [7].
13

Sau khi tham gia Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình
Dương, dự kiến giá thuốc (nhất là các thuốc biệt dược mới) có khả năng tăng gấp
đôi trong vòng 5 năm tới và có tới 58% thuốc có thể nằm ngoài mức chi trả của
người dân [25]. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng tiếp cận thuốc
của người dân trong giai đoạn sắp tới. Công nghiệp dược trong nước chỉ chiếm chưa
đầy 1% GDP. Thuốc sản xuất trong nước đáp ứng chưa đến 50% giá trị thuốc được
sử dụng trong khi đó 90% nguyên liệu vẫn phải nhập ngoại nên chưa chủ động được
nguồn thuốc cũng như giá cả [7].
1.3. Thực trạng về tính sẵn có và giá thuốc thiết yếu cho trẻ em ở một số khu
vực, quốc gia trên thế giới
Đối với các nước đang phát triển, mức độ sẵn có và giá của các thuốc thiết
yếu vẫn còn là vấn đề lớn. Trong khi nguồn lực dành cho chăm sóc sức khoẻ còn
hạn chế, tỷ lệ bệnh nhân tự chi trả trong tổng chi của xã hội cho y tế còn cao
(khoảng 50%), lại phải chi phí cho thuốc với tỷ lệ lớn, đến 68% [55]. Một nghiên
cứu quốc tế trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến năm 2011 cho thấy trung bình
chỉ có 51,8% số cơ sở y tế công lập và 68,5% cơ sở y tế tư nhân sẵn có thuốc thiếu
yếu [30]. Theo số liệu khảo sát của WHO, tại khu vực công lập, thuốc generic bán
cho bệnh nhân có giá dao động từ 1,9 đến 3,7 lần so với giá tham khảo quốc tế còn
giá thuốc biệt dược gốc dao động từ 5,3 đến 20,5 lần so với giá tham khảo quốc tế
[36]. Giá thuốc cao cũng là một rào cản trong việc đảm bảo thuốc sẵn có và khả
năng tiếp cận thuốc thiết yếu của người dân [59]. Sau đây là một số nghiên cứu về
tính sẵn có và giá thuốc thiết yếu đã được nghiên cứu tại một số khu vực trên thế
giới.
1.3.1. Tính sẵn có của một số thuốc thiết yếu cho trẻ em ở Ấn Độ

Một nghiên cứu về tính sẵn có của 5 loại thuốc thiết yếu cho trẻ em ở Ấn Độ
đã được tiến hành vào tháng 4 năm 2011 [19]. Các thuốc khảo sát được lựa chọn
nằm trong chương trình Sứ mệnh Y tế nông thôn quốc gia (NRHM). Ngoài ra chúng
14

cũng thuộc Danh mục thuốc thiết yếu quốc gia hoặc trong danh sách mua sắm của
các bang được bao phủ bởi NRHM hoặc cả hai. Đây là cuộc khảo sát các thuốc thiết
yếu cho trẻ em nên các dạng chế phẩm phù hợp với trẻ được lựa chọn và đều nằm
trong Danh mục thuốc thiết yếu cho trẻ em của WHO ban hành.
Bảng 1.1. Danh sách các thuốc được khảo sát ở Ấn Độ
Tên hoạt chất
Dạng bào chế
Vitamin A
Dạng lỏng
Cotrimoxazole
Si rô
ORS
Gói bột pha
Paracetamol
Si rô
Kẽm sulfat
Viên hoặc dạng lỏng uống
Sau khi tiến hành thu thập từ 129 cơ sở y tế công cộng trên khắp 17 tiểu
bang, hai vùng lãnh thổ (Pondicherry, Lakshwadeep) và NCT Delhi, dữ liệu được
biểu diễn bằng các thống kê tóm tắt và tính sẵn có được mô tả bằng tính sẵn có
trung bình cùng với các khoảng giá trị. Kết quả cho thấy:
- Tính sẵn có trung bình chung của các thuốc là 80% với một khoảng biến đổi
rộng tính sẵn có từ 0% đến 100%, đặc biệt ở Madhya Pradesh tính sẵn có của cả 5
thuốc khảo sát đều là 0%.
Bảng 1.2. Tính sẵn có của từng thuốc tại các cơ sở khảo sát ở Ấn Độ

Vitamin A
ORS
Paracetamol
Cotrimoxazole
Kẽm sulfat
79,1%
91,5%
89,9%
91,5%
36,4%
- 91,5% các cơ sở khảo sát có ORS và si rô cotrimoxazole trong khi chỉ 36%
các cơ sở có kẽm sulfat. Trừ 4 tiểu bang có tính sẵn có thấp hơn 100%, si rô
cotrimoxazole và ORS sẵn có 100% ở các tiểu bang còn lại. Kẽm sulfat ở nhiều tiểu
bang được xác định là không sẵn có (0%). Gần 90% các cơ sở khảo sát có si rô
paracetamol. Trừ 6 tiểu bang có tính sẵn có thấp hơn 100%, các tiểu bang còn lại
100% sẵn có si rô paracetamol.
15

Tính sẵn có của các loại thuốc thiết yếu cho trẻ em là chưa thỏa đáng và cần
được cải thiện [19]. Hai nghiên cứu khác cũng cho thấy tính sẵn có của các thuốc
thiết yếu cho trẻ em ở Ấn Độ còn rất thấp [18], [27].
1.3.2. Tính sẵn có và giá thuốc thiết yếu cho trẻ em ở Guatelama
Trẻ em ở các nước nghèo đói có nhiều khả năng chết vì chúng không nhận
được thuốc thích hợp hoặc nhận được không kịp thời. Guatelama (một quốc gia ở
Trung Mĩ, phía nam Bắc Mĩ) là một quốc gia nghèo đói. Đó là một trong những
nguyên nhân góp phần vào việc nước này có một tỷ lệ tử vong cao của trẻ em dưới
5 tuổi hàng năm [17].
Một khảo sát về tính sẵn có và giá thuốc thiết yếu cho trẻ em đã được tiến
hành ở Guatelama theo phương pháp tiêu chuẩn của WHO/HAI. Dữ liệu về tính sẵn
có và giá bệnh nhân chi trả được thu thập tại các cơ sở bán lẻ thuốc công lập và tư

nhân trên 6 khu vực vào tháng 4 và tháng 5 năm 2010. Khảo sát được tiến hành đối
với 50 cơ sở bán lẻ được lựa chọn ngẫu nhiên từ danh sách các cơ sở y tế của Bộ Y
tế bao gồm 29 cơ sở ở khu vực tư nhân và 21 cơ sở ở khu vực PROAM (một tập
hợp con của khu vực công).
Số thuốc khảo sát là 23 thuốc cốt lõi giống như hướng dẫn của WHO/HAI
(Phụ lục 1) tuy nhiên artemether/lumefantrine bị loại trừ vì nó được sử dụng cho các
loài ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum, loài này không phổ biến ở các
nước châu Mĩ. Thuốc được lựa chọn thay thế là primaquine, hiệu quả trong việc
chống lại Plasmodium vivax là loài ký sinh trùng sốt rét phổ biến ở Guatelama. Do
có 1 số hoạt chất được khảo sát trên nhiều dạng bào chế khác nhau nên 23 thuốc này
được tách thành 27 loại thuốc dùng để khảo sát. Tuy nhiên khi phân tích dữ liệu có
3 thuốc bị loại trừ, để còn lại 24 loại thuốc. Hỗn dịch phenytoin và phenobarbital bị
loại bỏ do trên phiếu thu thập liều được in không chính xác. Beclomethasone dạng
hít cũng bị loại bỏ mặc dù nó vẫn nằm trong danh sách 23 thuốc gốc nhưng nó đã bị
xóa khỏi Danh mục thuốc thiết yếu cho trẻ em của WHO ban hành từ năm 2009.

×