Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Đề kiểm tra học kì II sinh 8 của tam đảo năm học 2014 - 2015(có đáp án)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.64 KB, 2 trang )

UBND HUYỆN TAM ĐẢO
PHÒNG GD&ĐT
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỐI NĂM
NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN: SINH HỌC 8
Thời gian: 45 phút ( Không kể thời gian chép đề)
Câu 1 (3,5 điểm):
Bài tiết đóng vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể sống? Nêu cấu tạo
của hệ bài tiết nước tiểu?
Câu 2 (2,5 điểm):
Nêu cấu tạo và chức năng của cầu mắt?
Câu 3 (4,0 điểm):
a) Hooc môn là gì? Hooc môn có vai trò như thế nào?
b) Phân biệt giữa tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết? Cho ví dụ.
Hết
ĐỀ CHÍNH THỨC
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỐI NĂM
NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN: SINH HỌC 8
Câu Ý Đáp án/ Hướng dẫn Điểm
- Vai trò của bài tiết đối với cơ thể sống:
+ Giúp cơ thể loại bỏ các chất cặn bã và các chất độc hại khác.
+ Duy trì tính ổn định của môi trường trong cơ thể.
0,5
0,5
- Cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu:
+ Hệ bài tiết nước tiểu gồm các cơ quan: Thận, ống dẫn nước tiểu,
bóng đái, ống đái.
+ Thận là cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu
+ Thận gồm 2 quả với hơn 2 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và
hình thành nước tiểu.


+ Cấu tạo của thận gồm phần vỏ và phần tủy với các đơn vị chức năng
của thận, cùng các ống góp, bể thận.
+ Mỗi đơn vị chức năng của thận gồm cầu thận, nang cầu thận, ống
thận.
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
2
- Cấu tạo của cầu mắt: Gồm 3 lớp màng
+ Ngoài là màng cứng bảo vệ phía bên trong cầu mắt. Trước là màng
giác trong suốt để ánh sáng đi qua.
+ Giữa là màng mạch gồm nhiều mạch máu và các sắc tố đen tạo
thành phòng tối trong cầu mắt.
+ Trong cùng là màng lưới có các tế bào thụ cảm thị giác, gồm 2 loại
là tế bào nón và tế bào que.
Lưu ý: nếu HS chỉ nêu tên 3 lớp màng, không nêu được cấu tạo của
từng lớp thì GV cho 0,5 điểm.
0,5
0,5
0,5
- Chức năng của cầu mắt:
+ Tạo ảnh trên màng lưới
+ Điều tiết ánh sáng.
0,5
0,5
3
- Hooc môn là sản phẩm tiết của tuyến nội tiết 1,0
- Vai trò của hooc môn:

+ Duy trì tính ổn định của môi trường trong cơ thể
+ Điều hòa các quá trình sinh lí diễn ra bình thường.
0,5
0,5
b
- Phân biệt tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết:
Tuyến nội tiết Tuyến ngoại tiết
- Chất tiết ngấm thẳng vào máu và
vận chuyển bên trong cơ thể đến
các tế bào và cơ quan
- Kích thước nhỏ
- Lượng chất tiết thường ít, song
hoạt tính rất cao
- Ví dụ: tuyến yên, tuyến giáp,
tuyến trên thận, …
- Chất tiết thường theo ống dẫn
đưa từ tuyến ra ngoài
- Kích thước lớn
- Lượng chất tiết thường lớn,
hoạt tính không cao
- Ví dụ: tuyến mồ hôi, tuyến
tụy, tuyến nước bọt, …
0,5
0,5
0,5
0,5

×