BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
ĐINH THỊ XUÂN
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT,
THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ TÁC DỤNG
KHÁNG KHUẨN CỦA VỊ THUỐC
LÁ CÂY THỊ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
HÀ NỘI - 2014
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
ĐINH THỊ XUÂN
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT,
THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ TÁC DỤNG
KHÁNG KHUẨN CỦA VỊ THUỐC
LÁ CÂY THỊ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN:
PGS.TS. VŨ VĂN ĐIỀN
NƠI THỰC HIỆN:
BỘ MÔN DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN
HÀ NỘI - 2014
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 2
1.1. Đặc điểm chung của họ Thị (Ebenaceae) 2
1.2. Tổng quan về chi Diospyros 2
1.2.1. Vị trí phân loại của chi Diospyros 2
1.2.2. Đặc điểm chung của chi Diospyros 2
1.2.3. Một số loài thuộc chi Diospyros 3
1.3. Đặc điểm của loài Diospyros decadra Lour. 6
1.3.1. Đặc điểm thực vật 6
1.3.2. Phân bố, sinh thái 6
1.3.3. Bộ phận dùng 6
1.3.4. Thành phần hóa học 6
1.3.5. Tác dụng dược lí 10
1.3.6. Tính vị, công năng 11
1.3.7. Công dụng và liều dùng 11
1.3.8. Các bài thuốc có thị 11
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
2.1. Nguyên vật liệu, thiết bị 13
2.1.1. Nguyên liệu 13
2.1.2. Hóa chất và dụng cụ 13
2.1.3. Thiết bị, máy móc 14
2.2. Nội dung nghiên cứu 14
2.2.1 Nghiên cứu về thực vật 14
2.2.2. Nghiên cứu về hóa học 15
2.2.3. Nghiên cứu về tác dụng kháng khuẩn 15
2.3. Phương pháp nghiên cứu 15
2.3.1. Nghiên cứu về thực vật 15
2.3.2. Nghiên cứu về hóa học 15
2.3.3. Nghiên cứu về tác dụng kháng khuẩn 16
CHƯƠNG III. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ 17
3.1. Nghiên cứu về đặc điểm thực vật 17
3.1.1. Đặc điểm lá thị 17
3.1.2. Xác đinh tên khoa học của mẫu nghiên cứu 18
3.1.3. Đặc điểm vi phẫu lá cây thị 18
3.1.2. Đặc điểm bột lá 19
3.2. Nghiên cứu thành phần hóa học lá cây Thị 21
3.2.1. Định tính các nhóm chất 21
3.2.2. Chiết xuất, định lương, định tính cắn một số phân đoạn 28
3.3. Nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn của dịch chiết lá cây Thị 36
3.3.1. Chuẩn bị 36
3.3.2. Kết quả 38
3.4. Bàn luận 39
3.4.1. Về thực vật 39
3.4.2. Về hóa học 39
3.4.3. Về tác dụng kháng khuẩn 40
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 41
4.1. Kết luận 41
4.1.1. Về thực vật 41
4.1.2. Về hóa học 41
4.1.3. Về tác dụng kháng khuẩn 41
4.2. Kiến nghị. 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO
3
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
EtOH: ethanol
EtOAC: ethylacetat
TT: Thuốc thử
SKLM: Sắc kí lớp mỏng
D.: Diospyros
VSV: Vi sinh vật
A. formic: acid formic
NC: Nghiên cứu
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Tên bảng Trang
1
Một số loài thuộc chi Diospyros
3
2
Kết quả định tính các nhóm chất hữu cơ trong lá Thị
27
3
Hàm lượng cắn các phân đoạn theo dược liệu khô tuyệt đối
31
4
Kết quả định tính một số nhóm chất trong 3 phân đoạn n-hexan,
chloroform, ethylacetat
31
5
Kết quả thử tác dụng kháng khuẩn của dịch chiết cao lỏng lá Thị
38
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
STT Tên hình ảnh Trang
1
Cây Thị ở Xã Tam Cường
17
2
Lá và cành mang lá Thị
17
3
Hạt thị
17
4
Quả thị
17
5
Dược liệu khô
17
6
Vi phẫu gân lá Thị
19
7
Vi phẫu phiến lá
19
8
Đặc điểm bột lá Thị
20
9
Sơ đồ chiết xuất
30
10
Sắc kí đồ cắn dịch chiết n-hexan dưới AST, UV
254
, UV
366
32
11
Sắc kí đồ cắn dịch chiết Chloroform dưới AST, UV
254
, UV
366
33
12
Sắc kí đồ cắn dịch chiết Chloroform dưới AST, UV
366
, UV
366
33
13
Sắc kí đồ cắn dịch chiết Ethylacetat UV
254
với hệ dung môi
Toluen - Ethyl acetat - A.formic
34
14
Sắc kí đồ cắn dịch chiết Ethylacetat UV
254
với hệ dung môi
Toluen - Ethyl acetat - A.formic
34
15
Hệ sắc kí của 3 cắn n-hexan, ethylaceta, chloroform trong cùng
một điều kiện với cùng một hệ dung môi Toluen - Ethyl acetat -
A.formic
35
16
Sơ đồ đặt mẫu nghiên cứu thử tác dụng kháng khuẩn
37
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình làm khóa luận tốt nghiệp, tôi đã nhận được rất
nhiều sự quan tâm giúp đỡ từ các thầy, cô giáo, gia đình và bạn bè đồng
nghiệp.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn:
PGS.TS.Vũ Văn Điền, người đã tận tình chỉ bảo, tạo mọi điều kiện, trực tiếp
hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Cao Văn Thu và các anh chị kĩ
thuật viên bộ môn Vi sinh - Sinh học đã giúp đỡ tôi trong nghiên cứu tác dụng
kháng khuẩn của lá thị.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Quốc Huy đã giúp đỡ tôi giám
định tên khoa học của mẫu nghiên cứu.
Tôi cũng xin gửi tới lời cảm ơn tới toàn thể các thầy cô, các kĩ thuật
viên ở Bộ môn Dược Học Cổ Truyền đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong
suốt quãng thời gian tôi thực hiện nghiên cứu tại bộ môn.
Trong phạm vi hạn chế của khóa luận, những kết quả thu được mới chỉ
là bước đầu và trong quá trình làm việc khó tránh khỏi những thiếu xót, tôi rất
mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp.
Hà Nội, ngày 14 tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Đinh Thị Xuân
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, với địa hình đa dạng, kéo dài
trên nhiều vĩ độ. Vì vậy Việt Nam là một trong 16 quốc gia có tính đa dạng sinh học
cao nhất thế giới với khoảng 12.000 loài thực vật bậc cao gồm 485 loài cây có tinh
dầu, 473 loài có dầu béo, 800 loài có tanin, 113 loài có nhựa thơm. Trong số đó hơn
4000 loài thực vật được xác định có hoạt tính sinh học và được sử dụng để chữa
bệnh . Mặt khác, nhân dân ta có truyền thống lâu đời sử dụng cây cỏ làm thuốc chữa
bệnh và bảo vệ sức khỏe, do đó đã tích lũy được kho tàng tri thức quý giá về những
dược liệu có nguồn gốc tự nhiên. Những điều kiện trên đã đưa Việt Nam trở thành
một quốc gia có nguồn tài nguyên dược liệu vô cùng phong phú [2].
Trong số đó, nhiều cây thuốc đã được nghiên cứu và xây dựng tiêu chuẩn
đưa vào Dược Điển Việt Nam. Tuy nhiên vẫn còn có những cây thuốc hiện nay
đang được nhân dân sử dụng theo kinh nghiệm dân gian mà chưa được nghiên cứu
hoặc nghiên cứu chưa đầy đủ. Vì vậy việc nghiên cứu cây thuốc nhằm làm sáng tỏ
kinh nghiệm dân gian và nâng cao giá trị sử dụng của dược liệu là rất cần thiết.
Cây thị có tên khoa học là Diospyros decandra Lour, thuộc họ thị
Ebenaceae rất gần gũi với chúng ta được trồng rải rác trong các vườn gia đình,
đình, chùa, miếu mạo để lấy quả. Theo kinh nghiệm dân gian, hầu hết các bộ phận
của cây thị đều được dùng làm thuốc chữa bệnh như chữa giun kim ở trẻ nhỏ, chữa
đầy bụng, táo bón, viêm tinh hoàn, mụn nhọn Cây thị có nhiều bộ phận dùng làm
thuốc như quả, hạt, vỏ thân, vỏ rễ và lá, trong đó mới có công trình nước ngoài
nghiên cứu thành phần hóa học của vỏ cây. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam có ít
công trình nghiên cứu về cây thị. Với mục tiêu tìm hiểu khả năng sử dụng dược liệu
này, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:" Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành
phần hóa học và tác dụng kháng khuẩn của vị thuốc lá cây thị" với một số nội
dung sau:
1. Nghiên cứu về đặc điểm thực vật lá thị.
2. Nghiên cứu về thành phần hóa học của lá thị.
3. Thử tác dụng kháng khuẩn của dịch chiết lá thị.
2
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1.1. Đặc điểm chung của họ Thị (Ebenaceae)
Lá đơn thường mọc cách, không có lá kèm. Hoa thường đơn tính khác gốc,
mẫu 3 hoặc 4 - 5, nhị rời nhau, đẳng số và xen kẽ với thùy tràng hoặc gấp đôi số
cánh nhưng xếp thành hai vòng, bao phấn đôi khi mở bằng lỗ ở đỉnh, bầu thượng, 2
- 16 ô đầy đủ. Họ thị đặc trưng bởi đài bền, đồng trưởng theo quả: cánh hoa xếp
vặn, xếp lợp hay xếp van; quả mọng; hạt có nội nhũ sừng và thường nhăn nheo [1].
Phân bố rộng ở nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á, châu Phi và châu Mỹ [1].
1.2. Tổng quan về chi Diospyros
1.2.1. Vị trí phân loại của chi Diospyros
Chi Diospyros có vị trí phân loại như sau: [7]
Giới thực vật: Plantae
Ngành Ngọc lan: Magnoliophyta
Lớp Ngọc lan: Magnoliopsida
Phân lớp Sổ: Dilleniida.
Liên bộ Đỗ quyên: Ericanae
Bộ Thị: Ebenale
Họ Thị: Ebenaceae
Chi: Diospyros
1.2.2. Đặc điểm chung của chi Diospyros
Cây gỗ hay cây bụi. Lá sớm rụng, mọc so le, lá nguyên.
Hoa đa tính hay khác gốc, 4 lá đài tồn tại, 4 cánh hoa hợp ở gốc, nhị 10 - 15
đôi, bầu 4 - 5 ô. Quả mọng có khi ăn được [6].
Gồm khoảng 475 loài phân bố ở các vùng nhiệt đới, ở châu Á có tới 2000
loài. Ở nước ta đã thống kê được 70 loài [6]. Trong đó đáng chú ý có những loài
cho gỗ quý như Mun (Diospyros mun A.Chev.), quả ăn được như hồng (Diospyros
kaki L.f) và cây thị (Diospyros decandra Lour.) [12].
3
Các thành phần chính được phân lập từ các loài thuộc chi Diospyros gồm
naphthaquinones, triterpenoids và steroid có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm,
antiprotozoal, antimolluscocidal, chống viêm và độc tế bào [13].
1.2.3. Một số loài thuộc chi Diospyros
Bảng 1: Một số loài thuộc chi Diospyros [13]
STT
Tên loài
Tên thường gọi
Bộ
phận
NC
Thành phần hóa học
Tác dụng sinh
học
1
- D.tricolor
Isodiospyrin
Diosquinone
Kháng khuẩn
2
- D.morrisiana
Hance.
- Thị Morris, La
phù thị, Thị núi
[7].
Rễ
Thân
Isodiospyrin
b-amyrin
Olean-12-en-3-on
Bi-naphthoquinone
Độc tế bào
3 D.leucomelas Lá
Betuline
Acid Betuline
Acid ursolic
Chống viêm
4 D.usambarensis Vỏ rễ
7-methyljuglone
Mamegakinone
Isodiospyrin
Diosindigo A
7-methyluglone
Diosindigo B
Molluscocidal
Kháng nấm
5
- D.Mollis Griff
- Mặcnưa [8].
Quả
Lupeol
a-amyrine
b-sitosterol
Diospyrol
1,8-dihydroxynaphthalene
4
6
- D.peregrina
Gurcke,
- Thị đầu heo,
Cườm thị [7].
Lá
Quả
Triterpenes
Anthrocyanin
Taraxerone
Sitosterol
Acid galic
Peregrinol
Hạ đường
huyết
Kháng khuẩn
Rễ
Dihydroflavonol glycoside
5,7,3,5'- Tetra hydroxyl-3'-
methoxy flavone
Antiprotozoal
Kháng vi rút
7
D. melanoxlon
Roxb
Gỗ
β-sitosterol terpenoid
Lupeol
Betulin
acid Betulinic
2-methyl-5-methoxy-1,4
naphthaquinone
3-methyl-8-methoxy-
1,9,naphthaquinone
2-methyl-3-hydroxy-5-
methoxy-1,4-
naphthaquinone
2-methyl-5,6-di methoxy-
1,4-
naphthaquinone
Lá
β-sitosterol
monohydroxy
monocarboxylic acid
monohydroxy triterpene
Bauererys acetat
ursolic
5
Betulinic acid
Baurenol
Diospyric acid
Íobanerenol
Methyl betulinate
8 D. ismailli Ng Gỗ tươi
coumarin
Ismallin
4-hydroxy-5-methyl
coumarins
9
- D.lotus L
- Thị bị, Thị sen,
cậy [7].
Taraxerol,
Isodiospyrin,
7-methyljugulone
acid betulinic
Xallobetulin
10
D. canaculata De
Wild
Coumarin
Ismailin
Canaculation
11 D.chloroxlon
7-methyljuglone
Diospyrin
Isodiospyrin
Xylospyrin
2-methyl-3,6-dihydroxy-
4,5-dimethoxy
naphthalenes
2-methyl-3,4,5,6-tetra
methoxy-naphthalene
6
1.3. Đặc điểm của loài Diospyros decadra Lour.
1.3.1. Đặc điểm thực vật
Tên khoa học: Diospyros decandra Lour.
Tên Việt Nam: Thị, Thị muộn, Thị sáp [12]. Thị rừng, Thị mười nhị [9].
Cây to, cao 7-10 m, phân cành nhiều. Cành non có lông tơ mềm màu hung.
Lá mọc so le, cuống ngắn, hình trái xoan - thuôn, gốc hình nêm, đầu tù hơi nhọn,
hai mặt gần như cùng màu [12], gân phụ 6 cặp, mảnh [8].
Cụm hoa mọc thành xim ở kẽ lá, ngắn hơn lá nhiều; hoa màu trắng; hoa đực
có ống dài ngắn, có lông; hoa tạp tính gồm những hoa sinh sản ở giữa, hoa không
sinh sản ở mặt ngoài, tất cả đều phủ nhiều lông mềm, bầu nhiều noãn [12].
Qủa mọng, hình cầu, đít tròn, to bằng quả cam, khi chín mà vàng, rất thơm,
đài tồn tại nhỏ gồm 4 thùy cong lên và có lông; hạt cứng, dẹt [12].
Mùa ra quả tháng 6 – 9 [12].
1.3.2. Phân bố, sinh thái
Thị có nguồn gốc ở vùng Đông Á (Lê Trần Chấn et al,1999); có tài liệu cho
rằng thị là đặc hữu của Việt Nam, Lào, Campuchia (Võ Văn Chi, 1997), hoặc vừa
thấy mọc hoang dại vừa được trồng ở những nước này và Thái Lan (Vidal,J.E.,
Martel, G.& Lewitz, S.,1969). Ở Việt Nam, thị là cây trồng quen thuộc, đã đi vào
các câu chuyện cổ tích từ xa xưa. Cây có nhiều ở vườn gia đình, đình, chùa các tỉnh
đồng bằng, trung du và vùng núi thấp ở miền Bắc [12].
Thị lúc nhỏ chịu bóng, sau trở lên ưa sáng; ra chồi và lá non trong mùa xuân
- hè; quả chín giữa mùa thu, tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt [12].
1.3.3. Bộ phận dùng
Vỏ rễ, quả và lá thị. [14]
Vỏ rễ thu hái quanh năm, phơi khô. Quả thu hái tháng 8-9 [12].
1.3.4. Thành phần hóa học
Vỏ quả chứa một ít tinh dầu mùi gần giống mùi ete amyl valerianic.
7
Thịt quả thị: Theo kết quả phân tích của Peirier (1932) có 86,20% nước,
0,16% chất béo, 0,67% chất protit, 12% gluxit, 0,33% tanin, 0,47% xenluloza,
0,50% tro. [9]
Tanin trong thị thuộc loại tanin pyrocatechic, khi bị oxy hóa thì cho chất màu
đỏ nâu. Peirier cho đó là hoạt chất chính [9].
Các thành phần từ vỏ cây
Tiến hành sắc kí cột dịch chiết chloroform vỏ cây D.decandra thu được 5
hợp chất mới, cùng với hợp chất đã biết trước đó là acid betulinic [14].
- Hợp chất 1: acid diospyric A, có công thức hóa học là 2-oxo-3β, 19α-
dihydroxy-24-nor-urs-12-en-28-oic acid [14].
(1a) R=R"=H, R'=COCH
3
(2-oxo-3β-O-acetyl-19α-hydroxy-24-nor-urs-12-en-28-
oic acid)
(1b) R=H, R'=COCH
3
, R"=CH
3
(2-oxo-3β-O-acetyl-19α-hydroxy-24-nor-urs-12-
en-28-oic acid methyl ester)
8
- Hợp chất 2: acid diospyric B, có công thức cấu tạo là 2-oxo-3β, 19α, 22α-
trihydroxy-24-nor-urs-12-en-28-oic acid [14].
2 R=OH, R'=R"=H
(2a) R=OCOCH
3
, R'=COCH
3
, R"=H (2-oxo-3β, 22α-di-O-acetyl-19α-hydroxy-
24-nor-urs-12-en-28-oic acid
(2b) R=OCOCH
3
, R'=COCH
3
, R"=CH
3
(2-oxo-3β, 22α-di-O-acetyl-19α-hydroxy-
24-nor-urs-12-en-28-oic acid methyl ester).
- Hợp chất 3: acid diospyric C, có công thức cấu tạo là 3-oxo- 2, 19α,22α-
trihydroxy-24-nor-urs-1,4,12-trien-28-oic acid [14].
- Hợp chất 4: acid diospyric D, có công thức cấu tạo là 4-oxo-19α, 22α-
dihydroxy-3,24-dinor-2,4-seco-urs-12-en-2,28-dioic acid [14].
9
(4) R=H
(4a) R=CH
3
(4-oxo-19α, 22α-dihydroxy-3, 24-dinor-2,4-seco-urs-12-en-2,28-dioic
acid dimethyl ester)
- Hợp chất 5: acid diospyric E, công thức cấu tạo là 19α, 22α-dihydroxy-24-
nor-2,3-seco-urs-12-en-2,3,28-trioic acid trimethyl ester [14].
Các hợp chất của acid betulinic 1-4 được thử nghiệm cho thấy tác dụng
kháng vi khuẩn lao, kháng nấm. Acid betulinic và hợp chất 1 cho thấy khả năng
kháng vi khuẩn lao trung bình và yếu với MIC25, tương ứng 200mg/ml. Acid
betulinic và hợp chất 2 cho thấy khả năng kháng nấm Candida albicans với giá trị
IC
50
là 27,2 tương ứng với 42,6mg/ml. Trong đó có hợp chất 1,3 có khả năng gây
độc tế bào chống lại bênh ung thư vú (BC), ung thư mũi họng (KB) và dòng tế bào
phổi ở người NCI-H187 ở mức độ yếu, khả năng chống lại dòng tế bào NCI-H187
với IC
50
là 12,6mg/ml, trong khi chất 1 và 2 không có tác dụng trên dòng tế bào này
ở 20mg/ml [14].
10
1.3.5. Tác dụng dược lí
Tác dụng trên giun đất invitro: dùng 20g bột thịt quả thị phơi khô, tán nhỏ,
chiết bằng 200ml nước. Kết quả cho thấy liều vừa phải làm giun bị tê liệt,
liều cao làm chết giun và liều càng cao, giun chết càng nhanh, có tác giả cho
rằng tác dụng này do tanin glucosidic, dẫn chất pyrocatechic phlobaphen
[12].
Tác dụng trên ruột thỏ tại chỗ: mổ bụng thỏ, bộc lộ ruột để quan sát sự co
bóp ruột bằng mắt thường. Nước sắc lá thị 1:1 (cứ 1g lá thị khô sắc rồi cô
còn 1ml) tiêm vào tĩnh mạch vành tai liều 2, 3 và 5 ml/kg thấy ruột tăng co
bóp, nhất là tá tràng, trực tràng, đặc biệt ở trực tràng, có hiện tượng căng
phồng lên, nhu động đều và tống phân ra ngoài [12].
Tác dụng trên ruột thỏ cô lập: một đoạn hồi tràng thỏ cô lập theo phương
pháp Magnus, được nuôi bằng dung dịch Tyrode. Nhỏ 5, 8, 10 giọt nước sắc
lá thị 1:1 vào dịch nuôi sẽ làm tăng co bóp cả về tần số lẫn biên độ [12].
Tác dụng trên tim mạch, hô hấp: liều nhỏ dịch chiết lá thị sẽ làm tăng biên
độ tim, liều cao làm yếu tim, loạn nhịp tim và ngừng tim, liều nhỏ ít ảnh
hưởng tới huyết áp, nhưng liều cao gây giãn mạch, hạ huyết áp, hô hấp hơi
tăng cả về tần số lẫn biên độ [12].
Tác dụng trên cơ vận của bộ xương: dùng cơ năng chân ếch cô lập và
phương pháp Claude bernard trên cơ thể toàn vẹn thì đều thấy lá thị đã làm
cho cơ phản ứng nhạy hơn đối với các kích thích điện trực tiếp trên cơ và dây
thần kinh hông ếch. Tác dụng này cũng giống tác dụng của prostigmin [12].
Độc tính: dùng nước sắc lá thị khô cho khỉ, thỏ, chuột lang, chuột nhắt trắng,
ếch uống, tiêm dưới da, tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm vào túi bạch huyết cho ếch
đều thấy ít độc, trừ khi dùng liều cao. Ví dụ ở thỏ, liều nước sắc tính theo
dược liệu khô là 16 g/kg tiêm tĩnh mạch mới thấy biểu hiện độc, trong khi
liều có tác dụng kích thích làm tăng biên độ tim là 0,4 g/kg [12].
Thử lâm sàng ở bệnh viện Phú Thọ: nước sắc lá thị 1:1 mỗi ngày cho uống
10, 20, 30 ml, đồng thời lấy bông tẩm nước sắc này đắp vào rốn để gây trung
11
tiện sau khi mổ, kết quả rất tốt, thời gian trung tiện nhanh hơn so với lô
chứng [12].
1.3.6. Tính vị, công năng
Vỏ rễ cây thị có vị đắng, tính hơi lạnh, có tác dụng giải nhiệt độc, trừ giun.
Thịt quả thị có tác dụng trừ giun, an thần. Vỏ quả tiêu độc, tiêu viêm, lá hạ
khí, gây trung tiện, tiêu viêm, giảm đau [12].
1.3.7. Công dụng và liều dùng
Thịt quả thi được dùng an thần và tẩy giun (nhất là giun kim) ở trẻ em, hằng
ngày ăn 2-3 quả. Vỏ quả phơi khô, đốt thành than tán bột mịn, hòa với dầu
vừng hoặc mỡ lợn, bôi chữa rộp da cho con giời leo, rắn cắn, hoặc trộn với
than chiếu cói và đinh hương chữa lỗ rò hậu môn [12].
Vỏ rễ thị, chỉ lấy lớp mỏng trắng ở trong (40g), sắc uống chữa trẻ nôn ói, đầu
mình nóng [12].
Vỏ thân cây thị, cạo lấy lớp tơ trắng ở trong, giã với muối, đắp vào vết
thương làm giảm đau và rút gai, dằm [12].
Lá thị để thông hơi, gây trung tiện, chữa phù thũng, ngày 30 - 50 g. Dùng
ngoài, lấy lá tươi giã đắp, chữa mụn nhọt, vết thương, vết bỏng lửa [12].
Ở Campuchia, người ta dùng quả Thị để trị bệnh mất ngủ và dùng chế thuốc
điều kinh [7].
1.3.8. Các bài thuốc có thị
Chữa lở loét, sâu quảng: Vỏ rễ thị sắc lấy nước hoặc lá thị sắc đặc rồi rửa.
Kết hợp lấy vỏ thân đốt thành than tán mịn, rắc lên vết loét [12].
Thuốc gây trung tiện chữa trướng bụng đầy hơi [12].
- Lá thị, thái nhỏ, phơi khô, cuộn vào giấy như điếu thuốc lá, ngày hút 3 lần.
- Lá thị tươi khoảng 100g, giã nát, đắp một nửa vào rốn và một nửa vào hậu
môn.
- Lá thị khô 100g, sắc còn lại 100ml, cho bệnh nhân sau khi mổ uống mỗi lần
20 - 30 ml, ngày 2 lần. Kết hợp lấy bông thấm nước sắc này đắp vào rốn.
12
Chữa viêm tinh hoàn (Thiên trụy), mụn nhọt mới phát:
Lá thị tươi, giã nát, thêm ít rượu, chắt uống và bã đắp [12].
Chữa dị ứng: Lá thị 100 g, thân rễ cây ráy 50 g, thái nhỏ, phơi khô, nấu với
nước, rồi xông [12].
Chữa phù thũng: Lá thị, lá đu dủ, lá trầu không và lá lộc mại mỗi vị 50g,
phơi khô, sắc uống. Kết hợp lấy lá tươi của 4 thứ với lượng như trên, giã nát,
gói bằng lá chuối, nướng chín rồi rịt vào rốn, băng lại [12].
13
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nguyên vật liệu, thiết bị
2.1.1. Nguyên liệu
- Lá cây thị được thu hái tại xã Tam Cường, huyện Vĩnh Bảo, t.p Hải Phòng.
- Thời gian lấy mẫu: Tháng 12 năm 2013.
- Xử lí mẫu: Lá thị rửa sạch, loại bỏ cành, sấy khô ở 60
o
C. Nghiền thành bột
thô và được bảo quản trong túi ni lông kín, để nơi khô ráo để nghiên cứu.
2.1.2. Hóa chất và dụng cụ
Thuốc thử, hóa chất, dung môi dùng trong nghiên cứu thực vật:
Javen, cloralhydrat, acid acetic 5%, xanh methylen, đỏ son phèn.
Thuốc thử, hóa chất, dung môi dùng trong nghiên cứu thành phần hóa học:
- Mg, HCl, TT Mayer, TT Dragendorff, TT Bouchardat, TT diazo mới pha,
FeCl
3
5%, genlatin 1%, TT Lugol, TT ninhydrin 3%
- Ethylacetat, n-hexan, cloroform, ethanol, methanol, toluen, acid formic.
- Thuốc thử vanilin 1%/H
2
SO
4
5%.
- Bản mỏng Silicagel F254 tráng sẵn (Merck).
Tất cả được mua tại Hà Nội, đủ tiêu chuẩn để làm thực nghiệm theo DĐVN
IV.
Vi sinh vật kiểm định do bộ môn Vi sinh - Sinh học trường đại học Dược Hà
Nội cung cấp:
- Vi khuẩn Gram âm:
Pseudomonas aeruginosa VM201 (Pseu)
Escherichia coli ATCC25922 (EC)
Proteus mirabilis BV108 (Pro)
Shigella flexneri DT112 (Shi)
Salmonella typhi DT220 (Sal)
- Vi khuẩn Gram dương:
Staphylococcus aureus ATCC 1128 (Sta)
Bacillus pumilus ATCC 10241 (Bp)
14
Bacillus subtilis ATCC 6633 (Bs)
Bacillus cereus ATCC 9946 (Bc)
Sarcina lutea ATCC 1128 (Sar)
Môi trường thử nghiệm
- Môi trường canh thang:
NaCl 0,5%
Pepton 0,5%
Cao thịt 0,3%
Nước vừa đủ 100ml
- Môi trường thạch thường:
NaCl 0,5%
Pepton 0,5%
Cao thịt 0,3%
Thạch 1,6%
Nước vừa đủ 100ml
Dụng cụ thí nghiệm:
- Bình gạn, bình cầu, cốc có mỏ, ống nghiện, pipet, ống đong, phiến kính,
lam kính, của bộ môn Dược Học Cổ Truyền.
2.1.3. Thiết bị, máy móc
Tủ sấy
Kính hiển vi quang học
Nồi cách thủy, bếp điện
Máy cất quay thu hồi dung môi
Đèn tử ngoại
Cân kĩ thuật, cân phân tích
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1 Nghiên cứu về thực vật
Mô tả đặc điểm hình thái lá và xác định tên khoa học của mẫu nghiên cứu.
Mô tả đặc điểm bột và vi phẫu lá của cây thị.
15
2.2.2. Nghiên cứu về hóa học
Định tính sơ bộ các nhóm chất chính trong lá cây thị bằng các phản ứng hóa
học.
Chiết xuất, định lượng, định tính một số phân đoạn chính của lá cây thị.
2.2.3. Nghiên cứu về tác dụng kháng khuẩn
Thử tính kháng khuẩn của cao lỏng lá Thị chiết bằng Ethanol 70% ở 3 nồng
độ khác nhau: 1:1, 1:2, 1:4.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Nghiên cứu về thực vật
Quan sát trực tiếp và mô tả hình thái lá thị theo phương pháp ghi trong tài
liệu [2], [5].
Nghiên cứu đặc điểm vi học theo phương pháp được ghi trong các tài liệu
[3], [10].
2.3.2. Nghiên cứu về hóa học
2.3.2.1. Định tính các nhóm chất hữu cơ trong lá cây Thị bằng các phản ứng
hóa học
Định tính sơ bộ các nhóm chất bằng các thuốc thử và phản ứng đặc hiệu của
từng nhóm chất được ghi trong các tài liệu [3], [4].
2.3.2.2. Chiết xuất, định tính và định lượng cắn các phân đoạn
Xác định hàm ẩm bột dược liệu.
Chiết xuất dược liệu bằng dung môi EtOH, thu hồi EtOH, dung môi còn lại
được lắc với các dung môi có độ phân cực tăng dần n-Hexan, Chloroform,
Ethylacetat. Thu hồi dung môi, sấy cắn đến khối lượng không đổi, cân cắn và
tính hàm lượng theo dược liệu khô tuyệt đối.
Định tính cắn phân đoạn bằng các phản ứng đặc hiệu của các nhóm chất
chính có trong dược liệu.
Phân tích cắn bằng SKLM: Khảo sát trên một số hệ dung môi, chọn hệ dung
môi cho kết quả tách tốt nhất. Dùng phần mềm videoscan và wincats để phân
tích pic và tính R
f
.
16
2.3.3. Nghiên cứu về tác dụng kháng khuẩn
Nguyên tắc: Thử tác dụng kháng khuẩn tiến hành theo phương pháp khuếch
tán trên thạch. Mẫu thử (có chứa hoạt chất thử) được đặt trên lớp thạch dinh
dưỡng đã cấy VSV kiểm định, hoạt chất từ mẫu thử khuếch tán vào môi
trường thạch sẽ ức chế sự phát triển của VSV kiểm định tạo thành các vòng
vô khuẩn. Hoạt lực của chất thử được so sánh với chất chuẩn theo phương
pháp thống kê.
Thuốc thử gồm cao lỏng chiết bằng dung môi ethanol 70% với 3 nồng độ
1:1, 1:2, 1:4.
17
CHƯƠNG III. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ
3.1. Nghiên cứu về đặc điểm thực vật
Hình1: Cây Thị ở Xã Tam Cường Hình2: Lá và cành mang lá Thị
Hình 3: Hạt Thị Hình 4: Quả Thị Hình 5: Dược liệu khô
3.1.1. Đặc điểm lá thị
Dược liệu tươi: Lá mọc so le, cuống ngắn có lông. Phiến lá hình bầu dục, gốc
tù, đầu hơi nhọn, mép lá nguyên. Gân phụ có 6 cặp, mảnh. Cành và lá non có lông
màu hung cả 2 mặt, lông mảnh và rụng khi lá già.
Dược liệu khô: màu nâu đậm, nhăn nheo, phiến lá hình bầu dục, mép
nguyên, dài 7 - 9 cm, cuống ngắn. Dược liệu dai và nhiều xơ.
18
3.1.2. Xác đinh tên khoa học của mẫu nghiên cứu
Qua các đặc điểm hình thái trên, kết hợp so sánh đối chiếu với khóa phân
loại, tài liệu chuyên sâu về thực vật, cùng với sự giúp đỡ của TS. Nguyễn Quốc
Huy đã kết luận mẫu nghiên cứ thu hái ở xã Tam Cường, huyện Vĩnh Bảo, thành
phố Hải Phòng có tên khoa học là Diospyros decandra Lour, thuộc họ thị
Ebenaceae.
3.1.3. Đặc điểm vi phẫu lá cây thị
Tiến hành:
Cắt vi phẫu lá Thị bằng máy cắt cầm tay, tẩy và nhuộm theo phương pháp
nhộm kép với các thuốc nhuộm xanh methylen, đỏ son phèn. Chọn mặt cắt
ngang của lá mang đầy đủ đặc điểm dược liệu, vị trí cắt cách cuống lá 1/3
chiều dài của lá. Quan sát dưới kính hiển vi để mô tả đặc điểm vi phẫu và
chụp lại bằng máy ảnh kĩ thuật số.
Phần gân lá
Gân lá lồi cả 2 mặt trên và dưới, gân dưới lồi nhiều hơn. Biểu bì trên (8) và
biểu bì dưới (1) cấu tạo là một lớp tế bào tròn, tương đối nhỏ, xếp đều đặn.
Sát lớp biểu bì trên và dưới là lớp mô dày (2) gồm 4-5 hàng tế bào hình tròn,
thành dày. Mô mềm (3) gồm những tế bào hình trứng, thành mỏng, kích
thước lớn, không đều nhau, xếp lộn xộn. Nằm rải rác trong mô mềm có các
tinh thể calci oxalat hình đa giác (7). Ở giữa gân lá là một bó libe-gỗ to hình
cung bao bọc bởi vòng sợi (4). Libe (5) xếp thành vòng bao quanh gỗ, gỗ (6)
cấu tạo bởi những mạch gỗ lớn xếp tập trung thành bó.
Phần phiến lá
Biểu bì trên (8') và biểu bì dưới (1') là một hàng tế bào nhỏ hình chữ nhật xếp
đều đặn. Dưới lớp biểu bì là hàng mô giậu (9) cấu tạo bởi một lớp tế bào
hình chữ nhật xếp thẳng đứng vuông góc với bề mặt lá, mô mềm (3') là các tế
bào thành mỏng, kích thước lớn.