Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Nghiên cứu định tính một số thành phần dược liệu và tác dụng giảm ho, long đờm của cao lỏng vĩ ngân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 63 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI





DƯƠNG DẠ THẢO


NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH MỘT SỐ
THÀNH PHẦN DƯỢC LIỆU VÀ TÁC
DỤNG GIẢM HO, LONG ĐỜM CỦA
CAO LỎNG VĨ NGÂN



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ










HÀ NỘI – 2014

BỘ Y TẾ



TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI






DƯƠNG DẠ THẢO


NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH MỘT SỐ
THÀNH PHẦN DƯỢC LIỆU VÀ TÁC
DỤNG GIẢM HO, LONG ĐỜM CỦA
CAO LỎNG VĨ NGÂN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

Người hướng dẫn:
1. TS. Bùi Hồng Cường
2. DS. Nguyễn Thị Thu Trang
Nơi thực hiện:
1. Bộ môn Dược học cổ truyền
Trường Đại học Dược Hà Nội
2. Bộ môn Dược lý
Trường Đại học Y Hà Nội

HÀ NỘI – 2014
LỜI CẢM ƠN


Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất tới
TS. Bùi Hồng Cường, người thầy đã tận tình hướng dẫn và động viên tôi trong suốt
quá trình thực thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn DS. Nguyễn Thị Thu Trang đã tạo điều kiện,
quan tâm giúp đỡ tôi thực hiện khóa luận.
Tôi xin cảm ơn PGS.TS. Phạm Thị Vân Anh – Trưởng Bộ môn Dược lý,
Đại học Y Hà Nội cùng các anh chị ở Bộ môn đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá
trình làm thực nghiệm.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, thầy cô và các anh chị ở Bộ
môn Dược học cổ truyền đã chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã luôn động viên,
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp này.

Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Sinh viên


Dương Dạ Thảo

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………1
Chương 1 . TỔNG QUAN………………………………………………………….2
1.1. Sinh lý bệnh viêm họng ………………………………….………… 2
1.2. Phương thuốc Vĩ Ngân…………………………………………………… 3
1.3. Thông tin cơ bản về các vị thuốc…………………………………………….…….4
1.3.1. Xạ can………………………………………………… ……………………4
1.3.2. Kim ngân hoa……………………………………………………………… 5
1.3.3. Húng chanh………………………………………………………………….7

1.3.4. Bạc hà…………………… …………………………………………………8
1.3.5. Cam thảo…………………………………………………………………….9
1.3.6. Núc nác…………….……………………………………………………….11
1.3.7. Cát cánh………… ……………………………………………………… 12
1.3.8. Huyền sâm………….………………………………………………………13
1.3.9. Mạch môn………….………………………………………………………14
1.3.10. Thiên môn………… ……………………………………………………15
1.3.11. Bàng đại hải……………………………………………………………….16
1.3.12. Sinh địa……………………………………………………………………16
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…… ……… 18
2.1. Nguyên liệu………… ………………………………………………………… 18
2.2. Phương tiện……… …………………………………………………………… 18
2.2.1. Thiết bị…………………………………………………………………… 18
2.2.2. Hóa chất……………………………………………………………….……19
2.2.3. Động vật thí nghiệm…………………………………………….………….19
2.3. Nội dung nghiên cứu ………… …………………………………………………19
2.4. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………… …… 19
2.4.1. Định tính thành phần hóa học của một số dược liệu và cao lỏng Vĩ Ngân 19
2.4.2. Nghiên cứu tác dụng giảm ho, long đờm của cao lỏng Vĩ Ngân………….19
Chương 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN. ………………………21
3.1. Định tính các nhóm chất bằng phản ứng hóa học……………………………… 21
3.2. Định tính so sánh cao và vị thuốc bằng sắc ký lớp mỏng……………………… 27
3.2.1. Kim ngân hoa…… ……………………………………………………… 27
3.2.2. Cam thảo………… ……………………………………………………….29
3.2.3. Xạ can……… …………………………………………………………….30
3.2.4. Núc nác…………………………………………………………………… 32
3.2.5. Huyền sâm…….…………………… …………………………………….33
3.2.6. Cát cánh, mạch môn, thiên môn……………………………………………35
3.3. Nghiên cứu tác dụng sinh học …………… …………………………………….37
3.3.1. Tác dụng giảm ho……………………………………………………… …37

3.3.2. Tác dụng long đờm ……………………………………………………… 39
3.4. Bàn luận………….……………………………………………………………….42
3.4.1. Thành phần hóa học………….…………………………………………….42
3.4.2. Tác dụng sinh học……………………….…………………………………44
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…… ……………………………………………… 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CC : Cát cánh
CT : Cam thảo
EtOAc Ethylacetat
EtOH Ethanol
HS : Huyền sâm
KNH : Kim ngân hoa
MeOH Methanol
MM : Mạch môn
NN : Núc nác
SĐ : Sinh địa
SKLM : Sắc ký lớp mỏng
TB Trung bình
TM : Thiên môn
TT : Thuốc thử
XC : Xạ can
YHCT : Y học cổ truyền

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng Trang
Bảng 3.1. Kết quả định tính hóa học các nhóm chất trong cao lỏng và dược liệu…… 26

Bảng 3.2. Kết quả phân tích sắc ký đồ của cao và KNH ở bước sóng 366 nm………….28
Bảng 3.3. Kết quả phân tích sắc ký đồ của cao và CT ở bước sóng 254 nm……………30
Bảng 3.4. Kết quả phân tích sắc ký đồ của cao và XC sau khi phun thuốc thử…………31
Bảng 3.5. Kết quả phân tích sắc ký đồ của cao và NN ở bước sóng 254 nm……………33
Bảng 3.6. Kết quả phân tích sắc ký đồ của cao và HS sau khi hiện màu…………….….34
Bảng 3.7. Kết quả phân tích sắc ký đồ của cao và CC, TM, MM sau khi hiện màu…….36
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của cao lỏng Vĩ Ngân lên thời gian tiềm tàng xuất hiện cơn ho…38
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của cao lỏng Vĩ Ngân lên tổng số cơn ho…………………….….39
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của cao lỏng Vĩ Ngân lên mật độ quang……………………… 40

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình Trang
Hình 2.1. Hệ thống thiết bị sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao Linomat 5………… 18
Hình 3.1. Sắc ký đồ cao-KNH ở bước sóng 366 nm………………………………28
Hình 3.2. Sắc ký đồ cao-CT ở bước sóng 254 nm……… ………………………30
Hình 3.3. Sắc ký đồ cao-XC sau khi hiện màu…………………………………….31
Hình 3.4. Sắc ký đồ cao-NN ở bước sóng 254 nm……………………………… 33
Hình 3.5. Sắc ký đồ cao-HS sau khi hiện màu…………………………………… 34
Hình 3.6. Sắc ký đồ CC- cao- TM- MM sau khi hiện màu………………… 36
Hình 3.7. Biểu đồ biểu thị thời gian tiềm tàng xuất hiện cơn ho ở chuột………….38
Hình 3.8. Biểu đồ biểu thị tổng số cơn ho ở chuột…………………… …………39
Hình 3.9. Biểu đồ biểu thị mật độ quang ở bước sóng 265 nm……………………41




1

ĐẶT VẤN ĐỀ


Viêm họng là một bệnh lý viêm nhiễm thường gặp trong đời sống. Ở Việt
Nam, khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, thời tiết thay đổi thất thường, môi trường ô
nhiễm,… là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh và phát triển. Bệnh gặp ở mọi
giới, mọi lứa tuổi, đặc biệt ở trẻ em, có thể tái phát nhiều lần trong năm. Nguyên
nhân gây bệnh chủ yếu do virus và vi khuẩn. Viêm họng được đặc trưng bởi các
triệu chứng như phù nề niêm mạc họng, họng sưng đau, đỏ rát, kèm theo sự tăng tiết
đờm, ho Các thuốc được sử dụng trong điều trị thường là thuốc kháng sinh, chống
viêm, giảm đau… cùng với thuốc giảm ho, long đờm. Thực tế, việc sử dụng thuốc
tân dược trong điều trị viêm họng, nhất là đối với viêm họng mạn tính, có thể gây ra
nhiều tác dụng bất lợi như kháng thuốc, hại gan, thận, rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ
dày… Do vậy, việc nghiên cứu, sử dụng thuốc đông dược để điều trị viêm họng
ngày càng được quan tâm nhằm hạn chế tác dụng phụ, mang lại ý nghĩa thiết thực
đối với người bệnh và góp phần phát triển nền đông dược Việt Nam.
Xuất phát từ điều đó, Công ty Dược phẩm Hoa Linh đã nghiên cứu bào chế
cao lỏng Vĩ Ngân để điều trị viêm họng từ phương thuốc gồm các dược liệu như:
kim ngân hoa, xạ can, bạc hà, húng chanh, núc nác, cam thảo, cát cánh, thiên môn…
Hiện nay, cao lỏng Vĩ Ngân đang được tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện để cho ra đời
chế phẩm. Do đó, nhằm góp phần xây dựng tiêu chuẩn cơ sở và đánh giá tác dụng
sinh học của chế phẩm, đề tài “Nghiên cứu định tính một số thành phần dược liệu
và tác dụng giảm ho, long đờm của cao lỏng Vĩ Ngân” được thực hiện với các
mục tiêu cụ thể:
- Định tính bằng phản ứng hóa học và sắc ký lớp mỏng so sánh cao lỏng và một số
thành phần dược liệu, góp phần xây dựng tiêu chuẩn bài thuốc.
- Nghiên cứu một số tác dụng sinh học của cao lỏng Vĩ Ngân liên quan tới điều trị
viêm họng: giảm ho, long đờm.
2

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Sinh lý bệnh viêm họng

 Theo quan điểm Y học hiện đại:
- Viêm họng là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc họng, có nhiều nguyên nhân
nhưng chủ yếu do virus hoặc vi khuẩn gây viêm ở các vùng lân cận như viêm
mũi, viêm xoang mặt làm dịch tiết chảy xuống họng hay do vi khuẩn gây sâu
răng lan đến họng. Ngoài ra, việc tiếp xúc với khói bụi, hóa chất trong thời gian
dài, hút thuốc lá, uống rượu, thay đổi thời tiết… gây tổn thương niêm mạc họng,
làm họng mất chức năng bảo vệ.
- Phân loại:
+ Viêm họng cấp: là viêm cấp tính niêm mạc họng, nguyên nhân do virus (60-
80%) và vi khuẩn (thường do bội nhiễm sau khi nhiễm virus) với các triệu
chứng: đau họng kèm theo cảm giác nóng rát, nuốt đau, sốt cao, mệt mỏi,…
+ Viêm họng mạn: là tình trạng viêm họng kéo dài, do ảnh hưởng của nghẹt, tắc
mũi, phải thở bằng miệng, nhất là về mùa lạnh; viêm xoang, viêm amidan mạn;
hút thuốc lá, uống rượu, tiếp xúc nhiều với hóa chất, khói bụi; cơ địa: dị ứng, đái
tháo đường, suy gan…với các triệu chứng: cảm giác họng khô, nóng, rát; ngứa
họng, vướng họng tăng lên khi nuốt, có ít nhầy quánh, thường bị ho vào ban
đêm, khi lạnh [10], [22].
 Theo quan điểm YHCT:
- Hầu đảm nhiệm chức năng hít thở thuộc phế, họng là cửa đường ra của vị, cửa
ngõ của các tạng. Viêm họng do khí nhiệt gây đờm kết, là chứng bệnh sưng,
nóng, đỏ, đau gọi là hầu tý [20].
- Nguyên nhân: Ngoại tà xâm nhập, ăn uống không điều độ, tình chí bị tổn
thương, phủ tạng mất điều hòa… [17], do nhiệt độc phế vị xông lên và nhiễm
khí độc dịch lệ, tổn thương phế âm [6].
- Phân loại:
+ Thể phong nhiệt xâm nhập: họng khô, sưng nóng, đỏ đau, nuốt khó, phát sốt,
khát nước, ho hen, rêu lưỡi vàng Điều trị: dùng thuốc sơ phong thanh nhiệt.
3

+ Thể phong hàn xâm nhập: họng đỏ nhạt, không sưng, đau mình mẩy, rêu lưỡi

trắng mỏng… Điều trị: dùng thuốc sơ phong tán hàn [21].
Ngoài ra, cần kết hợp điều trị các triệu chứng bằng các thuốc hóa đàm, chỉ ho:
- Theo YHCT, đàm là chất dịch nhớt, dính, sản sinh trong quá trình hoạt động của
lục phủ, ngũ tạng. Đàm ngưng đọng ở phế thì gọi là đờm. Đờm làm không khí
vào phế khó khăn, gây khó thở, tạo môi trường phát triển cho các loại virus, vi
khuẩn; kích thích niêm mạc gây ho, kích thích cơ trơn khí phế quản gây co thắt.
Do đó, khử đàm là một khâu rất quan trọng trong điều trị bệnh ở phế. Có 2 loại:
thuốc hóa đàm hàn, thuốc hóa đàm nhiệt.
- Thuốc chỉ ho có tác dụng ôn phế, thanh phế, nhuận phế, giáng khí phế nghịch,
đồng thời có tác dụng hóa đàm, điều trị ho do nhiều nguyên nhân, có 2 loại: ôn
phế chỉ khái, thanh phế chỉ khái [16].
1.2. Phương thuốc Vĩ Ngân
Cao lỏng Vĩ Ngân được bào chế từ phương thuốc Vĩ Ngân, với công thức
được Công ty Dược phẩm Hoa Linh nghiên cứu và đề xuất, cụ thể như sau:
Vị thuốc Khối lượng
Kim ngân hoa (Flos Lonicerae) 10g
Xạ can (Rhizoma Belamcandae) 12g
Bạc hà (Herba Menthae) 10g
Húng chanh (Folium Coleus) 8g
Cam thảo (Radix Glycyrrhizae) 8g
Núc nác (Cortex Oroxyli) 8g
Cát cánh (Radix Platycodi grandiflori) 4g
Mạch môn (Radix Ophiopogonis) 4g
Thiên môn (Radix Asparagi) 4g
Huyền sâm (Radix Scrophulariae) 8g
Sinh địa (Radix Rhemanniae glutinosae) 8g
Bàng đại hải (Semen Scaphii) 4g

4


Công năng: Kháng khuẩn, tiêu viêm, thanh nhiệt, hóa đàm, chỉ ho…
Chủ trị: Các chứng hầu họng bị viêm, sưng đau, đỏ rát, nhiều đờm, khản tiếng, ho,
viêm amidan, viêm thanh quản, viêm khí quản…
1.3. Thông tin cơ bản về các vị thuốc
1.3.1. Xạ can
a, Tên khoa học vị thuốc: Rhizoma Belamcandae
b, Bộ phận dùng: Thân rễ phơi hay sấy khô của cây xạ can Belamcanda chinensis
(L.), DC. Họ La dơn (Iridaceae) [11], [15], [16], [25].
c, Thành phần hóa học
- Flavonoid thuộc nhóm isoflavonoid: tectoridin (1,5%), tectorigenin, 7-O-
methylirisolidon, irigenin, iridin, dimethyltectorigenin, irisflorentin, muningin, các
iristectorigenin A và B, belamcandin, dichotomitin [4], [14], [25], 9’-methoxy
dehydrodiconiferyl alcol [3].
- Các thành phần khác: belamcandal, desacetylbelamcandal, belamcandol A [4].
d, Tác dụng sinh học
- Tác dụng kháng khuẩn: Cao chiết ethanol thân rễ xạ can ức chế các chủng vi
khuẩn: phế cầu, liên cầu tan máu, trực khuẩn ho gà, Bacillus subtilis, có tác dụng
yếu đối với các chủng vi khuẩn: tụ cầu vàng, Shigella dysenteriae, Sh.shigae,
Enterococcus [18], [25].
- Ngoài ra, xạ can còn có tác dụng chống viêm ở chuột cống trắng, chống co thắt
gây ra bởi histamine trên cơ trơn chuột lang; tác dụng lợi tiểu nhẹ, giảm đau và có
độc tính thấp [1], [9], [18], [25].
- Cao chiết với nước nóng nồng độ 0,05 mg/ml có hoạt tính ức chế aldose
reductase, enzym gây tích lũy sorbitol trong tế bào ở bệnh đái tháo đường [25].
- TEC-01 chiết xuất từ xạ can, thành phần chính là tectorigenin, có tác dụng ức
chế PGE2 và COX2 ở đại thực bào phúc mạc chuột [35], ngăn hình thành khối u
[33], ức chế bệnh sinh của xơ hóa phổi vô căn [50], chống lại sự hình thành xơ gan
[48], chống đột biến và chống oxy hóa [47].
e, Tác dụng và công dụng theo YHCT
5


- Tính vị: vị đắng, cay, tính hàn.
- Qui kinh: Phế và can [7], [15], [16], [25].
- Công năng, chủ trị:
+ Thanh nhiệt giải độc: chữa các bệnh về họng, viêm amidan có mủ, viêm
amidan cấp tính và mạn tính, ho nhiều đờm, khản tiếng, tắc cổ họng, sưng đau,
viêm họng cấp tính, viêm họng hạt, viêm họng mạn sưng vú, tắc tia sữa, ung
độc, mụn nhọt [7], [15], [16], [25]; chữa sốt, đại tiểu tiện không thông [15], [16].
+ Giáng phế khí, hóa đờm, bình suyễn: dùng trong bệnh ho với thể nhiệt, đờm
nhiều, đặc, hoặc khó thở do co thắt khí quản [4], [11],

[16], [25].
+ Thông kinh hoạt lạc, tán huyết: dùng trong trường hợp bế kinh dẫn đến bụng
sườn căng tức, đầy trướng [16].
- Liều dùng: Ngày dùng 4 – 12g [16].
- Kiêng kỵ: người tỳ vị hư hàn [7], [16], phụ nữ có thai [11], [25].
1.3.2. Kim ngân hoa
a, Tên khoa học vị thuốc: Flos Lonicerae
b, Bộ phận dùng: nụ hoa có lẫn một số hoa phơi hay sấy khô của cây kim ngân
(Lonicera japonica Thunb.) và một số loài khác cùng chi như L. dasystyla Rehd.; L.
confusa DC. và L. cambodiana Pierre. Họ Kim ngân (Caprifoliaceae) [7], [16], [25].
c, Thành phần hóa học
- Flavonoid thuộc nhóm euflavonoid: luteolin, luteolin -7- rutinosid [4], [25].
- Các flavonoid khác gồm: lonicerin, loniceraflavon và một số iridoid
glycoside như loganin, secoxyloganin, secologanin, secologanin dimethyl acetal,
vogelosid, epivogelosid [25].
- Tinh dầu: α-pinen; hex-1-en; hex-3-en-1-ol; cis và trans -2-methyl-2-vinyl-5-
(α-hydroxyisopropyl)-tetrahydrofuran; geraniol; α-terpineol; alcol benzylic;
alcol β-phenyl ethylic; carvacrol; eugenol; linalool; 2,6,6-trimethyl-2-vinyl-5
hydroxy tetrahydrydropyran [25].

6

- Acid clorogenic 6%, acid isoclorogenic gồm 3 đồng phân là acid
isoclorogenic a (acid 3,5-dicafeoyl quinic), isoclorogenic b và c (là 2 đồng phân
của acid 3,4-dicafeoylquinic [4], [25].
- Saponin, trong đó aglycon là acid oleanolic hoặc hederagenin [25].
- Một số chất carotenoid: ξ-caroten, β-cryptoxanthin, auroxanthin [4].
d, Tác dụng sinh học
- Kim ngân hoa có phổ kháng khuẩn rộng, ức chế nhiều loại vi khuẩn như trực
khuẩn lỵ, trực khuẩn thương hàn, phó thương hàn, đại tràng, ho gà, mủ xanh,
phẩy khuẩn tả, bạch hầu, lao, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, song cầu khuẩn viêm
phổi [16], [19], [25]. Ngoài ra còn ức chế một số nấm ngoài da [16].
- Kim ngân hoa được dùng chủ yếu để trị viêm nhiễm đường hô hấp trên như
viêm amidan, viêm họng, viêm thanh quản; viêm da, mụn nhọt, sưng vú, viêm
ruột thừa; trị lỵ trực trùng, viêm màng kết do siêu vi, cúm [4].
- Ngoài ra, kim ngân hoa còn có tác dụng chống viêm [12], [13],

[19], [23], có tác
dụng tốt trong điều trị COPD [42], tăng cường chuyển hóa các chất béo, chống
sốc phản vệ và không độc [15], [25], kháng một số vius, bảo vệ tế bào gan [44],
[46], ức chế enzym α-Glucosidase, giảm đường máu sau ăn [52].
e, Tác dụng và công dụng theo YHCT
- Tính vị: Vị ngọt, hơi đắng, tính mát [25], tính hàn [16].
- Quy kinh: Tâm, phế, vị và tỳ [7], [11], [16], [25].
- Công năng, chủ trị:
+ Thanh nhiệt giải độc: dùng riêng hay phối hợp với nhiều vị thuốc khác chữa
mụn nhọt, đinh độc, nhọt vú, nhọt trong ruột, dị ứng, mày đay, mẩn ngứa, ban
sởi, tả, lỵ, ho do phế nhiệt [7], [11], [15], [16],

[25].

+ Giải độc sát khuẩn: dùng trong bệnh sưng đau của hầu họng, viêm amidan,
viêm thanh quản, đau mắt đỏ, phòng bệnh viêm não [16]; chữa cảm cúm, viêm
phổi, áp xe phổi, viêm gan virus, viêm gan mạn tính, viêm cầu thận cấp tính,
nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi trẻ em, co giật trẻ em [25].
7

+ Thanh giải biểu nhiệt: dùng trong các trường hợp ngoại cảm phong nhiệt, ôn
nhiệt sơ khởi (sốt nóng ở thời kỳ đầu) [16].
- Liều dùng: 12-20g/ngày [16]. Ngày dùng 4 – 6g hoa dưới dạng thuốc sắc, hãm,
cao, rượu thuốc hoặc hoàn tán [25].
- Kiêng kỵ: Những người ở thể hư hàn, không thực nhiệt, mồ hôi ra nhiều, mụn
nhọt đã có mủ vỡ loét [7], [11], [16], [25].
1.3.3. Húng chanh
a, Tên khoa học vị thuốc: Folium Coleus
b, Bộ phận dùng: lá dùng tươi của cây húng chanh Coleus aromaticus Benth. Họ
Bạc hà (Lamiaceae) [24].
c, Thành phần hóa học
Tinh dầu (0,05 – 0,12%) [5], với thành phần chính là carvacrol [5], [15], [24].
Ngoài ra có γ-terpinen, α-terpinen, thymol [24].
d, Tác dụng sinh học
- Tác dụng kháng khuẩn: Tinh dầu húng chanh có tác dụng ức chế mạnh đối với
các vi khuẩn: trực khuẩn mycoides, trực khuẩn subtilis, trực khuẩn lao (giảm
độc), trực khuẩn lỵ Flexner, trực khuẩn bạch hầu, trực khuẩn ho gà, trực khuẩn
lỵ Shiga, E. coli, tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn tan máu, trực khuẩn thương hàn;
nấm Candida albicans, diệt amip Entamoeba moshkowskii [15], [24].
- Cao nước húng chanh có tác dụng ức chế sự phát triển của phế cầu khuẩn, tụ cầu
khuẩn vàng. Như vậy, tác dụng kháng khuẩn của húng chanh không chỉ do tinh
dầu, mà còn có thể do những thành phần khác như flavon, acid nhân thơm [24].
e, Tác dụng và công dụng theo YHCT
- Tính vị: Vị the cay, hơi chua, mùi thơm, tính ấm [24].

- Quy kinh: Can, phế [24].
- Công năng, chủ trị: Lợi phế, trừ đờm, giải cảm, phát hãn, thoái nhiệt, tiêu độc:
Dùng chữa cảm cúm, nhức đầu ngạt mũi, ho, hen, viêm họng, khản tiếng, ho ra
máu, ho gà, sốt cao, sốt không ra mồ hôi, nôn ra máu, chảy máu cam [16], [24].
- Liều dùng: Ngày dùng 10 – 16g lá tươi, hoặc 4 – 8g lá khô [24].
8

1.3.4. Bạc hà
a, Tên khoa học vị thuốc: Herba Menthae
b, Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất của cây bạc hà Việt Nam Mentha arvensis L
Họ Hoa môi (Lamiaceae) [7], [8], [16], [24].
c, Thành phần hóa học
- Tinh dầu: Thành phần chính là menthol (trên 70%). Ngoài ra có menthol ester,
menthon, các hợp chất hydrocarbon monoterpenic [5].
- Bạc hà tím Việt Nam gồm 32 thành phần, trong đó đã xác định: α-pinen, β-
pinen, menthol, menthyl acetat, myrcen, limonen, pulegon, piperiton, piperiton
oxyd, p.cymol…[24].
- Tinh dầu Mentha arvensis di thực vào Việt Nam (NV.74) chứa sabinen, myrcen,
α-pinen, limonen, cineol, methyheptenon, menthon, isomenthol, menthyl acetat,
neomenthol, menthol, isomenthon, pulegon [24].
d, Tác dụng sinh học
- Với liều nhỏ, bạc hà có tác dụng kích thích trung khu thần kinh, giãn mạch, thúc
đẩy bài tiết mồ hôi và hạ nhiệt.Với liều lớn, kích thích tủy sống, làm tê liệt phản
xạ vận động [16].
- Tinh dầu bạc hà và menthol bốc hơi nhanh, gây cảm giác mát và tê tại chỗ, dùng
trong trường hợp đau dây thần kinh [8], [16], [24].
- Tác dụng kháng khuẩn: phổ kháng khuẩn rộng, ức chế nhiều vi khuẩn như:
Staphilo.aureus, Sal.typhy, Sh. Flexneri, Sh. Sonnei. Sh. Shiga, B. subtilis,
Strepto. D. pneumonie, H. perrtussis [16], ức chế các chủng vi khuẩn tả Vibrio
cholera Eltor, Vibrio cholera Inaba, Vibrio cholera Ogawa [24].

- Menthol có tác dụng chống co thắt, giảm đau, kích thích tiêu hóa, chữa hôi
miệng [5], [8].
e, Tác dụng và công dụng theo YHCT
- Tính vị: Vị cay thơm, tính mát [7], [8], [16].
- Qui kinh: Phế và can [7], [11], [16].
- Công năng, chủ trị:
9

+ Phát tán phong nhiệt: Trị ngoại cảm phong nhiệt, sốt không ra mồ hôi, nhức
đầu, ngạt mũi, giảm ho viêm họng, mắt đỏ, ngứa nổi mề đay, bụng đau, đầy
chướng, tiêu hóa kém, nôn mửa [5], [7], [11], [16], [24].
+ Trừ phong giảm đau: trị đau đầu, đau mắt đỏ do phong nhiệt, họng đỏ, sưng
đau [7], [16], [24].
+ Kiện vị, chỉ tả, giải độc, tăng tiết mật, kích thích tiêu hóa: dùng trong các
trường hợp ăn uống không tiêu, nôn lợm, ợ chua, đau bụng, đi tả [8], [16].
+ Hóa đàm, hạ tích, tiêu sưng, chỉ ngứa [24].
- Liều dùng: Lá và toàn cây, ngày uống 4 – 8g dưới dạng thuốc hãm [24], 2 –
12g [16]. Tinh dầu và menthol: 0,02 – 0,2ml/lần, 0,06 – 0,6ml/ngày [24].
- Kiêng kỵ: Người khí hư huyết táo, can dương thịnh biểu hư, mồ hôi nhiều,
người gầy yếu, suy nhược toàn thân, táo bón, huyết áp cao, trẻ em dưới 1 tuổi
không nên dùng [7], [11], [16], [24].
1.3.5. Cam thảo
a, Tên khoa học vị thuốc: Radix Glycyrrhizae
b, Bộ phận dùng: rễ phơi hay sấy khô của cây cam thảo bắc Glycyrrhiza glabra L
hoặc Glycyrrhiza uralensis Fisch ex DC. Họ Đậu (Fabaceae) [4], [8], [16], [24].
c, Thành phần hóa học
- Glycyrrhizin là một saponin nhóm olean (10 – 14% trong dược liệu khô).
- Các dẫn chất triterpenoid khác như acid liquiritic, acid 18-α-hydroxy-
glycyrrhetic, acid 24-hydroxyglycyrrhetic, glabrolid, desoxyglabrolid,
isoglabrolid, acid liquiridiolic…

- Các flavonoid (3 – 4%): có 27 chất đã được biết, quan trọng nhất là liquiritin (hay
liquiritirosid) và isoliquiritin (hay isoliquiritirosid).
- Ngoài ra còn có nhiều flavonoid thuộc các nhóm khác: isoflavan (gla-bridin),
isoflavon (glabron), isoflaven (glabren).
- Các hoạt chất estrogen steroid, dẫn chất coumarin (umbelliferon, herniarin,
liqcoumarin), tinh bột, glucose, saccharose [4], [8], [15], [24].
d, Tác dụng sinh học
10

- Dịch chiết cam thảo có tác dụng chống loét dạ dày, ức chế tác dụng gây tăng tiết
dịch vị của histamin, chống co thắt cơ trơn ruột (đối kháng với histamin,
acetycholin), do thành phần flavonoid [4], [8], [15],

[16], [24].
- Tác dụng long đờm do các saponin, tác dụng trấn ho của acid-18-glycyrrhitic
tương tự codein [4], [8].
- Tác dụng ức chế enzym monoaminoxydase (MAO) của liquiritigenin và
isoliquiritigenin [4], chống trầm cảm [31], bảo vệ tế bào thần kinh [49].
- Gây trấn tĩnh, ức chế thần kinh trung ương, hạ thân nhiệt, giảm hô hấp, bảo vệ
gan trong viêm gan mạn tính, tăng bài tiết mật, chống viêm gan, chống dị ứng
[8], [24].
- Cam thảo chứa chất glycyrrhizin có tác dụng giải độc nhất định với ngộ độc thức
ăn hoặc trúng độc một số thuốc khác: morphin, cocain, strychnin, atropin; độc tố
bạch hầu, uốn ván (cơ chế: glycyrrhizin thủy phân thành acid glucuronic kết hợp
với chất độc) [4], [16].
- Tác dụng oestrogen, tác dụng tương tự cortison của glycyrrhizin trên chuyển hóa
chất điện giải, giữ natri và clorid, bài tiết kali, chống viêm, chữa táo bón [4], [24].
- Nghiên cứu gần đây còn cho thấy cam thảo có tác dụng nâng cao khả năng miễn
dịch của cơ thể [4], giảm cholesterol máu [16].
e, Tác dụng và công dụng theo YHCT

- Tính vị: Vị ngọt, tính bình.
- Quy kinh: can, tỳ, thông hành 12 kinh [11], [16], [24].
- Công năng, chủ trị:
+ Ích khí, dưỡng huyết: trị bệnh khí huyết hư nhược, mệt mỏi thiếu máu [11],
[16].
+ Nhuận phế, chỉ ho: trị bệnh đau hầu họng, viêm họng cấp, mạn tính, viêm
amidan, ho mất tiếng, ho nhiều đàm [8], [11], [16].
+ Tả hỏa giải độc: trị mụn nhọt đinh độc sưng đau [11], [16].
+ Hoãn cấp chỉ thống: trị đau dạ dày, đau bụng, gân mạch co rút [8], [16].
11

- Liều dùng: Ngày dùng 4 – 20g, dưới dạng bột, thuốc hãm, nước sắc, cao mềm
[11], [24].
- Kiêng kị: Tỳ vị thấp trệ, sôi bụng, đầy bụng; dùng lâu dễ bị phù nề [16].
1.3.6. Núc nác
a, Tên khoa học vị thuốc: Cortex Oroxyli
b, Bộ phận dùng: vỏ thân cây núc nác Oroxylum indicum Vent., họ Núc nác
(Bignoniaceae) [4], [11], [8].
c, Thành phần hóa học
Flavonoid thuộc nhóm euflavonoid: chrysin, baicalein, oroxylin A [4], [15], [24],

baicalein -7 -O- glucoside, baicalein -7 -O- diglucoside, chrysin - diglucoside [29],
acid p-coumaric [24], các hợp chất phenolic [30].
d, Tác dụng sinh học
- Vỏ núc nác nghiên cứu thực nghiệm thấy có tác dụng chống dị ứng rõ rệt và làm
tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một số tác nhân độc hại; ức chế giai đoạn cấp
tính của phản ứng viêm [24].
- Flavonoid toàn phần chiết từ vỏ núc nác dùng điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh
vảy nến, hen phế quản, tổ đỉa, mày đay cho kết quả tốt (Chế phẩm “Nunaxin”) [24].
- Ngoài ra, các nghiên cứu còn chứng minh núc nác có tác dụng chống đột biến

(baicalein), ức chế tế bào ung thư, kích thích miễn dịch [24], [30], chống oxy hóa,
ức chế α- glucosidase trong điều trị tiểu đường [45], chống loét dạ dày [27].
e, Tác dụng và công dụng theo YHCT
- Tính vị: Vị đắng, tính mát [24].
- Quy kinh: bàng quang, tỳ [11].
- Công năng, chủ trị: Thanh can giải nhiệt, tiêu độc, sát trùng, lợi thấp, nhuận
phế, chỉ khái, chỉ thống: dùng chữa các bệnh vàng da, dị ứng mẩn ngứa, viêm
họng, ho khản tiếng, đau dạ dày, lỵ, viêm đường tiết niệu, trẻ con ban sởi [8],
[11], [16], [24].
- Liều dùng: Ngày dùng 8 – 16g dưới dạng thuốc sắc hoặc cao lỏng [11], [24].
- Kiêng kỵ: Người hư hàn đau bụng, đầy bụng, tiêu chảy [11], [24].
12

1.3.7. Cát cánh
a, Tên khoa học vị thuốc: Radix Platycodi grandiflori
b, Bộ phận dùng: rễ phơi hay sấy khô của cây cát cánh Platycodon grandiflorum
(Jacd) A.DC. Họ Hoa chuông (Campanulaceae) [4], [7], [8], [16], [24].
c, Thành phần hóa học
Hoạt chất chính là saponin triterpenoid nhóm olean (platycodin A,C,D, D2, E;
các polygalacin D, D2, 16-oxo-platycodin D) [8], [24], [40]; các sapogenin là
platycodigenin, acid polygalacic [4], [24].
Ngoài ra còn có polysaccharid, phytosterol, tanin [24], inulin [4].
d, Tác dụng sinh học
- Trên lâm sàng, saponin của cát cánh có tác dụng tiêu đờm rõ rệt. Khi uống,
saponin gây kích thích niêm mạc họng và dạ dày, đưa đến phản ứng tăng tiết dịch ở
đường hô hấp làm cho đờm loãng và dễ bị tống ra ngoài [4], [15], [16], [24].
- Saponin của cát cánh có tác dụng phá huyết mạnh. Ngoài ra, có tác dụng giảm
đau, làm trấn tĩnh, hạ nhiệt, giảm ho, chống loét, chống viêm [16].
- Tác dụng kháng khuẩn: ức chế Staphylococcus aureus, B. mycoides, D.
pneumonia [16].

- Tác dụng chống oxy hóa, chống ung thư [39], [43], bảo vệ tế bào gan [37].
e, Tác dụng và công dụng theo YHCT
- Tính vị: Vị hơi ngọt, sau đắng, hơi cay, tính bình [2], [7], [8], [24], tính ấm [16].
- Qui kinh: Phế [7], [24].
- Công năng, chủ trị:
+ Thông khí phế, lợi hầu họng: dùng khi khí phế bị tắc, hầu họng sưng đau như
viêm họng, viêm amidan, ngực sườn đau như dao đâm.
+ Khử đàm chỉ ho: Chữa ho có đờm hôi tanh, khó khạc, khản tiếng, hen suyễn,
tức ngực, khó thở.
+ Trừ mủ, tiêu ung thũng: trị phế ung, phế có mủ, áp xe phổi [2], [8], [15], [24].
- Liều dùng: Ngày dùng 4 – 12g [16], 3-10 g [2], [7].
13

- Kiêng kỵ: người âm hư hỏa vượng, ho lâu ngày, ho ra máu; dùng lượng lớn quá
dẫn đến đau tim, buồn nôn [16]. Thận trọng với phụ nữ có thai [24].
1.3.8. Huyền sâm
a, Tên khoa học vị thuốc: Radix Scrophulariae
b, Bộ phận dùng: rễ phơi hay sấy khô của cây huyền sâm Scrophularia
buergeriana Miq. Họ Hoa mõm sói (Scrophulariaceae) [11], [16], [24].
c, Thành phần hóa học
- Các iridoid: Scrophularin, harpagid, harpagosid, ningpogenin [15], [24]; O-Me
catalpol, angorosid C [24], buergerinin F1 và G2 [41].
- Ngoài ra có alcaloid, đường, steroid, acid amin, acid béo, carotene, 17 nguyên tố
vi lượng [24], các ester phenylpropanoid của rhamnose [36].
d, Tác dụng sinh học
+ Tác dụng kháng khuẩn, an thần [24].
+ Tác dụng điều trị tốt đối với viêm họng mạn tính [24].
+ Tác dụng tăng huyết áp và cường tim nhẹ trên thỏ, liều cao có tác dụng ngược lại,
hạ đường huyết [16].
+ Tác dụng cải thiện nhận thức do ức chế acetylcholinesterase, chống oxy hóa ở liều

2mg/kg thể trọng trên chuột [32], bảo vệ tế bào thần kinh [36].
e, Tác dụng và công dụng theo YHCT
- Tính vị: Vị đắng ngọt, hơi mặn, tính hàn.
- Qui kinh: Phế, vị, thận [7], [16], [11], [24].
- Công năng, chủ trị:
+ Thanh nhiệt giáng hỏa, sinh tân dưỡng huyết: dùng khi nhiệt độc đã nhập vào
phần đinh huyết, dẫn đến sốt cao, mê sảng, tổn thương tân dịch.
+ Giải độc, chống viêm: dùng với bệnh sốt phát ban chẩn, làm thuốc giảm sốt,
chống viêm trong các chứng sốt nóng, khát nước, phát ban, miệng lưỡi lở loét,
viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản, viêm miệng, viêm lợi, viêm kết mạc,
ho khan, táo bón, mẩn ngứa, mụn nhọt, đau mắt đỏ.
14

+ Tán kết, nhuyễn kiên, làm mềm u, khối rắn: dùng trong bệnh đởm kết hạch
như loa lịch (tràng nhạc, lao hạch).
+ Bổ thận, tư thận âm: dùng để tráng thủy, chế hỏa.
+ Chỉ khát: trị tiêu khát, dùng trong bệnh đái đường

[7], [11], [15], [16], [24].
- Liều dùng: Ngày dùng 4 – 12g, dạng thuốc sắc hoặc cồn ngậm [24].
- Kiêng kỵ: Người có thấp ở tỳ vị, tỳ vị hư hàn, đại tiện lỏng [11], [16], huyết áp
thấp [24].
1.3.9. Mạch môn
a, Tên khoa học vị thuốc: Radix Ophiopogonis
b, Bộ phận dùng: rễ củ phơi hay sấy khô của cây mạch môn Ophiopogon
japonicus (L.f.) Ker. Gawl., họ Hoàng tinh (Convallariaceae) [4], [11], [25].
c, Thành phần hóa học
- Saponin steroid: Ophiopogonin A, B, C, D [4], nhóm furostan và spirostan [51].
- Carbohydrat: glucofructan và một số monosaccharide (glucose, fructose,…).
- β-sitosterol, stigmasterol, β-sitosterol β-D-glucosid, tinh dầu [4], [25].

d, Tác dụng sinh học
Tác dụng chống viêm rõ rệt đối với cả 2 giai đoạn cấp tính và mạn tính của phản
ứng viêm thực nghiệm. Tác dụng ức chế tương đối khá trên phế cầu, yếu hơn trên
các chủng: tụ cầu vàng, Shigella dysenteriae, Bacillus subtilis [25].
e, Tác dụng và công dụng theo YHCT
- Tính vị: Vị ngọt, hơi đắng, tính mát [25].
- Quy kinh: Tâm, phế, vị [11], [16].
- Công năng, chủ trị:
Nhuận phế, giảm ho, cầm máu, thanh nhiệt: Chữa ho khan, viêm họng, lao phổi
nóng âm ỉ về chiều, sốt cao, tâm phiền khát nước, thổ huyết, khái huyết, chảy máu
cam, hen phế quản, khó ngủ [11], [15], [25].
- Liều dùng: Ngày dùng 6 – 20, dạng thuốc sắc [11], [15], [25].
- Kiêng kỵ: Tỳ vị hư hàn, tiêu chảy, ăn uống chậm tiêu [11].

15

1.3.10. Thiên môn
a, Tên khoa học vị thuốc: Radix Asparagi
b, Bộ phận dùng: củ của cây thiên môn đông Asparagus cochinchinensis (Lour)
Merr. Họ Thiên môn đông (Asparagaceae) [4], [7], [8], [16], [25].
c, Thành phần hóa học
- Hoạt chất chính là saponin steroid nhóm furostan [4], [25], [53].
- Ngoài ra có carbohydrat, các amino acid tự do: aspargin, citrulin, serin, threonin,
prolin, glycin, alanin, valin, methionin, leucin, phenylalanine, thyroxin, acid
aspartic, acid glutamic, arginin, histidin, lysin [4].
d, Tác dụng sinh học
- Tác dụng kháng khuẩn: ức chế sự phát triển của các chủng vi khuẩn Bacillus
anthracis, Streptococus hemolyticus A và B, B. diphtheria, Diplococcus
pneumonia, Staphylococcus aureus, Staphylococcus citreus, B. subtilis [25].
- Tác dụng lợi tiểu, lợi đờm, giảm ho, hạ nhiệt [25].

- Tác dụng chống viêm, điều trị viêm da [38], kháng viêm trong hệ thần kinh
trung ương [34].
e, Tác dụng và công dụng theo YHCT
- Tính vị: Vị ngọt, đắng, tính đại hàn.
- Qui kinh: Phế, thận [7], [11], [16], [25].
- Công năng, chủ trị:
+ Thanh nhiệt hóa đàm, dưỡng âm, thanh phế: trị phế âm hư, chức năng suy
nhược, ho lâu ngày, ho có đờm khó khạc, viêm phổi, ho gà.
+ Dưỡng vị sinh tân: dùng sau khi ốm dậy, tân dịch hao tổn, miệng khát.
+ Dưỡng tâm âm: trị bệnh tâm huyết không đủ, hồi hộp, loạn nhịp tim, ngắn hơi,
vô lực; miệng lưỡi mụn nhọt, mồ hôi nhiều; an thần.
+ Nhuận tràng: chữa đại tiện bí táo do háo khát [7], [8], [11], [15], [16], [25].
- Liều dùng: Ngày dùng 4 – 12 g [11], [16], [25].
- Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư hàn, ỉa chảy không nên dùng. [7], [25].

16

1.3.11. Bàng đại hải (Lười ươi)
a, Tên khoa học vị thuốc: Semen Scaphii
b, Bộ phận dùng: hạt phơi hay sấy khô của cây lười ươi Scaphium lychnophorum
(Hance) Kost. Họ Trôm (Sterculiaceae) [25].
c, Thành phần hóa học
Hạt có 2 phần: phần nhân chứa chất béo, tinh bột, sterculin; phần vỏ chứa chất béo,
bassorin, chất nhày, tanin. Phần đường trong hạt chủ yếu là galactose, pentose và
arabinose [25].
d, Tác dụng và công dụng theo YHCT
- Tính vị: Vị ngọt, nhạt, tính hàn [25].
- Công năng, chủ trị:
Thanh phế nhiệt, lợi yết hầu, nhuận tràng, thông tiện, giải độc: Dùng trong
trường hợp cơ thể nhiệt, táo, sốt âm ỉ, ho khan, đau họng, nhức răng, đại tiện ra

máu, mụn lở. Hạt lười ươi là loại thuốc bổ mát, sinh tân dịch, trị các chứng đau
ruột, bệnh về đường tiêu hóa. Dùng nhiều và liên tục không gây độc hại [25].
1.3.12. Sinh địa
a, Tên khoa học vị thuốc: Radix Rehmanniae glutinosae
b, Bộ phận dùng: rễ củ dùng tươi hoặc phơi, sấy khô của cây sinh địa hoàng
Rehmannia glutinosa Gaertin. Họ Hoa mõm sói (Scrophulariaceae) [16], [24].
c, Thành phần hóa học
- Iridoid glycosid: Catalpol, rehmaniosid A, B, C, D, ajugol, aucubin, melitosid,
rehmaglutin A, B, C, D [4], [24].
- Ionon glucosid: rehmaionosid A, B, C. Ngoài ra có monoterpen glucosid là
rehmapicrosid

[24].
- Carbohydrat: D-glucose, D- fructose, sucrose, maninotriose, rafinose, stachyose,
D- manitol [24].
- Các thành phần khác: acid amin (ít nhất 15 acid amin tự do), ester của acid béo,
β-sitosterol, daucosterol, acid palmitic, acid sucinic…[24].
d, Tác dụng sinh học
17

- Tác dụng an thần, lợi tiểu, chống oxy hóa [24].
- Tác dụng kháng khuẩn, ức chế nấm ngoài da [16].
- Tác dụng cầm máu, cường tim, hạ đường huyết (do chất Catapol) [16].
- Tác dụng chữa lành tổn thương do đái tháo đường [28].
e, Tác dụng và công dụng theo YHCT
- Tính vị: Vị ngọt, đắng, tính hàn [16], [24].
- Qui kinh: Tâm, can, thận, tiểu trường [16], [24].
- Công năng, chủ trị:
Bổ âm, thanh nhiệt lương huyết, sinh tân dịch, chỉ khát: Chữa âm hư, phát nóng
về chiều, khát nước nhiều, đái tháo đường, thiếu máu, suy nhược cơ thể, tạng

chảy máu, thổ huyết, chảy máu cam, viêm họng đau, tân dịch khô [11], [16],
[24].
- Liều dùng: Ngày dùng 12 – 40g [11], [16].
- Kiêng kỵ: tỳ hư, bụng đầy, đại tiện lỏng, dương hư, nhiều đờm thấp nhiệt [16].










×