BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU – CÔNG CỤ
DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY TNHH XD-TM
CAO MINH
Ngành : KẾ TOÁN
Chuyên ngành : KẾ TOÁN TÀI CHÍNH
Giảng viên hƣớng dẫn : TS. PHAN MỸ HẠNH
Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ THANH HẰNG
Mã số sinh viên : 1054030173 Lớp: 10DKTC05
TP. Hồ Chí Minh, 2014
ii
iii
iv
v
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
I. Lý do chọn đề tài 1
II. Mục tiêu nghiên cứu 1
III. Phạm vi của đề tài 2
IV. Phƣơng pháp nghiên cứu 2
V. Bố cục của đề tài 2
CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN (LÝ THUYẾT CHUNG) NGUYÊN VẬT LIỆU,
CÔNG CỤ DỤNG CỤ TRONG DOANH NGHIỆP 3
1.1 Tổng quan về kế toán nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ trong hoạt động xây lắp
của doanh nghiệp 3
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu quản lý NVL 3
1.1.1.1 Khái niệm 3
1.1.1.2 Đặc điểm 3
1.1.2 Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu quản lý CCDC 3
1.1.2.1 Khái niệm 3
1.1.2.2 Đặc điểm 4
1.1.3 Yêu cầu quản lý NVL – CCDC 4
1.1.4 Nhiệm vụ kế toán NVL – CCDC 4
1.2 Phân loại và đánh giá NVL – CCDC 5
1.2.1 Phân loại NVL – CCDC 5
1.2.1.1 Phân loại NVL 5
1.2.1.2 Phân loại CCDC 6
1.2.2 Đánh giá NVL – CCDC 6
1.2.2.1 Đánh giá NVL nhập kho 6
1.2.2.2 Đánh giá NVL xuất kho 8
1.3 Vị trí, vai trò của NVL – CCDC trong sản xuất kinh doanh 10
1.4 Các chứng từ và sổ sách liên quan 11
1.4.1 Chứng từ 11
1.4.2 Sổ sách 11
1.5 Phƣơng pháp kế toán chi tiết NVL – CCDC 11
1.5.1 Phƣơng pháp thẻ song song 11
1.5.2 Phƣơng pháp sổ đối chiếu luân chuyển 12
vi
1.5.3 Phƣơng pháp số dƣ 13
1.6 Kế toán tổng hợp nhập - xuất NVL – CCDC 14
1.6.1 Phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên 14
1.6.1.1 Đặc điểm 14
1.6.1.2 Tài khoản sử dụng 14
1.6.1.3 Phƣơng pháp hạch toán 15
1.6.2 Phƣơng pháp kiểm kê định kỳ 22
1.6.2.1 Đặc điểm 22
1.6.2.2 Tài khoản sử dụng 22
1.6.2.3 Phƣơng pháp hạch toán 23
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU,
CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG THƢƠNG MẠI CAO
MINH 25
2.1 Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Xây Dựng Thƣơng Mại CAO MINH. 25
2.1.1 Lịch sử hình thành 25
2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công Ty 25
2.1.1.2 Ngành nghề, lĩnh vực hoạt động, đặc điểm kinh doanh 26
2.1.1.3 Cơ cấu vốn 26
2.1.2 Bộ máy tổ chức tại công ty 27
2.1.3 Tình hình nhân sự 29
2.1.3.1 Cơ cấu nhân sự của công ty 29
2.1.3.1.1 Cơ cấu nhân sự theo trình độ học vấn 29
2.1.3.1.2 Cơ cấu nhân sự theo độ tuổi 30
2.1.4 Doanh thu hoạt động qua các năm 31
2.1.5 Giới thiệu phòng kế toán tài chính 31
2.1.5.1 Tổ chức bộ máy kế toán 31
2.1.5.1.1 Hình thức tổ chức bộ máy kế toán 31
2.1.5.1.2 Chức năng, nghĩa vụ, quyền hạn của từng thành viên trong bộ máy . 32
2.1.6 Hệ thống thông tin kế toán trong công ty 34
2.1.6.1 Phần mềm kế toán tại công ty TNHH XD – TM Cao Minh 34
2.1.6.2 Phần mềm kế toán tại công ty TNHH XD – TM Cao Minh 36
2.1.7 Tổ chức công tác kế toán 37
vii
2.1.7.1 Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán 37
2.1.7.2 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán 37
2.1.7.4 Chính sách kế toán áp dụng tại công ty 38
2.1.8 Kết luận về công tác kế toán tại công ty 39
2.1.8.1 Thuận lợi 39
2.1.8.2 Khó khăn 39
2.2 Thực trạng kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty TNHH XD – TM
Cao Minh 40
2.2.1 Nguồn NVL – CCDC của công ty TNHH XD – TM Cao Minh 40
2.2.1.1 Phân loại NVL – CCDC 40
2.2.1.2 Nhiệm vụ kế toán NVL - CCDC tại công ty 40
2.2.1.3 Nguồn cung cấp NVL - CCDC 41
2.2.2 Tổ chức công tác kế toán NVL - CCDC tại công ty 41
2.2.2.1 Thủ tục nhập kho 41
2.2.2.2 Thủ tục xuất kho 42
2.2.3 Phƣơng pháp tính giá NVL – CCDC 42
2.2.3.1 Tính giá NVL – CCDC nhập kho 42
2.2.4 Hạch toán chi tiết NVL – CCDC tại công ty 45
2.2.4.1 Chứng từ sử dụng 45
2.2.4.2 Sổ kế toán chi tiết NVL – CCDC 45
2.2.4.3 Phƣơng pháp hạch toán chi tiết NVL – CCDC 45
2.2.5 Kế toán tổng hợp nhập – Xuất NVL -CCDC tại công ty 58
2.2.5.1 Phƣơng pháp kế toán sử dụng 58
2.2.5.2 Tài khoản sử dụng cho hạch toán kế toán NVL – CCDC 58
2.2.5.3 Kế toán tổng hợp nhập – xuất NVL 58
2.2.5.4 Kế toán tổng hợp nhập – xuất CCDC 68
CHƢƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT
LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG THƢƠNG MẠI
CAO MINH 75
3.1 Nhận xét và đánh giá chung về công tác kế toán NVL – CCDC tại công ty TNHH
Xây Dựng Thƣơng Mại Cao Minh 75
3.1.1 Nhận xét chung 75
viii
3.1.2 Ƣu điểm 75
3.1.3 Hạn chế 77
3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán NVL – CCDC tại công ty
TNHH Xây Dựng Thƣơng Mại Cao Minh 78
KẾT LUẬN 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
ix
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
XD-TM
Xây Dựng – Thƣơng Mại
NVL
Nguyên vật liệu
CCDC
Công cụ dụng cụ
TSCĐ
Tài sản cố định
DN
Doanh nghiệp
GTGT
Giá trị gia tăng
TK
Tài khoản
SXKD
Sản xuất kinh doanh
XDCB
Xây dựng cơ bản
ĐKKD
Đăng kí kinh doanh
BHXH
Bảo hiểm xã hội
BHYT
Bảo hiểm y tế
BHTN
Bảo hiểm thất nghiệp
KPCĐ
Kinh phí công đoàn
BP
Bộ Phận
VT
Vật Tƣ
ĐH
Đặt hàng
QĐ-BTC
Quyết định-Bộ Tài Chính
TSCĐ
Tài sản cố định
TK
Tài khoản
HĐ
Hóa đơn
CSDL
Cơ sở dữ liệu
DN
Doanh nghiệp
PN
Phiếu nhập
PC
Phiếu chi
KVLAI
Khách hàng vãng lai
PX
Phiếu xuất
Cty
Công ty
DNTN
Doanh nghiệp tƣ nhân
CP TM & DV
Cồ phần Thƣơng Mại và Dịch Vụ
MS
Mã số
ĐVT
Đơn vị tính
QC
Quy cách
P.KHVT
Phòng kế hoạch vật tƣ
PX
Phân xƣởng
x
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Cơ cấu nhân sự theo trình độ của Công ty TNHH XD – TM Cao Minh 29
Bảng 2.2: Cơ cấu nhân sự theo độ tuổi của Công ty TNHH XD – TMCao Minh 30
Bảng 2.3: Doanh thu qua các năm của Công ty TNHH XD – TM Cao Minh 31
xi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Sơ đồ 1.1: Kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo phƣơng pháp thẻ song
song 12
Sơ đồ 1.2: Kế toán chi tiết theo phƣơng pháp sổ đối chiếu luân chuyển 13
Sơ đồ 1.3: Kế toán chi tiết theo phƣơng pháp sổ số dƣ 14
Sơ đồ 1.4: Hạch toán tổng hợp NVL,CCDC theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên 21
Sơ đồ 1.5: Hạch toán tổng hợp NVL,CCDC theo phƣơng pháp kiểm kê kỳ 24
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty TNHH TM-XD Cao Minh 27
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 32
Sơ đồ 2.3: Phần mềm kế toán tại công ty TNHH XD-TM Cao Minh 35
Hình ảnh 2.1: Giao diện Phần mềm Kế toán Misa Công ty TNHH XD – TM Cao Minh 36
Sơ đồ 2.4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật Ký Chung. 38
Sơ đồ 2.5: Sơ đồ phƣơng pháp thẻ song song tại công ty TNHH Cao Minh 45
Sơ đồ 2.6: Sơ đồ hạch toán tổng hợp Nhập – Xuất nguyên vật liệu 62
Sơ đồ 2.7: Sơ đồ hạch toán tổng hợp Nhập – Xuất Công cụ dụng cụ 72
1
LỜI MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Bƣớc vào thời kỳ đổi mới, làm quen với môi trƣờng cạnh tranh mới, cũng nhƣ các
doanh nghiệp trong nƣớc khác, công ty đã gặp phải không ít khó khăn. Song, công ty đã
nhanh chóng khắc phục những khó khăn và vƣơn lên mạnh mẽ. Tuy nhiên, để đứng vững
trên thị trƣờng có sức cạnh tranh cao nhƣ hiện nay đòi hỏi công ty phải chú trọng đến chi
phí sản xuất, giá thành sản phẩm.
Trong thời gian ngắn nghiên cứu và tìm hiểu về thực tế quản lý nguyên vật liệu,
công cụ dụng cụ ở Công ty TNHH XD – TM Cao Minh, với một khối lƣợng NVL lớn
khác nhau nên ít nhiều công ty sẽ phải gặp những khó khăn trong quá trình theo dõi và
quản lý trong công tác kế toán tại công ty nhƣ:
+ Việc sử dụng hệ thống tài khoản NVL – CCDC.
+ Về công tác kế toán NVL – CCDC.
+ Các báo cáo kế toán liên quan đến NVL – CCDC.
+ Trình độ nhân viên kế toán.
Chỉ cần một biến động nhỏ về chi phí Nguyên vật liệu – Công cụ dụng cụ cũng
làm ảnh hƣởng đáng kể đến giá thành và lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy, quá trình
thu mua, bảo quản dự trữ, hạch toán và sử dụng Nguyên vật liệu – Công cụ dụng cụ có ý
nghĩa rất quan trọng trong việc giảm chi phí, giảm giá thành và tăng lợi nhuận cho doanh
nghiệp. Đứng trƣớc yêu cầu đó thì kế toán có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức
hạch toán chi phí Nguyên vật liệu – Công cụ dụng cụ. Đây cũng là một vấn đề đáng đƣợc
các doanh nghiệp quan tâm trong điều kiện hiện nay.
Nhận thức đƣợc điều này, sau thời gian ngắn tìm hiểu thực tập về công tác kế toán
ở Công ty TNHH XD – TM Cao Minh nên em chọn đề tài: “Kế toán Nguyên vật liệu -
Công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH XD – TM Cao Minh”.
II. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu thực tế và hạch toán kế toán tại Công ty TNHH XD-TM Cao Minh và đặc
biệt là kế toán Nguyên vật liệu – Công cụ dụng cụ.
- So sánh giữa lý luận và thực tiễn tại công ty.
- Học hỏi và tích lũy kinh nghiệm thực tế, đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm cho
bản thân.
2
III. Phạm vi của đề tài
- Giới hạn về không gian: Công ty TNHH XD-TM Cao Minh.
- Giới hạn về thời gian: Số liệu sử dụng trong đề tài là năm 2012.
- Giới hạn về nội dung: Kế toán Nguyên vật liệu – Công cụ dụng cụ.
IV. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp thu thập số liệu:
Phỏng vấn, quan sát, thu thập tài liệu từ công ty tại phòng kế toán.
Thu thập thêm thông tin từ báo chí và Internet.
- Phƣơng pháp quan sát.
- Phƣơng pháp đánh giá.
- Phƣơng pháp so sánh giữa lý thuyết và thực tiễn.
V. Bố cục của đề tài
Nội dung đề tài gồm có ba chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận (lý thuyết chung) nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong
doanh nghiệp.
Chƣơng 2: Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công
ty TNHH Xây Dựng Thƣơng Mại Cao Minh.
Chƣơng 3: Nhận xét và kiến nghị công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng
cụ tại công ty TNHH Xây Dựng Thƣơng Mại Cao Minh.
3
CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN NGUYÊN VẬT LIỆU
CÔNG CỤ DỤNG CỤ TRONG DOANH NGHIỆP
1.1 Tổng quan về kế toán nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ trong hoạt động xây lắp
của doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu quản lý NVL
1.1.1.1 Khái niệm
Nguyên vật liệu trong hoạt động xây lắp của doanh nghiệp là những đối tƣợng lao
động mua ngoài hoặc tự chế biến dùng chủ yếu cho quá trình chế tạo sản phẩm. Thông
thƣờng giá trị nguyên vật liệu chiếm tỷ lệ cao trong giá thành sản phẩm. Do đó, việc quản
lý và sử dụng nguyên vật liệu có hiệu quả góp phần hạ giá thành và nâng cao hiệu quả
của quá trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.
1.1.1.2 Đặc điểm
Sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng là các công trình, hạng mục công trình có kết
cấu phức tạp, thời gian thi công dài, giá trị công trình lớn. Do vậy, NVL dùng trong doanh
nghiệp xây lắp rất đa dạng, phong phú về chủng loại, phức tạp về kỹ thuật. Trong mỗi quá
trình sản xuất, NVL không ngừng chuyển hóa về mặt hình thái và giá trị nhƣ sau:
- Về mặt hình thái:
+ Nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ thi công công trình.
- Về mặt giá trị:
+ Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh chúng bị tiêu hao toàn bộ hoặc bị
thay đổi hình thái vật chất ban đầu để tạo thành hình thái sản xuất vật chất của sản phẩm.
+ Nguyên vật liệu thƣờng chiếm tỷ trọng lớn trong trong toàn bộ chi phí sản xuất
cũng nhƣ trong giá thành sản phẩm. Do vậy tăng cƣờng công tác quản lý và hạch toán
nguyên vật liệu tốt sẽ đảm bảo sử dụng có hiệu quả tiết kiệm nguyên vật liệu nhằm hạ
thấp chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
1.1.2 Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu quản lý CCDC
1.1.2.1 Khái niệm
- Công cụ dụng cụ là tƣ liệu lao động không đủ tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ (theo
quy định hiện hành giá trị nhỏ hơn hoặc bằng 10 triệu đồng, thời gian sử dụng từ một
năm trở xuống). Những tƣ liệu lao động sau đây không phân biệt giá trị và thời gian sử
dụng vẫn đƣợc coi là CCDC:
4
Các loại giàn giáo ván khuôn chuyên dùng cho hoạt động xây lắp
Các dụng cụ đồ nghề bằng thuỷ tinh sành sứ
Quần áo, dày giép chuyên dùng để làm việc
Các loại bao bì
1.1.2.2 Đặc điểm
- Về mặt hình thái:
+ CCDC tham gia vào nhiều chu kì hoạt động sản xuất kinh doanh, trong quá
trình tham gia vào hoạt động sản xuất, vẫn giữ nguyên cho đến lúc bị hỏng.
- Về mặt giá trị:
+ Trong quá trình sử dụng, giá trị công cụ dụng cụ chuyển dịch vào từng phần,
vào chi phí sản xuất kinh doanh
+ Một số CCDC có giá trị thấp, thời gian sử dụng ngắn, cần thiết phải dự trữ
cho quá trình sản xuất kinh doanh.
1.1.3 Yêu cầu quản lý NVL – CCDC
- Tập trung quản lý chặt chẽ, có hiệu quả vật liệu trong quá trình thu mua dự trữ
bảo quản và sử dụng.
- Trong quá trình sản xuất kinh doanh, tổ chức hạch toán nguyên vật liệu chặt
chẽ và khoa học là công cụ quan trọng để quản lý tình hình thu mua nhập, xuất, bảo quản
sử dụng vật liệu.
- Tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát, kiểm kê định kỳ nhằm ngăn chặn các
hiện tƣợng tiêu cực.
1.1.4 Nhiệm vụ kế toán NVL – CCDC
- Lựa chọn phƣơng pháp kế toán chi tiết, phƣơng pháp kế toán tổng hợp và
phƣơng pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho phù hợp với đặc điểm, tình hình của
doanh nghiệp nhằm một mặt nâng cao hiệu quả của quá trình quản lý, mặt khác tiết kiệm
nhân công và giảm áp lực lên công việc của phòng kế toán.
- Vận dụng đúng đắn các phƣơng pháp hạch toán vật liệu, công cụ dụng cụ.
Hƣớng dẫn kiểm tra các bộ phận, đơn vị thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu về
nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.
- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thu mua, tình hình dự trữ và tiêu hao vật liệu,
công cụ dụng cụ. Phát hiện và xử lý kịp thời vật liệu, công cụ dụng cụ thừa, thiếu, ứ
đọng, kém phẩm chất, ngăn ngừa việc sử dụng lãng phí.
5
- Tham gia kiểm kê đánh giá lại vật liệu, công cụ dụng cụ theo chế độ quy định
của nhà nƣớc, lập báo cáo kế toán về vật liệu, dụng cụ phục vụ cho công tác lãnh đạo và
quản lý, điều hành phân tích kinh tế.
1.2 Phân loại và đánh giá NVL – CCDC
1.2.1 Phân loại NVL – CCDC
1.2.1.1 Phân loại NVL
Có rất nhiều tiêu thức phân loại NVL, nhƣng thông thƣờng kế toán chỉ sử dụng
một số tiêu thức cơ bản để phân loại NVL.
Căn cứ vào tính năng sử dụng của NVL mà kế toán có thể phân thành các
nhóm sau:
- NVL chính: Là loại nguyên vật liệu không thể thiếu trong quá trình thi công
xây lắp NVL chúng thƣờng chiếm tỷ trọng lớn trong thông số nguyên vật liệu của doanh
nghiệp sau quá trình thi công, hình thái của nguyên vật liệu chính thay đổi hoàn toàn để
hình thành công trình.
- NVL phụ: là những loại NVL có tác dụng phụ trong quá trình thi công xây lắp,
đƣợc sử dụng kết hợp với nguyên vật liệu để hoàn thiện và nâng cao tính năng chất lƣợng
của sản phẩm hoặc đƣợc dùng để đảm bảo cho công cụ lao động hoạt động bình thƣờng hoặc
để phục vụ cho nhu cầu kỹ thuật, nhu cầu quản lý nhƣ dầu mỡ bôi trơn, dầu nhờn.
- Nhiên liệu: là một loại vật liệu phụ có tác dụng cung cấp nhiệt lƣợng cho
quá trình sản xuất.
Ví dụ: Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng (xăng, dầu.v.v.), thể khí (ga, khí
đốt.v.v), và ở thể rắn (các loại than.v.v).
- Phụ tùng thay thế: là những loại vật tƣ, sản phẩm phụ tùng dùng để thay thế,
sửa chữa các loại máy móc thiết bị, phƣơng tiện vận tải.
Ví dụ: Các loại ốc, đinh vít, bu loong để thay thế sửa chữa các máy móc thiết
bị; các loại vỏ, ruột xe khác nhau để thay thế các phƣơng tiện vận tải.
- Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: là những loại vật liệu, thiết bị dùng
trong xây dựng cơ bản (gạch, đá, xi măng, sắt thép). Đối với thiết bị xây dựng cơ bản bao
gồm cả các thiết bị, phƣơng tiện cần lắp, không cần lắp, CCDC và vật kết cấu dùng vào
các công trình XDCB nhƣ các loại thiết bị điện, các loại thiết bị vệ sinh.
- Phế liệu: là những phần vật chất mà doanh nghiệp có thể thu hồi đƣợc trong
quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
6
Căn cứ vào nguồn cung cấp, kế toán có thể phân loại NVL thành các nhóm sau:
NVL mua ngoài: là loại NVL do doanh nghiệp mua ngoài mà có, thông thƣờng là
mua của các nhà cung cấp.
NVL tự chế biến: do doanh nghiệp tự sản xuất ra để sản xuất sản phẩm.
NVL thuê ngoài gia công: là loại NVL không phải do DN SX, mà cũng không
phải mua ngoài, mà do DN thuê ở các cơ sở gia công.
NVL nhận vốn góp liên doanh: là loại NVL do các bên liên doanh góp vốn theo
thỏa thuận trên hợp đồng.
NVL đƣợc cấp, thƣởng: là loại NVL do đơn vị cấp trên cấp theo quy định.
1.2.1.2 Phân loại CCDC
Tƣơng tự NVL thì CCDC cũng đƣợc phân chia thành từng nhóm chi tiết tùy theo
yêu cầu quản lý và công tác kế toán của từng DN. Để phục vụ cho công tác kế toán quản
lý đƣợc thuận lợi thì toàn bộ CCDC đƣợc chia thành 3 loại:
- Công cụ dụng cụ lao động: dụng cụ gỡ lắp, dụng cụ đồ nghề, dụng cụ quản
lý, dụng cụ áo bảo vệ lao động, khuôn mẫu, lán trai.
- Bao bì luân chuyển.
- Đồ nghề cho thuê
1.2.2 Đánh giá NVL – CCDC
1.2.2.1 Đánh giá NVL nhập kho
Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố cấu thành nên hàng tồn kho, do đó kế
toán nguyên, vật liệu phải tuân thủ theo chuẩn mực kế toán hàng tồn kho. Hàng tồn kho
đƣợc tính theo giá gốc, trƣờng hợp giá trị thuần có thể đƣợc thực hiện thấp hơn giá trị gốc
thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc. Giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc
là giá bán ƣớc tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất kinh doanh bình thƣờng trừ đi chi
phí ƣớc tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ƣớc tính cần thiết cho việc tiêu thụ đúng.
Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực
tiếp khác phát sinh để có đƣợc hàng tồn kho ở thời điểm và trạng thái hiện tại. Để có thể
theo dõi sự biến động của nguyên, vật liệu và tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế có liên quan
đến nguyên, vật liệu, doanh nghiệp cần thực hiện việc tính giá nguyên, vật liệu. Tính giá
nguyên vật liệu là phƣơng pháp kế toán dùng thƣớc đo tiền tệ để thể hiện trị giá của
nguyên, vật liệu nhập - xuất và tồn kho trong kỳ.
7
Nguyên vật liệu của doanh nghiệp có thể đƣợc tính giá theo giá thực tế hoặc giá
hạch toán. Giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho đƣợc xác định tùy theo từng nguồn
nhập, từng lần nhập cụ thể sau:
- Nguyên vật liệu mua ngoài:
Trị giá thực
tế của NL, VL
ngoại nhập
=
Giá mua trên hóa
đơn (Cả thuế NK
nếu có)
+
Chi phí thu mua
(kể cả hao mòn
trong định mức)
-
Các khoản
giảm trừ phát
sinh khi mua
+ Trƣờng hợp doanh nghiệp mua nguyên vật liệu dùng vào sản xuất kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ chịu thuế (GTGT) theo phƣơng pháp trực tiếp hoặc không thuộc đối
tƣợng chịu thuế GTGT, hoặc dùng cho hoạt động sự nghiệp, phúc lợi dự án thì giá trị
nguyên vật liệu mua vào đƣợc phản ánh theo tổng giá trị thanh toán bao gồm cả thuế
GTGT đầu vào không đƣợc khấu trừ (nếu có).
+ Trƣờng hợp doanh nghiệp mua nguyên vật liệu dùng vào sản xuất kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo phƣơng pháp khấu trừ thì giá trị
của nguyên vật liệu mua vào đƣợc phản ánh theo giá mua chƣa có thuế. Thuế GTGT đầu
vào khi mua nguyên vật liệu và thuế GTGT đầu vào của dịch vụ vận chuyển, bốc xếp,
bảo quản… đƣợc khấu trừ và hạch toán vào tài khoản 133.
+ Đối với nguyên vật liệu mua ngoài bằng ngoại tệ thì phải đƣợc quy đổi ra đồng
Việt Nam theo tỷ giá giao dịch.
Giá gốc
=
Giá mua
+
Thuế không
hoàn lại
(nếu có)
+
Chi phí mua
hàng (nếu có)
-
Các khoản
giảm trừ
(nếu có)
- Vật liệu do tự chế biến: Trị giá thực tế vật liệu do tự chế biến nhập lại kho bao
gồm trị giá thực tế của vật liệu xuất ra để chế biến và chi phí chế biến.
Giá thực tế
nhập kho
=
Giá thực tế vật liệu
xuất chế biến
+
Chi phí
chế biến
- Vật liệu thuê ngoài gia công:
Trị giá thực tế vật liệu thuê ngoài gia công nhập lại kho bao gồm trị giá thực tế của vật
liệu xuất ra để thuê ngoài gia công, chi phí gia công và chi phí vận chuyển từ kho của doanh
nghiệp đối với gia công và từ nơi gia công về lại kho của doanh nghiệp.
Giá thực tế
nhập kho
=
Giá thực tế
thuê ngoài gia công
+
Chi phí
gia công
+
Chi phí
vận chuyển
8
- Nguyên vật liệu nhận góp vốn liên doanh
Trị giá thực tế nguyên vật liệu nhận góp vốn liên doanh, góp vốn cổ phần là giá thực
tế các bên tham gia góp vốn chấp nhận.
Giá thực tế
nhập kho
=
Giá thỏa thuận giữa các
bên tham gia góp vốn
+
Chi phí liên quan
(nếu có)
1.2.2.2 Đánh giá NVL xuất kho
Vì nguyên vật liệu đƣợc nhập kho ở thời điểm khác nhau theo những nguồn nhập
khác nhau và theo giá thực tế nhập kho khác nhau, nên doanh nghiệp có thể áp dụng một
trong các phƣơng pháp tính giá sau:
- Phƣơng pháp tính theo giá thực tế đích danh
Phƣơng pháp tính theo giá thực tế đích danh là xác định giá xuất kho từng loại
nguyên, vật liệu theo giá thực tế của từng lần nhập, từng nguồn nhập cụ thể. Phƣơng pháp
này thƣờng đƣợc áp dụng đối với doanh nghiệp có ít loại mặt hàng, các mặt hàng có giá
trị lớn hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện đƣợc.
Giá trị hàng
xuất trong kỳ
=
Số lượng hàng xuất
trong kỳ
x
Đơn giá xuất
tương ứng
Ưu điểm: Xác định đƣợc chính xác giá vật tƣ xuất làm cho chi phí hiện tại phù hợp với
doanh thu hiện tại.
Nhược điểm: Trong trƣờng hợp đơn vị có nhiều mặt hàng, nhập xuất thƣờng xuyên thì
khó theo dõi và công việc của kế toán chi tiết vật liệu sẽ rất phức tạp.
- Phƣơng pháp nhập trƣớc – xuất trƣớc (FIFO)
Theo phƣơng pháp này, giả thiết rằng số vật liệu vào nhập trƣớc thì xuất trƣớc, xuất
hết số nhập trƣớc mới đến số nhập sau theo giá thực tế của lô hàng xuất. Theo phƣơng
pháp này thì giá trị hàng xuất kho đƣợc tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm
đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho đƣợc tính theo giá của hàng nhập kho ở
thời điểm cuối kì hoặc gần cuối kỳ.
Ưu điểm
+ Phản ánh tƣơng đối chính xác giá trị nguyên vật liệu xuất dùng và tồn cuối kỳ.
+ Khi giá nguyên vật liệu có xu hƣớng tăng, áp dụng phƣơng pháp này sẽ có lãi nhiều
hơn khi áp dụng phƣơng pháp khác vì giá vốn bán hiện tại đƣợc tạo ra từ giá trị nguyên
vật liệu nhập kho từ trƣớc với giá thấp hơn hiện tại.
9
Nhược điểm
+ Phải theo dõi chặt chẽ chi tiết từng nghiệp vụ nhập kho nguyên vật liệu.
+ Doanh thu hiện tại không phù hợp với chi phí hiện tại vì doanh thu hiện tại đƣợc tạo
ra từ các chi phí trong quá khứ.
- Phƣơng pháp nhập sau - Xuất trƣớc (LIFO)
Phƣơng pháp nhập sau - xuất trƣớc áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho đƣợc
mua sau hay sản xuất sau thì đƣợc xuất trƣớc và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn
kho đƣợc mua hoặc sản xuất trƣớc đó. Theo phƣơng pháp này thì giá trị hàng xuất kho
đƣợc tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho đƣợc
tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho.
Ưu điểm: Đảm bảo nguyên tắc doanh thu hiện tại phù hợp với chi phí hiện tại. Chi
phí của doanh nghiệp phản ứng kịp thời với giá cả thị trƣờng của nguyên vật liệu. Làm
cho thông tin về thu nhập và chi phí của doanh nghiệp trở nên chính xác hơn. Tính theo
phƣơng pháp này doanh nghiệp thƣờng có lợi về thuế nếu giá cả vật tƣ có xu hƣớng tăng,
khi đó giá xuất sẽ lớn, chi phí lớn dẫn đến lợi nhuận nhỏ và tránh đƣợc thuế.
Nhược điểm: Phƣơng pháp này làm cho thu nhập thuần của doanh nghiệp giảm
trong thời kỳ lạm phát và giá trị vật liệu có thể bị đánh giá giảm trên bảng cân đối kế toán
so với giá trị thực của nó.
- Phƣơng pháp bình quân gia quyền
Theo phƣơng pháp bình quân gia quyền, giá trị của từng loại hàng xuất kho đƣợc
tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tƣơng tự đầu kỳ và giá trị từng loại
hàng tồn kho đƣợc mua hoặc sản xuất trong kỳ:
Giá thực tế NL-VL
công cụ xuất dùng trong kỳ
=
Số lượng vật liệu công
cụ xuất dùng
x
Đơn giá
bình quân
Đơn giá
bình quân
=
Trị giá thực tế NL-VL
CCDC tồn kho đầu kỳ
+
Trị giá thực tế NL-VL,
CCDC nhập kho trong kỳ
Số lượng NL-VL, CCDC
tồn kho đầu kỳ
+
Số lượng NL-VL, CCDC
nhập kho trong kỳ
Ưu điểm: Phƣơng pháp này cho giá VL xuất kho chính xác nhất, phản ánh kịp thời
sự biến động giá cả, công việc tính giá đƣợc tiến hành đều đặn.
10
Nhược điểm: Công việc tính toán nhiều và phức tạp, chỉ thích hợp với những doanh
nghiệp sử dụng kế toán máy.
Giá trị trung bình có thể đƣợc tính theo thời kỳ hoặc là thời điểm phụ thuộc vào tình
hình của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quyền tự lựa chọn cho mình phƣơng pháp tính
giá thực tế xuất kho của nguyên vật liệu sao cho phù hợp với doanh nghiệp.
1.3 Vị trí, vai trò của NVL – CCDC trong sản xuất kinh doanh
Nguyên vật liệu là một bộ phận trọng yếu của tƣ liệu sản xuất, là đối tƣợng lao động
đã qua sự tác động của con ngƣời. NVL đƣợc phân chia thành NVL chính và NVL phụ,
việc phân chia này không phải dựa vào đặc tính vật lý, hóa học hoặc khối lƣợng tiêu hao
mà dựa vào sự tham gia của chúng vào việc cấu thành nên sản phẩm mới.
- Khác với NVL, CCDC cũng là tƣ liệu lao động nhƣng không có đủ những tiêu
chuẩn quy định về giá trị và thời gian sử dụng của TSCĐ. Trong quá trình thi công xây
dựng, chi phí sản xuất cho ngành xây dựng gắn liền với việc sử dụng nguyên-nhiên vật
liệu, máy móc và các thiết bị thi công xây dựng. Trong quá trình đó, CCDC cũng là 1
trong 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm mới và cấu thành nên
sản phẩm.
- Trong doanh nghiệp xây dựng, chi phí về NVL-CCDC thƣờng chiếm tỷ trọng
rất lớn ( khoảng 60-70% trong tổng giá trị công trình). Do vậy, NVL-CCDC có vị trí, vai
trò rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu thiếu
NVL-CCDC thì không thể tiến hành đƣợc các hoạt động sản xuất vật chất nói chung và
quá trình thi công xây dựng nói riêng. Thông qua quá trình thi công xây dựng, kế toán
NVL-CCDC có thể đánh giá những khoản chi phí chƣa hợp lý, lãng phí hay tiết kiệm.
Bởi vậy, doanh nghiệp cần tổ chức công tác kế toán quản lý chặt chẽ NVL-CCDC ở tất cả
các khâu từ quá trình thu mua, bảo quản, dự trữ và sử dụng NVL-CCDC nhằm hạ thấp
chi phí sản xuất xuống một mức nhất định nào đó, giảm mức tiêu hao NVL-CCDC trong
sản xuất còn là cơ sở để tăng sản phẩm mới. Qua đó, ta có thể nói rằng NVL-CCDC có vị
trí, vai trò đặc biệt quan trọng và không thể thiếu đƣợc trong quá trình sản xuất kinh
doanh nói chung và quá trình thi công xây dựng nói riêng.
11
1.4 Các chứng từ và sổ sách liên quan
1.4.1 Chứng từ
- Chứng từ nhập
+ Hóa đơn bán hàng thông thƣờng hoặc hóa đơn giá trị gia tăng
+ Phiếu nhập kho
+ Biên bản kiểm nghiệm
- Chứng từ xuất
+ Phiếu xuất kho
+ Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
+ Phiếu xuất vật tƣ theo hạn mức
- Chứng từ theo dõi quản lý
+ Thẻ kho
+ Phiếu báo vật tƣ còn lại cuối kỳ
+ Biên bản kiểm kê hàng tồn kho
1.4.2 Sổ sách
- Thẻ kho (Sổ kho)
- Sổ chi tiết vật tƣ, công cụ dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa.
- Bảng tổng họp chi tiết vật tƣ, công cụ dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa
1.5 Phƣơng pháp kế toán chi tiết NVL – CCDC
1.5.1 Phƣơng pháp thẻ song song
Đặc điểm của phƣơng pháp thẻ song song là sử dụng các sổ chi tiết để theo dõi
thƣờng xuyên, liên tục sự biến động của từng mặt hàng tồn kho cả về số lƣợng và giá trị.
Hàng ngày hoặc định kỳ, sau khi nhập chứng từ tại kho, kế toán tiến hành việc kiểm
tra, ghi giá và phản ánh vào sổ chi tiết cả về mặt số lƣợng và giá trị.
Cuối tháng, kế toán đối chiếu số liệu tồn kho theo chi tiết từng loại trên các sổ chi
tiết với số liệu tồn kho trên thẻ kho và số liệu kiểm kê thực tế, nếu có chênh lệch phải xử
lý kịp thời. Sau khi đối chiếu và đảm bảo số liệu đã khớp đúng, kế toán tiến hành lập
bảng tổng hợp chi tiết Nhập - xuất - tồn kho nguyên vật liệu.
Số liệu trên bảng tổng hợp chi tiết Nhập - xuất - tồn nguyên vật liệu đƣợc dùng để
đối chiếu với số liệu trên tài khoản 152 “Nguyên, vật liệu” trên sổ cái.
Phƣơng pháp thẻ song song đơn giản, dễ dàng ghi chép và đối chiếu nhƣng cũng có
nhƣợc điểm là sự trùng lặp trong công việc. Nhƣng phƣơng pháp này rất tiện lợi khi
doanh nghiệp xử lý công việc bằng máy tính.
12
Sơ đồ 1.1: Kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo phƣơng pháp thẻ
song song
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu số liệu
1.5.2 Phƣơng pháp sổ đối chiếu luân chuyển
Là sử dụng sổ đối chiếu luân chuyển để theo dõi sự biến động của từng mặt hàng
tồn kho cả về số lƣợng và trị giá. Việc ghi sổ chỉ thực hiện một lần vào cuối tháng và mỗi
danh điểm vật liệu đƣợc ghi một dòng trên sổ đối chiếu luân chuyển.
Hàng ngày hoặc định kỳ, sau khi nhận chứng từ tại kho, kế toán cần kiểm tra, ghi
giá và phản ánh vào các bảng kê nhập, xuất cả về số lƣợng và giá trị theo từng loại vật
liệu.
Cuối tháng, kế toán cần tổng hợp số lƣợng và giá trị từng loại nguyên vật liệu đã
nhập, xuất trong tháng và tiến hành vào sổ đối chiếu luân chuyển. Kế toán cần đối chiếu
số liệu tồn kho theo chi tiết từng loại trên sổ đối chiếu luân chuyển với số liệu tồn kho
trên thẻ kho và số liệu kiểm kê thực tế, nếu có chênh lệch phải đƣợc xử lý kịp thời.
Sau khi đối chiếu và đảm bảo số liệu đã khớp đúng, kế toán tiến hành tính tổng trị
giá nguyên vật liệu nhập - xuất trong kỳ và tồn kho cuối kỳ, số liệu này dùng để đối chiếu
trên TK 152 trong sổ cái.
Phƣơng pháp sổ đối chiếu luân chuyển đơn giản, dễ dàng ghi chép và đối chiếu,
nhƣng vẫn có nhƣợc điểm là tập trung công việc vào cuối tháng nhiều, ảnh hƣởng đến tính
kịp thời, đầy đủ và cung cấp thông tin cho các đối tƣợng có nhu cầu sử dụng khác nhau.
Thẻ kho
Chứng từ nhập
Chứng từ xuất
Sổ kế toán chi tiết
Bảng kê tổng hợp Nhập – Xuất – Tồn
13
Sơ đồ 1.2: Kế toán chi tiết theo phƣơng pháp sổ đối chiếu luân chuyển
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu số liệu
1.5.3 Phƣơng pháp số dƣ
Đặc điểm của phƣơng pháp sổ số dƣ là sử dụng sổ số dƣ để theo dõi sự biến động
của từng mặt hàng tồn kho chỉ về mặt trị giá theo giá hạch toán, do đó phƣơng pháp này
thƣờng đƣợc dùng cho các doanh nghiệp sử dụng giá hạch toán vật liệu để ghi sổ kế toán
trong kỳ.
Định kỳ, sau khi nhận chứng từ tại kho, kế toán cần kiểm tra việc ghi chép của thủ
kho và ký vào phiếu giao nhận chứng từ và cột số tiền trên phiếu giao nhận chứng từ.
Căn cứ vào các phiếu giao nhận chứng từ nhập (xuất), kế toán phản ánh số liệu vào
bảng lũy kế nhập - xuất - tồn kho từng loại vật liệu. Cuối tháng, kế toán cần tổng hợp số
liệu nhập, xuất trong tháng và xác định số dƣ cuối tháng của từng loại vật liệu trên bảng
lũy kế số lƣợng tồn kho trên sổ số dƣ phải khớp với trị giá tồn kho trên bảng lũy kế, số
liệu tổng cộng trên bảng lũy kế dùng để đối chiếu với số liệu trên TK 152 trong sổ cái.
Phƣơng pháp sổ số dƣ thích hợp với các doanh nghiệp thực hiện công việc kế toán thủ
công, hạn chế sự trùng lặp trong công việc giữa thủ kho và nhân viên kế toán.
Thẻ kho
Phiếu nhập
Phiếu xuất
Bảng kê nhập
Bảng kê xuất
Sổ đối chiếu
luân chuyển
Bảng tổng hợp
Nhập- Xuất-Tồn
Kế toán tổng hợp
14
Sơ đồ 1.3: Kế toán chi tiết theo phƣơng pháp sổ số dƣ
Ghi chú:
Ghi hàng ngày, định kì
Ghi cuối kì
Đối chiếu số liệu
1.6 Kế toán tổng hợp nhập - xuất NVL – CCDC
1.6.1 Phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên
1.6.1.1 Đặc điểm
Là phƣơng pháp theo dõi và phản ánh thƣờng xuyên, liên tục, có hệ thống tình
hình nhập - xuất - tồn vật tƣ, hàng hóa trên sổ kế toán.
Giá trị vật tƣ, hàng hóa tồn kho trên sổ kế toán có thể đƣợc xác định tại bất kỳ
thời điểm nào trong kỳ kế toán theo công thức:
Trị giá hàng tồn
kho cuối kỳ
=
Trị giá hàng
tồn kho đầu kỳ
+
Trị giá hàng nhập
kho trong kỳ
-
Trị giá hàng xuất
kho trong kỳ
Cuối kỳ kế toán so sánh giữa số liệu kiểm kê thực tế vật tƣ, hàng hóa tồn kho và
số liệu vật tƣ, hàng hóa tồn kho trên sổ kế toán nếu có sai sót chênh lệch thì phải xử lý
kịp thời.
Phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên áp dụng các đơn vị sản xuất và các đơn vị
thƣơng nghiệp kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn, hàng có kỹ thuật, chất lƣợng cao.
1.6.1.2 Tài khoản sử dụng
Tài khoản TK151 “Hàng mua đang đi đƣờng”
Tài khoản TK152 “Nguyên vật liệu”
Tài khoản TK153 “ Công cụ dụng cụ”
Bảng lũy kế
nhập
Sổ số dƣ
Phiếu giao nhận
chứng từ xuất
Phiếu
nhập
Thẻ
kho
Phiếu
xuất
Phiếu giao nhận
chứng từ nhập
Bảng lũy kế
xuất
Bảng tổng hợp
N – X- T