Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại công ty liên doanh điều hành Hoàng Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 82 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ
THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY
LIÊN DOANH ĐIỀU HÀNH HOÀNG LONG

NGÀNH: KẾ TOÁN
CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN TÀI CHÍNH

Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Phan Đình Nguyên
Sinh viên thực hiện : Lê Thị Bích Nga
MSSV: 1054030361 Lớp: 10DKTC2


TP.Hồ Chí Minh, Năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ
THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY
LIÊN DOANH ĐIỀU HÀNH HOÀNG LONG

NGÀNH: KẾ TOÁN
CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN TÀI CHÍNH

Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Phan Đình Nguyên
Sinh viên thực hiện : Lê Thị Bích Nga
MSSV: 1054030361 Lớp: 10DKTC2


TP.Hồ Chí Minh, Năm 2014
i
LỜI CAM ĐOAN

Em cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của em. Những kết quả và các số liệu trong
báo cáo thực tập tốt nghiệp được thực hiện tại Công ty Liên doanh Điều hành Hoàng
Long, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Em hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà
trường về sự cam đoan này.

TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng 7 năm 2014
Ký tên


SV. Lê Thị Bích Nga












ii
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên em xin cảm ơn chân thành đến quý thầy, cô trường Đại học Công nghệ
TP.HCM, những người đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt cho em những kiến thức bổ ích.
Những kiến thức nền tảng cơ bản suốt bốn năm đại học là hành trang vô cùng quý giá, là
bước đầu để em bước vào sự nghiệp trong tương lai. Em xin cảm ơn PGS.TS - thầy Phan
Đình Nguyên, thầy đã giúp đỡ, quan tâm, giải đáp những thắc mắc trong quá trình làm
khóa luận, nhờ đó, em mới có thể hoàn thành được đề tài tốt nghiệp này.
Em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến các nhân viên trong phòng Tài chính - Kế
toán công ty Hoàng Long đã tạo điều kiện cho em được tìm hiểu rõ hơn về môi trường
làm việc thực tế, dù rất bận rộn với công việc nhưng vẫn dành thời gian để chỉ bảo,
hướng dẫn để em có thể tìm hiểu và thu thập thông tin cho bài khóa luận.
Bên cạnh đó, em muốn cảm ơn các anh chị làm công việc kế toán khác cũng đã đồng
hành cùng với em trong thời gian làm khoá luận tốt nghiệp. Điều này có ý nghĩa hết sức
to lớn với em, là động lực giúp em trong chặng đường sau này.
Đề tài của em chỉ dừng lại ở phạm vi nhỏ hẹp và với dung lượng hạn chế, trình độ
chưa cho phép em có thể đi sâu hơn để có những phát hiện lý thú, những góp ý hữu ích
hơn. Nhưng qua đó, em mong rằng những đóng góp của mình sẽ giúp cải thiện tình hình
kế toán thuế GTGT và thuế TNDN của công ty được phần nào, từ đó mở rộng ra hướng
đi cho công tác kế toán ở công ty này. Trong quá trình làm khóa luận, bài làm của em
không tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhận được sự góp ý, nhận xét từ phía thầy cô
và các nhân viên trong công ty để kiến thức của em ngày càng hoàn thiện hơn, rút được
những bài học kinh nghiệm bổ ích để áp dụng vào thực tiễn thật hiệu quả trong tương lai.

Kính chúc quý thầy cô trong Khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng, các nhân viên
công ty Hoàng Long luôn dồi dào sức khỏe, hạnh phúc, may mắn và nhiều thành công.
Em xin chân thành cảm ơn!
TP.HCM, ngày … tháng 7 năm 2014


SV. Lê Thị Bích Nga
iii
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHẬN XÉT THỰC TẬP
Họ và tên sinh viên:
MSSV:
Khoá:
1. Thời gian thực tập


2. Bộ phận thực tập


3. Tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành kỷ luật



4. Kết quả thực tập theo đề tài



5. Nhận xét chung




Đơn vị thực tập



iv
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN



















Tp. Hồ Chí Minh, ngày …. tháng 7 năm 2014
Giảng viên hướng dẫn



PGS.TS – Phan Đình Nguyên

v
MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
NHẬN XÉT THỰC TẬP iii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN iv
MỤC LỤC v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC CÁC BẢNG ix
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH x
LỜI MỞ ĐẦU x
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN THUẾ GTGT VÀ THUẾ TNDN
TRONG DOANH NGHIỆP. 3
1.1. Thuế GTGT và thuế TNDN 3
1.1.1. Thuế giá trị gia tăng 3
1.1.2. Thuế thu nhập doanh nghiệp 5
1.2. Kế toán thuế GTGT và thuế TNDN 9
1.2.1. Nhiệm vụ của kế toán thuế trong doanh nghiệp 9
1.2.2. Kế toán thuế GTGT 11
1.2.3. Kế toán thuế TNDN 20
1.2.4. Tổ chức sổ sách kế toán đối với thuế GTGT và thuế TNDN 22
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THUẾ GTGT VÀ THUẾ TNDN TẠI
CÔNG TY LIÊN DOANH ĐIỀU HÀNH HOÀNG LONG 24
2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty Liên doanh Điều hành Hoàng Long. 24

2.1.1. Tóm lược quá trình hình thành và phát triển 24
2.1.2. Chức năng và lĩnh vực hoạt động 25
2.1.3. Cơ cấu tổ chức 26
2.1.4. Mối quan hệ liên kết với các đơn vị khác trong hoạt động của công ty (Thị
trường khách, đối tác nói chung của công ty) 27
2.1.5. Tình hình hoạt động của công ty trong những năm vừa qua 27
2.1.6. Chiến lược phương hướng phát triển của công ty trong tương lai 29
vi
2.2. Giới thiệu về bộ máy kế toán và kế toán thuế của Công ty Liên doanh Điều hành
Hoàng Long 32
2.2.1. Sơ lược về bộ máy kế toán của công ty 32
2.2.2. Tình hình kế toán thuế tại Công ty Liên doanh Điều hành Hoàng Long 32
2.2.3. Đặc điểm tổ chức công tác thuế tại công ty. 33
2.3. Thực trạng kế toán thuế GTGT tại Công ty Liên doanh Điều hành Hoàng Long.36
2.3.1. Tình hình kế toán thuế GTGT tại công ty 36
2.3.2. Kế toán thuế GTGT đầu vào 36
2.3.3. Kế toán thuế GTGT đầu ra: 41
2.3.4. Hoàn thuế GTGT 44
2.3.5. Báo cáo thuế GTGT thực tế tại công ty. 45
2.4. Thực trạng kế toán thuế TNDN tại Công ty Liên doanh Điều hành Hoàng Long.53
2.4.1. Tình hình kế toán thuế TNDN tại công ty. 53
2.4.2. Xác định thuế thu nhập doanh nghiệp 54
2.4.3. Báo cáo thuế TNDN thực tế tại công ty 56
2.5. Nhận xét, đánh giá: 61
CHƢƠNG 3: NHẬN XÉT THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC KẾ
TOÁN THUẾ GTGT VÀ THUẾ TNDN TẠI CÔNG TY LIÊN DOANH ĐIỀU
HÀNH HOÀNG LONG. 62
3.1. Nhận xét 62
3.1.1. Nhận xét tổng quát về tình hình hoạt động tại công ty 62
3.1.2. Nhận xét về công tác kế toán thuế tại công ty 62

3.2. Kiến nghị 65
KẾT LUẬN 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
PHỤ LỤC


vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CNV
Mỏ Cá Ngừ Vàng
CNV FFDP
Báo cáo Phát triển Toàn mỏ Cá Ngừ Vàng
CP
Cổ phần
FAMA
Thoả thuận khung về phân bổ, đo lường
FTSO
Tàu chứa, xử lý dầu thô
GTGT
Giá trị gia tăng
HĐDK
Hợp đồng Dầu khí
HESS
Công ty Amerada Hess Việt Nam
HLJOC
Hoàng Long Joint Operating Company
HSĐ
Mỏ Hải Sư Đen
HST

Mỏ Hải Sư Trắng
HTKK
Hỗ trợ kê khai
HUTECH
Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
JOC
Công ty Liên doanh Điều hành (Joint Operating Company)
KH-CN
Khoa học – Công nghệ
NĐ-CP
Nghị định Chính phủ
NSNN
Ngân sách Nhà nước
OPECO
Công ty OPECO Việt Nam
PI
Hệ số khai thác
PTTEP
Petroleum Authority of Thailand Exploration and Production -
Công ty thăm dò và Sản xuất Dầu khí Thái Lan
PVEP
Tổng Công ty Thăm dò, Khai thác Dầu khí Việt Nam
PVN
Viện Dầu khí Việt Nam
PVSC
Công ty Giám sát Hợp đồng Chia sản phẩm Dầu khí Việt Nam
viii
QĐ-BTC
Quyết định – Bộ Tài chính
SOCO

Công ty TNHH SOCO Việt Nam
TGĐ
Mỏ Tê Giác Đen
TGT
Mỏ Tê Giác Trắng
TIA
Thoả thuận Kết nối Mỏ
TLJOC
Thăng Long Joint Operating Company
TNCT
Thu nhập chịu thuế
TNDN
Thu nhập doanh nghiệp
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
TK
Tài khoản
TT-BTC
Thông tư – Bộ Tài chính
UA
Thoả thuận Hợp nhất Mỏ
USD
Đô-la Mỹ
VND
Việt Nam Đồng
WHP-H4
Dàn đầu giếng H4





ix
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Các đối tác của công ty Hoàng Long
Bảng 2.2. Tỷ lệ dầu thô
Bảng 2.3. Tỷ lệ khí thiên nhiên
Bảng 2.4. Chênh lệch thuế GTGT đầu vào của thuế nhà thầu nước ngoài
Bảng 2.5. Thuế GTGT phải nộp trong tháng 04/2014
Bảng 2.6. Minh hoạ hạch toán dựa vào bảng kê khai nộp thuế
Bảng 2.7. Tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính năm 2014 tại HLJOC













x
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ bộ máy kế toán công ty Hoàng Long
Hình 2.1. Bản Đồ Phân Lô
Hình 2.2. Cơ cấu tổ chức công ty Hoàng Long JOC

Hình 2.3. Hạch toán sơ đồ chữ T một số tài khoản của công ty
Hình 2.4. Bảng phân bổ thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ được khấu trừ trong tháng
04/2014
Hình 2.5. Chi phí chia sẻ giữa HLJOC và TLJOC
Hình 2.6. Tờ khai thuế GTGT tháng 4/2014
Hình 2.7. Trích Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào tháng 4/2014
Hình 2.8. Tờ khai thuế Nhà thầu nước ngoài tháng 3/2014
Hình 2.9. Báo cáo tình hình thuế VAT tháng 4/2014 Công ty Hoàng Long JOC gửi PVEP
Hình 2.10. Thanh toán thuế GTGT tháng 4/2014 cho cơ quan thuế
Hình 2.11. Bảng kê hoá đơn, hàng hoá dịch vụ bán ra tháng 4/2014
Hình 2.12. Quy định về thuế tại Công ty Liên doanh Điều hành Hoàng Long
Hình 2.13. Mục 3.1 Điều 12 của HĐDK
Hình 2.14. Mục 2 Điều 14 Thông tư 32/2009/TT-BTC
Hình 2.15. Tỷ lệ thuế tài nguyên
Hình 2.16. Kê khai thuế TNDN tạm tính của bán dầu thô chuyến TGT-134
Hình 2.17. Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp dầu thô năm 2013
Hình 2.18. Tỷ lệ thuế thu nhập tạm tính doanh thu dầu thô bán nội địa
Hình 2.19. Tỷ lệ thuế thu nhập tạm tính doanh thu khí thiên nhiên
1
LỜI MỞ ĐẦU
Thuế ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự hình thành và phát triển của Nhà nước
là một vấn đề hết sức quan trọng đối với bất cứ quốc gia nào trên thế giới, từ những nước
phát triển đến các nước đang phát triển. Thuế là một hình thức động viên bắt buộc của
Nhà nước theo luật định, thuộc phạm trù phân phối, nhằm tập trung một bộ phận của các
thể nhân và pháp nhân vào quỹ ngân sách Nhà nước và phục vụ cho lợi ích công cộng.
Lý do chọn đề tài
Năm 2014 có rất nhiều các qui định mới về pháp luật liên quan đến hoạt động kế
toán, thuế của doanh nghiệp. Mới nhất vào ngày 22/7/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị
định số 83/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa
đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế. Đây là Nghị định hướng dẫn Luật hết sức

quan trọng, có tác động đến nhiều đối tượng.
Trước tình hình này, kế toán thuế là những người nắm bắt nhanh nhạy để triển khai
thực hiện các chính sách mới của Bộ Tài chính một cách linh hoạt, hướng cho doanh
nghiệp hoạt động tốt theo những quy định mới của Luật Thuế. Đặc biệt với công ty Liên
doanh Điều hành Hoàng Long – một loại hình doanh nghiệp đặc thù thì hệ thống kế toán
là một phần hết sức quan trọng trong thời điểm này.
Nhận thức được vai trò của kế toán thuế trong doanh nghiệp, đặc biệt là kế toán thuế
GTGT và thuế TNDN trong giai đoạn thực tập tại Công ty Liên doanh Điều hành Hoàng
Long, em đã tìm hiểu và thực hiện đề tài dưới sự chỉ dẫn tận tình của giáo viên hướng
dẫn khóa luận – PGS.TS Phan Đình Nguyên và sự giúp đỡ của nhân viên phòng Kế toán
công ty.
Mục đích nghiên cứu: Nhằm hiểu rõ hơn khái niệm, ý nghĩa và công tác kế toán
thuế GTGT và thuế TNDN, từ đó thực hiện đề tài để so sánh, xác định những điểm giống
và khác nhau trong công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN của Công ty Liên doanh
Điều hành Hoàng Long so với lý thuyết kế toán thuế hiện hành. Bên cạnh đó, em muốn
xét xem những ảnh hưởng của chính sách thuế mới có tác động đến công ty hay không và
tác động như thế nào. Trên cơ sở này để đưa ra một số đề xuất giúp công ty hoàn thiện hệ
thống kế toán của mình.
2
Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu của em tập trung vào đối tượng kế toán thuế GTGT và thuế TNDN
tại công ty Liên doanh Điều hành Hoàng Long tháng 4 năm 2014.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Kết hợp các phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp hệ thống, từ đó phân tích
tổng hợp và so sánh, để đưa ra kết luận, giải pháp thích hợp.
Kết cấu đề tài: Gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận (Lý thuyết chung) về kế toán thuế GTGT và thuế TNDN
trong doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại công ty Liên doanh
Điều hành Hoàng Long.

Chương 3: Nhận xét thực trạng và kiến nghị về công tác kế toán thuế GTGT và thuế
TNDN tại công ty Liên doanh Điều hành Hoàng Long.
Mặc dù rất cố gắng nhưng với hiểu biết của bản thân còn hạn chế và thời gian tìm
hiểu không nhiều nên khóa luận của em sẽ không tránh khỏi thiếu sót, em rất mong được
sự nhận xét, góp ý của các thầy cô trong khoa để đề tài của em được hoàn thiện hơn.



3
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN THUẾ GTGT VÀ THUẾ TNDN
TRONG DOANH NGHIỆP.
1.1. Thuế GTGT và thuế TNDN
1.1.1. Thuế giá trị gia tăng
1.1.1.1. Khái niệm
Thuế GTGT là một loại thuế gián thu, được tính trên khoản giá trị tăng thêm của
hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
1.1.1.2. Ý nghĩa
Với thuế GTGT, chỉ người bán hàng hoá (hoặc dịch vụ) lần đầu phải nộp thuế GTGT
trên toàn bộ doanh thu bán hàng (hoặc cung ứng dịch vụ) ở các khâu tiếp theo đối với
hàng hoá, dịch vụ đó chỉ phải nộp thuế trên phần giá trị tăng thêm. Các sản phẩm hàng
hoá, dù qua nhiều khâu hay ít khâu từ sản xuất đến tiêu dùng đều chịu thuế như nhau và
thuế GTGT không phải do người tiêu dùng nộp mà do người bán sản phẩm (hàng hoá
hoặc dịch vụ) nộp thay vào kho bạc do trong giá bán hàng hoá (hoặc dịch vụ) có cả thuế
GTGT. Do vậy, thuế GTGT là một loại thuế gián thu nhằm động viên sự đóng góp của
người tiêu dùng.
1.1.1.3. Đối tƣợng chịu thuế, đối tƣợng nộp thuế GTGT
1.1.1.3.1. Đối tƣợng chịu thuế GTGT
Theo quy định tại Điều 2 – Luật thuế GTGT thì các loại hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu, sản
xuất trong nước bán cho các đối trượng tiêu dùng cho sản xuất, kinh doanh hay tiêu dùng
khác ở Việt Nam đều thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, trừ các đối tượng quy định tại

Điều 4 của Luật thuế GTGT.
1.1.1.3.2. Đối tƣợng nộp thuế GTGT
Các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá dịch vụ chịu thuế
GTGT ở Việt Nam và tổ chức, cá nhân khác có nhập khẩu hàng hoá, mua dịch vụ từ nước
ngoài chịu thuế GTGT và các tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế, làm thủ tục về thuế thay đối
tượng nộp thuế theo qui định tại khoản 1.c Điều 2 của Luật Quản lý thuế đều là đối tượng
nộp thuế GTGT.


4
1.1.1.4. Căn cứ và phƣơng pháp tính thuế GTGT
Thuế GTGT phải nộp có thể được xác định theo một trong hai phương pháp: khấu trừ
thuế hoặc tính trực tiếp trên GTGT.
1.1.1.4.1. Phƣơng pháp khấu trừ thuế GTGT
Số thuế GTGT
phải nộp
=
Thuế GTGT đầu ra
-
Thuế GTGT đầu vào
được khấu trừ
Trong đó:
Thuế GTGT
đầu ra
=
Giá tính thuế của hàng hóa,
dịch vụ bán ra
x
Thuế suất thuế
GTGT (%)


Thuế GTGT
đầu vào được
khấu trừ
=
Tổng số thuế GTGT đã thanh toán được ghi trên hóa đơn
GTGT mua hàng hóa, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế
GTGT hàng hóa nhập khẩu.

1.1.1.4.2. Phƣơng pháp tính trực tiếp trên GTGT
Số thuế GTGT
phải nộp
=
Giá trị gia tăng của
hàng hóa, dịch vụ
x
Thuế suất thuế
GTGT (%)
Trong đó:
GTGT của
hàng hóa,
dịch vụ
=
Giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ bán ra trừ giá thanh toán
của hàng hóa, dịch vụ mua vào tương ứng.

1.1.1.5. Kê khai thuế GTGT:
Có 2 hình thức kê khai thuế GTGT là kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
và kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp theo thông tư 219/2013/TT-BTC
hướng dẫn về thuế GTGT. Doanh nghiệp có thể kê khai trực tiếp tại cơ quan thuế hoặc kê

khai thuế GTGT qua mạng. Từ tháng 7/2013, Nghị định số 83/2013/NĐ-CP quy định
mới về việc kê khai thuế GTGT theo tháng hoặc theo quý, tùy điều kiện khác nhau của
từng doanh nghiệp, trong đó đã hướng dẫn việc khai thuế GTGT theo quí áp dụng đối với
người nộp thuế GTGT có tổng doanh thu của năm trước liền kề từ 20 tỉ đồng trở xuống.
Các thủ tục kê khai thuế GTGT cho doanh nghiệp như sau:
- Hoàn chỉnh hồ sơ kê khai thuế GTGT, bao gồm: Tờ khai thuế GTGT bảng kê
hàng hóa, dịch vụ mua vào, bán ra theo mẫu quy định.
- Báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn
- Nộp lên cơ quan thuế theo đúng thời hạn quy định.
5
Lưu ý:
 Thời gian gửi tờ khai cho cơ quan thuế chậm nhất là trong 10 ngày đầu tháng tiếp
theo. Cơ sở phải kê khai đầy đủ, đúng mẫu tờ khai thuế và chịu trách nhiệm về tính chính
xác của việc kê khai. Trường hợp đã gửi tờ khai sau đó phát hiện sai sót về số liệu kê
khai trước thời hạn nộp thuế thì cơ sở phải thông báo cho cơ quan thuế biết đồng thời lập
lại tờ khai thay thế cho tờ khai cũ bị sai. Trường hợp phát hiện sai sót sau thời hạn nộp
thuế thì cơ sở điều chỉnh vào tờ khai của tháng tiếp theo.
 Thời điểm để xác định doanh thu tính thuế GTGT phát sinh là thời điểm cơ sở
kinh doanh đã chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng (trường hợp bán trả góp) hàng
hóa, cung ứng dịch vụ cho người mua, không phân biệt người mua đã trả tiền hay chưa
trả tiền.
1.1.1.6. Nộp thuế GTGT:
Cơ sở kinh doanh sau khi nộp tờ khai thuế GTGT cho cơ quan thuế sẽ tiền hành nộp
thuế GTGT vào Ngân sách nhà nước. Thời hạn nộp thuế của tháng chậm nhất không quá
ngày 25 của tháng tiếp theo. Tuy nhiên, tùy theo từng trường hợp cụ thể, pháp luật có quy
định khác nhau về số thuế phải nộp.
Trong kỳ kê khai, nếu phát sinh nghĩa vụ thuế, doanh nghiệp phải nộp số thuế đã tính
vào Ngân sách nhà nước trước ngày 22 của quý tiếp theo kỳ tính thuế. Số tiền thuế phải
nộp vào Kho bạc Nhà nước, doanh nghiệp tự viết giấy nộp tiền theo hệ thống Mục lục
NSNN.

1.1.1.7. Quyết toán thuế GTGT:
- Hàng năm, khi kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp phải lập Tờ khai tự quyết toán
Thuế GTGT.
- Thời hạn nộp tờ khai: Nếu trong kỳ tính thuế, doanh nghiệp có nhu cầu điều chỉnh
số liệu đã kê khai thì Nộp tờ khai tự quyết toán có nội dung điều chỉnh vào trước ngày 25
tháng 01 của năm tiếp theo. Nếu không có nội dung điều chỉnh thì nộp kèm với báo cáo
tài chính năm.
1.1.2. Thuế thu nhập doanh nghiệp
1.1.2.1. Khái niệm
Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế thu trên thu nhập của các cơ sở kinh doanh
để động viên một phần thu nhập của họ vào ngân sách nhà nước. Ngoài ra, nhà nước
cũng có thể sử dụng loại thuế này để điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua việc động viên
công bằng giữa các thành phần kinh tế, khuyến khích ưu đãi đầu tư nhằm thúc đẩy sản
xuất, kinh doanh phát triển.
6
1.1.2.2. Ý nghĩa
- Thuế TNDN là công cụ quan trọng để nhà nuớc thực hiện việc điều tiết thu nhập,
đảm bảo công bằng xã hội. Nhà nước sử dụng thuế TNDN làm công cụ điều tiết thu nhập
của các chủ thể có thu nhập, đảm bảo yêu cầu đóng góp của các chủ thể kinh doanh vào
ngân sách Nhà nước được công bằng, hợp lý. Mặt khác, các doanh nghiệp thua lỗ trong
sản xuất kinh doanh vừa không phải đóng thuế TNDN, vừa có thể được chuyển lỗ sang
các năm sau để có cơ hội phục hồi và giảm tình trạng phá sản doanh nghiệp.
- Thuế TNDN là nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước. Phạm vi áp dụng
của thuế TNDN rất rộng, gồm cá nhân, nhóm kinh doanh, hộ cá thể và các tổ chức kinh tế
có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có phát sinh thu nhập chịu thuế. Một
khi nền kinh tế thị trường phát triển, tăng trưởng kinh tế được bảo đảm, hoạt động sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ ngày càng mang lại nhiều lợi nhuận thì khả năng huy động
nguồn tài chính cho ngân sách nhà nước thông qua thuế TNDN sẽ ngày càng dồi dào.
Mặt khác, so với các loại thuế khác, thuế TNDN dễ thu, ít tốn kém chi phí nên hiệu quả
thu cũng cao hơn nhiều. Ở các nước đang phát triển, tiền thu được từ thuế thu nhập doanh

nghiệp nhiều hơn nhiều so với thuế thu nhập cá nhân. Còn ở các nước phát triển mặc dù
thu từ thuế TNDN ít hơn so với thuế thu nhập cá nhân nhưng thuế TNDN giữ vai trò là
loại thuế thu trước của thuế thu nhập cá nhân.
- Thuế TNDN là công cụ quan trọng để góp phần khuyến khích, thúc đẩy sản xuất,
kinh doanh phát triển theo hướng kế hoạch, chiến lược, phát triển toàn diện của Nhà
nước. Nhà nước ưu đãi, khuyến khích đối với các chủ thể đầu tư, kinh doanh vào những
ngành, lĩnh vực và những vùng, miền mà nhà nước ưu tiên khuyến khích phát triển trong
từng giai đoạn nhất định.
1.1.2.3. Đối tƣợng chịu thuế, nộp thuế TNDN
Đối tượng chịu thuế chính là tổng thu nhập trước thuế của doanh nghiệp
Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 218/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế thu
nhập doanh nghiệp:
Người nộp thuế thực hiện theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế TNDN và Khoản 1
Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNDN.
“Người nộp thuế theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Thuế TNDN bao gồm:
a) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh
nghiệp, Luật Đầu tư, Luật các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật
7
chứng khoán, Luật Dầu khí, Luật Thương mại và quy định tại các văn bản pháp luật
khác dưới các hình thức: Công ty cổ phần; công ty trách nhiệm hữu hạn; công ty hợp
danh; doanh nghiệp tư nhân; các bên trong hợp đồng hợp tác kinh doanh; các bên
trong hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí, xí nghiệp liên doanh dầu khí, công ty
điều hành chung;
b) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây
gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú
tại Việt Nam;
c) Các đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập sản xuất, kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định tại Điều 3 Nghị định này;
d) Các tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật hợp tác xã;
đ) Tổ chức khác ngoài tổ chức quy định tại các Điểm a, b, c, d Khoản này có hoạt

động sản xuất, kinh doanh có thu nhập chịu thuế theo quy định tại Điều 3 Nghị định
này.”
1.1.2.4. Căn cứ và phƣơng pháp tính thuế TNDN
Theo thông tư Số: 32/2013/QH13: Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác
định theo công thức sau:
Thuế TNDN phải nộp
=
Thu nhập tính thuế
x
Thuế suất thuế TNDN
Trường hợp doanh nghiệp nếu có trích quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì thuế
thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định như sau:
Thuế TNDN
phải nộp
=
(
Thu nhập
tính thuế
-
Phần trích lập quỹ
KH&CN
)
x
Thuế suất thuế
TNDN

Trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc loại thuế tương tự
thuế thu nhập doanh nghiệp ở ngoài Việt Nam thì doanh nghiệp được trừ số thuế thu
nhập doanh nghiệp đã nộp nhưng tối đa không quá số thuế thu nhập doanh nghiệp phải
nộp theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.

 Xác định thu nhập tính thuế
Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu
nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước theo quy định.
Thu nhập tính thuế được xác định theo công thức sau:
Thu nhập
tính thuế
=
Thu nhập
chịu thuế
-
Thu nhập được
miễn thuế
+
Các khoản lỗ được kết
chuyển theo quy định
8
Trong đó, thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản
xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và thu nhập khác, được xác định như sau:
Thu nhập
chịu thuế
=
Doanh thu
-
Chi phí
được trừ
+
Các khoản
thu nhập
khác
 Thuế suất áp dụng hiện nay đối với thuế TNDN:

Theo thông tư số 78/2014/TT-BTC hướng dẫn Nghị định số 218/2013/NĐ-CP quy
định:
- Thuế suất áp dụng 20% nếu Doanh thu năm 2013 không quá 20 tỷ đồng.
- Thuế suất áp dụng 22% nếu Doanh thu năm 2013 trên 20 tỷ đồng.
- Thuế suất thuế TNDN đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí tại
Việt Nam từ 32% đến 50%. Căn cứ vào vị trí khai thác, điều kiện khai thác và trữ lượng
mỏ doanh nghiệp có dự án đầu tư tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí gửi hồ sơ dự án
đầu tư đến Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định mức thuế suất cụ thể
cho từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.

1.1.2.5. Kê khai thuế TNDN
- Doanh nghiệp nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính theo quý chậm nhất là ngày thứ ba
mươi của quý tiếp theo. Hồ sơ khai thuế TNDN bao gồm: Tờ khai thuế tạm tính theo quý
(Theo mẫu thống nhất của Bộ Tài chính ban hành).
- Doanh nghiệp có trách nhiệm kê khai và nộp tờ khai thuế tạm nộp cả năm theo mẫu
quy định cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý chậm nhất vào ngày 30 tháng 1 hàng năm.
Căn cứ để kê khai là kết quả SXKD của năm trước và khả năng kinh doanh của năm tiếp
theo để tự kê khai doanh thu, chi phí, TNCT, số thuế phải nộp cả năm, có thể chia ra từng
quý theo mẫu của cơ quan thuế.
- Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chưa thực hiện đầy đủ, đúng chế độ kế
toán, hoá đơn chứng từ thì việc kê khai tính thuế căn cứ vào tỷ lệ TNCT trên doanh thu
và thuế suất.
+ Doanh nghiệp chưa thực hiện đầy đủ, đúng chế độ kế toán nhưng đã thực
hiện bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ có hoá đơn, chứng từ, phải kê khai doanh thu và tính
thuế hàng tháng theo công thức sau.
Thuế TNDN
phải nộp
=
Doanh thu bán ra
x

Tỉ lệ (%) Thu
nhập chịu thuế
x
Thuế suất
thuế
TNDN

9
+ Hộ kinh doanh chưa thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ mua, bán
hàng hoá, dịch vụ thì cơ quan thuế căn cứ vào tình hình kinh doanh của từng hộ ấn định
mức doanh thu để tính thu nhập chịu thuế và tính thuế theo công thức.
Thuế TNDN
phải nộp
=
Doanh thu ấn định
x
Tỉ lệ (%) Thu
nhập chịu thuế
x
Thuế suất
thuế
TNDN

1.1.2.6. Nộp thuế TNDN
- Cơ sở sản xuất kinh doanh tự tạm nộp thuế TNDN hàng quý đầy đủ, đúng hạn vào
NSNN. Thời hạn nộp thuế chậm nhất không quá ngày cuối quý.
- Cơ sở kinh doanh chưa thực hiện đầy đủ, đúng chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ
thì tính thuế theo phương pháp tỷ lệ TNCT trên doanh thu, thời hạn phải nộp thuế như
sau.
+ Cơ sở kinh doanh thực hiện việc bán hàng hoá dịch vụ có hoá đơn, chứng từ kê

khai thuế hàng tháng, nộp thuế đầy đủ theo thông báo hàng tháng của cơ quan thuế. Thời
hạn nộp thuế hàng tháng thuế chậm nhất không quá ngày 30 của tháng tiếp theo.
+ Hộ kinh doanh chưa thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ mua, bán
hàng hoá, dịch vụ, tính thuế căn cứ vào mức doanh thu ấn định, thời hạn thông báo cùng
với thời hạn nộp thuế.
- Cơ sở kinh doanh buôn chuyến phải kê khai và nộp thuế theo từng chuyến hàng với
cơ quan thuế nơi mua hàng trước khi vận chuyển hàng đi cùng với việc kê khai nộp thuế
GTGT.
1.1.2.7. Quyết toán thuế TNDN
- Hàng năm, khi kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp phải lập Tờ khai tự quyết toán
Thuế TNDN.
- Thời hạn nộp tờ khai: Nộp kèm với báo cáo tài chính năm.
- Khi quyết toán, theo số liệu của Báo cáo tài chính, nếu số thuế TNDN còn lại phải
nộp, doanh nghiệp phải nộp trong thời hạn 10 ngày tính từ ngày nộp quyết toán năm.
1.2. Kế toán thuế GTGT và thuế TNDN
1.2.1. Nhiệm vụ của kế toán thuế trong doanh nghiệp
- Trực tiếp làm việc cơ quan thuế khi có phát sinh.
- Kiểm tra đối chiếu hóa đơn GTGT với bảng kê thuế đầu vào, đầu ra của từng cơ sở.
- Kiểm tra đối chiếu bảng kê khai hồ sơ xuất khẩu
10
- Hằng tháng lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT đầu ra của toàn doanh nghiệp, phân
loại theo thuế suất .
- Hằng tháng lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT đầu vào của toàn doanh nghiệp theo tỉ
lệ phân bổ đầu ra được khấu trừ.
- Theo dõi báo cáo tình hình nộp ngân sách, tồn đọng ngân sách, hoàn thuế của doanh
nghiệp .
- Lập hồ sơ ưu đãi đối với dự án đầu tư mới, đăng ký đơn vị phát sinh mới hoặc điều
chỉnh giảm khi có phát sinh.
- Lập hồ sơ hoàn thuế khi có phát sinh.
- Lập báo cáo tổng hợp thuế theo định kỳ hoặc đột xuất (nhóm thuế suất, đơn vị cơ

sở).
- Kiểm tra hóa đơn đầu vào (sử dụng đèn cực tím ) đánh số thứ tự để dễ truy tìm, phát
hiện loại hóa đơn không hợp pháp thông báo đến cơ sở có liên quan.
- Hằng tháng đóng chứng từ báo cáo thuế của cơ sở ,toàn doanh nghiệp.
- Kiểm tra báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn thuế để báo cáo cục thuế.
- Lập bảng kê danh sách lưu trữ, bảo quản hóa đơn thuế GTGT theo thời gian, thứ tự
số quyển không để thất thoát, hư hỏng.
- Kiểm tra đối chiếu biên bản trả, nhận hàng để điều chỉnh doanh thu báo cáo thuế
kịp thời khi có phát sinh.
- Lập kế hoạch thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, nộp ngân sách.
- Cập nhật kịp thời các thông tin về Luật thuế ,soạn thông báo các nghiệp vụ qui định
của Luật thuế có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để cơ sở
biết thực hiện.
- Cùng phối hợp với kế toán tổng hợp đối chiếu số liệu báo cáo thuế của các cơ sở
giữa báo cáo với quyết toán.
- Yêu cầu chấp hành nguyên tắc bảo mật.
- Cập nhật thep dõi việc giao nhận hoá đơn (mở sổ giao và ký nhận).
- Theo dõi tình hình giao nhận hoá đơn các đơn vị cơ sở.
11
- Hằng tháng, quý, năm, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn trong kỳ.
- Cập nhật và lập giấy báo công nợ các đơn vị cơ sở.
1.2.2. Kế toán thuế GTGT
1.2.2.1. Nguyên tắc hạch toán
- Cơ sở kinh doanh phải tổ chức kế toán thuế GTGT theo quy định của chế độ kế toán
hiện hành và quy định tại Thông tư này.
- Cơ sở kinh doanh thực hiện Luật thuế GTGT, doanh thu bán hàng, thu nhập hoạt
động tài chính, bất thường và giá trị vật tư, hàng hoá, tài sản cố định, dịch vụ mua vào
được kế toán theo quy định dưới đây:
- Doanh thu bán hàng, thu nhập hoạt động tài chính, bất thường:
Đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu

trừ:
Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ là toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung ứng dịch
vụ (chưa có thuế GTGT) bao gồm cả phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có) mà
cơ sở kinh doanh được hưởng.
Thu nhập hoạt động tài chính, bất thường là tổng thu nhập (chưa có thuế GTGT).
Đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực
tiếp trên GTGT, và đối với hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT:
Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ là toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung ứng dịch
vụ, bao gồm cả phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có) mà cơ sở kinh doanh được
hưởng (Tổng giá thanh toán - bao gồm cả thuế).
Thu nhập hoạt động tài chính, bất thường là tổng thu nhập (tổng giá thanh toán).
- Giá trị vật tư, hàng hoá, tài sản cố định, dịch vụ mua vào:
Đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu
trừ thuế, giá trị vật tư, hàng hoá, tài sản cố định, dịch vụ mua vào là giá mua thực tế
không có thuế GTGT đầu vào.
Đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực
tiếp trên GTGT và cơ sở kinh doanh không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, giá trị vật
tư, hàng hoá, tài sản cố định, dịch vụ mua vào là tổng giá thanh toán (bao gồm cả thuế
GTGT đầu vào).
Các cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT phải kế toán chính xác, trung
thực các chỉ tiêu:
- Thuế GTGT đầu ra phát sinh;
- Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ, còn được khấu trừ;
- Thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp;
- Thuế GTGT được hoàn lại; được giảm.

1.2.2.2. Chứng từ kế toán
12
Các cơ sở kinh doanh phải thực hiện chế độ hoá đơn chứng từ theo quy định hiện
hành của Bộ Tài chính. Dưới đây là một số hoá đơn, chứng từ có liên quan đến kế toán

thuế GTGT:
1. Hoá đơn giá trị gia tăng
2. Hoá đơn bán hàng
3. Hoá đơn tự in, chứng từ đặc thù
4. Bảng kê bán lẻ hàng hoá, dịch vụ
5. Bảng kê thu mua hàng nông sản, lâm sản, thuỷ sản của người trực tiếp sản xuất
1.2.2.3. Tài khoản sử dụng
Để kế toán thuế GTGT, bổ sung vào hệ thống tài khoản kế toán ban hành theo các
chế độ kế toán hiện hành Tài khoản 133 "Thuế GTGT được khấu trừ" và đổi tên, nội
dung Tài khoản 3331 theo quy định dưới đây:
1.2.2.3.1. Tài khoản 133 - thuế GTGT đƣợc khấu trừ
Tài khoản 133 dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ
và còn được khấu trừ. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 133
Bên Nợ
TK 133
Bên Có




- Số thuế GTGT đầu vào được
khấu trừ.
- Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ;
- Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào
không được khấu trừ;


- Số thuế GTGT đầu vào đã hoàn lại.
Số dƣ bên Nợ: Số thuế GTGT đầu
vào còn được khấu trừ, số thuế GTGT

đầu vào được hoàn lại nhưng NSNN
chưa hoàn trả.







Tài khoản 133 có 2 tài khoản cấp 2:
Tài khoản 1331 - Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá, dịch vụ
Tài khoản 1331 dùng để phản ánh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của vật tư,
hàng hoá, dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế.
Tài khoản 1332 - thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định
Tài khoản 1332 dùng để phản ánh thuế GTGT đầu vào của quá trình đầu tư, mua sắm
tài sản cố định dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế.
13
1.2.2.3.2. Tài khoản 3331 "Thuế GTGT phải nộp"
Tài khoản 3331 dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT phải nộp, số
thuế GTGT đã nộp và còn phải nộp và Ngân sách Nhà nước.
Tài khoản này áp dụng chung cho đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu
trừ thuế và đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.
Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 3331
Bên Nợ
TK3331
Bên Có
- Số thuế GTGT đầu vào đã khấu
trừ

- Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của
hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ;
- Số thuế GTGT được giảm trừ vào
số thuế GTGT phải nộp
- Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của
hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi,
biếu, tặng, sử dụng nội bộ;
- Số thuế GTGT đã nộp vào NSNN
- Số thuế GTGT phải nộp của thu nhập
hoạt động tài chính, thu nhập bất
thường;
- Số thuế GTGT của hàng bán bị trả
lại
- Số thuế GTGT phải nộp của hàng hóa
nhập khẩu
Số dƣ bên Nợ: Số thuế GTGT đã
nộp thừa vào NSNN
Số dƣ bên Có: Số thuế GTGT còn phải
nộp cuối kỳ

Tài khoản 3331 có hai Tài khoản cấp 3:
Tài khoản 33311 - Thuế GTGT đầu ra: dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số
thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ.
Tài khoản 33312 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu: dùng để phản ánh thuế GTGT phải
nộp, đã nộp, còn phải nộp của hàng nhập khẩu.
1.2.2.4. Hạch toán thuế GTGT
1.2.2.4.1. Hạch toán thuế GTGT đầu vào
Khi mua vật tư, hàng hoá, tài sản cố định dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh
hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, kế toán phản ánh giá
trị vật tư, hàng hoá nhập kho theo giá thực tế bao gồm giá mua chưa có thuế GTGT đầu

vào, chi phí thu mua, vận chuyển, bốc xếp, thuê kho bãi, từ nơi mua về đến doanh
nghiệp, ghi:
Nợ TK 152, 153, 156, 211, 611,…
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Thuế GTGT đầu vào)
Có TK 111, 112, 331, (Tổng giá thanh toán).
Khi mua vật tư, dịch vụ dùng ngay vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, kế toán phản ánh giá thực tế chưa có thuế
GTGT, thuế GTGT đầu vào và tổng giá thanh toán, ghi:
Nợ TK 621, 627, 641, 642, 241,

×