Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Kế toán doanh thu, chi phí & xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần nhựa Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.88 MB, 99 trang )

i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC
ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN NHỰA VIỆT NAM

Ngành : KẾ TOÁN
Chuyên ngành : KẾ TOÁN TÀI CHÍNH

Giảng viên hướng dẫn : TS. PHAN MỸ HẠNH
Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ HẠNH DUNG
Mã số sinh viên : 1054030115 Lớp: 10DKTC05


TP. Hồ Chí Minh, 2014

ii


iii


iv



v
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC
ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH. 3
1.1. Kế toán doanh thu, thu nhập khác: 3
1.1.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: 3
1.1.1.1 Khái niệm doanh thu: 3
1.1.1.2 Chứng từ sử dụng: 3
1.1.1.3 Tài khoản sử dụng: 4
1.1.1.5 Hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu: 5
1.1.2 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính: 6
1.1.2.1 Khái niệm doanh thu hoạt động tài chính: 6
1.1.2.2 Tài khoản sử dụng: 6
1.1.2.3 Hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu: 7
1.1.3 Kế toán thu nhập khác: 8
1.1.3.1 Khái niệm thu nhập khác: 8
1.1.3.2 Tài khoản sử dụng: 9
1.1.3.3 Hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu: 9
1.2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu: 10
1.2.1 Hàng bán bị trả lại: 10
1.2.1.1 Khái niệm: 10
1.2.1.2 Tài khoản sử dụng: 10
1.2.1.3 Hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu: 11
1.2.2 Giảm giá hàng bán: 11
1.2.2.1 Khái niệm: 11
1.2.2.2 Tài khoản sử dụng: 12
1.2.2.3 Hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu: 12
1.3. Kế toán các khoản chi phí phát sinh trong quá trình bán hàng: 13
1.3.1 Giá vốn hàng bán: 13

1.3.1.1Khái niệm: 13
1.3.1.2Phương pháp tính giá xuất kho: 13
1.3.1.3Tài khoản sử dụng: 13

vi
1.3.1.4Hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu: 14
1.3.2 Chi phí bán hàng: 15
1.3.2.1 Khái niệm: 15
1.3.2.2 Tài khoản sử dụng: 15
1.3.2.3 Hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu: 16
1.3.3 Chi phí quản lý doanh nghiệp: 17
1.3.3.1 Khái niệm: 17
1.3.3.2 Tài khoản sử dụng: 17
1.3.3.3 Hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu: 18
1.3.4 Chi phí hoạt động tài chính: 19
1.3.4.1 Khái niệm: 19
1.3.4.2 Tài khoản sử dụng: 19
1.3.4.3 Hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu: 20
1.3.5 Chi phí khác: 21
1.3.5.1 Khái niệm: 21
1.3.5.2 Tài khoản sử dụng: 21
1.3.5.3 Hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu: 21
1.3.6 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp: 22
1.3.6.1 Khái niệm: 22
1.3.6.2 Tài khoản sử dụng: 23
1.3.6.3 Hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu: 24
1.4. Xác định kết quả kinh doanh: 25
1.4.1 Khái niệm: 25
1.4.2 Tài khoản sử dụng: 25
1.4.3 Phương pháp hạch toán xác định kết quả kinh doanh: 26

CHƢƠNG 2: KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH
DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VIỆT NAM 28
2.1 Giới thiệu chung về công ty Cổ phần Nhựa Việt Nam: 28
2.1.1 Giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển công ty cổ phần Nhựa Việt Nam: 28
2.1.1.1 Lịch sử hình thành: 28
2.1.1.2 Loại hình doanh nghiệp: 28
2.1.2 Cơ cấu tổ chức, quản lý tại công ty cổ phần Nhựa Việt Nam; 30
2.1.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy tại công ty cổ phần Nhựa Việt Nam 30

vii
2.1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ từng phòng ban: 30
2.1.3 Cơ cấu tổ chức kế toán tại công ty cổ phần Nhựa Việt Nam: 32
2.1.3.1 Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty cổ phần Nhựa Việt Nam: 32
2.1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng phần hành kế toán: 33
2.1.3.3 Hình thức kế toán áp dụng tại công ty: 35
2.1.3.4 Chính sách kế toán áp dụng tại công ty: 35
2.1.3.4.1 Chế độ kế toán áp dụng tại công ty: 35
2.1.3.4.2 Chứng từ sổ sách kế toán áp dụng: 36
2.1.4 Tình hình công ty những năm gần đây: 36
2.1.4.1 Tình hình doanh thu, lợi nhuận công ty những năm gần đây: 36
2.1.4.2 Hoạt động công ty những năm gần đây: 37
2.1.5 Thuận lợi, khó khăn, phương hướng phát triển của công ty: 38
2.1.5.1 Thuận lợi: 38
2.1.5.2 Khó khăn: 38
2.1.5.3 Phương hướng phát triển của công ty: 39
2.2 Thực trạng tổ chức công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại
công ty cổ phần Nhựa Việt Nam: 40
2.2.1 Đặc điểm kinh doanh, các phương thức tiêu thụ và thanh toán tại công ty cổ
phần Nhựa Việt Nam: 40
2.2.1.1 Đặc điểm kinh doanh: 40

2.2.1.2 Phương thức tiêu thụ hàng hóa: 40
2.2.1.3 Phương thức thanh toán: 40
2.2.2 Kế toán doanh thu, thu nhập khác tại công ty: 41
2.2.2.1 Kế toán doanh thu bán hàng: 41
2.2.2.1.1 Đặc điểm: 41
2.2.2.1.2 Chứng từ sử dụng: 41
2.2.2.1.3 Tài khoản sử dụng: 42
2.2.2.1.4 Sổ sách sử dụng: 42
2.2.2.1.5 Một số nghiệp vụ phát sinh thực tế tại công ty: 42
2.2.2.2 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính tại công ty: 46
2.2.2.2.1 Đặc điểm: 46
2.2.2.2.2 Chứng từ kế toán: 46
2.2.2.2.3 Tài khoản sử dụng: 46

viii
2.2.2.2.4 Sổ sách sử dụng: 46
2.2.2.2.5 Một số nghiệp vụ phát sinh thực tế tại công ty: 46
2.2.2.3 Kế toán thu nhập khác: 49
2.2.2.3.1 Đặc điểm: 49
2.2.2.3.2 Chứng từ kế toán: 49
2.2.2.3.3 Tài khoản sử dụng: 49
2.2.2.3.4 Sổ sách sử dụng: 49
2.2.2.3.5 Một số nghiệp vụ phát sinh thực tế tại công ty: 49
2.2.3 Các chi phí phát sinh trong quá trình bán hàng: 51
2.2.3.1 Giá vốn hàng bán: 51
2.2.3.1.1 Đặc điểm: 51
2.2.3.1.2 Chứng từ kế toán: 51
2.2.3.1.3 Tài khoản sử dụng: 51
2.2.3.1.4 Sổ sách sử dụng: 51
2.2.3.1.5 Một số nghiệp vụ thực tế phát sinh tại công ty: 52

2.2.3.2 Chi phí bán hàng: 55
2.2.3.2.1 Đặc điểm: 55
2.2.3.2.2 Chứng từ kế toán: 55
2.2.3.2.3 Tài khoản sử dụng: 55
2.2.3.2.4 Sổ sách sử dụng: 55
2.2.3.2.5 Một số nghiệp vụ thực tế phát sinh tại công ty: 55
2.2.3.3 Chi phí quản lý doanh nghiệp: 59
2.2.3.3.1 Đặc điểm: 59
2.2.3.3.2 Chứng từ kế toán: 59
2.2.3.3.3 Tài khoản sử dụng: 59
2.2.3.3.4 Sổ sách sử dụng: 59
2.2.3.3.5 Một số nghiệp vụ thực tế phát sinh tại công ty: 60
2.2.3.4 Chi phí hoạt động tài chính: 63
2.2.3.4.1 Đặc điểm: 63
2.2.3.4.2 Chứng từ kế toán: 63
2.2.3.4.3 Tài khoản sử dụng: 63
2.2.3.4.4 Sổ sách sử dụng: 63
2.2.3.4.5 Một số nghiệp vụ thực tế phát sinh tại công ty: 63

ix
2.2.3.5 Chi phí khác: 65
2.2.3.5.1 Đặc điểm: 65
2.2.3.5.2 Chứng từ kế toán: 65
2.2.3.5.3 Tài khoản sử dụng: 65
2.2.3.5.4 Sổ sách sử dụng: 65
2.2.3.5.5 Một số nghiệp vụ thực tế phát sinh tại công ty: 65
2.2.4 Các khoản giảm trừ doanh thu thuần: 67
2.2.4.1 Đặc điểm: 67
2.2.4.2 Chứng từ kế toán: 67
2.2.4.3 Tài khoản sử dụng: 67

2.2.4.4 Sổ sách sử dụng: 67
2.2.4.5 Một số nghiệp vụ thực tế phát sinh tại công ty: 67
2.3. Kế toán xác định kết quả kinh doanh: 71
2.3.1 Xác đinh kết quả kinh doanh: 71
2.3.2 Chứng từ kế toán: 71
2.3.3 Tài khoản sử dụng: 71
2.3.4 Sổ sách sử dụng: 71
2.3.5 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: 71
CHƢƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VIỆT
NAM. 74
3.1 Nhận xét: 74
3.1.1 Nhận xét tổng quát về tình hình hoạt động tại công ty: 74
3.1.2 Nhận xét về công tác kế toán tại công ty: 74
3.1.2.1 Ưu điểm: 74
3.1.2.2 Nhược điểm: 75
3.2 Kiến nghị: 75
3.2.1 Kiến nghị về công tác kế toán: 75
3.2.2 Kiến nghị khác: 76
KẾT LUẬN 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81


x
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
HĐQT
Hội đồng quản trị
CP
Cổ phần
XN
Xí nghiệp

TM DV
Thương mại dịch vụ
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
KD
Kinh doanh
KT
Kỹ thuật
KTTC
Kế toán tài chính
NV
Nghiệp vụ
TK
Tài khoản
KTQT
Kế toán quản trị
TSCĐ
Tài sản cố định
GTGT
Giá trị gia tang
SV
Sinh viên



xi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Doanh thu và Lợi nhuận của công ty cổ phần Nhựa Việt Nam 36
Bảng 2.2: Phương hướng phát triển của công ty CP Nhựa Việt Nam 39



xii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH

Sơ Đồ 1.1: Kế Toán Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Trong Kỳ 27
Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy tại công ty cổ phần Nhựa Việt Nam 30
Sơ đồ 2.2: Bộ máy kế toán tại công ty cổ phần Nhựa Việt Nam 32
Sơ Đồ 2.3: Luân Chuyển Chứng Từ 35
Sơ đồ 2.4: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2012. 44
Sơ đồ 2.5: Giá vốn hàng bán năm 2012. 53
Sơ đồ 2.6: Chi phí bán hàng năm 2012. 57
Sơ đồ 2.7: Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2012 61
Sơ đồ 2.8: Kết quả kinh doanh năm 2012. 73





1
LỜI MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài:
Trong nền kinh tế mở cửa hiện nay, Việt Nam đang từng bước hội nhập vào nền
kinh tế thế gới. Để tồn tại và phát triển thì buộc các doanh nghiệp phải có đủ trình độ và
sự nhạy bén để đưa ra những phương pháp, chiến lược kinh tế nhằm tối đa hóa lợi nhuận.
Vì vậy, vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp là phải làm sao cho hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp ngày càng hiệu quả, nguồn vốn kinh doanh luôn ổn định và phát triển.
Để làm được những điều trên, một trong những chỉ tiêu ảnh hưởng đến quyết định
của nhà quản lý trong hoạt động kinh doanh đó là kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Xác định kết quả kinh doanh là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh đích thực tình hình sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việc phân tích chỉ tiêu này cho ta thấy được kết quả

kinh doanh của doanh nghiệp mình có hiệu quả hay không, lời lỗ như thế nào, từ đó sẽ có
cái nhìn khách quan hơn về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Vì vậy, kế
toán xác định kết quả kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả của
việc quản lý tại doanh nghiệp.
Với mong muốn tìm hiểu về doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
trong doanh nghiệp như thế nào để có thể đánh giá đúng tình trạng của công ty.Tại công
ty cổ phần nhựa Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế như về việc đối chiếu công nợ phải thu
khách hàn chưa tiến hành định kỳ hàn thán, khoản mục chi phí chưa phân loại rõ ràng,
hạch toán chứng từ ngân hàng còn chậm… Vì vậy mà tôi đã chon để tài làm khóa luận tốt
nghiệp cho mình là “ Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công
ty cổ phần Nhựa Việt Nam” để tìm hiểu về thự trạng công tác kế toán tại công ty rồi từ đó
đưa ra kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán tại công ty.
II. Mục tiêu nghiên cứu:
- Việc nghiên cứu đề tài này có thể giúp chúng ta nắm rõ hơn về phương pháp
hạch toán cũng như việc xác định tầm quan trọng của việc xác định kết quả kinh doanh.
So sánh giữa lý thuyết và thực tế kế toán tại doanh nghiệp, từ đó rút ra ưu – khuyết điểm
của kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty để đưa ra một
số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại công ty.
- Học hỏi và tích lũy kinh nghiệm thực tế để rút ra bài học cho mình.
III. Phạm vi nghiên cứu:
- Giới hạn về không gian: Công ty cổ phần Nhựa Việt Nam.
- Giới hạn về thời gian: Số liệu, chứng từ và nghiệp vụ phát sinh trong năm 2010,
2011, 2012.
- Giới hạn về nội dung: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
tại Công ty cổ phần Nhựa Việt Nam.


2
IV. Phƣơng pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập số liệu: phỏng vấn, quan sát nhân viên trong phòng kế toán

tài chính, tìm hiểu thêm trên Internet.
- Phương pháp đánh giá và so sánh giữa lý thuyết và thực tiễn.
- Phương pháp nghiên cứu: thu thập, tổng hợp và phân tích các chứng từ, sổ kế
toán liên quan đến kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh của công ty và từ đó
đưa ra một số kiến nghị và giải pháp giúp công ty có thêm ý kiếm về phương hướng phát
triển trong xu thế toàn cầu như hiện nay.
V. Bố cục của đề tài: gồm 3 chƣơng:
- Chương 1: Cơ sở lý luận kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh
doanh.
- Chương 2: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty
cổ phần Nhựa Việt Nam.
- Chương 3: Nhận xét và kiến nghị về công ty cổ phần Nhựa Việt Nam.

.




3
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN KẾ TOÁN DOANH THU, CHI
PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH.
1.1. Kế toán doanh thu, thu nhập khác:
1.1.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:
1.1.1.1 Khái niệm doanh thu:
Doanh thu là tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu và sẽ thu được
trong kỳ kế toán, phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh
nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Các khoản thu hộ bên thứ ba không phải là
nguồn lợi ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ không được
coi là doanh thu.
 Điều kiện ghi nhận doanh thu:

Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa chỉ được ghi nhận khi thỏa mãn 5 điều kiện sau đây:
 Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu
sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua.
 Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng
hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa.
 Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
 Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng.
 Xác định được chi phí có liên quan đến giao dịch bán hàng.
1.1.1.2 Chứng từ sử dụng:
 Hóa đơn bán hàng: hóa đơn bán hàng thông thường phản ánh giá bán (đã có thuế
GTGT), các khoản phụ thu, phí tính ngoài tiền bán hàng (nếu có), tổng giá thanh toán
(đã có thuế GTGT).
 Hóa đơn giá trị gia tăng: phản ánh giá bán (chưa có thuế GTGT), các khoản phụ
thu, phí tính ngoài tiền bán hàng (nếu có), thuế GTGT, tổng giá thanh toán (đã có thuế
GTGT).
 Phiếu thu, phiếu chi để ghi nhận các khoản thu chi bằng tiền.
 Giấy báo nợ, giấy báo có của Ngân hàng .
 Các chứng từ khác có liên quan (nếu có).



4
1.1.1.3 Tài khoản sử dụng:
 Tài khoản 511: “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”.
Kết cấu tài khoản:
Bên Nợ:
 Số thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc thuế xuất khẩu phải nộp tính trên doanh thu bán hàng
thực tế của sản phẩm, háng hóa, dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng và được xác định là
đã bán trong kỳ kế toán.
 Thuế GTGT phải nộp của doanh nghiệp tính theo phương pháp trực tiếp.

 Khoản chiết khấu thương mại kết chuyển vào cuối kỳ.
 Khoản giảm giá hàng bán kết chuyển vào cuối kỳ.
 Trị giá hàng bán bị trả lại kết chuyển vào cuối kỳ.
 Kết chuyển doanh thu thuần vào TK 911 “xác định kết quả kinh doanh”.
Bên Có:
 Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp đã thực
hiện trong kỳ kế toán.
 Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 511 có 05 tài khoản cấp 2:
TK 5111: Doanh thu bán hàng hóa.
TK 5112: Doanh thu bán các thành phẩm.
TK 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ .
TK 5114: Doanh thu trợ cấp , trợ giá.
TK 5117: Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư.
 Tài khoản 512: “Doanh thu bán hàng nội bộ”.
Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu của số sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu
thụ trong nội bộ doanh nghiệp.
Kết cấu tài khoản:
Bên nợ:
 Trị giá hàng bán bị trả lại, khoản giảm giá hàng bán đã chấp thuận trên khối lượng
sản phẩm, hàng hóa dịch vụ đã bán nội bộ kết chuyển cuối kỳ kế toán.
 Số thuế TTĐB phải nộp của số sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán nội bộ.


5
 Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp của số sản phẩm, hàng hóa,
dịch vụ tiêu thụ nội bộ.
 Kết chuyển doanh thu bán hàng nội bộ thuần vào Tài khoản 911 “Xác định kết quả
kinh doanh”.
Bên có:

 Tổng số doanh thu bán hàng nội bộ của đơn vị thực hiện trong kỳ kế toán.
 Tài khoản 512 không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 512 gồm có 03 tài khoản cấp hai:
TK 5121: Doanh thu bán hàng hóa.
TK 5122: Doanh thu bán thành phẩm.
TK 5123: Doanh thu cung cấp dịch vụ.
1.1.1.5 Hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu:
 Doanh thu của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã xác định là đã bán trong kỳ kế toán:
Nợ TK 111, 112, 131… (tổng giá thanh toán)
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (trường hợp tính thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ)
 Khi bán hàng hóa theo phương thức trả chậm, trả góp đối với sản phẩm, hàng hóa,
bất động sản đầu tư thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán
phản ánh doanh thu bán hàng theo giá bán trả tiền ngay chưa có thuế GTGT, ghi:
Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (giá bán
trả tiền ngay )
Có TK 3331 – Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
Có TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện (chênh lệch giữa tổng
số tiền theo giá bán trả chậm, trả góp với giá bán trả tiền ngay
chưa có thuế GTGT).
- Khi thu được tiền bán hàng, ghi:
Nợ TK 111, 112…
Có TK 131 – Phải thu của khách hàng.



6
 Định kỳ, ghi nhận doanh thu tiền bán hàng trả chậm, trả góp trong kỳ:

Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện.
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính .
1.1.2 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính:
1.1.2.1 Khái niệm doanh thu hoạt động tài chính:
Doanh thu hoạt động tài chính là doanh thu phát sinh trong quá trình hoạt động kinh
doanh thông thường của doanh nghiệp và gồm: Tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận
được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp.
Doanh thu hoạt động tài chính gồm:
- Tiền lãi: lãi cho vay, lãi tiền gửi ngân hàng, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi đầu tư
trái phiếu, tín phiếu, chiết khấu thanh toán được hưởng do mua hàng hóa, dịch vụ,…
- Cổ tức, lợi nhuận được chia.
- Thu nhập về hoạt động đầu tư mua bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn.
- Thu nhập về thu hồi hoặc thanh lý các khoản vốn góp liên doanh, đầu tư vào công ty
liên kết, đầu tư vào công ty con, đầu tư vốn khác.
- Thu nhập về các hoạt động đầu tư khác.
- Lãi tỷ giá hối đoái.
- Chênh lệch lãi do bán ngoại tệ.
- Chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn.
- Các khoản doanh thu hoạt động tài chính khác.
1.1.2.2 Tài khoản sử dụng:
 Tài khoản 515: “Doanh thu hoạt động tài chính”.
Kết cấu tài khoản:
Bên Nợ:
 Số thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp (nếu có)
 Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính thuần sang tài khoản 911 –
“Xác định kết quả kinh doanh”
Bên Có:
 Tiền lãi, cổ tức và lợi nhuận được chia.
 Lãi do nhượng bán các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, công ty
liên kết.



7
 Chiết khấu thanh toán được hưởng.
 Lãi tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ hoạt động kinh doanh.
 Lãi tỷ giá hối đoái phát sinh khi bán ngoại tệ.
 Lãi tỷ giá hối đoái do đánh giá lại cuối năm tài chính các khoản mục tiền tệ có gốc
ngoại tệ của hoạt động kinh doanh.
 Kết chuyển hoặc phân bổ lãi tỷ giá hối đoái của hoạt động đầu tư XDCB (Giai
đoạn trước hoạt động) đã hoàn thành đầu tư vào hoạt động doanh thu tài chính.
 Doanh thu hoạt động tài chính khác phát sinh trong kỳ.
 Tài khoản 515 không có số dư cuối kỳ.
1.1.2.3 Hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu:
 Khi nhận thông báo chia cổ tức, lãi kinh doanh hoặc nhận được tiền từ các khoản
lãi được chia từ công ty con, công ty liên kết, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112, 138…
Nợ TK 221 – Đầu tư vào công ty con (Nhận cổ tức bằng cổ phiếu).
Nợ TK 222 – Vốn góp liên doanh (Lợi nhuận được chia bổ sung
vốn góp liên doanh).
Nợ TK 223 – Đầu tư vào công ty liên kết (Cổ tức, lợi nhuận được
chia bố sung vốn đầu tư).
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.
 Kế toán bán ngoại tệ (của hoạt động kinh doanh) nếu có lãi, ghi:
Nợ TK 111, 112 (Tổng giá thanh toán – Tỷ giá thực tế bán)
Có TK 111, 112 (Theo tỷ giá trên sổ kế toán)
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (Số chênh
lệch tỷ giá thực tế bán lớn hơn tỷ giá trên sổ kế toán)
 Số tiền chiết khấu thanh toán doanh nghiệp được hưởng:
Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính

 Khi bán các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, kế toán ghi nhận
doanh thu hoạt động tài chính vào Tài khoản 515 là số chênh lệch giữa giá bán lớn hơn
giá vốn, ghi:



8
Nợ TK 111, 112,…
Có TK 221 – Đầu tư vào công ty con (Giá vốn)
Có TK 222 – Vốn góp liên doanh (Giá vốn).
Có TK 223 – Đầu tư vào công ty liên kết (Giá vốn).
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (Chênh lệch giá bán
lớn hơn giá vốn).
 Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ vào TK 911
“Xác định kết quả kinh doanh” để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.
Nợ TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.
Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.
1.1.3 Kế toán thu nhập khác:
1.1.3.1 Khái niệm thu nhập khác:
Thu nhập khác là những khoản thu mà doanh nghiệp không dự tính trước được
hoặc có dự tính đến nhưng ít có khả năng thực hiện, hoặc là những khoản thu không
mang tính thường xuyên.
 Thu nhập khác bao gồm:
 Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định.
 Thu tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng.
 Thu các khoản nợ phải thu khó đòi đã xử lý khóa sổ.
 Các khoản thuế xuất nhập khẩu, thuế TTĐB được ngân sách Nhà Nước hoàn lại.
 Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ.
 Các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm,
dịch vụ không tính trong doanh thu (nếu có).

 Thu nhập quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của tổ chức, cá nhân tặng cho
doanh nghiệp.
 Các khoản thu nhập kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót hay quên ghi sổ kế
toán, năm nay mới phát hiện ra.
 Các khoản thu nhập khác.



9
1.1.3.2 Tài khoản sử dụng:
 Tài khoản 711: “Thu nhập khác”.
Kết cấu tài khoản:
Bên Nợ:
 Số thuế GTGT phải nộp (nếu có) tính theo phương pháp trực tiếp đối với các
khoản thu nhập khác ở doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp.
 Cuối kỳ, kế toán kết chuyển các khoản thu nhập khác sang Tài khoản 911 “Xác
định kết quả kinh doanh”.
Bên Có:
 Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ.
 Tài khoản 711 – “Thu nhập khác” không có số dư cuối kỳ.
1.1.3.3 Hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu:
 Thu nhập về thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, ghi:
Nợ TK 111, 112, 131 – Số tiền thu được.
Có TK 711 – Giá nhượng bán, thanh lý tài sản cố định.
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (nếu có).
 Khi đầu tư vào công ty liên kết dưới hình thức góp vốn bằng vật tư, hàng hóa, căn
cứ vào giá đánh giá lại vật tư, hàng hóa, được thỏa thuận giữa nhà đầu tư và công ty liên
kết, trường hợp giá đánh giá lại của vật tư, hàng hóa lớn hơn giá trị ghi sổ của vật tư,
hàng hóa, ghi:
Nợ TK 223 – Đầu tư vào công ty liên kết (Giá đánh giá lại)

Có TK 152, 153, 155, 156 (Giá trị ghi sổ)
Có TK 711 – Thu nhập khác (Chênh lệch giữa giá đánh giá lại
lớn hơn giá trị ghi sổ của vật tư hàng hóa)
 Khi đầu tư vào công ty liên kết dưới hình thức góp vốn bằng TSCĐ, căn cứ vào
giá đánh giá lại TSCĐ được thỏa thuận giữa nhà đầu tư và công ty liên kết, trường hợp
giá đánh giá lại của TSCĐ lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ, ghi:
Nợ TK 223 – Đầu tư vào công ty liên kết (Giá đánh giá lại)
Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn lũy kế)
Có TK 211, 213 (Nguyên giá)
Có TK 711 – Thu nhập khác (Chênh lệch giữa giá đánh giá lại
Của TSCĐ lớn hơn giá trị giá trị còn lại của TSCĐ)


10
 Khi thu phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng kinh tế, ghi:
Nợ TK 111, 112…
Có TK 711 – Thu nhập khác.
 Cuối kỳ, kết chuyển thu nhập khác phát sinh trong kỳ vào TK 911 “Xác định kết
quả kinh doanh” để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.
Nợ TK 711 – Thu nhập khác
Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.
1.2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu:
1.2.1 Hàng bán bị trả lại:
1.2.1.1 Khái niệm:
Hàng bán bị trả lại là do số sản phẩm, hàng hóa doanh nghiệp đã xác định tiêu thụ
nhưng bị khách hàng trả lại do vi phạm các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng kinh tế
như hàng hóa kém chất lượng, sai quy cách, chủng loại…
Doanh thu hàng bị trả lại = Số lượng hàng bán bị trả lại * Đơn giá ghi trên hợp đồng.
Hàng bán bị trả lại phải có văn bản đề nghị người mua ghi rõ lý do trả lại hàng, giá
trị, số lượng hàng bán bị trả lại đính kèm hóa đơn (nếu trả lại toàn bộ), một bảng sau hóa

đơn (nếu trả lại một phần hàng) và kèm chứng từ nhập lại kho của doanh nghiệp số hàng
nói trên.
1.2.1.2 Tài khoản sử dụng:
 Tài khoản 531: “Hàng bán bị trả lại”.
Kết cấu tài khoản:
Bên Nợ:
Doanh thu của hàng bán bị trả lại, đã trả lại tiền cho người mua hoặc tính trừ vào
khoản phải thu khách hàng về số sản phẩm, hàng hóa đã bán.
Bên Có:
 Cuối kỳ kế toán kết chuyển toàn bộ doanh thu của hàng bán bị trả lại sang Tài
khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để xác định doanh thu thuần của
kỳ báo cáo.
 Tài khoản 531 – Hàng bán bị trả lại không có số dư cuối kỳ.


11
1.2.1.3 Hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu:
Khi doanh nghiệp nhận lại sản phẩm, hàng hóa bị trả lại, kế toán phản ánh vào giá vốn
của hàng bán bị trả lại:
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Nợ TK 155 – Thành phẩm
Nợ TK 156 – Hàng hóa
Có TK 632 – Giá vốn hàng bán.
Thanh toán với người mua hàng về số tiền của hàng bán bị trả lại:
Trường hợp sản phẩm, hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp
khấu trừ, và doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, ghi:
Nợ TK 531 – Hàng bán bị trả lại (Theo giá bán chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (Số thuế GTGT của hàng bán bị trả
lại)
Có TK 111, 112, 131,…

Trường hợp sản phẩm, hàng hóa không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối
tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp số tiền thanh toán với người mua
về hàng bán bị trả lại, ghi:
Nợ TK 531 – Hàng bán bị trả lại
Có TK 111, 112, 131,…
Các chi phí liên quan đến hàng bán bị trả lại (nếu có), ghi:
Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng
Có TK 111, 112, …
 Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ doanh thu của hàng bán bị trả lại phát sinh
trong kỳ sang tài khoản “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”, ghi:
Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 531 – Hàng bán bị trả lại
1.2.2 Giảm giá hàng bán:
1.2.2.1 Khái niệm:
Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ được bên bán chấp nhận một cách đặc biệt
trên giá đã thỏa thuận trên hóa đơn vì một số lý do như hàng bán bị kém phẩm chất,
không đúng quy cách hoặc không đúng thời hạn đã ghi trên hợp đồng,…


12
1.2.2.2 Tài khoản sử dụng:
 Tài khoản 532: “Giảm giá hàng bán”.
Kết cấu tài khoản:
Bên Nợ:
Các khoản giảm giá hàng bán đã chấp thuận cho người mua hàng do hàng kém
chất lượng hoặc sai quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế.
Bên Có:
 Cuối kỳ kế toán kết chuyển toàn bộ số tiền giảm giá hàng bán sang Tài khoản 511
“Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để xác định doanh thu thuần của kỳ
báo cáo.

Tài khoản 532 – Giảm giá hàng bán không có số dư cuối kỳ
1.2.2.3 Hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu:
 Trường hợp sản phẩm, hàng hóa đã bán phải giảm giá cho người mua thuộc đối tượng
chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, và doanh nghiệp tính thuế GTGT
theo phương pháp khấu trừ thì khoản giảm giá đã chấp thuận cho người mua, ghi:
Nợ TK 532 – Giảm giá hàng bán (Theo giá bán chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (Số thuế GTGT của hàng bán phải
giảm giá)
Có TK 111, 112, 131,…
 Trường hợp sản phẩm, hàng hóa đã bán phải giảm giá cho người mua không thuộc đối
tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp
trực tiếp thì khoản giảm giá hàng bán cho người mua, ghi:
Nợ TK 532 – Giảm giá hàng bán
Có TK 111, 112, 131,…
 Cuối kỳ kế toán, kết chuyển tổng số giảm giá hàng bán phát sinh trong kỳ sang tài
khoản “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”, ghi:
Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 532 – Giảm giá hàng bán


13
Giá thực tế hàng
hóa tồn đầu kỳ
1.3. Kế toán các khoản chi phí phát sinh trong quá trình bán hàng:
1.3.1 Giá vốn hàng bán:
1.3.1.1Khái niệm:
Giá vốn hàng bánlà giá thực tế xuất kho của sản phẩm (gồm cả chi phí mua hàng phân
bổ cho hàng hóa đã bán ra trong kỳ đối với doanh nghiệp thương mại), hoặc là giá thành
thực tế lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành và đã xác định là tiêu thụ và các khoản khác được
tính vào giá vốn để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.

1.3.1.2Phƣơng pháp tính giá xuất kho:
Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO): Theo phương pháp này thì giá trị
của hàng hóa xuất kho được tính theo giá trị của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ
hoặc gần đầu kỳ. Giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá trị của hàng nhập kho ở thời
điếm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ.
 Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO):Theo phương pháp này, giá trị của
hàng xuất kho được tính căn cứ theo giá trị của lô hàng nhập kho ở thời điếm cuối kỳ.
Giá trị của hàng tồn kho được tính căn cứ theo giá trị của lô hàng nhập ở thời điểm đầu
kỳ.
 Phương pháp bình quân gia quyền: Theo phương pháp này, xác định đơn giá
bình quân của từng loại hàng hóa theo công thức:

Phương pháp thực tế đích danh: Theo phương pháp này, hàng hóa khi xuất
kho thuộc lô hàng nào thì căn cứ theo đúng giá nhập của lô hàng đó để tính giá xuất kho
cho từng mặt hàng.
1.3.1.3Tài khoản sử dụng:
 Tài khoản 632: “Giá vốn hàng bán”.
Kết cấu tài khoản:
Bên Nợ:
 Phản ánh giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ.


Đơn giá bình quân
=

Giá thực tế hàng
nhập kho trong kỳ
+
Số lượng hàng hóa
tồn đầu kỳ

Số lượng hàng hóa
nhập trong kỳ
+

Đơn giá bình quân =
Giá thực tế hàng
hóa tồn đầu kỳ

×