Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

Vai trò và tác dụng của chính sách ruộng đất nhà Lê Sơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.14 KB, 46 trang )

Chính sách ruộng đất thời Lê sơ (1428-1527) Vũ Thị Khánh Linh
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nghiên cứu vấn đề ruộng đất là chiếc chìa khoá để mở cánh cửa
phương Đông, và Việt Nam là một bộ phận của vùng đất phương Đông rộng
lớn đó. Thông qua chính sách ruộng đất của các triều đại sẽ cho chúng ta một
bức tranh toàn cảnh về xã hội Việt Nam, từ khi hình thành Nhà nước đầu tiên
(Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc) cho đến khi chế độ phong kiến Việt Nam sụp
đổ (vào nửa đầu thế kỷ XIX) và cho đến tận ngày nay, khi nền kinh tế nông
nghiệp vẫn giữ một vai trò quan trọng đối với sự phát triển đất nước. Chính
sách ruộng đất sẽ góp phần, phản ánh tình hình kinh tế xã hội của nước ta qua
các triều đại khác nhau, từ đời sống của nhân dân cũng như của giai cấp địa
chủ phong kiến, cho đến tình hình văn hoá xã hội diễn ra và biến đổi như thế
nào. Sở dĩ ruộng đất có tầm quan trọng đặc biệt như vậy là vì Việt Nam và
các quốc gia có chung điều kiện về vị trí và điều kiện tự nhiên tức là cùng
chịu sự chi phối chung của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa đã ảnh hưởng
mạnh mẽ đến sự phát triển, nền tảng hình thành Nhà nước và nền kinh tế của
đất nước chính là dựa trên cơ sở của sự phát triển nền kinh tế nông nghiệp
với cây lúa nước là chính. Tất nhiên, trong giai đoạn hiện nay từ sau khi nước
ta tiến hành thực hiện chính sách đổi mới, đưa đất nước phát triển theo con
đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá, bên cạnh việc ưu tiên cho phát triển
công nghiệp và dịch vụ để đưa đất nước nhanh chóng hội nhập vào nền kinh
tế khu vực và thế giới, vì vai trò và vị trí của nền kinh tế công nghiệp, trong
đó có các chính sách về ruộng đất luôn giữ vững vị trí của mình trong suốt
quá trình đó.
Nghiên cứu về ruộng đất là một vấn đề vô cùng to lớn, do vậy với khả
năng còn hạn chế của mình tôi chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu nghiên cứu chính
sách ruộng đất dưới thời Lê Sơ (1428-1527). Có thể nói Lê Sơ là một trong
1
Chính sách ruộng đất thời Lê sơ (1428-1527) Vũ Thị Khánh Linh
những triều đại phong kiến khá phát triển thịnh đạt ở nước ta, dưới sự trị vì
của các vị vua thời Lê Sơ, Đại Việt đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ về mọi


mặt (chính trị, kinh tế - xã hội). Thông qua chính sách ruộng đất dưới triều đại
này sẽ là một minh chứng cụ thể, sắc nét phản ánh tình hình kinh tế - xã hội,
vai trò của Nhà nước đối với nông dân, đồng thời cũng cho thấy bản chất bóc
lột mang tính triệt để của giai cấp phong kiến và sự bần cùng hoá của người
nông dân. Đó là toàn bộ nội dung mà tôi muốn đề cập đến trong bài viết này.
Song với trình độ còn hạn chế bài viết sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót, rất
mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn để bài viết đạt được kết quả
tốt hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Bố cục của bài viết được chia làm 4 phần:
Phần I: Tình hình kinh tế - xã hội của nước ta dưới thời Lê Sơ
Phần II: Chính sách ruộng đất của nhà Lê Sơ
Phần III: Vai trò và tác dụng của chính sách ruộng đất nhà Lê Sơ
Phần IV: Kết luận chung
PHẦN I
TÌNH HÌNH XÃ HỘI VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỈ XV
Xã hội Đại Việt cuối thế kỉ XIV lâm vào cuộc khủng hoảng sâu sắc:
chính quyền suy yếu, bọn nịnh thần chuyên quyền, dòng họ thống trị phân
tán, sa đọa, kinh tế nông nghiệp sa sút nghiêm trọng đã dẫn đến nông dân
nghèo, gia nô, nô tì nổi dậy chống đối hay chạy trốn. Trong lúc đó, những
cuộc tấn công đánh phá Chăm Pa lại liên tục diễn ra, dù cuối cùng bị đẩy lùi
hẳn, đã làm cho cuộc sống nhân dân thêm khổ cực, triều đình thêm rối ren, tài
chính thêm kiệt quệ. Bên cạnh đó Đại Việt lại đang đứng trước nguy cơ một
cuộc ngoại xâm ngày càng đến gần. Bên trong khủng hoảng, giặc ngoài đe
dọa, đó là những tiền đề dẫn đến cuộc cải cách của Hồ Quý Ly (1397). Đây là
2
Chính sách ruộng đất thời Lê sơ (1428-1527) Vũ Thị Khánh Linh
cuộc cải cách mang tính chất toàn diện từ chính trị đến kinh tế - tài chính, văn
hóa, giáo dục, xã hội. Tuy nhiên trong hoàn cảnh rối ren đó một số việc làm
của Hồ Quý Ly đã gây thêm mâu thuẫn trong nội bộ, ảnh hưởng sâu sắc tới ý

thức đoàn kết thống nhất của nhân dân khi xảy ra nạn ngoại xâm. Mặc dù vậy
Hồ Quý Ly được xem là người đi tiên phong trong lịch sử nước ta, ông đã đưa
ra những cải cách và kiên quyết thực hiện với mong muốn cứu vãn tình thế
khó khăn và phức tạp của đất nước.
Trước tình hình đó, năm 1406 nhà Minh chính thức đem quân sang
xâm lược nước ta, với “binh cường, lực mạnh” nhà Minh nhanh chóng đánh
bại nhà Hồ. Sau khi nhà Hồ sụp đổ, Đại Việt rơi vào ách đô hộ của phong
kiến phương Bắc trong hai thập kỉ (1407-1427), có thể nói đây là cuộc Bắc
thuộc lần thứ hai.Trong hai mươi năm đô hộ nhà Minh đã để lại những dấu ấn
sâu đậm trong xã hội lịch sử Đại Việt. Ngay cả trong giai đoạn sau này, khi
nhà Lê khôi phục nền độc lập chính trị, nền văn hóa đó vẫn còn đọng lại, ở
một mặt nào đó còn được bổ sung thêm tạo lên một sự chuyển đổi mô hình
thiết chế, từ nền quân chủ Phật giáo quý tộc sang nền quân chủ Nho học giáo
điều. Đây là một bước ngoặt lịch sử. Tuy nhiên, trong môi trường xã hội bị
cưỡng bức và áp đặt văn hóa Trung Hoa nên cuộc đấu tranh văn hóa và chính
trị của người Việt chông đô hộ không ngừng tiếp diễn. Phong trào đấu tranh
chống quân Minh với hình thức phong trào quần chúng nổ ra đông đảo, rộng
khắp, đã phối hợp và dọn đường cho khởi nghĩa Lam Sơn phát triển và dành
được thắng lợi cuối cùng. Sau hơn mười năm (1416 – 1427) kiên trì đấu tranh
dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi, Nguyễn Trãi và bộ chỉ huy Lam Sơn, cuộc khởi
nghĩa Lam Sơn toàn thắng, đất nước trở lại thanh bình, vương triều nhà Lê
( Lê sơ) độc lập tự chủ được thiết lập. Đại Việt dưới thời Lê Sơ (1428 – 1527)
đã có những chuyển biến mới với những thành tựu rực rỡ trong công cuộc
khôi phục kinh tế ,ổn định xã hội và xây dựng quốc gia Đại Việt độc lập tự
chủ. Thời Lê Sơ được tính từ khi Lê Lợi lên ngôi (1428) đến khi Mạc Đăng
3
Chính sách ruộng đất thời Lê sơ (1428-1527) Vũ Thị Khánh Linh
Dung cướp ngôi (1527) gồm 11 đời vua, trong đó Lê Thái Tổ là người sáng
lập, Lê Thánh Tông là người đưa vương triều nhà Lê đến giai đoạn thịnh nhất.
Trong khuôn khổ một quốc gia nông nghiệp với chế độ quân chủ mới

dành lại chính quyền, còn rất non trẻ và thiếu kinh nghiệm xây dựng và quản
lý đất nước,nhưng xã hội Đại Việt thời Lê Sơ đã có những thay đổi khá căn
bản, khác về chất so với xã hội Đại Việt các thời trước đó, sự biến đổi tập
trung ở ba mặt đó là: chính trị, kinh tế và văn hóa xã hội.
Về chính trị: nhà nước quân chủ quan liêu đã từng bước được xây dựng
thay thế nhà nước quân chủ quý tộc thân dân thời Lý, Trần. Công việc thiết
yếu mà các vua thời Lê Sơ đều quan tâm và cố gắng thực hiện là kiện là kiện
toàn bộ máy nhà nước quân chủ tập trung, mang tính chuyên chế cao độ. Đến
thời Lê Thánh Tông (1460-1497) nó đạt tới đỉnh cao, trở thành một nhà nước
toàn trị, cực quyền. Đây là một bước ngoặt lịch sử, một sự chuyển đổi mô
hình, từ nền quân chủ quý tộc thời Lý – Trần mang đậm tính Phật giáo màu
sắc Đông Nam Á sang một nền quân chủ quan liêu Nho giáo Đông Nam Á.
Trong thiết chế quân chủ tuyệt đối thời Lê Sơ, vai trò của nhà vua được đẩy
lên rất cao với chủ nghĩa “tôn quyền”. Theo đó, nhà vua là “con Trời”, người
giữ mệnh trời, thay trời trị dân. Bởi vậy mọi quyền hành đều tập trung trong
tay nhà vua. Vua là người đứng đầu cả nước đồng thời cũng là người được
ban hành mọi chính sách, luật lệ của đất nước. Nói cách khác sự hưng thịnh
và phát triển đất nước phụ thuộc phần lớn trong tay nhà vua.
Về kinh tế: Trọng nông là chính sách quan trọng hàng đầu của nhà Lê
Sơ, trên thực tế trong 100 năm tồn tại của mình (đặc biệt là từ đời Lê Thánh
Tông trở về trước ) chính sách trọng nông của nhà Lê Sơ đã đạt được những
kết quả tốt. Chẳng vậy mà nhân dân đã ca ngợi khi nhớ đến thời này, rằng:
Đời vua Thái Tổ, Thái Tông
Tóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn
4
Chính sách ruộng đất thời Lê sơ (1428-1527) Vũ Thị Khánh Linh
Bên cạnh đó nhà nước quân chủ tập trung thời Lê Sơ là một nhà nước
vững mạnh và ổn định. Trong sự phục hồi và phát triển kinh tế, Nhà nước đã
đề cao vai trò chỉ đạo và sự can thiệp của mình vào đời sống kinh tế - xã hội,
duy trì sự cân bằng giữa những yếu tố nhà nước và dân gian, công hữu và tư

hữu. Thời Lê Sơ nền kinh tế tiểu nông – sản xuất nhỏ làng xã được duy trì và
khuyến khích, với sự bảo hộ của nhà nước. Tuy nhiên trong lĩnh vực kinh tế
công thương nghiệp, Nhà nước thời Lê Sơ lại tỏ thái độ dè dặt không khuyến
khích, Nhà nước tham gia vào việc nắm độc quyền giao thương với nước
ngoài. Như vậy với những lời thế vượt trội của mình nền kinh tế nông nghiệp,
gắn liền là vấn đề ruộng đất vẫn giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong sự phát
triển đất nước thời Lê Sơ.
Về văn hóa - xã hội: Sự biến đổi về chính trị cùng với những thành tựu
bước đầu đạt được trong lĩnh vực kinh tế và đặc biệt trong xã hội Lê Sơ bấy
giờ vẫn còn sót lại những tàn dư của phong kiến phương Bắc, cho nên văn
hóa Đại Việt thời kì này cũng có những biến đổi sâu sắc. Phật giáo và Đạo
giáo thời Lý - Trần được thay bằng một hệ tư tưởng mới, giữ vai trò độc tôn
trong xã hội là Nho giáo. Đây cũng chính là thời kì diễn ra sự phân dòng văn
hóa, dòng văn hóa dân gian làng xã không được nhà nước khuyến khích, đã
tách ra khỏi nền văn hóa cung đình. Sự phân dòng này phản ánh sự phân tầng
đẳng cấp ngoài xã hội. Mặc dù chịu ảnh hưởng lớn của văn hóa Đông Á
nhưng trên thực tế xã hội Đại Việt thời Lê Sơ “chưa bao giờ hoàn toàn là một
xã hội phong kiến Đông Á Nho giáo thuần nhất. Nó là sự hỗn dung, lai ghép
mang tính đối trọng giữa một mô hình ngoại nhập và mô hình thực thể bản
địa”
1
.
Như vậy, với những nét cơ bản về chính trị, kinh tế và văn hóa – xã hội
của xã hội Đại Việt thời Lê Sơ đã phản ánh, thời Lê Sơ về mô hình thiết chế,
hệ tư tưởng cũng như về mặt thực thể kinh tế - xã hội, những yếu tố kinh tế đã
1 Nguyễn Quang Ngọc (cb), “Tiến trình lịch sử Việt Nam”, Nxb Giáo Dục, tr130.
5
Chính sách ruộng đất thời Lê sơ (1428-1527) Vũ Thị Khánh Linh
chiếm ưu thế. Chế độ phong kiến mà nhà nước quan liêu Đại Việt đã xác lập
vững chắc, khoảng cách giữa danh giới và thực (giữa mô hình và thực thể) ở

mức độ nhỏ nhất. Thế kỉ XV được coi là một thế kỉ cổ điển của của chế độ
phong kiến Việt Nam. Đây là một loại hình chế độ phong kiến nhà nước quan
liêu, có nhiều điểm khác biệt đối sánh với một chế độ phong kiến lãnh chúa ở
Tây Âu trung đại, hay chế độ phong kiến võ sĩ hoặc chế độ phong kiến tăng lữ
ở một số nước khác.
Với sự tồn tại của mô hình nhà nước và những thiết chế cơ bản đó của
nhà nước Lê Sơ đã không chỉ có tác động mạnh mà còn giữ vai trò chi phối
trực tiếp đến sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp của đất nước mà cụ thể
là những chính sách ruộng đất. Mặc dầu có sự khác nhau về mức độ nhưng từ
đầu thế kỉ XI đến cuối thế kỉ XV nói chung và nhà nước Lê Sơ nói riêng, chế
độ sở hữu nhà nước về ruộng đất luôn luôn giữa địa vị thống trị. Nó là cơ sở
kinh tế chủ yếu, nguồn bóc lột chủ yếu của nhà nước trung ương, cũng là cái
gốc tạo nên sức mạnh và sự bề vững chính trị của nhà nước. Chính trên cơ sở
thống trị của chế độ sở hữuh nhà nước về ruộng đất nhà nước trung ương đã
ban hành những chính sách, biện pháp cần thiết có lợi cho sản xuất nông
nghiệp.
PHẦN II
CHÍNH SÁCH RUỘNG ĐẤT CỦA NHÀ LÊ SƠ (1428 – 1527 )
Nói đến thế kỉ XV là nói đến vấn đề ruộng đất và vấn đề nông dân, điều
này cho thấy nhà nước Lê sơ đã “với” bàn tay cai trị của mình tới tận các làng
xã, tiến thêm một bước nữa trong chính sách cai trị của mình về ruộng đất,
nhà Lê sơ đã trực tiếp can thiệp vào cách chia, hướng ruộng đất công làng xã
nhằm đạt tới một sự chi phối thực tế bộ phận ruộng đất thuộc sở hữu của
mình. Tuy chưa thực sự đạt được những kết quả toàn diện, song dựa vào cơ
sở ruộng đất của mình nhà nước trung ương Lê sơ (nói riêng ) đã nuôi sống
bộ máy quan liêu ngày càng đông đảo, khống chế các làng xã ngày một chặt
6
Chính sách ruộng đất thời Lê sơ (1428-1527) Vũ Thị Khánh Linh
chẽ, thi hành chính sách ngụ binh ư nông trong quân đội. Trong hoàn cảnh có
chiến tranh chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất lại là một cơ sở vật chất

quan trọng để đoàn kết toàn dân đánh giặc bảo vệ Tổ quốc.
Bên cạnh những chuyển biết tích cực, chính sách ruộng đất của nhà Lê
sơ cũng không tránh khỏi những sai lầm và hạn chế, dẫn đến những chuyển
biến mang tính chất tiêu cực, điều này được thể hiện rõ trong gia đoạn sau của
nhà Lê sơ, nhất là từ sau đời Lê Thánh Tông (1460 – 1479) bắt đầu có biểu
hiện của sự suy thoái, nhà vua tỏ ra ít quan tâm đến vấn đề triều chính mà chủ
yếu tập trung vào các thú vui hưởng lạc, vấn đề ruộng đất bị bỏ bê, đời sống
nhân dân cực khổ. Phải chăng đây chính là hệ quả của nền quân chủ quan
liêu, quyền lực tối cao tập trung trong tay nhà vua, với sự phân hóa diễn ra
khá xâu sắc trong xã hội, bởi vậy sự sụp đổ của một triều đại vào đầu thế kỉ
XVI (1527) là một tất yếu phải xảy ra. Như vậy trên thực tế chính sách ruộng
đất của nhà Lê sơ được ban bố sửa đổi và mở rộng chủ yếu tập trung trong gia
đoạn đầu (Lê Thánh Tông trở về trước đây là giai đoạn đạt được nhiều thành
tựu lớn trong các lĩnh vực khác nữa, về chính trị, kinh tế và văn hóa xã hội
đều đạt được những thành tựu đáng kể. Song điều đó không có nghĩa là các vị
vua trong giai đoạn sau của nhà Lê sơ hoang toàn không quan tâm đến tình
hình ruộng đất của đất nước, về cơ bản họ vẫn tiếp tục duy trì những chính
sách đã được ban bố trong các thời đại trước, chứ không chú ý sửa đổi cho
phù hợp với tình hình thực tế của đất nước, bởi lẽ các chính sách đó không
phải lúc nào cũng đúng vào có thể áp dụng được trong mọi thời kì, mọi giai
đoạn, phải chăng đây cũng là một nhân tố dẫn đến sự sụp đổ của nhà Lê sơ.
Chính sách ruộng đất của nhà Lê sơ được ban bố như thế nào? Sự kế
thừa và ban bố những chính sách mới trong thời kỳ này ra sao? Và những
chuyển biết tích cực cũng như tiêu cực của đất nước thông qua việc thực hiện
ruộng đất này ra sao? Trả lời những câu hỏi này cũng chính là nội dung chính
7
Chính sách ruộng đất thời Lê sơ (1428-1527) Vũ Thị Khánh Linh
mà bài viết này phải làm sáng tỏ. Chính sách ruộng đất của nhà Lê sơ (1428 –
1527) diễn ra như sau:
I - Chính sách của nhà Lê sơ đối với bộ phận ruộng đất thuộc sở hữu

trực tiếp của nhà nước
Khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn còn đang trong giai đoạn chiến đấu ác
liệt với phần thắng lợi nghiêng về phía quân dân nhà Lê thì Lê Lợi đã ra lệnh
thu thuế ruộng đất công để tích trữ vào các kho và kê gọi nhân dân phiêu tán
trở về quê quán nhận lại ruộng cày cấy và dựng lại làng xóm. Người còn ra
lệnh tịch thu tài sản, ruộng đất của bọ ngụy quan và những kẻ chạy theo giặc.
Những chính sách ban đầu này của Lê Lợi thể hiện tầm nhìn xa trông rộng và
sự quan tâm đến đời sông dân chúng của một vị lãnh tụ tài ba. Chính vì vậy,
ngay sau khi dành lại được chính quyền và lên ngôi làm vua Lê Thái Tổ
(1428 – 1433) đã thi hành hàng loạt chính sách nhằm tập trung lại toàn bộ số
ruộng đất cỏ trong cả nước để phân chia và ban bố lại một cách hợp lí. Mùa
thu năm 1428 vua Lê ra lệnh cho các địa phương thống kê tổng số ruộng đất
“của các quan ty ngạch cũ, của các thế gia triều trước của những người tuyệt
tự, cùng ruộng đất và sản vật từng mùa của các ngụy quan của lính trốn…”
2
.
Đến cuối năm đó nhà Lê sơ lại hạ lệnh cho các phủ huyện khám xét kiểm tra
ruộng đất: “chỉ thị cho các phủ, huyện, trấn, lộ khám xét các bãi ruộng đất…
cùng ruộng đất đã xung công của các thế gia và những người tuyệt tự và
ruộng đất của những người đào ngũ”
3
và tịch thu toàn bộ ruộng đất của bọn
quan lại nhà Minh, bọn quan lại theo giặc, cùng với ruộng đất của các quý tộc
Trần và toàn bộ số ruộng đất bị hoang hóa, ruộng của đền chùa đều được
xung làm ruộng công. Lê Thái Tổ còn hạ lệnh cho cả nước làm sổ ruộng, sổ
đinh trên cơ sở đó nhà nước chủ động phân phối, ruộng đất được phân chia
làm ba:
• Ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước
2 Đại Việt sử kí toàn thư. Nxb KHXH, Hà Nội 1998, tập 2, tr296
3 Đại Việt sử kí toàn thư. Nxb KHXH, Hà Nội 1998, tập 2, tr297

8
Chính sách ruộng đất thời Lê sơ (1428-1527) Vũ Thị Khánh Linh
• Ruộng đất công làng xã
• Ruộng đất tư hữu
II - Chính sách của nhà Lê sơ đối với ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước
Ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước bao gồm tất cả các loại ruộng đất tịch
thu được của chính quyền đô hộ và bọn ngụy quan, ruộng đất không chủ đều
thuộc sở hữu của nhà nước. Tuy không có số liệu thống kê cụ thể về diện tích
ruộng đất của nhà Lê sơ nhưng căn cứ vào chế độ phong cấp ruộng đất cho
quan lại (sẽ được trình bày ở phần sau) ta có thể biết là số ruộng công chiếm
một số diện tích khá lớnso với diện tích toàn quốc. Theo Nguyễn Khắc Đạm
trong bài “ Góp mấy ý kiến về vấn đề ruộng tư trong lịch sử Việt nam” (tạp
chí NCLS tháng 5/1964, tr31) có viết: “…diện tích ruộng tưthời Lê sơ phải rất
nhỏ, nhỏ hơn thời cuối Trần, trước khi xảy ra phép hạn điền nhiều và cũng vì
thế nên nhà Lê mới không đánh thuế ruộng tư. Nếu ruộng tư thời Lê sơ lớn
hơn ruộng công mà nhà nước vẫn miễn thuế ruộng tư, thì thử hỏi, nó sẽ lấy
tiền đâu ra để chí phí?”. Như vậy, ruộng thuộc quyền sở hữu nhà nước Lê sơ
là rất lớn, nắm trong tay số ruộng đất này nhà Lê sơ đã nuôi sống bộ máy
quan lại đồ sộ mà không phải dựa vào việc thu thuế ruộng đất tư.. Nhà Lê đã
khẳng định quyền sở hữu tối cao của mình với lãnh thổ quốc gia. Đầu năm
1429nhà Lê đã nắm trong tay một số ruộng đất lớn trong nước, cùng với số
đinh ghi được là 700 suất, tổng diện tích ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước ddã
tăng lên và chắc chắn đã chiếm ưu thế trong tổng diện tích của cả nước.Nhà
nước trung ương có điều kiện thuận lợi thi hành một số chính sách cần thiết,
phù hợp với lợi ích của gia cấp mình, để giải quyết các vấn đề do lịch sử đặt
ra..Với số lượng rất lớn đó nhà Lê sơ đã sủ dụng dưới các hình thức sau:
1.1. Ruộng đất do nhà nước trực tiếp quản lí, (ruộng quốc khố)
1.2. Ruộng cấp cho công thần, quan lại (tùy theo chức tước mà phân
cấp cụ thể)
9

Chính sách ruộng đất thời Lê sơ (1428-1527) Vũ Thị Khánh Linh
1.3. Ruộng đồn điền
Cụ thể như sau:
1.1. Ruộng đất do nhà nước trực tiếp quản lí, (ruộng quốc khố)
Ở đây cái gọi là ruộng quốc khốphải bao gồm cả ruộng công đo nhà
nước quản lí (vd: loại ruộng ở Tảo xã dành cho tù phạm bị đầy đến đây làm)
và loại ruộng công đem chia cho nông dân ở các thôn xã. Nói cách khác, đây
là loại ruộng được cấp cho các cơ quan địa phương hay trung ương, phát canh
cho nông dân hoặc giao cho những người bị đội đồ cày cấy, do nhà nước
trược tiếp quản lí sản xuất, thu hoạch đưa vào kho công. Không có tài liệu lịch
sử nào về thời Lê mà ghi chép cách tổ chức quản lí và phương thức tổ chức
sản xuấttrong ruộng quốc khố cụ thể diễn ra như thế nào, nhưng với sụu tồn
tại lâu dài của ruộng quốc khố trong thời Lý – Trần về trước, ruộng quốc khố
thường lập thành các quan trang, quan trại do nông nô, nô tỳ của nhà nước
cày cấy. Đế thời Lê sơ chế đô nông nô, nô tỳ đã tan rã về cơ bản, thì chắc hẳn
ruộng quốc khố lúc này không còn tổ chức thành quan trang, quan trại do
quan nô cày cấy như thời Lý – Trần nữa. Bởi vậy ruộng quốc khố thời Lê sơ
phần nhiều là được giao cho nông dân cày cấy nộp tô cho nhà nước theo chế
độ phát canh thu tô. Mặc dù số ruộng công là rất lớn, song nhà Lê sơ lại đáng
thuế khá cao loại ruộng này, gấp 6 – 8 lần so với ruộng thác đao và ruộng tư.
Sở dĩ như vậy là do: ruộng thác đao là ruộng công đem phân cấp, đánh thuế
nhẹ vào ruộng thác đao là để cho kẻ được phong cấp còn được thu tô mà chi
dùng. Có thể ruộng quốc khố có thể cao hơn 6 – 8 lần thuế ruộng tư là vì
ruộng tư chủ yếu là ruộng của giai cấp phong kiến địa chủ nên triều đình cũng
đánh nhẹ để chúng còn thu tô. Với biện pháp đó, nhà nước phong kiến đã có
một cách hiệu quả để mua chuộc giai cấp địa chủ phong kiến. Nghiên cứu
tổng quát chế độ thuế ruộng tại các thời kì trong lịch sử Việt Nam, có thể nhà
nước phong kiến chỉ không thu thuế ruộng tư nhẹ hơn ruộng công trong
chừng mực chế độ thu thuế đó không có ảnh hưởng gì mấy đến ngân quỹ nhà
10

Chính sách ruộng đất thời Lê sơ (1428-1527) Vũ Thị Khánh Linh
nước, có nghĩa là nhà nước phong kiến chỉ áp dụng chính sách đó khi tổng số
ruộng tư không lớn. Như vậy có thể thấy rằng vào đầu thế kỉ XV quyền sở
hữu tối cao của nhà nước về ruộng đất được xác lập hoàn toàn. Lần đầu tiên
trong lịch sử nhà nước chính thức tuyên bố quyền lực đó và hàng loạt các điều
luật cấm biến ruộng công thành ruộng tư. Quyền sở hữu tối cao về ruộng đất
của nhà nước còn là đặc trưng của xã hội phương Đông nói chung. Bên cạnh
quyền quản lí về lãnh thổ quốc gia, nhà nước trung ương luôn chú trọng xác
lập quyền sở hữu tối cao của mình tới toàn bộ đất đai. Điều đó phản ánh ý
nguyện muốn thâu tóm mọi quyền lợi vào trong tay người cầm quyền. nhà
nước là nhân tố cơ bản trong việc trợ giúp công cuộc khai phá ruộng đất và tổ
chức quản lý xây dựng các công trình thủy lợi, từ đó tạo điều kiện thuận lợi
cho người dân tiến hành canh tác. Vì vậy trên mỗi thửa ruộng mà người nông
dân cày cấy đều hàm chứa một phần công sức của nhà nước, thể hiện vai trò
to lớn trong các chính sách về ruộng đất. Một trong những chính sách được
ban bố ngay sau khi Lê Thái Tổ lên ngôi là ban thưởng ruộng đất cho tướng sĩ
có công lớn trong cuộc đấu tranh chống quân Minh.
1.2. Chính sách ban thưởng ruộng đất cho các công thần
Đối tượng của chính sách này tập trung vào những người có công lớn
với triều đình, đó là những binh lính, tướng sĩ đã tham gia đấu tranh chống
nhà Minh, giành độc lập dân tộc và bộ phận những người có công lớn với
triều đình trong giai đoạn trấn hưng và phát triển đất nước. Chính sách ban
thưởng ruộng đất cho tầng lớp quý tộc và quan lại (hay ruộng lộc) sẽ được
trình bày cụ thể trong phần sau.
1.2.1. Chính sách ban thưởng ruộng đất cho các công thần khai quốc
Việc ban thưởng ruộng đất cho binh lính, tướng sĩ có công lớn trong
kháng chiến không phải mới được thực từ sau khi nhà Lê thành lập (1428) mà
ngay trong giai đoạn còn chiến tranh Lê Lợi đã thực hiện chính sách ban
thưởng ruộng đất này, thông qua lệnh thu thuế ruộng đất công để tích trữ vào
11

Chính sách ruộng đất thời Lê sơ (1428-1527) Vũ Thị Khánh Linh
các kho, đồng thời Lê Lợi còn ra lệnh kêu gọi nhân dân trở về quê nhận lại
ruộng cày cấy. Trong thời này khi nhà nước chưa có trong tay bản thống kê số
ruộng đất trong toàn quốc, do đó việc cấp ruộng đất mới chỉ dừng lại ở việc
giao ruộng đất cho nông dân cày cấy để giải quyết vấn đề lương thực và tình
trạng hoang hóa, thiết lập lại trật tự xã hội. Mùa xuân 1428 Lê Thái Tổ lên
ngôi người nhanh chóng cho lập sổ ruộng đất, thực hiện chính sách ban
thưởng cho công thần. Đây là một chính sách đúng đắn, bởi người được ban
thưởng là binh sĩ đã vào sinh ra tử cùng với Lê Lợi trong suốt cuộc đấu tranh.
Bộ máy cai trị phong kiến phương Bắc cùng hàng loạt chính sách ngu dân đã
bắt đầu ngấm sâu vào hệ tư tưởng dân tộc (Nho giáo và các hình thức của nó)
là cả một quá trình chiến đấu lâu dài gay go quyết liệt. Chính vì vậy giành
được chủ quyền đất nước là một thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta, do đó Lê
Lợi thi hành chính sách ban thưởng ruộng đất là hoàn toàn đúng đắn. Ban
thưởng ruộng đất cho công thần có ý nghĩa lớn lao trong việc ổn định đời
sống nhân dân, giải quyết tình trạng không có ruộng đất.
Số ruộng đất ban thưởng ở đây chủ yếu là ở các vùng đã được giải
phóng bao gồm ruộng tịch thu của giặc Minh, của quý tộc Lý – Trần, ruộng
hoang hóa, ruộng tuyệt tự…. Việc ban thưởng được thức cơ bản là: nhà nước
dựa vào các sổ ruộng mới lập xong tính các khu đất công cho đủ số lượng mà
cấp, hai là nhà nước cho phép công thần được tự mình lựa chọn vùng đất
phong thưởng cho từng người là 400 – 500 mẫu
4
. Tuy nhiên, con số này có
sự thay đổi trong từng trường hợp cụ thể và đặc biệt tùy thuộc vào công
trạncủa người được ban thưởng. Chẳng hạn như, Nguyễn Phúc Trực ở làng
Đình Giang (Thanh Lâm, Hải Dương - được hưởng 300 mẫu, trong khi đó
Ngô Từ lại được cấp gần 1000 mấu ruộng ( gấp đôi số ruộng đất chung là 400
– 500 mẫu). Đối với người nông dân kham chiếm số ruộng đất được ban
thưởng có thể thập hơn ( khoảng 100 mẫu).

4 Theo gia phả của dòng họ Lưu Nhân Chí, Lưu Trung, Nguyễn Như Sơn
12
Chính sách ruộng đất thời Lê sơ (1428-1527) Vũ Thị Khánh Linh
Như vậy thông qua việc ban thưởng ruộng đất trên của nhà Lê sơ, mà
cụ thể là Lê Thái Tổ ngay sau khi ông lên ngôi, là chính sách mang tính toàn
diện, số ruộng đất cùng với bổng lộc chức tướcđã được ban thưởng một cách
công bằng cho những người có công khá hậu. Phải chăng với chính sách hợp
lòng dân này nên Lê Lơi đã nhanh chóng thu phục được lòng dân, tập trung
được quyền lực tối cao trong tay mình. Song hành cùng với quá trình thiết lập
quyền lực, ông cũng nhanh chóng thiết lập lại đất nước, ban bố những chính
sách mới. Bởi vậy sau khi đất nước đi vào ổn định, phát triển trong chính sách
ban thưởng ruộng đất cũng có sự thay đổ, lúc này ruộng ban thưởng chủ yếu
là ruộng bỏ hóa có thể khai phá được, điều này không chỉ giúp mở rộng diện
tích đất nông nghiệp trongh toàn quốc, hạn chế tình trạng lãng phí ruộng đất,
trong khi phần lớn nông dân chưa có ruộng đất để cày cấy, mà vẫn giữ được
tính chất ban thưởng của triều đình cho công thần. Theo Lê Quý Đôn trong
“Kiều văn tiểu lục” thì số ruộng đất cập cho Ngyuễn Thế Chuẩn ( công thần
khia quốc) như sau: “cho phép lấy ruộng tuyệt tự của nhà thế gai truyền trước
và ruộng đất bỏ hoang ở xã thuộc huyện Tống Sơn thưởng cho Thế chuẩn làm
tư sản, cộng 470 mẫu”. “Đó là chứng cứ cho thấy số ruộng đất triều đình cấp
cho công thần: ít khi lấy vào ruộng công hiện canh đã thành thuế lệ”
5
Nói tóm lại trong cả hai cách ban thưởng phần nhiều là ruộng đất của
các họ tuyệt tự trong chiến tranh, ruộng hoang hóa, nói cách khác là không
lấy đất công đang được cày cấy và chịu thuế để phong thưởng cho các công
thần. Trên thực tế trong số đó có cả số ruộng đất mà nhà Lê sơ đã dùng quyền
lực để chiếm đoạt của nông dân, nông nô, nô tỳ… để biến thành ruộng đất của
riêng mình. Chính sách này đã đạt được nhiều kết quả đáng kể đó là: khôi
phục và phát triển nền kinh tế, giải quyết tình trạng không có việc làm, không
có ruộng đất. Đặc biệt về việc thiết lập hệ thống bị trị, nhà Lê sơ đã xây dựng

5 Lê Quý Đôn trong “Kiều văn tiểu lục”. Nxb Sử học, Hà nội 1962, tr 162
13
Chính sách ruộng đất thời Lê sơ (1428-1527) Vũ Thị Khánh Linh
được hệ thống quan lại, tay sai đắc lực do đó nhà nước đã cai trị đến tận làng
xã.
1.2.2. Chính sách ban thưởng ruộng đất ở các triều vua sau:
Chính sách ban thưởng ruộng đất cho các công thần không phải đến
đến thời nhà Lê sơ mới được lập ra mà chính sách này đã được các triều đại
trước thi hành, Lê Lợi – người khởi nghiệp của dòng họ Lê sơ cũng là người
nối tiếp truyền thống đó, và trong các triều đại sau, chính sách này được kế
thừa và phát huy sao cho phù hợp với tình hình của đất nước đương đại.
Không chỉ dừng lại ở việc ban thưởng ruộng đất cho các binh lính
tướng sĩ đã tham gia cuộc kháng chiến chống quân Minh, nhà Lê sơ còn ban
thưởng ruộng đất cho dân địa phương sống trong các làng xã đã có công giúp
đỡ các binh lính tướng sỹ nhà Lê sơ trong kháng chiến như làng Hòa Yên,
Nam Xương, Đông Nhan, …theo bia thời Lê Đại Hành ở xã Trung Lập –
huyện Thụy Nguyên – Tho Xuân – Thanh Hóa năm Hồng Đức thứ 15 (1484)
nhà nước cấp cho đền thờ sáu, bẩy mẫu ruộng ở các xứ làm tự điền giao cho
dân xã làm Tự Lệ.
6
Bên cạnh đó, vụ án Lệ Chi Viên xảy ra trong thời Lê sơ là
một sự kiện lớn mang tính lịch sử các vị có công đầu trong cuộc khởi nghĩa
đều bị xử tội nặng và bị tịch thu tài sản, tiêu biểu như Nguyễn Trãi, Trần
Nguyên Hãn,…Các triều đại vua sau đã lần lượt minh oan cho họ, với việc
cấp lại ruộng đất cho con cháu họ, truy tặng chức tước nhà Lê sơ đã phần nào
chuộc lại những sai lầm trước đó, tất nhiên quyền sở hữu tối cao vẫn thuộc về
nhà nước. Việc phong thưởng ruộng đất trong giai đoạn này, cũng như chính
sách ruộng đất của nhà Lê sơ, tập trung chủ yếu trong giai đoạn từ Lê Thái Tổ
cho đến hết đời vua Lê Thánh Tông, nhiều chính sách được ban bố và thực
hiện khá triệt để, cụ thể và thích hợp trong từng triều đại. Trong đó, Lê Thánh

Tông là người đưa vương triều Lê đến giai đoạn phát triển thịnh trị nhất, dưới
sự cai trị của mình ông đã ban thưởng cho hàng loạt các tướng soái và con
6 Ái Châu binh kì
14
Chính sách ruộng đất thời Lê sơ (1428-1527) Vũ Thị Khánh Linh
cháu của họ đề được phong thưởng rất nhiều ruộng đất. Nói chung, việc
phong thưởng không hạn chế ở công lao về quân sự mà còn trong nhiều lĩnh
vực khác, việc này mang lại nhiều hiệu quả tích cực góp phần phát triển đất
nước. Cũng chính trong triều Lê Thánh Tông, Tả thị bộ lễ kiêm nhà toán học
nổi tiếng Vũ Hữu có công tính toán việc xây dựng lại các cửa Đoan môn Đại
Hưng và Đông Hoa mà được thưởng một trăm mẫu ruộng ở huyện Nam
Xương – Nam Định
7
.
Một điều đáng chú ý trong chính sách ban thưởng ruộng đất cho công
thần nhà Lê sơ đó là nhà nước Lê sơ không chỉ áp dụng chính sách này với
một loại đối tượng là công thần mà còn mở rộng diện áp dụng đến những
vùng sâu, vùng dân tộc miền núi, nơi mà các con cháu của các công thần trấn
giữ. Với việc cấp đất cho họ sinh sống lâu dài ở những vùng này nhà Lê sơ
thể hiện sự tập chung quyền lực tối cao của mình. Chính sách này không chỉ
xây dựng được lòng tin đối với bộ phận quan lại này, khiến họ hết lòng “phò
Vua giúp nước” gây dựng thế mạnh cho triều đình, mà còn giúp chính quyền
trung ương thiết lập một hệ thống tay sai đắc lực từ trung ương đến địa
phương. Không phải ngẫu nhiên mà nhà Lê sơ lại ban bố một chính sách
ruộng đất mang tính chất toàn diện đến như vậy, thông qua chính sách phong
thưởng đó, nhà Lê đa chia nhỏ đất nước ta ra thành từng bộ phận nhỏ và sử
dụng chính những công thần được ban thưởng ruộng đất làm người đứng đầu
cai trị và thực chất là thu địa tô cho triều đình, tất cả đều là sự phân chia
quyền bóc lột nhân dân lao động giữa nhà nước với các quan lại. Nói một
cách khác trong triều đại nào cũng vậy, nông dân và những tầng lớp ở đáy

cùng xã hội (nô tỳ) luôn là đối tượng mang trên mình nhiều tầng áp bức bóc
lột nhất. Một hệ quả nữa mà chính sách ban thưởng ruộng đất cho công thần
của nhà Lê sơ là nhân rộng diện của giai cấp địa chủ trong cả nước, nhà nước
muốn cai trị đến tận làng xã phải thông qua bộ máy quan lại địa phương, tuy
7 Mộ Trạch Vũ tộc ngũ tri phả, trích Trương Hữu Quỳnh “Chế độ ruộng đất Việt Nam thế kỷ XI-XVIII,
NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 2004
15
Chính sách ruộng đất thời Lê sơ (1428-1527) Vũ Thị Khánh Linh
nhiên đây cũng là một hạn chế của chính sách bởi các địa chủ với quyền lợi
và ruộng đất của mình dễ phát triển thành cát cứ riêng biệt. Mặc dù vậy khi hệ
thống chính quyền còn đủ mạnh có thể đàn áp, dập tắt bất kỳ một thế lực cát
cứ nào thì nhà nước vẫn là người nắm mọi quyền lực, quyền sở hữu trong tay,
do đó có thể tăng, giảm, tịch thu hoặc ban thưởng cho bất kỳ một đối tượng
nào.
Như vậy thông qua chính sách ban thưởng ruộng đất cho công thần của
nhà Lê sơ nói chung có thể thấy trong một thời gian không dài nhà Lê sơ đã
nhanh chóng thiết lập cho mình một hệ thống chính quyền khá vững mạnh,
mọi quyền hành đều tập trung trong tay nhà Vua, các chính sách ban bố của
nhà nước đều mang tính toàn diện triệt để, điều này không chỉ giúp xây dựng
nhà Lê sơ trở thành một triều đại vững mạnh về chính trị, quân sự, mà còn đạt
được nhiều thành tựu đáng kể trong việc khôi phục, phát triển nền sản xuất,
kinh tế nông nghiệp, cùng với những thành tựu về văn hóa – xã hội nói chung.
Tất nhiên mọi vấn đề đều có hai mặt, chính sách ruộng đất ban thưởng của
nhà Lê sơ đã mang lại nhiều kết quả tốt đẹp nhanh chóng đưa đất nước phát
triển theo hướng chuyên chế quan liêu, xong cũng chính các chính sách ấy lại
góp phần tạo điều kiện cho chế độ sở hữu tư nhân phát triển và con đường tư
hữu hóa ruộng đất phong thưởng là một tất yếu phải xảy ra.
1.3 Chính sách ban cấp ruộng lộc
Đây cũng là một hình thức ban thưởng ruộng đất, nhưng có sự khác
nhau về đối tượng được ban thưởng, nếu như chính sách ban thưởng ruộng

đất cho công thần tập chung vào binh lính, tướng sỹ có công với triều đình thì
ruộng lộc điền lại được áp dụng cho bô phận quan lại cao cấp (từ Tứ Phẩm trở
lên), thường là các vị giữ trọng chức trong triều đình hay đứng đầu các khu
vực hành chính và đặc biệt là những người thân thuộc gần gũi với nhà vua
( như Hoàng tử, Công chúa, …). Đây là loại ruộng do nhà nươc phong kiến
16
Chính sách ruộng đất thời Lê sơ (1428-1527) Vũ Thị Khánh Linh
trực tiếp ban cấp. Chế độ lộc điềnhững trước hết là đặc quyền của tầng lớp
cao nhất trong giai cấp thống trị.
Lộc điền gồm có ruộng, đât, ao, hồ, đầm…Tuy nhiên số lượng đất được
dùng để ban cấp làm lộc điền không phải chủ yếu là ruộng đất hoang hóa như
chế độ ban cấp ruộng đất cho các công thần mà là ruộng đất công làng xã.
Chính sách ban cấp lộc điền đã được ban hành từ các đời Vua trước nhưng
phải đến Lê Thánh Tông chế độ ban cấp lộc điền mới được quy định rõ rệt cụ
thể. Lộc điền bao gồm hai loại, một loại ban cấp vĩnh viễn cho phép lưu
truyền cho con cháu gọi là ruộng đất thế nghiệp (Thế nghiệp điền, thế nghiệp
thổ) trở thành ruộng đất tư. Một loại được cấp tạm thời cho hưởng dụng suốt
đời nhưng sau khi chết ba năm phải trả lại cho nhà nươc, loại này gồm một số
ruộng đất gọi là tứ điền cùng với một số ao hồ, bãi dâu,…chiếm phần lớn diện
tích ruộng ban cấp. Lộc điền nằm trong chế độ bổng lộc nói chung, là một
hình thức trả lương của nhà nước. Thời Lý Trần loại ban thưởng ruộng đất
này cũng đã được thực hiện, phải chăng trên cơ sở kế thừa những yếu tố đã có
Lê Thánh Tông đã phát triển nó đến đỉnh cao. Tuy nhiên về đối tượng được
ban cấp lại hoàn toàn khác nhau, nếu như nhà Lý Trần phong cấp Thái Ấp
nghĩa là kẻ được cấp có quyền chi phối về con người, thành viên của Thái Ấp
thì nhà Lê sơ chỉ cấp ruông thế nghiệp để phát canh thu tô. Căn cứ vào chế độ
phong cấp thời Lê sơ, có thể thấy bộ phận Tôn thất được cấp nhiều ruông thế
nghiệp, quan lại thì được ít. Thí dụ bậc thân vương được cấp sáu trăm mẫu
ruộng thế nghiệp và 40 mẫu đất thế nghiệp để làm nhà, vườn và 1530 mẫu
ruộng công để thu tô. Còn viên quan nhất phẩm chỉ được 18 mẫu đất, 15 mẫu

ruộng công để thu tô. Chính sách ban thưởng ruông lộc điền của thời Lê sơ
không phải là thái ấp. Người được ban cấp lộc điền chỉ được thu tô, nhưng
không có quyền gì đối với nông dân cày trên ruông đã cấp. Những nông dân
này vẫn là thần dân của nhà nước phong kiến, họ không có nghĩa vụ đối với
quan lại có lộc điền, ngoài việc phải nộp đủ tô cho họ. Nếu hoa lợi trên các
17
Chính sách ruộng đất thời Lê sơ (1428-1527) Vũ Thị Khánh Linh
lộc điền tăng lên thì thu hoạch của nông dân sẽ tăng lên. So với chế độ phong
cấp thái ấp thì chế độ ban cấp lộc điền là một bước tiến có lợi cho sản xuất và
phát triển xã hội.
Lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, nhà nước trung ương ban hành một
quy chế đầy đủ về việc cấp được ruộng lộc cho các quý tộc quan lại. Chính
sách tỏ ra rất ưu hậu, đặc biệt là đối với các hoàng tử, công chúa. Những
người này không những được cấp rất nhiều ruộng đất ân tứ mà còn được cấp
hang trăm mấu ruộng thế nghiệp, chứ không phải hai ba chục mẫu như thời
Trần. Lệ ban tuớc vinh phong trở thành hết sức quan trọng. tuy nhiên chính
sách này cũng mắc phải một số hạn chết nhất định, mà truớc hết là khó có thể
thực hiện chính sách triệt để trên một diện tích rộng nhà lê sơ phải quản lí.
Chẳng hạn như gia phả họ Bùi ở Thanh Trì (Hà Nội ) Thượng thư thời Lê sơ
là Bùi Xương Trạch hầu như không được cấp lộc điền hoặc nếu có cũng
không dùng lệ nên không thấy ghi lại.
Nói tóm lại, chính sách ban cấp lộc điền của nhà lê sơ, thực chất là một
sự cướp đoạt ruộng đất công làng xã của nhân dân để chia cho các quan lại
quý tộc và đặt ách bóc lột mới lên đầu nguời nông dân vừa bùng lên trong
cuộc chiến tranh giả phóng. Đó là ý nghĩa sâu xa của chế độ lôc điền thời Lê
sơ.Phải chăng do diện tích công làng xã khi ấy còn nhiều, trong đó phần đất
đem ban cấp làm ruộng lộc được phếp cày cấy ( nghĩa là được quyền chiếm
hữu) chiếm tỷ lệ không lớn nên ảnh hưởng của nó đến phần ruộng đất chia
cho nhân dân không quan trọng.
Chế độ lộc điền là chế độ quyền lợi căn bản của tầng lớp quan lại cao

cấp thời Lê số với chế độ thực phong thời Lý Trần thì chế độ lộc điền là một
bước tiến quan trọng trong quan hệ sở hữư ruộng đất. Với chế độ thực phong
nhà nước ban cấp ruộng đất và cấp cho cả người nong dân trên ruông đất ấy,
đưa đến sự hình thành những đại điền trang to lớn thời Lý Trần. Chế độ thực
phong gắn liền với chế độ đại điền trang tồn tại trong xã hội phong kiến còn
18

×