Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Đề tài cách dùng từ mới, từ viết tắt của sinh viên hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.57 KB, 24 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của
khoa học công nghệ, tiếng Việt với vai trò là ngôn ngữ văn hóa dân tộc đã có những
thay đổi nhanh chóng xét trên nhiều phương diện. Một trong những thay đổi dễ
nhận thấy nhất và luôn dành được sự quan tâm của xã hội, đó là ngôn ngữ của giới
trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước.
Vấn đề càng trở nên “nóng” hơn khi gần đây, trên các phương tiện thông tin
đại chúng, những ý kiến trái chiều về vấn đề này được đưa ra bàn luận sôi nổi. Các
nhà giáo dục cho rằng nó không chỉ gây ảnh hưởng xấu tới mặt ngữ nghĩa của từ
mà còn làm mất đi sự trong sang của tiếng Việt. Tuy nhiên các bạn trẻ, đặc biệt là
học sinh, sinh viên lại có lí lẽ của riêng mình về điểm mạnh của việc viết tắt và sử
dụng những từ mới tự tạo như tiết kiệm, sáng tạo, gần gũi, nhanh gọn trong học tập
và cuộc sống hằng ngày. Bên nào cũng có lý do để thuyết phục quan điểm của riêng
mình, chính vì vậy cần có một cuộc nghiên cứu nghiêm túc thực sự về thực trạng
sử dụng từ mới và từ viết tắt của các bạn trẻ hiện nay để có một cách đánh giá, nhìn
nhận đúng đắn và khách quan về mặt mạnh và mặt yếu của loại ngôn ngữ này.
Hy vọng đề tài này sẽ giải quyết được một phần nào đó những khúc mắc, tồn
tại của việc sử dụng ngôn ngữ, đồng thời thêm vào bức tranh toàn cảnh một công
trình mới hơn, tích hơn hơn nhưng cũng hết sức khách quan và khoa học.
II. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu về nguồn gốc hình thành việc sử dụng từ mới, từ viết tắt.
- Tìm hiểu thực trạng về việc sử dụng từ mới, từ viết tắt của sinh viên hiện
nay.
- Xác định được nguyên nhân của việc sử dụng từ mới, từ viết tắt.
1
- Đưa ra các quan điểm, ý kiến của việc sử dụng từ mới, từ viết tắt.
- Đề ra phương hướng để phát huy những mặt mạnh và hạn chế những mặt
yếu của việc sử dụng từ mới và ngôn ngữ viết tắt.
III. Cấu trúc đề tài
Đề tại được chia làm ba phần chính, bao gồm


Phần mở đầu: Giới thiệu tổng quan về lý do, nhiệm vụ nghiên cứu và cấu
trúc của đề tài.
Phần nội dung: Gồm 5 nội dung chính
- Trình bày về khái niệm từ mới, từ viết tắt nguồn gốc hình thành việc sử dụng
từ mới, từ viết tắt ở sinh viên hiện nay.
- Thực trạng và nguyên nhân của việc sử dụng từ mới, từ viết tắt.
- Tác động của việc sử dụng từ mới, từ viết tắt.
- Những ý kiến đánh giá về việc sử dụng từ mới, từ viết tắt.
- Phương hướng để phát huy mặt mạnh, hạn chế mặt yếu trong việc sử dụng
từ mới, từ viết tắt.
Phần kết luận: Tổng hợp, nhận xét kết quả đạt được và rút ra những ưu,
nhược điểm trong đề tài.
2
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Lý thuyết chung về từ mới và từ viết tắt của sinh viên hiện nay.
1. Khái niệm về từ mới và từ viết tắt
Việc sử dụng từ mới và từ viết tắt của giới trẻ hiện nay đã hình thành một loại
ngôn ngữ mới, đó là ““ngôn ngữ teen”” hay nói cách khác là “ngôn ngữ @”, nó
được sáng tạo dựa trên ngôn ngữ mẹ đẻ hoặc vay mượn từ ngôn ngữ nước ngoài.
Theo đó, “ngôn ngữ teen”, cũng bao hàm hệ thống các kí hiệu mang ý nghĩa trong
giao tiếp hoặc biểu hiện nội dung cần truyền đạt. Theo các nhà nghiên cứu ngôn
ngữ học gần đây, “ngôn ngữ teen”, hay còn gọi là ngôn ngữ @, là một loại hình
ngôn ngữ được thay đổi từ các loại hình ngôn ngữ chính thống, bao gồm sự kết
hợp của những kí hiệu khác nhau và thường được sử dụng trên mạng Internet, cụ
thể là trên các nhật kí cá nhân (blog), diễn đàn (forum), mạng xã hội (social
network), các công cụ trò chuyện trực tuyến khác, hay trong tin nhắn điện thoại
(sms)…
Từ đó có thể thấy, “ngôn ngữ teen” dự có thể coi là một hệ thống ngôn ngữ
tương đối độc lập nhưng vẫn dựa trên nền tảng ngôn ngữ bình thường và giới hạn
sử dụng hầu như chỉ trên Internet hay khi nhắn tin điện thoại nên đấy chưa thể coi

là một ngôn ngữ hoàn chỉnh mà chỉ có thể coi là sự biến tướng hoặc một nhánh
phát triển của ngôn ngữ. Bên cạnh đó, cũng vì được sáng tạo ra một cách tự phát và
không có một hệ thống học thuật nào ghi lại và chấp nhận, “ngôn ngữ teen” thay
đổi liên tục theo sự sáng tạo của mọi người và vì thế, đôi khi không đáp ứng được
yêu cầu hiểu của một ngôn ngữ.
2. Nguồn gốc hình thành của việc sử dụng từ mới và từ viết tắt
Sự phát triển “ngôn ngữ teen” đi liền với sự hình thành và phát triển của môi
trường mà nó tồn tại: Internet và Mạng điện thoại di động. Sự phát triển của lĩnh
3
vực viễn thông cùng với nhịp sống công nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa đã đưa
“ngôn ngữ teen” ra khắp toàn thế giới.
Đặc biệt, sự xuất hiện của điện thoại di động , cụ thể hơn là hệ thống tin nhắn
SMS đã làm cho “ngôn ngữ teen” phát triển một cách vượt trội khi việc giới hạn
dung lượng một tin nhắn chỉ với 160 kí tự đã khiến cho người sử dụng có xu hướng
viết tắt, tạo ra những từ mới với mục đích nhanh gọn hơn. Từ đó mà ngày càng có
nhiều hình thức viết tắt và sử dụng từ mới. Dần dà, những bạn trẻ cho rằng đây là
một hình thức giao tiếp mới mẻ và thú vị và nghĩ ra những loại hình chuyển đổi
sáng tạo hơn để tạo thành “ngôn ngữ teen”.
Ở Việt Nam, “ngôn ngữ teen” manh nha ở khoảng năm 2004 – 2005 khi
Internet trở nên phổ biến và phát triển mạnh từ năm 2007 – 2008 đến tận bây giờ.
Cùng với sự ra đời của blog, Facebook và các trang mạng xã hội đã trở thành một
phần không thể thiếu trong giới trẻ thì họ cũng bắt đầu sử dụng điện thoại di dộng
và phụ thuộc hơn vào chúng. Và thói quen nhắn tin “j” thay cho “i”, “p” thay cho
“b” để tiết kiệm thời gian và các loại viết tắt trở nên “quen mắt” với những bạn trẻ
sử dụng công nghệ. Những người đầu tiên sử dụng “ngôn ngữ teen” trong SMS
cũng dựng chúng thường xuyên trên blog và lúc chat nên từ cảm thấy lạ lúc ban
đầu, dần dà những cách thức thay đổi này được chấp nhận. Càng sử dụng nhiều,
giới trẻ càng nghĩ ra nhiều cách biến đổi ngôn ngữ mà theo họ là độc đáo, lạ nhưng
vẫn đảm bảo có thể hiểu được, và chúng cứ từ từ thâm nhập, trở thành thói quen
không thể từ bỏ ngay được của phần lớn thanh thiếu niên.

Từ năm 2007 đến nay có thể coi là giai đoạn phát triển nhanh và khá hoàn
thiện của “ngôn ngữ teen”. Cùng với sự phát triển chóng mặt của Internet và độ bao
phủ cao của điện thoại di động thì “ngôn ngữ teen” xuất hiện ngày càng nhiều,
thậm chí có nhiều phương thức kí hiệu mà các bạn trẻ đôi khi cũng không thể giải
mã nổi. Hiện tượng này xuất phát từ một bộ phận không nhỏ muốn khẳng định “cái
tôi” khác người chứ không còn vì mục đích nhanh, tiện lợi như ban đầu
4
3. Sơ lược từ mới và từ viết tắt của giới trẻ
“Ngôn ngữ teen” tuy chỉ mới hình thành và phát triển trong vong một thập kỉ
trở lại đây nhưng đã đạt đến sự đa dạng về chủng loại và số lượng. Do đặc điểm
của ngôn ngữ hệ Latinh, các phương thức biến đổi ngôn ngữ để hình thành “ngôn
ngữ teen” theo đó cũng có những đặc điểm gần với các nước phương Tây như Mĩ
hay châu Âu tuy nhiên nó vẫm mang nét đặc trưng riêng biệt thể hiện sự sáng tạo
của giới trẻ Việt Nam.
Nhìn chung, khi tìm hiểu về “ngôn ngữ teen” người ta thường phân chia làm
hai phương diện từ viết tắt và từ mới. Hai mặt này vừa độc lập, vừa thống nhất với
nhau trong mối quan hệ biện chứng. Bởi lẽ bản thân các từ được viết tắt không tồn
tại trong từ điển tiếng Việt, nói cách khác, đó là một loại ngôn ngữ biến tướng từ
ngôn ngữ chính, không chính thống về cả ngữ âm lẫn ngữ nghĩa.
* TỪ VIẾT TẮT: Trong hệ thống “ngôn ngữ teen”, từ viết tắt được chia
thành 2 loại là viết tắt tự tạo và viết tắt theo quy luật.
a)Viết tắt tự tạo
Viết tắt tự tạo rất phổ biến ở các phòng chat hoặc ở điện thoại di động. Cách
viết tắt không theo một quy luật chung nào. Thỉnh thoảng, nó có theo một quy luật
nào đó thì cũng chỉ áp dụng cho một số từ thường dùng.
Một vài ví dụ về viết tắt tự tạo
“U co dj choi o? If dj, lay cho T cun gtrinh. O ranh thi thoi.” (Cậu có đi chơi
không? Nếu đi, lấy cho tớ cuốn giáo trình. Không rảnh thì thôi).
- “Mog rag e se hiu! A wen, e bun ngu ch? Bi h hon 12h rui do.” (Mong rằng
em sẽ hiểu! Anh quên, em buồn ngủ chưa? Bây giờ hơn 12 giờ rồi đó).

Xem các ví dụ trên, ta thấy “ngôn ngữ teen” là sự “biến hóa” tùy tiện của tiếng
Việt. Ví dụ:
5
- “đi” thành “dj”.
- “không” thành “0”, “ko”, “k”, “kh”, “kg”,
- “bây giờ” thành “bi h”.
- “biết rồi” thành “bit rui”.
- Chữ “qu” thành “w”.
- Chữ ““gì” thành “j”.
- Chữ “ơ” thành “u”.
- Chữ “ô” thành “u”.
- Chữ “ă” thành “e”.
- Chữ “ng” ở cuối thì chỉ còn chữ “g”.
- M = E = em.
- N = A = anh
- Chèn tiếng Anh vào như: if = nếu, U = you = bạn, …
Nói chung, các bạn trẻ thích cách dùng các chữ trên vì nó ngộ ngộ, lạ và rất
“xì-tin” (style). Hơn nữa, khi dùng những chữ kiểu này trong điện thoại sẽ hạn chế
số lần nhấn vào bàn phím cũng như tiết kiệm ký tự. Ví dụ, khi muốn nhắn chữ “đi”
trong điện thoại, phải nhấn số 3, rồi 3 lần số 4 thì bây giờ chỉ cần nhấn số 3 và số 5
là có được chữ “dj” nhanh chóng mà người nhận vẫn hiểu được ta đang nói gì.
Chèn tiếng nước ngoài cũng là một hình thức của viết tắt tự tạo. Để thể hiện
“đẳng cấp nhắn tin”, bên cạnh việc nhắn nhanh, ít ký tự, những người nhắn tin còn
thông qua hình thức chèn tiếng nước ngoài vào tin nhắn. Ngôn ngữ được lựa chọn
hàng đầu chính là tiếng Anh vì so với các ngôn ngữ khác, tiếng Anh được xem là
thứ ngôn ngữ “hot” nhất đối với giới trẻ hiện nay.
Ví dụ các tin nhắn ngắn gọn chèn tiếng Anh khá thông dụng như sau:
6
- “2day U co ranh o?” (Hôm nay bạn có rảnh không?).
- “I nho. Thanks U da nhac!” (Tôi nhớ. Cảm ơn bạn đã nhắc!).

- “g9” = “goodnight” = chúc ngủ ngon.
- “2day” = “today” = hôm nay.
- “2nite” = “tonight” = tối nay.
Tiếng Việt thời @ lối viết này có thể xem là khó hiểu nhất trong các cách viết
tắt, một số âm bị bóp méo như âm “ô” thành “u”, “i” thành “y” hay “iê” thành “i”.
Ví dụ như:
“Sáng nay mình ngủ dzậy và quyết định học kiểu chat trên Internet của thanh
niên Việt Nam.
Thứ nhất, mình quyết định thay chữ “ô” bằng chữ “u” - nhưng chỉ trong mụt
số trường hợp đặc biệt thui! Trong mụt số trường hợp khác, mình sẽ bỏ chữ “ô”
hẳn ra. Nếu viết quá chuẩn thì văn của mình sẽ nặng nề, khín cho người đọc thấy
chán. Tức là phải sửa lun - mình không mún làm người khác bít vậy mà bùn
đâu!”
(Tiếng Việt thời @ - Joseph Ruelle)
Ưu điểm và hạn chế của viết tắt tự tạo:
* Ưu điểm của viết tắt tự tạo là khi quen dùng thì cũng thành một quy luật nào
đó cho một số từ thường dùng và ta viết được rất ngắn một số chữ thường dùng,
như ví dụ “không” thành “0”, “ko”, “k”, “kh”, “kg”. Giữa tôi và bạn A, ký hiệu
0, ko,k, kh hoặc kg sẽ mang ý nghĩa là "không", nhưng có thể giữa tôi và bạn B và
C thì k lại có nghĩa là “Ok”, kk có nghĩa là "very good, …”.
* Hạn chế của viết tắt tự tạo là:
- Chỉ viết tắt được một ít chữ thường dùng, chứ không áp dụng được cho tất cả
các từ khác có vần tương tự.
7
- Ký hiệu riêng thường không thống nhất giữa các nhóm nên chỉ những người
trong nhóm mới hiểu được nhau, người ngoài nhóm muốn hiểu cũng hơi khó và có
thể hiểu lầm.
b) Viết tắt theo quy luật
Các quy luật viết tắt bao gồm:
1. Thay phụ âm đầu

• F thay PH …… Vd: fai = phai .
• C thay K …… Vd: ce = ke, cim = kim.
• K thay KH …… Vd: ki ko kan = khi kho khan.
• Z thay D …… Vd: zu zi = du di, zo zự = do dự.
• D thay Đ …… Vd: di dâu dó = đi đâu đó, zo dó = do đó.
• J thay GI …… Vd: ju jn jay j = giu gin giay gi.
• G thay GH …… Vd: ge = ghe, gi = ghi.
• NG thay NGH …… Vd: nge = nghe, ngi = nghi.
• Q thay QU …… Vd: qay qan = quay quan, qe qan = que quan, qet = quet.
2.Thay phụ âm cuối chữ
• G thay NG …… Vd: xoog = xoong, kog mog = khong mong.
• H thay NH …… Vd: hoah = hoanh, hueh = huenh, bah = banh.
• K thay CH …… Vd: hoak = hoach, nguek = nguech, sak = sach.
3. I-Y và Uy
• I thay Y …… Vd: i ta = y ta, li tri = ly tri, li tak = ly tach
• Y thay UY …… Vd: thy = thuy, byt = buyt, sy ngi = suy nghi.
8
Ngoài ra việc viết tắt của giới trẻ còn được thể hiện qua một số kí hiệu như là
# (khác) ; <3 (yêu) ;  (vui vẻ) ;…
* TỪ MỚI
Từ mới ở giới trẻ còn có thể được xem như là “tiếng lóng” nó xuất hiện nhằm
mục đích che giấu ý nghĩa diễn đạt theo quy ước chỉ những người nhất định mới
hiểu. Tiếng lóng thường không mang ý nghĩa trực tiếp, nghĩa đen của từ phát ra mà
mang ý nghĩa tượng trưng, nghĩa bóng.
Có thể lấy ví dụ như từ “vãi” – một từ rất quen thuộc đối với giới trẻ khi được
học thường xuyên lấy làm câu cửa miệng. Chỉ cần một vòng lướt qua các trạng
mạng xã hội, các diễn đàn thì chắc hẳn không bao giờ thiếu từ này. Nó như một
trào lưu đang khá thịnh hành trong giới trẻ, tốt, xấu khen chê gì cũng dùng được hết
“xấu vãi”, “xinh vãi” “hay vãi”, “đề thi hôm nay khó vãi nhỉ”, v.v…
Theo như từ điển Tiếng Việt thì từ “vãi” được hiểu theo duy nhất hai nghĩa.

Thứ nhất, “vãi” chỉ những người già lên chùa, bà "vãi" thay cho bà ngoại. Thứ hai,
nó là một động từ chỉ sự bung ra, không kiềm chế được. Tuy nhiên, giới trẻ ngày
nay đang lạm dụng "vãi" một cách tràn lan, không đúng ý nghĩa thực sự của bản
thân từ ngữ này nhằm mục đích nhấn mạnh điều gì đó.
Còn rất nhiều từ lóng khác mà giới trẻ hiện nay sử dụng rất nhiều như “gấu” –
chỉ người yêu, GATO, FA, “tự sướng”,…
Ngày càng có nhiều từ (cụm từ) mới được giới trẻ tạo ra hoặc bổ sung những
nét mới, điều này là hệ quả của sự phát triển Internet và mạng di động, đồng thời
cũng một phần do hiệu ứng đám đông, xem như là xu thế của giới trẻ đã góp phần
phổ cập những từ mới trong cuộc sống hàng ngày.
II. THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA VIỆC SỬ DỤNG TỪ
MỚI, TỪ VIẾT TẮT CỦA SINH VIÊN
1. Thực trạng
9
Theo một cuộc khảo sát thì 100 % các bạn sinh viên hiện hay sử dụng “ngôn
ngữ teen” nhiều hơn hai loại. Điều này cũng dễ hiểu bởi không ai lại sử dụng 1 loại
ngôn ngữ đơn điệu khi giao tiếp bao giờ, ngay như tiếng Việt còn có nhiều phương
ngữ. Những con số này cũng hoàn toàn hợp lý vì thanh niên, thanh thiếu niên sử
dụng “ngôn ngữ teen” khi chat, nhắn tin là vì muốn tiết kiệm thời gian, thể hiện
những cảm xúc một cách chân thật và làm nội dung tin nhắn vui nhộn và đáng yêu
hơn.
Không chỉ sử dụng từ mới, từ viết tắt trong cuộc sống hàng ngày mà giới trẻ
còn áp dụng điều nay ngay cả trong hoạt động học tập của mình. Từ ghi bài đến
làm bài kiểm tra, viết tiểu luận, bài thu hoạch, v,v…
2. Nguyên nhân
Bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng có nguyên nhân và những yêu tố khác
nhau làm nó trở nên phổ biến và mất đi, vì vậy việc giới trẻ sử dụng từ viết tắt cũng
như từ (cụm từ) mới nhiều và đã thành “nếp” cũng như thế, nó đã có một quá trình
tương đối lâu dài tác động vào ý thức của giới trẻ và dần dần trở thành thói quen
như là một loại phản xạ có điều kiện. Cứ như vậy, tần suất xuất hiện của từ lóng

ngày càng trở nên nhiều hơn.
Cụ thể trong trường hợp “ngôn ngữ teen”, như đã phân tích về sự hình thành,
“ngôn ngữ teen” xuất hiện cùng với hệ thống SMS và các công cụ giao tiếp trực
tuyến. Tuy nhiên, để có thể dẫn đến việc sử dụng “ngôn ngữ teen” một cách rộng
rãi như hiện nay cần nhiều yếu tố tác động, cả khách quan lẫn chủ quan. Sau đây là
số liệu thu thập được từ một cuộc điều tra về lí do các bạn trẻ hiện nay sử dụng
“ngôn ngữ teen”.
10
Có thể thấy rằng, hai lý do chiếm đa số của việc sử dụng “ngôn ngữ teen” là
tiết kiệm thời gian, tiền bạc và thể hiện cảm xúc chân thật. Điều này chứng tỏ đa số
học sinh, sinh viên sử dụng “ngôn ngữ teen” bắt nguồn từ những nguyên do tích
cực, khách quan nhiều hơn là chủ quan. Ngoài ra có một số lượng không nhiều là
sử dụng với lí do thể hiện sự độc đáo, cá tính của bản thân, đảm bảo riêng tư với
người lớn và sử dụng theo mốt
Nếu xét về nguyên nhân khách quan, chính sự nhanh, tiết kiệm và tiện lợi là
nguyên nhân hàng đầu. Thứ nhất, 1 tin nhắn SMS chỉ giới hạn ở 160 kí tự (kể cả
khoảng trắng – space) nên việc truyền đạt nội dung dài và đầy đủ sẽ gặp nhiều hạn
chế. Ví dụ khi làm việc nhóm, một tin nhắn 160 kí tự sẽ chỉ vừa đủ để thông báo
thời gian, địa điểm, và rất sơ lược nội dung cuộc họp chứ chưa nói tới việc dặn dò
hay nhắc nhở các nội dung cụ thể; việc nhắn nhiều tin vừa tốn kém, vừa mất thời
gian. Thời gian đầu khi điện thoại mới phổ biến, hầu hết là điện thoại phím số, để
bấm 1 kí tự ta phải bấm phím số 2 đến 3 lần, mất nhiều thời gian so với bàn phím
Qwerty được phát triển sau này. Khi đó, bấm j thay cho i (muốn có “i” ta phải bấm
phím 4 ba lần, còn để có “j” chỉ cần bấm 5 một lần) sẽ tiết kiệm được thời gian. Mà
“i” lại là một nguyên âm phổ biến trong tiếng Việt nên việc thay “i” bằng j sẽ rút
được nhiều thời gian dành cho nhắn tin. Tính trung bình, giữa ba lần bấm phím 4 ta
có hai lần ngắt quãng tương đương thời gian một lần bấm, nên lấy j thay cho i sẽ
nhanh hơn gấp 5 lần.
Tiếp tục đào sâu vào nguyên nhân do nhanh, tiết kiệm và tiện lợi, ta cũng dễ
dàng thấy việc viết tắt cũng không nằm ngoài lí do này. Việc viết trại nguyên âm

hay phụ âm (có thể coi là một hình thức khác của viết tắt) cùng với viết tắt sẽ tiết
kiệm được rất nhiều thời gian cho người nhắn tin. Từ đó, việc nghĩ ra những kí
hiệu, hay đúng hơn là áp dụng những kí hiệu quen thuộc thay cho những từ khi
nhắn khiến cho người dùng cảm thấy “nhẹ nhàng” hơn nhiều (ví dụ như = thay cho
bằng, ~ thay cho những…). Việc gõ dấu thanh khác đi so với tiếng Việt truyền
11
thống (đã bàn ở chương I) cũng có nguyên nhân từ việc điện thoại di động không
thể bỏ dấu được, mà nhiều chữ yêu cầu phải bỏ dấu để nghĩa được tường minh nên
việc bỏ dấu cũng đuợc biến đổi để dần hình thành nên cách bỏ dấu thường thấy
trong “ngôn ngữ teen” hiện nay.
Nguyên nhân lớn thứ hai theo cuộc khảo sát vừa là nguyên nhân khách quan
vừa là nguyên nhân có phần chủ quan., đó là việc “ngôn ngữ teen” giàu chất cảm
xúc khi thể hiện tâm trạng. “ngôn ngữ teen” là một loại ngôn ngữ viết, mà khác với
ngôn ngữ nói có thể biểu cảm thông qua lên xuống giọng, các cử chỉ, biểu hiện của
khuôn mặt hay cơ thể…, ngôn ngữ viết không thể đáp ứng các yêu cầu này. “ngôn
ngữ teen” đã khắc phục điểm yếu này, hay đúng hơn, việc giải quyết vấn đề cảm
xúc trong ngôn ngữ viết, ngôn ngữ viết dùng trong giao tiếp và truyền đạt thông tin,
đã dẫn tới một số loại hình biến đổi ra đời “ngôn ngữ teen”.
Các bạn trẻ muốn những câu chữ, dù là “viết” trên màn hình điện thoại hay
máy tính cũng phải thể hiện rõ thái độ hay cảm xúc của mình. Đầu tiên là sử dụng
các cách viết trại âm để phần nào thể hiện một cách nói “tượng thanh” hơn.
Lấy ví dụ cụ thể của một từ viết tắt thông dụng trong ghi bài và cả khi chat,
nhắn tin là “hok” thay cho “không”, hay “oh”, “uh”,… thay cho “ừ”. Cách viết
“hok” khi đọc lên tạo cho người nhận tin một cảm giác ngọng nghịu hay dửng dưng
rất “đặc trưng” mà chỉ “ngôn ngữ teen” mới có khả năng “tượng hình”, “tượng
thanh” như thế. Hay như “oh” thì đồng ý như qua loa hay pha một chút “không
quan tâm” thì “uh” lại mang một thái độ quan tâm tới vấn đề hơn.
Nguyên nhân lớn thứ ba thì lại hoàn toàn thuộc về nguyên nhân chủ quan, đó
chính là cá tính và cái tôi độc đáo, sáng tạo của các bạn trẻ. Dự tỉ lệ cho rằng đây là
nguyên nhân không lớn, nhưng đây là nguyên nhân chủ quan có tỉ lệ lớn nhất so

với các nguyên nhân chủ quan khác. Việc khẳng định cá tính có đôi phần giống với
thể hiện cảm xúc, bởi dù sao cảm xúc cũng ít nhiều bị chi phối bởi cá tính; thêm
vào đó là sự sáng tạo. Các bạn trẻ cho rằng mình rất sáng tạo (không ai phủ nhận
12
điều này) nên họ cho rằng cần phải cải tiến “ngôn ngữ teen” hơn nữa bằng những kí
tự khác, những từ viết tắt mà chỉ họ mới hiểu. Thế là họ mày mò với bàn phím, đưa
ra những cách gõ mới chỉ để cho thấy họ sáng tạo, trong cách viết lẫn cách đọc. Và
dĩ nhiên, sự sáng tạo đôi khi lại dẫn tới những ngôn ngữ quá khác so với chuẩn
chung, những loại hình kí hiệu hay tượng hình khó đọc. Theo nghiên cứu của các
nhà tâm lý học lứa tuổi, các em ở vào tuổi thiếu niên và tuổi vị thành niên có xu
hướng chơi theo nhóm, giao tiếp dễ dàng với những bạn đồng trang lứa nhưng lại
gặp khó khăn trong việc giao tiếp với người lớn, do khoảng cách về môi trường
sống, lối sống và lối tư duy. Chính bởi thế, việc giới trẻ sáng tạo ra một ngôn ngữ
riêng "lưu hành nội bộ" trong "giới" của mình cũng là một điều hết sức tự nhiên.
Nguyên nhân thứ tư (riêng tư, bí mật với phụ huynh) có thể coi là vừa chủ
quan vừa khách quan. Nguyên nhân này chiếm 13.5% tổng số người được khảo sát.
Một số bậc phụ huynh kiểm soát con mình quá gắt gao đến mức tiêu cực buộc các
bạn khi trao đổi thông tin phải dựng những cách mã hóa, dự thông tin đó không hề
có nội dung xấu nhưng các bạn cho rằng đó là “personal” – nghĩa là chỉ thuộc về cá
nhân nên các cha mẹ không có quyền can thiệp. Sử dụng mã hóa và các từ viết tắt
chỉ có teen mới hiểu giúp họ đáp ứng được yêu cầu này trong ngôn ngữ. Xét về chủ
quan là do các bạn trẻ luôn có tư tưởng chống đối, không muốn bị can thiệp.
Nguyên nhân thứ năm (theo trào lưu) có thể coi là nguyên nhân khách quan,
khi mà nhiều người bắt đầu sử dụng, một bạn trẻ khi chat với bạn bè hay tham gia
các diễn đàn sẽ bắt gặp các loại hình “ngôn ngữ teen” và theo đó bắt đầu sử dụng
một cách không hoàn toàn cố ý, dần dà thành thói quen.
Những lý do này không phải là hoàn toàn tiêu cực, nó chỉ thể hiện sự nhận
thức chưa chín chắn của các bạn trẻ mới lớn về loại hình ngôn ngữ. Cũng vì chúng
được sử dụng với mục đích chưa thật sự đúng đắn dẫn đến việc sử dụng tùy tiện
khiến cho mọi người có cách đánh giá không tốt về “ngôn ngữ teen”.

13
III. TÁC ĐỘNG VỀ VIỆC SỬ DỤNG TỪ (CỤM TỪ) MỚI VÀ TỪ VIẾT
TẮT CỦA SINH VIÊN
1. Tác động tích cực
Các nhu cầu có thật trong giao tiếp của giới trẻ dẫn tới “ngôn ngữ teen” ra đời
và được sử dụng rộng rãi trong gần như 100% các bạn trẻ. Đáp ứng được các nhu
cầu này nên “ngôn ngữ teen” mới có thể tồn tại và được các bạn trẻ chuộng đến
ngày hôm nay, nghĩa là về cơ bản “ngôn ngữ teen” đã giải quyết một số vấn đề tồn
tại, do đó, có thể coi “ngôn ngữ teen” có những mặt tích cực không thể phủ nhận
với xã hội. Những hệ quả tích cực bắt nguồn từ chính yêu cầu ra đời của “ngôn ngữ
teen” và vì thế gắn chặt với các lí do các bạn trẻ đưa ra để ủng hộ việc sử dụng
“ngôn ngữ teen”.
Lí do lớn nhất dẫn tới việc sử dụng “ngôn ngữ teen” theo chúng tôi khảo sát là
do nhanh và tiện lợi, tiết kiệm trong giao tiếp, và vì thế đây cũng là mặt tích cực
lớn nhất và dễ nhận thấy nhất. Việc sử dụng “ngôn ngữ teen” rõ ràng là tiết kiệm
khoảng không và dung lượng tin nhắn với ít kí tự hơn. Đặc biệt khi cùng lúc chat
với nhiều người căng lúc thì việc tiết kiệm càng hiệu quả. Lược bỏ càng nhiều càng
tốt các phương thức biểu đạt rườm rà và dài dòng nhưng vẫn đảm bảo nội dung cơ
bản của tin nhắn là một yêu cầu cao trong giao tiếp.
Thứ hai cũng xuất phát từ một lí do lớn đó là khả năng biểu cảm của “ngôn
ngữ teen”. Đây là một ích lợi mà chỉ có “ngôn ngữ teen” mới có so với các loại
ngôn ngữ viết khác. Có thể nói khả năng biểu cảm của “ngôn ngữ teen” không thua
gì so với ngôn ngữ nói chuyện trực tiếp với khả năng “giả lập” được hầu hết các
giọng điệu, ngữ điệu hay ngôn ngữ cơ thể. Nói gọn lại về mặt tích cực, có thể nói
rằng “ngôn ngữ teen” lôi cuốn, sinh động. Nhìn vào những con chữ có thể biết sắc
thái diễn đạt của chủ nhân "biểu cảm" đến mức nào.
14
Lợi ích thứ ba cũng xuất phát từ nguyên nhân chủ yếu, là chơi trội và thể hiện
khả năng sáng tạo của teen. Sử dụng “ngôn ngữ teen” cho biết rằng bạn vẫn còn trẻ
và nắm bắt dược nhịp thở của công nghệ.

Lợi ích thứ tư này lại không được các bậc phụ huynh ủng hộ, đó là việc bảo
mật. Đa số thanh thiếu niên như "cá gặp nước" khi sử dụng dịch vụ nhắn tin bởi ở
đó, những từ viết tắt và tiếng nước ngoài sẽ được phát huy tối đa.
2. Tác động tiêu cực
Mọi sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới khách quan đều tuân theo những
quy luật nhất định. Một trong những quy luật quan trọng nhất và mang tính bất biến
là sự tồn tại, thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Cũng giống như hai mặt
của một tờ giấy, bên cạnh sự tồn tại của những tác động tích cực đã được đề cập ở
phần trên, những yếu tố tiêu cực ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới bộ phận giới
trẻ được khảo sát vẫn luôn là đề tài được bàn luận sôi nổi trên các tờ báo giấy, báo
mạng, hội thảo, v.v…
Tác động tiêu cực đầu tiên được đề cập chính là việc sử dụng “ngôn ngữ teen”
sẽ làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt. Đây cũng là vấn đề tốn nhiều giấy mực,
gây ra những luồng tranh luận đa chiều trên rất nhiều bài báo. Dư luận (đặc biệt là
những người thuộc độ tuổi trung niên trở lên hoặc những người có học vị cao như
thạc sĩ, tiến sĩ, thậm chí là phó giáo sư, giáo sư) đã không ít lần bày tỏ thái độ
không đồng tình hay một cách khác là thể hiện “nỗi tiếc thương” cho “sự biến thái
của ngôn ngữ mẹ đẻ”. Họ cho rằng, tiếng Việt đã phải trải qua một quá trình phát
triển lâu dài để rồi hoàn thiện như ngày hôm nay. Nhưng chính cái cách sử dụng vô
tội vạ “ngôn ngữ teen” của giới trẻ đã, đang và sẽ làm mai một đi những tinh hoa
của tiếng Việt; từ đó ngôn ngữ của dân tộc sẽ dần mai một đi và rồi tương lai của
tiếng Việt sẽ đi về đâu. Không chỉ dừng lại ở chỗ lo ngại cho tương lai của tiếng
Việt trên khía cạnh kí âm, cách viết mà mở rộng ra, dư luận còn e sợ việc tiếp xúc
15
“ngôn ngữ teen” với mật độ dày đặc sẽ khiến cho cách phát âm tiếng mẹ đẻ của
giới trẻ trở nên lệch chuẩn, méo mó.
Ảnh hưởng tiêu cực tiếp theo nằm ở khía cạnh thói quen. Sẽ ra sao nếu như
mật độ sử dụng “ngôn ngữ teen” của giới trẻ được đẩy lên mức hàng ngày, hàng
giờ, tại mọi nơi, mọi lúc? Các nhà giáo dục e sợ cái viễn cảnh khi mà “ngôn ngữ
teen” đã ăn vào máu của từng cá thể, trở thành một bộ phận không thể tách rời

trong mọi hoạt động đời sống xã hội của mỗi cá nhân. Không khó để liệt kê những
bất cập mà việc lạm dụng “ngôn ngữ teen” có thể gây ra cho thế hệ trẻ. Giờ kiểm
tra hay thi cử, dưới áp lực của điểm số và thời lượng làm bài ngắn ngủi, liệu những
cái đầu non trẻ có đủ tỉnh táo để biết tạm gạt đi những từ viết tắt, những kí tự độc
đáo, những cụm từ mà chỉ học sinh – sinh viên mới hiểu, những thứ đã trở nên
quen thuộc, để có thể hoàn thành tốt bài làm. Khi tiếp chuyện với người lớn tuổi
hoặc trong lúc tham gia một sự kiện trang trọng, điều gì sẽ đảm bảo rằng giới trẻ sẽ
không lỡ lời sử dụng những từ ngữ mà bình thường chỉ để tán gẫu với bạn bè. Việc
quá dễ dãi và tùy tiện trong sử dụng “ngôn ngữ teen” không chỉ ảnh hưởng đến kết
quả học tập, làm việc mà còn có thể khiến cho hình ảnh của bản thân trong mắt
người khác trở nên xấu đi rất nhiều.
Yếu tố tiêu cực thứ ba đó là “ngôn ngữ teen” có thể cuốn thế hệ trẻ vào những
việc làm vô bổ chỉ để làm nổi bật bản thân. Thay vì chăm chỉ học tập hoặc tham gia
vào những chương trình ngoại khóa bổ ích, giới trẻ có thể bỏ hàng giờ, thậm chí là
ngày này qua ngày khác để sáng tạo cho riêng mình một bộ ngôn ngữ riêng biệt,
đặc sắc, và tối quan trọng là “không đụng hàng”. Tất cả chỉ để khẳng định cá tính
độc đáo, để chứng minh cho mọi người thấy tính duy nhất của cá thể. Từ đó giới trẻ
đua nhau cho ra đời những bộ kí tự, những tổ hợp mật mã mà ai đó nếu như chỉ
nhìn thoáng qua, thiếu sự nghiên cứu và tìm tòi, thì có lẽ sẽ cảm thấy như lạc vào
một ma trận không lối thoát. Điều này cũng sẽ gây mất thiện cảm thậm chí là tạo
cảm giác khó chịu cho bất kỳ ai nhận được một tin nhắn hay lá thư dưới dạng mã
16
hóa như vậy, đặc biệt khi họ không có chút khái niệm về cách đọc mật mã teen hay
không có thời gian rảnh rỗi để dịch từng từ một.
Còn rất nhiều tác động tiêu cực từ việc sử dụng “ngôn ngữ teen” gây ra cho
thế hệ trẻ mà dư luận đã phản ảnh; thế nhưng, chỉ với ba yếu tố trên cũng đủ để
nhận thấy được cái nhìn rất khắt khe của dư luận, nhất là những người làm giáo
dục, đối với việc sử dụng “ngôn ngữ teen” của giới trẻ.
IV. QUAN ĐIỂM VỀ VIỆC SỬ DỤNG TỪ (CỤM TỪ) MỚI VÀ TỪ
VIẾT TẮT CỦA SINH VIÊN

Nhìn chung các quan điểm về việc sử dụng từ (cụm từ) mới và từ viết tắt trong
ngôn ngữ tên của sinh viên được chia làm ba trường phái chính một là “phản đối”,
hai là “chấp nhận, bàng quan” và ba là “chấp nhận, dẫn dắt”.
Phản đối là trường phái đầu tiên xuất hiện khi Việt Nam đối mặt với sự bùng
nổ đột biến “ngôn ngữ teen”. Các bài báo đầu tiên viết về “ngôn ngữ teen” xuất
hiện năm 2004 với những đầu đề như “Loạn “ngôn ngữ teen”” (báo Ngôi Sao),
“Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” (báo của Quốc Học Huế)…Hầu hết các ý
kiến lúc bấy giờ đều cho rằng “ngôn ngữ teen” là mối nguy hại làm mất sự trong
sáng của tiếng Việt. Đến năm 2005-2006, những ý kiến phản đối về “ngôn ngữ
teen” bắt đầu lan rộng và bùng nổ với một loạt bài báo như “Hãy gìn giữ tiếng
Việt” (báo Mực Tím), “Khi học trò lạm dụng “ngôn ngữ teen”” (Báo Người lao
động), “Khổ nạn ngôn từ biến tấu của teen” (báo Đời sống và Pháp luật), “Lậm
ngôn ngữ @” (báo Thanh niên)…
Quả thật sự ra đời và thay đổi chóng mặt của “ngôn ngữ teen” lúc bấy giờ đã
gây sự bàng hoàng và khó chấp nhận đối với thế hệ cũ, Tiến sĩ ngôn ngữ học
Hoàng Anh - Học viện Báo chí Tuyên truyền cho rằng: “Hiện tượng nói và viết
tiếng Việt tùy tiện, bừa bãi trong đời sống hàng ngày, đặc biệt là ngôn ngữ trên
mạng đang diễn ra phổ biến, khiến nhiều bậc phụ huynh phải lên tiếng. Sử dụng
17
ngôn ngữ tuỳ tiện, cẩu thả. Việc lạm dụng ngôn ngữ tiếng lóng của giới trẻ hiện
nay là một điều rất nguy hiểm. Điều đáng nói là thứ ngôn ngữ này đang trở thành
trào lưu mạnh mẽ đến nỗi nếu học sinh nào không sử dụng nó thì lập tức bị coi là
lỗi thời, không sành điệu. Khi thứ tiếng “lai căng” này được đưa vào các ngôn ngữ
chính thức như một thói quen vô thức của giới trẻ sẽ dẫn đến sự lệch chuẩn, mất
phông văn hoá.”
Trường phái phản đối luôn tồn tại suốt quá trình hình thành và phát triển của
“ngôn ngữ teen”. Trong trường phái này sảm tạp những ý kiến khách quan và phi
khách quan, lý tính và phi lý tính, khoa học và phi khoa học. Những ý kiến phản
đối có thể bắt nguồn từ định kiến xấu về mạng internet, hoặc cũng có thể bắt nguồn
từ lý luận: “Ngôn ngữ được sáng tạo để giao tiếp và hiếu biết lẫn nhau, “ngôn ngữ

teen” khó hiểu và quá xa lạ, nó đã vi phạm quy luật cơ bản của ngôn ngữ” … Dù
bắt nguồn như thế nào, các ý kiến trong trường phái phản đổi này đã dần thu hẹp lại
trong thời gian gần đây bởi sự chèn ép của hai trường phái mới xuất hiện là “chấp
nhận, bàng quan” và “chấp nhận, dẫn dắt”.
Chấp nhận, bàng quan:
Cùng với sự lớn mạnh đột biến không thể ngăn cản của việc dùng từ viết tắt,
từ mới của giới trẻ trong những năm gần đây, các giáo sư tiến sĩ đã vào cuộc và tiến
sâu vào nghiên cứu “mổ xẻ” “ngôn ngữ teen”. Giáo sư Nguyễn Văn Khang đã
khẳng địng rằng “ngôn ngữ teen” không thể xóa bỏ được, bởi “Khi nào còn tồn tại
cư dân mạng, còn tồn tại nhóm xã hội của giới trẻ, thì còn ngôn ngữ đó. Quy luật
phát triển là xã hội luôn vận động, ngôn ngữ cũng vậy, có cái sẽ được tiếp nhận,
nhưng có cái sẽ bị đào thải.”
Đồng ý với suy nghĩ trên cũng có nhiều giáo sư, tiến sĩ và nhà văn danh tiếng
như:
18
- PGS. TS ngôn ngữ học Phạm Văn Tình, Tạp chí Từ điển học và Bách khoa
thư cũng nói: “Đây là một hiện tượng ngôn ngữ mới xuất hiện vài năm trở lại đây
và có xu hướng ngày càng rộ lên. Thực chất đây chỉ là cách nói vui đùa, tếu táo, sử
dụng ngôn ngữ với cách biến âm, ghép âm cho có vần điệu. Những cách nói này
mang ý nghĩa giải trí nhiều hơn, tuy nhiên không phải là không có những câu cũng
có ý nghĩa nhận thức cuộc sống. Có thể nói lối nói vui nhộn này là một hình thức
để các bạn trẻ khẳng định mình, đồng thời cũng là cách để giải tỏa áp lực học
hành, những stress trong cuộc sống, nên hoàn toàn có thể chia sẻ và thông cảm
được.”
- Nhà văn Văn Giá, chủ nhiệm khoa Viết văn, Đại học Văn hóa Hà Nội, cho
rằng, sự vận động của đời sống ngôn ngữ trong giao tiếp có thời gian đóng băng
nhưng cũng có thời gian nở rộ: “Phải thừa nhận rằng cách sử dụng ngôn ngữ
thông minh, linh hoạt, và năng động của các em làm cho ngôn ngữ không bị đóng
băng cằn cỗi mà trở nên sinh động hơn… Chúng ta không nên quá lo lắng mà hãy
có cái nhìn bình tĩnh. Những lối nói vui vui, vô hại có thể sẽ tồn tại, còn những cái

không tốt, không hay chắc chắn sẽ bị cuộc sống tự thanh lọc, không còn đất sống”
Tất cả những ý kiến trên đều cho rằng nên nhận “ngôn ngữ teen” một cách
khách quan và bình tĩnh, họ không hoàn toàn ủng hộ “ngôn ngữ teen”, nhưng cũng
không phản đối, bởi bản thân tiếng Việt có sức sống nội tại rất lớn và mãnh liệt, qua
thời gian, tự nó đã biết chắt lọc những tinh hoa của các ngôn ngữ.
Tóm lại, những cái nhìn trong trường phái “chấp nhận, bàng quan” chỉ là một
nhân chứng ghi nhận lại sự ra đời và phát triển của “ngôn ngữ teen” như một loại
hình ngôn ngữ mới của tiếng Việt hiện đại.
Chấp nhận, dẫn dắt:
Tìm hiểu sâu và có những cách nhìn khách quan về “ngôn ngữ teen”, nhiều
nhà nghiên cứu không chỉ dừng lại ở mức bàng quan mà sẵn sàng bước vào môi
19
trường “ngôn ngữ teen” và tìm tòi con đường dẫn dắt để giới trẻ dùng “ngôn ngữ
teen” đúng đắn.
“Hiện nay, nếu cứ bắt học sinh phải theo nếp nghĩ cổ truyền của người lớn thì
rất khó. Phải chấp nhận những biến đổi của các em. Vấn đề cần thiết là phải giáo
dục cho các em nên và không nên sử dụng ngôn ngữ @ trong hoàn cảnh nào” - cô
Phùng Thị Nguyệt Thu nói (trích Báo Người lao động online: “Nguy cơ… quên
tiếng Việt”).
Ngoài những ý kiến trên, nhiều bài báo cũng xuất hiện để trả lời cầu hỏi trong
bàn tròn Mực Tím như ““ngôn ngữ teen” và sự trong sáng tiếng Việt” (báo Hà Nội
mới), “Ngôn ngữ thời @: Nên chấp nhận đến đâu?” (báo SGTT)…v. v.
Theo thời gian, trường phái “chấp nhận, dẫn dắt” đang ngày càng lớn mạnh,
điển hình là sự xuất hiện của lời đề nghị “Đưa “ngôn ngữ teen” vào từ điển” của
GS. TS Nguyễn Đức Dân cùng quyết định “bổ sung 4 kí tự F, J, W, Z vào bảng chữ
cái tiếng Việt” của Bộ GD-ĐT.
Như vậy, hầu hết những người trong trường phái “chấp nhận, dẫn dắt” luôn
tràn đầy nhiệt huyết trong việc giải mật mã “ngôn ngữ teen”, hòa mình với tuổi
teen. Họ cho rằng ngôn ngữ là hiện tượng xã hội không ngừng phát triển, chấp
nhận và tìm hiểu sự biến hóa và phát triển của “ngôn ngữ teen” không chỉ thể hiện

sự tôn trọng quy luật phát triển của ngôn ngữ mà còn tôn vinh hình ảnh của một
tiếng Việt giàu đẹp đầy sức sống, một dân tộc Việt Nam bao dung cùng tự tin, đồng
thời thông qua đó, đánh thức tình yêu với tiếng Việt, khơi gợi tinh thần bảo về ngôn
ngữ dân tộc của giới trẻ.
V. PHƯƠNG HƯỚNG ĐỂ PHÁT HUY MẶT MẠNH, HẠN CHẾ MẶT
YẾU TRONG VIỆC SỬ DỤNG TỪ VIẾT TẮT, TỪ (CỤM TỪ) MỚI CỦA
SINH VIÊN
20
Vấn đề thực sự cấp bách đặt ra lúc này là làm sao để có thể sử dụng từ viết tắt,
từ mới đúng cách để nó phát triển theo chiều hướng tốt đẹp, hạn chế những mặt tiêu
cực còn tồn tại và phát huy những mặt tích cực đồng thời cũng không làm ảnh
hưởng đến vẻ đẹp và sự trong sáng của tiếng Việt.
Ở bài nghiên cứu này xin đưa ra một số giải pháp để giải quyết vấn đề trên cụ
thể như sau:
- Bởi “ngôn ngữ teen” thay đổi liên tục nên việc nắm bắt là rất khó vì vậy bất
cứ một cuốn từ điển hay phần mềm dịch “ngôn ngữ teen” nào cũng là lỗi thời vì
vậy việc phổ biến “ngôn ngữ teen” như là ngôn ngữ chính thống và để tất cả mọi
người đều có thể hiểu được là điều khó có thể làm được. Tốt hơn hết các bạn trẻ chỉ
nên sử dụng “ngôn ngữ teen” khi giao tiếp với những người có thể hiểu được và
tránh thể hiện thứ ngôn ngữ này trước những người không đọc được vì họ sẽ cho đó
là sự thiếu tôn trọng. Nói cách khác là chúng ta cần sử dụng “ngôn ngữ teen” đúng
nơi, đúng chỗ, đúng cách.
Trong mỗi người cần phải có ý thức hơn trong việc dùng “ngôn ngữ teen”,
phải nhận thức được lúc nào, ở đâu, với ai là thích hợp, có thể dùng “ngôn ngữ
teen”.
- “Ngôn ngữ teen” một mặt không có hệ thống như tiếng việt, không hoàn
chỉnh như tiếng Việt vì vậy không thể thay thể cho tiếng Việt trong một sớm một
chiều. Điều này khẳng định vai trò quan trọng khó có thể thay đổi của tiếng Việt
hiện nay đồng nghĩa với việc chúng ta không thể lơ là trau dồi tiếng mẹ đẻ. Mỗi
người đều có thể sáng tạo ra “ngôn ngữ teen”, song hãy quan tâm đến ngôn ngữ

chính thống, đặt “ngôn ngữ teen” trong mối quan hệ với văn hóa dân tộc để tìm ra
những từ mới vừa hay, có ý nghĩa và phù hợp, lại góp phần vào việc làm giàu có,
phong phú từ vựng cho tiếng Việt.
- “Ngôn ngữ teen” tuổi teen vẫn cần phải được phát huy những mặt tích cực
của nó vì thật khó có ngôn ngữ nào tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho chúng ta như
21
“ngôn ngữ teen” tuổi teen. Chúng ta vẫn nên sử dụng loại ngôn ngữ này những lúc
cần tiết kiệm thời gian và tiền bạc cũng như khi muốn thể hiện cảm xúc chân thật
một cách dễ dàng chỉ có điều hãy sử dụng nó đúng hoàn cảnh.
- Chúng ta thực sự cũng không có lý do gì mà ngăn cản sự sáng tạo của bản
thân để làm giàu thêm cho ngôn ngữ tuổi teen nếu như sự sáng tạo đó phù hợp với
nét đẹp văn hóa. Nếu đã coi ngôn ngữ là phương tiện thể hiện, là chìa khóa dẫn tới
thế giới của tư duy, thì với việc ngăn cản tìm hiểu hay sáng tạo ra “ngôn ngữ teen”
chúng ta đã tự tay đóng cánh cửa, bỏ lỡ cơ hội hiểu biết thêm về giới trẻ.
22
C. KẾT LUẬN
1. Những kết quả đạt được
Có thể nói rằng mặc dù thời gian ngắn, việc thu thập dữ liệu thông tin còn hạn
chế, tuy nhiên nhóm đã nỗ lực hết sức, huy động toàn bộ nguồn lực để hoàn thiện
được đề tài ở một mức độ tương đối. Tuy không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất
định nhưng đề tài đã đạt được một số thành quả nhất định, cụ thể là:
- Mang lại cho mọi người những hiểu biết nhất định về việ sử dụng từ mới, từ
viết tắt của giới trẻ, thông qua hệ thống lý thuyết chung về việc sử dụng từ mới và
từ viết tắt. Thực tế một số người vẫn chưa có một khái niệm chính xác về ngôn
ngữ, lại càng không hiểu rõ về sự hình thành, phát triển cũng như các hình thái
ngôn ngữ này vì vậy mà họ không đã có những kết luận chủ quan duy ý chí về tác
động của ngôn ngữ chat đến đời sống cũng như tiếng Việt. Do đó việc cung cấp
những thông tin cần thiết về từ mới, từ viết tắt là sự thành công bước đầu giúp cho
mọi người có một kiến thức nền tảng để đánh giá mọi mặt về “ngôn ngữ teen”
hiện nay.

- Cung cấp cái nhìn tổng quan về thực trạng sử dụng từ mới, từ viết tắt của
giới trẻ hiện nay cũng như thái độ của họ đối với ngôn ngữ mà họ đang sử dụng
qua đó giúp mọi người hiểu hơn về “ngôn ngữ teen”.
- Phân tích những tác động tích cực cũng như tiêu cực của việc sử dụng từ
mới, từ viết tắt hiện nay đối với các chủ thể khác, từ đó giúp mọi người nhìn nhận
một cách khách quan về ứng dụng của từ mối, từ viết tắt trong đời sống, bỏ đi
những định kiến duy ý chí đối với loại ngôn ngữ này.
- Đề phương hướng phát huy nhũng mặt mạnh và hạn chế những điểm yếu
trong quá trình sử từ mới, từ viết tắt. Với những giải pháp điều chỉnh “ngôn ngữ
23
teen” hiện nay, hi vọng “ngôn ngữ teen” có thể trở thành một công cụ giao tiếp hữu
hiệu cho giới trẻ như một sự phát triển tự nhiên của ngôn ngữ, mà không làm mất
đi những nét đẹp vốn có của tiếng Việt. Bên cạnh đó với việc xác định hướng phát
triển tiếp theo của loại ngôn ngữ này, hy vọng chúng ta sẽ định hướng một cách
đúng đắn sự phát triển cho “ngôn ngữ teen”.
2. Hạn chế còn tồn tại
Trong quá trình thực hiện khảo sát, một số người còn ngại chia sẻ kiến hoặc
cung cấp thông tin sai dẫn tới chút sai số trong những dữ liệu thu thập được
24

×