ĐÒ kiÓm tra häc kú I
m«n ng÷ v¨n 9
Phần trắc nghiệm:
Đọc, chọn và ghi chữ cái đúng đầu câu trả lời đúng vào ô bên dưới.
Câu 1: Câu: “Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng như cầu của
cuộc giao tiếp” chỉ khái niệm của phương châm hội thoại nào?
A. PC về chất. B. PC về lượng . C. PC quan hệ . C. PC lịch sự .
Câu 2: Câu : “Ông nói gà , bà nói vịt ” người nói vi phạm phương châm hội thoại nào?
A. PC về chất. B. PC về lượng . C. PC quan hệ . C. PC lịch sự .
Câu 3: Khi bác sĩ nói với một bệnh nhân nan y về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân đó thì phương chân
hội thoại nào có thể không được tuân thủ?
A. PC lịch sự. B. PC về lượng . C. PC quan hệ . C. PC về chất.
Câu 4: Vì sao người nói đôi khi phải dùng những cách nói như: Tôi nói điều này có gì không phải anh
bỏ qua cho; biết là anh không vui nhưng…
A. Họ nghĩ rằng lời nói của họ sẽ làm tổn hại người khác, không tuân thủ đúng PC về lượng .
B. Họ nghĩ rằng lời nói của họ sẽ làm tổn hại người khác, không tuân thủ đúng PC lịch sự.
C. Họ nghĩ rằng lời nói của họ sẽ làm tổn hại người khác, không tuân thủ đúng PC quan hệ .
C. Họ nghĩ rằng lời nói của họ sẽ làm tổn hại người khác, không tuân thủ đúng PC về chất
Câu 5: Để lợi nói có hiệu quả trong giao tiếp, người nói cần:
A. Căn cứ vào đặc điểm của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
B. Căn cứ vào đối tượng giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
C. Căn cứ vào đối tượng và đặc điểm của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
D. Căn cứ vào lý do giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
Câu 6: Khi viết lời văn: nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật và đặt nó trong
dấu ngoặc kép là ta đã thực hiện cách dẫn:
A. Trực tiếp. B. Gián tiếp.
Câu 7: Câu sau người viết đã dùng cách dẫn nào?
Bạn Lan nói rằng tuần này lớp ta lại được đứng thứ nhất.
A. Trực tiếp. B. Giáo tiếp.
Câu 8: Từ mặt trời in đậm dưới đây được chuyển nghĩa theo phương thức nào?
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Có một mặt trời trong lăng rất đỏ.
A. Phương thức ẩn dụ . B. Phương thức hoán dụ .
Câu 9: Thuật ngữ là:
A. Những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học .
B. Những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ .
C. Những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ thường được dùng trong các văn bản khoa học .
D. Những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ thường được dùng trong các văn bản khoa học,
công nghệ.
Câu10: Người viết câu sau bị lỗi ở từ nào? Phan Thiết ta cũng có thắng cảnh đẹp.
A. Huyện Krông Nô. B. cũng C. Thắng cảnh D. Đẹp.
Câu11: Trong các câu sau câu nào là thành ngữ ?
A. Gầm mực thì đen, gần đèn thì sáng. B. Được voi đòi tiên.
C. Có công mài sắt, có ngày nên kim. C. Chó treo mèo đậy .
Câu12: Trong các từ: Từ đơn ; Từ phức; Từ; Từ ghép Từ nào có cấp độ khái quát cao nhất?
A.Từ đơn ; B.Từ phức; C.Từ; D.Từ ghép.
Phần tự luận (7 điểm)
Câu 1: Phân biệt điểm giống nhau và khác nhau giữa cách dẫn trực tiếp và gián tiếp. Cho VD.
Câu 2: Viết 1 đoạn văn ngắn có sử dụng hình thức diễn đạt đối thoại, độc thoại và gạch chân những cách
diền đạt đó
ĐÁP ÁN - HƯỚNG DẪN CHẤM
I. Trắc nghiệm :
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Đ.án B C C B C A B A D D B C
II. Tự luận (6 điểm)
Câu 1:
Cách dẫn Cách dẫn trực tiếp Cách dẫn giáp tiếp
Giống nhau
- Đều nhắc lại lời nói hay ý nghĩ của người
hoặc nhân vật
- Đều nhắc lại lời nói hay ý nghĩ của
người hoặc nhân vật
Khác nhau .
- Nhắc lại nguyên vẹn
- Khi viết đặt trong đáu ngoặc kép
*Ví dụ: HS tự lấy
- Có điều chỉnh cho thích hợp .
- Khi viết không đạt trong dấu
ngoặc kép.
*Ví dụ: HS tự lấy.
Câu2: HS viết đoạn văn đạt những yêu cầu sau:
- Nội dung trong sáng
- Có đầu có đuôi.
- Sử dụng đối thoại hợp lý
- Trình bày sạch đẹp
§Ò kiÓm tra häc kú I
m«n ng÷ v¨n 9
Phần trắc nghiệm:
Câu 1 Văn bản được viết theo thể loại tuỳ bút là :
A. Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh - Phạm Đình Hổ
B. Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ
C. Hồi thứ mười bốn – Hoàng Lê nhất thống chí – Ngô Gia Văn Phái .
D. Lục Vân Tiên gặp nạn - Nguyễn Đình Chiểu
Câu 2 Miêu tả thói ăn chơi xa hoa, hưởng lạc của bọn vua chúa là nội dung của văn bản :
A. Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh - Phạm Đình Hổ
B. Cảnh ngày xuân - Nguyễn Du
C. Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ
D. Lục Vân Tiên Gặp nạn - Nguyễn Đình Chiểu
Câu 3.“ Khúc hảt ru những em bé lớn trên lưng mẹ ” của Nguyễn Khoa Điềm gồm ba phần thơ :
( 1) Lời ru khi giã gạo; ( 2 ) Lời ru tia bắp trên núi Ka – Lưi ; ( 3) Lời ru khi chuyển lán
Ba phần thơ trên được sắp xếp theo trình tự :
A.( 1) – ( 2) – ( 3 ) B .( 3 ) – ( 1 ) – ( 2 ) C. ( 2 ) – ( 1 ) – ( 3 ) D. ( 3 ) – ( 2 ) – ( 1 )
Câu 4 Ý nào không nói về vẻ đẹp của người mẹ được thẻ hiện qua bài thơ ?
A. Có tinh thần dũng cảm quên mình B. Luôn khát khao đất nước được độc lập tự do .
C. Thắm thiết yêu con và nặng tình thương buôn làng, quê hương bộ đội .
D. Bền bỉ quyết tâm trong công việc lao động và kháng chiến thường ngày .
Câu 5 “ Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng ”
Từ “ mặt trời ” trong câu thơ sau có sử dụng biện pháp
A. Chuyển nghĩa theo phương tức ẩn dụ B. Nhân hoá
C. So sánh D. Chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ
Câu 6 Nội dung ý nghĩa của bài thơ “Ánh trăng ” của Nguyễn Duy là :
A.Nhắc nhở mọi người lẽ sống tình nghĩa thuỷ chung, về đạo lý “ Uống nước nhớ nguồn ”
B.Tấm lòng yêu thiên nhiên tha thiết
C. Kể chuyện cuộc đời mình
D. Tình đồng chí gắn bó sâu sắc
Câu 7 Trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận có những câu thơ sau đây , câu nào sử dụng thủ
pháp lãng mạn :
A. Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao B. Sóng đã cài then đêm sập cửa
C. Câu hát căng buồm cùng gió khơi D. Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi
Câu 8 Cảm hứng chủ đạo của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là gì ?
A. Cảm hứng về lao động B. Cảm hứng về thiên nhiên
C. Cảm hứng về chiến tranh D. Cả A và B
Câu 9 Độc thoại là hình thức :
A. Là lời của một người nào đó nói với chính mình .
B. Lời của một người nhằm vào một ai, có cất lên thành tiếng .
C. Đối đáp trò chuyện giữa hai người D. Câu nói có gạch đầu dòng
Câu 10 : Từ nào dưới đây là từ tượng hình
A. Mảnh khảnh B. Thì thầm C. Thánh thót D. Ha hả
Câu 11: Các từ in đậm trong đoạn thơ sau, tác giả đã vận dụng biện pháp tu từ nào?
Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe thùng xe có xước. (Phạm Tiến Duật )
A. Ẩn dụ . B. Hoán dụ . C. Điệp ngữ. D. Nhân hóa .
Câu12: Biện pháp tu từ được vận dụng qua các từ in đậm trong đoạn thơ:
Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh. (Tr Kiều - Nguyễn Du)
Là:
A. Ẩn dụ . B. Hoán dụ . C. Điệp ngữ. D. Nhân hóa.
Phần tự luận (7 điểm)
Câu 1. Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ của Nguyễn Du trong việc miêu tả ngoại hình hai chị em
Thúy Kiều, cách miêu tả ấy đã dự báo số phận của hai nhân vật như thế nào ?
Câu 2. .Kể lại một giấc mơ , trong đó em được gặp người thân đã xa cách lâu ngày.
ĐÁP ÁN - HƯỚNG DẪN CHẤM
hhhhhh Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Đáp án A A A A A A A D A A C D
Câu 1
Học sinh nêu được các ý cơ bản sau :
Miêu tả ngoại hình hai chị em Nguyễn Du sử dụng bút pháp ước lệ - truyền thống của văn học cổ
điển .
- Cách sử dụng từ ngữ miêu tả hai nhân vật có gì khác :
Với Thúy Vân : thua , nhường
Thúy Kiều : ghen hờn
- Cách miêu tả ấy dự báo tương lai của Thúy Vân êm đềm phẳng lặng còn tương lai Thúy Kiều đầy
sóng gió bất trắc .
Câu 2 Nội dung : Định hướng mấy ý chính
Đưa ra giả định người viết có người thân đi xa (đi xa có thể hiểu là công tác xa , chuyển chổ ở tới nơi
xa và cũng có thể là đã mất từ lâu … ) Người thân tức là có những kỉ niệm gắn bó sâu nặng , quen
thuộc và thân thiết với người viết.
Hình thức kể lại một giấc mơ , trong giấc mơ em gặp ai , quan hệ với mình như thế nào ? Người ấy bây
giờ ở đâu ? Làm gì ? . gặp lại thấy hình dáng , cử chỉ nét mặt , động tác , lời nói … ra sao ( tả người và
tả hành động ) , kết thúc như thế nào ?
B.Phương pháp :
Bài làm phải vận dụng , kết hợp các yếu tố miêu tả , biểu cảm … trong thể văn tự sự . Bố cục bài làm
chặt chẽ . Văn gọn gàng mạch lạc . Không sai lỗi chính tả và diễn đạt .
Biểu điểm :
Điểm 5-6 : Đáp ứng khá đầy đủ được các yêu cầu trên về nội dung lẫn phương pháp . Bài viết thể hiện
sự kết hợp nhuần nhuyễn thể văn tự sự với các yếu tố biểu cảm , miêu tả . Bài viết có cảm xúc .
Điểm 3-4 : Đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của nội dung . Bố cục tương đối hợp lí . Diễn đạt
gọn , ít sai lỗi diễn đạt ( trên dưới 10 lỗi )
Điểm 1- 2 : Bài làm dưới mức trung bình . Không nắm vững về đặc trưng thể loại văn tự sự . Sai lỗi
diễn đạt quá nhiều .
Điểm 0 : Viết vài dòng chiếu lệ . Hoặc viết mà chẳng có gì liên quan đến đề bài , hoặc sai lầm nghiêm
trọng về tư tưởng nhận thức
§Ò kiÓm tra häc kú I
m«n ng÷ v¨n 9
Phần trắc nghiệm:
Khoanh tròn vào chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng.
Câu 1 . Cách nói nào sau đây đảm bảo phương châm quan hệ trong hội thoại?
A. Nói đúng chủ đề, không nói lạc đề
B. Nói những điều mình tin là đúng và có chứng cứ xác thực
C. Nói ngắn gọn, rành mạch, tránh nói mơ hồ D. Nói tế nhị, tôn trọng người đối thoại
Câu 2 . Trong các từ cùng chỉ một loại cá sau, từ nào là phương ngữ Nam bộ?
A. Cá lóc B. Cá quả C. Cá tràu D. Cá chuối
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 3 đến 12:
“Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây , cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại vang
dội lên trong tâm trí ông.
Hay là quay về làng ?
Vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ông lão phản đối ngay. Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo
Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ
Nước mắt ông lão giàn ra. Về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây. Ông lão nghĩ
ngay đến mấy thằng kì lí chuyên môn khua khoét ngày trước lại ra vào hống hách ở trong cái đình. Và
cái đình lại như của riêng chúng nó, lại thâm nghiêm ghê gớm, chứa toàn những sự ức hiếp, đè nén.
Ngày ngày chúng nó lại dong ra dong vào, đánh tổ tôm mà bàn tư việc làng với nhau ở trong ấy.
Những hạng khố rách áo ôm như ông có đi qua cũng chỉ có dám liếc trộm vào rồi cắm đầu xuống mà
lủi đi. Anh nào dám ho he, hóc hách một tí thì chúng nó tìm cách để hại, cắt phần ruộng, truất ngôi,
trừ ngoại, tống ra khỏi làng
Ông Hai nghĩ rợn cả người. Cả cuộc đời đen tối lầm than cũ nổi lên trong ý nghĩ ông. Ông không
thể trở về làng ấy được nữa. Về bây giờ ông chịu mất hết à?
Không thể được! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.”
(Trích Làng, Kim Lân, Ngữ văn 9, tập 1)
Câu 3. Dòng nào nêu đúng phương thức biểu đạt của đoạn trích trên?
A. Tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm B. Lập luận kết hợp với miêu tả, biểu cảm
C. Miêu tả kết hợp với biểu cảm D. Biểu cảm kết hợp với thuyết minh
Câu 4. Nét đặc sắc nhất về nghệ thuật trong đoạn trích trên là gì?
A. Nghệ thuật tả cảnh chi tiết, gợi cảm B. Nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật tinh tế
C. Cách kể chuyện xen lẫn biểu cảm sinh động, chân thực
D. Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện hấp dẫn
Câu 5. Câu “ Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù." là câu gì?
A. Câu đơn B. Câu đặc biệt C. Câu ghép D. Câu rút gọn
Câu 6. Đoạn trích trên thể hiện tâm sự của ai?
A. Ông Hai B. Tác giả C. Người đàn bà tản cư D. Mụ chủ nhà
Câu 7. Đoạn trích được thể hiện bằng hình thức ngôn ngữ nào ?
A. Độc thoại B. Đối thoại C. Đối thoại xen độc thoại D. Độc thoại nội tâm
Câu 8 . Thành phần gạch chân trong câu sau là lời dẫn gián tiếp. Đúng hay sai?
“ Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây , cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại vang dội
lên trong tâm trí ông.”
A. Đúng B. Sai
Câu 9 . Thành phần gạch chân trong câu “Anh nào dám ho he, hóc hách một tí thì chúng nó tìm cách để
hại, cắt phần ruộng, truất ngôi, trừ ngoại, tống ra khỏi làng ” được viết theo biện pháp tu từ nào?
A. Liệt kê B. Lặp từ C. Điệp ngữ D. Ẩn dụ
Câu 10 . Dấu “ ” ở cuối câu văn dẫn ở câu 9 có tác dụng gì?
A. Làm dãn nhịp điệu câu văn B. Thể hiện lời nói ngắt quãng
C. Thể hiện sự liệt kê chưa hết D. Chuẩn bị cho sự xuất hiện một nội dung bất ngờ
Câu 11. Câu “Không thể được!” trong đoạn văn trên thuộc loại câu nào?
A. Nghi vấn B. Cầu khiến C. Cảm thán D. Trần thuật
Câu 12 . Từ nào sau đây không là từ Hán Việt?
A. tản cư B. đè nén C. kháng chiến D. lầm than
Phần tự luận (7 điểm)
1.Chi tiết “cái bóng” trong đoạn trích “ chuyện người con gái Nam Xương” có ý nghĩa như thế nào?
2. Viết đoạn văn khoảng 7 câu giới thiệu nhà văn Kim Lân
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN LỚP 9 HỌC KÌ 1
Trắc nghiệm (4 điểm):
Từ câu 1 đến câu 12 mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm:
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Đ/A D A A B C A D A A C C B
Tự luận 1. Chi tiết “cái bóng” là chất liệu nghệ thuật để thắt nút truyện và cũng để mở nút truyện , giải toả
sự oan khiêng cho nhân vật Vũ Nương.
2. - Nội dung: nêu được những thông tin cơ bản về nhà văn Kim Lân (như phần chú thích đã ghi dưới văn
bản Làng). (1 điểm)
- Hình thức: Viết được đoạn văn thuyết minh khoảng 7 câu, đoạn viết liền mạch, ý lưu loát, không mắc lỗi
diễn đạt dùng từ. (1 điểm)
15. (4 điÓm):
Nội dung (3 điểm):
- Giới thiệu bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và hình ảnh người lính trong bài. (0,5 điểm)
- Cảm nhận vẻ đẹp chân thực, bình dị của người lính thời kháng chiến chống Pháp. (1 điểm)
- Cảm nhận được vẻ đẹp tình đồng chí, đồng đội của người lính thời kháng chiến chống Pháp. (1,5 điểm)
Hình thức (1 điểm): Văn viết mạch lạc, lưu loát, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt, dùng từ và ngữ pháp.
§Ò kiÓm tra häc kú I
m«n ng÷ v¨n 9
Phần trắc nghiệm:
Khoanh tròn vào chỉ một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
Câu 1 . Câu "Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề " là định nghĩa cho phương
châm hội thoại nào dưới đây ?
A. Phương châm về chất B. Phương châm về lượng
C. Phương châm quan hệ D. Phương châm lịch sự
Câu 2 . Dòng nào không nêu đúng xu thế phát triển vốn từ vựng tiếng Việt trong những năm gần đây?
A. Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ vựng B. Cấu tạo từ ngữ mới
C. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài D. Mượn các điển cố Hán học trong các bài thơ Đường
Câu 3 . Thuật ngữ gồm các loại từ ngữ nào?
A. Từ ngữ biểu thị các khái niệm khoa học B. Từ ngữ biểu thị các thái độ, tình cảm
C. Từ ngữ biểu thị các tính chất D. Từ ngữ biểu thị các hành động
Câu 4. Phương châm về lượng đòi hỏi người tham gia giao tiếp phải tuân thủ điều gì?
A. Nói tất cả những gì mình biết B. Nói những điều mình cho là quan trọng
C. Nói đúng yêu cầu cuộc giao tiếp D. Nói thật nhiều thông tin
• Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ 5 đến 12
" Những nét hớn hở trên mặt người lái xe chợt duỗi ra rồi bẵng đi một lúc, bác không nói gì nữa. Còn
nhà hoạ sĩ và cô gái cũng nín bặt, vì cảnh trước mặt bỗng hiện lên đẹp một cách kì lạ. Nắng bây giờ bắt
đầu len tới đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay
bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu
xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường
cái, luồn cả vào gầm xe. Giữa lúc đó, xe dừng sít lại. Hai ba người kêu lên một lúc:
- Cái gì thế?
Bác lái xe xướng to:
- Cho xe nghỉ một lúc lấy nước. Luôn tiện bà con lót dạ. Nửa tiếng, các ông, các bà nhé.
Trong lúc mọi người xôn xao vui vẻ phía sau lưng, bác lái xe quay sang nhà hoạ sĩ nói vội vã:
- Tôi sắp giới thiệu với bác một trong những người cô độc nhất thế gian. Thế nào bác cũng thích vẽ
hắn.”
(Trích Lặng lẽ Sa Pa, Ngữ văn 9, tập 1)
Câu 5. Nhân vật nào không được nhắc tới trong đoạn trích trên?
A. Bác lái xe B. Ông hoạ sĩ C. Cô gái D. Ông kĩ sư trồng rau
Câu 6. Vì sao nhà họa sĩ và cô gái nín bặt ?
A.Bác lái xe đề nghị im lặng B. Cảnh trước mắt đẹp một cách kì lạ
C. Cả hai người đều quá mệt mỏi D. Họ hết chuyện để nói
Câu 7. Có thể thay từ ngữ xưng hô nào phù hợp nhất cho từ bà con trong cách nói luôn tiện bà con lót dạ
A. Mọi người B. Các em C. Các ông D.Các anh
Câu 8. Dòng nào giải thích đúng nhất nghĩa của từ "xôn xao" ?
A. Những âm thanh rất nhỏ, rất nhẹ vọng tới từ xa
B. Những âm thanh, tiếng động rộn lên từ nhiều phía xen lẫn nhau
C. Những âm thanh cao, chói tai, ùa đến từ phía trước
D. Những âm thanh du dương do cây cối phát ra khi có gió
Câu 9. Nếu viết " Những nét hớn hở trên mặt người lái xe." câu văn sẽ mắc lỗi gì?
A. Thiếu vị ngữ B. Thiếu chủ ngữ C. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ D. Thiếu trạng ngữ
Câu 10. Câu văn “Nửa tiếng, các ông, các bà nhé.” thuộc loại câu nào?
A. Câu đơn B. Câu ghép C. Câu đặc biệt D. Câu rút gọn
Câu 11. Từ hắn trong “Tôi sắp giới thiệu với bác một trong những người cô độc nhất thế gian . Thế nào
bác cũng thích vẽ hắn.” thay thế cho từ ngữ nào?
A. tôi B. bác C. người D. người cô độc nhất thế gian
Câu 12. Câu văn “Còn nhà hoạ sĩ và cô gái cũng nín bặt, vì cảnh trước mắt bỗng hiện lên đẹp một cách
kì lạ.” là loại câu nào ?
A. Câu đơn B. Câu đặc biệt C. Câu ghép chính phụ D. Câu ghép đẳng lập
Phần tự luận (7 điểm)
Câu 1. Viết bài văn giới thiệu về một sản vật của quê hương.
Câu 2 . Viết đoạn văn khoảng 5 câu nêu những cảm nhận của em về một nhân vật em thích nhất trong văn
bản “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN LỚP 9 HỌC KÌ 1
Trắc nghiệm (3 điểm; 12 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm):
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Đáp án C D A C D B A B A D D C
Tự luận (7 điểm):
13. (4 điểm): Biết viết bài văn thuyết minh về một sản vật nổi tiếng của quê hương.
- Nội dung (3, 5 điểm)
+ Mở bài (0, 5 điểm):
Giới thiệu chung về sản vật nổi tiếng của quê hương.
+ Thân bài (2, 5 điểm):
Chỉ ra được những biểu hiện cụ thể về sự đặc biệt /nổi tiếng /giá trị vật chất và tinh thần của sản
vật.
+ Kết bài (0, 5 điểm):
Khái quát chung về ý nghĩa, tác dụng của sản vật.
- Hình thức (0,5 điểm):
Văn viết lưu loát, có sức thuyết phục.
14. (2 điểm):
- Chọn được 1 trong các nhân vật: ông hoạ sĩ, cô gái, anh thanh niên, để suy nghĩ và viết lại những cảm
xúc về nhân vật đó. Cảm xúc chân thực, dựa trên những điều mà văn bản đã viết về nhân vật, chú trọng
những nét nổi bật, đáng nhớ. (1, 5 điểm)
- Biết cách tạo lập đoạn, văn viết lưu loát, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.
(0, 5 điểm)
§Ò kiÓm tra häc kú I
m«n ng÷ v¨n 9
Phần trắc nghiệm:
Đánh dấu vào câu trả lời em cho là đúng nhất.
“ Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Thanh minh trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh.
Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.”
1. Đoạn thơ miêu tả cảnh gì?
A. Cảnh lễ tảo mộ C. Cảnh thiên nhiên tươi đẹp.
B. Cảnh hội đạp thanh. D. Cảnh lễ hội mùa xuân.
2. Thiên nhiên trong đoạn trích diễn ra ở thời điểm nào?
A. Đầu xuân B. Cuối xuân C. Giữa xuân D. Giao xuân.
3. Từ nào sau đây không phải là từ Hán Việt?
A. Ngựa xe B. Yến anh C. Thanh minh D. Tảo mộ.
4. Câu thơ “Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh” sử dụng biện pháp nào?
A. So sánh B. Ẩn dụ C. Liệt kê D. Hoán dụ.
5. Hình ảnh thiên nhiên đầu tiên nào được khắc họa trên bức tranh xuân?
A. Con én B. Yến anh C. Tài tử, giai nhân. D. Ngựa xe.
6. Nghệ thuật xây dựng hình ảnh tiêu biểu trong bài “Đoàn thuyền đánh cá” là?
A. Liên tưởng, tưởng tượng C. Hiện thực khách quan.
B. Ước lệ, tượng trưng. D. Tả cảnh ngụ tình.
7. Chủ đề chính của bài “Ánh trăng”- Nguyễn Duy là:
A. Cảnh đêm trăng ở phố phường đô thị. B. Đêm trăng ở đồng quê gắn với tuổi thơ.
C. Đêm trăng nơi chiến trường rừng núi. D. Hình ảnh vầng trăng và lời tự vấn lương tâm.
8. Tình huống nào bộc lộ rõ nhất tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng”.
A. Khi nghe tin nhà mình bị đốt sạch. C. Khi cùng gia đình phải tản cư đi nơi khác
B. Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây. D. Khi nghe mọi người bàn tán về làng.
9. Cụm từ “Yêu nhớ tặng Thu, con của ba” trong truyện “Chiếc lược ngà” được dẫn theo cách nào?
A. Trực tiếp B. Gián tiếp C. Nhấn mạnh chi tiết quan trọng D. Tất cả đều đúng.
10. Dấu hiệu nào không có ở vùng đất Sa Pa qua truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”.
A.Với những rặng đào C. Con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu.
B. Với những đàn bò lang cổ đeo chuông. D. Những cây tử kinh màu hoa cà.
11. Câu “Nói gần, nói xa chẳng qua nói thật” thuộc phương châm hội thoại nào?
A. Về chất B. Về lượng C. Cảnh thức D. Quan hệ.
12. Xác định câu mang nghĩa gốc của từ “nắm”?
A. Tôi nắm ngay ý nghĩa câu nói của bạn. B. Bạn phải nắm tay cho thật chặt.
C. Các em nắm nội dung bài thật tốt. D. Tất cả đều không có nghĩa gốc.
Phần tự luận (7 điểm)
Câu 1: Chép lại nguyên văn hai khổ thơ cuối bài “Ánh trăng” của Nguyễn Duy (1 điểm).
Câu 2: Làm văn:
Kể lại môt câu chuyện đáng nhớ giữa em và người bạn thân (ở trường lớp hoặc hàng xóm), trong
đó có sử dụng yếu tố nghị luận và độc thoại nội tâm (6 điểm).
ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM
Môn: Ngữ Văn 9
I. Trắc nghiệm: (3 điểm)
1. D 2. B 3. A 4. C 5. A 6. A 7. D 8. B 9. A 10. C 11.C 12. B
II. Tự luận: (7 điểm)
Câu 1: (1 điểm)
- Viết đúng hai khổ thơ cuối bài “Ánh trăng” - Nguyễn Duy.
“ Ngửa mặt lên nhìn mặt
…
đủ cho ta giật mình”.
- Nếu viết đúng đủ một khổ: 0,5 điểm
- Nếu sai 2 lỗi về từ hoặc chính tả: trừ 0,25 điểm
Câu 2: Làm văn
A, Yêu cầu:
1. Nội dung: - Kể lại câu chuyện đáng nhớ của bản thân với một người bạn thân (ở trường hoặc
hàng xóm). Câu chuyện có cốt truyện, nhân vật, sự việc, kết cấu hợp lý.
- Bài viết có sử dụng các yếu tố nghị luận, kết hợp hình thức đối thoại nội tâm; có những suy
ngẫm, cảm xúc về bản thân, bài học rút ra cho bản thân qua câu chuyện kể.
2. Hính thức: - Bài viết có bố cục hợp lí, rõ ràng, đầy đủ.
- Văn viết trôi chảy mạch lạc, có cảm xúc.
- Ít mắc lỗi chính tả, diễn đạt.
B, Biểu điểm:
- Điểm 5, 6: Bài viết hoàn chỉnh, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về nội dung và hình thức ở đáp án.
Kể được câu chuyện có ý nghĩa sâu sắc, văn viết cảm xúc.
- Điểm 3, 4: Kể được câu chuyện có ý nghĩa nhưng kết hợp các yếu tố nghị luận và độc thọai nội
tâm còn gượng ép.
- Điểm 1, 2: Bài viết sơ sài, chưa biết kết hợp các phương thức biểu đạt theo yêu cầu đề, văn viết
lủng củng, mắc nhiều lỗi chính tả.
- Điểm 0: Lạc đề, bỏ giấy trắng.
§Ò kiÓm tra häc kú I
m«n ng÷ v¨n 9
Phần trắc nghiệm:
Đánh dấu (X) vào câu trả lời em cho là đúng nhất.
Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó
là tiếng “ ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó
vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba
nó.Tôi thấy làn tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên.
Nó vừa ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc:
Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con!
1/ Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào trong sách Ngữ Văn 9 tập I?
A. Đoàn thuyền đánh cá B. Chiếc lược ngà C. Lặng lẽ Sapa D. Cố hương
2/ Tên văn bản vừa tìm được chủ yếu viết về điều gì?
A. Tình cha con trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
B. Tình đồng chí của những người cán bộ cách mạng.
C. Tình quân dân trong chiến tranh
D. Cả A và B đều đúng.
3/ Tác phẩm được viết trong thời kì nào?
A. Trước Cách mạng tháng Tám B. Trong kháng chiến chống Pháp
C. Trong kháng chiến chống Mỹ D. Sau cuộc kháng chiến chống Mỹ
4/ Đoạn văn không được viết theo phương thức biểu đạt nào?
A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Thuyết minh
5/ Câu “Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa” đã sử
dụng biện pháp tu từ gì?
A. So sánh B. Nhân hoá C. Nói quá D. Cả A và C đều đúng
6/ Từ xưng hô “ ba” thuộc lớp từ gì?
A. Từ toàn dân B. Từ địa phương C. Thuật ngữ D. Biệt ngữ xã hội
7/ Chủ đề bao trùm của truyện Nôm “ Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu là:
A. Đề cao đạo lý làm người B. Đề cao quyền sống của con người
C. Lê án xã hội phong kiến tàn bạo chà đạp D. Cả 3 ý đều đúng
8/ Các biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu thơ sau?
“Áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên”
A.So sánh B. Nhân hoá C. An dụ D. Hoán dụ
9/ Những câu sau đã vi phạm phương châm hội thoại nào?
- Trâu là một loài gia súc nuôi ở nhà.
- Ngựa là một loài thú bốn chân.
A. Phương châm về lượng B. Phương châm về chất C. Cách thức quan hệ
10/ Nêu khái niệm về phương châm hội thoại đã tìm được ở câu 9?
………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
11/ Nhận định nào nói đúng nhất đối tượng của miêu tả nội tâm?
A. Những ý nghĩa của nhân vật B. Những cảm xúc của nhân vật
C. Những diễn biến tâm trạng của nhân vật D. Cả A, B, C đều đúng.
12/ Nhận định nào nói đúng về các phương thức biểu đạt trong đoạn văn sau:
Đã bao lần tôi từ những chốn xa xôi trở về Ku-ku-rêu, và lần nào tôi cũng nghĩ thầm với một nỗi
buồn da diết: “ Ta sắp được thấy chúng chưa, hai cây phong sinh đôi ấy?Mong sau chóng về tới làng,
chóng lên đồi mà đến với hai cây phong! Rồi sau đó cứ đứng dưới gốc cây để nghe mãi tiếng lá reo cho
đến khi say sưa ngất ngây”.
A. Tự sự kết hợp với miêu tả ngoại hình B. Tự sự kết hợp với lập luận.
C. Lập luận kết hợp với miêu tả nội tâm. D. Tự sự kết hợp với miệu tả nội tâm.
Phần tự luận (7 điểm)
1. Viết vào bên cạnh các từ đã cho những từ thuần Việt đồng nghĩa với nó.
a/ Phi trường……………………
b/ Phong trần……………………
2. Tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi đối với bạn ( thầy cô, những người thân )
ĐÁP ÁN - HƯỚNG DẪN CHẤM
THI KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN NGỮ VĂN 9
I/Phần trắc nghiệm: 3 điểm ( gồm 12 câu, mỗi câu đúng 0,25 điểm)
1.B 2.A 3.C
4.A 5.D 6.B
7.A 8.D 9.A
10. Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu
cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa ( phương châm về lượng)
11.D 12.D
II. Tự luận ( 7 điểm)
1. A/ Sân bay.
B/ Cát bụi.
2. Làm văn.
A. Yêu cầu:
1/ Viết đúng văn tự sự có kết hợp miêu tả nội tâm.
2/ Nội dung:
- Nêu lý do, thời gian mắc khuyết điểm.
- Kể lại diễn biến sự việc ( kết hợp miêu tả nội tâm)
- Sửa chữa lỗi lầm – Rút ra bài học
B. Biểu điểm:
+ Điểm 5 – 6 : Bài viết đạt yêu cầu về nội dung và hình thức, có tính thuyết phục cao.
+ Điểm 3 – 4: Đáp ứng được yêu cầu về nội dung và hình thức, nhưng còn thiếu sót; văn viết chưa mạch
lạc, mắc lỗi về diễn đạt, chính tả
+ Điểm 1 – 2 : Chưa đảm bảo yêu cầu về nội dung, hình thức, chưa nắm vững vấn đề và phương pháp làm
bài.Văn viết lủng củng, câu không rõ nghĩa, mắc những lỗi diễn đạt, chính tả.
+ Điểm 0: Lạc đề, bỏ giấy trắng
§Ò kiÓm tra häc kú I
m«n ng÷ v¨n 9
Phần trắc nghiệm:
Đánh dấu X vào câu trả lời đúng nhất.
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“ Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đ ngồi su mươi.
Cỏ non xanh tận chn trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Thanh minh trong tiết thng ba,
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh.
Gần xa nơ nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.”
1. Đoạn thơ miêu tả cảnh gì?
A. Cảnh lễ tảo mộ C. Cảnh thiên nhiên tươi đẹp.
B. Cảnh hội đạp thanh. D. Cảnh lễ hội ma xun.
2. Thiên nhiên trong đoạn trích diễn ra ở thời điểm nào?
A. Đầu xuân B. Cuối xuân C. Giữa xuân D. Giao xuân.
3. Từ nào sau đây không phải là từ Hán Việt?
A. Ngựa xe B. Yến anh C. Thanh minh D. Tảo mộ.
4. Câu thơ “Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh” sử dụng biện pháp nào?
A. So sánh B. Ẩn dụ C. Liệt kê D. Hốn dụ.
5. Hình ảnh thiên nhiên đầu tiên nào được khắc họa trên bức tranh xuân?
A. Con én B. Yến anh C. Ti tử, giai nhân. D. Ngựa xe.
6. Nghệ thuật xây dựng hình ảnh tiêu biểu trong bài “Đoàn thuyền đánh cá” là?
A. Liên tưởng, tưởng tượng C. Hiện thực khch quan.
B. Ước lệ, tượng trưng. D. Tả cảnh ngụ tình.
7. Chủ đề chính của bài “Ánh trăng”- Nguyễn Duy là:
A. Cảnh đêm trăng ở phố phường đô thị.
B. Đêm trăng ở đồng quê gắn với tuổi thơ.
C. Đêm trăng nơi chiến trường rừng núi.
D. Hình ảnh vầng trăng và lời tự vấn lương tâm.
8. Tình huống no bộc lộ r nhất tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng”.
A. Khi nghe tin nhà mình bị đốt sạch. C. Khi cùng gia đình phải tản cư đi nơi khác
B. Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây. D. Khi nghe mọi người bàn tán về làng.
9. Cụm từ “Yêu nhớ tặng Thu, con của ba” trong truyện “Chiếc lược ngà” được dẫn theo cách nào?
A. Trực tiếp B. Gián tiếp C. Nhấn mạnh chi tiết quan trọng D. Tất cả đều đúng.
10. Dấu hiệu nào không có ở vùng đất Sa Pa qua truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”.
A.Với những rặng đào C. Con đường mịn chạy lẫn trong rừng su.
B. Với những đàn bị lang cổ đeo chuông. D. Những cây tử kinh màu hoa cà.
11. Câu “Nói gần, nói xa chẳng qua nói thật” thuộc phương châm hội thoại nào?
A. Về chất B. Về lượng C. Cảnh thức D. Quan hệ.
12. Xác định câu mang nghĩa gốc của từ “nắm”?
A. Tơi nắm ngay ý nghĩa câu nói của bạn.
B. Bạn phải nắm tay cho thật chặt.
C. Cc em nắm nội dung bài thật tốt.
D. Tất cả đều không có nghĩa gốc.
Phần tự luận (7 điểm)
Câu 1: Chép lại nguyên văn hai khổ thơ đầu bài “Ánh trăng” của Nguyễn Duy (1 điểm).
Câu 2: Làm văn:
Kể lại môt câu chuyện đáng nhớ giữa em và người bạn thân (ở trường lớp hoặc hàng xóm), trong
đó có sử dụng yếu tố nghị luận và độc thoại nội tâm (6 điểm).
ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM
Môn: Ngữ Văn 9
I. Trắc nghiệm: (3 điểm)
1. D 2. B 3. A 4. C 5. A 6. A 7. D 8. B 9. A 10. C 11.C 12. B
II. Tự luận: (7 điểm)
Cu 1: (1 điểm)
- Viết đúng hai khổ thơ cuối bài “Ánh trăng” - Nguyễn Duy.
“ Ngửa mặt ln nhìn mặt
…
đủ cho ta giật mình”.
- Nếu viết đúng đủ một khổ: 0,5 điểm
- Nếu sai 2 lỗi về từ hoặc chính tả: trừ 0,25 điểm
Cu 2: Làm văn
A, Yu cầu:
1. Nội dung: - Kể lại câu chuyện đáng nhớ của bản thân với một người bạn thân (ở trường hoặc
hàng xóm). Câu chuyện có cốt truyện, nhân vật, sự việc, kết cấu hợp lý.
- Bi viết cĩ sử dụng cc yếu tố nghị luận, kết hợp hình thức đối thoại nội tâm; có những suy ngẫm,
cảm xúc về bản thn, bi học rt ra cho bản thn qua cu chuyện kể.
2. Hính thức: - Bi viết cĩ bố cục hợp lí, r rng, đầy đủ.
- Văn viết trôi chảy mạch lạc, có cảm xúc.
- Ít mắc lỗi chính tả, diễn đạt.
B, Biểu điểm:
- Điểm 5, 6: Bài viết hoàn chỉnh, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về nội dung và hình thức ở đáp án.
Kể được câu chuyện có ý nghĩa sâu sắc, văn viết cảm xúc.
- Điểm 3, 4: Kể được câu chuyện có ý nghĩa nhưng kết hợp các yếu tố nghị luận và độc thọai nội
tâm cịn gượng ép.
- Điểm 1, 2: Bài viết sơ sài, chưa biết kết hợp các phương thức biểu đạt theo yêu cầu đề, văn viết
lủng củng, mắc nhiều lỗi chính tả.
- Điểm 0: Lạc đề, bỏ giấy trắng.
§Ò kiÓm tra häc kú I
m«n ng÷ v¨n 9
Phần trắc nghiệm:
1/Tác giả của bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” ?
A.Trần Đình Đắc. B.Nguyễn Việt Bằng. C.Nguyễn Khoa Điềm. D.Cù Huy Cận.
2/Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” trích từ tập thơ nào?
A.Lửa thiêng. B.Đất nở hoa. C.Trời mỗi ngày lại sáng. D.Đầu súng trăng treo.
3/Nhận định nào nói đúng nhất về chủ đề của bài thơ :Đoàn thuyền đánh cá” ?
A. Bài thơ là bức tranh tuyệt đẹp về cảnh biển ban đêm.
B. Bài thơ là bức tranh tráng lệ hào hùng về đoàn thuyền đánh cá.
C. Bài thơ là khúc tráng ca ca ngợi thiên nhiên đất nước.
D.Bài thơ là khúc tráng ca ca ngợi thiên nhiên đất nước ngợi ca lao động và con người lao động.
4/Hai câu thơ sau sử dụng phép tu từ nào?
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa.” (Đoàn thuyền đánh cá)
A.So sánh và nhân hoá. B.Nói quá và liệt kê. C.ẩn dụ và hoán dụ. D.Chơi chữ và điệp ngữ.
5/Hai câu thơ: “Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi- Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy” gợi nhớ đến sự kiện
lịch sử nào ở đất nước ta?
A.Ngày kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp. C.Ngày tổng khởi nghĩa 1945.
B.Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. D.Nạn đói 1945.
6/Qua lời kể của anh thanh niên (Trong “Lặng lẽ SaPa”) về công việc của mình, em thấy công việc đó đòi
hỏi người làm việc phải như thế nào?
A.Tỉ mỉ, chính xác. B.Có tinh thần trách nhiệm. C.Cả A,B đúng. D.Cả A,B sai.
7/Nhận định nào nói đúng nghĩa gốc của từ “Đồng chí” “
A.Là những người cùng một giống nòi. C.Là những người cùng theo một tôn giáo.
B.Là những người sống cùng một thời đại. D.Là những người cùng một chí hướng chính trị.
8/Thử thách lớn nhất đối với anh thanh niên (Trong “Lặng lẽ SaPa”) là gì?
A.Công việc vất vả. B.Sự cô đơn vắng vẻ. C.Thời tiết khắc nghiệt. D.Cuộc sống thiếu thốn.
9/Trong “Làng- Kim Lân” tác giả đặt ông Hai vào một tình huống như thế nào để ông tự bộc lộ tính cách
của mình?
A.Ông Hai không biết chữ phải đi nhờ người khác đọc.
B.Bà chủ nhà hay dòm ngó nói bóng gió vợ chồng ông Hai.
C.Tin làng ông theo giặc mà tình cờ ông nghe được từ những người tản cư.
D.Ông Hai lúc nào cũng nhớ tha thiết cái làng chợ Dầu của mình.
10/Lí do chính để bé Thu (Chiếc lược ngà- Nguyễn Quang sáng) không nhận ông Sáu là ba của nó?
A.Vì ông Sáu già hơn trước. C.Vì mặt ông Sáu có vết thẹo.
B.Vì ông Sáu không hiền như trước. D.Vì ông Sáu đi lâu bé Thu quên mất hình cha.
11/Từ “Đầu” trong câu nào được xem là nghĩa gốc?
A.Đầu súng trăng treo. B.Đầu anh ta đã cắt ngắn. C.Đầu tàu gương mẫu. D.Cả 3 đều đúng.
12/Những câu sau đây vi phạm phương châm nào? “ Bố mẹ mình là giáo viên dạy học.”, “Đó là bác sĩ nha
khoa khám răng” :
A.Phương châm về lượng. B.Phương châm về chất.
C.Phương châm cách thức. D.Phương châm lịch sự.
Phần tự luận (7 điểm)
1/Ghi lại 4 câu thơ cuối của bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. (1 điểm)
2/Làm văn: Nhân ngày 20/11, em kể cho các bạn nghe về một kỉ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy cô giáo
cũ. (6 điểm)
ĐÁP ÁN - HỨƠNG DẪN CHẤM
I/Trắc nghiệm: 3 điểm
Câu
1
Câu
2
Câu
3
Câu
4
Câu
5
Câu
6
Câu
7
Câu
8
Câu
9
Câu
10
Câu
11
Câu
12
D C D A D C D B C C B A
II/Tự luận: 7 điểm
1/Viết đúng 4 câu thơ cuối của bài “Bài thơ tiểu đội xe không kính” hoàn chỉnh không sai chính tả 1
điểm.
-Viết được hai câu được 0,5 điểm.
-Viết sai hai lỗi về từ hoặc chính tả trừ 0,25.
2/Tập làm văn: 6 điểm.
A/Yêu cầu:
1/Nội dung:
-Kể lại câu chuyện đáng nhớ của bản thân với cô thầy giáo cũ, phải có cốt truyện, nhân vật, sự việc, kết
cấu hợp lí.
-Cần chú ý lụa chọn một kỉ niệm “đáng nhớ”, đó là kỉ niệm tương đối điển hình:
+ Kỉ niệm về việc gì? Thời gian? Diễn biến? Tại sao đáng nhớ?
+ Bài học về tình cảm, đạo lí. (Miêu tả nội tâm)
+ Vai trò của đạo lí thầy trò trong cuộc sống. (Nghị luận)
2/Hình thức:
-Bài làm có bố cục hợp lí.
-Văn viết trôi chảy, mạch lạc.
-ít mắc lỗi chính tả, diễn đạt.
B/Biểu điểm:
- Điểm 5- 6 : Bài viết hoàn chỉnh, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về nội dung và hình thức ở đáp án. Kể
được câu chuyện có ý nghĩa sâu sắc. Văn viết có cảm xúc.
- Điểm 3-4 : Kể được câu chuyện có ý nghĩa nhưng kết hợp các yếu tố nghị luận và độc thoại nội
tâm còn gượng ép.
- Điểm 1,2 : Bài viết sơ sài chưa biết kết hợp các phương thức biểu đạt theo yêu cầu của đề. Văn viết
lủng củng, mắc nhi6ều lỗi chính tả.
- Điểm 0 : Lạc đề, bỏ giất trắng.
§Ò kiÓm tra häc kú I
m«n ng÷ v¨n 9
Phần trắc nghiệm: Khoanh tròn vào ý đúng nhất.
1/ Văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” nói đến nguy cơ nào của loài người?
a. Nạn đói; c. Nạn thất học;
b. Nạn Aids; d. Chiến tranh hạt nhân.
2/ Thủ đoạn mà bọn quan lại hầu cận trong phủ chúa nhũng nhiễu trong dân chúng là:
a. Vừa ăn cướp, vừa la làng; c. Vừa thu mua, vừa cướp bóc;
b. Vừa dụ dỗ, vừa kiếm chác; d. Vừa xin xỏ, vừa la làng.
3/ “Bẽ bàng mây sớm đèn khuya” (Truyện Kiều-Nguyễn Du)
Cụm từ “mây sớm đèn khuya” gợi điều gì của thời gian?
a. Thời gian qua nhanh; c. Thời gian ngưng đọng;
b. Thời gian trôi chậm; d. Thời gian khép kín.
4/ “Làn thu thủy, nét xuân sơn” tả vẻ đẹp nào, của ai?
a. Làn da Thúy Vân; c. Mái tóc Thúy Vân;
b. Đôi mắt Thúy Kiều; d. Làn da Thúy Kiều.
5/ Ý nào nói đúng nhất nội dung bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” là:
a. Mẹ vất vả tỉa bắp; c. Khuyên em bé ngủ ngon để mẹ chuyển lán;
b. Mẹ cần cù giã gạo; d. Tình yêu thương và ước vọng của mẹ đối với con.
6/ “Nắng này là bỏ mẹ chúng nó” (Làng- Kim Lân)
“Chúng nó” mà ông Hai muốn đề cập là ai?
a. Giặc Mĩ; c. Giặc Nhật;
b. Giặc Tây; d. Tất cả đều sai.
7/ Đối thoại là:
a. Hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người;
b. Lời của một người nào đó nói với chính mình;
c. Lời của một người nào đó nói với ai trong tưởng tượng;
d. Còn trong suy nghĩ, không nói được thành lời.
8/ Phương châm “xưng khiêm, hô tôn” có nghĩa là:
a. Khi xưng thì hạ mình xuống thấp hơn, khi hô (gọi) thì tôn người đối thoại cao hơn;
b. Khi xưng thì khiêm tốn, khi gọi thì tôn trọng người đối thoại;
c. Khi xưng hô cần bình đẳng;
d. Khi xưng thì tôn mình lên
9/ Câu “Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng” có dùng biện pháp tu từ nào?
a. So sánh; b. Nhân hóa; c. Ẩn dụ; d. Hoán dụ.
10/ Thuật ngữ khác từ ngữ thông thường ở chỗ:
a. Có tính biểu cảm; c. Có nhiều nghĩa;
b. Không có tính biểu cảm và chỉ có một nghĩa; d. Các ý trên đều sai.
11/ Dòng nào thể hiện đúng nhất đặc điểm của thơ tám chữ?
a. Mỗi dòng thơ có tám chữ;
b. Mỗi dòng thơ có tám chữ, vần gieo linh hoạt, ngắt nhịp đa dạng;
c. Mỗi dòng thơ có tám chữ, mỗi khổ có bốn dòng;
d. Mỗi dòng, mỗi khổ có qui định chặt chẽ.
12/ “Gan chi gan rứa mẹ nờ
Mẹ rằng: Cứu nước, mình chờ chi ai?”
“Chi”, “rứa”, “nờ” thuộc phương ngữ vùng, miền nào?
a. Bắc; b. Trung; c. Nam; d. Tất cả đều đúng.
Phần tự luận (7 điểm)
1/ Viết thuộc lòng khổ thơ đầu trong bài “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận. (1 điểm)
2/ Làm văn: Hãy tưởng tượng em gặp người chiến sĩ lái xe trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của
Phạm Tiến Duật. Em hãy viết bài văn kể về cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.
ĐÁP ÁN - HỨƠNG DẪN CHẤM
I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Trả lời đúng mỗi câu được 0,25 đ.
1d 2a 3d 4b 5d 6b
7a 8b 9b 10b 11b 12b
II. TỰ LUẬN: (7 điểm)
1/ Viết đúng, đủ: 1 điểm.
Sai 4 chữ : -0,25 đ.
2/Làm văn (6 điểm)
A. Yêu cầu:
Nội dung:
- Đây là một tình huống giả định, hs cần sử dụng vốn sống gián tiếp để viết bài: đó là các kiến
thức đã học trong văn bản hoặc các tri thức thu lượm được thông qua việc đọc sách, nghe kể
chuyện và các phương tiện thông tin đại chúng.
- Bài viết có kết hợp các yếu tố nghị luận, vận dụng hình thức độc thoại nội tâm, có suy ngẫm,
cảm xúc về người lính, bài học rút ra cho bản thân về lẽ sống, niềm tin, tình yêu quê hương…
Hình thức:
- Bố cục hợp lí
- Văn viết trôi chảy, mạch lạc
- Ít mắc lỗi chánh tả, diễn đạt.
B. Biểu điểm:
- Điểm 5-6: Bài viết hoàn chỉnh, đáp ứng đủ các yêu cầu về nội dung và hình thức ở đáp án. Văn
viết có cảm xúc.
- Điểm 3-4: Kể được câu chuyện về người lính Trường Sơn năm xưa, có nêu suy nghĩ của mình về
người lính lái xe, về cuộc chiến tranh, về tương lai… nhưng còn gượng ép.
- Điểm 1-2: Bài viết còn sơ sài, chưa biết kết hợp các phương thức biểu đạt theo yêu cầu của đề,
văn lủng củng, mắc nhiều lỗi chính tả.
- Điểm 0: Lạc đề, bỏ giấy trắng.
§Ò kiÓm tra häc kú I
m«n ng÷ v¨n 9
Phần trắc nghiệm:
1. Tác phẩm “ Hồng Lê nhất thống chí” ( Ngô gia văn phái ) thuộc thể loại :
a. Tuỳ bút. c. Tiểu thuyết chương hồi.
b. Truyện dài. d. Truyện thơ Nôm.
2. Nguyễn Du viết “ Truyện Kiều” dựa theo cốt truyện nào của Thanh tâm Tài Nhân ( Trung Quốc ) ?
a. Truyện Vương Thuý Kiều. c. Đoạn trường tân thanh.
b. Kim Vân Kiều truyện. d. Truyện Thuý Kiều.
3. Câu thơ : “ Mai cốt cách, tuyết tinh thần” ( Truyện Kiều – Nguyễn Du ) có nội dung :
a. Miêu tả vẻ đẹp của cây hoa mai và tuyết trắng.
b. Gợi tả vẻ đẹp duyên dáng, thanh tao, trong trắng của người thiếu nữ.
c. Nói lên cốt cách và tinh thần trong sáng của nhà thơ.
d. Giới thiệu vẻ đẹp chung của những người phụ nữ trong xã hội cũ.
4. “ Chân dung của Thuý Kiều, Thuý Vân là những chân dung tính cách, số phận.” . Điều đó là :
a. Đúng. b. Sai.
5. “Truyện Lục Vân Tiên” ( Nguyễn Đình Chiểu ) được nhân dân, nhất là nhân dân Nam Bộ tiếp nhận
nồng nhiệt vì :
a. Truyện đề cao đạo lí làm người, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân.
b. Truyện có nhiều tùnh tiết li kì, hấp dẫn.
c. Ngôn ngữ truyện trao chuốt, bóng bẩy.
d. Nghệ thuật xây dựng nhân vật tài tình.
6. “ Thơ ông có giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc.”. Lời nhận định này
hướng về thơ của :
a. Chính Hữu. b. Phạm Tiến Duật. c. Nguyễn Khoa Điềm. d. Bằng Việt.
7. Nhận định nào không phù hợp với vẻ đẹp nghệ thuật của bài thơ “ bếp lửu” ( Bằng Việt )
a. Sáng tạo hình ảnh bếp lưả vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng.
b. Hình thức và giọng điệu phù hợp với cảm xúc hồi tưởng, suy ngẫm.
c. Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt khác nhau trong một bài thơ.
d. Am hưởng thơ khỏe khoắn, hào hùng, lạc quan.
8. Phương châm về lượng trong giao tiếp yêu cầu :
a. Đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
b. Nói đúng đề tài, không nói lạc đề
c. Nói lịch sự, tế nhị, tôn trọng người khác.
d. Nói có nội dung, nội dung của lời nói phải đáp ứng nhu cầu của cuộc giao tiếp , không thiếu, không
thừa.
9. Các phương châm hội thoại là những qui định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp. Điều đó là :
a. Đúng. b Sai.
10. “ Còn trời còn nước còn non
Còn cô bán rượu anh còn say sưu.”
Câu ca dao trên đã sử dụng phép tu từ :
a. Điệp ngữ và ẩn dụ. c. Điệp ngữ và chơi chữ.
b. An dụ và chơi chữ. D. Chơi chữ và nhân hoá.
11. Trong các cặp từ sau, cặp từ nào đồng nghĩa:
a. Giang sơn – sông núi ; b. Mùa xuân – tuổi xuân ; c. Lơ là – lơ ngơ ; d. Điểm yếu – yếu điểm
12. “Lá còn xanh như anh đang còn trẻ”
“Ba mẹ là lá chắn che chở suốt đời con”
Từ “lá” trong 2 câu trên là :
a. Từ đồng âm ; b. Từ nhiều nghĩa ; c. Từ đồng nghĩa ; d. Từ trái nghĩa
Phần tự luận (7 điểm)
1. Chép lại khổ thơ cuối bài “Bếp lửa” (Bằng Việt) (1 điểm)
2. Kể về một kỷ niệm đáng nhớ giữa em và Thầy cô giáo cũ. (6 điềm)
ĐÁP ÁN NGỮ VĂN 9.
I. TRẮC NGHIỆM : ( 3 điểm ) mỗi ý đng : 0,25 điểm .
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
C B B A A B D D B C A B
II. TỰ LUẬN : ( 7 điểm )
1.Chép đầy đủ, đúng nguyên văn : 1 điểm.
Sai 1 câu : - 0,25 điểm .
2.Yêu cầu :
ANội dung :
- Kể về một kỉ niệm đáng nhớ giữa em và thầy cô giáo cũ.
- Trong quá trình kể, cần chú ý lồng yếu tố miêu tả và nghị luận.
BHình thức :
- Bài làm bố cục 3 phần rõ ràng
- Diễn đạt mạch lạc.
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
* Biểu điểm :
- Điểm 5-6 : Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về nội dung và hình thức. Kết hợp giữa tự sự, miêu tả, nghị
luận tự nhiên, nhuần nhuyễn, sâu sắc
- Điển 3-4 : Biết cách kể chuyện, có cố gắng kết hợp các yếu tố miêu tả và nghị luận nhưng còn lúng
túng Bố cục khá chặt chẽ. Diễn đạt rõ ý. Mắc một vài lỗi các loại.
- Điểm 1-2 ; Chuyện kể gượng ép, hời hợt. Không biết kết hợp các phương thức biểu đạt. Diễn đạt
yếu.
- Điểm 0 : Bỏ giấy trắng, lạc đề.
§Ò kiÓm tra häc kú I
m«n ng÷ v¨n 9
Phần trắc nghiệm: Đánh dấu x vào trước câu trả lời đúng nhất:
1.vấn đề chủ yếu được nói tới trong văn bản”Phong cách Hồ Chí Minh “là gì?
a.Tinh thần chiến đấu dũng cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh
b.Lối sống, cách sinh hoạt làm việc của Hồ Chí Minh
c.Tình cảm của người dân Việt Nam đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh
d.Trí tuệ tuyệt vời của Chủ tịch Hồ Chí Minh
2.”Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” được viết theo thể loại nào ?
a.Tiểu thuyết chương hồi b.Truyền kỳ c.Tuỳ bút d.Truyện ngắn
3.Tên tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí có nghĩa là gì?
a.Vua Lê nhất định thống nhất đất nước . b.Ý chí thống nhất đất nước của vua Lê.
c.Ý chí trước sau như một của vua Lê
d.Ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê
4.Đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” thể hiện khát vọng gì của tác giả Nguyễn Đình Chiểu?
a.Được cứu người giúp đời b.Trở nên giàu sang phú quý
c.Có công danh hiển hách d.Có tiếng tăm vang dội
5.Dòng nào dưới đây nêu chính xác các tác phẩm thuộc dòng Văn học trung đại:
a.Chuyện người con gái Nam Xương,Truyện Kiều,Truyện Lục Vân Tiên
b.Truyện Kiều,Truyện Lục Vân Tiên,Lặng lẽ Sa Pa
c.Hoàng Lê nhất thống chí, Truyện Kiều, Làng
d.Vũ trung tùy bút,Lặng lẽ Sa Pa, Chiếc lược Ngà
6.Hình ảnh người lính cách mạng trong hai bài thơ”Đồng chí” và”Bài thơ về tiểu đội xe không kính “ có
điểm nào giống nhau?
a.Xuất thân từ nông dân b.Ngang tàng, trẻ trung, sôi nổi
c.Sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì độc lập tự do của dân tộc
d.Cả 3 ý trên đều đúng
7.Câu thơ “Làn thu thủy, nét xuân sơn” miêu tả vẻ đẹp nào của Thúy Kiều?
a.Vẻ đẹp đôi mắt c.Vẻ đẹp của làn da
b.Vẻ đẹp của mái tóc d.Vẻ đẹp của dáng đi
8.Chủ đề bài thơ “ Anh trăng” của Nguyễn Duy phù hợp với đạo lí nào của dân tộc Việt Nam?
a.Lá lành đùm lá rách b Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
c.Giấy rách phải giữ lấy lề c.Đoàn kết là sức mạnh
9.Từ câu nói:”Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi cháu buồn đến chết mất”(lặng lẽ Sa Pa)
Anh thanh niên thể hiện tính cách gì?
a.Coi thường nguy hiểm c.Rất yêu nghề
b. Siêng năng chăm chỉ d.Chấp nhận gian khổ
10.Trong các cặp từ sau, cặp từ nào quan hệ trái nghĩa?
a.Ông-bà b.Giàu-khổ c.Xấu-đẹp d.Chó-mèo
11.Trong cách phân chia từ phức, cách nào đúng với từ “nấu nướng”?
a.Từ láy bộ phận c.Từ ghép chính phụ
b.Từ láy toàn bộ. d.Từ ghép đẳng lập
12.Câu thơ nào sau đây có chứa từ tượng hình?
a.Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi b.Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gố c.Con mơ cho mẹ hạt
gạo trắng ngần d.Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều
Phần tự luận (7 điểm)
1. Chép lại 4 câu thơ miêu tả cảnh ngày xuân.
2. Kể một lần em trót xem nhật kí của bạn .
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU CHẤM ĐỀ THI HỌC KÌ I
MÔN THI : NGỮ VĂN – LỚP 9
I Trắc nghiệm :3 đ (mỗi câu đúng 0,25 đ)
1b , 2c , 3d , 4a , 5a , 6c , 7a , 8b , 9c , 10c , 11d , 12b .
II Tự luận (7 đ )
A, Yêu cầu :
1, Nội dung :
- kể lại câu chuyện em đã trót xem nhật kí của bạn như thế nào?
-Xây dựng tình huống chuyện tự nhiên hấp dẫn.
+Em đã đọc được những gì ? Đọc cùng với ai ? Đọc lúc nào?
+Sau đó em đã ân hận, dàn vặt ,băn khoăn như thế nào ?
+Em ngượng ngùng và xin lỗi bạn ra sao ?
+ Rút ra bài học : Có lòng trung thực thì tình bạn mới lâu bền được, biết nhận lỗi và xin lỗi
kịp thời cũng là một hành động dũng cảm đấy.
*Lưu ý : Cần kết hợp các yếu tố miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận.
2, Hình thức :
- Bài viết có bố cục 3 phần rõ ràng.
-Diễn đạt mạch lạc ,có cảm xúc.
B, Biểu điểm :
-Điểm 7 : Bài viết hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu về nội dung và hình thức
-Điểm 5-6 : Đạt được yêu cầu về nội dung và hình thức nhưng ở mức độ thấp hơn . Sai 2-3 lỗi
mỗi loại
-Điểm 3-4 : Kể được câu chuyện nhưng thiếu yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận.Sai nhiều lỗi
chính tả và ngữ pháp .
-Điểm 1-2 :Bài viết sơ sài , diễn đạt lủng củng.
-Điểm 0 : Bỏ giấy trắng hoặc chỉ viết được vài câu nhập đề.
§Ò kiÓm tra häc kú I
m«n ng÷ v¨n 9
Phần trắc nghiệm: Em hãy đánh dấu X vào trước câu mà em cho là đúng nhất.(mỗi câu 0,25 điểm)
* Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
“- Thôi, chấm dứt tiết mục hái hoa- Người con trai bất chợt quyết định- Bác lái xe chỉ cho ba mươi
phút thôi. Hết năm phút rồi. Cháu nói qua công việc của cháu, năm phút, Còn hai mươi phút, mời bác và
cô vào nhà uống chè, cho cháu nghe chuyện. Cháu thèm nghe chuyện dưới xuôi lắm […] Cháu ở đây có
nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hàng
ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu… Cháu lấy những con số, mỗi ngày báo về “ nhà” bằng máy
bộ đàm bốn giờ, mười giờ, bảy giờ tối, lại một giờ sáng. Bản báo ấy trong ngành gọi là “ốp” [….] Xong
việc, trở vào, không thể nào ngủ lại được. ”
1/ Đoạn trích trên thuộc văn bản nào?
a/ Làng b/ Chiếc lược ngà c/ Bến quê d/ Lặng lẽ Sa Pa
2/ Tác giả đoạn trích trên là ai?
a/ Nguyễn Thành Long b/ Kim Lân c/ Bằng Việt d/ Y Phương
3/ Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?
a/ Miêu tả b/ Biểu cảm c/ Tự sự d/ Nghị luận
4/ Câu nào là độc thoại nội tâm của nhân vật ông Hai ( trong truyện Làng)?
a/ Nó rút ở Bắc Ninh về qua chợ Dầu, nó khủng bố, ông ạ
b/ Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông cứ trào ra
c/ Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư?
d/ Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã
thế này?
5/ Câu trả lời trong đoạn hội thoại sau không tuân thủ theo phương châm hội thoại nào?
“Lan hỏi Hoa:
- Bạn có biết trường Đại học Bách khoa Hà Nội ở đâu không?
- Ở Hà Nội chứ ở đâu.”
a/ Phương châm về lượng b/ Phương châm về chất
c/ Phương châm cách thức d/ Phương châm quan hệ
6/ Nguyễn Du đã dùng bút pháp nghệ thuật nào là chính để tả hai chị em Thúy Kiều?
a/ Bút pháp tả thực b/ Bút pháp ước lệ
c/ Bút pháp tự sự d/ Bút pháp lãng mạn
7/ Dòng nào chứa từ ngữ không phải là từ ngữ xưng hô trong hội thoại?
a/ Anh, em, cô, chú, cậu, mợ, bố, mẹ b/ Chúng nó, chúng em, chúng tôi
c/ Con, cháu, thiếp, trẫm, ngài, khanh d/ Ông, bà, tôi, ta, con người , dân chúng
8/ Thành phần gạch chân trong câu sau là lời dẫn gián tiếp. Đúng hay sai?
“ Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây…, cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại vang dội
lên trong tâm trí ông.”
a/ Đúng b/ Sai.
9/
10/ Bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt được viết theo thể thơ gì?
a/ Tự do b/ Lục bát c/ Thất ngôn bát cú d/ Song thất lục bát
11/ Chủ đề của bài thơ “ Đồng chí” là gì?
a/ Ca ngợi tình đồng chí keo sơn gắn bó giữa người lính cụ Hồ trong cuộc kháng chiến chống Pháp
b/ Ca ngợi những anh bộ đội cụ Hồ
c/ Thể hiện cuộc sống nghèo túng vất vả của những người nông dân mặc áo lính
d/ Ca ngợi vẻ đẹp của hình ảnh “ Đầu súng trăng treo”
12/ Trong tiếng Việt, chúng ta dùng từ mượn của ngôn ngữ nào nhiều nhất?
a/ Tiếng La tinh b/ Tiếng Pháp c/Tiếng Anh d/ Tiếng Hán
Phần tự luận (7 điểm)
Câu 1 ( 1 điểm) : Chép chính xác khổ cuối bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận.
Câu 2 ( 6 điểm): Em đã mắc một lỗi lầm khiến em day dứt mãi. Hãy kể lại lỗi lầm đó.
(Bài tự sự kết hợp các yếu tố:biểu cảm, miêu tả, nghị luận)
ĐÁP ÁN
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
LỚP 9
I/ Trắc nghiệm:
1/- d 2/-a 3/- c 4/-c 5/- a 6/-b
7/- d 8/- a 9/- a-2; b-4 ; c-1; d-3
10/-a 11/-a 12/-d
II/ Tự luận: ( 6 điểm)
- Câu 1: Chép đúng , đủ khổ thơ ( 1 điểm) , sai 2 lỗi chính tả trừ 0,25 điểm
- Câu 2: ( 6 điểm)
A/ Yêu cầu:
1/ Nội dung:
- Kể lại câu chuyện của bản thân đã mắc một lỗi lầm khiến day dứt mãi. Chuyện kể có cốt
truyện, có nhân vật, sự việc diễn biến hợp lý.
- Bài viết có kết hợp các yếu tố nghị luận, vận dụng hình thức độc thoại nội tâm: có những suy
ngẫm, cảm xúc về bài học rút ra cho bản thân.
2/ Hình thức:
- Bài làm có bố cục hợp lý.
- Văn viết trôi chảy, mạch lạc.
- Không mắc lỗi chính tả, diễn đạt.
B/ Biểu điểm:
- Điểm 5-6: Bài viết hoàn chỉnh , đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về nội dung và hình thức.
Kể chuyên có ý nghĩa sâu sắc, văn viết có cảm xúc.
- Điểm 3-4: Kể được câu chuyện có ý nghĩa nhưng kết hợp các yếu tố nghị luận và độc
thoại nội tâm còn gượng ép.
- Điểm 1-2: Bài viết sơ sài, chưa biết kết hợp các phương thức biểu đạt theo yêu cầu của
đề, văn viết lủng củng, sai nhiều lỗi chính tả.
- Điểm 0: Bỏ giấy trắng.
§Ò kiÓm tra häc kú I
m«n ng÷ v¨n 9
Phần trắc nghiệm:
Chọn ý đúng nhất ở mỗi câu .
1. Giọng điệu của bài thơ “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” như thế nào?
a. Lạc quan ,vui nhộn b. Trữ tình ,sâu lắng
c. Ngang tàng, phóng khoáng,pha chút nghịch ngợm phù hợp với đối tượng miêu tả
d. Hào hùng, mạnh mẽ, phù hợp với đối tượng miêu tả.
2. Bài thơ “ Bếp lửa” sử dụng phương thức biểu đạt nào?
a. Tự sự ,miêu tả b. Biểu cảm
c. Nghị Luận d. Biểu cảm kết hợp miêu tả ,biểu cảm kết hợp tự sự, bình luận
3. Thành ngữ “Khua môi múa mép” liên quan đến phương châm hội thoại nào?
a. Phương châm về lượng b. Phương châm về chất
c. Phương châm quan hệ d .Phương châm cách thức.
4. Các phương châm hội thoại là những quy định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp .Điều đó là:
a. Đúng b. Sai
5. Có mấy cách dẫn lời nói hay ý nghĩ của một người, nhân vật ?
a. Một b.Hai c. Ba d Bốn.
6. Trong tiếng Việt ,chúng ta dùng từ mượn của ngôn ngữ nào là nhiều nhất?
a. Tiếng Anh b. Tiếng Pháp c. Tiếng Hán d. Tiếng La –Tinh.
7. Trong các từ sau ,từ nào không phải là từ láy ?
a. Thình lình b. Rưng rưng c. Vành vạnh d. Đèn điện
8. Câu văn “ Nửa tiếng các ông ,các bà nhé”thuộc loại câu nào?
a. Câu đơn b, Câu ghép c. Câu đặc biệt d. Câu nghi vấn
9. Tác phẩm nào sau đây được viết bằng chữ Nôm?
a. Chuyện Người con gái Nam Xương b. Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
c. Hoàng Lê nhất thống chí c. Chuyện Lục Vân Tiên
10. “Chân dung của Thúy Vân ,Thúy Kiều là những chân dung tính cách ,số phận”.Điều đó là:
a. Đúng b. Sai
11. Đoạn trích nào trong “Truyện Kiều”miêu tả tâm trạng nhân vật bằng nghệ thuật tả cảnh ngụ tình và
độc thoại nội tâm ?
a. Chị em Thúy Kiều b. Cảnh ngày xuân c Mã Giám Sinh mua Kiều d. Kiều ở lầu Ngưng Bích
12. Hai câu thơ: “ Tưởng người dưới nguyệt chén đồng / Tinh sương luống những rày trông mai chờ” là
nỡi nhớ của Kiều đối với ai?
a. Cha mẹ b.Kim Trọng c. Thúy Vân d.Vương Quan .
Phần tự luận (7 điểm)
Câu 1: Chép thuộc lòng khổ thơ cuối cùng của bài thơ : “ Bếp lửa” của tác gỉa Bằng Việt. (1 đ)
Câu 2: Tưởng tượng hai mươi năm sau ,vào một ngày hè ,em về thăm lại trường cũ . Hãy viết thư cho một
bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó