Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Sàng lọc tác dụng in vitro trên sỏi tiết niệu của một số loài thuộc chi ficus l

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 61 trang )


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI




ĐÀO HỒNG HẠNH
SÀNG LỌC TÁC DỤNG IN VITRO
TRÊN SỎI TIẾT NIỆU CỦA
MỘT SỐ LOÀI THUỘC CHI FICUS L.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ








HÀ NỘI - 2013

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI



ĐÀO HỒNG HẠNH


SÀNG LỌC TÁC DỤNG IN VITRO


TRÊN SỎI TIẾT NIỆU CỦA
MỘT SỐ LOÀI THUỘC CHI FICUS L.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ


Người hướng dẫn: ThS. Lê Thanh Bình
Nơi thực hiện:
1. Bộ môn Dược liệu
2. Bộ môn Dược lực




HÀ NỘI – 2013

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến ThS. Lê Thanh Bình,
TS. Nguyễn Quỳnh Chi, TS. Nguyễn Hoàng Anh những thầy cô đã trực tiếp
hướng dẫn tôi tận tình trong quá trình thực hiện và hoàn thiện khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô, các anh chị kỹ thuật viên của Bộ
môn Dược liệu và Bộ môn Dược lực đã giúp đỡ tôi trong thời gian làm thực
nghiệm.
Nhân dịp này tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu cùng toàn thể
các thầy cô trường Đại học Dược Hà Nội đã tận tình dạy dỗ, trang bị kiến thức và
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình tôi học tập tại trường.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè, những người thường xuyên
động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện khóa luận.
Do thời gian làm thực nghiệm cũng như kiến thức của bản thân còn có hạn

nên khóa luận này còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô
và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


Hà Nội, ngày 21 tháng 5 năm 2013
Sinh viên
Đào Hồng Hạnh

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 2
1.1. VÀI NÉT VỀ BỆNH SỎI TIẾT NIỆU 2
1.1.1. Khái niệm và phân loại 2
1.1.2. Đặc điểm dịch tễ 3
1.1.3. Nguyên nhân bệnh sinh và yếu tố nguy cơ 4
1.1.4. Quá trình hình thành sỏi tiết niệu 5
1.1.5. Biến chứng 7
1.1.6. Điều trị và dự phòng 7
1.1.7. Bệnh sỏi tiết niệu theo quan điểm YHCT 8
1.2. GIỚI THIỆU VỀ CHI FICUS L. 10
1.2.1. Đặc điểm chung của chi Đa (Ficus L.) 10
1.2.2. Một số dược liệu thuộc chi Ficus L. được sử dụng trong điều trị một số
bệnh lý đường tiết niệu 12
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15

2.1. NGUYÊN LIỆU VÀ THIẾT BỊ 15
2.1.1. Nguyên liệu 15
2.1.2. Thiết bị 16
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 17
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
2.3.1. Nguyên tắc 17
2.3.2. Cách tiến hành 17

2.3.3. Đánh giá tác dụng ức chế hình thành tinh thể canxi oxalat của dược
liệu thử 19
2.3.4. Xử lý số liệu 20
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 21
3.1. CHUẨN BỊ DỊCH CHIẾT DƯỢC LIỆU 21
3.1.1. Quy trình chiết xuất 21
3.1.2. Chuẩn bị trước khi thử 21
3.2. KẾT QUẢ 22
3.2.1. Ảnh hưởng của nồng độ dịch chiết nước của 7 loài thuộc chi Ficus L.
trên sự hình thành tinh thể canxi oxalat 22
3.2.2. Ảnh hưởng của ethanol tới sự tạo thành tinh thể canxi oxalat 30
3.2.3. Ảnh hưởng của cắn ethanol 70% của 7 loài chi Ficus L. trên sự hình
thành tinh thể canxi oxalat 32
3.2.4. Khảo sát IC
50
của cắn ethanol 70% từ Trâu cổ 40
3.3. BÀN LUẬN 42
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC











DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
COM Canxi oxalat monohydrat
COD Canxi oxalat dihydrat
OD Mật độ quang
OD
620nm
Mật độ quang đo ở bước sóng 620 nm
YHCT Y học cổ truyền





















DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng Tên bảng Trang
1.1
Danh mục các loài thuộc chi Ficus L. được sử dụng để điều trị
một số bệnh lý đường tiết niệu
12
2.1
Danh mục tên khoa học của 7 mẫu dược liệu nghiên cứu
15
2.2
Danh mục hóa chất sử dụng trong nghiên cứu
16
3.1
Ảnh hưởng trên sự hình thành tinh thể canxi oxalat của dịch
chiết dược liệu từ 7 loài thuộc chi Ficus L.
22
3.2 Ảnh hưởng của ethanol trên sự hình thành tinh thể canxi oxalat
31
3.3
Ảnh hưởng trên sự hình thành tinh thể canxi oxalat của cắn
ethanol 70% từ 7 loài chi Ficus L.
32
3.4
Các thông số dược lực học về tương quan nồng độ và tác dụng

ức chế hình thành tinh thể canxi oxalat của cắn ethanol 70% từ
Trâu cổ và natri citrat
41


DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Hình
Tên hình
Trang
3.1 Quy trình chiết xuất dược liệu
21
3.2
Hình ảnh tinh thể canxi oxalat tạo thành trong điều kiện không
có chất thử và trong điều kiện có mặt chứng dương natri citrat
15mM (độ phóng đại x40)
23
3.3
Hình ảnh tinh thể canxi oxalat tạo thành trong điều kiện không
có chất thử và trong điều kiện có mặt dịch chiết nước dược liệu ở
các độ pha loãng 1/16 – 1/2 (độ phóng đại x40)
24-27
3.4
Hình ảnh tinh thể canxi oxalat tạo thành khi có mặt ethanol ở
các nồng độ khác nhau (độ phóng đại x40)
31
3.5
Hình ảnh tinh thể canxi oxalat tạo thành trong điều kiện không
có chất thử và trong điều kiện có mặt cắn ethanol 70% từ 7 loài
thuộc chi Ficus L. ở các nồng độ 1, 10 và 100µg/ml (độ phóng
đại x40)

34-37
3.6
Đồ thị biểu diễn tác dụng ức chế tạo thành tinh thể canxi oxalat
của natri citrat và cắn ethanol 70% từ Trâu cổ theo nồng độ
40

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sỏi tiết niệu là một bệnh thường gặp và hay tái phát do sự kết thạch của một
số thành phần trong nước tiểu ở đường tiết niệu trên, trong những điều kiện lý hóa
nhất định [9]. Sự hình thành sỏi ở đường tiết niệu gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe
và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Sỏi gây tắc nghẽn đường tiết niệu, gây
nhiễm khuẩn, có thể dẫn tới suy thận và đe dọa tính mạng của người bệnh. Hiện có
khoảng 2-12% dân số thế giới đang gặp phải các vấn đề về sỏi tiết niệu [6], [7].
Trước đây, điều trị sỏi tiết niệu chủ yếu bằng phương pháp phẫu thuật cổ
điển. Ngày nay, nhờ tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhiều phương pháp điều trị hiện đại
đã được nghiên cứu, phát triển và áp dụng như: tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung
(ESWL), tán sỏi qua da (PCNL), lấy sỏi qua ống soi niệu quản… Tuy có thể áp
dụng với hầu hết các loại sỏi nhưng các phương pháp này vẫn còn hạn chế như gây
đi tiểu ra máu, nhiễm khuẩn máu, tổn thương niệu quản sau tán sỏi làm giảm chất
lượng cuộc sống của bệnh nhân sau lấy sỏi. Mặt khác, tỷ lệ tái phát sỏi sau can thiệp
ngoại khoa rất cao, hơn 50% trong vòng 10 năm [4]. Trong khi đó chưa có liệu pháp
điều trị nội khoa tiêu chuẩn nào giúp ngăn ngừa tái phát bệnh. Vì vậy, việc tìm ra
các biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế sự hình thành sỏi đường tiết niệu, không gây
đau đớn cho người bệnh đã và đang thu hút được nhiều sự quan tâm.
Từ xa xưa, dược liệu đã được coi như một nguồn tài nguyên thiên nhiên quan
trọng giúp dự phòng, điều trị nhiều loại bệnh khác nhau và là nguồn chủ yếu để phát
triển thuốc mới.
Chi Ficus L. là chi rất đa dạng về loài của họ Dâu tằm (Moraceae). Nhiều

loài của chi này đã được sử dụng theo kinh nghiệm của nhân dân nhiều nước trong
điều trị các bệnh của hệ tiết niệu, trong đó có sỏi tiết niệu [5], [12], [16], [17]. Với
mục đích sàng lọc, từ đó xác định dược liệu có tiềm năng trong điều trị sỏi tiết niệu
để nghiên cứu sâu hơn về dược lý và hóa học trong chi, chúng tôi thực hiện đề tài
“Sàng lọc tác dụng in vitro trên sỏi tiết niệu của một số loài thuộc chi Ficus L.”
với mục tiêu đánh giá tác dụng ức chế hình thành tinh thể canxi oxalat của một số
loài thuộc chi Ficus L.
2

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. VÀI NÉT VỀ BỆNH SỎI TIẾT NIỆU
1.1.1. Khái niệm và phân loại
1.1.1.1. Khái niệm: Sỏi tiết niệu là sự hình thành và hiện diện sỏi trong đường tiết
niệu. Sỏi ở vị trí nào thì có tên gọi theo vị trí giải phẫu đó: sỏi thận, sỏi
bàng quang, sỏi niệu quản [3].
1.1.1.2. Phân loại: Có thể phân loại sỏi tiết niệu theo nhiều cách khác nhau
 Theo thành phần hóa học: chia thành 5 loại chính[7]
• Sỏi canxi oxalat: đây là thành phần phổ biến nhất trong sỏi tiết
niệu (khoảng 75%), gồm hai dạng Whewellite (canxi oxalat monohydrat) và
Weddellite (canxi oxalat dihydrat) [34], [39].
+ Whewellite (COM): hình que dài 6 cạnh hoặc bầu dục có nhân,
có khả năng kết tụ cao và gắn chặt vào tế bào biểu mô ống thận, giữ lại tạo điều
kiện hình thành sỏi [34].
+ Weddellite (COD): hình vuông, góc kết nối bằng đường giao
nhau, không kết tụ thành các khối bền vững, không gắn vào tế bào biểu mô ống
thận, dễ dàng bị cuốn theo nước tiểu, khó tạo thành sỏi tiết niệu [34].
• Sỏi canxi phosphat: phổ biến nhất là dạng apatit. Sỏi apatit đơn
thuần thường có hình tròn hoặc hình dạng bất thường, có màu từ trắng đến nâu.
• Sỏi cystin: thường tròn, màu vàng lục, tính cản quang trung bình.
• Sỏi acid uric: thường tròn, nhẵn, màu vàng cam, thường không

cản quang.
• Sỏi struvit: là chất kết tinh tạo từ magnesi amoni phosphat,
thường hình san hô, kích thước lớn, màu trắng, có tính cản quang.
Một số tài liệu chỉ chia thành hai loại chính là sỏi canxi và sỏi không
canxi. Trong đó, sỏi canxi là phổ biến nhất, chiếm khoảng 75%, có thể là sỏi canxi
oxalat (50%), canxi phosphat (5%) hoặc hỗn hợp cả hai loại (45%) [9], [39].
 Theo vị trí giải phẫu sỏi khu trú: sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng
quang…[6]
3

 Theo nguyên nhân hình thành sỏi [6]:
• Sỏi cơ quan (thứ phát) hình thành do các bệnh lý bẩm sinh hay
mắc phải của hệ tiết niệu.
• Sỏi cơ thể (nguyên phát) hình thành do rối loạn chuyển hóa hoặc
do điều kiện ăn, ở hay khí hậu gây ra.
1.1.2. Đặc điểm dịch tễ
Sỏi tiết niệu là bệnh phổ biến, tuy nhiên lại phân bố không đồng đều trên thế
giới. Bệnh ít gặp ở Châu Phi, còn ở Châu Mỹ có tỷ lệ trung bình 20/10000
người/năm. Tỷ lệ mắc bệnh trên thế giới nói chung dao động từ 2-12% dân số [6].
Có những vùng có tỷ lệ mắc bệnh cao được gọi là vành đai sỏi như Anh và bán đảo
Scandinavian, trung Âu, phía bắc Australia, phía bắc Ấn Độ, Pakistan và các nước
thuộc vùng Địa Trung hải [23], [39]. Tại các nước công nghiệp phát triển, sỏi urat
có chiều hướng nhiều hơn ở các nước đang phát triển; ngược lại ở các nước đang
phát triển, sỏi amoni-magnesi phosphat do nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ cao hơn.
Đa số sỏi tiết niệu hình thành tại thận, sau đó theo dòng nước tiểu xuống khu
trú tại bất kỳ vị trí nào trên đường tiết niệu. Một phần trong số đó đi xuống niệu
quản và tự đào thải theo con đường tự nhiên. Sỏi tiết niệu có kích thước nhỏ dưới
5mm có khả năng tự đào thải rất cao. Khả năng tự đào thải sỏi phụ thuộc vào kích
thước sỏi và bản chất sỏi (sỏi acid uric dễ đào thải hơn cystin và brushit ) [6].
Xét về thành phần hóa học của sỏi, canxi oxalat là thành phần phổ biến nhất

chiếm khoảng 75% số sỏi, sau đó là canxi phosphat (13,6%) [6].
Tuổi mắc bệnh thường là 35-55. Tuy nhiên, tùy theo loại sỏi mà thời điểm
mắc bệnh khác nhau (với sỏi canxi độ tuổi mắc bệnh trung bình là 48,7, với sỏi
amoni-magnesi phosphat là 46,7, thời gian này với sỏi urat là 59,4 và sỏi cystin là
27,9) [1].
Sự phân bố sỏi ở bệnh nhân cũng phụ thuộc theo giới nhưng tỷ lệ này rất khác
tùy theo thành phần sỏi: sỏi canxi nam mắc nhiều hơn (88,4% so với 58% ở nữ), nữ
giới bị sỏi amoni-magnesi phosphat nhiều hơn (38% so với 8,8% ở nam giới) [6].
4

Việt Nam là một nước nằm trong vành đai sỏi của thế giới [6], [9], [19]. Theo
Ngô Gia Hy, sỏi thận chiếm 40%, sỏi niệu quản 28,2%, sỏi bàng quang 28,31% và
sỏi niệu đạo 5,34% [10]. Tỷ lệ sỏi ở nam giới là 59,39%, nữ giới là 30,61%. Ở Việt
Nam, tất cả các mẫu sỏi được phân tích đều có từ hai thành phần trở lên, hay gặp
nhất là canxi oxalat (90,7%). Thành phần hóa học của sỏi trên bệnh nhân ở miền
Bắc Việt Nam như sau: sỏi canxi oxalat kết hợp canxi phosphat chiếm 80%, sỏi
amoni-magnesi phosphat chiếm 17% , sỏi urat và cystin chiếm 3% [6].
1.1.3. Nguyên nhân bệnh sinh và yếu tố nguy cơ
1.1.3.1. Nguyên nhân: Nguyên nhân gây sỏi tiết niệu có thể rất khác nhau, tùy
từng loại sỏi. Nhưng có một số nguyên nhân chung sau [7]:
 Tăng cô đặc nước tiểu do giảm bài niệu.
 Vượt quá ngưỡng bão hòa các chất hòa tan trong nước tiểu như:
canxi, oxalat, phosphat, acid uric, cystin … (nồng độ trong nước tiểu cao hơn nồng
độ hòa tan).
 Toan hóa hoặc kiềm hóa pH nước tiểu: toan hóa (pH < 6) thì dễ gây
kết tinh sỏi urat và sỏi acid uric; ngược lại kiềm hóa (pH > 6,5) thì dễ gây kết tinh
sỏi oxalat và phosphat.
 Yếu tố di truyền: có vai trò trong sỏi cystin và sỏi uric.
 Giảm citrat niệu dễ tạo sỏi canxi oxalat.
1.1.3.2. Các yếu tố nguy cơ gồm hai nhóm nội sinh và ngoại sinh [7]:

 Yếu tố nội sinh: Tuổi, giới, chủng tộc, di truyền cùng các yếu tố nội
sinh khác: dị tật bẩm sinh đường tiết niệu (bệnh Cacchi-Ricci, thận đa nang, thận
móng ngựa ), bệnh lý gây tắc nghẽn đường niệu
 Yếu tố ngoại sinh: Yếu tố địa dư, khí hậu và mùa, chế độ ăn uống
(uống ít nước, ăn nhiều đạm động vật, ăn mặn ), yếu tố nghề nghiệp, stress và các
yếu tố khác.
1.1.4. Quá trình hình thành sỏi tiết niệu
Cơ chế hình thành sỏi tiết niệu chưa được biết đến thật rõ ràng. Sỏi niệu là kết
quả của một quá trình phức tạp, gồm nhiều giai đoạn, trong đó có 4 giai đoạn chính:
5

(i) sự tạo nhân tinh thể, (ii) sự lớn lên của nhân, (iii) sự kết tụ tinh thể và (iv) tinh
thể bị giữ lại trong đường tiết niệu [42]. Khởi nguồn của quá trình ấy là sự quá bão
hòa nước tiểu, điều kiện tiên quyết để bắt đầu quá trình kết tinh tạo sỏi [36]. Tuy
nhiên, sự quá bão hòa nước tiểu không phải là nguyên nhân chính dẫn tới hình
thành và gắn kết sỏi vì đã có những nghiên cứu chỉ ra rằng mức độ bão hòa nước
tiểu ở người bệnh và người thường là như nhau [28], [43].
1.1.4.1. Sự quá bão hòa chất có khả năng kết tinh trong nước tiểu
Là hiện tượng nồng độ một chất nào đó trong nước tiểu vượt quá độ tan của nó
(độ tan của tinh thể là nồng độ các tinh thể ở giá trị vừa đủ cao để các tinh thể
không bị hòa tan nhưng không quá cao đến mức làm cho các tinh thể lớn lên). Có
nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng quá bão hòa nước tiểu: do thay đổi pH nước
tiểu, do giảm thể tích nước tiểu hoặc do một rối loạn chuyển hóa làm tăng đào thải
một hoặc một số chất qua thận [45], mất cân bằng trong đào thải canxi, tăng canxi
niệu mang tính chất gia đình hoặc tự phát, mất cân bằng trong đào thải oxalat, giảm
citrat niệu, tăng uric niệu do đưa vào thức ăn chứa nhiều purin [46].
Ở người bình thường, nước tiểu cũng có thể trở thành bão hòa với một số chất
như canxi oxalat, canxi phosphat, hydroxyapatit…nhưng không xuất hiện tinh thể
do sự có mặt của những chất ức chế quá trình tạo sỏi như citrat, pyrophosphat,
magnesi, acid ribonucleic, glycosaminoglycan [29], [32].

1.1.4.2. Sự tạo nhân tinh thể
Trong nước tiểu quá bão hòa, các ion tự do có xu hướng kết hợp lại với nhau
thành các tiểu phân rất nhỏ. Kết quả của quá trình này là hình thành các nhân tinh
thể. Nhân tinh thể có thể là đơn thành phần hoặc đa thành phần. Trong nước tiểu,
nhân tinh thể có thể hình thành ở trên những cấu trúc những mảnh vụn tế bào, tinh
thể niệu, trụ niệu nên thường gặp loại đa nhân dẫn đến đa số sỏi tiết niệu là sự
pha trộn của hai hay nhiều thành phần [24], [27], [45]. Nếu nước tiểu đạt bão hòa
canxi và oxalat khi đi qua ống thận sẽ tạo nhân để hình thành dạng COD (hay gặp
trong nước tiểu của người khỏe mạnh) và dạng COM (hay gặp nhất trong sỏi tiết
niệu) [39].
6

1.1.4.3. Sự lớn lên của nhân
Là quá trình các nhân được tạo thành với kích thước rất nhỏ tiếp tục lớn lên
trong quá trình di chuyển trong đường niệu, thông qua việc các ion tự do trong dung
dịch được chuyển vào tinh thể. Quá trình này không gây ra hiện tượng gì nếu chúng
có thể dễ dàng được đào thải ra ngoài (ví dụ: sỏi có đường kính dưới 5mm). Sỏi có
đường kính lớn hơn gặp khó khăn trong việc đào thải, gây tắc nghẽn, gây đau, tổn
thương và chảy máu trong quá trình di chuyển trong đường niệu [19]. Tuy nhiên,
quá trình này cần một thời gian khá dài, nên trong quá trình di chuyển qua nephron
(5-7 phút) sự lớn lên của tinh thể không thể nào đạt được kích thước đủ lớn gây ra
tắc nghẽn ống thận [25]. Khi đó, sự lớn lên của tinh thể được giải thích bằng quá
trình kết tập các tinh thể nhỏ hoặc quá trình tạo các nhân thứ cấp trên bề mặt tinh
thể ban đầu [24], [32].
1.1.4.4. Sự kết tụ tinh thể
Đây là quá trình liên kết các tinh thể nhỏ với nhau bằng lực hóa học hoặc tĩnh
điện để tạo thành các tinh thể lớn. Sự kết tập các tinh thể đóng vai trò rất quan trọng
trong cơ chế hình thành sỏi tiết niệu, bởi vì một tinh thể đơn độc không bao giờ đạt
được kích thước đủ lớn để được giữ lại ở thận bằng quá trình lớn lên đơn thuần
[32], [45]. Đối với sỏi oxalat, v

iệc tạo thành sỏi tiết niệu từ tinh thể COD là rất khó
vì các tinh thể COD không kết tụ với nhau thành các khối bền vững, không gắn vào
tế bào biểu mô ống thận nên dễ dàng bị cuốn theo nước tiểu. Tinh thể dạng COM có
khả năng kết tụ với nhau cao và có khả năng gắn chặt vào tế bào biểu mô ống thận,
bị giữ lại tạo điều kiện cho quá trình hình thành sỏi [34].
1.1.4.5. Sự gắn kết tinh thể vào tế bào thận
Cơ chế của quá trình này còn chưa sáng tỏ và được giải thích theo nhiều giả
thuyết khác nhau: Thuyết thứ nhất cho rằng các tinh thể sỏi được hình thành tại lòng
ống thận (lumen), tại đó chúng kết tập, lớn lên đến kích thước đủ để làm tắc ống
thận và bị giữ lại ở đó. Thuyết thứ hai cũng cho rằng các tinh thể sỏi được hình
thành ở ống thận nhưng cho rằng tinh thể được hình thành từ sự phát triển trên các
mảng apatit và gắn chặt vào một vị trí nào đó tại bề mặt tế bào biểu mô ống thận
hoặc tại cấu trúc nằm trên bề mặt của nhú thận (còn gọi là mảng Randall). Các
7

nghiên cứu gần đây xác nhận vai trò quan trọng của những tổn thương vi thể tại
thận đối với cơ chế hình thành sỏi thận. Các tổn thương này đã được phát hiện khi
gây sỏi tiết niệu bằng mô hình gây tăng bài tiết oxalat niệu [18], [31].
1.1.5. Biến chứng
Sỏi tác động tới hệ tiết niệu theo ba cơ chế chính: chèn ép và tắc nghẽn đường
dẫn niệu; kích thích cọ sát; nhiễm khuẩn. Theo đó, sỏi có thể gây ra các biến chứng
sau [6]:
• Tắc nghẽn đường niệu nói chung, sỏi thận và sỏi niệu quản gây giãn
đài bể thận và ứ nước tiểu.
• Gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu: viêm bể thận, viêm khe thận, kết
hợp với ứ niệu gây thận ứ mủ. Trường hợp nặng hơn có thể gây nhiễm khuẩn huyết.
• Gây tình trạng viêm khe thận mạn tính kéo dài dẫn tới tình trạng xơ
teo thận, tăng huyết áp.
• Gây suy thận.
• Gây viêm loét và xơ hóa tại vị trí sỏi là nguyên nhân gây chít hẹp

đường niệu sau khi đã phẫu thuật lấy sỏi.
1.1.6. Điều trị và dự phòng
Sỏi tiết niệu là một trong các bệnh có nhiều phương pháp điều trị nhất. Tuy
nhiên, bệnh có khả năng tái phát cao (khoảng 50% bệnh nhân có tiền sử sỏi tiết niệu
bị tái phát sỏi trong vòng 10 năm sau khi đã can thiệp lấy sỏi [4]). Vì vậy, biện pháp
điều trị sỏi tiết niệu bao gồm: điều trị tan sỏi, điều trị tống sỏi, điều trị triệu chứng
và biến chứng, phòng chống tái phát sỏi [6].
1.1.6.1. Điều trị nội khoa
Là biện pháp điều trị sỏi tiết niệu bằng cách sử dụng thuốc đi cùng chế độ ăn
uống hợp lý. Tùy từng loại sỏi với thành phần hóa học cụ thể và mục đích điều trị
mà sử dụng những loại thuốc khác nhau.
 Điều trị nội khoa tan sỏi: natri citrat, bicarbitol, piperazin (sỏi urat);
prien (sỏi oxalat) [6].
8

 Điều trị tống sỏi được chỉ định khi sỏi nhỏ có đường kính dưới 7mm,
nhẵn, thuôn, nằm ở vị trí thuận lợi, sỏi chưa gây biến chứng, chức năng thận còn tốt,
thể trạng bệnh nhân tốt. Các thuốc thường sử dụng: giãn cơ trơn, kháng cholinegic
chống ứ niệu, thuốc chẹn canxi, chẹn β [6].
 Điều trị biến chứng được chỉ định khi chưa có chỉ định can thiệp,
chuẩn bị can thiệp, không có chỉ định điều trị nội khoa tống sỏi. Tùy triệu chứng cụ
thể mà lựa chọn biện pháp điều trị thích hợp, bao gồm: sử dụng kháng sinh chống
nhiễm khuẩn, thuốc lợi tiểu nhẹ, thuốc giãn cơ trơn hoặc kháng cholinergic [6].
1.1.6.2. Điều trị ngoại khoa
Điều trị ngoại khoa được chỉ định khi sỏi có kích thước đường kính > 7mm;
không kiểm soát được cơn đau do sỏi hoặc sỏi gây tắc nghẽn kèm theo nhiễm
khuẩn, nhằm giải quyết biến chứng sỏi thận và niệu quản gây ra, mục đích là cứu
vãn chức năng thận và trong một số trường hợp cứu tính mệnh của bệnh nhân (như
vô niệu, nhiễm khuẩn huyết). Điều trị ngoại khoa bao gồm các phẫu thuật kinh điển
và các kỹ thuật tiên tiến như tán sỏi qua da, tán sỏi qua nội soi niệu quản (thực hiện

từ những năm 1980) [6].
1.1.6.3. Dự phòng tái phát sỏi
 Chế độ ăn uống: uống đủ khoảng 2-3 lít nước mỗi ngày, hạn chế ăn
uống các chất góp phần tạo sỏi.
 Chế độ lao động và luyện tập: vận động nhiều, tăng cường thể lực,
hạn chế làm việc lâu dưới ánh nắng mặt trời, nóng bức
 Chế độ dùng thuốc: dùng thuốc lợi tiểu nhẹ nhóm thiazid, điều trị triệt
để các bệnh gây sỏi hoặc tạo điều kiện gây sỏi, sử dụng thuốc YHCT [6].
1.1.7. Bệnh sỏi tiết niệu theo quan điểm y học cổ truyền
Sỏi tiết niệu trong đông y gọi là “Thạch lâm”, “Sa lâm”, tuy nhiên một số
trường hợp đái máu do sỏi tiết niệu gây ra gọi là “Xích lâm” [6].
YHCT cho rằng sỏi thận đa phần do thận khí hư nhược, thận dương hư tổn,
thấp nhiệt chưng đốt hạ tiêu, khí trệ, huyết ứ mà kết tinh thành sỏi. Trong đó thận
hư, thấp nhiệt, khí trệ, ứ trở là trọng tâm. Dựa trên cơ sở yếu tố thấp nhiệt xuyên
9

suốt quá trình bệnh, cần chú ý đến khí huyết trở trệ và việc tống sỏi ra ngoài phải
dựa trên sự tác động của khí huyết. Vì vậy việc điều lý khí huyết cũng là gốc rễ
trong điều trị bệnh này [6].
Trên lâm sàng, đông y chia sỏi tiết niệu thành các thể: thể thấp nhiệt hạ tiêu,
thể can kinh khí trệ, thể ứ huyết nội trở, thể tỳ thận khuy hư, thể khí âm bất túc.
Trong điều trị, theo Tuệ Tĩnh, cơ chế bệnh sinh chủ yếu là do thấp nhiệt hạ
chú lâu ngày hóa hỏa thiêu đốt phần âm, cô đặc nước tiểu kết thành xa thạch, ứ tích
thủy đạo. Điều trị cần thanh nhiệt giải độc, bài thạch thông lâm, cùng với đó cần
phải hóa khí hành thủy, hoạt huyết thông mạch. Sỏi thận lâu ngày sẽ ảnh hưởng tới
chức năng thận, nên điều trị cần phải bổ thận [6].
Trong điều trị bệnh sỏi tiết niệu bằng thuốc đông y, cần phân biệt rõ các thể:
thấp nhiệt, khí hư, ứ trở, can uất hay tỳ thận bất túc, để nâng cao hiệu quả điều trị và
xác định được phương pháp điều trị thích hợp:
• Thể thấp nhiệt hạ tiêu: sử dụng thanh nhiệt lợi thấp, thông lâm bài

thạch
• Thể can kinh khí trệ: sử dụng sơ can lý khí, thông lâm bài thạch
• Thể ứ huyết nội trở: sử dụng hoạt huyết hóa ứ, đạo thạch lâm
• Thể tỳ thận khuy hư: sử dụng kiện tỳ ích thận, bổ hư bài thạch
• Thể khí âm bất túc: sử dụng ích khí dưỡng âm, thông lâm tiêu thạch
Ngoài ra, có thể dùng các phương pháp châm cứu như hào châm, điện châm,
thủy châm hiệu quả tương đối tốt, tác dụng phụ ít, không tốn kém [6].
Ngày nay, việc sử dụng dược liệu trong điều trị đang ngày càng được quan
tâm, nghiên cứu và phát triển vì những ưu điểm như an toàn, hiệu quả, ít tác dụng
phụ, giảm tái phát, phổ biến, dễ sử dụng và phù hợp với đa số người dân.
10

1.2. GIỚI THIỆU VỀ CHI FICUS L.
1.2.1. Đặc điểm chung của chi Đa (Ficus L.)
1.2.1.1. Đặc điểm thực vật
Chi Đa (Ficus L.) còn được gọi là Sung, Si, Đề Các loài trong chi Đa là cây
xanh quanh năm hay rụng theo mùa. Có thể là cây gỗ lớn, gỗ trung bình hay gỗ nhỏ,
cây bụi, dây leo gỗ phụ sinh hay dây leo “bóp cổ”, dây leo bò hoặc trườn. Vỏ ngoài
thường nhẵn, màu xám nhạt, đôi khi nâu hoặc trắng nhạt. Hầu hết các loài đều có
nhựa mủ trắng hoặc vàng. Lá thường sắp xếp xoắn ốc, mọc cách hoặc mọc đối.
Phiến lá đơn nguyên hoặc xẻ thùy chân vịt, đối xứng hoặc không đối xứng, mép lá
nguyên hoặc có răng cưa, lá kèm rời hoặc hợp sinh. Cụm hoa mọc ở nách lá hoặc
trên cành, thân, đôi khi ở dưới đất. Hoa mọc đơn độc thành chùm, đơn tính hoặc
lưỡng tính. Bao hoa 2-8 mảnh rời hoặc hợp, nhị 1-7, vòi nhị 1, bầu 1 ô và 1 noãn.
“Quả” thường hình cầu hoặc hình trứng. Cây tự thụ phấn hoặc thụ phấn chéo [8].
1.2.1.2. Phân bố và sinh thái
Chi Đa là một trong những chi lớn và đa dạng nhất của họ Dâu tằm
(Moraceae), gồm rất nhiều loài. Hiện nay, ước tính trên thế giới có khoảng 1000
loài [17]. Hầu hết các loài thuộc chi Ficus L. phân bố ở các khu vực thuộc vùng
nhiệt đới và cận nhiệt đới, chỉ rất ít loài sinh trưởng ở vùng ôn đới. Tuy nhiên,

Malaysia được coi là trung tâm phân bố lớn nhất, bởi sự có mặt của 50% tổng số
loài [26]. Ở Việt Nam, Phạm Hoàng Hộ đã thống kê mô tả tóm tắt cho 75 loài
(species), 2 phân loài (subspecies) cùng 46 thứ (varieties) [8]. Đến nay đã xác định
được tên khoa học khoảng 133 loài và thứ có ở Việt Nam [13].
1.2.1.3. Thành phần hóa học
Thành phần hóa học của một số loài Ficus L. dùng trong y học cổ truyền đã
được nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Theo tra cứu, đến nay có
khoảng 200 chất được phân lập và xác định cấu trúc, chủ yếu thuộc ba nhóm:
phenolic, terpenoid và alcaloid [11].
Các hợp chất phenolic chiếm tỷ lệ cao nhất (65%) và có mặt ở hầu hết các loài
với cấu trúc khung đa dạng như flavonoid (F. hirta Vahl., F. benghalensis L., ),
11

coumarin (F. sycomorus L., F. thonnigii Blume, ), lignan (F. microcarpa L.), các
phenolic dạng C
6
-C
1
và C
6
-C
3
(F. eptica Burn.) [37].
Các hợp chất terpenoid chủ yếu bao gồm các terpenoid khung lupan và
taraxastan có nhiều trong các loài F. microcarpa L. và F. fistulosa Reinw. ex Blume
[15], [37], [44].
Các hợp chất alcaloid chỉ tìm thấy ở một số ít loài chủ yếu là F. septica Burn.
[37]. Các alcaloid hầu hết có cấu trúc khung phenanthroindolizidin.
Ngoài ra còn có nhiều hợp chất thuộc các nhóm: lipid, steroid, amino acid
được phân lập hoặc nhận biết bằng các phương pháp GC-MS và HPLC-MS [37].

1.2.1.4. Bộ phận dùng và công dụng
Không chỉ đa dạng về loài mà bộ phận dùng và công dụng của các loài thuộc
chi Ficus L. cũng rất phong phú, đem lại nhiều giá trị kinh tế. Từ lâu, chúng đã
được biết đến như là thực phẩm trong đời sống hàng ngày như: quả của các loài
Sung (F. racemosa L.), Vả ngọt (F. carica L.)
Đặc biệt, các loài của chi này còn được sử dụng rất nhiều trong y học cổ
truyền. Ở Ấn Độ, Trung Quốc và Hàn Quốc, nhiều loài thuộc chi Ficus L. đã được
dùng điều trị nhiều loại bệnh khác nhau: điều trị ngoài da cho các bệnh eczema,
bệnh phong, thấp khớp, viêm loét; bệnh lỵ, bệnh lậu, tiểu đường, rối loạn lipid máu
với bộ phận dùng rất phong phú đa dạng, có khi là quả, là lá, cũng có khi là vỏ
thân, rễ phụ, có khi còn là nhựa mủ [8].
Ngày nay, một số loài còn được trồng làm cây bóng mát, cây cảnh được ưa
chuộng như Si (F. microcarpa L.), Sanh (F. benjamia L.), Trâu cổ (F. pumila L.),
Đa lông (F. pubilimba Merr.)
1.2.2. Một số dược liệu thuộc chi Ficus L. đã được sử dụng trong điều trị các
bệnh đường tiết niệu
Theo thống kê từ các tài liệu [2], [5], [12], [16], [17], có 24 loài thuộc chi Ficus
L. đã được sử dụng để điều trị các bệnh trên đường tiết niệu. Danh sách cụ thể được
trình bày ở bảng 1.1.
12

Bảng 1.1: Danh mục các loài thuộc chi Ficus L. được sử dụng để
điều trị một số bệnh lý đường tiết niệu
Stt
Tên khoa học[2]
Tên Việt Nam[2]
Bộ phận dùng và công dụng
1
F. auriculata Lour.
Vả, Ngõa, Cọ

ngõa, Vô hoa quả
• Quả có tác dụng lợi tiểu [12], [17]

• Rễ và lá có tác dụng tiêu thũng
[17]
2
F. benghalensis L.
Đa benghal, Đa
xoan, Đa lá tròn
• Rễ và lá lợi tiểu [12]
• Dùng tua rễ làm thuốc lợi tiểu
dùng trong trường hợp xơ gan kèm
theo cổ trướng [5]
3
F. drupacea Thunb.
Đa hạch, Sung
hạch, Sung nhân,
Đa lông
• Tua rễ (cả vỏ lẫn lõi) được dùng trị
phù nề cổ trướng do xơ gan; làm
tăng bài tiết nước tiểu, làm hết
hoặc giảm phù nề cổ trướng. Liều
cao có tác dụng mạnh; dạng bột có
tác dụng hơn dạng nước sắc [5]
• Lá và búp lá có tác dụng lợi tiểu.
Ngoài ra tua rễ phối hợp vớ
i Rau
dừa nước, Tỳ giải mỗi vị 15g, sắc
nước uống chữa tiểu tiệ
n không

thông, đái ra dưỡng trấp [17]

4
F. elastica Roxb. ex
Horn.
Đa búp đỏ, Đa cao
su, Đa dai
• Dùng tua rễ làm thuốc lợi tiểu
dùng trong những trường hợp xơ
gan kèm theo cổ trướng [5], [12]
5
F. fistulosa Reinw.
Ex Blume
Sung bộng, Sung
rừng
• Rễ, vỏ, lá có tác dụng lợi niệu [5]

6
F. hispida L. f. Ngái
• Rễ, lá, vỏ và quả có tác dụng trừ
thấp, tiêu tích hóa đàm [5]
• Vỏ, thân, lá, quả xanh chữ
a phù
thũng, rễ chữa bí tiểu tiện [17]

13

7
F. microcarpa L. f. Gừa, Si quả nhỏ
• Rễ khí sinh và lá có tác dụng lợi

tiểu [5]
• Rễ phối hợp với nhiều vị thuốc
khác để chữa bệnh sỏi thận [17]

8
F. pumila L.
Trâu cổ, Xộp
Xộp, Cơm lênh,
Dây xộp,
Sung thằn lằn, Bị
lệ, Vẩy ốc
• Cành và lá thông đại tiểu tiện [12]
• Quả có tác dụng lợi thấp; lá có tác
dụng tiêu thũng [5]
• Thân, cành, lá có tác dụng khư
phong, lợi thấp, tiêu thũng; rễ có
tác dụng khư phong, trừ thấp [17]

9
F. racemosa L.
Sung, Cọ đưa, Ưu
đàm thụ
• Nhựa, lá và vỏ cây có tác dụng lợi
tiểu, tiêu thũng [5], [17]
10
F. religiosa L.
Đa bồ đề, Bồ đề,
Đề
• Dùng tua rễ làm thuốc lợi tiểu
dùng trong những trường hợp xơ

gan kèm theo cổ trướng [12]

11
F. variolosa Lind.
ex Benth.
Sung rỗ
• Thân được dùng làm thuố
c thanh
nhiệt lợi niệu [5]

12
F. retusa L. Si
• Lá có tác dụng tiêu thũng. Rễ phối
hợp với tua rễ Đa sắc uố
ng làm
thuốc lợi tiểu [17]

13
F. benjamina L. Si, Sanh, Gừa
• Lá có tác dụng tiêu thũng [5]

14
F. benjamina
var. comosa (Roxb.)
Kurz
Si, Sanh
• Lá có tác dụng tiêu thũng [5]

15
F. carica L.

Sung ngọt, Sung
trái, Vả tây
• Quả có tác dụng tiêu thũng [5]

16
F. erecta Thunb.
var. beecheyana
(Hook. & Arn.)
King
Sung beechey,
Sung thiên tiên
• Rễ khử phong, trừ thấp [5]

14

17
F. fulva Reinw. ex
Blume
Ngái vàng, Ngái
lông, Ngõa lông,
Ngõa khỉ, (cây)
Lá mán, Vú bò
• Rễ và vỏ có tác dụng tiêu thũng [5]

18
F. heterophylla L. f.
Vú bò, Vú bò lá
xẻ, Bù gạo, Ba
ngạc
• Toàn cây hoặc rễ có tác dụng tiêu

thũng [16]

19
F. hirta Vahl.
Ngái lông, Ngái
phún, Ngõa khỉ,
Vú bò
• Rễ có tác dụng tiêu thũng [17]

20
F. hirta var.
roxburghii (Miq)
King
Ngái lông dày,
Ngái khỉ, Ngõa
khỉ
• Toàn cây có tác dụng lợi thấp [5]

21
F. pandurata Hance

Sung tì bà, Sung
lá đàn
• Tác dụng khư phong lợi thấp [5]

22
F. simplicissima
Lour.
Vú bò đơn, Vú bò
sẻ, Vú chó, Ngái

đơn, Sung đơn
• Rễ có tác dụng lợi thấp, dùng chữa
thủy thũng [5]

23
F. simplicissima
var. annamica
(Gagnep.) Corn.
Vú bò nam, Ngái
vẽ, Ngái si, Ngái
trung bộ
• Rễ và vỏ rễ có tác dụng khư phong
thấp, tiêu thũng [12]

24
F. tikoua Bureau
Sung tikou, Sung
tico, Địa qua
• Thân, rễ, lá, quả hoặc toàn cây có
tác dụng lợi thấp, tiêu thũng [5]





15

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. NGUYÊN LIỆU VÀ THIẾT BỊ
2.1.1. Nguyên liệu

2.1.1.1. Dược liệu
Dược liệu sử dụng bao gồm lá các cây: Sung, Đa búp đỏ, Ngái, Vả (thu hái tại
Tam Đảo - Vĩnh Phúc) và Trâu cổ, Lâm vồ, Đề (thu hái tại Hà Nội) vào tháng
10/2012. Dược liệu được rửa sạch, phơi khô, tán nhỏ, bảo quản trong túi nilon buộc
kín, để nơi khô ráo. Mẫu dược liệu đã được định tên khoa học bởi tiến sĩ Trần Thế
Bách (Viện sinh thái tài nguyên sinh vật – Viện khoa học Việt Nam) theo bảng 2.1.
và biên bản giám định được trình bày trong phụ lục 3.
Bảng 2.1: Danh mục tên khoa học của 7 mẫu dược liệu nghiên cứu
Stt Dược liệu giám định Tên khoa học
1 Sung
Ficus racemosa L.
2 Ngái
Ficus hispida L. f.
3 Đa búp đỏ
Ficus elastica Roxb. Ex Hornem.
4 Vả
Ficus auriculata Lour.
5 Trâu cổ
Ficus pumila L.
6 Lâm vồ
Ficus rumphii Blume
7 Đề
Ficus religiosa L.

2.1.1.2. Dung môi: nước cất hai lần và ethanol công nghiệp.

16

2.1.1.3. Hóa chất
Bảng 2.2: Danh mục hóa chất sử dụng trong nghiên cứu

Tên hóa chất
Xuất xứ
Tiêu chuẩn áp dụng
Natri chlorid
Merck ( Đức )
Tiêu chuẩn phân tích
Kali chlorid
Dinatri hydrophosphat
dihydrat
Amoni sulfat
Amoni chlorid
Trinatri citrat dihydrat
Scharlau Chemie SA
( Tây Ban Nha )
Acid oxalic dihydrat
VWR BDH Prolabo
( Anh )
Magie chlorid hexahydrat

2.1.2. Thiết bị
• Máy cất nước 2 lần Hamillton, Hoa Kỳ.
• Máy điều chỉnh pH Euteck instruments pH 510, Singapore.
• Thiết bị khuấy từ, Heidolph, Đức.
• Máy lắc Vortex Genius 3 IKA, Đức.
• Tủ ủ ấm Memmert, Đức.
• Hệ thống máy Elisa gồm máy đọc khay vi thể (Biotek, Mỹ) và máy ủ lắc
khay (Awareness, Mỹ).
• Micropipet 1 đầu kênh và 8 đầu kênh có thể điều chỉnh thể tích Eppendorf,
Đức.
• Kính hiển vi Olympus CKX41 kết nối máy ảnh Canon, Nhật.

• Một số thiết bị khác: Cân phân tích Precisa, cân kỹ thuật Sartorius, tủ sấy,
tủ lạnh, bản nhọn 96 giếng …
17

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
 Đánh giá tác dụng in vitro trên sự hình thành tinh thể canxi oxalat của dịch
chiết nước từ 7 loài thuộc chi Ficus L.
 Khảo sát ảnh hưởng của dung môi ethanol tới sự hình thành tinh thể canxi
oxalat.
 Đánh giá tác dụng in vitro trên sự hình thành tinh thể canxi oxalat của cắn
ethanol 70% từ 7 loài thuộc chi Ficus L.
 Xác định IC
50
của cắn ethanol 70% của một dược liệu có tác dụng tốt trên
sỏi tiết niệu trong 7 loài nghiên cứu và so sánh với natri citrat.
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Sử dụng mô hình in vitro trên bản nhọn 96 giếng theo mô tả của Gohel và
Wong [30], với nước tiểu nhân tạo (theo công thức J. P. Kavanagh và cộng sự [35]).
Mô hình này đã được chứng minh nhiều ưu điểm: đơn giản, tự động, cho phép
nghiên cứu nhiều nồng độ cùng lúc, độ lặp lại cao trong thời gian ngắn, bản mỏng
cho phép quan sát và chụp được hình ảnh tinh thể trực tiếp qua kính hiển vi [35],
[14].
2.3.1. Nguyên tắc
Tạo tinh thể sỏi canxi oxalat in vitro trong môi trường nước tiểu nhân tạo.
Theo dõi sự hình thành tinh thể và khả năng ức chế hình thành tinh thể sỏi của dược
liệu thông qua việc xác định mật độ quang đo tại bước sóng 620nm (OD
620 nm
), quan
sát và chụp ảnh tinh thể canxi oxalat tạo thành trong các giếng dưới kính hiển vi khi
kết thúc thí nghiệm.

2.3.2. Cách tiến hành
2.3.2.1. Chuẩn bị dung dịch nước tiểu nhân tạo, dung dịch acid oxalic và chứng
dương
 Nước tiểu nhân tạo: Dung dịch nước tiểu nhân tạo được pha theo công
thức của Kavanagh và cộng sự (1999) [35] và có điều chỉnh để phù hợp với mô hình
trên bản nhọn 96 giếng:

×