BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI
NGUYỄN THU HÀ
SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM VI HỌC VÀ
TÁC DỤNG IN VITRO TRÊN SỎI TIẾT NIỆU
CỦA HAI LOÀI FICUS RELIGIOSA L. VÀ
FICUS RUMPHII BLUME,
HỌ DÂU TẰM MORACEAE
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ
HÀ NỘI - 2013
BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI
NGUYỄN THU HÀ
SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM VI HỌC VÀ
TÁC DỤNG IN VITRO TRÊN SỎI TIẾT NIỆU
CỦA HAI LOÀI FICUS RELIGIOSA L. VÀ
FICUS RUMPHII BLUME,
HỌ DÂU TẰM MORACEAE
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ
Ngƣời hƣớng dẫn:
TS. Nguyễn Quỳnh Chi
Nơi thực hiện:
1. Bộ môn Dược liệu
2. Bộ môn Dược lực
HÀ NỘI - 2013
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này tôi đã nhận được rất nhiều sự
giúp đỡ quý báu từ các thầy cô giáo, bạn bè và gia đình.
Đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn
Quỳnh Chi, ThS. Lê Thanh Bình và TS. Nguyễn Hoàng Anh. Các thầy cô đã tận
tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm khóa luận.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô, các anh chị kỹ thuật viên
của bộ môn Dược liệu, bộ môn Dược lực và phòng Bào chế Công nghiệp bộ môn
Công Nghiệp Dược đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình thực nghiệm.
Nhân đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các thầy cô
trường Đại học Dược Hà Nội vì những kiến thức mà thầy cô đã trang bị cho chúng
tôi trong suốt 5 năm học.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả bạn bè, đặc biệt các bạn cùng làm
nghiên cứu của bộ môn Dược liệu vì những lời động viên và giúp đỡ kịp thời.
Cuối cùng xin cảm ơn gia đình vì đã luôn ủng hộ và động viên tôi trong suốt
thời gian học tập vừa qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2013
Sinh viên
Nguyễn Thu Hà
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN 2
1.1 Bệnh lý sỏi tiết niệu 2
1.1.1 Khái niệm bệnh lý sỏi tiết niệu 2
1.1.2 Dịch tễ học bệnh lý sỏi tiết niệu 2
1.1.3 Phân loại và thành phần hóa học của sỏi tiết niệu 2
1.1.4 Cơ chế hình thành sỏi 3
1.1.5 Nguyên nhân sinh bệnh 3
1.1.6 Tác động của sỏi tới hệ tiết niệu . 4
1.1.6.1 Chèn ép và gây tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu 4
1.1.6.2 Kích thích cọ xát 4
1.1.6.3 Nhiễm khuẩn 5
1.1.7 Điều trị bệnh lý sỏi tiết niệu 5
1.1.7.1 Điều trị ngoại khoa 5
1.1.7.2 Điều trị nội khoa 5
1.1.7.3 Điều trị theo quan điểm y học cổ truyền 5
1.1.8 Vai trò của dược liệu trong điều trị sỏi tiết niệu 6
1.2 Tổng quan về chi Ficus L. 7
1.2.1 Vị trí phân loại 7
1.2.2 Đặc điểm thực vật và phân bố 8
1.3 Tổng quan về 2 loài Ficus religiosa L. và Ficus rumphii Blume 8
1.3.1 Đặc điểm thực vật 9
1.3.1.1 Loài Ficus religiosa L. 9
1.3.1.2 Loài Ficus rumphii Blume 9
1.3.2 Thành phần hóa học 10
1.3.2.1 Thành phần hóa học loài Ficus religiosa L. 10
1.3.2.2 Thành phần hóa học loài Ficus rumphii Blume 11
1.3.3 Tác dụng sinh học và công dụng của hai loài Ficus religiosa L. và
Ficus rumphii Blume 11
1.3.3.1 Tác dụng sinh học và công dụng của loài Ficus religiosa L. 11
1.3.3.2 Tác dụng sinh học và công dụng loài Ficus rumphii Blume 12
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
2.1 Nguyên liệu, hóa chất và thiết bị 14
2.1.1 Nguyên liệu 14
2.1.2 Hóa chất, dung môi 14
2.1.3 Thiết bị và dụng cụ 15
2.2 Nội dung nghiên cứu 15
2.2.1 So sánh đặc điểm vi học 2 loài 15
2.2.2 Đánh giá ảnh hưởng của dịch chiết toàn phần và các phân đoạn của
dịch chiết hai loài Ficus religiosa L. và Ficus rumphii Blume trên sự hình thành
tinh thể calci oxalat in vitro 15
2.3 Phương pháp nghiên cứu 16
2.3.1 Xử lý và bảo quản mẫu 16
2.3.2 Về đặc điểm vi học 16
2.3.2.1 Đặc điểm vi phẫu 16
2.3.2.2 Đặc điểm bột dược liệu 16
2.3.3 Đánh giá tác dụng của dịch chiết toàn phần và các phân đoạn dịch
chiết 2 loài Ficus religiosa L. và Ficus rumphii Blume. trên sự hình thành tinh
thể calci oxalat in vitro 17
2.3.3.1 Chuẩn bị dung dịch mẫu thử 17
2.3.3.2 Chuẩn bị nước tiểu nhân tạo, dung dịch acid oxalic và dung dich
natri citrat (chứng dương) 18
2.3.3.3 Bố trí thí nghiệm và đánh giá kết quả 18
2.3.3.4 Xử lý số liệu 21
CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 22
3.1 Đặc điểm vi học lá 2 loài Ficus religiosa L. và Ficus rumphii Blume 22
3.1.1 Đặc điểm vi phẫu lá 22
3.1.1.1 Loài Ficus religiosa L. 22
3.1.1.2 Loài Ficus rumphii Blume 22
3.1.2 Đặc điểm bột lá 25
3.1.2.1 Đặc điểm bột lá loài Ficus religiosa L. 25
3.1.2.2 Đặc điểm bột lá loài Ficus rumphii Blume 25
3.2 Đánh giá tác dụng của dịch chiết toàn phần và các phân đoạn dịch chiết hai
loài Ficus religiosa L. và Ficus rumphii Blume trên sự hình thành tinh thể calci
oxalat in vitro 27
3.2.1 Chuẩn bị mẫu thử 27
3.2.2 Ảnh hưởng của dịch chiết nước hai loài Ficus religiosa L. và Ficus
rumphii Blume trên sự hình thành tinh thể calci oxalat in vitro 30
3.2.3 Ảnh hưởng của dịch chiết ethanol hai loài Ficus religiosa L. và Ficus
rumphii Blume trên sự hình thành tinh thể calci oxalat in vitro 33
3.2.4 Ảnh hưởng của các phân đoạn dịch chiết hai loài Ficus religiosa L. và
Ficus rumphii Blume trên sự hình thành tinh thể calci oxalat in vitro 35
3.2.4.1 Khảo sát ảnh hưởng của ethanol lên sự hình thành tinh thể calci
oxalat in vitro 35
3.2.4.2 Ảnh hưởng các phân đoạn từ dịch chiết hai loài Ficus religiosa L.
và Ficus rumphii Blume 37
3.3 Bàn luận 44
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
CH
2
Cl
2
Dicloromethan
COM Calci oxalat monohydrat
COD Calci oxalat dihydrat
EtOAc Ethyl acetat
OD
620nm
Mật độ quang đo ở bước sóng 620 nm
OD
TB
Mật độ quang trung bình
SD Độ lệch chuẩn
EtOH Ethanol
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng
Tên bảng
Trang
Bảng 1.1
Sử dụng loài Ficus religiosa L. trong y học cổ truyền
12
Bảng 2.1
Thành phần nước tiểu nhân tạo theo Kavanagh và cộng sự
18
Bảng 3.1
So sánh đặc điểm vi phẫu hai loài Ficus religiosa L.
và Ficus rumphii Blume
23
Bảng 3.2
So sánh đặc điểm bột lá hai loài Ficus religiosa L. và Ficus
rumphii Blume
27
Bảng 3.3
Hàm lượng cắn các phân đoạn từ dịch chiết ethanol 70% loài
Ficus religiosa L.
29
Bảng 3.4
Hàm lượng cắn các phân đoạn từ dịch chiết ethanol 70% loài
Ficus rumphii Blume
29
Bảng 3.5
Ảnh hưởng của dịch chiết nước ở các độ pha loãng 1/16, 1/8,
1/4, 1/2 của hai loài Ficus religiosa L. và Ficus rumphii
Blume lên sự hình thành tinh thể calci oxalat
30
Bảng 3.6
Ảnh hưởng của dịch chiết ethanol ở các độ pha loãng 1/16,
1/8, 1/4, 1/2 của hai loài Ficus religiosa L. và Ficus rumphii
Blume lên sự hình thành tinh thể calci oxalat
33
Bảng 3.7
Ảnh hưởng của ethanol tới sự hình thành tinh thể calci oxalat
in vitro
36
Bảng 3.8
Ảnh hưởng các phân đoạn dịch chiết hai loài Ficus religiosa
L. và Ficus rumphii Blume trên sự hình thành tinh thể calci
oxalat in vitro
38
Bảng 3.9
Tổng kết kết quả đánh giá ảnh hưởng của hai loài Ficus
religiosa L. và Ficus rumphii Blume trên sự hình thành tinh
thể calci oxalat in vitro
41, 42
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình
Tên hình
Trang
Hình 1.1
Hình ảnh tinh thể dạng COM (a, b) và COD (c) dưới kính hiển
vi điện tử quét.
3
Hình 2.1
Ảnh lá hai loài Ficus religiosa L. và Ficus rumphii Blume
14
Hình 3.1
Vi phẫu lá Ficus religiosa L.
24
Hình 3.2
Vi phẫu lá Ficus rumphii Blume
24
Hình 3.3
Một số đặc điểm bột lá loài Ficus religiosa L.
26
Hình 3.4
Một số đặc điểm bột lá loài Ficus rumphii Blume
26
Hình 3.5
Sơ đồ chiết xuất các phân đoạn từ dịch chiết toàn phần của hai
loài Ficus religiosa L. và Ficus rumphii Blume
28
Hình 3.6
Hình ảnh tinh thể calci oxalat tạo thành trong điều kiện không
có chất thử (trắng sỏi), trong điều kiện có mặt dịch chiết nước
Ficus religiosa L. và Ficus rumphii Blume tại các độ pha loãng
và chứng dương natri citrat (độ phóng đại 40x)
31
Hình 3.7
Hình ảnh tinh thể calci oxalat tạo thành trong điều kiện không
có chất thử (trắng sỏi), trong điều kiện có mặt dịch chiết
ethanol Ficus religiosa L. và Ficus rumphii Blume tại các độ
pha loãng và chứng dương natri citrat (độ phóng đại 40x)
34
Hình 3.8
Hình ảnh chụp tinh thể calci oxalat tạo thành trong dung môi
ethanol ở các nồng độ khác nhau (độ phóng đại 40x)
36
Hình 3.9
Hình ảnh tinh thể calci oxalat tạo thành trong điều kiện không
có chất thử (trắng sỏi), trong điều kiện có mặt cắn các phân
đoạn từ dịch chiết ethanol Ficus religiosa L. tại các nồng độ và
chứng dương natri citrat (độ phóng đại 40x)
39
Hình
3.10
Hình ảnh tinh thể calci oxalat tạo thành trong điều kiện không
có chất thử (trắng sỏi), trong điều kiện có mặt cắn các phân
đoạn từ dịch chiết ethanol Ficus rumphii Blume tại các nồng
độ và chứng dương natri citrat (độ phóng đại 40x)
40
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sỏi tiết niệu là nhóm bệnh thường gặp trong chuyên khoa thận tiết niệu tại
Việt Nam và trên thế giới. Các phương pháp ngoại khoa giữ vai trò chủ yếu trong
điều trị sỏi tiết niệu đã tạo ra những bước tiến đáng kể nhờ áp dụng khoa học công
nghệ hiện đại nhưng vẫn chưa cải thiện được tình trạng tái phát sỏi đồng thời gây ra
nhiều tác dụng không mong muốn. Bởi vậy phương pháp điều trị nội khoa trong đó
có sử dụng dược liệu đối với điều trị sỏi tiết niệu vẫn giữ một vai trò quan trọng.
Chi Ficus L. (họ Dâu tằm - Moraceae) là một chi lớn với khoảng 1000 loài,
trong đó Đề (Ficus religiosa L.) và Lâm vồ (Ficus rumphii Blume) là hai loài có
những đặc điểm hình thái gần giống nhau. Cả hai loài này đều được trồng phổ biến
ở Việt Nam và thực tế là rất dễ bị thu hái nhầm. Trong Y học cổ truyền, cả hai loài
đều được sử dụng với nhiều công dụng khác nhau, lá Đề là thành phần trong một
bài thuốc điều trị sỏi tiết niệu. Trong khi hiện nay đã có nhiều nghiên cứu về thành
phần hóa học cũng như tác dụng dược lý của loài Ficus religiosa L. thì nghiên cứu
về loài Ficus rumphii Blume hầu như không có.
Với mục đích góp phần xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm và thăm dò khả
năng áp dụng trong điều trị bệnh lý sỏi tiết niệu của hai dược liệu này, đề tài ―So
sánh đặc điểm vi học và tác dụng in vitro trên sỏi tiết niệu của hai loài Ficus
religiosa L. và Ficus rumphii Blume, họ Dâu tằm Moraceae‖ được thực hiện với
2 mục tiêu:
1. So sánh đặc điểm vi học lá hai loài Ficus religiosa L. và Ficus rumphii
Blume.
2. So sánh ảnh hưởng của hai loài Ficus religiosa L. và Ficus rumphii Blume
trên sự hình thành tinh thể calci oxalat in vitro.
2
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Bệnh lý sỏi tiết niệu
1.1.1 Khái niệm bệnh lý sỏi tiết niệu
Sỏi tiết niệu là sự hình thành và hiện diện của sỏi trong đường tiết niệu. Sỏi
ở vị trí nào thì có tên gọi theo vị trí giải phẫu đó như sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi
bàng quang [2].
Bệnh sỏi đường tiết niệu nói chung và bệnh sỏi thận nói riêng là bệnh thường
gặp ở đường tiết niệu. Bệnh do các thành phần hòa tan trong nước tiểu ở các điều
kiện lý hóa nhất định, hay do những rối loạn về mặt sinh lý bệnh học có kèm theo
những yếu tố thuận lợi như giảm lưu lượng nước tiểu, nhiễm khuẩn tiết niệu, dị
dạng đường tiết niệu hoặc có yếu tố di truyền sẽ kết tinh từ một nhân nhỏ rồi lớn
dần thành sỏi [18].
1.1.2 Dịch tễ học bệnh lý sỏi tiết niệu
Sỏi tiết niệu là bệnh phổ biến thứ ba trong các bệnh gặp phải ở đường tiết
niệu, ảnh hưởng đến cuộc sống của 2-12% dân số toàn thế giới. Tỷ lệ tái phát sỏi
tiết niệu cao, trung bình khoảng 40% trong vòng 3 năm, 74% trong vòng 10 năm và
98% trong vòng 25 năm. Những vùng có tỷ lệ sỏi tiết niệu cao trên thế giới bao gồm
Anh, các nước Scandinava, Trung Âu, Bắc Australia, Bắc Ấn Độ, Pakistan và các
nước vùng Địa Trung Hải….được gọi là vành đai sỏi. Việt Nam là một nước nằm
trong vành đai sỏi của thế giới. Theo thống kê trong khoa tiết niệu tại các bệnh viện
lớn thì số bệnh nhân điều trị sỏi tiết niệu chiếm 40- 60% tổng số bệnh nhân điều trị
trong khoa [11],[12],[23].
1.1.3 Phân loại và thành phần hóa học của sỏi tiết niệu
90% trọng lượng sỏi là tinh thể, 5% là nước, 3% là protein và các vi lượng
khác [12]. Dựa vào thành phần hóa học, người ta chia sỏi tiết niệu thành 5 loại: sỏi
calci oxalat, sỏi calci phosphat, sỏi acid uric, sỏi struvit và sỏi cystin, trong đó sỏi
calci oxalat chiếm tỷ lệ cao nhất [18],[36]. Ở Việt Nam, tất cả các mẫu sỏi được
phân tích đều có từ hai thành phần trở lên, trong đó calci oxalat có tỷ lệ gặp là
90,7% [11].
3
Sỏi calci oxalat gồm 2 dạng là calci oxalat monohydrat (COM) và calci
oxalat dihydrat (COD).
- COM (whewellite): là tinh thể phụ thuộc oxalat hình que dài 6 cạnh hoặc
hình bầu dục có nhân, có khả năng kết tụ cao, khả năng gắn chặt vào tế bào biểu mô
ống thận, giữ lại tạo điều kiện hình thành sỏi [30], [46].
- COD (weddellite): là tinh thể phụ thuộc calci, hình vuông, góc kết nối bằng
giao nhau, không kết tụ thành các khối bền vững, không gắn vào tế bào biểu mô
ống thận, dễ dàng bị cuốn theo nước tiểu, khó tạo thành sỏi tiết niệu [36].
a) (b) (c)
Hình 1.1 Hình ảnh tinh thể dạng COM (a, b) và COD (c)
dưới kính hiển vi điện tử quét.
1.1.4 Cơ chế hình thành sỏi
Quá trình hình thành sỏi là một quá trình phức tạp, là kết quả của một loạt
các quá trình hóa lý bao gồm: sự quá bão hòa của các chất hòa tan trong nước tiểu,
tạo mầm, tăng trưởng mầm, kết tụ và lưu lại tại thận [31]
1.1.5 Nguyên nhân sinh bệnh
- Tăng cô đặc nước tiểu do giảm bài niệu
- Tăng calci niệu: là khi lượng calci trong nước tiểu > 300 mg/24h ở nam và
250 mg/24h ở nữ. Tăng calci niệu có thể do tăng hấp thụ calci tại ruột nguyên phát
hoặc thứ phát, hoặc bệnh lý thứ phát sau khi ăn nhiều natri gây tăng mức lọc cầu
thận và tăng bài tiết calci ở ống thận, hoặc bệnh lý làm tăng phân hủy xương và
tăng hấp thu calci tại ruột.
4
- Chế độ ăn uống: việc tiêu thụ một lượng muối, protein động vật,
carbonhydrat, oxalat quá mức cũng như việc uống ít nước, ăn ít chất xơ thực vật
làm tăng nguy cơ hình thành sỏi.
- Tăng oxalat niệu: do rối loạn về gen làm tăng quá trình tổng hợp oxalat tại
gan và hội chứng ruột ngắn kém hấp thụ.
- Tăng acid uric niệu: do tăng purin gặp trong bệnh gút và u tủy.
- Tăng cystin niệu: làm môi trường nước tiểu toan hóa và tạo điều kiện hình
thành sỏi.
- Tăng xanthin niệu: do thiếu enzym xanthin oxydase.
- Toan hóa ống thận có liên quan đến hình thành sỏi calci phosphat ở thận.
- Giảm citrat niệu gây sỏi calci oxalat.
- Khi dùng nhiều các hormon sinh dục [11].
1.1.6 Tác động của sỏi tới hệ tiết niệu [11].
1.1.6.1 Chèn ép và gây tắc nghẽn đƣờng dẫn nƣớc tiểu
Đây là phương thức tác động phổ biến nhất, nguy hiểm nhất tới hình thể và
chức năng của thận, chèn ép tắc nghẽn dẫn đến 4 hậu quả:
- Ứ đọng nước tiểu trên chỗ tắc tạo điều kiện thuận lợi cho nhiễm khuẩn niệu.
- Tăng áp lực trong đường tiểu dẫn tới giảm áp lực lọc hữu hiệu. Nếu tăng đột
ngột hoàn toàn, áp lực lọc có thể bị triệt tiêu và thận sẽ ngừng bài tiết.
- Trào ngược nước tiểu vào hệ bạch huyết và tĩnh mạch ở tổ chức khe thận gây
viêm thận kẽ.
- Giãn đài bể thận, đè ép và phá hủy nhu mô thận (biến chứng giãn đài bể
thận).
Nếu tắc nghẽn xảy ra hoàn toàn ở hai bên hệ tiết niệu, bệnh nhân sẽ rơi vào
trạng thái vô niệu do sỏi. Còn nếu tắc nghẽn không hoàn toàn áp lực xoang thận
tăng lên từ từ dẫn đến nhu mô thận bị teo đét, xơ hóa và chức năng thận sẽ bị mất.
1.1.6.2 Kích thích cọ xát
Sỏi tiết niệu cọ xát vào niêm mạc đường tiết niệu gây xách rước niêm mạc
đài bể thận, chảy máu, đau, co thắt đường niệu. Quá trình này mạnh và kéo dài kết
5
hợp với nhiễm khuẩn dẫn tới viêm xơ, loét, hoại tử niêm mạc niệu quản, đài bể thận
và nhu mô thận. Kết quả là ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng thận cũng như làm
hẹp dần đường dẫn niệu, càng làm nặng thêm tình trạng bế tắc.
1.1.6.3 Nhiễm khuẩn
Thực tế lâm sàng khó phân biệt giữa nhiễm khuẩn tiết niệu dẫn tới sỏi hay
sỏi tiết niệu gây biến chứng nhiễm khuẩn niệu, nhưng đó là hai quá trình tác động
qua lại để phát triển và thường gọi chung là nhiễm khuẩn niệu trên bệnh nhân sỏi
tiết niệu
1.1.7 Điều trị bệnh lý sỏi tiết niệu
1.1.7.1 Điều trị ngoại khoa
Đối với sỏi kích thước lớn hơn 5 mm nên can thiệp sớm bằng ngoại khoa để
hạn chế biến chứng. Ngoài phẫu thuật mở cổ điển thì ngày nay có rất nhiều phương
pháp như tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi nội soi ngược dòng, lấy sỏi thận qua da, phẫu
thuật lấy sỏi nội soi sau phúc mạc, bóp sỏi bàng quang…Mỗi phương pháp đều có
ưu nhược điểm và chỉ định riêng [11], [14].
1.1.7.2 Điều trị nội khoa
Điều trị nội khoa bao gồm điều trị tan sỏi dựa vào thành phần hóa học của
sỏi, điều trị tống sỏi và các biến chứng bằng kháng sinh chống nhiễm khuẩn niệu,
thuốc giãn cơ trơn hoặc thuốc kháng cholinergic… bổ sung thuốc giảm đau không
gây nghiện khi bệnh nhân lên cơn đau quặn thận, kết hợp với uống nhiều nước và
tăng cường vận động.
Để phòng sỏi tái phát, ngoài chế độ ăn uống, chế độ lao động và luyện tập,
cần phải điều trị triệt để các bệnh gây sỏi hoặc tạo điều kiện gây sỏi như phẫu thuật
dị dạng đường tiết niệu…, sử dụng kháng sinh theo kháng sinh đồ, dùng vitamin
nhóm B để hạn chế bong tróc biểu mô đường tiết niệu [6],[14],[31].
1.1.7.3 Điều trị theo quan điểm y học cổ truyền
Biện chứng luận trị:
Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền được gọi là ―Thạch lâm‖, ―Sa lâm‖, một
số trường hợp đái máu do sỏi tiết niệu gọi là ―Xích lâm‖.
6
Theo quan điểm y học cổ truyền, sỏi tiết niệu đa phần do thận khí hư nhược,
thận dương hư tổn, hạ tiêu thấp nhiệt uất kết, khí trệ huyết ứ gây ra. Trong đó thận
hư, thấp nhiệt, khí trệ, huyết ứ là trọng tâm.
Điều trị:
- Điều trị bằng châm cứu: có nhiều phương pháp như hào châm, điện
châm, thủy châm hiệu quả tương đối tốt, tác dụng phụ ít, không tốn kém. Trong cơn
đau quặn thận, châm cứu cũng làm giảm đau nhanh chóng, kết hợp dùng thuốc,
uống nhiều nước sẽ tăng cường khả năng bài thạch.
- Một số nhóm thuốc hay được sử dụng trong điều trị sỏi tiết niệu: thẩm
thấp lợi niệu, thông lâm hoạt khiếu, trừ thấp tiết trọc…
- Một số bài thuốc đã được chứng minh có hiệu quả trong điều trị sỏi tiết
niệu: Lô căn bài thạch thang, Bổ thận bài thạch thang, Niệu thạch hợp tễ…
Nói chung sỏi tiết niệu có rất nhiều thể khác nhau, trong một thể lại có nhiều
chứng trạng nên phải nắm chắc biện chứng luận trị, tùy thuộc thời tiết, địa lý, thể
chất, tuổi, giới tính, thói quen ăn uống của bệnh nhân cũng như bài thuốc, vị thuốc
kết hợp châm cứu để ra đơn thuốc phù hợp [11].
1.1.8 Vai trò của dƣợc liệu trong điều trị sỏi tiết niệu
Các tiến bộ trong các phương pháp điều trị sỏi tiết niệu với công nghệ hiện
đại như tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua nội soi niệu quản ngược dòng và tán sỏi
qua da đã tạo nhiều bước tiến đáng kể trong điều trị sỏi tiết niệu nhưng chưa cải
thiện được tình trạng tái phát sỏi. Phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể có hiệu quả trên
COD và sỏi urat, ít có tác dụng trên COM và sỏi cystin. Bên cạnh đó, các phương
pháp này đi kèm nhiều tác dụng không mong muốn như các tổn thương thận, tán sỏi
ngoài cơ thể gây tăng huyết áp, suy thận, đái máu nghiêm trọng, nhiều sỏi nhỏ gây
tắc nghẽn niệu quản, nhiễm trùng [55]. Thêm vào đó, các mảnh sót lại là ổ tiềm
năng gây tạo sỏi mới. Hiện có rất ít tác nhân dược lý có thể lựa chọn để điều trị sỏi
tiết niệu. Muối citrat và thuốc lợi tiểu thiazid đều cho hiệu quả hạn chế và khả năng
dung nạp kém. Vì vậy, việc phát triển dược liệu ngày càng được quan tâm và dùng
7
nhiều trong điều trị sỏi tiết niệu để khắc phục những hạn chế của biện pháp kể trên.
[21], [30], [51].
Các dược liệu được sử dụng trong điều trị sỏi tiết niệu đa phần xuất phát từ
các bài thuốc dân gian. Những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu của
các nhà khoa học về tác dụng điều trị sỏi tiết niệu của các dược liệu. Một số dược
liệu có tác dụng điều trị bệnh lý sỏi tiết niệu là do có vai trò ―hòa tan‖ (bào mòn) sỏi
như Bergenia ciliate (Haw.) Sternb [32], bài thuốc Ngũ linh tán [19], Kim tiền thảo
(Desmodium styracifolium (Osb.) Merr.), Chuối hột (Musa balbisiana Colla.) [16],
hoặc có tác dụng hỗ trợ lợi tiểu, làm tăng lượng chất lỏng qua thận, từ đó tăng đào
thải các chất lắng cặn như Bergenia ligulata Wall. [28], Herniaria hirsute L. [24],
Xấu hổ (Mimosa pudica L.), Mã đề (Plantago major L.), Râu mèo (Orthosiphon
spiralis (Lour.) Merr.)) [4], [51].
Một số dược liệu có tác dụng ngăn cản sự kết tụ của tinh thể calci oxalat,
ngăn cản sự tạo mầm calci oxalat, ngăn cản sự lớn lên của tinh thể calci oxalat như
Phyllanthus niruri Linn. [27], Bergenia ligulata Wall. [38]…; Làm giảm sự lắng
đọng các tinh thể ở trên mô và trong lòng ống thận như Herniaria hirsute L. [25],
Bergenia ligulata Wall. [38], Ammi visnaga L. [54], Alisma orientalis (Sam.) Juzep.
[48], Aerva lanata Linn. [53] ; Làm tăng nồng độ của các chất ức chế sự hình
thành sỏi trong thận như Aerva lanata Linn. [53], Ammi visnaga L. [54]…; làm
giảm nồng độ calci trong mô ở thận, cải thiện tình trạng quá bão hòa calci oxalat
như Trạch tả (Alisma orientalis (Sam.) Juzep.) [48].
1.2 Tổng quan về chi Ficus L.
1.2.1 Vị trí phân loại
Hai loài Ficus religiosa L. và Ficus rumphii Blume thuộc chi Ficus L., một
chi thuộc họ Dâu tằm (Moraceae). Vị trí phân loại của chi Ficus L. được tóm tắt
theo sơ đồ sau [8]:
8
Ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta)
Lớp Ngọc Lan (Magnoliopsida)
Phân lớp Sổ (Dilleniidae)
Liên bộ Gai (Urticanae)
Bộ Gai (Urticales)
Họ Dâu tằm (Moraceae)
Chi Ficus L.
1.2.2 Đặc điểm thực vật và phân bố
Chi Ficus L. có các đặc điểm như sau:
Cây gỗ lớn, trung bình hay gỗ nhỏ, cây bụi hoặc dây leo gỗ, lá thường xanh
hoặc rụng lá theo mùa. Vỏ ngoài thường nhẵn, màu xám nhạt đôi khi nâu hoặc trắng
nhạt. Hầu hết các loài đều có nhiều nhựa mủ trắng hoặc vàng. Lá kèm bọc lấy chồi,
sớm rụng để lại vết sẹo. Lá thường mọc cách, hiếm khi mọc đối hoặc vòng; phiến lá
đơn nguyên hoặc xẻ thùy chân vịt, đối xứng hoặc không đối xứng, mép lá nguyên
hoặc có răng cưa; gân hình lông chim hoặc chân vịt. Hoa đơn tính cùng cây hay
khác cây, mọc thành cụm hoa xim hay hình đầu trên một đế hoa lồi hoặc lõm bọc
lấy hoa ở bên trong, không cuống hoặc có cuống còn gọi là ―sung‖, thường có 3 lá
bắc bao quanh cụm hoa, lá bắc bên có dạng giống vảy, rụng sớm hoặc không rụng.
Hoa đực: đài hoa có 2- 6 thùy, nhị hoa 1- 3 (hiếm khi nhiều hơn). Hoa cái: đài hoa
có 0 – 6 thùy, bộ nhụy gồm 2 lá noãn mà 1 thường sớm tiêu giảm, bầu 1 buồng
chứa 1 noãn đảo hay cong, bầu noãn thượng, đôi khi là hạ. Quả phức do nhiều quả
đơn ghép lại với nhau.
Với khoảng 1000 loài, hầu hết các loài Ficus L. phân bố ở các khu vực thuộc
vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, rất ít loài sinh trưởng ở vùng ôn đới. Đông Nam Á
là khu vực đặc biệt đa dạng với hơn nửa tổng số loài [35].
Việt Nam có 100- 120 loài trong đó nhiều loài đã được sử dụng làm thuốc
[1],[9],[20], Phạm Hoàng Hộ đã thống kê và mô tả tóm tắt 75 loài, 2 phân loài và 46
thứ [10]. Võ Văn Chi đã mô tả một số loài sử dụng trong y học dân gian [8].
1.3 Tổng quan về 2 loài Ficus religiosa L. và Ficus rumphii Blume
9
1.3.1 Đặc điểm thực vật
1.3.1.1 Loài Ficus religiosa L.
Tên đồng nghĩa: Ficus caudate Stokes, Ficus superstitiosa Link, Ficus
peepul Griff, Urostigma religiosum (Linnaeus) Gasparrini [22].
Tên Việt Nam: Đề, Đa Bồ Đề
Cây gỗ lớn, cao 15- 25 m, tán cây xòe rộng, vỏ xám thường nhẵn hay có
nhiều rãnh dọc; cành nâu xám, có lông tơ rải rác khi non. Lá kèm nhỏ hình trứng,
đỉnh nhọn. Cuống lá mảnh, dài tương đương với chiều dài phiến lá. Lá hình thoi-
tam giác, cụt hay hơi hình tim ở gốc, dài 9- 17 cm, rộng 8- 12 cm, dai, mặt dưới
xanh, mặt trên bóng và xanh đậm, mép lá nguyên hoặc gợn sóng, ngọn lá có đuôi
chóp dài 2- 5 cm; gân lá hình lông chim, có khoảng 5- 7 gân lá phụ trên mỗi nửa lá.
Quả giả dạng sung, mọc thành cặp hoặc đơn độc ở kẽ các nhánh có lá, nhẵn, không
cuống, hình cầu đến hình cầu dẹt, đường kính 1- 1,5 cm, lúc chín có màu đỏ đậm.
Hoa đực và hoa cái mọc trong cùng một quả giả. Hoa đực ít, mọc ở các kẽ gần đỉnh
và không cuống, đài hoa gồm 2- 3 thùy, có 1 nhị nhỏ và ngắn. Hoa cái không
cuống, đài hoa có 4 thùy, bầu nhụy hình cầu, trơn nhẵn, vòi nhụy mảnh, đầu nhụy
nhỏ hẹp.
Cây ra hoa vào tháng 1- 4, có quả vào tháng 5- 6.
Loài Ficus religiosa L. phân bố chủ yếu ở các nước Châu Á như Ấn Độ,
Trung Quốc, Việt Nam, Pakistan, Nepan, Myanma, Sri Lanka. Cây được trồng ở
đồng bằng và miền núi, ở đình chùa, chợ, công viên [7],[22],[35].
1.3.1.2 Loài Ficus rumphii Blume
Tên đồng nghĩa: Ficus cordifolia Roxb., Urostigma cordifolium, Urostigma
rumphii (Bl.) Miquel [22].
Tên Việt Nam: Lâm vồ, Đa lâm vồ.
Cây gỗ cao 15 m, vỏ xám, mốc trắng, nhăn nheo khi khô. Lá kèm hình trứng-
mũi mác, dài 1,5- 2,5 cm, sớm rụng để lại sẹo. Cuống lá dài 6- 8 cm, nhẵn; phiến lá
hình tim hoặc hình trứng- tim, dài 6- 13 cm, rộng 6- 11 cm, dai, nhẵn; gốc lá hình
tim, tròn hoặc cụt; đỉnh nhọn; 5- 6 gân phụ mỗi nửa lá. Quả giả dạng sung mọc
10
thành cặp ở kẽ các cành có lá hoặc tạo thành các chùm nhỏ ở những cành già trụi lá,
có các đốm đen khi non và có màu tím sẫm khi chín, hình cầu, đường kính 1- 1,5
cm, không cuống. Hoa đực, hoa cái mọc trong cùng một quả giả. Hoa đực ít, nằm
rải rác, đài hoa chia 3 thùy, nhị 1. Hoa cái có bầu nhụy trắng, hình trứng, trơn nhẵn;
vòi nhụy dài; đầu nhụy hình chùy.
Mùa hoa vào tháng 4- 6, ra quả vào tháng 12- 1.
Loài Ficus rumphii Blume phân bố nhiều ở Ấn Độ, Butan, Indonesia,
Malaysia, Myanma, Nepan, Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam. Ở Việt Nam cây
được trồng nhiều ở đường phố, công viên, đền chùa, cây cảnh [7],[22],[35].
1.3.2 Thành phần hóa học
1.3.2.1 Thành phần hóa học loài Ficus religiosa L.
Các thành phần hóa học chính: tanin, saponin, flavonoid, steroid, terpenoid
và glycosid tim [33],[34].
Vỏ thân: Từ vỏ thân Ficus religiosa L. đã phân lập các hợp chất:
lanosterol, β- sitosteryl – D – glucosid, stigmasterol; hai furanocoumarin là
bergapten và bergaptol từ dịch chiết ether dầu hỏa và dịch chiết cồn. Tanin trong vỏ
thân chiếm khoảng 8,7% tổng lượng tanin cả cây. Các hợp chất phenolic và saponin
cũng được xác định ở vỏ trong. Ngoài ra vỏ thân Ficus religiosa L. còn có lupeol,
lupeol acetat, α- amyrin acetat, steroids, alkaloids, flavonoids, vitamin K, n-
octacosanol, methyl oleanolat.
Vỏ rễ chứa β-sitosteryl-D-glucosid.
Quả chứa 4,9% protein trong đó asparagin và tyrosin là hai acid amin
chiếm lượng lớn nhất. Quả Ficus religiosa L. cũng có một lượng đáng kể flavonoid
như kaempferol, quercetin, myricetin và các hợp chất phenolic khác.
Lá Ficus religiosa L. có 2,8% phytosterol: campestrol, stigmasterol,
isofucosterol, lupeol, acid tanic; nhiều loại acid amin như alanin, glycin, tryptophan,
valin, leucin; các alcol mạch thẳng (hexa-cosanol và n- octacosan).
Hạt chứa phytosterolin, β- sitosterol, albuminoids, carbonhydrat, chất béo,
chất màu.
11
Tại Việt Nam, từ lá Ficus religiosa L. đã phân lập các chất: pinoresinol
di-O- β- D-glucopyranosid; (+) pinoresinol; syringaresinol mono- O- β- D-
glucopyranosid; 7S,8R,8’R-(-)-lariciresinol-4-4’-bis-O- β- D- glucopyranosid;
urolignosid và bezyl- β- D- glucopyranosid. Đây là các hợp chất lần đâu tiên được
tìm thấy ở chi Ficus. Ngoài ra, từ lá cây Ficus religiosa L., hai hợp chất
(3S,5R,6R,7E,9R) megastigman-7-ene-3,5,6,9-tetrol- O- β-glucopyranosid và
(3S,5R,6R,7E,9R) megastigman-7-ene-3,5,6,9-tetrol- 9- O- β—apiofuranosyl-
(12)-O- β- D-glucopyranosid là hai chất mới, lần đầu tiên phân lập từ thiên nhiên
[13].
1.3.2.2 Thành phần hóa học loài Ficus rumphii Blume
Trong khi loài Ficus religiosa L. đã được nghiên cứu khá nhiều về thành
phần hóa học thì có rất ít công bố về thành phần hóa học của loài Ficus rumphii
Blume.
Vỏ thân: Từ dịch chiết methanol 80% đã phân lập được 2 chất là β- sitosterol
và 3’- methoxy flavone - 3- glucosid [29].
Nhựa mủ có chứa tanin [49].
1.3.3 Tác dụng sinh học và công dụng của hai loài Ficus religiosa L. và Ficus
rumphii Blume
1.3.3.1 Tác dụng sinh học và công dụng của loài Ficus religiosa L.
Loài Ficus religiosa L. đã được nghiên cứu với nhiều tác dụng sinh học khác
nhau:
Vỏ cây có tác dụng hạ đường huyết [50], tác dụng chống viêm và giảm đau,
tác dụng kháng khuẩn [41], tác dụng điều trị hen phế quản, tác dụng trên hệ miễn
dịch, tác dụng ức chế enzym acetylcholinesterase trong điều trị bệnh Alzeimer, tác
dụng chống loét, tác dụng chống ung thư [33],[34].
Lá cây có tác dụng làm lành vết thương, tác dụng kháng khuẩn, tác dụng
chống co giật [33],[34],[52].
Quả có tác dụng chống co giật, điều trị suy giảm trí nhớ [52].
Rễ cây có tác dụng chống oxy hóa [33],[34],[52].
12
Tác dụng trên sỏi tiết niệu
Trên thế giới hiện vẫn chưa có báo cáo dược lý thực nghiệm nào về tác dụng
của dịch chiết lá Ficus religiosa L. trên sỏi tiết niệu. Tuy nhiên, Basant B. và cộng
sự đã tiến hành điều tra vấn đề sử dụng dược liệu trong điều trị sỏi tiết niệu ở sa
mạc Ladakh, trong số 68 dược liệu được người dân sử dụng có Ficus religiosa L.
[26]. Ficus religiosa L. cũng có mặt trong một bài thuốc điều trị sỏi tiết niệu mà
nhân dân ta sử dụng [17].
Sử dụng loài Ficus religiosa L. trong y học cổ truyền [34],[15].
Bảng 1.1 Sử dụng loài Ficus religiosa L. trong y học cổ truyền
Bộ phận
Công dụng
Vỏ
Chất làm se, làm mát, kích thích tình dục, kháng khuẩn, bệnh
lậu, tiêu chảy, kiết lỵ, trĩ, loét dạ dày, chống viêm, bỏng.
Dịch sắc vỏ
Làm mát, chữa bệnh lậu, bệnh ngoài da, ghẻ, nấc cục, nôn
mửa.
Lá và chồi non
Thuốc tẩy, chữa bệnh ngoài da.
Dịch ép lá tươi
Chữa hen suyễn, ho, rối loạn tình dục, tiêu chảy, đái ra máu,
đau răng, đau nửa đầu, bệnh về mắt, các vấn đề dạ dày, ghẻ.
Dịch sắc lá
Giảm đau răng.
Quả khô
Chữa bệnh lao, sốt, tê liệt, bệnh trĩ.
Quả tươi
Điều trị hen suyễn, nhuận tràng.
Hạt
Chất làm lạnh, thuốc nhuận tràng.
Nhựa
Chữa đau dây thần kinh, viêm, xuất huyết.
Tua rễ
Thuốc lợi tiểu trong trường hợp xơ gan kèm cổ trướng.
1.3.3.2 Tác dụng sinh học và công dụng loài Ficus rumphii Blume
Các nghiên cứu về tác dụng dược lý của loài Ficus rumphii Blume hầu như
không có, loài này chủ yếu được sử dụng theo kinh nghiệm dân gian.
13
- Ở Ấn Ðộ, nhựa và dịch sắc từ quả được dùng trị giun và làm dịu khi bị hen
suyễn, vỏ cây dùng trị rắn cắn [44]. Nhựa còn dùng làm thuốc gây nôn, chống ho,
thuốc chống lợi tiểu [49].
- Ở Bangladesh, vỏ cây dùng để chữa đi tiểu ra máu [47].
14
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Nguyên liệu, hóa chất và thiết bị
2.1.1 Nguyên liệu
Lá Đề được thu hái ở Hà Nội, lá Lâm vồ được thu hái ở Hưng Yên vào tháng
12- 2012.
Dược liệu sau thu hái được làm sạch và xử lý cụ thể theo mục 2.3.1.
Mẫu dược liệu được TS. Trần Thế Bách- Phòng Thực vật – Viện sinh thái tài
nguyên sinh vật – Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam giám định tên khoa học là
Ficus religiosa L. (Đề) và Ficus rumphii Blume (Lâm vồ). Tiêu bản được lưu trữ tại
Phòng Thực vât – Viện sinh thái tài nguyên sinh vật và Bộ môn Dược liệu – trường
Đại học Dược Hà Nội (Phụ lục 1, Phụ lục 2).
Ficus religiosa L. Ficus rumphii Blume
Hình 2.1 Ảnh lá hai loài Ficus religiosa L. và Ficus rumphii Blume
2.1.2 Hóa chất, dung môi
Dung môi: dicloromethan, ethanol, ethyl acetat, n- hexan…(Trung Quốc)
Hóa chất:
- Dùng để pha nước tiểu nhân tạo: natri clorid (NaCl), kali clorid (KCl),
dinatri hydrophosphat (Na
2
HPO
4
), amoni sulfat ((NH
4
)
2
SO
4
) và amoni clorid
(NH
4
Cl) (Merck – Đức); trinatri citrat (Na
3
C
6
H
5
O
7
) (Prolabo- Anh); acid oxalic
dihydrat (H
2
C
2
O
4
.2H
2
O) và magie clorid (MgCl
2
) (Scharlau chemie SA – Tây Ban
Nha).
15
Các hóa chất đạt tiêu chuẩn phân tích.
- Dùng để nghiên cứu đặc điểm vi học: cloramin B, cloral hydrat 75%, acid
acetic 5%, đỏ son phèn, xanh methylen, glycerin.
2.1.3 Thiết bị và dụng cụ
Thiết bị dùng cho thử tác dụng dược lý:
Máy cất nước 2 lần Hamilton, Hoa Kỳ; Máy lọc nước RO Arium 611
Sartorius, Đức.
Thiết bị khuấy từ Heidolph, Đức.
Máy điều chỉnh pH Euteck instruments pH 510, Singapore.
Tủ ủ ấm Memmert, Đức; Máy đo độ ẩm Sartorius.
Micropipet 1 đầu kênh và 8 đầu kênh có điều chỉnh thể tích Eppendorf, Đức.
Máy lắc rung Vortex, Đức; Bản nhọn 96 giếng.
Hệ thống máy Elisa gồm máy đọc khay vi thể Bioteck, Mỹ và máy ủ lắc
khay Awareness, Mỹ.
Kính hiển vi soi ngược có kết nối máy ảnh Olympus, Nhật.
Máy cất quay Buchi Rotavapor R-200.
Dụng cụ khác: pipet Pasteur, pipet chính xác, bình nón, bình gạn, cốc có mỏ,
bếp điện, tủ sấy, tủ đá, cân phân tích …
Thiết bị dùng cho nghiên cứu đặc điểm vi học:
Phiến kính, lamen, kim mũi mác, bút lông, dụng cụ cắt vi phẫu cầm tay, kính
hiển vi có gắn máy ảnh, trắc vi thị kính, trắc vi vật kính.
2.2 Nội dung nghiên cứu
2.2.1 So sánh đặc điểm vi học 2 loài
Nghiên cứu đặc điểm bột và đặc điểm vi phẫu 2 loài Ficus religiosa L. và
Ficus rumphii Blume. Từ đó tìm ra những điểm giống và khác nhau của 2 loài này.
2.2.2 Đánh giá ảnh hƣởng của dịch chiết toàn phần và các phân đoạn của dịch
chiết hai loài Ficus religiosa L. và Ficus rumphii Blume trên sự hình thành tinh
thể calci oxalat in vitro
16
- Chuẩn bị dịch chiết toàn phần bao gồm: dịch chiết nước và dịch chiết ethanol
70%
- Từ dịch chiết ethanol 70% chiết xuất các phân đoạn n-hexan, dicloromethan,
ethyl acetat và phần nước còn lại sau khi lắc với dung môi hữu cơ.
2.3 Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1 Xử lý và bảo quản mẫu
Mẫu dược liệu của 2 loài khi thu hái là dược liệu tươi, được phân biệt và ghi
nhãn cẩn thận, sau khi rửa sạch được xử lý và bảo quản hoàn toàn riêng biệt cho
từng mục đích nghiên cứu cụ thể như sau:
- Mẫu dược liệu cắt vi phẫu: chọn lá tươi thích hợp bảo quản trong hỗn hợp
ethanol : nước (1 : 1).
- Mẫu dược liệu dùng để thử tác dụng dược lý: thái nhỏ, sấy khô ở nhiệt độ
dưới 60
0
C, bảo quản nơi khô ráo.
2.3.2 Về đặc điểm vi học
Đặc điểm vi học được nghiên cứu cụ thể theo tài liệu [3], [5] sau đó dựa trên
kết quả thu được để so sánh 2 loài.
2.3.2.1 Đặc điểm vi phẫu
Tiến hành làm tiêu bản vi phẫu theo các bước sau:
- Chọn phần gân lá ở khoảng giữa lá.
- Cắt tiêu bản bằng dụng cụ cắt vi phẫu cầm tay.
- Xử lý lát cắt: lựa chọn lát cắt mỏng, tẩy bằng dung dịch cloramin B đun
nóng trên bếp điện đến khi sạch, rửa nhiều lần bằng nước cất, tẩy tiếp bằng cloral
hydrat 75%, rửa nhiều lần bằng nước cất, ngâm trong acid acetic 5%, rửa bằng nước
đến hết acid. Sau đó tiến hành nhuộm kép với đỏ son phèn và xanh methylen.
- Quan sát, mô tả và chụp ảnh: lên tiêu bản bằng dung dịch glycerin rồi quan
sát dưới kính hiển vi ở các vật kính khác nhau, mô tả các đặc điểm giải phẫu, chụp
ảnh bằng kính hiển vi có gắn máy ảnh.
2.3.2.2 Đặc điểm bột dược liệu
- Quan sát trực tiếp, nếm, ngửi để xác định màu mùi vị.