Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Tổng quan hệ thống chi phí hiệu quả của các phác đồ tầm soát loãng xương ở phụ nữ trên 40 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (880.84 KB, 69 trang )



BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI


NGUYỄN KIỀU TRANG

TỔNG QUAN HỆ THỐNG
CHI PHÍ-HIỆU QUẢ CÁC PHÁC ĐỒ

TẦM SOÁT LOÃNG XƯƠNG
Ở PHỤ NỮ TRÊN 40 TUỔI


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ




HÀ NỘI - 2014



BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI


NGUYỄN KIỀU TRANG



TỔNG QUAN HỆ THỐNG
CHI PHÍ-HIỆU QUẢ CÁC PHÁC ĐỒ
TẦM SOÁT LOÃNG XƯƠNG
Ở PHỤ NỮ TRÊN 40 TUỔI


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ



Người hướng dẫn:
ThS. Phạm Nữ Hạnh Vân
Nơi thực hiện :
Bộ môn Quản lý & Kinh tế dược


HÀ NỘI - 2014

LỜI CẢM ƠN

Ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, tôi sẽ không thể hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp nếu không có sự giúp đỡ từ gia đình, thầy cô và bạn bè.
Chính vì vậy, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến:
Thạc sĩ Phạm Nữ Hạnh Vân, giảng viên bộ môn Quản lý – Kinh tế Dược,
trường đại học Dược Hà Nội, người thầy không những tận tình chỉ dạy tôi trong một
năm vừa qua, mà còn động viên tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài.
Các thầy giáo, cô giáo bộ môn Quản lý – Kinh tế Dược, trường đại học
Dược Hà Nội cùng toàn thể các thầy cô giáo trường đại học Dược Hà Nội, đã
giảng dạy, tạo điều kiện học tập cho tôi trong suốt 5 năm học vừa qua.
Gia đình, bạn bè và người thân đã động viên tôi rất nhiều trong quá trình

hoàn thành khóa luận.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng kính yêu sâu sắc nhất đến mẹ và em gái, em
trai tôi, đã ở bên cạnh tôi những thời điểm khó khăn nhất trong thời gian vừa qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGUYỄN KIỀU TRANG




MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VẼ
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LOÃNG XƯƠNG 3
1.1 ĐỊNH NGHĨA LOÃNG XƯƠNG 3
1.2 HẬU QUẢ CỦA LOÃNG XƯƠNG 3
1.3 CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA GÃY XƯƠNG DO LOÃNG XƯƠNG 4
1.4 CÁC PHÁC ĐỒ TẦM SOÁT LOÃNG XƯƠNG 5
1.5 CÁC NHÓM THUỐC ĐIỀU TRỊ LOÃNG XƯƠNG 8
CHƯƠNG 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KINH TẾ Y TẾ 10
2.1 KHÁI NIỆM NGHIÊN CỨU KINH TẾ Y TẾ 10
2.2 CÁC LOẠI NGHIÊN CỨU KINH TẾ Y TẾ 10
2.3. CÁC NHÂN TỐ QUAN TRỌNG TRONG MỘT NGHIÊN CỨU KINH
TẾ Y TẾ 15
CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN HỆ THỐNG 20
3.1 KHÁI NIỆM TỔNG QUAN HỆ THỐNG 20
3.2 Ý NGHĨA TỔNG QUAN HỆ THỐNG 20

3.3 ĐẶC ĐIỂM TỔNG QUAN HỆ THỐNG 21
3.4 PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH TỔNG QUAN HỆ THỐNG 21
CHƯƠNG 4 CÁC NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN HỆ THỐNG CÓ LIÊN
QUAN 25
4.1 NGHIÊN CỨU 1 26
4.2 NGHIÊN CỨU 2 27
CHƯƠNG 5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
5.1 XÁC ĐỊNH CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 30
5.2 TÌM KIẾM NGHIÊN CỨU 30
5.3 LỰA CHỌN NGHIÊN CỨU 31
5.4 THU THẬP, KHAI THÁC DỮ LIỆU 32

5.5 PHÂN TÍCH, TỔNG HỢP DỮ LIỆU 32
CHƯƠNG 6 KẾT QUẢ, BÀN LUẬN 33
6.1 KẾT QUẢ QUÁ TRÌNH TÌM KIẾM VÀ LỰA CHỌN NGHIÊN CỨU
33
6.2 ĐẶC ĐIỂM CÁC NGHIÊN CỨU 35
6.3 CHI PHÍ HIỆU QUẢ CÁC PHÁC ĐỒ TẦM SOÁT LOÃNG XƯƠNG Ở
PHỤ NỮ 39
6.3.1 Tầm soát loãng xương bằng đo mật độ xương kết hợp điều trị bằng thuốc
39
6.3.1.1 Tầm soát bằng DXA 39
6.3.1.2 Tầm soát bằng QUS 44
6.3.1.3 Đo mật độ xương không rõ phương pháp 46
6.3.2 Tầm soát loãng xương bằng CRF kết hợp điều trị bằng thuốc 47
6.3.2.1 Tầm soát bằng CRF kết hợp điều trị bằng thuốc 47
6.3.2.2 Tầm soát bằng CRF sau đó tầm soát bằng DXA (CRF  DXA) kết hợp
điều trị bằng thuốc 48
6.3.3 Tầm soát loãng xương bằng các công cụ tiền tầm soát 49
6.4 BÀN LUẬN 51

6.4.1 Bàn luận về kết quả của đề tài 51
6.4.2 Bàn luận về ý nghĩa của đề tài 53
6.4.3 Bàn luận về ưu, nhược điểm của đề tài 53
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH 57



DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT


TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT
BMD
CRF
DXA
FRAX
HRT
ICER
ORAI

OSIRIS
OST
QALY
QCT
QUS
RANKL


SCORE


SERM

SHI


Bone Mineral Density
Clinical risk factor
Dual-photon X-ray absorptiometry
Fractute Risk Assessment Tool
Hormon Replacement Therapy
Incremental cost-effectiveness ratio
Osteoporosis risk assessment
instrument
Osteoporosis Index of Risk
Osteoporosis self-assessment Tools
Quality adjust life-year
Quantitative computed tomography
Quantitative-ultrasound
Receptor activator of nuclear factor-
kappa B ligand

Simple calculated osteoporosis risk
estimation
Selective Estrogen Receptor
Modulators
Social health insurance
Mật độ xương
Các yếu tố nguy cơ lâm sàng
Hấp thụ năng lượng kép X-quang

Công cụ đánh giá nguy cơ gãy xương
Liệu pháp thay thế hormone
Tỉ lệ gia tăng chi phí hiệu quả
Công cụ đánh giá nguy cơ loãng
xương
Chỉ số nguy cơ loãng xương
Công cụ tự đánh giá loãng xương
Năm sống điều chỉnh theo chất lượng
Chụp cắt lớp
Siêu âm định lượng
Thụ thể hoạt hóa hạt nhân

Ước tính nguy cơ loãng xương

Tác nhân điều biến thụ thể Estrogen
chọn lọc
Bảo hiểm y tế công cộng




DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. Các yếu tố nguy cơ của gãy xương do loãng xương ở phụ nữ da trắng
Error! Bookmark not defined.
Bảng 2. Tính toán chỉ số SCORE Error! Bookmark not defined.
Bảng 3. Đặc điểm các nghiên cứu tổng quan hệ thống có liên quan Error!
Bookmark not defined.
Bảng 4. Phương pháp tìm kiếm trên các cơ sỡ dữ liệu điện tửError! Bookmark
not defined.
Bảng 5. Đặc điểm các nghiên cứu trong tổng quan hệ thốngError! Bookmark

not defined.
Bảng 5. Đặc điểm các nghiên cứu trong tổng quan hệ thống (tiếp) Error!
Bookmark not defined.
Bảng 6. Chi phí hiệu quả các phác đồ tầm soát loãng xương bằng DXA kết hợp
điều trị bằng Bisphosphonate 42
Bảng 7. Chi phí hiệu quả các phác đồ tầm soát loãng xương bằng DXA kết hợp
điều trị bằng các nhóm thuốc khác Error! Bookmark not defined.
Bảng 8. Chi phí hiệu quả các phác đồ tầm soát loãng xương bằng DXA không
kết hợp điều trị 44
Bảng 9. Chi phí hiệu quả các phác đồ tầm soát loãng xương bằng QUS

DXA
kết hợp điều trị bằng Bisphosphonate Error! Bookmark not defined.
Bảng 10. Chi phí hiệu quả phác đồ tầm soát loãng xương bằng đo mật độ
xương kết hợp điều trị bằng Alendronate 47
Bảng 11. Chi phí hiệu quả các phác đồ tầm soát loãng xương bằng CRF Error!
Bookmark not defined.
Bảng 12. Chi phí hiệu quả các phác đồ tầm soát loãng xương bằng CRF


DXA kết hợp điều trị Error! Bookmark not defined.
Bảng 13. Chi phí hiệu quả các phác đồ tầm soát loãng xương bằng công cụ tiền
tầm soát kết hợp điều trị bằng thuốc Error! Bookmark not defined.









DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1. Mô hình cây quyết định các phác đồ tầm soát loãng xương 18
Hình 2. Sơ đồ mô hình Markov các trạng thái sức khỏe khi sử dụng các phác đồ
tầm soát và điều trị loãng xương cho phụ nữ sau mãn kinh. 19
Hình 3. Sơ đồ các bước tiến hành nghiên cứu tổng quan hệ thống 29
Hình 4. Sơ đồ Prisma các bước tìm kiếm và lựa chọn nghiên cứu 34




1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Loãng xương là một bệnh đặc trưng bởi khối lượng xương thấp và sự suy
giảm cấu trúc của mô xương, dẫn đến tình trạng xương yếu và tăng nguy cơ gãy
xương, đặc biệt là xương hông, xương đốt sống và xương cổ tay[20]. Gãy xương là
một vấn đề y tế có tầm vĩ mô, bởi vì tần suất của nó trong dân số trên thế giới cũng
như ở Việt Nam khá cao. Theo một nghiên cứu dịch tễ học trong người da trắng, cứ
2 phụ nữ sống đến tuổi 85 thì có 1 phụ nữ bị gãy xương và cứ 3 đàn ông sống cùng
độ tuổi thì có 1 người sẽ bị gãy xương[26]. Các tần suất này tương đương với tần
suất mắc bệnh tim và ung thư[34]. Một nghiên cứu gần đây trên loãng xương ở phụ
nữ và đàn ông từ 50 tuổi trở lên cho thấy tỉ lệ mắc loãng xương ở Việt Nam cũng
khá cao, tương đương với các nước phát triển (Lần lượt là 30% và 10%)[39]. Phụ
nữ có tỉ lệ mắc loãng xương cao hơn nam giới. Hơn nữa, phụ nữ trên 40 tuổi là đối
tượng đang trong giai đoạn tiền mãn kinh, có nguy cơ mắc loãng xương khá cao.
Loãng xương làm giảm tuổi thọ, tăng nguy cơ tử vong, giảm chất lượng cuộc sống,
ảnh hưởng đến nền kinh tế của cả nước. Vì nguy cơ gãy xương phát triển theo cấp
số nhân với tuổi tác, tình trạng già hóa dân số như hiện nay dự kiến sẽ làm tăng
gánh nặng kinh tế xã hội của gãy xương do loãng xương trong tương lai[1]. Theo

phân tích của giới kinh tế, số tiền mà xã hội bị mất đi vì gãy xương lên đến con số
14 tỉ Mĩ kim ở Mĩ[27] và 6 tỉ đô-la ở Úc[2]. Mức độ thiệt hại kinh tế này còn lớn
hơn cả chi phí cho các bệnh như tim mạch, ung thư và bệnh hen.
Cùng với các phác đồ điều trị, các phác đồ tầm soát loãng xương có vai trò
quan trọng trong việc phòng ngừa loãng xương và ngăn chặn gãy xương do loãng
xương. Có rất nhiều phác đồ tầm soát loãng xương như: Đo mật độ xương (DXA,
QUS), khảo sát các yếu tố nguy cơ lâm sàng (CRF), công cụ tiền tầm soát (OST,
SCORE, ORAI, OSIRIS),…. Tuy nhiên, chi phí-hiệu quả giữa các phác đồ này có
sự khác biệt. Đối với mỗi phác đồ tầm soát nhất định, chi phí-hiệu quả cũng có sự
khác biệt giữa các đối tượng, lứa tuổi, sắc tộc, vùng miền hay quốc gia; có thể là do
sự khác biệt về gene, ngưỡng chi phí hiệu quả,…


2
Để đạt hiệu quả cao trong phòng chống loãng xương và ngăn chặn gãy
xương do loãng xương, cùng với các phác đồ điều trị, cần sử dụng các phác đồ tầm
soát loãng xương phù hợp với nguồn ngân sách y tế cũng như tình hình kinh tế của
nước ta. Tuy nhiên ở Việt Nam, dữ liệu về chi phí hiệu quả của các phác đồ tầm
soát, điều trị loãng xương còn rất hạn chế và chưa có ngưỡng chi phí hiệu quả cụ
thể[39]. Do vậy, các nhà quản lí trong trong lĩnh vực y tế của nước ta cần có những
đánh giá tin cậy về chi phí-hiệu quả của các phác đồ tầm soát loãng xương trong sự
so sánh với các phác đồ khác. Với mục đích tập hợp thông tin, cung cấp một cái
nhìn tổng quát về chi phí hiệu quả của các phác đồ tầm soát loãng xương ở phụ nữ
trên 40 tuổi cho bệnh nhân và các cán bộ y tế, các nhà hoạt động chính sách ở Việt
Nam để từ đó có sự cân nhắc và lựa chọn hợp lí, chúng tôi thực hiện đề tài:
“Tổng quan hệ thống chi phí - hiệu quả các phác đồ tầm soát loãng
xương ở phụ nữ trên 40 tuổi.”
Với mục tiêu:
Tổng hợp, phân tích chi phí-hiệu quả của các phác đồ tầm soát loãng xương
cho phụ nữ trên 40 tuổi được công bố trên các tạp chí quốc tế từ năm 2004 đến nay.



3
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LOÃNG XƯƠNG

1.1 ĐỊNH NGHĨA LOÃNG XƯƠNG
Trong vòng nhiều năm qua, có rất nhiều nghiên cứu về loãng xương đã được
thực hiện. Hiểu biết về loãng xương nhờ đó cũng thay đổi theo thời gian. Vì vậy
định nghĩa về loãng xương cũng có nhiều thay đổi.
Khái niệm 1: Năm 1991, Tổ chức Y tế Thế giới (World Health
Organization) chủ trì một hội nghị chuyên đề loãng xương tại Thụy Sĩ gồm các
chuyên gia hàng đầu trên thế giới để định nghĩa: “Loãng xương là một bệnh với đặc
điểm khối lượng xương suy giảm, vi cấu trúc xương bị hư hỏng, dẫn đến tình trạng
xương bị yếu và hệ quả là tăng nguy cơ gãy xương.”[9]
Khái niệm 2: Năm 2001, Hội nghị chuyên đề loãng xương do Viện Y tế
Hoa Kì chủ trì tổ chức đã định nghĩa: “Loãng xương là một hội chứng với đặc điểm
sức bền của xương bị suy giảm dẫn đến gia tăng nguy cơ gãy xương. Sức bền của
xương phản ánh sự kết hợp của mật độ khoáng trong xương và chất lượng
xương[28].”
1.2 HẬU QUẢ CỦA LOÃNG XƯƠNG
Loãng xương là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng do những hậu quả
của nó gây ra, nghiêm trọng nhất là gãy xương. Tuy nhiều nghiên cứu quan sát chỉ
ra rằng hầu như tất cả các loại gãy xương đều có nguy cơ cao ở những người có mật
độ xương thấp; gãy xương hông, xương đốt sống, xương cổ tay vẫn được coi là
những loại gãy xương điển hình nhất do loãng xương[19]. Gãy xương hông là loại
gãy xương do loãng xương có sức tàn phá nhất, nó đòi hỏi bệnh nhân phải nhập
viện, gây ra tàn phế nghiêm trọng và tử vong quá mức (10-20% bệnh nhân tử vong
trong năm đầu tiên sau khi gãy xương)[30]. Gãy xương cũng là một trong những
nguyên nhân làm giảm tuổi thọ. Đối với những bệnh nhân may mắn sống sót sau

gãy xương, họ cũng bị mắc nhiều biến chứng và chất lượng cuộc sống bị giảm đáng
kể[1]. Gãy xương do loãng xương còn đặt một gánh nặng kinh tế lớn lên hệ thống y


4
tế trên toàn thế giới. Hiện nay, tổng chi phí hằng năm cho tất cả các loại gãy xương
được ước tính là 20 tỉ USD ở Mĩ và 30 tỉ USD trong liên minh châu Âu[30].
Người cao tuổi đại diện cho nhóm tuổi phát triển loãng xương nhanh nhất.
Trong cộng đồng người da trắng, có khoảng 50% phụ nữ và 20% đàn ông trên 50
tuổi có nguy cơ gãy xương. Tỷ lệ gãy xương đang tiếp tục gia tăng ở nhiều nước
trên thế giới (dự kiến số ca gãy xương hông trên toàn thế giới sẽ tăng từ 1,7 triệu
vào năm 1990 đến 6,3 triệu vào năm 2050) và có thể tăng lên đáng kể với tình hình
dân số ngày càng già hóa như hiện nay, đặt ra nhiều vấn đề cho kinh tế - xã hội[30].
1.3 CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA GÃY XƯƠNG DO LOÃNG XƯƠNG
Đầu tiên cần phải làm rõ là có sự khác biệt giữa yếu tố nguy cơ của loãng
xương và yếu tố nguy cơ của gãy xương do loãng xương. Trong giai đoạn đầu của
các nghiên cứu dịch tễ học loãng xương, các nghiên cứu tập trung vào tìm hiểu các
yếu tố nguy cơ của loãng xương. Nhưng những thập niên gần đây, các yếu tố nguy
cơ của gãy xương được chú trọng nhiều hơn[3].
Gãy xương hông, gãy xương đốt sống, gãy xương cổ tay (đầu dưới xương
quay) là các dạng gãy xương phổ biến và kinh điển nhất của gãy xương do loãng
xương. Qua các lược khảo có hệ thống các nghiên cứu đã đăng tải trong thời gian
15 năm qua về mối quan hệ giữa các yếu tố nguy cơ và hậu quả của gãy xương do
loãng xương ở người có tuổi, một đặc điểm nổi bật là mặc dù mức độ tương quan
nhân-quả đối với các loại gãy xương khác nhau là khác nhau nhưng các loại gãy
xương trên đều có chung các nhóm yếu tố nguy cơ: Tuổi, các yếu tố liên quan đến
xương, tiền sử gãy xương, các yếu tố liên quan đến té ngã, lối sống, yếu tố di
truyền[37].
Các nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ của gãy xương ở sắc dân không phải
da trắng khá phổ biến, tuy nhiên số lượng nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ gãy

xương ở người châu Á không nhiều, vẫn còn rời rạc, chưa có hệ thống, thời gian
theo dõi chưa được lâu dài. Ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến các yếu tố nguy cơ gãy
xương ở phụ nữ da trắng[4,15].


5

Bảng 1. Các yếu tố nguy cơ của gãy xương do loãng xương ở phụ nữ da trắng
Nhóm yếu tố nguy cơ Yếu tố nguy cơ
Tuổi
Tuổi cao
Yếu tố liên quan đến
xương
Mật độ xương (Mật độ chất khoáng cổ xương đùi, mật
độ chất khoáng đốt sống thắt lưng, mật độ chất khoáng
xương cổ tay), thiếu hụt chất xương, chỉ số hình học cổ
xương đùi, yếu tố vi cấu trúc,…
Tiền sử gãy xương
Gãy đốt sống ở đường viền
Các yếu tố liên quan
đến té ngã
Chức năng thần kinh cơ, thị lực giảm, tư thế không
vững chãi, yếu cơ tứ đầu đùi, hiếu động, dùng thuốc,
lưng võng…
Lối sống
Ít hoạt động, ăn ít sữa, hút thuốc lá,…
Di truyền
Gene, gia đình (bố gãy xương, mẹ gãy xương)



Mật độ xương là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của gãy xương do loãng
xương[1]. Ngoài ra còn một số yếu tố khác: Vùng miền hay quốc gia, chủng tộc, sử
dụng Glucocorticoid[3].
1.4 CÁC PHÁC ĐỒ TẦM SOÁT LOÃNG XƯƠNG
Tầm soát loãng xương là phát hiện bệnh loãng xương ở những đối tượng có
nguy cơ mắc bệnh để kịp thời điều trị. Các phác đồ tầm soát loãng xương bao gồm:
 Khám tổng quát
Xem xét các yếu tố nguy cơ lâm sàng (CRFs) có liên quan đến loãng xương
như: Các bệnh thứ phát, di truyền, lối sống (hút thuốc lá, uống rượu bia, ít uống sữa,
ít vận động…), tiền sử gãy xương, tiền sử sinh sản của phụ nữ, sử dụng thuốc,…
 Đo mật độ xương
Mật độ xương phản ánh lực của xương: khoảng 80% sức bền của xương do
mật độ xương quyết định. Trong ba thập niên qua, đã có rất nhiều nghiên cứu dịch
tễ học từ nhiều quần thể trên thế giới sử dụng nhiều kĩ thuật đo khác nhau cho thấy


6
mật độ xương có thể cho tiên lượng gãy xương ở người cao tuổi. Các kĩ thuật đo
mật độ xương được chia làm 2 nhóm:
 Kĩ thuật không sử dụng bức xạ, bao gồm: Siêu âm định lượng (QUS), cộng
hưởng từ (MRT).
Trên thực tế, QUS đo tốc độ âm thanh xuyên qua xương, chứ không phải mật
độ xương. QUS không đo mật độ xương trực tiếp nhưng các chỉ số siêu âm có độ
tương quan khá cao với mật độ xương đo bằng máy DXA. Các nghiên cứu dịch tễ
học cho thấy các chỉ số siêu âm không có giá trị tiên đoán gãy xương cao như mật
độ xương từ máy DXA.
 Kĩ thuật sử dụng bức xạ, bao gồm:
 Sử dụng Radionuclid: Hấp thụ năng lượng đơn (SPA), hấp thụ năng lượng
kép (DPA)
 Sử dụng quang tuyến X: Quang tuyến kế, hấp thụ năng lượng đơn X quang

(SXA), hấp thụ năng lượng kép X quang (DXA), chụp cắt lớp (QCT)
Phần lớn các phương pháp trên có sai số dưới 5%
Hiện nay, đo mật độ xương bằng phương pháp DXA được xem là phương
pháp chuẩn để đánh giá mật độ xương và chẩn đoán loãng xương.
DXA có nhiều ưu điểm so với các phương pháp khác như độ chính xác cao,
sai số đo lường thấp, thời gian đo lường ngắn, độ bức xạ rất thấp. Nhưng DXA cũng
có vài hạn chế nhất định, như chúng không đo được mật độ xương trên một thể tích
(còn gọi là volumetric bone density), nếu bệnh nhân mắc các chứng như chồi xương
(osteophytosis) thì các đo lường mật độ xương không chính xác (cao hơn thực tế).
Đo mật độ xương được chuẩn hóa bằng chỉ số T (T- score). Mật độ xương
(BMD) theo chỉ số T (T- score) của một cá thể là chỉ số BMD của cá thể đó so với
BMD của nhóm người trẻ tuổi (thường là nhóm khỏe mạnh, có khối lượng xương
đỉnh, cùng chủng tộc) làm chứng. Trên cơ sở đó, có các giá trị của BMD như sau:
 BMD bình thường khi T- score > – 1: Tức là BMD của đối tượng > – 1 độ
lệch chuẩn so với giá trị trung bình của người trưởng thành trẻ tuổi.
 Giảm mật độ xương khi - 2,5 ≤ T- score ≤ - 1: Tức là BMD từ – 2,5 đến –
1 độ lệch chuẩn so với giá trị trung bình của người trưởng thành trẻ tuổi.


7
 Loãng xương khi T- score < - 2,5: Tức là BMD dưới – 2,5 độ lệch chuẩn so
với giá trị trung bình của người trưởng thành trẻ tuổi, ở bất kỳ vị trí nào của xương.
 Loãng xương nặng khi T- score < - 2,5 và kèm theo gãy xương. Vị trí gãy
hay gặp là cổ xương đùi, đốt sống cổ, đầu dưới xương cẳng tay.
 Các công cụ tiền tầm soát
Các công cụ tiền tầm soát bao gồm: OST, SCORE, ORAI, OSIRIS, FRAX…
Các công cụ này dựa trên sự kết hợp các yếu tố nguy cơ khác nhau có liên
quan với tình trạng mật độ xương thấp và các yếu tố nguy cơ gãy xương để xác định
các đối tượng cần đo mật độ xương.
 OST: Dựa trên tuổi và cân nặng để xác định các phụ nữ có nguy cơ cao với

mật độ xương thấp.
 OSIRIS: Dựa trên tuổi, cân nặng, tình trạng sử dụng HRT hiện tại, tiền sử
gãy xương.
Chỉ số OSIRIS được tính toán: Trọng lượng (kg) x 2 và bỏ chữ số cuối
cùng, tuổi (năm) x -2 và bỏ chữ số cuối cùng, + 2 nếu đang sử dụng HRT, - 2 nếu
có tiền sử gãy xương. OSIRIS sử dụng mức giới hạn điểm từ -3 đến +1 để xác định
nhóm có nguy cơ cao, nhóm có nguy cơ trung bình, nhóm có nguy cơ thấp.
 ORAI: Dựa trên tuổi, cân nặng, tình trạng sử dụng Estrogen hiện tại để xác
định những phụ nữ có mật độ xương ở cổ xương đùi hoặc cột sống thắt lưng BMD
T-score ≤ -2.
Hệ thống tính điểm cho công cụ này bao gồm tuổi (> 75 tuổi

15 điểm,
65-74 tuổi

9 điểm, 55-64 tuổi

5 điểm) và trọng lượng (< 60 kg  9 điểm; 60,0-
69,9 kg

3 điểm). Nếu điểm ≥ 9

Đo mật độ xương nên được thực hiện.
 FRAX: Dựa trên lịch sử gãy xương hông của bố mẹ, tình trạng hút thuốc
lá, tình trạng sử dụng bia rượu, tình trạng viêm khớp dạng thấp, tình trạng sử dụng
glucocorticoids, tiền sử gãy xương trước đó để xác định đối tượng cần đo mật độ
xương.
 SCORE: Dựa trên tuổi, cân nặng, chủng tộc, tiền sử gãy xương, tình trạng
sử dụng liệu pháp Estrgen, tình trạng viêm khớp dạng thấp.




8
Bảng 2. Tính toán chỉ số SCORE
Biến Điểm Điều kiện
Chủng tộc
+5
Không phải phụ nữ da đen
Viêm khớp dạng thấp
+4
Phụ nữ bị viêm khớp dạng thấp
Tiền sử gãy xương
+4
Gãy xương(hông/sườn/cổ tay) không do
chấn thương sau 45 tuổi(Điểm tối đa =12)
Tuổi
+3
Chữ số đầu tiên của tuổi
Liệu pháp Estrogen +1
Phụ nữ chưa bao giờ sử dụng liệu pháp
Estrogen
Cân nặng -1
Trọng lượng chia 10 và làm tròn đến số
nguyên gần nhất

Nếu SCORE ≥ 7  Đo mật độ xương bằng DXA
Nếu SCORE < 7  Không đo mật độ xương
 Marker chu chuyển xương
Đang trong vòng phát triển, thử nghiệm. Trong một số trường hợp cá biệt có
thể cung cấp thêm thông tin để tiên lượng nguy cơ gãy xương và theo dõi hiệu quả

điều trị.
 Các xét nghiệm khác
Xét nghiệm sinh hóa: hồng cầu, bạch cầu, can xi trong vòng 24h
Xét nghiệm TSH, testosterone, estrogen trong máu
Phân tích canxi từ nước tiểu
X-quang: Chẩn đoán biến dạng cột sống và dấu hiệu của gãy xương cột
sống[1]
1.5 CÁC NHÓM THUỐC ĐIỀU TRỊ LOÃNG XƯƠNG
Hiện nay có rất nhiều loại thuốc có thể điều trị loãng xương và chống gãy
xương do loãng xương một cách hữu hiệu. Bao gồm:
Nhóm 1: Calci
Nhóm 2: Vitamin D
Nhóm 3: Liệu pháp thay thế hormone (HRT)


9
Nhóm 4: SERM (Raloxifene)
Nhóm 5: Calcitonin
Nhóm 6: Bisphosphnat (Alendronate, Risedronate, Ibandronate…)
Nhóm 7: Hormon tuyến cận giáp (PTH): Teriparatide
Nhóm 8: Các thuốc khác: Strontium, RANKL,…
Các thuốc ức chế hủy xương như Bisphosphonate, Estrogen, Raloxifene có
thể gia tăng mật độ xương vài phần trăm và giảm nguy cơ gãy xương khoảng 40-
60% sau 1 năm điều trị. Trong nhóm thuốc gia tăng tạo xương, Teriparatide
(Forteo) là thuốc duy nhất được FDA phê chuẩn cho điều trị loãng xương và chống
gãy xương. PTH có thể sử dụng sau khi bệnh nhân uống Bisphosphonate. Trong
nhóm thuốc Bisphosphonate; Alendronate (Fosamax), Risedronate (Actonel) và
Ibandronate (Boniva) là những thuốc được FDA phê chuẩn cho điều trị loãng
xương. Ngoài ra các thuốc Estrogen Replacement, Raloxifene (Evista), Calcitonin
(Miacalcin) cũng là các thuốc được phê chuẩn để phòng chống và điều trị loãng

xương[1]. Tại Việt Nam, các thuốc được phê chuẩn để phòng và điều trị loãng
xương là: Alendronate, Zoledronic acid, Vitamin D/Ca, Calcitonin, Calcitriol[39].














10
CHƯƠNG 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KINH TẾ Y TẾ

2.1 KHÁI NIỆM NGHIÊN CỨU KINH TẾ Y TẾ
Nghiên cứu kinh tế y tế là nghiên cứu về việc phân bổ một cách tối ưu các
nguồn lực y tế hạn chế để mang lại lợi ích cho xã hội. Nguồn lực là thời gian, kĩ
năng, trang thiết bị, cơ sở vật chất, năng lượng và bất kì một yếu tố đầu vào nào
khác cần thiết để thực hiện và duy trì một chiến lược y tế nhất định[8].
2.2 CÁC LOẠI NGHIÊN CỨU KINH TẾ Y TẾ
Các loại nghiên cứu kinh tế y tế:
 Phân tích chi phí-hiệu quả _CEA (cost- effectiveness analysis)
 Phân tích chi phí-thỏa dụng_CUA (cost -utility analysis)
 Phân tích chi phí-tối thiểu_CMA (cost- minimization analysis)

 Phân tích chi phí-lợi ích_CBA (cost- benefit analysis)
Trong đó CEA, CUA, CBA được xem là những đánh giá kinh tế đầy đủ.
Đánh giá kinh tế đầy đủ là phân tích, mô tả hay so sánh các chiến lược y tế khác
nhau trên cả hai phương diện là chi phí và hiệu quả. Ví dụ, so sánh chi phí hiệu quả
các phác đồ điều trị loãng xương bằng thuốc: Risedronat, Calcitonin, Alendronate
Đánh giá kinh tế một phần bao gồm: CMA, phân tích chi phí.
 Phân tích chi phí hiệu quả_CEA: So sánh các phác đồ can thiệp dựa
trên sự khác nhau về chi phí (đầu vào) và hiệu quả điều trị (đầu ra).
 Chi phí: Chi phí trực tiếp liên quan đến điều trị ( chi phí chẩn đoán, chi
phí thuốc men, chi phí hồi sức ), chi phí trực tiếp không liên quan đến điều trị (chi
phí ăn ở, chi phí đi lại …), chi phí gián tiếp (chi phí liên quan đến năng suất lao
động của xã hội mất đi do bệnh nhân không thể đi làm, chi phí cơ hội …).
 Hiệu quả: Đơn vị hiệu quả còn được gọi là đơn vị tự nhiên (Natural
unit/physical unit). Đơn vị được sử dụng để tính toán hiệu quả phải mô tả được sự
tiến triển tình trạng sức khỏe của bệnh nhân sau khi sử dụng biện pháp can thiệp.
Một số đơn vị được sử dụng: Số năm sống tăng thêm (Life years gained), số ngày


11
nằm viện giảm đi (Bed days saved), số ngày đau ốm giảm (Illness days avoided),
lượng huyết áp giảm đi, lượng đường máu giảm đi …
 Công thức tính: Tính tỉ số gia tăng chi phí-hiệu quả (ICER) giữa hai phác
đồ can thiệp.
2 1
2 1
C C
C
ICER
E E E



 
 

(Trong đó C1, C2: Chi phí sử dụng phác đồ can thiệp 1 và 2. E1, E2: Hiệu
quả của phác đồ can thiệp 1 và 2)
 Ưu nhược điểm: CEA là kĩ thuật đánh giá kinh tế y tế giúp nhà nghiên
cứu so sánh cả hai yếu tố chi phí và hiệu quả. CEA tính toán phức tạp hơn nếu so
với CMA và đơn giản hơn nếu so với CUA và CBA, tuy nhiên CEA có thể so sánh
được các phác đồ can thiệp có hiệu quả khác nhau. Do đơn vị tính toán hiệu quả
trong CEA liên quan trực tiếp đến tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, nên CEA chỉ
so sánh được những phác đồ can thiệp có cùng đơn vị hiệu quả, có nghĩa là CEA
không thể so sánh trực tiếp các phác đồ can thiệp có mục tiêu khác nhau. Như vậy,
CEA được sử dụng để đánh giá kinh tế y tế các phác đồ can thiệp có hiệu quả khác
nhau, nhưng phải có cùng đơn vị hiệu quả (cùng tác động vào một bệnh).
 Phân tích chi phí thỏa dụng_CUA: Là một dạng đặc biệt của phân tích
chi phí-hiệu quả, trong đó đầu ra không những đánh giá hiệu quả của phác đồ can
thiệp mà còn đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau khi sử dụng phác đồ
đó. Phân tích chi phí – thỏa dụng so sánh các phác đồ can thiệp dựa trên sự khác
nhau về chi phí (đầu vào) và sự thỏa dụng (đầu ra). Sự thỏa dụng là một thuật ngữ
được dùng trong kinh tế học, để chỉ sự thỏa mãn hay hài lòng của người tiêu dùng
khi tiêu dùng hàng hóa. Trong kinh tế y tế, sự thỏa dụng thể hiện sự thỏa mãn hay
hài lòng của bệnh nhân khi sử dụng phác đồ can thiệp.
 Tính toán chi phí: Tính toán chi phí trong CUA được thực hiện tương tự
như tính toán chi phí trong CEA
 Tính toán sự thỏa dụng: Một số đơn vị được sử dụng để tính toán sự thỏa
dụng bao gồm: Số năm sống được điều chỉnh chất lượng (QALYs), số năm sống


12

khỏe mạnh tương đương (Healthy-Years Equivalents – HYEs), số năm sống điều
chỉnh theo mức độ tàn tật (Disability-Adjusted Life Years – DALYs).
QALYs là một đơn vị đo lường kết quả đầu ra sức khỏe, thể hiện sự thay
đổi về số năm sống và chất lượng cuộc sống sau khi bệnh nhân sử dụng phác đồ can
thiệp. Đây là đơn vị tính toán sử thỏa dụng được sử dụng phổ biến nhất trong CUA.
QALYs được tính theo thang điểm 0 – 1. Trong đó, điểm 1 ứng với trạng thái sức
khỏe hoàn hảo, điểm 0 ứng với trạng thái tử vong. Điểm số cho những trạng thái
còn lại có giá trị nằm trong khoảng từ 0 đến 1. Ngoài ra, với trạng thái tồi tệ hơn
trạng thái tử vong, giá trị QALY sẽ là số âm, trạng thái tốt hơn trạng thái sức khỏe
hoàn hảo, giá trị QALY có thể lớn hơn 1. Dùng giá trị 1 để tính điểm QALYs sẽ dễ
dàng hơn là các con số khác, vì QALYs là số năm sống được điều chỉnh chất lượng.
Vậy 1 QALY nghĩa là 1 năm sống được điều chỉnh chất lượng. Rõ ràng, chọn 1 sẽ
thuận tiện hơn rất nhiều so với chọn con số khác làm thang đo.
 Công thức tính toán:
2 1
2 1
C C
C
IC E R
U U U


 
 

(Trong đó C1, C2: Chi phí sử dụng phác đồ 1 và 2. U1, U2: Sự thỏa dụng với
phác đồ 1 và 2. ICER - Incremental Cost Effectiveness Ratio: Tỉ số gia tăng chi phí
– thỏa dụng)
 Ưu nhược điểm: CUA không những đánh giá được hiệu quả của phác đồ
can thiệp mà còn đánh giá được chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau khi sử

dụng phác đồ đó. Thêm vào đó, CUA có thể so sánh được các phác đồ can thiệp ở
những bệnh khác nhau, do đơn vị của đầu ra đều được quy đổi về QALYs. Tuy
nhiên, nhược điểm của CUA đó là việc tính toán QALYs khá phức tạp, tốn nhiều
thời gian cũng như chi phí. CUA được sử dụng để đánh giá kinh tế y tế các phác đồ
can thiệp ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

 Phân tích chi phí tối thiểu_CMA: So sánh chi phí sử dụng của các phác
đồ can thiệp đã có bằng chứng chứng minh sự tương đương về hiệu quả.


13
Khi đã có những nghiên cứu chứng minh sự tương đương về hiệu quả giữa
các phác đồ can thiệp, nhà nghiên cứu sẽ sử dụng phân tích chi phí tối thiểu để đánh
giá kinh tế các phác đồ đó. Phác đồ nào có chi phí nhỏ hơn chắc chắn sẽ được lựa
chọn. Hoặc những phác đồ nào có chi phí ngang bằng với những phác đồ chuẩn
hiện tại cũng sẽ được khuyến nghị sử dụng.
 Công thức tính toán
∆C = C2 – C1 (Trong đó ∆C: Hiệu số chi phí của phác đồ 1 và phác đồ 2. C1
và C2: Chi phí sử dụng phác đồ 1 và phác đồ 2)
∆C > 0: Phác đồ 2 đắt hơn phác đồ 1, trong khi hiệu quả tương đương nhau
 chọn phác đồ 1.
∆C < 0: phác đồ 2 rẻ hơn phác đồ 1, trong khi hiệu quả tương đương nhau 
chọn phác đồ 2.
 Ưu nhược điểm: CMA có những ưu điểm là: tính toán nhanh và đơn giản
hơn so với những kĩ thuật đánh giá kinh tế y tế khác (CEA, CUA, CBA), tiết kiệm
về thời gian và tiền bạc cho nhà nghiên cứu do không phải tiến hành nghiên cứu về
phương diện lâm sàng. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này đó là chỉ đánh
giá kinh tế được các phác đồ can thiệp đã có chứng minh về sự tương đương trong
hiệu quả. Như vậy CMA chỉ được sử dụng khi đã có nghiên cứu chứng minh các
phác đồ can thiệp đương nhau về hiệu quả.

 Phân tích chi phí lợi ích_CBA: So sánh các phác đồ can thiệp dựa trên
sự khác nhau về chi phí (đầu vào) và lợi ích (đầu ra). Chi phí và lợi ích đều được
tính bằng tiền. Ngoài ra, phân tích chi phí – lợi ích còn so sánh giữa chi phí bỏ ra
của một phác đồ can thiệp với lợi ích mà phác đồ đó mang lại.
 Tính toán chi phí: Tính toán chi phí trong CBA được thực hiện tương tự
như tính toán chi phí trong CEA.
 Tính toán lợi ích: Được tính theo đơn vị tiền tệ bằng 3 phương pháp sau:
 Vốn nhân lực (Human capital): Bệnh tật làm cho năng suất lao động
giảm, tiền lương của bệnh nhân cũng giảm theo. Sử dụng phác đồ can
thiệp giúp cho bệnh nhân khỏe mạnh trở lại và tiếp tục làm việc, năng


14
suất lao động tăng, dẫn đến tiền lương của họ tăng trở lại. Do đó, lợi ích
của phác đồ chính là số tiền lương tăng lên. Phương pháp tính toán lợi ích
này gặp phải 3 vấn đề, đó là: Không công bằng giữa người có lương thấp
và lương cao, không tính toán được lợi ích nếu bệnh nhân là người không
tham gia lao động sản xuất (người già, phụ nữa nội trợ…) và không tính
toán đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
 Sự ưa thích (Revealed preference): Tính toán lợi ích của phác đồ can
thiệp bằng cách xác định mối quan hệ giữa nguy cơ mắc bệnh do nghề
nghiệp mang lại và tiền lương để một cá nhân chấp nhận công việc đó.
Nhược điểm của phương pháp này đó là phụ thuộc vào đặc thù của nghề
nghiệp.
 Sẵn sàng chi trả (Willingness-to-pay): Tiến hành khảo sát và phỏng
vấn người dân xem, số tiền tối đa mà họ có thể chi trả cho việc sử dụng
phác đồ can thiệp để phòng hoặc chữa bệnh. Số tiền tối đa này chính là
lợi ích mà phác đồ đó mang lại. Những vấn đề gặp phải khi sử dụng
phương pháp này: kết quả phụ thuộc vào trình độ dân trí của người được
hỏi, kết quả sẽ bị ảnh hưởng nếu người được hỏi đã có hiểu biết về giá

của phác đồ đó và số tiền mà người dân nói sẵn sàng chi trả chưa chắc đã
là số tiền thật sự họ sẽ chi trả.
 Công thức tính toán
Mục đích của CBA là xác định xem phác đồ nào có lợi ích ròng lớn hơn. Lợi
ích ròng chính là hiệu số giữa lợi ích và chi phí của phác đồ can thiệp (B – C).
Công thức:
2 2 1 1
( ) ( )INB B C B C
   

(Trong đó C1, C2: Chi phí sử dụng phác đồ 1 và 2. B1, B2: Lợi ích của phác
đồ 1 và 2. INB – Incremental Net Benefit: Lợi ích ròng gia tăng)
INB > 0: Lợi ích ròng của phác đồ 2 lớn hơn lợi ích ròng của phác đồ 1
chọn phác đồ 2.


15
INB < 0: Lợi ích ròng của phác đồ 2 nhỏ hơn lợi ích ròng của phác đồ 1
chọn phác đồ 1.
 Ưu nhược điểm: Ưu điểm của CBA là so sánh được những phác đồ can
thiệp có mục tiêu sử dụng khác nhau. CBA có phạm vi phân tích rộng hơn so với
CEA và CUA vì đánh giá các phác đồ can thiệp dựa trên lợi ích thu được cho xã
hội. Tuy nhiên, nhược điểm của CBA đó là khó quy đổi hiệu quả ra đơn vị tiền tệ.
Ngoài ra, vấn đề nhân văn cũng là một bất lợi của CBA, khi mà CBA chú ý đến vấn
đề kinh tế nhiều hơn là lâm sàng, sức khỏe của con người. CBA được sử dụng ở
mức độ vĩ mô, khi người lập chính sách y tế phải ra quyết định lựa chọn phác đồ
can thiệp với một ngân sách hạn hẹp. Tuy nhiên, CBA đánh giá sẽ chính xác hơn
với những phác đồ can thiệp mà có thể quy đổi hiệu quả điều trị thành tiền[8].
2.3. CÁC NHÂN TỐ QUAN TRỌNG TRONG MỘT NGHIÊN CỨU
KINH TẾ Y TẾ

 Nguồn lực và chi phí: Những nguồn lực được sử dụng có liên quan đến
việc tiến hành và duy trì biện pháp can thiệp mà nghiên cứu hướng tới, chi phí của
các nguồn lực đó.
 Khoảng thời gian phân tích (time horizon): Khoảng thời gian giả định
dùng để tính toán kết quả, tùy thuộc vào từng loại bệnh và phác đồ can thiệp. Đối với
những bệnh mãn tính thì khoảng thời gian thường là thời gian cuộc đời (Life time). Với
những bệnh cấp tính thì tùy thuộc vào biện pháp can thiệp mà nghiên cứu hướng tới.
 Quan điểm phân tích: Xác định quan điểm nghiên cứu kinh tế y tế rất
quan trọng vì ảnh hưởng trực tiếp đến tính toán chi phí và kết quả (outcomes), do đó
ảnh hưởng đến kết quả của nghiên cứu. Nêu rõ quan điểm phân tích sẽ làm cho
người ra quyết định lựa chọn được nghiên cứu phù hợp với bối cảnh ra quyết định
của họ, qua đó tăng cường hiệu quả của việc ứng dụng các nghiên cứu kinh tế y tế.
Các quan điểm nghiên cứu kinh tế dược bao gồm:
 Quan điểm của bệnh nhân
 Quan điểm của nhà cung cấp dịch vụ y tế: Bệnh viện, tổ chức quản lý y
tế, bác sĩ.


16
 Quan điểm người chi trả: Người nhà bệnh nhân, công ty bảo hiểm.
 Quan điểm của xã hội: Là quan điểm bao quát nhất.
 Tỉ lệ khấu trừ (chiết khấu):
Khấu trừ là việc chuyển đổi giá trị tương lai về giá trị hiện tại. Chi phí và
hiệu quả trong tương lai cần phải khấu trừ về giá trị ở thời điểm phân tích vì tiền và
hiệu quả ở những thời điểm khác nhau có giá trị khác nhau.
Tỉ lệ khấu trừ được quy định trong guideline hướng dẫn tiến hành nghiên cứu
kinh tế y tế của từng nước. Tổ chức y tế thế giới WHO khuyến nghị sử dụng tỉ lệ
khấu trừ 3%, tiến hành phân tích độ nhạy với tỉ lệ 6% dành cho chi phí và tỉ lệ 0%
dành cho hiệu quả. Ngoài ra, với một số quốc gia đã có guideline hướng dẫn tiến
hành nghiên cứu kinh tế y tế, tỉ lệ này được quy định trong guideline và có thể khác

so với tỉ lệ WHO khuyến nghị.
 Mô hình:
 Mục đích của nghiên cứu kinh tế y tế là trợ giúp người ra quyết định
trong việc phân bổ những nguồn lực y tế một cách hiệu quả. Chi phí và hiệu quả là
những dữ liệu cần thiết nhất cho nghiên cứu kinh tế y tế. Dữ liệu này có thể thu thập
từ những nghiên cứu đã được tiến hành trước đó, chẳng hạn từ thử nghiệm lâm sàng
ngẫu nhiên có nhóm chứng (RCTs). Tuy nhiên, nếu chỉ lấy dữ liệu về chi phí và
hiệu quả từ một RCT riêng lẻ, thì nghiên cứu kinh tế sẽ có nhiều hạn chế. Do đó,
ngoài dữ liệu từ RCTs, nhà nghiên cứu cần phải tổng hợp dữ liệu từ những thiết kế
nghiên cứu khác: Nghiên cứu thuần tập, nghiên cứu cắt ngang, báo cáo case … Mô
hình chính là công cụ tập hợp những dữ liệu đó lại để từ đó xác định chi phí, hiệu
quả trong nghiên cứu kinh tế y tế.
 Các loại mô hình: Markov, cây quyết định, vi mô tả, chuyển đổi trạng thái.
Trong thực tế, cây quyết định và mô hình Markov là 2 kĩ thuật giải quyết
được hầu hết những vấn đề về chi phí và hiệu quả trong nghiên cứu kinh tế y tế.
Cây quyết định: Cây quyết định là mô hình ra quyết định bao gồm các
nhánh, các nốt ra quyết định (decision node) và các con số ứng với từng nhánh.


17
 Đặc điểm: Cây quyết định mô tả toàn bộ bối cảnh ra quyết định, các lựa
chọn và các con số tương ứng với từng lựa chọn. Từ bối cảnh ra quyết định, cây
quyết định sẽ mô tả các phác đồ can thiệp có thể có, và kí hiệu qua nốt hình chữ
nhật trên mô hình. Sau khi sử dụng các phác đồ can thiệp, mỗi phác đồ sẽ cho một
số kết quả lâm sàng khác nhau, kí hiệu bằng nốt tròn. Những kết quả lâm sàng này
xảy ra với xác suất khác nhau, và xác suất này sẽ được nhà nghiên cứu tính toán
hoặc lấy từ những nghiên cứu có sẵn (thử nghiệm lâm sàng, tổng quan hệ thống …)
rồi biểu hiện trên mô hình, kí hiệu là p. Tiếp đến, các giá trị tương ứng với từng kết
quả lâm sàng sẽ được kí hiệu qua nốt tam giác. Các giá trị này bao gồm đầu vào (chi
phí – cost) và đầu ra (hiệu quả/thỏa dụng/lợi ích – effectiveness/utility/benefit). Vì

thế, cây quyết định có thể cung cấp một cái nhìn tổng quát về các phác đồ can thiệp
được so sánh trong nghiên cứu kinh tế y tế. Cuối cùng, nhà nghiên cứu sẽ tính toán
đầu vào – đầu ra của từng kết quả lâm sàng, tổng hợp lại sẽ tính được đầu vào – đầu
ra của các phác đồ cần đánh giá kinh tế y tế.
 Ưu nhược điểm: Cây quyết định được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu
kinh tế y tế, nhờ những ưu điểm như dễ dàng thiết lập, dễ nhìn và dễ tính toán. Tuy
nhiên, một số nhược điểm của cây quyết định cần phải lưu ý. Thứ nhất, phần kết
quả lâm sàng được mô tả trong mô hình chỉ là kết quả nhất thời và xảy ra trong một
thời gian xác định. Trên thực tế, sau khi sử dụng phác đồ can thiệp, bệnh nhân sẽ
trải qua nhiều trạng thái và trong khoảng thời gian dài. Thứ hai, cây quyết định sẽ
trở nên rất phức tạp nếu mô tả những kết quả lâm sàng của một bệnh mạn tính vì
những người mắc bệnh này phải trải qua nhiều trạng thái bệnh tật khác nhau trong
một thời gian dài. Cây quyết định được sử dụng để nghiên cứu những phác đồ can
thiệp dùng trong một thời gian ngắn, tác động lên những bệnh cấp tính hoặc bệnh
chỉ xảy ra một lần.




×