Tải bản đầy đủ (.docx) (105 trang)

Hoàn thiện quy chế trả lương tại công ty cổ phần địa tin học việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (650.13 KB, 105 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Đất nước đang có sự phát triển mạnh mẽ về công nghiệp và trên nhiều lĩnh
vực khác. Không ít các đơn vị, tổ chức, cá nhân cần có các kết quả đo đạc, tính
toán, tư vấn kỹ thuật thuộc các lĩnh vực khí tượng, thủy văn, hải văn và môi trường
để duy trì hoạt động đơn vị của mình một cách bền vững. Vì vậy, vai trò của lĩnh
khí tượng, thủy văn, hải văn và môi trường trong nền kinh tế quốc dân là rất quan
trọng.
Ở nước ta, với cơ chế thị trường cạnh tranh có sự quản lý của Nhà nước thì
lĩnh vực khí tượng, thủy văn, hải văn, môi trường trở thành lĩnh vực không thể
thiếu. Nó bao gồm các tổ chức chuyên lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tài
nguyên môi trường và tổng thể phát triển kinh tế xã hội; cung cấp các dịch vụ đo
đạc và thành lập bản đồ, hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính; cung cấp các dịch
vụ quan trắc và đánh giá tác động của môi trường; khảo sát trắc địa các công trình
xây dựng, thủy lợi, thủy điện, giao thông….Góp phần phát triển kinh tế đất nước.
Một trong những doanh nghiệp trong lĩnh vực trên đó là công ty Cổ phần Địa
tin học Việt Nam .Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, công ty luôn đáp
ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.
Tiền lương là phần cơ bản nhất trong thu nhập của người lao động, giúp cho
họ và gia đình có thể đảm bảo cuộc sống và tái sản xuất sức lao động. Tiền lương
kiếm được còn ảnh hưởng đến địa vị của người lao động trong gia đình và ngoài xã
hội. Vì thế tiền lương được coi là yếu tố tạo động lực cho người lao động, thúc đẩy
họ ra sức học tập, làm việc, nâng cao trình độ để đóng góp cho tổ chức.
Đối với bất kỳ tổ chức hay doanh nghiệp nào thì nguồn nhân lực là một trong
những nguồn lực quan trọng nhất cần phải được bảo toàn, giữ gìn và phát triển. Để
người lao động có thể an tâm làm việc, có thể cống hiến lâu dài cho tổ chức hay
doanh nghiệp thì cần có một chính sách tiền lương hợp lý. Các chính sách, quy định
về tiền lương của doanh nghiệp sẽ tác động trực tiếp đến đời sống của người lao
động. Nếu một doanh nghiệp có một chính sách tiền lương hợp lý thì không những
đảm bảo được đời sống của người lao động mà còn tạo động lực giúp người lao
động hăng say với công việc, giúp tăng năng suất lao động, từ đó góp phần vào sự


phát triển của doanh nghiệp đồng thời góp phần vào sự phát triển của xã hội. Trong
1
đó xây dựng Quy chế trả lương cho người lao động là một việc làm hết sức cần thiết
đối với mọi tổ chức, doanh nghiệp.
Công ty cổ phần Địa tin học Viêt Nam là một doanh nghiệp mới được thành
lập, công ty cũng đã xây dựng quy chế trả lương tuy nhiên những nội dung trong đó
còn có những hạn chế, chưa thực sự phù hợp. Chính vì thế mà em đã chọn đề tài
“Hoàn thiện quy chế trả lương của công ty cổ phần Địa tin học Việt Nam” làm đề
tài đồ án tốt nghiệp sau thời gian thực tập tại công ty.
Nội dung của luận văn : Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3
chương:
Chương 1: Tình hình chung và các điều kiện sản xuất kinh doanh của
công ty Cổ phần Địa tin học Việt Nam.
Chương 2: Phân tích kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Cổ phần Địa tin học Việt Nam năm 2014.
Chương 3:Hoàn thiện quy chế trả lương của công ty Cổ phần Địa tin học
Việt Nam.
2
CHƯƠNG 1:TÌNH CHUNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN KINH
DOANH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỊA TIN
HỌC VIỆT NAM
3
1.1.Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của công ty Cổ phần
Địa tin học Việt Nam
1.1.1. Tên công ty
- Tên công ty viết bằng tiếng Việt là: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỊA TIN HỌC
VIỆT NAM
- Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài là: VIET NAM GEOMATICS
JOINT STOCK COMPANY
- Tên công ty viết tắt: ĐTHVN, JSC.

1.1.2. Địa chỉ trụ sở chính:
Số 67 tổ 5,khu giãn dân Đa Sỹ ,Phường Kiến Hưng, Quận Hà Đông,Thành
phố Hà Nội,Việt Nam
Điện thoại:38587574/2850765
Email: ặc dia
Website: http:/www.diatinhocvn.com
1.1.3.Quyết định thành lập:
-Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp
lần đầu ngày 17 tháng 9 năm 2007; Đăng ký thay đổi lần 3 ngày 19 tháng 12 năm
2012. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần mã số doanh
nghiệp :0102364158.
-Giấy Phép hoạt động đo đạc bản đồ số :469 do Cục Đo đạc bản đồ Việt Nam
cấp ngày 10 tháng 6 năm 2008 có giá trị tới ngày 10 tháng 6 năm 2018.
-Tài khoản : 1305201004299. Tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông
thôn Tràng An-PGD Nhân Chính.
-Vốn điều lệ:5.000.000.000 VNĐ ( Năm tỷ đồng)
-Mệnh giá cổ phần : 10.000 đồng
1.1.4.Ngành nghề kinh doanh chủ yếu:
-Đo đạc, giải phóng mặt bằng, đo đạc lập bản đồ và hồ sơ địa giới hành chính;
-Thiết kế kiến trúc công trình;
-In và cung cấp các dịch vụ in trong khuôn khổ pháp luật:
-Thiết kế tổng mặt bằng xây dựng;
-Khảo sát địa chất thủy văn, khảo sát địa chất công trình xây dựng, thủy lợi,
giao thông;
-Thiết kế công trình trình thủy lợi, thủy sản, hạ tầng kỹ thuật thủy lợi;
-Tư vấn lập dự án, dự toán, báo cáo kinh tế kỹ thuật;
-Lập quy hoạch –kế hoạch sử dụng đất, tài nguyên môi trường và tổng thể phát
triển kinh tế xã hội;
-Thành lập hệ thống thông tin địa lý, Hệ thống thông tin đất đai;
4

-Dịch vụ quan trắc, đánh giá tác động của môi trường;
1.1.5.Một số công trình lớn mà công ty đã thực hiện:
-Đo đạc phục vụ thiết kế chi tiết giao thông quốc lộ 5 (Hà Nội- Hải Phòng)
-Đo đạc phục vụ thiết kế chi tiết giao thông quốc lộ 6 (Đoạn Sơn La- Na Co)
-Đo đạc, lập hồ sơ giải phóng mặt bằng quốc lộ 1 đoạn Giam Lâm- Bắc Ninh;
-Khảo sát phục vụ công trình giao thông đoạn Văn Miếu- Ngã tư Sở Hà Nội;
-Khảo sát đo đạc các công trình thủy lợi như: Sông Hinh- Phú Yên, Vĩnh Sơn-
Bình Định, Thác Bà- Yên Bái, Trà My Nam- Quảng Nam,…
-Khảo sát và phục vụ các công trình thủy lợi, đê điều sông Chu, sông Nhuệ,
sông Hoành Quỳnh thuộc các tỉnh Thanh Hóa, Hà Nam,
-Đo đạc, lập bản đồ và hồ sơ địa chính cấp GCNQSD đất huyện Si Ma Cai-
Lào Cai;
-Chỉnh lý bản đồ, lập hồ sơ địa chính cấp GCNQSD đất huyện Thanh Oai- Hà
Nội;
-Đo khống chế ảnh, điều vẽ ảnh Thành lập bản đồ địa hình 1/2000 Hà Nội;
-Đo lập bản đồ và hồ sơ địa chính quận Lê Chân-Hải Phòng, Lệ Thủy- Quảng
Bình, Thanh Liêm- Hà Nam…;
-Trắc địa phục vụ công trình xây dựng khu đô thị Nam Thăng Long – Hà Nội;
1.2.Điều kiện địa lý, kinh tế nhân văn của vùng nghiên cứu:
- Điều kiện địa lý:
Đây là ngành phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên.Những nơi công nhân
kỹ thuật của công ty làm việc rộng khắp cả nước.
Việt Nam là một quốc gia nằm ở đông nam bán đảo Đông Dương, là một quốc
gia nhiệt đới với những vùng đất thấp, đồi núi, nhiều cao nguyên với những cánh
rừng rậm rạp.Lãnh thổ trên đất liền chia thành 3 miền tự nhiên với những địa hình
và có những đặc điểm về thời tiết riêng. Như ở miền Bắc và Đông Bắc Bộ có địa
hình chủ yếu là đồi núi thấp ; Còn ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ thì có nhiều
dãy núi cao như Hoàng Liên Sơn; và miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ thì nhiều sơn
nguyên và đồng bằng.
Dọc theo lãnh thổ thì khí hậu nước ta chia thành 3 vùng: miền Bắc với khí hậu

cận nhiệt đới ẩm, miền Trung thì có khí hậu nhiệt đới gió mùa trong khi đó miền
Nam lại có khí hậu kiểu nhiệt đới xavan. Khí hậu Việt Nam có độ ẩm tương
đối trung bình 84-100% cả năm. Tuy nhiên, vì có sự khác biệt về vĩ độ và sự khác
biệt địa hình nên khí hậu có khuynh hướng khác biệt nhau khá rõ nét theo từng
vùng. Do lượng mưa hàng năm tương đối lớn dao động từ 120 đến 300 xentimet
nên gây cho nước ta có độ ẩm lớn.
5
Từ những đặc điểm khái quát về điều kiện địa lý, khí hậu trên có thể thấy công
ty có những thuận lợi và khó khăn như: Về mặt khó khăn thì đây là ngành phụ thuộc
rất lớn với điều kiện tự nhiên. Việt Nam là nước có khí hậu biến đổi nhanh như khi
có các thiên tai lũ lụt hay mưa gió,… thì công việc có thể bị gián đoạn ; gây chậm
tiến độ công trình;
- Điều kiện về lao động – dân số:
Công ty Cổ phần Địa tin học Việt Nam đóng trên địa bàn Hà Nội.
Dân số và lao động trên địa bàn Hà Nội có một số đặc điểm sau đây:
Những năm gần đây, Hà Nội đang chịu áp lực gia tăng dân số, nhất là trong
khu vực nội thành nhưng chất lượng lại thấp và không đồng đều giữa nội thành và
ngoạithành.
Số liệu thống kê cho thấy sau khi mở rộng địa giới hành chính, dân số Thủ đô
đạt trên 7,1 triệu người. Đặc biệt trong vòng 4 năm (2008-2011) dân số Hà Nội đã
tăng khoảng 43 vạn người, trong đó tăng dân số cơ học lên tới 5 vạn người/năm,
chủyếu trong độ tuổi lao động.
Bên cạnh những tác động tích cực như phát triển lực lượng lao động trẻ, tạo
điều kiện tập trung nguồn nhân lực có chất lượng cao. Về nguồn nhân lực của công
ty Cổ phần Địa tin học Việt Nam chủ yếu là các kỹ sư tại các trường như đại học
Mỏ-Địa Chất, đại học Tài Nguyên và Môi Trường,….và từ nhiều trường đại học
,cao đẳng khác. Hà Nội là nơi có nhiều trường cao đẳng, đại học chất lượng, do đó
đây là nơi có khả năng cung ứng lực lượng lao động có chất lượng cao. Do vậy
công ty có nhiều sự lựa chọn trong vấn đề tuyển nhân lực cho công ty. Song đây là
ngành có đặc điểm về lao động riêng nên công ty cần có những chính sách về nhân

lực phù hợp để tuyển được đội ngũ lao động chất lượng.
- Điều kiện kinh tế:
Nhìn chung nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển. Mỗi vùng miền đều
phấn đấu không ngừng và đạt được nhiều thành tựu, nhất là trong công cuộc xóa đói
giảm nghèo, làm tăng mức sống cho người dân trên cả nước.
Nền kinh tế phát triển, song song với đó là sự phát triển của nhiều lĩnh vực,
trong đó có lĩnh vực khí tượng, thủy văn, hải văn và môi trường,do đó có nhiều
doanh nghiệp phát triển lớn và trở thành đối thủ cạnh tranh của công ty. Đây là
thách thức không nhỏ đối với công ty hiện nay.
Bên cạnh đó mạng lưới giao thông và thông tin liên lạc được phân bố rộng
khắp cả nước đây là một trong những thuận lợi đối với các doanh nghiệp trong
ngành.Công ty nằm ở Hà Nội, đó là đầu mối giao thông lớn của cả nước. Từ Hà Nội
ta dễ dàng đi đến nhiều nơi trong nước bằng cả đường bộ, đường thủy, đường sắt,
đường hàng không,Vì vậy mọi giao dịch được thuận lợi hơn, cơ sở vật chất được
6
nâng cao.Song ở vùng sâu ,vùng xa cơ sở hạ tầng đang còn thấp; Điều này cũng gây
ảnh hưởng không nhỏ tới công ty. Ví như nhiều hợp đồng của công ty ở vùng miền
núi Lạng Sơn, điều kiện về giao thông và các dịch vụ khác còn hạn chế nên cũng
gây ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả của công việc.
1.3. Công nghệ sản xuất của công ty:
- Thống kê các trang thiết bị chủ yếu phục vụ cho hoạt động của công ty:
DANH SÁCH CÁC TRANG THIẾT BỊ PHỤC VỤ CÔNG TÁC
Bảng 1.2
ST
T
Loại thiết bị Số lượng
Năm đưa vào
sử dụng
Tình trạng sử
dụng

1 Máy tính để bàn 12 2009 Tốt
2
Máy tính xách tay
15 2009 Tốt
3 Máy in khổ Ao 01 2010 Tốt
4 Máy in khổ A3 02 2010 Tốt
5 Máy in khổ A4 16 2007 Tốt
6 Máy photocopy 02 2011 Tốt
7 Máy toàn đạc điện 06 2007 Tốt
8 Máy thủy chuẩn 07 2007 Tốt
9 Máy bộ đàm 18 2008 Tốt
10 Ô tô 7 chỗ Ford Everest 02 2010 Tốt
11 Ô tô 5 chỗ Mazda 01 2007 Tốt
- Phần mềm công ty đang sử dụng là:
+ Autocad; Vilis, eMap,…
+MicroStation, Famiss, IracB, IracC, Geovec, MGE,….
Qua việc thống kê các trang thiết bị phục vụ công tác của công ty ở trên, ta
thấy các trang thiết bị của công ty chưa tiên tiến , đây là ngành cũng đòi hỏi trình
độ cao và công nghệ tiên tiến. Nhưng nhìn chung máy móc thiết bị của công ty đã
lạc hậu so với công nghệ kỹ thuật hiện nay như những máy móc kỹ thuật đều là
những máy móc sử dụng từ những năm 2007, 2008, 2010,
7
Do đây là ngành cũng đòi hỏi cao về khoa học công nghệ và kỹ thuật tiên tiến.
Do vậy, ngày càng có nhiều công ty khác trong lĩnh vực này họ tăng tính cạnh tranh
bằng việc đầu tư máy móc và công nghệ hiện đại, một trong số đó như công ty
TNHH một thành viên Kỹ thuật Tài Nguyên và Môi Trường. Nhưng nhìn chung
công ty Cổ phần Địa tin học Việt Nam chưa chú trọng việc đầu tư máy móc thiết bị
và công nghệ mới.
1.4.Tình hình tổ chức quản lý sản xuất và lao động của doanh nghiệp:
Đại Hội Đồng Cổ Đông

Hội Đồng Quản Trị
Giám Đốc
Phòng công nghệ -
Kỹ Thuật
Phòng tổ chức – hành
chính – Tài Vụ
Phòng Tư vấn – dịch vụ
Đội khảo
sát – đo
đạc I
Đội khảo
sát –Đo
đạc II
Đội quy
hoạch
Hình 1.1:Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty Cổ phần Địa tin học Việt Nam
Hệ thống tổ chức của công ty bao gồm:
8
+Đại hội đồng cổ đông:Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, bao
gồm tất cả các cổ đông có quyền bỏ phiếu hoặc người được cổ đông ủy quyền. Đại
hội đồng cổ đông có các quyền hạn sau:
- Thông qua bổ sung, sửa đổi Điều lệ.
- Thông qua định hướng phát triển Công ty, thông qua báo cáo tài chính hàng
năm, các báo cáo của Ban kiểm soát, của Hội đồng quản trị.
- Quyết định mức cổ tức được thanh toán hàng năm cho mỗi loại cổ phần.
- Quyết định số lượng thành viên của Hội đồng quản trị.
- Bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát;
phê chuẩn việc Hội đồng quản trị, bổ nhiệm Giám đốc.
- Các quyền khác được quy định tại Điều lệ.
+Hội đồng quản trị nhân danh Công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến

mục đích và quyền lợi của Công ty có trách nhiệm giám sát hoạt động của Giám
đốc và những cán bộ quản lý khác trong Công ty. Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng
quản trị do Pháp luật, Điều lệ Công ty quy định.
+Ban kiểm soát của Công ty có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp,
tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh,
trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập BCTC nhằm đảm bảo lợi ích hợp
pháp của các cổ đông. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với HĐQT và Ban Giám
đốc.
+Giám đốc do Hội đồng quản trị kiêm nhiệm. Phụ trách chung, điều hành hoạt
động sản xuất kinh doanh hàng ngày, là người đại diện theo pháp luật của Công ty.
Có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các quyết định của HĐQT và báo cáo tình hình kết
quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
+ Các bộ phận Phòng, Ban: Là bộ phận chức năng nhằm giúp hệ thống của
Công ty hoạt động quản lý, thực hiện các công việc chuyên môn:
Phòng Kỹ thuật-Công nghệ:
Tham mưu cho Giám Đốc những việc liên quan; Đồng thời quản lý hoạt động
khoa học công nghệ, công tác ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện
9
công tác quản lý chất lượng công trình, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ
cung cấp cho khách hàng và công tác đầu tư đổi mới máy móc thiết bị.
Phòng Tổ chức-Hành chính-Tài vụ:
Quản lý chung các vấn đề liên quan đến tổ chức, thực hiện chức năng quản lý
nguồn nhân lực, quản lý hành chính: Thực hiện công tác tuyển dụng, đào tạo, tính
lương cho toàn Công ty. Xây dựng, đề xuất các biện pháp khuyến khích (tài chính
và phi tài chính…) Theo dõi chấm công, thời gian làm việc, quản lý hành chính…
Bên cạnh đó còn Thực hiện các công việc về nghiệp vụ, chuyên môn tài chính
– kế toán theo đúng quy định.
Theo dõi, phán ánh sự vận động của vốn kinh doanh và cố vấn cho Ban lãnh
đạo Công ty về các vấn đề liên quan
Tham mưu cho Giám đốc về chuyên môn nghiệp vụ của mình

Quản lý các nguồn vốn đầu tư vào các dự án
Tổ chức hướng dẫn kiểm tra các bộ phận, phòng ban, dự án thực hiện các
chính sách, chế độ thực hiện tài chính của Công ty và Nhà nước.
Phòng Tư vấn dịch vụ:
Thực hiện các chức năng tư vấn về dịch vụ mà công ty cung cấp
Các Đội kỹ thuật chịu trách nhiệm thực thi các công trình mà công ty đã nhận
như
Đội Khảo sát- Đo đạc I và Đội Khảo sát –Đo đạc II thực hiện các nhiệm vụ
khảo sát- đo đạc;
Đội Quy hoạch thực hiện các nhiệm vụ quy hoạch;
Nhận xét:
Cơ cấu tổ chức của công ty được xây dựng theo kiểu trực tuyến, đứng đầu là
Hội Đồng Cổ Đông sáng lập, sau đó là các giám đốc là các phòng ban , tổ đội. Cơ
cấu tổ chức trên đạt được sự thống nhất trong mệnh lệnh, tuân thủ theo nguyên tắc
chế độ một thủ trưởng, phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng, chuyên môn không
chồng chéo, đảm bảo chuyên sâu về nghiệp vụ và là căn cứ cho việc ra quyết định.
Do đó nâng cao hiệu quả công việc, kiểu cơ cấu này là phù hợp với công ty.
-Sơ đồ tổ chức các tổ đội kỹ thuật của công:
10
Đội trưởng
Kế toán
công trình
Các tổ kỹ thuật
Hình 1.2.Sơ đồ tổ chức các tổ đội kỹ thuật
Trong đó:
+Đội trưởng chịu trách nhiệm quản lý chung và báo cáo kịp thời những vấn đề
cho giám đốc;
+Kế toán công trình: Ghi chép lại những phát sinh ở các công trường, nơi các
công nhân kỹ thuật làm việc ,báo cáo về phòng Tổ chức- Hành chính- Tài vụ;
+Các tổ kỹ thuật thực thi các nhiệm vụ công trình của công ty;

*Chế độ làm việc của công ty:
Thời gian làm việc trong Công ty không quá 8h/ngày;
Giờ làm việc hàng ngày từ 8h- 17h gồm cả nghỉ trưa;
Mỗi tuần người lao động được nghỉ 1 ngày chủ nhật;
-Người lao động nghỉ mà được hưởng lương trong các trường hợp sau:
+Thời gian nghỉ lễ: Theo điều 73 Bộ luật lao động và điều 8 Nghị định
195/CP.
+Thời gian nghỉ phép: Thực hiện điều 14 Bộ luật lao động, điều 9,10,11,12
Nghị định 195/CP, quy định “ Nếu người lao động có 12 tháng làm việc thì được
nghỉ 12 ngày trong điều kiện làm việc bình thường, 14 ngày trong điều kiện làm
việc mệt nhọc, độc hại.Trong trường hợp đặc biệt, người lao động xin nghỉ phép
năm do công ty không thể bố trí nghỉ được thì giám đốc xem xét và quyết định cho
người lao động nghỉ phép bù hoặc thanh toán tiền lương cho những ngày không
được nghỉ đó”.
+Nghỉ tăng them theo nhân viên: Thực hiện theo điều 15 Bộ luật lao động và
điểm 3 phần II của thông tư 01/LĐTBXH 3H-TT, quy định cứ 5 năm công tác được
nghỉ them 1 ngày;
11
+Nghỉ làm việc riêng: Người lao động được nghỉ phép về việc riêng mà vẫn
được hưởng nguyên lương trong các trường hợp sau:
• Người lao động kết hôn: nghỉ 5 ngày;
• Con kết hôn: nghỉ 3 ngày;
• Bố mẹ kết hôn: nghỉ 3 ngày;
• Bố mẹ chết, con chết: nghỉ 5 ngày;
Nghỉ làm việc riêng không hưởng lương.
*Tình hình sử dụng lao động của công ty Cổ phần Địa tin học Việt Nam có
một số điểm chính sau:
Đội ngũ lao động của công ty Cổ phần Địa tin học Việt Nam năm 2014 gồm
50 người,trong đó số lao động có trình độ đại học là 17 người chiếm 34%, số công
nhân có trình độ cao đằng là 14 người chiếm 28%, còn lại là lao động có trình trung

cấp và công nhân kỹ thuật.
Nhìn chung trình độ lao động của công ty không cao.
Tính tới cuối năm 2014 tổng quỹ lương đạt 2.315.550.000 đồng.Thu nhập bình
quân của người lao động là khoảng 46.311.000 (đồng/1 năm).
Bên cạnh đó công ty có những động lực thúc đẩy nhân viên nâng cao năng
suất lao động của mình như:
+Bố trí người lao động làm việc đúng khả năng và trình độ của họ;
+Tạo một môi trường làm việc thoải mái;
+Sử dụng tiền công, tiền lương, tiền thưởng để kích thích người lao động;
1.5.Phương hướng phát triển công ty trong tương lai:
Đi cùng với sự phát triển của đất nước và của ngành, theo kế hoạch phát triển
công ty giai đoạn 2011- 2015, công ty Cổ phần Địa tin học Việt Nam đang dần
hoàn thiện mình với phương hướng phát triển đó là tiếp tục đầu tư các trang thiết bị
hiện đại; tiếp cận và nắm bắt các công nghệ- kỹ thuật hiện đại; Đồng thời tận dụng
những điểm thuận lợi và khắc phục những khó khăn để xây dựng công ty ngày càng
lớn mạnh và có uy tín trong ngành.
12
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1:
Từ việc khái quát tình hình chung và các điều kiện sản xuất kinh doanh chủ
yếu của công ty Cổ phần Địa tin học Việt Nam, ta thấy hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, cũng như sự phát triển nói chung của công ty có những
thuận lợi sau:
+Có nhiều thuận lơi về điều kiện địa lý và điều kiện kinh tế nhân văn như: Trụ
sở của công ty đặt tại vị trí ở Hà Nội, là thủ đô và là trung tâm kinh tế văn hóa của
cả nước. Điều kiện về lao động dân số nơi công ty đóng quân có thuận lợi như đây
là vùng có lực lượng lao động có trình độ cao nên có thể lựa chọn người lao động
dễ dàng và phù hợp với công việc của công ty; Bên cạnh đó nền kinh tế đất nước
đang trên đà phát triển tao điều kiện cho tất cả các doanh nghiệp phát triển;
+Đây là ngành đang ngày càng được Nhà nước quan tâm nên tạo nhiều điều
kiện cho các công ty trong ngành phát triển, một trong số đó có công ty Cổ phần

Địa tin học Việt Nam;
+Đa số lao động của công ty là những người có thâm niên và kinh nghiệm nên
việc triển khai các công việc của công ty luôn thuận lợi;
Bên cạnh những thuận lợi, công ty cũng gặp một số khó khăn không nhỏ như
sau:
+ Nền kinh tế càng phát triển , trong ngành xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh
lớn có tiềm lực;
+ Trang thiết bị của công ty đang còn lạc hậu, chưa nắm bắt kịp thời các ứng
dụng của khoa học-kỹ thuật hiện đại; nguồn tài chính của công ty đang còn eo hẹp;
+Chất lượng đội ngũ lao động chưa cao;
13
Từ những thuận lợi và khó khăn trên, công ty cần nắm bắt và tận dụng các
thuận lợi ; Đồng thời khắc phục những khó khăn để phát triển công ty bền vững
trong ngành.
Trong Chương 1 đã thể hiện những đặc điểm chung về điều kiện sản xuất kinh
doanh của Công ty Cổ phần Địa Tin học Việt Nam. Để hiểu rõ hơn thực trạng hoạt
động của Công ty Cổ phần Địa Tin học Việt Nam trong năm 2014, trong Chương 2
sẽ đi sâu phân tích tình hình chung của công ty trên tất cả các mặt hoạt động chính
hiện nay.
CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH KINH TẾ HOẠT ĐỘNG SẢN
XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỊA TIN
HỌC VIỆT NAM NĂM 2014
14
2.1. Đánh giá chung hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ
phần Địa tin học Việt Nam năm 2014
Quá trình SXKD của mỏ luôn biến động, muốn đánh giá đúng hoạt động
SXKDphải phân tích các mặt hoạt động SXKD rút ra được những mặt mạnh, mặt
yếu và những nguyên nhân cơ bản có ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất kinh
doanh; trên cơ sở đó phát huy mặt mạnh, khắc phục mặt yếu, nhằm nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh từ mục đích trên thông qua số liệu thu thập, đánh giá một

cách khách quan một số chỉ tiêu mang tính tổng hợp được thể hiện qua bảng 2-1.
Bảng đánh giá chung hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2014
Bảng 2.1 (đơn vị tính : Đồng)
ST
T
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2014
So sánh 2014/2013
+/- %
1 Tổng doanh thu Đồng 2.589.294.790 3.643.639.249 1.054.344.459 140,7
2 Tổng tài sản Đồng 7.468.502.163 8.638.309.012 1.169.806.849 115,7
- Tài sản ngắn hạn Đồng 5.920.237.923 7.187.493.503 1.267.255.580 121
- Tài sản dài hạn Đồng 1.548.264.240 1.450.815.509 - 97.448.731 93,7
3 Tổng số lao động Người 51 50 -1 98
4 Tổng quỹ lương Đồng 2.128.200.000 2.315.550.000 187.350.000 108,1
5 Tổng chi phí Đồng 2.567.049.433 3.628.230.813 1.061.181.380 141,33
6
NSLĐ bình quân
năm
Đồng/
Người
15
-
Theo giá trị Đồng/
Người
50.770.521 72.872.785 22.102.264 143,5
7
Tiền lương bình
quân năm
Đồng/
Người

41.729.412 46.311.000 4.581.588 111
8
Tổng lợi nhuận
trước thuế
Đồng
22.245.357 15.408.436 - 6.836.921 69,27
10
Các khoản phải
nộp NSNN
Đồng
129.878.856 228.323.190 98.444.334 175,8
11
Lợi nhuận sau
thuế
Đồng
22.245.357 15.408.436 - 6.836.921 69,27
Nhận định khái quát:
Từ bảng 2.1, Trên, Lợi nhuận sau thuế năm 2014 thấp hơn năm 2013.
Trong năm 2014, doanh thu đạt 3.643.639.249 đồng, tăng 1.054.344.459 đồng,
tương ứng tăng 40,7% so với năm 2013. Nguyên nhân do năm 2014 công ty nhận
được nhiều hợp đồng giá trị lớn hơn năm 2013.
Tổng tài sản của doanh nghiệp tăng 1.169.806.849 đồng, tương ứng tăng
15,7% so với năm 2013; Nguyên nhân là tài sản ngắn hạn tăng 1.267.255.580 đồng,
tương ứng tăng 21%. Và tài sản dài hạn giảm 97.448.731 đồng, tương ứng giảm
6,3% so với năm 2013.Mặc dù tài sản dài hạn giảm nhưng do tài sản ngắn hạn tăng
cao nên làm tổng tài sản của doanh nghiệp tăng. Tài sản ngắn hạn tăng
1.267.255.580 đồng là do trong đó các khoản phải thu ngắn hạn tăng 1.300.000.000
đồng, hàng tồn kho tăng 115.044.308 đồng, song tiền và các khoản tương đương
tiền giảm 147.788.728 đồng.
Mức đóng cho ngân sách nhà nước năm 2014 cũng tăng so với năm 2013 là

75,8%, tương ứng tăng 98.444.334 đồng. Điều này thể hiện sự đóng góp của công
ty vào ngân sách nhà nước.
Trong năm 2014, tổng số lao động của công ty giảm 1 người; tương ứng giảm
2% so với năm 2013; song tổng quỹ lương của doanh nghiệp tăng 187.350.000
đồng, tương ứng tăng 8,1% so với năm 2013; nguyên nhân tăng quỹ lương là do
tiền lương bình quân năm của người lao động tăng lên so với năm 2013 là
4.581.588 đồng/người, tương ứng tăng 11%.
Mặt khác trong năm 2014, năng suất lao động bình quân theo giá trị của người
lao động là72.872.785đồng/người-năm; tăng 22.102.264 đồng, tương ứng tăng
43.5% so với năm 2013. Ta thấ, năng suất lao động bình quân của công ty và tiền
lương bình quân tăng, cho thấy công ty vẫn đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
16
Tổng chi phí của năm 2014 là 3.628.230.813 đồng, tăng 1.061.181.380 đồng,
tương ứng tăng 41,33 % so với năm 2013. Nguyên nhân trong năm 2014, chi phí
quản lý doanh nghiệp tăng lên rất nhiều so với năm 2013.
Trong năm 2014, tổng lợi nhuận trước thuế là 15.408.436 đồng; giảm
6.836.921 đồng so với năm 2013. Mặc dù doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
tăng 1.054.241.809 đồng trong năm 2014, giá vốn hàng bán giảm 42.279.805 đồng
so với năm 2013, Chi phí tài chính giảm 24.691.845 đồng nhưng do chi phí quản lý
doanh nghiệp tăng cao, tăng 1.128.153.030 đồng nên làm cho tổng lợi nhuận giảm
đáng kể. Điều này chứng tỏ công ty làm ăn trong năm 2014 kém hiệu quả.
17
2.2 Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Bảng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2013
Bảng 2.2 (Đơn vị đồng)
ST
T
Ngày tháng
Đơn vị mua
hang

Tên hàng hoá dịch vụ
Tiền (đã trừ
thuế GTGT)
1 13/02/2013
Trung tâm kỹ
thuật địa chính
tỉnh Lạng Sơn
Thanh lý hợp đồng số 04-
2012/HĐKT ngày
18/01/2013
22.268.000
2 04/06/2013
Trường cao
đẳng TNMT
Miền Trung
Thanh lý hợp đồng số kinh
tế 22/HĐKT ngày
22/9/2012 về việc tư vấn
đấu thầu
6.254.000
3 24/07/2013
Ban quản lý dự
án Sở giao
thông vận tải
PhúThọ
Thanh toán Hợp đồng kinh
tế số 28/HĐKT ngày
26/6/2011-về việc đo vẽ
bản đồ, cắm cọc GPMB-
QL 32A đoạn tránh qua

trung tâm huyện Tân Sơn -
Phú Thọ
1.019.746.440
4 24/10/2013
Phòng tài
nguyên và môi
trường huyện
Phú Lương
Thanh toán công đoạn
theo HĐKT số 15/HĐKT
ngày 15/11/2012-về việc
lập quy hoạch SD đất đến
năm 2020 huyện Phú
Lương- Thái Nguyên
136.363.640
5 08/11/2013
Trường cao
đẳng TNMT
Miền Trung
Thanh lý hợp đồng kinh tế
số 16/HĐKT ngày
26/9/2012về việc tư vấn
đấu thầu "mua sắm trang
thiết bị phục vụ giảng dậy
học tập năm 2012
3.035.000
6 26/11/2013
UBND xãĐại
Lộc- Hậu Lộc-
Thanh Hóa

Thanh toán Hợp đồng kinh
tế số 109/HĐKT-QH ngày
07/11/2011
65.000.000
18
7 03/12/2013
UBND xã
Triệu Lộc-
Hậu Lộc-
Thanh Hóa
Thanh toán Hợp đồng kinh
tế số 108/HĐKT-QH ngày
07/11/2011
89.000.000
8 19/12/2013
UBND xã Hòa
Lộc- Hậu Lộc-
Thanh Hóa
Thanh toán Hợp đồng kinh
tế số 107/HĐKT-QH ngày
07/11/2010
86.362.000
9 28/12/2013
Sở tài nguyên
môi trường
tỉnh Bắc Kạn
Thanh toán kinh phí Hợp
đồng số 20/HĐ-TNMT
ngày 15/03/2011 về việc
lập quy hoạch SD đất cấp

huyện và các xã thị trấn
huyện Ngân Sơn
1.160.546.400
Tổng 2.588.575.440
Bảng Tổng doanh thu năm 2013
Bảng 2.3(đơn vị đồng)
STT Chỉ tiêu Tiền
1 Doanh thu thuần về bán hàng và cung
cấp dịch vụ
2.588.575.440
2 Doanh thu từ hoạt động tài chính 719.350
3 Thu nhập khác 0
4 Tổng doanh thu 2.589.294.790
19
Bảng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2014
Bảng 2.4 (đv: đồng)
ST
T
Ngày
tháng
Đơn vị
mua hàng
Tên hàng hoá dịch vụ
Tiền (Đã trừ
thuế GTGT)
1
25/03/201
4
Truường
CĐTNMT

Miền Trung-
Thanh Hóa
Thanh lý hợp đồng số :
17 HĐKT ngày 26/10/2013
(VV tư vấn mua sắm trang
thiết bị PV giảng dạy, học tập
năm 2012)
3.035.000
2
20/05/201
4
Sở TNMT
Tuyên Quang
Thanh toán tạm ứng HĐ:
32/HĐ - TNMT ngày
2/7/2012
241.568.182
3
06/06/201
4
Ban quản lý
dự án GT Phú
Thọ
Thanh toán lần 1 Đo đạc
GPMB theo HĐ số:
15/2011/HĐ - TV ngày
9/11/2011 ( NCCT đường
321C)
90.909.000
4

03/06/201
4
Ban quản lý
dự án GT Phú
Thọ
Thanh toán đợt 1 HĐ số:
77/2012/HĐ-TV ngày
25/11/2012 - Cắm cọc đo vẽ
GPMB đương Minh Lương -
Hà Lương
188.965.455
5
03/06/201
4
Ban quản lý
dự án GT Phú
Thọ
Thanh toán tạm ứng HĐ số:
78/2013/HĐ - TV ngày
25/11/2013. Cắm cọc đo vẽ
bản đồ GPMB đường Thanh
Xá - Mạn Lạn - Phương Lĩnh
297.971.345
6
01/07/201
4
Ban quản lý
dự án GT vận
tải Bắc Ninh
Thanh toán HĐ KT số

355/2013/HĐKT ngày
30/11/2013 vv Trích đo lập
BDĐC phục vụ GPMB đường
nối 282 - Cầu Vượt sông
Đuống với QL 18
24.702.000
20
7
01/07/201
4
Ban quản lý
dự án GT vận
tải Bắc Ninh
Thanh toán HĐKT số :
333/2013/HĐKT vv Trích đo,
lập BDĐC phục vụ GPMB
đường nối TL 295 với cầu
Đồng Xuyên ngày 13/11/2013
170.733.000
8
20/07/201
4
Sở TNMT
tỉnh Kom
Tum
Thanh Toán HĐ số 01/BB
ngày 20/7/2014 vv Khảo sát
lập TKKT - DT Xây dựng hệ
thống HSĐC và CSDL đất đai
huyện Kon Rẫy - Tỉnh Kom

Tum
142.087.600
9
05/11/201
4
Sở TNMT
tỉnh Tuyên
Quang
Thanh lý HĐ QH SDĐ huyện
Lâm Bình Số 32/HĐ-TNMT
ngày 26/10/2013
362.353.636
10
12/11/201
4
Sở TNMT
tỉnh Kom
Tum
Thanh lý HĐ Số 02/HĐ ngày
6/3/2014 vv tư vấn lập TKKT
- DT Xây dựng hệ thống
HSĐC và CSDL đất đai TP.
Kom Tum
164.970.000
11
26/12/201
4
Sở TNMT
tỉnh Yên Bái
Thanh toán KL theo công

đoạn nghiệm thu xã Mai Sơn,
HĐ số: 24/2014 HĐQH -
STNMT ngày 4/5/2014
1.955.522.03
1
Tổng
3.642.817.24
9
Bảng Tổng doanh thu năm 2014
Bảng 2.5(đơn vị đồng)
STT Chỉ tiêu Tiền
1 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp
dịch vụ
3.642.817.249
2 Doanh thu từ hoạt động tài chính 822.000
3 Thu nhập khác 0
21
4 Tổng doanh thu 3.643.639.249
Từ bảng 2.3 Bảng tổng doanh thu năm 2013 và bảng 2.5 .Bảng tổng doanh thu
năm 2014, ta thấy tổng doanh thu năm 2014 cao hơn so với năm 2013 và tăng
1.054.344.459 đồng so với tổng doanh thu năm 2013.
Tổng doanh thu năm 2014 cao hơn tổng doanh thu năm 2013 bởi nguồn thu
chủ yếu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ. Từ các bảng 2.2 Và bảng 2.4
Các bảng thống kê doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ta thấy , năm 2014 có
số lượng hợp đồng nhiều hơn và đa số là các hợp đồng có giá trị cao. Nên nguồn thu
từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ cao hơn 2013.
Từ 2 bảng là bảng 2.2 và bảng 2.4 ta thấy trong hai năm trở lại đây thì vào thời
gian cuối năm thì lượng hợp đồng công ty nhận được nhiều hơn đầu năm và đều là
những hợp đồng có giá trị lớn.
*Phân tích tình hình tiêu thụ theo các dịch vụ mà công ty cung cấp (mặt hàng):

Để làm rõ hơn việc tiêu thụ hàng hóa của công ty ta sẽ phân tích doanh thu
theo các dịch vụ mà công ty cung ứng (mặt hàng):
Mục đích: Phân tích tình hình tiêu thụ theo hàng hóa, dịch vụ cho Công ty biết
dịch vụ nào là dịch vụ chiến lược của mình, những dịch vụ mà Công ty nên và sẽ
cung ứng trong những năm tới. Những phân tích về tình hình tiêu thụ hàng hóa,
dịch vụ thường là một căn cứ quan trọng để doanh nghiệp xây dựng kế hoạch sản
xuất trong năm.
Nhiệm vụ:chỉ rõ được hàng hóa, dịch vụ nào chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm
chủ yếu. So sánh tình hình tăng giảm chỉ ra nguyên nhân của tình hình đó sau đó
đưa ra giải pháp khắc phục.
Bảng phân tích tình hình tiêu thụ theo các dịch vụ mà công ty cung cấp
Bảng 2.6 (đơn vị đồng)
ST
T
Tên hàng
hóa, dịch
vụ
Năm 2013 Năm 2014 So sánh 2014/2013
Số tiền thu
được
Kết
cấu
Số tiền thu
đươc
Kết
cấu
+/- %
1 Tư vấn 9.289.000 0,4 168.005.000 4,6 158.716.000 1808,6
2
Khảo sát,

đo đạc
2.579.286.44
0
99,
6
3.474.812.24
9
95,
4
895.525.809 134,7
3 Tổng doanh
thu từ BH
2.588.575.44 100 3.642.817.24 100 1.054.241.80 140,7
22
và CCDV 0 9 9
Qua bảng 2.6, Ta thấy tổng giá trị thu được từ viêc bán hàng và cung cấp dịch
vụ năm 2014 so với 2013, tăng 1 lượng là 1.054.241.809đồng, tương ứng tăng
40,7%.
Trong các dịch vụ mà công ty cung cấp trong năm 2014 thì dịch vụ khảo sát
và đo đạc là chiếm tỷ trọng lớn, chiếm 95,4% tổng doanh thu, còn lại 4,6% là dịch
vụ tư vấn.
Trong năm 2014, về dịch vụ tư vấn thu về được168.005.000 đồng,
tăng158.716.000đồng , tương ứng tăng 1708,6 %so với năm 2013. Về dịch vụ khảo
sát, đo đạc các công trình thì năm 2014 thu được3.474.812.249 đồng, tăng
895.525.809đồng, tương ứng tăng 34,7% so với năm 2013.
*Phân tích tình hình tiêu thụ theo khách hàng:
Mục đích: Phân tích tình hình tiêu thụ theo khách hàng cho Công ty biết khách
hàng nào là khách hàng chiến lược của mình, những khách hàng mà Công ty nên và
sẽ bán hàng trong những năm tới. Những phân tích về tình hình tiêu thụ sản phẩm
theo khách hàng thường là một căn cứ quan trọng để doanh nghiệp xây dựng kế

hoạch sản xuất trong năm.
Nhiệm vụ: Chỉ rõ được khách hàng chiến lược, khách hàng mục tiêu, khách
hàng chủ yếu của công ty, xác định được sự thay đổi so với năm trước cũng như
trong năm kế hoạch. Tìm ra được nguyên nhân làm thay đổi như thế, sau đó tìm
phương pháp giải quyết.
Bảng phân tích tình hình tiêu thụ theo khách hàng của công ty năm 2014
Bảng 2.7 (đơn vị: đồng)
STT Tên khách hàng
Năm 2013 Năm 2014 So sánh 2014/2013
Số tiền thu
được
Kết
cấu
Số tiền thu
đươc
Kết
cấu
+/- %
1
Các sở tài
nguyên môi
trường
1.160.546.400 44,83 2.866.501.449 78,69
1.705.955.04
9
247
2
Các ban quản lý
dự án
1.019.746.400 39,4 773.280.800 21,23 -246.465.600 75,83

3 Khách hàng khác 408.282.640 15,77 3.035.000 0,08 -405.247.640 0,74
4 Tổng doanh thu 2.588.575.440 100 3.642.817.249 100 1.054.241.80 140,7
23
từ BH và CCDV 9
Qua bảng 2.7 Ta thấy tổng giá trị thu được từ viêc bán hàng và cung cấp dịch
vụ năm 2014 so với 2013, tăng 1 lượng là1.054.241.809 đồng, tương ứng tăng
40,7%.
Trong năm 2014, trong các khách hàng của công ty thì các sở tài nguyên môi
trường là các khách hàng mang lại doanh thu cao cho doanh nghiệp. Doanh thu thu
được từ việc cung cấp các dịch vụ của công ty cho các sở tài nguyên và môi trường
chiếm 78,69% tổng doanh thu từ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh
nghiệp, doanh thu thu được từ việc cung cấp các dịch vụ của công ty cho các ban
quản lý dự án chiếm 21,23% tổng doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của
doanh nghiệp. Còn lại là thu từ việc cung cấp dịch vụ cho các khách hàng khác.
Trong năm 2014, doanh thu từ cung cấp dịch vụ cho các sở tài nguyên và môi
trường tăng 1.705.955.049đồng, tương ứng tăng 147% so với năm 2013. Doanh thu
từ cung cấp dịch vụ cho các ban quản lý dự án giảm 246.465.600 đồng, tương ứng
giảm 24,17% so với năm 2013. Còn doanh thu từ cung ứng dịch vụ cho các khách
hàng khác giảm một lượng lớn là 405.247.640 đồng, tương ứng giảm 99,26% so với
năm 2013.
Nguyên nhân doanh thu từ việc cung ứng dịch vụ cho các đối tượng khách
hàng khác năm 2014 giảm là do, trong năm công ty nhận được nhiều hợp đồng từ
các sở tài nguyên môi trường nên do số lượng công nhân kỹ thuật đã phân công đủ
để thực hiện các hợp đồng đó, nên công ty không nhận thêm các hợp đồng của các
khách hàng khác. Bên cạnh đó số lượng hợp đồng với các ban quản lý dự án ít có
hợp đồng giá trị lớn nên doanh thu từ việc cung cấp dịch vụ cho các ban quản lý dự
án thấp hơn năm 2013.Vì vậy, công ty cần tuyển thêm nhân lực để đáp ứng đủ nhu
cầu của khách hàng.
2.3.Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định
TSCĐ là cơ sở vật chất của doanh nghiệp, tạo nên thành phần chủ yếu của

vốn sản xuất. Nhiệm vụ của các doanh nghiệp là phải sử dụng TSCD sao cho hợp lý
và có hiệu quả kinh tế cao nhất. Chính vì vậy cần phân tích, đánh giá trình độ sử
dụng TSCĐ, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng TSCĐ và đề ra
biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định.
Nội dung so sánh là số lượng máy móc thiết bị hiện có của doanh nghiệp, số
máy móc thiết bị đã lắp đặt và số máy móc thiết bị đang hoạt động. Nếu số máy
móc thiết bị đang hoạt động nhiều và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số hiện có thì có
lợi cho sản xuát và ngược lại.
24
2.3.1. Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ
Việc phân tích này xem xét khả năng tạo ra bao nhiêu giá trị khi sử dụng 1
đồng vốn cố định trong kỳ.
Việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ là kết hợp của việc hoàn chỉnh kết cấu
TSCĐ, hoàn thiện khâu tổ chức lao động, sản xuất. Sử dụng hiệu quả TSCĐ là biện
pháp tiết kiệm vốn tốt nhất và đem lại hiệu quả cao trong sản xuất.
Hiệu quả sử dụng TSCĐ đươc đánh giá bằng 2 chỉ tiêu tổng hợp sau:
a. Hệ số hiệu suất sử dụng TSCĐ
Hệ số này cho biết một đơn vị giá trị TSCĐ trong một đơn vị thời gian đã
tham gia làm ra bao nhiêu sản phẩm (tính bằng đơn vị hiện vật hay giá trị), được
xác định bằng công thức:
= (2-1)
Trong đó: Gía trị TSCĐ
bq
= (2-2)
V
0
: Nguyên giá TSCĐ đầu kỳ
V
1
: Nguyên giá TSCĐ cuối kỳ

Áp dụng công thức (2-2) ta tính được:
Gía trị TSCĐ
bq
2014
= = 2.257.149.288 (đồng)
Gía trị TSCĐ
bq
2013
= = 1.530.147.903 (đồng)
Áp dụng công thức (2-1) và (2-2) ta tính toán được kết quả trong bảng 2.8
b. Hệ số huy động TSCĐ
Hệ số huy động tài sản cố định cho biết để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm thì
cần một lượng vốn cố định là bao nhiêu.
Hệ số huy động TSCĐ được tính bằng công thức:
= , đ/đ (2-3)
Bảng hệ số hiệu quả sử dụng TSCĐ và huy động TSCĐ năm 2013-2014
Bảng 2.8 (đơn vị: đồng)
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2014
So sánh 2014/2013
± %
Doanh thu
thuần
Đồng 2.588.575.440 3.642.817.249 1.054.241.809 140,7
TSCĐ bình
quân
Đồng 1.530.147.903 2.257.149.288 727.001.385 147,5
H
hs
Đồng DT/đồng
TSCĐ

1,69 1,61 -0,08 95,3
H

Đồng
TSCĐ/đồng DT
0,59 0,62 0,03 105,1
25

×