Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Xây dựng phương pháp khảo sát hàm lượng azithromycin trong chế phẩm bằng phương pháp quang phổ huỳnh quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (664.66 KB, 54 trang )


































BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI



LÊ THỊ HỒNG ANH

XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP KHẢO
SÁT HÀM LƯỢNG AZITHROMYCIN
TRONG CHẾ PHẨM BẰNG PHƯƠNG
PHÁP QUANG PHỔ HUỲNH QUANG


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ



HÀ NỘI - 2014
































BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI


LÊ THỊ HỒNG ANH


XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP KHẢO
SÁT HÀM LƯỢNG AZITHROMYCIN
TRONG CHẾ PHẨM BẰNG PHƯƠNG

PHÁP QUANG PHỔ HUỲNH QUANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ


Người hướng dẫn:

ThS. Nguyễn Trung Hiếu
Nơi thực hiện:
Bộ môn hóa phân tích và độc chất


HÀ NỘI - 2014


LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian thực hiện, khóa luận “Xây dựng phương pháp khảo sát
hàm lượng azithromycin trong chế phẩm bằng phương pháp quang phổ huỳnh
quang” đã hoàn thành. Ngoài sự làm việc nghiêm túc và sự cố gắng nỗ lực hết
mình của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự khích lệ và giúp đỡ từ phía
nhà trường, bộ môn, gia đình và bạn bè.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn
tới Thạc sĩ Nguyễn Trung Hiếu, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong
suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy các cô và các anh chị kỹ thuật
viên bộ môn Hóa phân tích và độc chất đã nhiệt tình hướng dẫn và tạo điều kiện
cho tôi trong quá trình thực hiện khóa luận.
Nhân dịp này tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu
cùng toàn thể các thầy cô giáo trường Đại học Dược Hà Nội đã dạy dỗ và tạo

mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian tôi học tập và thực hiện khóa
luận tại trường.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn gia đình, bạn bè và những người luôn
động viên, khích lệ, tạo động lực cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực
hiện khóa luận này.
Hà Nội, ngày 9 tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Lê Thị Hồng Anh




MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1 TỔNG QUAN VỀ MACROLID 3
1.1.1 Cấu trúc 3
1.1.2 Đặc điểm lý hóa tính 5
1.1.3 Phổ tác dụng 5
1.2 TỔNG QUAN VỀ AZITHROMYCIN 6
1.2.1 Công thức cấu tạo 6
1.2.2 Tính chất 6
1.2.3 Dược động học 7
1.2.4 Cơ chế và tác dụng dược lý 7
1.2.5 Tác dụng không mong muốn 8
1.2.6 Chỉ định 8
1.2.7 Liều dùng và cách dùng 8
1.2.8 Dạng bào chế 8
1.2.9 Một số phương pháp nghiên cứu định lượng AZI 9
1.3 QUANG PHỔ HUỲNH QUANG 10
1.3.1 Sự phát quang 10

1.3.2 Quang phổ huỳnh quang 11
1.3.3 Cấu tạo máy 12
1.3.4 Ứng dụng của quang phổ huỳnh quang 12
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 15


2.2 PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU 15
2.2.1 Hóa chất - thuốc thử - chất chuẩn 15
2.2.2 Thiết bị - dụng cụ 16
2.3 PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 16
2.3.1 Phương pháp nghiên cứu 16
2.3.2 Nội dung nghiên cứu 16
2.3.3 Ứng dụng phương pháp vừa nghiên cứu để định lượng 1 số mẫu
thuốc đang lưu hành tại Hà Nội. 19
2.3.4 Xử lý số liệu 19
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 22
3.1 XÂY DỰNG QUY TRÌNH PHÂN TÍCH 22
3.1.1 Chuẩn bị các dung dịch làm việc 22
3.1.2 Khảo sát điều kiện phân tích 22
3.1.3 Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng tới phản ứng giữa AZI với Ce(IV)
24
3.2 THẨM ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP VỪA XÂY DỰNG 31
3.2.1 Xác định khoảng tuyến tính 31
3.2.2 Khảo sát độ lặp lại của phương pháp 33
3.2.4 Sự ổn định của dung dịch Ce(IV) trong dung dịch acid sulfuric và
dung dịch AZI trong cồn tuyệt đối theo thời gian. 36
3.3 ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP VỪA XÂY DỰNG ĐỂ ĐỊNH
LƯỢNG MỘT SỐ MẪU THUỐC ĐANG LƯU HÀNH TẠI HÀ NỘI 38
3.3.1 Quy trình định lượng 39



3.3.2 Kết quả 39
3.4 BÀN LUẬN 40
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 42
4.1 KẾT LUẬN 42
4.2 ĐỀ XUẤT 43

















DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU , CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AZI Azithromycin
KS Kháng sinh
UV Ultraviolet (tử ngoại)
LC-MS
Sắc ký lỏng khối phổ (Liquid Chromatography-Mass

Spectrometry)
MS Khối phổ (Mass Spectrometry)
E Năng lượng
F Cường độ huỳnh quang
λ
ex
, λ
em
Bước sóng kích thích (λ
excitation
), bước sóng phát xạ (λ
emission
)

RSD% Độ lệch chuẩn tương đối ( Relative Standard Deviation)
A.U Đơn vị cường độ huỳnh quang















DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT

Tên bảng biểu

Trang

1 Bảng 1.1: Một số kháng sinh nhóm macrolid 4
2 Bảng 3.1: Cường độ huỳnh quang thu được khi thay đổi
nồng độ Ce(IV)
25
3 Bảng 3.2: Cường độ huỳnh quang thu được khi thay đổi
nồng độ acid H
2
SO
4
26
4 Bảng 3.3: Cường độ huỳnh quang thu được khi thay đổi
nhiệt độ phản ứng
28
5 Bảng 3.4: Cường độ huỳnh quang thu được khi thay đổi thời
gian phản ứng
30
6 Bảng 3.5: Kết quả xây dựng đường chuẩn 32
7 Bảng 3.6: Kết quả khảo sát độ lặp lại của phương pháp 34
8 Bảng 3.7: Kết quả khảo sát độ đúng của phương pháp 35
10 Bảng 3.8: Cường độ huỳnh quang thu được trong ngày đầu
tiên
36
11 Bảng 3.9: Cường độ huỳnh quang thu được trong ngày thứ

2
37
12 Bảng 3.10 Kết quả định lượng xác định hàm lượng AZI trong
một số chế phẩm
39










DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
STT

Tên hình vẽ, đồ thị Trang

1 Hình 1.1: Công thức cấu tạo của một số vòng lacton 3
2 Hình 1.2: Sơ đồ mức năng lượng của phân tử ở trạng thái cơ
bản khi nhận được kích thích
10
3 Hình 1.3: Sơ đồ cấu tạo máy quang phổ huỳnh quang

12
4 Hình 3.1: Phổ thu được khi cố định λ
ex
23

5 Hình 3.2: Phổ thu được khi cố định λ
em
23
6 Hình 3.3: Ảnh hưởng của nồng độ Ce(IV) tới cường độ huỳnh
quang

25
7 Hình 3.4: Ảnh hưởng của nồng độ acid H
2
SO
4
tới cường độ
huỳnh quang

27
8 Hình 3.5: Ảnh hưởng của nhiệt độ phản ứng tới cường độ
huỳnh quang
28
9 Hình 3.6: Ảnh hưởng của thời gian phản ứng tới cường độ
huỳnh quang.

30
10 Hình 3.7: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ huỳnh
quang vào nồng độ chất chuẩn.
32

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trước đầu thế kỷ 20, các cách trị nhiễm trùng chủ yếu dựa trên các

phương pháp y học dân gian. Các hỗn hợp với các đặc tính kháng khuẩn được
sử dụng trong điều trị nhiễm khuẩn đã được phát hiện cách đây hơn 2000 năm
[14]. Mãi cho tới năm 1929, khi Alexander Fleming phát hiện ra khả năng
kháng khuẩn của nấm Penicillium notatum, đã mở đầu cho việc nghiên cứu và
sử dụng kháng sinh. Thuật ngữ kháng sinh theo quan niệm truyền thống được
định nghĩa là những chất do các vi sinh vật (vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn….) tạo ra
có khả năng ức chế sự phát triển hoặc tiêu diệt vi khuẩn khác. Ngày nay, kháng
sinh không chỉ được tạo ra bởi các vi sinh vật mà còn được tạo ra bằng quá
trình bán tổng hợp hoặc tổng hợp hóa học. Quá trình đó đã cho ra đời nhiều
dòng kháng sinh mạnh, phổ rộng như cephalosporin, macrolid, quinolon,
phenicol… Sự ra đời của các loại thuốc kháng khuẩn và kháng sinh là thành
tựu vĩ đại của y học, nó đã đem lại hiệu quả trong điều trị nhiễm khuẩn [8].
Để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng kháng sinh, thì công tác kiểm
nghiệm, định lượng chính xác hàm lượng kháng sinh trong chế phẩm là vô cùng
quan trọng. Ngày nay kỹ thuật quang phổ huỳnh quang được đưa vào sử dụng
trong định lượng với ưu điểm là tính đặc hiệu cao. Tuy nhiên nhược điểm của
nó là phạm vi áp dụng rất hạn chế do có rất ít chất có khả năng phát huỳnh
quang.
Azithromycin là một kháng sinh macrolid thế hệ 2, được bán tổng hợp
từ erythromycin. Thuốc có tác dụng mạnh trên H. influenzae, M. catarhalis,
Neisseria, vi khuẩn nội bào, vi khuẩn cơ hội ở bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS.
Do cấu trúc phân tử, azithromycin khó hấp thụ UV-VIS đồng thời cũng không
có khả năng phát huỳnh quang do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu sự phát
2

quang của Ce(III) sau khi tham gia phản ứng oxy hóa khử với azithromycin từ
đó tính ra nồng độ azithromycin với đề tài:
“Xây dựng phương pháp khảo sát hàm lượng azithromycin trong
chế phẩm bằng phương pháp quang phổ huỳnh quang” Với mục tiêu:
* Xây dựng phương pháp định lượng azithromycin bằng phương pháp

quang phổ huỳnh quang.
* Thẩm định phương pháp xây dựng được.
* Ứng dụng phương pháp xây dựng được để định lượng azithromycin
trong một số mẫu thuốc lưu hành tại Hà Nội.













3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 TỔNG QUAN VỀ MACROLID [7]
1.1.1 Cấu trúc
Các Macrolid là những kháng sinh có cấu trúc heterosid mà phần genin
là một vòng lacton có chứa nhiều nguyên tử ( thường từ 12-17 hoặc nhiều hơn)
và được chia thành 2 nhóm chính: Nhóm kháng khuẩn và nhóm kháng nấm hay
còn gọi là các polyen.
Nhóm macrolid kháng khuẩn bao gồm các macrolid có cấu trúc vòng
lacton ( chứa từ 12-17 cấu tử - còn gọi là vòng esther) có chứa 1 hay nhiều
đường (deoxy sugar), ( thường là cladinose và desosamin).





Vòng lacton 14 cấu tử

(erythromycin,
oleandomycin,
clarithromycin)
Vòng lacton 15 cấu tử
(azithromycin)
Vòng lacton 16 cấu tử
(leucomycin, josamycin,
spiramycin, tylosin)
Hình 1.1: Công thức cấu tạo của một số vòng lacton
Phổ biến nhất trong nhóm này là các kháng sinh chứa vòng lacton 14 cấu
tử bao gồm erythromycin, oleandomycin, troeandomycin và roxithromycin.
Đây là những kháng sinh macrolid thế hệ I.
4

Các kháng sinh thuộc nhóm macrolid thế hệ II gồm một số kháng sinh
bán tổng hợp từ erythromycin như azithromycin (chứa vòng lacton 15 cấu tử -
được công bố năm 1980 với biệt dược của hãng Pfizer 1991 là Zithromax); Và
clarithromycin (chứa vòng lacton 14 cấu tử). Nhóm này có phổ kháng khuẩn
rộng hơn erythromycin.
Được xếp vào danh sách nhóm kháng sinh macrolid thế hệ II còn bao
gồm các chất có cấu trúc vòng lacton 16 cấu tử như leucomycin, josamycin,
spiramycin, tylosin, tylocicin. Trong đó tylosin chủ yếu sử dụng trong thú y.
Một số kháng sinh macrolid được xếp riêng vào nhóm các kháng sinh cấu trúc
ketolid hay còn gọi là nhóm macrolid thế hệ III. Điển hình cho nhóm này là
telithromycin được bán tổng hợp từ erythromycin vào năm 1998.

Nhóm kháng nấm (cấu trúc polyen): Có tài liệu xếp nystatin và
amphotericin B vào nhóm kháng sinh đại lacton ( chứa 26-38 carbon) có tác
dụng chống nấm. Trong nhiều năm, amphotericin B là kháng sinh chống nấm
toàn thân có hiệu quả cao tuy có độc tính cao. Nystatin thường được sử dụng
để điều trị bệnh do Candida albicans ở da, niêm mạc ( miệng, đường tiêu hóa,
âm đạo) và không có tác dụng khi nhiễm nấm toàn thân vì không hấp thu qua
đường tiêu hóa.
Bảng 1.1: Một số kháng sinh nhóm macrolid
Tên Năm phát
hiện
Chủng sinh kháng sinh
Nhóm kháng khuẩn

Erythromycin 1952 Str.erythreus
Oleandomycin 1954 Str.antibioticus
Azithromycin 1980 Bán tổng hợp
5

Clarithromycin 197? Bán tổng hợp
Roxithromycin 1987 Bán tổng hợp
Spiramycin 1955 Str.ambefaciens
Leucomycin 1953 Str.kitasatoensis
Josamycin 1964 Streptomyces sp.
Tylosin 1961 Str.fradie
Terithromycin 1998 Bán tổng hợp
Nhóm kháng nấm

Nystatin 1955 Str.noursei
Amphotericin B 1957 Str.nodosus


1.1.2 Đặc điểm lý hóa tính [6]
- Dạng base không thân nước, dễ tan trong nhiều dung môi hữu cơ, thuận
lợi khi chiết xuất macrolid từ môi trường nuôi cấy vi sinh như chiết một
alcaloid. Muối với các acid tan trong nước nhưng dung dịch không bền, dễ kết
tủa lại dạng base.
- Tất cả các chế phẩm macrolid đều là bột màu trắng, vị rất đắng.
- Vòng lacton lớn dễ bị mở trong môi trường pH kiềm hoặc acid.
- Macrolid tạo màu với một số thuốc thử: Acid HCl, H
2
SO
4
đậm đặc,
xanthydrol, p-dimethylamino benzaldehyd. Những phản ứng màu này được
dùng định tính, nhận biết sơ bộ macrolid.
1.1.3 Phổ tác dụng [6]
- Vi khuẩn gram (+): Tụ cầu, phế cầu, liên cầu, trực khuẩn than, bạch
hầu.
6

- Vi khuẩn gram (-): Lậu cầu, màng não cầu.
- Một số vi khuẩn yếm khí, Mycoplasma, Rickettsiae, Chlamydiae…
Không nhạy cảm với phần lớn vi khuẩn gram (-), do kháng sinh khó
thâm nhập vào nội bào vi khuẩn.
Với phổ tác dụng trên, kết hợp đặc tính phân bố, macrolid chỉ dùng để
uống điều trị vi khuẩn gram (+), vi khuẩn yếm khí ở các cơ quan sâu trong cơ
thể.
1.2 TỔNG QUAN VỀ AZITHROMYCIN
1.2.1 Công thức cấu tạo [6]

- Công thức phân tử: C

38
H
72
N
2
O
12.

- Khối lượng phân tử: 748,98.
- Tên khoa học: 10-deoxo-11-methyl-11-azaerythromycinA.
1.2.2 Tính chất [5], [6]
* Tính chất vật lý:
- Dạng bột, màu trắng ( hoặc trắng ngà), không mùi, vị đắng.
- Không tan trong nước, dễ tan trong dung môi hữu cơ như: Ethanol,
metanol, aceton, diethyl ether, cloroform và dung dịch acid hydrocloric loãng.
- Năng suất quay cực là từ -45
0
tới -49
0
(dung dịch 20mg/ml ethanol).
7

* Tính chất hóa học:
- Tính base: Do các osamin (đường amin) gây ra, pKa=8,74.
- Tạo muối dễ tan trong nước với các acid vô cơ và hữu cơ.
- Phản ứng màu: Với các acid như HCl, H
2
SO
4.
1.2.3 Dược động học [5]

- AZI hấp thu nhanh và sinh khả dụng đường uống đạt khoảng 40%.
Nồng độ thuốc trong tế bào cao hơn trong huyết tương vì vậy dùng để điều trị
vi khuẩn nội bào tốt. Thức ăn làm giảm hấp thu thuốc.
- Phân bố: Phân bố rộng khắp cơ thể, chủ yếu vào các mô như phổi, tuyến
tiền liệt, bạch cầu hạt, đại thực bào…với nồng độ cao hơn trong máu nhiều lần,
tuy nhiên nồng độ thuốc trong hệ thần kinh trung ương rất thấp.
- Chuyển hóa – thải trừ: Một lượng nhỏ AZI bị khử metyl trong gan,
được đào thải qua mật ở dạng không biến đổi và một phần ở dạng chuyển hóa.
Khoảng 6% liều uống thải trừ qua nước tiểu trong vòng 72 giờ dưới dạng không
biến đổi.
1.2.4 Cơ chế và tác dụng dược lý [5]
- AZI tác động bằng cách gắn vào tiểu đơn vị 50S của ribosom và qua
đó ức chế sự tổng hợp protein của vi khuẩn. AZI có phổ kháng khuẩn rộng và
sau khi uống, nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt sau 2-3 giờ.
- AZI là một kháng sinh mới có hoạt phổ rộng, có tác dụng tốt trên các
vi khuẩn Gram (+) như Streptococcus, Pneumococcus, Staphylococcus
aureus,…và Gram (-) như Haemophilus influenzae, Neissria gonorrhoeae…
và có tác dụng vừa phải trên vi khuẩn Escherichia coli, Salmonella enteritidis,
Salmonella typhi, Klebsiella spp…
8

1.2.5 Tác dụng không mong muốn [5]
- AZI được dung nạp tốt, tỷ lệ gặp tác dụng không mong muốn thấp. Hay
gặp nhất là chứng rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng như buồn nôn, đau bụng,
co cứng cơ bụng, nôn, đầy hơi, ỉa chảy nhưng thường nhẹ và ít xảy ra hơn so
với erythromycin.
- Ảnh hưởng tới thính giác: Sử dụng AZI lâu dài liều cao có thể làm
giảm sức nghe có hồi phục ở một số người bệnh.
1.2.6 Chỉ định [5]
AZI được dùng trong các trường hợp nhiễm khuẩn như: Nhiễm khuẩn

đường hô hấp dưới ( viêm phổi, viêm phế quản, các nhiễm khuẩn da và mô
mềm, viêm tai giữa), nhiễm khuẩn đường hô hấp trên (viêm xoang, viêm họng,
viêm amidan), nhiễm khuẩn đường sinh dục chưa biến chứng do Chlamydia
trachomatis, Neisseria gonorrhoeae…không đa kháng.
1.2.7 Liều dùng và cách dùng [5]
- Dùng 1 lần mỗi ngày, uống trước ăn 1 giờ hoặc sau ăn 2 giờ.
-Người lớn: Ngày đầu tiên uống 1 liều 500mg và dùng tiếp 4 ngày nữa
với liều dùng 250mg/ngày.
- Trẻ em: Liều gợi ý cho trẻ uống ngày đầu là 10mg/kg thể trọng, và 4
ngày tiếp theo là 5mg/kg thể trọng, mỗi ngày uống một lần.
1.2.8 Dạng bào chế [5]
- Viên nang AZI dihydrat tương đương AZI 250 mg và 500 mg.
- Bột pha hỗn dịch uống AZI dihydrat tương đương 200 mg AZI/5 ml,
lọ bột đông khô pha tiêm 500mg.
- Viên nén và viên nén bao phim tương đương AZI 125 mg, 250 mg, 500
mg; Viên nén phân tán tương đương AZI 100 mg.
9

1.2.9 Một số phương pháp nghiên cứu định lượng AZI
1.2.9.1 Kỹ thuật HPLC

Tài
liệu
Cột sắc ký Pha động Detector Tốc độ dòng
[4] Cột thép không
gỉ (250
x4.6mm ) nhồi
pha tĩnh B
(5µm)
Hỗn hợp

methanol -
nước - amoniac
đậm đặc
(80:19,9:0,1).
Quang phổ tử
ngoại đặt ở
bước sóng
215nm
1,0 ml/phút
[11] C18 (5 µm,
150 mm ×4.6
mm)
Acetonitril-
nước (0.5%
triethylamin)
65:35

MS 0.2 ml/phút
[9] Phenyl C18
(250 x 4.6mm;
5m)
MeOH-
Na
3
PO
4
0,05M
(71:29); pH=5,9

Huỳnh quang 2.5 ml/phút

[12] Zorbax SB CN
(150x4,6mm;
5m)
Na
2
HPO
4
50mM-
NaH
2
PO
4
50mM
-MeCN-MeOH
pH 6,5-7,5
Điện hóa 1 ml/phút

1.2.9.2 Phương pháp vi sinh: [13]
Xác định hoạt lực của azithromycin trong dung dịch ophthalmic
(Azithromycin ophthalmic được sử dụng điều trị nhiễm trùng mắt do vi khuẩn).
Pha loãng dung dịch azithromycin ophthalmic bằng đệm kali phosphat
pH 8 tới nồng độ thích hợp. Định lượng trên môi trường thạch với chủng vi
khuẩn chỉ thị là Bacillus subtilis ATCC 9372.
10

1.3 QUANG PHỔ HUỲNH QUANG

1.3.1 Sự phát quang [2], [10]
Sự phát quang được chia thành 2 loại là huỳnh quang và lân quang. Khi
phân tử hấp thụ các bức xạ kích thích ( tử ngoại hoặc khả kiến) và chuyển từ

trạng thái năng lượng cơ bản đơn bội S lên S*, các phân tử có thể mất đi một
phần E ( do va chạm) trước khi trở về trạng thái cơ bản rồi phát ra bức xạ huỳnh
quang (phân tử). Một số phân tử khác chuyển sang trạng thái T trước khi trở về
trạng thái năng lượng cơ bản và phát ra bức xạ lân quang hay huỳnh quang
chậm.

Hình 1.2: Sơ đồ mức năng lượng của phân tử ở trạng thái cơ bản khi nhận
được kích thích. Với ic: Sự chuyển hóa nội tại, ec: Sự chuyển hóa bên ngoài,
isc: Sự giao nhau giữa hệ thống, vr: Hạ cấp dao động.
Một số đặc điểm của huỳnh quang:
- Thời gian huỳnh quang rất ngắn: Khoảng 10
-9
s.
- Sự huỳnh quang là đa hướng.
11

- Hiệu suất huỳnh quang là một đại lượng vật lý đặc trưng cho biết khả
năng huỳnh quang của một chất, là tỉ số giữa số photon phát xạ và số photon
hấp thụ.
- Cường độ huỳnh quang là hiệu suất thực nghiệm hoạt tính phát huỳnh
quang của một chất khi nó được kích thích do được hấp thụ một bức xạ thích
hợp. Cường độ huỳnh quang tỉ lệ với: Cường độ bức xạ kích thích, nồng độ
chất phát huỳnh quang và hiệu suất huỳnh quang.
- Nói chung các chất vô cơ không phát huỳnh quang trừ một số nguyên
tố đất hiếm và các lantanit.
- Các hợp chất hữu cơ có khả năng phát huỳnh quang chủ yếu là các
hydrocacbon thơm, các alpha diceton.
- Các hợp chất đa vòng làm cho bước sóng của huỳnh quang dài hơn.
- Những nhóm cho điện tử như: -OH, -NH
2

, alkyl, aryl,… làm tăng hiệu
suất huỳnh quang. Ngược lại những nhóm hút điện tử như: -NO
2
, -COOH, Cl
-
,
Br
-
,… lại làm giảm hiệu suất huỳnh quang.
1.3.2 Quang phổ huỳnh quang [3]
Phổ huỳnh quang là phương pháp phổ phát xạ phân tử. Sau khi hấp thụ
năng lượng của bức xạ tử ngoại, khả kiến hoặc các bức xạ điện từ khác ( bức
xạ kích thích), phân tử bị kích thích sẽ trở lại trạng thái cơ bản và giải phóng
năng lượng dưới dạng bức xạ, được gọi là bức xạ huỳnh quang.
Cường độ huỳnh quang F của một dung dịch pha loãng tỉ lệ thuận với
nồng độ C (mol/l) của chất phát quang trong điều kiện xác định khi cường độ
và bước sóng của bức xạ kích thích là hằng số.
F= K . I
0
.  . ∅. C . L
Ở đây:
12

K: Hằng số.
I
0
: Cường độ của bức xạ kích thích.
∅ : Hiệu suất huỳnh quang = Số photon phát xạ : Số photon hấp thụ.
(0 < ∅ <1)
: Hệ số hấp thụ mol của chất ở bước sóng kích thích.

Rút gọn lại ta có: F= K’.C với K’= K . I
0
.  . ∅ . L
Chú ý: Việc đo phổ huỳnh quang chỉ nên tiến hành với dung dịch loãng
C < 10
-4
để tránh ảnh hưởng suy giảm cường độ của bức xạ phát ra.
1.3.3 Cấu tạo máy [2]

Hình 1.3: Sơ đồ cấu tạo máy
- Nguồn sáng: Thường dùng đèn xenon ( tạo ánh sáng với bước sóng
200-800 nm), hoặc là laser. Đèn xenon cho phổ bức xạ không đều nên kém
nhạy hơn nguồn laser.
- Bộ đơn sắc: Dùng cách tử.
- Cuvet: Thường dùng thạch anh (1 × 1 cm) có 4 mặt trong suốt.
1.3.4 Ứng dụng của quang phổ huỳnh quang [2]
1.3.4.1 Định tính
Bé ®¬n s¾c
kÝch thÝch
Bé ®¬n s¾c
huúnh quang
Nguån s¸ng
G¬ng
13

Dựa vào bước sóng kích thích, và bước sóng phát huỳnh quang để định
tính các chất.
1.3.4.2 Định lượng
Đối với dung dịch một thành phần có thể sử dụng các kĩ thuật định lượng
sau:

* So sánh với dung dịch chuẩn
Xác định cường độ huỳnh quang của dung dịch thử, dung dịch chuẩn và
các mẫu trắng tương ứng của chúng.
Tính toán nồng độ của dung dịch thử:
C
X
= C
S
.
OSS
OX
II
II


X

Ở đây:
C
X
: Nồng độ của dung dịch thử.
C
S:
Nồng độ của dung dịch chuẩn.
I
X
: Trị số đo được của dung dịch thử.
I
S
: Trị số đo được của dung dịch chuẩn.

I
OX
và I
OS
: Trị số đo được của các mẫu trắng tương ứng.
Vùng trong đó cường độ huỳnh quang tỉ lệ thuận với nồng độ của chất
thường rất hẹp, cho nên tỉ số (I
X
– I
OX
) / ( I
S
– I
OS
) phải không được < 0,5 và
không >2,0. Nếu tỉ số không nằm trong khoảng trên thì phải điều chỉnh nồng
độ và tiến hành đo lại.
* Kỹ thuật đường chuẩn
Là so sánh dung dịch thử với nhiều dung dịch chuẩn bằng cách chuẩn bị
5-8 dung dịch chuẩn với nồng độ khác nhau. Đo cường độ huỳnh quang của
từng dung dịch chuẩn và vẽ đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa cường độ huỳnh
14

quang và nồng độ của các dung dịch chuẩn. Trong cùng điều kiện thí nghiệm,
từ cường độ huỳnh quang của dung dịch thử, dựa vào đường chuẩn để tính ra
nồng độ của dung dịch thử.
* Kỹ thuật thêm đường chuẩn
Được tiến hành bằng cách thêm chính xác các lượng chất chuẩn khác
nhau vào dung dịch cần định lượng. Vẽ đường chuẩn thể hiện mối quan hệ của
cường độ huỳnh quang và nồng độ dung dịch thử thêm chuẩn. Giao điểm của

đường chuẩn với trục nồng độ là giá trị nồng độ của dung dịch cần định lượng.
* Một số kỹ thuật khác
- Kỹ thuật quét đồng bộ phổ huỳnh quang (Synchronus).
- Kỹ thuật phổ đạo hàm.









15

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Để xây dựng và thẩm định phương pháp định lượng AZI, tôi thực hiện
nghiên cứu trên các đối tượng sau:
- Azithromycin chuẩn
- Chế phẩm chứa AZI trên thị trường: ( viên nang)
Tên chế
phẩm
Hàm
lượng
Công ty sản xuất Số đăng

Số lô sản
xuất

Hạn sử
dụng
Azicine 250mg Cty TNHH LD
Stada-VN
VD-
5629-08


100313 10-03-
2016
Neazi 250mg Công ty cổ phần
dược trung ương
Mediplantex
VD-
7647-09

030513 03-05-
2016
Azithromy
-cin
250mg Traphaco VNB-
2357-04

32 23-04-
2016

2.2 PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU
2.2.1 Hóa chất - thuốc thử - chất chuẩn
- Chất chuẩn sử dụng: Azithromycin, Viện kiểm nghiệm thành phố Hồ
Chí Minh IDQC HCMC. Số lô: QT 102 090713. Hàm lượng: 92.6%.

- Thuốc thử, dung môi:
* Cồn tuyệt đối loại tinh khiết, Merck, Đức (HPLC).
* Acid sulfuric, Merck, Đức (HPLC).
* Ceri amoni sulphat bột, (M=404.3) Merck, Đức (HPLC).
* Nước cất 2 lần.
16

2.2.2 Thiết bị - dụng cụ
- Cân phân tích Sartorius ( Đức ) sai số 0.1 mg.
- Máy siêu âm Harvonic.
-Máy quang phổ huỳnh quang Cary Eclipse Fluorescence
Spectrophotometer, Agilent.
- Dụng cụ thủy tinh: Bình định mức, pipet, ống nghiệm, cốc có mỏ, phễu
thủy tinh, đũa thủy tinh,…
2.3 PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.3.1 Phương pháp nghiên cứu
AZI là một chất không phát huỳnh quang do đó để tiến hành định lượng
AZI bằng phương pháp huỳnh quang, chúng tôi tiến hành làm phản ứng tạo
chất phát huỳnh quang. Cụ thể như sau: Dung dịch Ce(IV) phản ứng với AZI
tạo thành Ce(III), Ce(III) tạo thành cho huỳnh quang ở λ
ex
254nm và λ
em
374
nm:
Cơ chế oxy hóa của AZI với Ce
+4
: [16]
R1 R1
N R3 - 1e N

+*
R3
R2 R2
Ce
+4
+ 1e Ce
+3

2.3.2 Nội dung nghiên cứu
2.3.2.1 Xây dựng phương pháp định lượng
* Khảo sát điều kiện đo: Xác định λ
ex
và λ
em.

* Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng tới phản ứng giữa AZI và Ce(IV)
- Ảnh hưởng của nồng độ Ce(IV).

×