Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề KSCL lần 2 môn ngữ văn 12- Chuyên Hùng Vương phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.1 KB, 3 trang )

SỞ GD&ĐT PHÚ THỌ
TRƯỜNG THPT
CHUYÊN HÙNG VƯƠNG
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 12 LẦN II
NĂM HỌC 2014–2015
Môn thi : Ngữ văn, Khối: C-D
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
(Đề thi gồm: 03 trang)
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm):
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
"Nhiều người An Nam thích bập bẹ năm ba tiếng Tây hơn là diễn tả ý tưởng
cho mạch lạc bằng tiếng nước mình. Hình như đối với họ, việc sử dụng Pháp ngữ
là một dấu hiệu thuộc giai cấp quý tộc, cũng như sử dụng nước suối Pê-ri-ê
(Pérrier) và rượu khai vị biểu trưng cho nền văn minh châu Âu. Nhiều người An
Nam bị Tây hóa hiện nay tưởng rằng khi cóp nhặt những cái tầm thường của phong
hóa châu Âu họ sẽ làm cho đồng bào của mình tin là họ đã được đào tạo theo kiểu
Tây phương."
(Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức,
SGK Ngữ văn 11 Nâng cao, Tập hai, NXB Giáo dục, 2007, tr. 116)
Câu 1. Hãy xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích? (0,25 điểm)
Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? Vì sao?
(0,5 điểm)
Câu 3. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích. (0,25 điểm)
Câu 4. Qua đoạn văn trên tác giả đã phê phán hiện tượng gì? Hãy chỉ ra giá trị thời
sự của vấn đề trong giai đoạn hiện nay. (0,5 điểm)
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:
Xin chắp tay nguyện cầu cho người dân Nepal…
Mặt đất lặng im
Mặt đất đang bình yên chim hót
Những gương mặt người
Nhập nhoạng những buồn vui


Rồi bỗng nhiên
Mặt đất cựa mình
Mặt đất rùng lên trong đau đớn
Nứt
Gãy
Vỡ
Răng rắc
Rào rào
Ầm ầm những trận cuồng phong
Ầm ầm núi tuyết chảy tan
Nháo nhào những tiếng kêu than
Quáng quàng những bàn tay víu
Nát vụn rồi những ngôi nhà
Tan hoang rồi những đền đài
Đất mang bao phận người
Nằm xuống mà khôn nguôi sợ hãi
Có em bé nào trên đường đi học
Cặp sách trên vai và mơ ước trong tim
Sáng nay còn líu lo như bầy chim
Về những sợi nắng không bao giờ biết khóc
Có bà mẹ nào chở buồn vui trong tóc
Dọc đường mưu sinh dằng dặc khổ đau
Vẫn không quên giấu nước mắt tuôn mau
Mơ về ngày mai cuộc đời toàn tiếng hát

( Đỗ Nhật Nam - theo Dân trí ngày 01/5/2015)
Câu 5. Xác định những phương thức biểu đạt trong đoạn thơ trên? (0,25 điểm)
Câu 6. Chỉ ra hai biện pháp nghệ thuật chủ yếu trong đoạn thơ. (0,25 điểm)
Câu 7. Những câu thơ trước có tương quan như thế nào với câu cuối đoạn "Mơ về
ngày mai cuộc đời toàn tiếng hát"? Ý nghĩa? (0,5 điểm)

Câu 8. Đoạn thơ thể hiện tình cảm sâu sắc của một cậu bé mới 14 tuổi. Đó là tình
cảm gì? Viết từ 5 - 7 dòng thể hiện những suy nghĩ của anh/chị trước tình cảm của
cậu bé.(0,5 điểm)
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
“Người người đều muốn thay đổi thế giới, nhưng ai cũng không muốn thay
đổi chính mình” (Lev Tolstoi)
Viết một bài văn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến
trên.
Câu 2. (4,0 điểm)
Cùng yêu thương con bằng sự thấu hiểu lẽ đời nhưng nếu ở bà cụ Tứ (Vợ
nhặt - Kim Lân) là sự vị tha, bao dung, lạc quan thì ở người đàn bà hàng chài
(Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu) là sự chịu đựng, hi sinh, nhẫn nhục.
Từ cảm nhận của mình về hai nhân vật này, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến
trên.
Hết
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: ; Số báo danh:

×