S GD&ĐT TP.HCM ĐỀ THI THỬ - KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015
THPT NGÔ QUYỀN Môn: Ngữ văn
(Đề thi có 02 trang)
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4
“Cái quý giá nhất trên đời mà mỗi người có thể góp phần mang lại cho chính mình và
cho người khác đó là “năng lực tạo ra hạnh phúc”, bao gồm năng lực làm người, năng lực
làm việc và năng lực làm dân.
Năng lực làm người là có cái đầu phân biệt được thiện - ác, chân - giả, chính - tà,
đúng - sai , biết được mình là ai, biết sống vì cái gì, có trái tim chan chứa tình yêu thương
và giàu lòng trắc ẩn. Năng lực làm việc là khả năng giải quyết được những vấn đề của cuộc
sống, của công việc, của chuyên môn, và thậm chí là của xã hội. Năng lực làm dân là biết
được làm chủ đất nước là làm cái gì và có khả năng để làm được những điều đó. Khi con
người có được những năng lực đặc biệt này thì sẽ thực hiện được những điều mình muốn.
Khi đó, mỗi người sẽ trở thành một “tế bào hạnh phúc”, một “nhà máy hạnh phúc” và sẽ
ngày ngày “sản xuất hạnh phúc” cho mình và cho mọi người.
Xã hội mở ngày nay làm cho không có ai là “nhỏ bé” trên cuộc đời này, trừ khi tự
mình muốn “nhỏ bé”. Ai cũng có thể trở thành những “con người lớn” bằng hai cách, làm
được những việc lớn hoặc làm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn. Và khi biết chọn
cho mình một lẽ sống phù hợp rồi sống hết mình và cháy hết mình với nó, mỗi người sẽ có
được một hạnh phúc trọn vẹn. Khi đó, ta không chỉ có những khoảnh khắc hạnh phúc, mà
còn có cả một cuộc đời hạnh phúc. Khi đó, tôi hạnh phúc, bạn hạnh phúc và chúng ta hạnh
phúc. Đó cũng là lúc ta thực sự “chạm” vào hạnh phúc!.”
( !"#$%&'()*"+,-,-- )
Câu 1. Xác đWnh phong cách ngôn ngữ của văn bản "-/01
Câu 2. Nêu nội dung chính của văn bản . ("/01
Câu 3. Trong văn bản có nhiều cụm từ in đậm được để trong ngoặc kép, hãy nêu công dụng
của việc sử dụng dấu ngoặc kép trong những trường hợp trên. Từ đó, hãy giải thích nghĩa
hàm ý của 02 cụm từ “nhỏ bé” và “con người lớn” ."/01
Câu 4. Theo quan điểm riêng của mình, anh/chW chọn cách “chạm” vào hạnh phúc bằng việc
“làm những việc lớn” hay “làm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn”. Vì sao? ( Nêu ít
nhất 02 lý do trong khoảng 5 – 7 dòng) ."-/01
Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8
2342!506%%7
Nguyễn ThW Ngọc Châu – THPT Ngô Quyền – TP. Hồ Chí Minh 1
268% 906!: ;
<=>?@%A0B8%!:"
C;BA0&D
EF!G%:H%%!"
23%!8I%0J342!D
KL?(>: H7%AD
=0MH%!N#0AD
A%B%" OP
EN!GP%8":06%AQ
EF!G%:H%%!"
23%!8I%0J342!D
( 2342! - Xuân Diệu, 10-1960)
Câu 5. Xác đWnh phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. ."-/01
Câu 6. Các từ: % 9"""P là từ loại gì? Chúng góp phần tăng hiệu quả diễn đạt
nội dung của văn bản trên như thế nào? ."/01
Câu 7. Xác đWnh các dạng của phép điệp trong văn bản trên và nêu hiệu quả nghệ thuật của
chúng . ."/01
Câu 8. Văn bản trên gợi cho anh/ chW cảm xúc gì đối với quê hương, Tổ quốc? (nêu cảm
nhận ngắn gọn trong 4 - 6 dòng) ."-/01
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
P R0S>GTAF!% U05!%V0>GH%!H>G
W:A.KWX!Y1D
Viết một bài văn (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh / chW về ý kiến trên.
Câu 2. (4,0 điểm)
Cảm nhận của anh/ chW về hình ảnh người lính Việt Nam trong kháng chiến chống
Pháp qua hai đoạn thơ sau:
B8&0W:U%J
Nguyễn ThW Ngọc Châu – THPT Ngô Quyền – TP. Hồ Chí Minh 2
Z!BN!#?L=
2[%% \]HF!VA
V7^KH?#WI!%7D
(B8& – Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam 2012)
KL0XM%_[T%"
V0V 5 `06% !D
Z!B00M0M% =% ="
a>05!>=3D
(XM%_[ – Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012)
Hết
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
ĐÁP ÁN KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2015
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Câu 1. + Cách 1: phong cách ngôn ngữ chính luận
- căn cứ; quan điểm về cách tạo hạnh phúc trong cuộc sống, lập luận chặt chẽ
+Cách 2: phong cách: báo chí
-Căn cứ: nguồn dẫn: #$%&'()*, vấn đề có tính thời sự ( văn hoá, tư
tưởng)
- Điểm 0,25: Trả lời đúng theo 1 trong 2 cách trên
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời, hoặc không nêu căn cứ
Câu 2. Nội dung chính của văn bản trên
Cách 1: nghĩa đen
- Con người có năng lực tạo ra hạnh phúc, bao gồm: năng lực làm người, làm việc, làm dân
- Để chạm đến hạnh phúc con người phải trở thành “con người lớn” bằng 2 cách: làm việc
lớn hoặc làm việc nhỏ với tình yêu lớn.
Cách 2: Hàm ý : con người tự tạo ra hạnh phúc bằng những việc làm đúng đắn, phù hợp
với yêu cầu của xã hội dù đó là việc lớn hay nhỏ
- Điểm 0,5: Trả lời đúng các nội dung theo 1 trong 2 cách trên hoặc diễn đạt theo
cách khác nhưng hợp lí, có sức thuyết phục
- Điểm 0,25: trả lời chung chung, chưa thật rõ ý
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 3.
- Công dụng của việc sử dụng dấu ngoặc kép: làm nổi bật, nhấn mạnh đến một ý
nghĩa, một cách hiểu khác có hàm ý…."-/01
- nghĩa hàm ý của 02 cụm từ “nhỏ bé” : tầm thường, thua kém, tẻ nhạt và “con
người lớn”: tự do thể hiện mình, khẳng đWnh giá trW bản thân, thực hiện những ước mơ, sống
cao đẹp, có ích, có ý nghĩa…."-/01
Nguyễn ThW Ngọc Châu – THPT Ngô Quyền – TP. Hồ Chí Minh 3
Câu 4.
- Điểm 0,25: Nêu ít nhất 02 lí do thuyết phục để khẳng đWnh lối sống mình chọn theo
quan điểm riêng của bản thân. “Làm những việc lớn” gắn với ước mơ, lý tưởng hào
hùng, lối sống năng động, nhiệt huyết, tràn đầy khát vọng. Còn “làm những việc nhỏ
với một tình yêu cực lớn” lại chú trọng đến niềm đam mê, cội nguồn của sáng tạo.
- Điểm 0: Cho điểm 0 đối với một trong những trường hợp sau:
+ Có chọn cách sống nhưng không nêu được lý do
+ Câu trả lời chung chung, không rõ ý, không có sức thuyết phục;
+ Không đạt yêu cầu 5 – 7 dòng.
+ Không có câu trả lời.
Câu 5 . Phương thức biểu đạt chính của văn bản: phương thức biểu cảm / biểu cảm
- Điểm 0,25: Trả lời đúng theo 1 trong 2 cách trên
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 6. - Các từ: % 9"""P là số từ ."-/01
- góp phần tăng hiệu quả diễn đạt nội dung: ca ngợi, tự hào về vùng đất Cà Mau tươi
đẹp, trù phú, tràn trề nhựa sống với một quá trình phát triển lâu dài và bền vững, với
hình ảnh rừng đước quen thuộc vững vàng, ôm lấy đất nước trong tư thế kiên cường
."-/01
Câu 7.
Các dạng của phép điệp trong văn bản: điệp ngữ (342!…), điệp kết cấu ( điệp khúc )
giữa hai đoạn. (EF!GbDD342!1
Hiệu quả nghệ thuật: tạo sự cân xứng, nhWp nhàng, điệp đi điệp lại, nhằm nhấn mạnh vW trí
của Cà Mau trên dáng hình Việt Nam: nếu đất nước là con tàu thì Cà Mau chính là mũi của
con tàu ấy. Mũi tàu luôn đi trước, luôn hứng chWu gian lao thử thách trước và rẽ sóng mở
đường cho thân
- Điểm 0,5: Xác đWnh được các dạng của phép điệp trong văn bản / chỉ ra được hiệu quả
nghệ thuật của phép điệp theo cách trên hoặc diễn đạt theo cách khác nhưng hợp lí, có sức
thuyết phục
- Điểm 0,25: Đạt ½ nội dung trên; xác đWnh được các dạng của phép điệp trong văn bản
nhưng không chỉ ra được hiệu quả nghệ thuật của phép điệp; chỉ ra được hiệu quả nghệ
thuật của phép điệp nhưng chưa xác đWnh được các dạng của phép điệp trong văn bản; …
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 8.
- Điểm 0,25: Nêu được cảm nhận riêng: xúc động, yêu quý, tự hào….
- Điểm 0: Cho điểm 0 đối với một trong những trường hợp sau:
+ Cảm nhận không rõ ý, không có sức thuyết phục;
+ Không đạt yêu cầu 4 – 6 dòng
+ Không có câu trả lời
II/ Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghW luận xã hội để
tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi
chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu cụ thể:
Nguyễn ThW Ngọc Châu – THPT Ngô Quyền – TP. Hồ Chí Minh 4
a) Đảm bảo cấu trúc bài nghW luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết
dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết
chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện
được nhận thức của cá nhân.
- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa
thể hiện được đầy đủ yêu cầu như trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.
- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1
đoạn văn.
b) Xác đWnh đúng vấn đề cần nghW luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5: Xác đWnh đúng vấn đề cần nghW luận: xác đWnh được mục đích sống là tiêu chí
quan trọng để con người có cuộc sống tích cực, ý nghĩa, cao đẹp. Vai trò của mục đích sống
quyết đWnh cách sống
- Điểm 0, 25: Xác đWnh chưa rõ vấn đề cần nghW luận, nêu chung chung.
- Điểm 0: Xác đWnh sai vấn đề cần nghW luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.
c) Chia vấn đề cần nghW luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai
theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai
các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp
giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh
động (1,0 điểm)
- Điểm 1,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo đWnh hướng sau:
+ Giải thích ý kiến: R0S là ước mơ, hoài bão, lí tưởng mà mỗi người đặt ra và theo
đuổi, phấn đấu để đạt được trong cuộc sốngD4!H>GW:A là cuộc sống không
bW bó hẹp quẩn quanh trong khuôn khổ, không bW rào cản bởi đWnh kiến, thử thách, hoàn
cảnh, hạn chế của bản thân, …con người được tự do sáng tạo, thể hiện năng lực, khẳng đWnh
bản thân, được giải phóng hết mọi tiềm năng, giá trW để sống mạnh mẽ, cao cả, cống hiến hết
mình cho xã hội.
+ Chứng minh tính đúng đắn (hoặc sai lầm; hoặc vừa đúng, vừa sai) của ý kiến bằng việc
bày tỏ sự đồng tình (hoặc phản đối; hoặc vừa đồng tình, vừa phản đối) đối với ý kiến. Lập
luận phải chặt chẽ, có dẫn chứng thuyết phục.
( vai trò của mục đích sống: dẫn đường, đWnh hướng; Cuộc sống con người thường bW giới
hạn bởi hoàn cảnh chủ quan ( năng lực, …) hoặc khách quan ( hoàn cảnh, số phận, thử thách
trong cuộc sống ). Khi xác đWnh được mục đích sống con người sẽ có phương hướng đi, có
động lực thúc đẩy hành động có khát vọng đam mê theo đuổi từ đó có cơ sở để phát huy hết
mọi khả năng bản thân. mục đích sống tốt đẹp như gió căng diều giúp cuộc sống con người
thăng hoa, ý nghĩa, phát huy năng lực, vượt lên thử thách, chiến thắng nghWch cảnh từ đó
cống hiến được nhiều hơn cho xã hội . Dẫn chứng: Bác Hồ với hành trình tìm đường cứu
nước, Helen Keller, Nick với mục đích sống “ tàn mà không phế” đã vượt qua nghWch để
sống một đời không giới hạn làm nên những điều kì diệu ….
+ Bình luận để rút ra bài học cho bản thân và những người xung quanh ( cần xác đWnh mục
đích sống, mục đích phải đúng đắn, pháy huy bản thân nhưng phải biết gắn lợi ích cá nhân
với lợi ích tập thể, có những giới hạn cần phải tuân thủ như pháp luật, chuẩn mực đạo
đức…)
- Điểm 0,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm
(giải thích, chứng minh, bình luận) còn chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa thật chặt chẽ.
- Điểm 0,5: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0,25: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
Nguyễn ThW Ngọc Châu – THPT Ngô Quyền – TP. Hồ Chí Minh 5
d) Sáng tạo (0,5 điểm)
- Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh
và các yếu tố biểu cảm,…) ; thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không
trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ
riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng
hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):
- Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
Câu 2. (4,0 điểm)
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghW luận văn học
để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện
khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính
tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu cụ thể:
a) Đảm bảo cấu trúc bài nghW luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết
dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết
chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện
được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.
- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa
thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.
- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1
đoạn văn.
b) Xác đWnh đúng vấn đề cần nghW luận (0,5 điểm): kĩ năng làm đề liên kết 02 đoạn thơ, phân
tích được vẻ đẹp của hình ảnh người lính trong từng đoạn, biết đánh giá trong thế so snah1
tương đồng – khác biệt
- Điểm 0,5: Xác đWnh đúng vấn đề cần nghW luận:
- Điểm 0,25: Xác đWnh chưa rõ vấn đề cần nghW luận, chỉ nêu chung chung.
- Điểm 0: Xác đWnh sai vấn đề cần nghW luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.
c) Chia vấn đề cần nghW luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai
theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai
các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, so sánh); biết kết hợp giữa khai thác
nghệ thuật để làm rõ nội dung (2,0 điểm):
- Điểm 2,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo đWnh hướng sau:
+ Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
+ Phân tích vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của hai đoạn thơ
++ Đoạn thơ trong B8&:
Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật được các ý sau:
Chân dung lính Tây Tiến kiêu hùng với ngoại hình lạ lùng, in đậm dấu ấn của hiện thực
chiến trường khốc liệt ( W:U%J"N!#…) nhưng khí phách vẫn hiên ngang (
?L= ) tinh thần chiến đấu vẫn kiên cường bất khuất, mang vẻ đẹp của người chiến sĩ
thời chống Pháp cảm tử cho tổ quốc quyết sinh: không tiếc đời mình, không thoái chí sờn
lòng, không bỏ cuộc; đời sống quân ngũ gian khổ mà vẫn trẻ trung, tinh nghWch; lăn lộn trận
mạc đầy mất mát hi sinh mà vẫn đa cảm đa tình; dồi dào tình yêu thiên nhiên, tình quân dân
Nguyễn ThW Ngọc Châu – THPT Ngô Quyền – TP. Hồ Chí Minh 6
và tình đôi lứa. ( thể hiện qua đôi mắt thế giới tâm hồn vừa dũng mãnh: [%% \…/ vừa
lạng mạn, hào hoa: 0V7bD1D Nghệ thuật: bút pháp hiện thực hài hoà vơi cảm hứng lãng
mạn, nhiều biện pháp tu từ đặc sắc: tả thực, đối lập, ẩn dụ
++ Đoạn thơ trong XM%_[
Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật được các ý sau:
- Bức tranh toàn cảnh quân dân ta ra trận chiến đấu với khí thế hào hùng sôi sục khẩn
trương của cuộc kháng chiến vĩ đại, trường kì (KL0bD06% !), khí thế xung trận
tạo nên sức mạnh tổng hợp, làm rung chuyển cả trời đất ( 5 `"0M0M …) hình ảnh
bộ đội hành quân ra trận đông đảo, bước đi mạnh mẽ như những đợt sóng dâng trào, nối tiếp
tưởng chừng kéo dài vô tận. Ngệ thuật: chất lãng mạn hài hòa chất hiện thực (#>"05!
>=31" thể thơ lục đậm đà tính dân tộc, âm hưởng thơ hào hùng
+ Đánh giá: Chỉ ra điểm tương đồng khác biệt
+Tương đồng: cả hai đoạn đều tiêu biểu cho thơ ca kháng chiến; góp phần hoàn thiện
chân dung người lính Việt Nam buổi đầu kháng chiến chống Pháp: gian khổ nhưng anh
dũng, hiên ngang, chiến đấu dũng cảm, quên mình vì Tổ quốc nhưng tinh thần vẫn lạc quan,
tâm hồn vẫn lãng mạn, hào hoa; qua đó khắc sâu tình cảm của hai tác giả đối với thiên nhiên
và con người trong kháng chiến ở Tây Bắc, Việt Bắc.
+ Khác biệt
-B8& mở đầu – XM%_[ kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp
-Hình ảnh người lính trong B8& được tô đậm ở vẻ đẹp tâm hồn vừa đậm chất tráng sĩ
kiêu hùng, lãng mạn hoà hoa vừa đậm chất hiện thực của buổi đầu cuộc kháng chiến còn
nhiều thiếu thốn, gian khổ, thể hiện qua thể thơ thất ngôn mang âm hưởng vừa cổ điển vừa
hiện đại.
- Hình ảnh đoàn quân trong XM%_[ được nhấn mạnh ở sức mạnh vật chất và tinh thần,
biểu tượng cho sức mạnh tổng hợp quân dân trong cuộc chiến toàn dân, toàn diện, dốc toàn
lực lượng cho trận chiến, đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng, qua thể thơ lục bát
đậm chất hùng ca.
Thí sinh có thể có những cảm nhận và diễn đạt khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục.
- Điểm 1,5 - 1,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm
(phân tích, so sánh) còn chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa thực sự chặt chẽ.
- Điểm 1,0 - 1,25 : Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0,5 - 0,75: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0,25: Hầu như không đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
- Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
d) Sáng tạo (0,5 điểm)
- Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh
và các yếu tố biểu cảm,…) ; văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt;
có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp
luật.
- Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ
riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng
hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):
- Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả
Nguyễn ThW Ngọc Châu – THPT Ngô Quyền – TP. Hồ Chí Minh 7