Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Câu hỏi và đáp án Lý thuyết quản trị rủi ro

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.08 KB, 15 trang )

Câu 1: Khái niệm về rủi ro: quan điểm của các trường phái
Truyền thống:
- Là điều không lành, không tốt, là điều bất ngờ xảy đến (từ điển TV 1995). - Rủi ro (đồng nghĩa
với rủi) là sự không may (GS Nguyễn Lân). - Là khả năng gặp nguy hiểm hoặc đau đớn, thiệt
hại…(từ điển Oxford). - Là sự tổn thất về tài sản hay sự giảm sút về lợi nhuận thực tế so với lợi
nhuận dự kiến (rủi ro trong kinh doanh của Hồ Diệu).
- Rủi ro là bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp,
tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
“Rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó
khăn hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người”
Trung hòa:
- Là bất trắc có thể đo lường được (F Knight). - Là bất trắc liên quan đến những biến cố không
mong đợi (A Willent).
- Là giá trị mà kết quả hiện thời chưa biết đến.
- Là biến động tiềm ẩn ở những kết quả. Rủi ro có thể xuất hiện trong hầu hết các hoạt động của
con người. Khi có rủi ro người ta không thể dự đoán chính xác được kết quả. Sự hiện diện của
rủi ro gây nên sự bất định. Nguy cơ rủi ro phát sinh bất cứ khi nào một hành động dẫn đến khả
năng được hoặc mất không thể đoán trước (William, Michael & Smith).
Rủi ro là bất trắc có thể đo lường được. Rủi ro vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực.
Rủi ro có thể mang tới những tổn thất, mất mát, nguy hiểm,…cho con người nhưng cũng mang
đến những cơ hội.
Câu 2: Các thành phần của rủi ro
- Mối đe dọa: các loại nguy hiểm có thể mang lại lợi ích hoặc tổn thất. Năng lượng tự nhiên; Sai
lầm của con người; Chủ tâm gây hại; Tình huống xấu.
- Nguồn: trong đó các tổ chức được tái lập cho sự tiếp tục tồn tại của nó. Nhà; Đất và máy móc
thiết bị; Nguyên vật liệu; Lao động; Sản phẩm.
- Các nhân tố thay đổi: có xu hướng tăng hay giảm:
+ đa số nguy hiểm là nguyên nhân của một biến số.
+ sự thay đổi dẫn đến sự bất định và gây ra những hậu quả khi có sự cố rủi ro.
+ tình huống cụ thể; Xây dựng; Phòng ngừa; Thay đổi; Kiểm soát; Thiết kế.
- Hậu quả: kết quả xuất hiện khi biến cố xảy ra. Hư hỏng tài sản; Tổn thất thu nhập; Trách nhiệm


pháp lý; Tai nạn, tử vong; Gián đoạn kinh doanh; Phá sản.
Câu 3: Phân loại rủi ro
- Rủi ro tổn thất và không tổn thất tài chính (một số trường hợp rủi ro có kèm theo tổn thất tài
chính, một số trường hợp lại không).
- Rủi ro động (xuất hiện khi nền kinh tế bị thay đổi dẫn đến tổn thất, và một số tổn thất khác
như: thiên tai, lừa đảo, cá nhân) và rủi ro tĩnh (kết quả của sự thay đổi nền kinh tế như: sở thích
người tiêu dùng, thay đổi công nghệ. Ảnh hưởng nhiều người do chủ quan về hậu quả).
- Rủi ro căn bản (thông phàm về nguồn gốc và hậu quả: chiến tranh, động đất) và rủi ro cá biệt
(phát sinh từ một số hiện tượng cá biệt: cướp, giật, cháy nhà).
- Rủi ro thuần tý và rủi ro suy đoán:
Giống nhau: đều là rủi ro và có thể mang lại thiệt hại tổn thất.
Khác nhau: định nghĩa, phân loại
+ rủi ro thuần túy là những rủi ro chỉ mang lại những hậu quả không có lợi hoặc những tổn
thất. Phân loại rủi ro thuần tý: - rủi ro cá nhân: chết sớm, tuổi già, mất sức lao động, thất nghiệp,
… - rủi ro về tài sản: tổn thất trực tiếp, gián tiếp. - rủi ro pháp lý. - rủi ro phát sinh do sự phá
sản của người khác. EX: mất trộm=>
+ rủi ro suy đoán là loại rủi ro vừa có thể mang lại tổn thất vừa có thể mang lại lợi ích. Phân
loại rủi ro suy đoán:
- rủi ro do thiếu kinh nghiệm và kỹ năng quản lý.
- rủi ro do sự thay đổi thị hiếu của khách hàng.
- rủi ro do lạm phát.
- rủi ro do điều kiện không ổn định của thuế.
- rủi ro do thiếu thông tin.
- rủi ro do tình hình chính trị không ổn định.
Câu 1: Định nghĩa quản trị rủi ro
Quan niệm về quản trị rủi ro:
- Quan điểm truyền thống: là một môn học gồm nhiều ngành học liên quan đến việc quản trị
những rủi ro thuần tý của tổ chức.
- Quan điểm toàn diện (TRM): là một quá trình có hệ thống dựa trên cơ sở thống kê và tổng hợp
được xây dựng để đánh giá quản trị rủi ro; bốn nguồn gốc thất bại hệ thống: phần cứng, phần

mền, con người, tổ chức; quan điểm này phù hợp nguyên lý quản trị chất lượng toàn diện, chủ
yếu dựa vào ngôn ngữ và khái niệm thuộc lĩnh vực quản trị hoạt động và kĩ thuật.
- Quan điểm thứ ba: là quyết định tài chính, nên được đánh giá trong mối quan hệ tương quan
ảnh hưởng của chúng đến giá trị công ty, là một hình thức quản trị để đối phó với các rủi ro tài
chính như rủi ro tín dụng, chuyển đổi ngoại tệ, giao dịch hay đầu tư.
Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học và có hệ thống nhằm nhận dạng,
kiểm soát, phòng ngừa, giảm thiểu những tổn thất, mất mát và những ảnh hưởng bất lợi của rủi
ro.
Câu 2: Nhiệm vụ của nhà quản trị rủi ro
- Giúp tổ chức nhận dạng, phân tích, đo lường và phân loại những rủi ro đã và có thể đến với tổ
chức.
- Xây dựng và thực hiện những chương trình kiểm soát rủi ro phù hợp với tổ chứ đó.
- Xây dựng và thực hiện các chương trình tài trợ rủi ro:
+ Thu xếp và thực hiện nhanh chóng các chương trình bảo hiểm.
+ Xây dựng và quản lý hiệu quả các quỹ dự phòng.
+ Vận động sự ủng hộ của các chủ thể có liên quan.
+ Phân tích và lựa chọn các hình thức tài trợ rủi ro hợp lý khác.
Câu 3: Các rủi ro thường xuất hiện trong kinh doanh
- Tổn thất vật chất do tài sản bị hủy hoặc hư hại.
- Hoạt động phạm pháp như ăn cắp, lừa đảo.
- Hậu quả của tổn thất gây hư hại tài sản, nguồn lao động của công ty: chết hay bị thương.
- Trách nhiệm pháp lý phát sinh khi có sự tử vong, bị thương hay hư hỏng tài sản.
- Quản lý kém.
- Phá sản công nghệ dẫn đến giảm nhu cầu hay cung cấp không đủ số lượng sản phẩm.
- Sự thay đổi cơ cấu dân số, thói quen khách hàng và các thay đổi xã hội tương tự khác.
- Rủi ro chính trị từ các hoạt động của chính phủ hay chính phủ nước khác.
- Rủi ro kinh tế nhờ hậu quả của lạm phát ngoài và các nhóm gây áp lực.
- Rủi ro tài chính.
- Rủi ro môi trường vật chất, khí hậu (amino), tài nguyên vật chất,…
Câu 1: Các nguồn rủi ro cơ bản

Rủi ro môi trường vật chất: - Rõ ràng một trong những nguồn rủi ro cơ bản nhất là môi trường
vật chất xung quanh ta. Động đất, hạn hán, mưa dầm đều có thể dẫn đến tổn thất. Sự bất lực của
chúng ta trong việc hiểu biết môi trường chúng ta đang sinh sống, các ảnh hưởng của chúng ta
đối với nó cũng như nó đối với chúng ta là nguyên nhân chủ yếu của các nguồn rủi ro này. Môi
trường vật chất cũng có thể là nguồn phát sinh các rủi ro suy đoán, chẳng hạn đối với nông
nghiệp, du lịch, đầu tư BĐS,… - Các nguồn rủi ro vật chất có thể là: động đất, sóng thần, cháy
rừng, bão lũ,…
Rủi ro môi trường văn hóa và xã hội: - Sự thay đổi chuẩn mực các giá trị, hành vi của con
người, cấu trúc xã hội, các định chế,…là nguồn rủi ro thứ hai. Nhiều nhà kinh doanh Mỹ thất bại
ê chề khi nhảy vào môi trường kinh doanh quốc tế. Chẳng hạn như sự khác biệt chuẩn mực xã
hội ở Nhật đã cho thấy đây là nguồn bất định quan trọng đối với các doanh nhân phương Tây và
Mỹ. Ở Mỹ tình hình bất ổn trong dân chúng Los Angeles năm 1992 cũng cho thấy sự quan trọng
của nguồn rủi ro này. Sự thay đổi chuẩn mực các giá trị cũng có thể tích cực, chẳng hạn quan
điểm về phụ nữ trong lực lượng lao động đã mở ra một nguồn năng lượng mới.
Rủi ro môi trường chính trị: - Trong một đất nước, môi trường chính trị có thể là một nguồn
rủi ro rất quan trọng. Chính sách của một tổng thống có thể ảnh hưởng nghiêm trọng lên các tổ
chức (cắt giảm ngân sách địa phương, ban hành quy định mới về xử lý chất thải độc hại,…).
Trên phương diện quốc tế, môi trường chính trị còn phức tạp hơn. Không phải tất cả các quốc gia
đều dân chủ trong cách điều hành, nhiều nơi có thái độ và chính sách rất khác nhau về kinh
doanh. Tài sản nước ngoài có thể bị nước chủ nhà tịch thu hoặc chính sách thuế thay đổi liên tục.
Môi trường chính trị cũng có tác động tích cực thông qua chính sách tài chính, tiền tệ, việc thực
thi pháp luật, giáo dục cộng đồng… - Các rủi ro môi trường chính trị: chính sách, đường lối
xã hội, chính sách thuế; pháp luật và thực thi pháp luật; quy định quốc gia hay mức độ can thiệp
của nhà nước; rủi ro liên quan đến việc giao quyền sở hữu tài sản hay những rủi ro liên quan đến
chuyển giao (quỹ, lợi nhuận); tình hình ổn định chính trị.
Rủi ro môi trường pháp luật: - Có rất nhiều sự bất định và rủi ro phát sinh từ hệ thống pháp
luật. Luật pháp không chỉ phải đề ra các chuẩn mực và các biện pháp trừng phạt, vấn đề là bản
thân xã hội có sự tiến hóa và các chuẩn mực này có thể không tiên liệu hết được. Ở phạm vi quốc
tế còn phức tạp hơn vì các chuẩn mực luật pháp có thể thay đổi rất nhiều từ nơi này sang nơi
khác. Môi trường luật pháp cũng tạo ra các kết quả tích cực như cung cấp môi trường ổn định,

bảo vệ các quyền công dân.
Rủi ro môi trường hoạt động: - Quá trình hoạt động của tổ chức có thể làm phát sinh rủi ro và
những bất định. Các tiến trình khuyến mãi, tuyển dụng, sa thải nhân viên có thể gây nên rủi ro về
pháp lý. Qúa trình sản xuất có thể đưa công nhân đến những tổn hại vật chất. Các hoạt động của
tổ chức có thể gây tổn hại cho môi trường. Kinh doanh quốc tế có thể gặp các rủi ro và bất định
do hệ thống giao thông vận tải không tin cậy. Về khía cạnh rủi ro suy đoán môi trường hoạt động
cuối cùng sẽ đưa ra một sản phẩm hay dịch vụ mà từ đó tổ chức thành công hay thất bại.
- Rủi ro môi trường hoạt động bao gồm: tuyển dụng, sa thải lao động; hư hỏng tài sản vật chất,
tai nạn lao động, ô nhiễm môi trường do chất thải; kiện tụng hay tranh chấp hàng hóa, hợp đồng
kinh tế.
Rủi ro môi trường kinh tế: - Mặc dù môi trường kinh tế thường vận động theo môi trường
chính trị, sự phát triển rộng lớn của thị trường toàn cầu đã tạo ra một môi trường kinh tế chung
cho tất cả các nước. Mặc dù các hoạt động của chính phủ có thể ảnh hưởng đến thị trường vốn
của thế giới, nhưng hầu như một quốc gia không thể kiểm soát nổi thị trường này. Tình trạng lạm
phát, suy thoái, đình đốn kinh tế hiện này là yếu tố của các hệ thống kinh tế mà không một quốc
gia nào kiểm soát nổi. Ở phạm vi hẹp, rủi ro hoạt động tín dụng có thể áp đặt các rủi ro thuần tý
và suy đoán đáng kể lên tổ chức. - Các rủi ro kinh tê có thể là: suy thoái; lạm phát; mất khả
năng thanh toán do tỷ lệ nợ ngắn hạn lớn hơn mức dự trữ ngoại tệ; nợ nước ngoài lớn…
Rủi ro từ vấn đề nhận thức: - Khả năng của một nhà quản trị trong việc hiểu, xem xét, đo
lường, đánh giá chưa phải là hoàn hảo. Một nguồn rủi ro quan trọng đối với hầu hết các tổ chức
là sự nhận thức và thực tế hoàn toàn khác nhau. Môi trường nhận thức là nguồn rủi ro đầy thách
thức trong việc nhận diện và phân tích rủi ro, vì những phân tích đó đòi hỏi trả lời những câu hỏi
như: “làm sao để hiểu được sự ảnh hưởng của sự bất định lên tổ chức?” hay “làm sao biết được
cái mình nhận thức là đúng với thực tế?” - Rủi ro nhận thức bao gồm: nhận thức mỗi người về
rủi ro; ý thức mỗi người về sự nguy hiểm; sự bất cẩn của con người gây ra tai nạn chết người;
không tuân thủ những quy định về an toàn lao động; tham nhũng; lười biếng…
Câu 2: Các phương pháp nhận dạng rủi ro (tham khảo thêm)
Phân tích báo cáo tài chính: - Bằng việc phân tích báo cáo tài chính, báo cáo sản xuất hay theo
dõi chứng từ nhà quản trị có thể nhận dạng được các rủi ro. - Nhà quản trị xác định được các loại
rủi ro tiềm năng được liệt kê trong báo cáo tài chính cho từ tổ chức cá biệt. - Nhà quản trị giống

như thanh tra vì thế cần hiểu rõ các thông số tài chính và các chứng từ khác.
Phương pháp lưu đồ: - Xây dựng một dãy các lưu đồ từ khâu mua nguyên vật liệu cho đến
khâu kết thúc thành phẩm trong tay người tiêu dùng. - Liệt kê các rủi ro tài sản, pháp lý, nguồn
nhân lực có thể được sử dụng trong lưu đồ để xác định rủi ro mà tổ chức có thể gặp phải. - Bằng
những quan sát và nhận xét tổng thể về cách bố trí mặt bằng, các hoạt động sản xuất có thể dẫn
đến các rủi ro. - Ví dụ: vị trí địa lý, vị trí tọa lạc, sơ đồ tổ chức, vấn đề an ninh và môi trường
xung quanh.
Phương pháp hợp tác với các phòng chức năng khác: - Thường xuyên thăm viếng các cán bộ,
công nhân ở các phòng ban khác để nắm đầy đủ thông tin về tình hình hoạt động sản xuất. - Đọc
các báo cáo văn bản của bộ phận nghiệp vụ để nắm thông tin cần thiết.
Phương pháp thông qua tư vấn:
- Thông qua tư vấn nhà quản trị có thể nắm thêm những thông tìn về hiểm họa và nguy cơ rủi ro
cho tổ chức. - Các nhà tư vấn có thể là: kiểm toán, kế toán, luật sư, chuyên viên thống kê và các
nhà đầu tư.
Phương pháp phân tích hợp đồng: - Các hợp đồng kinh tế luôn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro pháp lý
và các rủi ro khác, vì thế nên nghiên cứu kỹ điều khoản hợp đồng. - Các rủi ro có thể gặp: rủi ro
trong ký kết, rủi ro trong thực hiện.
Phương pháp nghiên cứu số liệu thống kê: - Số liệu thống kê cho phép chúng ta đánh giá xu
hướng phát triển các tổn thất mà doanh nghiệp phải đối mặt. - Số liệu thống kê cho phép nghiên
cứu, phân tích các vấn đề sau: nguyên nhân, thời điểm, vị trí xảy ra sự cố, người bị nạn và một số
yếu tố nguy hiểm khác có thể ảnh hưởng đến bản chất của tai nạn.
Câu 2: Phương pháp dự báo dựa trên nguy cơ rủi ro
Bước1: Phân tích đối tượng gánh chịu rủi ro thành những nhóm có nguy cơ xảy ra rủi ro gần
giống nhau và tính xác suất. Bước 2: Chọn một đối tượng làm chuẩn để tính hệ số quy đổi của
các đối tượng khác sang đối tượng chuẩn.
Bước 3: Dự báo nhu cầu đối tượng rủi ro cho kỳ tới. Bước 4: Dự báo rủi ro có thể xảy ra, số tiền
bồi thường, sau đó hiện giá về thời điểm dự báo.
Ví dụ: C.Nhân N.Viên Đốc công Quản lý
ThuNhập: 24tr 30tr 42tr 60tr
X.Suất: 1-1 1-20 1-5 1-10

Nhu.cầu: 300 50 20 4
- Số tai nạn có thể có trong năm tới?
- Mỗi tai nạn CP hết 15 triệu, thanh toán 50% (ngay), 30% năm tới, còn lại năm kế tiếp.
Xác định tổng số tiền phải thanh toán, dòng tiền thanh toán và hiện giá về thời điểm dự
báo nếu lãi suất 10%.
Bước 1:
Loại lao động Thu nhập năm Khả năng tai nạn Nhu cầu năm tới
Công nhân 24 1 năm-1tai nạn 300
Nhân viên 30 20 năm- 1 tai nạn 50
Đốc công 42 5 năm- 1 tai nạn 20
Quản lý 60 10 năm-1 tai nạn 4
Bước 2,3:
Loại lao động Thu nhập
năm
Kn tai
nạn
Nc năm
tới
Hệ số qui đổi Lao động qui đổi
Cn 24 1-1 300 1=24/24*1/1*1/1 300=300/1
Nv 30 20-1 50 25=30/24*20/1*1/1 2=50/25
Đc 42 5-1 20 8.75=42/24*5/1*1/1 2.29=20/8.75
Ql 60 10-1 4 25=60/24*10/1*1/1 0.16=4/25
Tổng 374 304.45
Bước 4:
tổng số tai nạn có thể có là: 304.45*1= 304.5 tai nạn( 1 là đc quy về công nhân rồi)
tổng số tiền bồi thường là: 304.45*15= 4.566.75tr
tổng số tiền hiện giá: 4.566.75*0.8527= 3.894.07tr
Năm Thanh toán Thừa số hiện giá 1/
(1+i)

n
Hiện giá
1 0.5(năm thứ 1 50%) 0.9091 0.4545
2 0.3(năm thứ 2 30%) 0.8264 0.2479
3 0.2(còn lại vào năm 3) 0.7513 0.1503
Tổng 1 0.8527
Câu 1: Phương pháp triển khai tổn thất
Bước 1: Xác định hệ số triển khai: Phân tích tổn thất trong quá khứ nhằm xác định hệ số triển
khai. Hệ số triển khai từng kỳ bằng tổng số khiếu nại có thể có chia cho khiếu nại cộng dồn của
kỳ đó Bước 2: Dự báo khiếu nại có thể có:Khiếu nại có thể có từng lô hàng sẽ bằng số khiếu nại
đã báo cáo nhân với hệ số triển khai tương ứng. Bước 3: Dự báo dòng khiếu nại bồi thường theo
thời gian Bước 4: Dự báo dòng tiền thanh toán và hiện giá về thời điểm dự báo
Ví dụ: Một cửa hàng bán máy vi tính, bảo hành 3 tháng. Số liệu thống kê cho thấy tháng thứ nhất
báng hàng nhận được 50% khiếu nại, tháng thứ hai là 30% và tháng thứ 3 là 20%. Chi phí mỗi
khiếu nại là 500 USD, thanh toán làm 2 lần (ngay sau khiếu nại 60%, còn lại vào tháng kế tiếp).
Khiếu nại đã báo cáo của lô hàng tháng 9 là 40, tháng 10 là 35. Gỉa sử hiện tại là tháng 10. Dự
báo số khiếu nại có thể có cho 2 lô hàng trên, dòng tiền bồi thường và hiện giá vào thời điểm
tháng 9 với lãi suất là 1%/tháng.
Giải: Bước 1: Xác định hệ số triển khai thời gian
Timeđcquyền knbồi thường Số KN được báo cáo hàng tháng Tổng số khiếu nại cộng dồn Hệ số triển khai
1 50% 50% 2 =100%/50%
2 30% 80% 1.25 =100%/80%
3 20% 100% 1 =100%/100%
Bước 2: dự báo khiếu nại có thể có:
Lô hàng Kn đã bcao Số t.hạn đc b.hành Hệ số triển khai Kn có thể có
T9 40 2(T.9 là tháng thứ
hai)
1.25 50(40*1.25)
T10 35 1(T.10 là tháng thứ
nhất)

2 70(35*2)
Tổng 75 120
Bước 3:
Lô hàng Kn có thể

9 10 11 12
T9 50 25(50*50%) 15(50*30%) 10(còn lại)
T10 70 35(70*50%) 21(70*30%) 14(còn lại)
Tổng 120 25 50 31 14
Bước 4:
Tổng 9 10 11 12 1
DòngKn 120 25 50 31 14
TT 60% 3600 750=
(25*50*60%)
1500=50*50*60% 930=31*50*60% 420=14*50*60%
TT 40% 2400 500(của tháng 9 trả
lần 2 = 25*50*40%)
1000=50*50*40% 620=31*50*40% 280=14*50*40%
Tổng 6000 750 2000 1930 1040 280
1/(1+i)
t
0.99 =1/1.01 0.98 =1/1.01
2
0.97 =1/1.01
3
0.96 =1/1.01
4
0.95 =1/1.01
Hiện giá 5839 742.5=750*0.99 1960=2000*0.98 1872.1 998.4 266
Câu 1: Khái niệm kiểm soát rủi ro - Bao gồm những kỹ thuật, những công cụ, những chiến lược

và quá trình nhằm biến đổi rủi ro của một tổ chức thông qua việc né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu
bằng cách kiểm soát tần suất và mức độ rủi ro và tổn thất hoặc lợi ích. - Mặc khác, kiểm soát rủi
ro còn bao gồm cả những phương pháp hoàn thiện kiến thức và sự hiểu biết trong hành vi tổ
chức có tác động đến rủi ro.
Câu 2: Những kỹ thuật và công cụ kiểm soát rủi ro
Né tránh rủi ro: - Một trong những phương pháp kiểm soát rủi ro cụ thể là né tránh những
hoạt động, con
người, tải sản làm phát sinh những tổn thất có thể có bởi không thừa nhận nó ngay từ đầu
hoặc bởi loại bỏ nguyên nhân dẫn tới tổn thất đã thừa nhận. - Biện pháp đầu tiên của né tránh rủi
ro là chủ động né tránh rủi ro trước khi nó xảy ra. - Biện pháp thứ hai là loại bỏ những nguyên
nhân gây ra rủi ro. - Đây là biện pháp khá đơn giản, triệt để và chi phí thấp, tuy nhiên có một số
hạn chế: + rủi ro và lợi ích luôn tồn tài song song, khi né tránh rủi ro có thể đánh mất lợi ích có
được từ tài sản và hoạt động đó. + rủi ro và bất định luôn tồn tại trong mọi hoạt động của con
người và tổ chức. Vì vậy coi chừng tránh rủi ro này ta lại gặp rủi ro khác. + trong nhiều tình
huống không thể đặt giải pháp né tránh, hoặc nguyên nhân của rủi ro gắn chặt với bản chất hoạt
động. Do vậy không thể chỉ loại bỏ nguyên nhân mà không loại bỏ hoạt động
Ngăn ngừa tổn thất: Chương trình ngăn ngừa tổn thất là tìm cách giảm bớt số lượng các tổn
thất xảy ra hoặc loại
bỏ nó hoàn toàn. Ở đây, chuỗi rủi ro rất quan trọng vì các hoạt động ngăn ngừa rủi ro tìm cách
can thiệp vào ba mắc xích đầu tiên của chuỗi: sự nguy hiểm, môi trường rủi ro, sự tương tác
giữa mối nguy hiểm và môi trường. Điều đó có nghĩa là các hoạt động ngăn ngừa rủi ro tập trung
vào: - Thay thế hoặc sửa đổi hiểm họa. - Thay thế hoặc sửa đổi môi trường. - Thay thế hoặc sửa
đổi cơ chế tương tác giữa nguy hiểm và môi trường.
Giảm thiểu rủi ro: - Các biện pháp giảm thiểu tổn thất tấn công vào các rủi ro bằng cách làm
giảm bớt giá trị hư hại khi tổn thất xảy ra (tức giảm nhẹ sự nghiêm trọng của tổn thất). - Nhưng
hoạt động giảm thiểu tổn thất là những biện pháp sau khi tổn thất đã xảy ra. Mặc dù những biện
pháp này đặt ra trước khi một tổn thất nào đó xuất hiện, những chức năng hoặc mục đích của
những biện pháp này là làm giảm tác động của tổn thất một cách hiệu quả nhất. - Trước
hết, ý niệm về chuỗi rủi ro được đưa ra để minh họa việc ngăn ngừa tổn thất can thiệp vào
ba mắt xích đầu tiên của chuỗi rủi ro như thế nào? Giảm thiểu tổn thất tập trung vào mắc xích

thứ 3 (chỉ thỉnh thoảng, không thường xuyên) và mắc xích thứ 4, 5 (thông thường hơn). -
Giảm thiểu tổn thất: + cứu lấy những tài sản còn sử dụng được. + chuyển nợ. + kế hoạc giải
quyết hiểm họa. +dự phòng. + phân chia rủi ro.
Quản trị thông tin: - Thông tin bắt nguồn từ phòng quản trị rủi ro của một tổ chức có
ảnh hưởng quan trọng trong việc giảm thiểu những bất định của người có quyền lợi gắn liền với
tổ chức. - Phòng quản trị rủi ro của một tổ chức phải cung cấp thông tin để xác định hiệu
quả của việc đo lường kiểm soát rủi ro và những mục tiêu tương lai họ cần đạt được. Thông tin
đáng tin cậy từ phòng quản trị rủi ro có thể cung cấp cho người có quyền lợi gắn liền với tổ chức
sự đảm bảo rằng tổ chức không và sẽ không hành động có hại đến lợi ích của họ. - Một lĩnh vực
khác mà thông tin có thể hạn chế sự bất định là sự hiểu biết của cá nhân về quá trình tạo nên tổn
thất, ví dụ như chuỗi rủi ro. Sự hiểu biết về tiến trình những mối hiểm họa xảy ra gây tổn thất có
thể giảm thiểu sự bất định ở các đối tượng có liên quan, vì sự hiểu biết này cho phép ta dự báo
tốt hơn về những trường hợp tổn thất có thể xảy ra và từ đó giúp các cá nhân cảnh giác, phòng
ngừa. - Để nâng cao hiểu biết vấn đề này, chúng ta sử dụng phương pháp báo cáo và hệ
thống tưởng thưởng cho những nhân viên có đề nghị về những hoạt động an toàn hơn.
Chuyển giao rủi ro: - Chuyển giao rủi ro là công cụ kiểm soát rủi ro, tạo ra nhiều thực thể khác
nhau thay vì một
thực thể phải gánh chịu rủi ro. Chuyển giao rủi ro có thể thực hiện bằng hai cách: + Thứ nhất:
chuyển tài sản hoặc hoạt động có rủi ro đến một người hay một nhóm người khác. Ví dụ: khi hợp
đồng thông thường một công ty thường gánh chịu rủi ro tăng giá lao động, nguyên liệu -> thuên
ngoài sẽ hạn chế rủi ro này. Hình thức chuyển rủi ro này liên quan với một hình thức né tránh rủi
ro là loại bỏ nguyên nhân rủi ro. Đây là một biện pháp kiểm soát rủi ro vì nó loại bỏ những tổn
thất tiềm ẩn gây hại cho tổ chức, đồng thời tránh bị hủy bỏ hợp đồng vì rủi ro của hợp đồng đã
được chuyển đến cá nhân hoặc tổ chức khác. + Thứ hai: chuyển giao bằng hợp đồng giao ước:
chỉ chuyển giao rủi ro, không chuyển giao tài sản và hoạt động của nó đến người nhận rủi ro.
Ví dụ: người đi thuê nhà phải chịu trách nhiệm thiệt hại về căn nhà mình thuê.
Đa dạng hoá: Đây là nỗ lực của tổ chức làm giảm sự tác động của tổn thất lên toàn bộ hoạt động
của công ty. Cũng gần giống như phân chia rủi ro nhằm giảm thiểu tổn thất, đa dạng hóa cũng cố
gắng phân chia tổng rủi ro thành nhiều dạng khác nhau và tận dụng sự khác biệt để dùng may
mắn của rủi ro này bù đắp vào tổn thất của rủi ro khác.

Câu 1: Khái niệm tài trợ rủi rui và các công cụ tài trợ rủi ro: Tài trợ rủi ro: những kỹ thuật và
công cụ được sử dụng để tài trợ cho chi phí của rủi ro và tổn thất. Công cụ tài trợ rủi ro: - Lưu
giữ tổn thất: phương pháp phổ biến, nguồn tài trợ là của chính tổ chức và vay mượn thêm bên
ngoài. Phương pháp có thể chủ động hay thụ động, có kế hoạc hay không có kế hoạch, có ý thức
hoặc không có ý thức. - Chuyển giao rủi ro: chuyển giao bằng hợp đồng bảo hiểm hay chuyển
giao bằng hợp đồng phi bảo hiểm.
Câu 2: Một số lưu ý khi thực hiện tự bảo hiểm - Phải có số rủi ro vừa đủ lớn để tổn thất mục
tiêu được ngăn chặn. - Phải có nguồn tài chính vững mạnh có thể bù đắp khi có rủi ro xuất hiện. -
Cần chú trọng danh mục tự bảo hiểm của công ty.
Câu 3: Ưu điểm của phương pháp lưu trữ và bảo hiểm Phương pháp lưu trữ: - Tổ chức có
nhiều động cơ trong kiểm soát tổn thất có thể gánh chịu của mình Các nhà quản trị hiểu rõ về tổ
chức của mình nên có thể tập trung để giải quyết các vấn đề quan trọng của tổ chức.
Phương pháp bảo hiểm:- Công ty bảo hiểm có nhiều kinh nghiệm trong việc bồi thường tổn thất.
-Công ty bảo hiểm có nhiều chuyên viên giỏi. - Công ty bảo hiểm có nhiều loại dịch vụ bảo
hiểm cung ứng cho khách hàng.
Câu 1: Thuyên chuyển lao động, phân loại- Tự ý nghỉ việc: người lao động tự ý nghỉ việc tại
công ty.
- Giãn thợ: công ty đình chỉ hay cho nghỉ việc một số lao động để giáp áp lực suy thoái kinh tế. -
Được phép nghỉ chính thức: do kết thúc công việc hay chuyên môn. - Nguyên nhân khác: hưu trí,
chết, ốm đau thường xuyên.
Câu 2: Tác động của thuyên chuyển lao động - Lòng trung thành và thỏa mãn của khách hàng
bị giảm. - Năng suất thấp.
- Mất nguồn nhân tài. - Gián đoạn hoạt động sản xuất, kinh doanh. - Tổn thất uy tín. - Làm tăng
tỷ lệ nghỉ việc của số lao động còn lại.
Câu 3: Nguyên nhân thuyên chuyển lao động - Tiền lương. - Tình hình kinh doanh của công ty.
- Văn hóa công ty.
- Tính chất công việc. - Ảo ảnh về công ty. - Dân số học. - Cá nhân. - Nguyên nhân nghỉ việc có
thể chia thành 3 loại:
+ nghỉ việc tự nguyện. + lý do quản lý, bộ phận quản lý sa thải một số nhân viên làm việc không
hiệu quả hay bị kỷ luật. + nghỉ việc không tự nguyện do thừa lao động. + suy thoái kinh tế ảnh

hưởng tới công ty.
Câu 3: Chi phí thuyên chuyển lao động: - Chi phí cho người lao động rời bỏ công ty. - Chi phí
tuyển dụng lao động mới.
- Chi phí đào tạo. - Chi phí giảm năng suất.
Câu 4: Đánh giá năng lực - Tổn thất do mất người chủ chốt: nhân viên có tay nghề cao, nghiệp
vụ chuyên môn giỏi,
kiến thức hay mối kinh doanh rộng là nguồn lực rất quan trọng của tổ chức. Nếu nhân viên này
chết, mất khả năng làm việc hay nghỉ việc gây tổn thất rất lớn cho công ty. - Tổn thất do mất đi
những khoản tín dụng: nhiều tổ chức thực hiện mở rộng tín dụng cho khách hàng của mình. Tình
trạng tử vong, bệnh tật kéo dài của khách hàng có thể làm giảm
khả năng thanh toán các món nợ hoặc tạo ra các mối quan hệ không tốt với công chúng nếu
dùng các áp lực để đòi nợ. - Tổn thất do hoạt động sản xuất kinh doanh bị gián đoạn: người lao
động bị tai nạn hay
nghỉ việc sẽ ảnh hưởng một phần đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Đặc biệt khi người này đóng vai trò chủ chốt thì có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho
doanh nghiệp.
Câu 5: Quản trị rủi ro kinh doanh và chiến lượcNguyên nhân làm cho dự án thất bại: - Lạc
quan thái quá. - Sự thiếu trao đổi thông tin giữa các thành viên nhóm. - Quá ít thử nghiệm. -
Nhân lực, vật lực, tài lực chưa đủ. - Chưa nhận diện rõ đối thủ cạnh tranh. - Dự báo thiếu chính
xác nhu cầu khách hàng.
Một số giải pháp quản trị rủi ro dự án: - Xem xét dự án ở mọi khía cạnh. - Đánh giá dự án
một cách khách quan, khoa học và trung thực. - Phân tích môi trường bên trong, bên ngoài để tận
dụng cơ hội vượt qua thử thách, khắc phục điểm yếu phát huy điểm mạnh.
Một số rủi ro: - Rủi ro khách hàng (khách hàng bỏ đi). - Rủi ro chuyển đổi (công nghệ mới xuất
hiện hay có mô hình kinh doanh mới): chuẩn bị kỹ và tận dụng sự chuyển đổi thành cơ hội; tích
lũy kiến thức kinh nghiệm của người đi trước,
đa dạng hóa hoạt động. - Rủi ro có đối thủ cạnh tranh không thể đánh bại: tổ chức hệ thống
tốt hơn, theo đuổi phương châm không trùng lắp, tạo phong cách riêng, tạo điểm vang để thu hút
khách hàng, ứng dụng công nghệ mới vào kinh doanh. - Rủi ro thương hiệu bị mất sức mạnh: tìm
hiểu nguyên nhân, xây dựng chương trình tái cơ

cấu. - Rủi ro ngành: thay đổi tỷ lệ cạnh tranh, hợp tác (bắt tay đối tác); cân nhắc mục tiêu, đặc
điểm của đối tác khi hợp tác; tối đa hóa hiệu quả sản xuất. - Rủi ro đình trệ: đổi mới nhu cầu; hỗ
trợ khách hàng nhiều hơn; giảm chi phí nhưng tăng chất lượng; cho ra sản phẩm tiện nghi hơn.

×