Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề ngành quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ phần lý thuyết và đáp án mã (17)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.86 KB, 6 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐÁP ÁN
ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA 3 (2010 – 2012)
NGHỀ: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ
Mã đề thi: ĐA QTDNVVN - LT 20
Câu Nội dung Điểm
1
Hãy phân tích mối quan hệ giữa hoạch định chiến lược và hoạch
định tác nghiệp trong công tác quản trị?
3
Hoạch định chiến lược
Hoạch định chiến lược giữ vai trò chủ đạo và định hướng trong
tiến trình hoạt định. Đó là chiếc cầu nối giữa tương lai và trước
mắt, nó liên kết mọi nguồn lực để thực hiện nhiều hoạt động hết
sức quan trọng ở mỗi doanh nghiệp.
0,25
Chức năng của hoạch định chiến lược:
+ Định hướng chiến lược cho hoạt động của tổ chức
+ Đảm bảo thế chủ động chiến lược khi tiến công cũng
như phòng thủ trong kinh doanh
+ Huy động, khai thác và tập trung sử dụng những
chiến lược trong tổ chức
+ Đảm bảo tính thích nghi chiến lược với mọi điều kiện
và thay đổi của thị trường nói riêng và môi trường nói chung
trong tương lai dài hạn
+ Phòng ngừa chiến lược mọi rủi ro và nguy cơ nếu nó
có khả năng xuất hiện và tận dụng mọi cơ hội, thời vận trong
tương lai
+ Xây dựng và phát triển thế và lực mọi nguồn tài


nguyên trong tổ chức.
- Nhiệm vụ:
+ Xây dựng các kế hoạch dài hạn, hoặc mang tính quan
trọng và quyết định làm nền tảng để triển khai các hoạt động
thường xuyên lâu dài trong một tổ chức.
+ Vạch kế hoạch và tổ chức thực hiện các loại chiến
lược và sách lược như chiến lược kinh doanh, đầu tư, marketing,
nhân sự.
Hoạch định chiến lược thường được thực hiện bằng
những hình thức cơ bản sau:
• Kế hoạch dài hạn 10-15 năm
• Kế hoạch thực hiện một chiến lược hay sách lược
nào đó trong tổ chức
Các loại chương trình hoạt động chiến lược trong một doanh
1
nghệp.
Hoạch định tác nghiệp
Mục tiêu của công tác hoạch định kế hoạch tác nghiệp là
triển khai để tổ chức thực hiện các mục tiêu, chủ trương phương
trâm chiến lược đã được lựa chọn
0,25
Mục tiêu kế hoạch tác nghiệp là để giải quyết các vấn đề
về thực hiện các kế hoạch dài hạn, kế hoạch chiến lược đã được
thông qua trong từng hoàn cảnh và điều kiện cùng thời điểm cụ
thể. (0,25đ)
Nếu như mục tiêu của các kế hoạch chiến lược mang nặng
tính chủ trương, phương hướng, định tính, bản chất thì mục tiêu
của kế hoạch tác nghiệp lại càng cần phải cụ thể và chi tiết hơn.
Xét về bản chất thì mục tiêu của công tác hoạch định tác nghiệp
là tổ chức thực hiện nội dung của các kế hoạch chiến thuật đã

được đề ra. (0,25đ)
0,5
Xây dựng nội dung
Kế hoạch tác ngiệp là những biện pháp triển khai cụ thể những
chiến lược sau:
• Làm cái gì?
• Ai (hoặc bộ phận nào) làm?
• Làm với ai(hoặc bộ phận nào)?
• Làm ở đâu?
• Làm trong bao lâu?
• Cái gì cần phải đạt được?
• Nguồn tài nguyên nào được sử dụng?
Trách nhiệm và quyền hạn cụ thể của người có liên quan là
gì?
0,25
Tổ chức thực hiện
Hoạch định tác nghiệp lai tập trung vào vấn đề tổ chức thực
hiện là cơ bản. Việc soạn thảo một hệ thống các kế hoạch liên
hoàn, hoàn chỉnh từ cấp chiến lược đến cấp chiến thuật và tác
nghiệp, từ cấp cao đến cấp cơ sở luôn là một đòi hỏi cần thiết và
khách quan nhằm bảo đảm công tác tổ chức thực hiện các kế
hoạch thành công.
Một vấn đề hết sức quan trọng trong khâu tổ chức thực hiện
các kế hoạch và tác nghiệp đó là vấn đề thỏa mãn quyền lợi, lợi
ích của những người tham gia thực hiện. Một đòi hỏi mang tính
quy luật phải luôn ghi nhớ là muốn thực hiện thành công các kế
hoạch tác nghiệp thì cần phải đáp ứng trước tiên và thông qua lợi
ích của những người thực hiện chúng.
0,25
Mối quan hệ giữa hoạch định chiến lược với hoạch định tác

nghiệp:
Mặc dù hoạch định chiến lược đóng một vai trò cực kỳ
0,5
quan trọng trong mỗi tổ chức. Tuy nhiên không có một kế hoạch
chiến lược nào lại biến thành hiện thực nếu thiếu đi công tác tổ
chức thực hiện thông qua các kế hoạch triển khai cụ thể. Để triển
khai thực hiện các kế hoạch chiến lược người ta thường tổ chức
soạn thảo các kế hoạch chiến thuật( kế hoạch năm, kế hoạch quý)
và các kế hoạch tác nghiệp(kế hoạch tháng, kế hoạch điều độ sản
xuất).
Xét về mặt thực chất các kế hoạch chiến thuật và kế hoạch
tác nghiệp đều cần phải là những biện pháp tổ chức thực hiện kế
hoạch chiến lược trong từng giai đoạn cụ thể, trong từng điều
kiện và hoàn cảnh cụ thể.
2
Trình bày đặc điểm, ưu điểm và nhược điểm của chiến lược chi
phí thấp ?
2
Chiến lược chi phí thấp: là chiến lược tạo lợi thế cạnh tranh bằng
cách sản xuất ra sản phẩm dịch vụ với chi phí thấp để có thể định
giá thấp hơn các đối thủ cạnh tranh trong ngành nhằm thu hút
những khách hàng mục tiêu nhạy cảm với giá thấp và chiếm được
thị phần lớn.
0,5
Đặc điểm của chiến lược chi phí thấp: (1) Tập trung giảm chi phí
tổng thể, không nhằm làm giảm chi phí sản xuất (2) Tập trung
vào công nghệ và quản lý để giảm chi phí (3) Không tập trung
vào khác biệt hóa sản phẩm (4) Không tiên phong trong lĩnh vực
nghiên cứu, đưa ra tính năng mới cho sản phẩm (5) Nhóm khách
hàng mà công ty phục vụ thường là “ nhóm khách hàng trung

bình” (
0,5
Ưu điểm của chiến lược chi phí thấp: (1) Do chi phí thấp nên
công ty có thể bán với giá thấp hơn đối thủ cạnh tranh nhưng thu
lợi nhuận lớn hơn (2) nếu xảy ra chiến tranh giá cả thì công ty có
giá thấp hơn sẽ chịu đựng cạnh tranh tốt hơn (3) Để đáp ứng nhu
cầu sản xuất, công ty thường có nhu cầu lớn về nguyên vật liệu
do vậy khả năng đàm phán với nhà cung cấp được tăng cường (4)
Dễ dàng chịu đựng được khi có sức ép tăng giá của nhà cung cấp
hay sức ép giảm giá của khách hàng (5) Nếu xuất hiện sản phẩm
thay thế công ty có thẻ giảm giá sản phẩm để cạnh tranh nhằm
duy trì thị phần (6) Ưu thế chí phí thấp chính là rào cản nhằm
0,5
giảm đe dọa từ các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Nhược điểm của chiến lược chi phí thấp: (1) Khả năng các đối
thủ dễ dàng bắt chước các phương thức sản xuất chi phí thấp của
công ty (2) Công nghệ để đạt được lợi thế chi phí thấp là tương
đối khó khăn và tốn kém (3) Không dễ gì thiết kế và chế tạo ra
sản phẩm “ là tất cả cho mọi người ” (4) Nếu quá chú trọng vào
mục tiêu giảm chi phí sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm
(5) Do mục tiêu là chi phí thấp , công ty co thể bỏ qua và không
đáp ứng trước được sự thay đổi về thị hiếu của khách hàng (6)
Khi sản phẩm ở giai đoạn bảo hòa sẽ không dễ dàng áp dụng
chiến lược này (7) Không thực hiện được các hướng cạnh tranh
linh hoạt khác
0,5
3 Lĩnh vực quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp 2
Nghiên cứu tài nguyên nhân lực: Bao gồm việc nghiên cứu nhu
cầu các nguồn nhân lực (loại, bậc, cơ cấu ngành nghề, giới…)
cho hiện tại, cho tương lai (số lượng cần có, số lượng dư thừa, số

lượng phải đào tạo lại…). Tiếp đó là việc chỉ rõ các nguồn nhân
lực này có thể tìm được ở đâu và phải giải quyết các vấn đề gì (có
phải đào tạo họ không, có thể thu hút được họ bao nhiêu %?…)
0,25
Lập kế hoạch nguồn nhân lực:
Hoạch định tài nguyên nhân lực: Là chu trình được tính
toán tổng số và cơ cấu nguồn nhân lực ở các giai đoạn phát triển
của doanh nghiệp (hiện tại, tương lai) gắn liền với chương trình
và ý đồ hoạt động phát triển của doanh nghiệp. Các nhu cầu cần
đáp ứng; phương thức tạo ra nguồn nhân lực, các khoản kinh phí
cần có…
Đây là một trong những các chức năng chủ yếu của quản
lý nguồn nhân lực là lập kế hoạch nguồn nhân lực. Việc phân tích
thường xuyên nhu cầu về lực lượng lao động của doanh nghiệp là
một bộ phận của kế hoạch nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
thường hướng vào trả lời những câu hỏi sau đây: Chúng ta cần
những người như thế nào? Khi nào chúng ta cần họ? Họ sẽ cần
phải có những kỹ năng nào? Chúng ta có sẵn những người thích
hợp chưa? Và liệu họ có tất cả những kiến thức, thái độ và kỹ
năng cần thiết hay không? Khi đã có những thông tin trên, chúng
ta sẽ làm gì tiếp theo: Sẽ tuyển dụng người từ bên ngoài, hay lựa
chọn từ những nhân viên hiện có? để từ đó đạt được mục tiêu:
- Đúng số lượng
- Đúng người
0,25
- Đúng lúc
- Đúng thời hạn
Tuyển dụng nhân lực:
Là một bước cụ thể nhằm thực hiện bản hoạch định tài
nguyên nhân lực. Thông thường việc tuyển dụng có thể lấy người

từ hai nguồn:
- Nguồn nội bộ trong doanh nghiệp,
- Nguồn từ các nơi khác.
Quá trình tuyển dụng bao gồm việc mô tả các yêu cầu về
công việc, tổ chức quảng cáo, tiến hành các hoạt động phỏng vấn,
đưa ra và áp dụng các tiêu chuẩn tuyển chọn nhất quán. Đôi khi
các doanh nghiệp cần đến một tổ chức bên ngoài hỗ trợ để tìm
người cho các vị trí quản lý hay tìm ra những người có kỹ năng
đặc biệt.
Tuyển dụng cũng bao gồm việc trao đổi, thương lượng về
mức lương và phúc lợi thích hợp
có thể làm thoả mãn cả nhân viên và Công ty
0,25
Đào tạo và Phát triển:
Đào tạo, sử dụng: Đó là hai khâu tiếp theo của việc tuyển
dụng. Nếu lao động đã đạt yêu cầu làm việc thì bỏ qua khâu đào
tạo, còn chưa đạt yêu cầu thì cần phải tổ chức thực hiện, sau khi
kết thúc giai đoạn đào tạo mà đạt yêu cầu mới thu nhận chính
thức với các thủ tục theo quy định của luật pháp và quy chế.
Việc đào tạo nhằm đảm bảo cho người lao động làm việc đúng
kỹ năng. Quản lý nguồn nhân lực có hiệu quả là đánh giá một
cách nhất quán các kỹ năng và kiến thức của nhân viên để đáp
ứng được các nhu cầu hiện tại và tương lai của doanh nghiệp
0,25
Duy trì và quản lý:
Sau khi tuyển đúng người và đào tạo họ, trách nhiệm tiếp
theo của quản lý nguồn nhân lực và quản lý và sử dụng người lao
động. Các công việc thuộc lĩnh vực này bao gồm: Duy trì và
quản lý là một bộ phận qnan trọng của quản 1ý nguồn nhân lực.
Các nhà qnản lý doanh nghiệp cần phải thực hiện các biện

pháp qnản lý nguồn nhân lực dài hạn hơn để có được các nhân
viên tích cực và tận tụy với doanh nghiệp.
Tuyển dụng đúng + Quản lý đúng = Nhân viên nhiệt huyết
Các nhân viên nhiệt huyết sẽ gắn bó, tận tụy với doanh nghiệp,
có khả năng ở lại doanh nghiệp lâu hơn, làm việc năng suất hơn,
và tham gia nhiều hơn vào sự thành công của doanh nghiệp.
0,25
Quản trị tiền công: Đây là một lĩnh vực quản trị nhạy cảm, là
một trong những động lực quan trọng để gắn kết người lao động
0,25
với doanh nghiệp và khuyến khích phát triển tài năng mỗi người.
Để quản trị tiền công cần thực hiện tốt các nguyên tắc:
-Công khai;
-Công bằng;
-Gắn vật chất với tinh thần;
-Thể chế hoá bộ máy và tiêu chuẩn hoá vị trí của mỗi chức danh
lao động.
Quản trị các mối quan hệ trong lao động: chủ yếu thông qua
quy chế tổ chức và bộ máy của dây chuyền sản xuất, làm sao để
mỗi người đều thấy rõ vai trò của mình và thấy mình thực sự cần
cho mọi người và mọi người đều cần cho mình. Phải làm tốt việc
liệt kê các công việc cùng với định mức chi phí cho mỗi công
việc mà mỗi chức danh lao động trong guồng máy phải thực hiện.
Tạo bầu không khí tốt lành trong doanh nghiệp: khiến người
lao động vui vẻ trong lúc làm việc, coi doanh nghiệp như một bộ
phận của cuộc đời mình để mà gắn bó, để mà đoàn kết, để mà
gắng sức làm việc.
0,25
Các dịch vụ và vấn đề phúc lợi trong doanh nghiệp: Đây là một
bộ phận không tách rời của quản trị nhân lực như giải quyết vấn

đề nhà ở, ăn trưa, vệ sinh, nghỉ ngơi, tham quan giải trí,
các hỗ trợ về hành chính…
An toàn lao động và y tế: Phải thực hiện tốt nghĩa vụ bảo hiểm
lao động và y tế cho người lao động, chăm lo sức khoẻ, phòng
bệnh và chữa bệnh, thực hiện nghiêm ngặt quy chế bảo hộ lao
ộng (trang bị lao động, phòng chống cháy nổ, phòng chống môi
trường độc hại, khắc phục bệnh nghề nghiệp…)
Tạo cơ hội phát triển: Doanh nghiệp phải tạo ra các cơ hội và
môi trường bình đẳng, rộng lớn để cho người lao động có thể
vươn lên và tiến bộ trong cuộc sống ở doanh nghiệp (việc học
tập, đề bạt, giải quyết một số phần việc nhà có thể cho người lao
động…)
0,25
4
Tự chọn, do trường biên soạn
3
Cộng
10

×