Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề thi học sinh giỏi Ngữ văn lớp 10 chọn lọc số 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.12 KB, 5 trang )

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT SÔNG LÔ
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG LẦN 2
NĂM HỌC 2012-2013
Môn: Ngữ Văn – Lớp 10
(ngày thi: 04/01/2013)
(Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề)
Đề thi có 01 trang
Câu 1 (3,0 điểm)
Trong bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa Nguyễn Duy viết:
“ Ta đi trọn kiếp con người
Vẫn không đi hết những lời mẹ ru”.
Câu thơ trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về tình mẫu tử?
Câu 2 (7,0 điểm)
Bàn về văn học dân gian, nhà văn Gorki nói: “Rất cần nêu lên rằng, trong văn học dân gian
hoàn toàn không có bóng dáng của chủ nghĩa bi quan mặc dầu những người sáng tác văn học dân
gian sống trong nhọc nhằn, cực khổ. Tập thể dường như vẫn có ý thức về tính bất diệt của mình và
tin rằng mình sẽ chiến thắng tất cả những lực lượng thù địch”.
Bằng những hiểu biết về truyện cổ tích Việt Nam, hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.
HẾT
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ tên học sinh…………………………… Số báo danh…………………
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT SÔNG LÔ
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI LỚP 10 THPT
MÔN NGỮ VĂN
NĂM HỌC 2012-2013
Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề).

Câu Ý Nội dung Điểm


1
Phân tích và lí
giải
Đòi hỏi vận dụng kiến thức, hiểu biết về nội dung và ý nghĩa
của những lời ru; khả năng nhậy cảm để nhận biết bằng trái tim
những mong ước và tình yêu thương của mẹ.
a. Ý nghĩa của lời mẹ ru: không chỉ là lời ca và giai điệu để
dỗ dành trẻ nhỏ ngủ ngon mà còn là sự thể hiện tâm hồn, tấm lòng
người hát ru. Tiếng ru của mẹ là tình cảm, là ước mong, là lời gửi
gắm tâm tình của người mẹ với con mình. Nó chứa đựng trong đó
cả một thể giới tinh thần mà người mẹ có được và muốn xây dựng
cho đứa con:
- Là lời yêu thương: chứa đựng tình yêu vô bờ bến của mẹ dành cho
con. Trong tình yêu ấy, con là tài sản quý giá nhất, là niềm tự hào
lớn đẹp nhất, là cả cuộc sống của người mẹ.
- Là lời cầu nguyện, ước mong: lời ru là sự gửi gắm mong ước về
tương lai của con với sự trưởng thành về thể chất và tâm hồn, sự
thành công trong cuộc sống.
- Là lời nhắn nhủ, khuyên răn, dạy bảo: Chứa đựng trải nghiệm của
cuộc đời người mẹ, sự hiểu biết, khát vọng truyền thụ hiểu biết,
kinh nghiệm của mẹ cho con, sự hiểu biết và kinh nghiệm về đạo
làm người, về lẽ sống ở đời, về lẽ phải cần phải tuân theo, về những
giới hạn cần biết dừng lại, về những cạm bẫy nguy hiểm nên tránh,
về những bước đường mỗi người phải đi qua…
Cho dù là lời yêu thương, lời cầu nguyện hay lời nhắn nhủ thì
cũng là chuẩn bị của người mẹ cho những đứa con trên con đường
đời hiện tại và sau này của nó, sự chuẩn bị không chỉ bằng kiến
thức kinh nghiệm mà bằng cả tấm lòng và tình yêu. Lẽ tự nhiên,
trong mỗi người mẹ luôn bao gồm cả một nhà giáo dục và một
phương pháp giáo dục của trái tim thấm đẫm yêu thương.

b. Không đi hết: Không thấy hết, không dùng hết, không thể
hiểu biết hết, không sống hết những gì mẹ đã chuẩn bị cho con qua
lời ru ấy:
- Tấm lòng bao dung vô bờ của mẹ.
1
1
- Sự che chở, nâng đỡ, dìu dắt trọn đời của mẹ qua những lời ru.
- Cảm giác thấm thía của người con qua trải nghiệm cuộc đời khi
nhìn nhận lại, cảm nhận lại những gì có được từ lời ru và tình yêu
của người mẹ.
Lời tri ân của người con với mẹ là lời ca ngợi sự vô giá, vô bờ
bến của tình mẫu tử mẹ dành cho con. Câu thơ đọc lên giản dị và
thấm thía đủ để mỗi con người được ngồi lại trong yên tĩnh để cảm
động, suy nghĩ.
Bình luận,
đánh giá:
a. Vai trò của tình mẫu tử:
- Là môi trường tốt nhất cho sự phát triển của tâm hồn và thậm chí
cả trí tuệ của đứa con.
- Là điểm tựa cho lòng tin, sức mạnh của đứa con trong cuộc sống.
- Là cái gốc thiện, nguồn nuôi dưỡng lương tri, nhân phẩm của con
người trong cuộc đời; có ý nghĩa cảnh giới con người khi đứng
trước bờ vực của lầm lỡ và tội ác.
- Là nơi xuất phát và cũng là chốn về sau cùng của con người trong
cuộc sống đầy bất trắc, hiểm nguy.
b. Biểu hiện của tình mẫu tử: Vô cùng đa dạng phong phú
song đều hướng tới cái đích cuối cùng là cho con, vì con.
c. Thái độ cần có đối với tình mẫu tử: Không chỉ là đón
nhận và cần sống, trải nghiệm và tự điều chỉnh bản thân để góp
phần làm toả sáng giá trị thiêng liêng của tình mẹ trong chính cái

kết tinh của tình mẹ thiêng liêng ấy là tâm hồn và sự sống của bản
thân mình.
0,5
0,25
0,25
2
Giải thích
nhận định:
- Tác giả của văn học dân gian là nhân dân lao động, những con
người luôn sống trong nhọc nhằn, cực khổ, luôn thua thiệt và chịu
nhiều bất công.
- Trong tác phẩm, họ kể lại câu chuyện để nói về cuộc đời của
mình, của tầng lớp mình.
- Tuy vậy, cách nhìn, cách nghĩ của họ trong tác phẩm thì luôn ánh lên
niềm tin, niềm lạc quan mãnh liệt về sự chiến thắng của cái đẹp, điều
thiện đối với cái xấu, cái ác.
1
Câu nói của M.Gorki là nhận định về văn học dân gian nói
chung nhưng đề bài chỉ yêu cầu chứng minh bằng truyện cổ tích.
Chứng minh:
Bởi vậy thí sinh cần lựa chọn và phân tích được những dẫn chứng
tiêu biểu của thể loại truyện cổ tích để chứng minh.
a. Hoàn cảnh sống của nhân dân trong truyện cổ tích:
- Truyện cổ tích ra đời trong hoàn cảnh xã hội quá độ từ chế độ
công xã nguyên thuỷ sang chế độ phong kiến và phát triển mạnh
trong xã hội phong kiến. Đó là chế độ xã hội nảy sinh nhiều mâu
thuẫn, nhiều mối quan hệ phức tạp, trong đó nổi lên là cuộc đấu
tranh quyết liệt giữa giai cấp thống thống trị và bị trị. Sự phân chia
giai cấp và mâu thuẫn đó thể hiện ở sự phân tuyến của nhân vật.
- Qua truyện cổ tích, tác giả dân gian nói về cuộc sống cực khổ,

nhọc nhằn, luôn chịu cảnh bất công của giai cấp mình.
+ Họ bị bóc lột sức lao động (Cây tre trăm đốt).
+ Họ bị lừa gạt (Tấm Cám, Thạch Sanh, Cây tre trăm đốt).
+ Họ bị đối xử bất công, bị khinh rẻ, chịu nhiều thua thiệt (Cây
khế, Sọ Dừa, Lấy vợ cóc…).
+ Cuộc sống nghèo khổ, khốn cùng (Chử Đồng Tử).
b.Truyện cổ tích không hề có bóng dáng của chủ nghĩa bi quan, mà
luôn tin vào tập thể, tin vào sự chiến thắng của lẽ phải, điều thiện.
- Trong đói nghèo, thiếu ăn, họ mơ về sự no ấm, đủ đầy (nồi cơm
của Thạch Sanh, lâu đài của Chử Đồng Tử, đảo vàng trong Cây
khế…).
- Trong cảnh sống bất công, họ mơ về sự công bằng, dân chủ (Cây
khế, Cây tre trăm đốt).
- Họ tin vào sức mạnh của tình yêu có thể vượt qua những hố sâu
ngăn cách về địa vị: chàng trai nghèo lấy được công chúa, cô gái
nghèo lấy được vua.
- Họ tin vào sức sống bất diệt của mình: cô Tấm chết đi sống lại
nhiều lần, mỗi lần sống lại lại trở nên mạnh mẽ hơn; Sọ Dừa cởi bỏ
lốt quái dị trở thành chàng trai khôi ngô
- Họ tin vào khả năng của mình sẽ chiến thắng cái ác, cái xấu (Sọ
Dừa, Lấy vợ cóc).
- Sự xuất hiện của Tiên, Bụt cũng là ước mơ, niềm tin của nhân dân
lao động về sức mạnh của lẽ phải, công lí và điều thiện.
- Cách kết thúc có hậu của các truyện cổ tích thần kì chính là sự thể
hiện niềm tin đạo đức , sự khẳng định lạc quan: ở hiền gặp lành, ác
giả ác báo.
1
1
2
1

Đánh giá:
- Truyện cổ tích ra đời trong hoàn cảnh xã hội có nhiều bất công.
Tác giả dân gian không ngần ngại khi phơi bày thực trạng khốn
cùng trong cuộc sống của mình. Song truyện cổ tích không hề gây
cảm giác bi thương, bi luỵ bởi tinh thần lạc quan thấm đẫm trong
các tác phẩm.
- Tinh thần lạc quan chính là sức mạnh tinh thần to lớn giúp họ vượt
lên hoàn cảnh sống bất công, ngặt nghèo. Đây là giá trị nhân văn
sâu sắc của truyện cổ tích.
1
* Lưu ý:
- Giám khảo nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh.
Cần khuyến khích những bài viết có chất văn, có những suy nghĩ sáng tạo.

×