Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo tại xã, phường, thị trấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.65 KB, 13 trang )

A. LỜI MỞ ĐẦU
Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo có ý nghĩa rất lớn đóng vai
trò hết sức quan trọng . Cán bộ làm công tác tiếp công dân phải là người biết đặt mình
vào vị trí của người dân. Tiếp đón người dân bằng những nụ cười cởi mở, cử chỉ ân
cần, không chỉ tạo nên sự thân thiện, gần gũi ngay từ đầu mà còn giải tỏa tâm lý và
bức xúc của người dân trong khi chờ đợi để được giải quyết vụ việc. Công dân khi
đến trụ sở Tiếp công dân không phải ai cũng có thái độ đúng mực, nghiêm túc bình
tĩnh, thiện chí. Mà không ít người mang theo những tâm lý bức xú ở nơi khác đến
chút giận lên cán bộ tiếp công dân nếu như giải quyết kết quả không như mong đợi
của họ.
Theo số liệu thống kê, trong 5 năm trở lại đây UBND xã Quang Trung đã tiếp
42 lượt công dân, nhận và xử lý 25 đơn thư các loại, các đơn thư của công dân có nội
dung liên quan chủ yếu đến công tác quản lý đất đai, bồi thường giải phóng mặt
bằng….
Thực hiện các quy định của Hiến pháp, luật và các văn bản có liên quan đến
những quyền cơ bản của công và công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Trong những
năm qua công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn xã đã nhận
được sự quan tâm chỉ đạo tích cự thường xuyên của Đảng ủy – chính quyền và các tổ
chức đoàn thể nên việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo đã tạo được sự đồng
thuận, thống nhất cáo có hiệu quả tích cực đối với đời sống xã hội của nhân dân. Tỷ lệ
giải quyết đơn thư hàng năm đạt trên 95% từ đó đã góp phần đảm bảo được quyền và
lợi ích chính đáng của nhân dân. Bên cạnh những kết quả đã nhận được thực tế công
tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo vẫn còn một số tồn tại hạn chế, nguyên
nhân của thực trạng này có nhiều song chủ yếu xuất phát từ nhận thức về chấp hành
pháp luật của người dân chưa cao, chưa được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của một số
can bộ nên hiệu quả của công tác này chưa cao làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động
chung của công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Qua quá trình tham gia học tập nghiên cứu môn học Khoa học Hành chính tại
Trường Chính trị Tỉnh Thanh Hóa. Bản thân em đã liên hệ với thực tiễn quá trình
công tác tại xã Quang Trung – thị xã Bỉm Sơn để lựa chọn Đề tài “ giải pháp nâng cáo
hiệu quả công tác Tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo tại xã, phường, thị trấn”


làm bài tiểu luận cho mình.
Đề tài được trình bày với các nội dung:
Phần I: Một số vấn đề lý luận chung.
Phần II: Thực trạng công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của
công dân tại xã Quang Trung – thị xã Bỉm Sơn.
Phần III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết
khiếu nại, tố cáo tại cơ sở.
1
A. NỘI DUNG
PHẦN I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG.
Quyền khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân được
sử dụng không hạn chế ở bát cứ lĩnh vực nào. Điều này đã dược ghi nhận tại Hiến
pháp Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992. Đã được luật khiếu nại, tố
cáo năm 2004 cụ thể hóa quyền khiếu nại, tố cáo của công dân thành những chế định
được thực thi trên thực tế.
Xét theo trình tự tổng quát, một vụ việc khiếu nại, tố cáo được giải quyết theo
các nội dung:
Tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo.
Giải quyết vụ việc khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền.
Thi hành giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo.
Như vậy tiếp công dân được coi là bước đầu giải quyết khiếu nại tố cáo. Do
tính chất phức tạp của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của mình một cách thuận
lợi nhất, nên yêu cầu đặt ra đối với công tác tiếp dân với vai trò là các nguyên tắc nhất
định, tiến hành theo trình tự nhất định.
Các nguyên tắc tiếp công dân khiếu nại, tố cáo.
Phải tôn trọng quyền khiếu nại, tố cáo của công dân;
Phải khách quan công khai, dân chủ;
Phải thận trọng khi tiếp dân.
Ngoài thực hiện tốt các nguyên tắc đề ra, việc tiếp công dân phải đảm bảo tốt
các yêu cầu về công tác chuẩn bị địa điểm, phương tiện, con người, đảm bảo trình tự

nội dung làm việc, vận dụng xử lý tốt các tình huống xảy ra trong quá trình tiếp công
dân.
Để công tác tiếp dân có hiệu quả. Luật khiếu nại, tố cáo đã quy định rõ ràng
trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của người tiếp công dân ở nơi tiếp công dân. Trong
đó quy định nhiệm vụ cụ thể của thủ trưởng các cơ quan Nhà nước trong việc tiếp
công dân theo định kỳ, tiếp công dân thường xuyên, trực tiếp công dân của cơ quan,
tổ chức mình.
Việc tiếp công dân có ý nghĩa hết sức quan trọng xét theo nghĩa rộng: thì tiếp
công dân thể hiện rõ quan điểm “ Dân là gốc” của Đảng và Nhà nước ta đã cụ thẻ hóa
phương châm “ Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” Đồng thời tiếp công dân
cũng là tạo điều kiện để công dân trực tiếp tham gia vào quản lý Nhà nước, quản lý xã
hội, phát huy quyền làm chủ trực tiếp của nhân dân. Xét theo nghĩa hẹp của công tác
giải quyết khiếu nại, tố cáo việc tiếp công dân góp phần bước đầu vào tháo gỡ những
băn khoăn, vướng mắc của của công dân và định hướng cách giải quyết các bước tiếp
theo của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và trên thực tế, nhiều vụ việc tưởng như
gay gắt, phức tạp đã được hòa giải ổn thỏa ngay từ khi công dân đến.
Bước tiếp theo của công tác tiếp công dân là xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo đây
là trình tự tất yếu trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo và cũng có ý nghĩa quan
trọng của bước xử lý ban đầu.
2
Xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo là việc tiến hành xem xét, phân loại, sắp xếp
đơn thư đã nhận được để thụ lý giải quyết, chuyển cho cơ quan có thẩm quyền giải
quyết hoặc trả lời cho người khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
Trong thực tế, đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân đến với cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền có nội dung hết sức phong phú thậm chí phức tạp hơn nữa
thường xuyên xảy ra các trường hợp đơn thư không đảm bảo tính pháp lý, không
đúng thẩm quyền, không thuộc diện đơn thư khiếu nại, tố cáo, nặc danh, mạo danh…
mà khi đến tiếp nhận các cơ quan Nhà nước đã thực hiện ngay công việc đầu tiên là
xem xét, phân loại, định hướng giải quyết xử lý với các đơn thư đó.
Xử lý tốt các đơn thư khiếu nại, tố cáo sẽ giúp cơ quan Nhà nước có cơ sở để

nâng cao chất lượng, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đáp ứng yêu cầu, nguyện
vọng của nhân dân; quyền lợi hợp pháp của công dân được bảo vệ; khôi phục xử lý
các hành vi sai trái, công tác quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực được uốn nắn kịp
thời.
Do tính chất quan trọng việc xử lý đơn thư khiếu nại tố cáo cũng phải tuân thủ
chặt chẽ theo trình tự nhất định từ khâu tiếp nhận, phân loại, xác định nội dung đơn
thư, xử lý đơn thư có nội dung khẩn cấp, xử lý đơn thư không thuộc thẩm quyền tới
việc quản lý, lưu trữ, khai thác hỗ sơ đơn thư… đều phải tuân thủ đúng theo các bước
tiến hành trên cơ sở các quy định, hướng dẫn cụ thể, có căn cứ pháp lý.
Tóm lại: Tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo là một trong những
khâu cơ bản của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo làm tốt khâu này sẽ tạo điều
kiện thuận lợi cho việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo kịp thời đúng thủ tục quy
định của pháp luật. Đồng thời giúp thủ trưởng các cấp đánh giá đúng tình hình lãnh
đạo, quản lý thực thi công vụ của cơ quan Nhà nước và cán bộ công chức Nhà nước.
Làm tốt công tác tiếp công dân và xử lý các đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân
góp phần thực hiện có hiệu quả đường lối, chính sách của Đảng, và Nhà nước thể hiện
được bản chất tốt đẹp của xã hội, của Nhà nước ta.
Với vị trí là khâu đầu tiên trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo công tác
tiếp công dân và xử lý các đơn thư khiếu nại, tố cáo đã đặt ra yêu cầu đòi hỏi ngay từ
ban đầu đối với các chủ thể quản lý, các cán bộ nghiệp vụ về trách nhiệm và nghĩa vụ
về sử dụng thẩm quyền chức năng nhiệm vụ; về trình độ kiến thức pháp luật, nghiệp
vụ chuyên môn, khả năng giải quyết tình huống để ngay từ khâu đầu đã có hiệu quả
chuẩn xác, giúp cho các khâu, các bước tiếp theo tiến hành thuận lợi cho đến bước
cuối cùng giải quyết đạt hiệu quả.
PHẦN II:
I. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI CỦA ĐỊA PHƯƠNG
Xã Quang Trung là một xã nông nghiệp nằm ở phía Nam của thị xã Bỉm Sơn:
phía Bắc giáp với phường Ngọc Trạo, phường Phú Sơn, phường Lam Sơn; phía Đông
giáp với xã Hà Lan thị xã Bỉm Sơn; phía Nam giáp với xã Hà Dương; phía Tây giáp
với xã Hà Bắc thuộc huyện Hà Trung. Diện tích tự nhiên là 710 ha, xã có 6 thôn, dân

số 4.840 người, có tuyến quốc lộ 1A chạy quan hơn 2 km, đường tỉnh lộ 7 và các trục
liên xã khác gắn kết nối với các vùng lân cận. Trong những năm quan với sự nỗ lực
3
cố gắng của toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân trong xã đã khắc phục khó khăn phấn
đấu hoàn thành nhiều chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh được giũ
vững và ổn định, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, tạo tiền đề để phát triển
kinh tế xã hội trong những năm tiếp theo.
Trong những năm qua Ủy ban nhân dân xã đã triển khai thực hiện các chương
trình, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với mọi người dân như hỗ trợ
xây dựng các công trình phúc lợi.
Xuất phát từ một xã có nền nông nghiệp chiếm tới 75% dân số, địa hình đồng
ruộng phức tạp, trình độ dân chí không đồng đề. Hơn nữa trong đội ngũ cán bộ của
địa phương vẫn còn tồn tại một bộ phận nhỏ yếu vê năng lực, chưa mạnh dạn tham
mưu cho lãnh đạo trong việc quản lý điều hành nên đã làm ảnh hưởng rất lớn đến
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Bên cạnh đó sự phát triển của nền kinh tế thị trường, sự giao lưu giữa các vùng
miền đã bộc lộ những vấn đề mới, gây nên những mâu thuẫn sự phát triển kinh tế
không đồng đều, dẫn đến sự các quan hệ xã hội cũng bị thay đổi mạnh mẽ về quy mô,
đa dạng, phức tạp. Đi liền với đó là các mối quan hệ về quyền, lợi ích và nghĩa vụ,
trách nhiệm của mọi người dân cũng nảy sinh, từ đó mâu thuẫn, tranh chấp cũng phát
sinh cả về số lượng cũng như chất lượng cũng phát triển theo.
Do thực hiện chủ trương, chính sách các dự án ngày càng được đầu tư tại địa
phương đã kéo theo các nội dung có liên quan như: Đền bù giải phóng mặt bằng, quy
hoạch bố trí lại khu dân cư, kêu gọi nhân dân tham gia xã hội hóa hay lẫn chiếm đất
đai, … là những nhân tố tác động làm phát sinh và ngày làm gia tăng việc khiếu nại,
tố cáo của công dân đến địa bàn xã.
II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIẾP CÔNG DÂN, GIẢI QUYẾT
KHIẾU NẠI, TỐ CÁO Ở XÃ.
1. Công tác tiếp công dân:
1.1: Khái niệm công tác tiếp dân: Vậy tiếp công dân là trách nhiệm của các

cơ quan nhà nước, tổ chức tiếp công dân đến để phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo
với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc
bất cứ cá nhân nào.
1.2: Công tác tiếp dân có những đặc điểm cơ bản sau:
Một là: Về phía Nhà nước: Nhà nước tiếp công dân là trách nhiệm của cơ quan
nhà nước, bắt buộc các cơ quan nhà nước phải thực hiện.
Hai là: Về phía công dân: Công dân đến cơ quan nhà nước để phản ánh, kiến
nghị, khiếu nại, tố cáo là quyền của công dân. Đây là quyền cơ bản của công dâm
được Hiến pháp quy định tại điều 74 Khiến pháp năm 1992 qui định: “ Công dân có
quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái
pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân
dân hoặc bất cá nhân nào”.
1.3: Quyền và nghĩa vụ của người tiếp công dân:
* Quyền của người tiếp công dân:
4
- Người tiếp công dân được từ chối tiếp người đến nơi tiếp công dân trong các
trường hợp sau đây:
+ Người trong tình trạng say do dùng chất kích thích, người mắc bệnh tâm thần
hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi
của mình;
+ Người có hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công
dân, người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác vi phạm nội quy nơi tiếp công dân;
+ Người khiếu nại, tố cáo về vụ việc đã giải quyết đúng chính sách, pháp luật,
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn bản và
đã được tiếp, giải thích, hướng dẫn nhưng vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo kéo dài;
+ Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
* Nghĩa vụ của người tiếp công dân:
- Khi tiếp công dân, người tiếp công dân phải bảo đảm trang phục chỉnh tề, có
đeo thẻ công chức, viên chức hoặc phù hiệu theo quy định.
- Yêu cầu người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh nêu rõ họ tên, địa

chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có); có đơn hoặc trình bày rõ
ràng nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; cung cấp thông tin, tài liệu cần
thiết cho việc tiếp nhận, thụ lý vụ việc.
- Có thái độ đứng mực, tôn trọng công dân, lắng nghe, tiếp nhận đơn khiếu nại,
tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc ghi chép đầy đủ, chính xác nội dung mà người đến
khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày.
- Giải thích, hướng dẫn cho người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh
chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, kết luận, quyết định giải
quyết đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền; hướng dẫn người khiếu
nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến đúng cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải
quyết.
- Trực tiếp xử lý hoặc phân loại, chuyển đơn, trình người có thẩm quyền xử lý
khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; thông báo kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến
nghị, phản ánh cho công dân.
- Yêu cầu người vi phạm nội quy nơi tiếp công dân chấm dứt hành vi vi phạm;
trong trường hợp cần thiết, lập biên bản về việc vi phạm và yêu cầu cơ quan chức
năng xử lý theo quy định của pháp luật.
* Người được giao nhiệm vụ tiếp công dân là người thay mặt cho cơ quan nhà
nước, thực hiện trách nhiệm đối với công dân đến khiếu nại, tố cáo. Những trách
nhiệm của người tiếp công dân là:
- Thứ nhất: Tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến
khiếu nại, tố cáo (khoản 1 điều 77 luật khiếu nại, tố cáo).
- Thứ hai: Người tiếp công dân phải có ổ ghi chép, theo dõi việc tiếp công dân;
yêu cầu công dân đến khiếu nại, tố cáo phải xuất trình giấy tờ tùy thân, trình bày trung
thực sự việc, cung cấp tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo (trong trường
hợp có nhiều người đến khiếu nại, tố cáo về cùng một nội dung thì người cán bộ tiếp
dân phải yêu cầu họ cử người đại diện trực tiếp trình bày nội dung sự việc).
5
- Thứ ba: Việc xử lý khiếu nại, tố cáo tại nơi tiếp công dân được tiến hành như
sau:

+ Đối với khiếu nại: Đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền củ cơ quan và có đủ điều
kiện để thụ lý thì phải thụ lý để giải quyết. Trong trường hợp công dân đến khiếu nại
trực tiếp mà vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình thì
người tiếp dân hướng dẫn họ viết thành đơn hoặc ghi lại nội dung khiếu nại và yêu
cầu công dan ký tên hoặc điểm chỉ. Nếu vụ việc khiếu nại không thuộc thẩm quyền
giải quyết của cơ quan mình thì có văn bản trả lời và hướng dẫn công dân khiếu nại
đến đúng cơ quan có thẩm quyền để giải quyết. Trong trường hợp đơn khiếu nại có
chữ ký của nhiều người thì người tiếp công dân có trách nhiệm hướng dẫn người
khiếu nại viết thành đơn riêng để thực hiện việc khiếu nại.
+ Đối với tố cáo:Trong trường hợp người tố cáo trình bày trực tiếp thì người
tiếp nhận phải ghi rõ nội dung tố cáo, họ tên, người tố cáo, khi cần thiết phải ghi âm
lời tố cáo. Bản ghi nội dung tố cáo phải cho người tố cáo đọc lại, nghe lại và ký xác
nhận rõ ràng. Khi tiếp nhận thông tin, tài liệu do người tố cáo, người bị tố cáo, cơ
quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thì người giải quyết tố cáo phải làm giấy biên nhận
và có chữ ký của người tiếp nhận và người cúng cấp. Nếu tố cáo thuộc thẩm quyền
giải quyết của cơ quan mình phải thụ lý để giải quyết theo đúng trình tự, thủ tục quy
định. Nếu tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình thì chậm nhất
trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được phải chuyển đơn tố cáo hoặc bản ghi âm
tố cáo và các tài liệu, chứng cư có liên quan cho người có thẩm quyền giải quyết.
Hướng dẫn công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo thi phải
hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo có tác dụng quan trọng giúp
công dân thực hiện khiếu nại, tố cáo đúng cách thức, đúng địa chỉ để giải quyết khiếu
nại, tố cáo được thuận lợi. Người tiếp công dân cần hướng dẫn người đến khiếu nại, tố
cáo cách thức làm đơn như thế nào, những giấy tờ, tài liệu kèm theo đơn là gì, cơ
quan nào có thẩm quyền giải quyết, thời hạn giải quyết là bao nhiêu ngày… Để hướng
dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo nhanh chóng và hiệu quả, người tiếp
công dân cần phải am hiểu chính sách, pháp luật và có kiến thức về các lĩnh vực quản
lý nhà nước.
- Thư tư: Giữ bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo khi người tố cáo
yêu cầu. Trách nhiệm này của người tiếp công dân là rất cần thiết, có tác dụng bảo vệ

người tố cáo. Nếu không giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo thì
quyền tố cáo của công dân sẽ bị cản trở rất nhiều.
1.3: Thực trạng tiếp công dân ở xã Quang Trung - Thị xã Bỉm Sơn - Tỉnh
Thanh Hóa.
- Thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo thẩm quyền. Ủy ban nhân dân đã xác
định được công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo là một trong những nhiệm vụ
trọng tâm trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Ngay từ đầu nhiệm
kỳ Ủy ban nhân dân xã đã phân công trách nhiệm cho đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân
dân xã tổ chức và quản lý công tác tiếp dân, chỉ đạo giải quyết khiếu nại, tố cáo theo
đúng quy định của pháp luật ban hành nội quy tiếp công dân, xây dựng lịch tiếp công
6
dân cho lãnh đạo, đồng thời phân công cán bộ chuyên môn làm công tác tiếp công dân
thường xuyên ở trụ sở Ủy ban nhân dân.
- Sắp xếp bố trí cán bộ có năng lực làm công tác tiếp dân và giải quyết khiếu
nại, tố cáo theo quy định, đầu tư trang thiết bị cần thiết để phục vụ công tác tiếp dân.
Đến nay hoạt động công tác tiếp dân giải quyết khiêu nại, tố cáo đã dần đi vào nề nếp.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã duy trì thường xuyên lịch tiếp công dan vào thứ
5 hàng tuần tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã luôn tăng cường tuyên truyền luật khiếu
nại, tố cáo và luật tiếp công dân bằng nhiều hình thức để người dân hiểu rõ được
quyền và nghĩa vụ của mình đúng quy định của pháp luật.
2. Giải quyết khiếu nại của công dân:
2.1: Khái niệm khiếu nại: Là việc công dân, cơ quan ,tổ chức hoặc cán bộ,
công chức do thủ tục, do pháp luật quy định, đề nghị cơ quan tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ
luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp
luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình (khoản 1 điều 2 Luật khiếu nại, tố
cáo năm 2008).
2.2: Khiếu nại có những đặc điểm sau:
- Chủ thể khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức, hoặc cán bộ, công chức.
- Chủ thể khiếu nại là cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyết định hành chính, hành

vi hành chính, quyết định kỷ luật bi khiếu nại.
- Đối tượng khiếu nại là hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ
luật cán bộ, công chức liên quan đến chủ thể khiếu nại.
- Quyết định hành chính là quyết định bằng văn bản của cơ quan hành chính
Nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước được
áp dụng một lần đối với hoặc một đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt
động quản lý hành chính.
- Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính Nhà nước, của người
có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ
theo quy định của pháp luật.
- Quyết định kỷ luật là quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, tổ
chức để áp dụng một trong các hình thức kỷ luật là khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc
lương, hạ ngạch, cách chức, buộc thôi việc đối với can bộ, công chức thuộc thẩm
quyền quản lý của mình theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
- Thủ tục, thẩm quyền khiếu nại do pháp luật ta quy định chặt chẽ.
- Căn cứ khiếu nại là do chủ thể khiếu nại có căn cứ cho rằng quyết định hành
chính, hành vi chính hoặc quyết định ky luật cán bộ, công chức làm trái pháp luật,
xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể khiếu nại.
- Mục đích của khiếu nại là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể
khiếu nại.
2.3: Quyền và nghĩa vụ của người giải quyết khiếu nại:
* Quyền, nghĩa vụ của người giải quyết khiếu nại lần đầu:
- Người giải quyết khiếu nại lần đầu có các quyền sau đây:
7
+ Yêu cầu người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp
thông tin, tài liệu, chứng cứ trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có yêu cầu để làm cơ
sở giải quyết khiếu nại;
+ Quyết định áp dụng, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp theo quy định tại Điều 35
của Luật này.
- Người giải quyết khiếu nại lần đầu có các nghĩa vụ sau đây:

+ Tiếp nhận khiếu nại và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan,
tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước
cùng cấp về việc thụ lý giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi
hành chính bị khiếu nại;
+ Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính khi
người khiếu nại yêu cầu;
+ Tổ chức đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại và cơ quan, tổ
chức, cá nhân có liên quan;
+ Gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại và chịu trách nhiệm
trước pháp luật về việc giải quyết khiếu nại của mình; trường hợp khiếu nại do cơ
quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển đến thì phải thông báo kết quả giải
quyết cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đó theo quy định của pháp luật;
+ Cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung khiếu nại khi
người khiếu nại yêu cầu; cung cấp hồ sơ giải quyết khiếu nại khi người giải quyết
khiếu nại lần hai hoặc Tòa án yêu cầu.
+ Người giải quyết khiếu nại lần đầu giải quyết bồi thường, bồi hoàn thiệt hại
do quyết định hành chính, hành vi hành chính gây ra theo quy định của pháp luật về
trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;
+ Người giải quyết khiếu nại lần đầu thực hiện các quyền, nghĩa vụ khác theo
quy định của pháp luật.
* Quyền, nghĩa vụ của người giải quyết khiếu nại lần hai:
- Người giải quyết khiếu nại lần hai có các quyền sau đây:
+ Yêu cầu người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có
liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có
yêu cầu để làm cơ sở giải quyết khiếu nại;
+ Quyết định áp dụng, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp theo quy định tại Điều 35
của Luật này;
+ Triệu tập cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham gia đối thoại;
+ Trưng cầu giám định;
+ Tham khảo ý kiến của Hội đồng tư vấn khi xét thấy cần thiết.

- Người giải quyết khiếu nại lần hai có các nghĩa vụ sau đây:
+ Tiếp nhận, thụ lý, lập hồ sơ vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết;
+ Kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại;
+ Tổ chức đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại và cơ quan, tổ
chức, cá nhân có liên quan;
8
+ Ra quyết định giải quyết khiếu nại và công bố quyết định giải quyết khiếu
nại;
+ Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại khi người khiếu
nại, người bị khiếu nại hoặc Tòa án yêu cầu.
+ Người giải quyết khiếu nại lần hai thực hiện các quyền, nghĩa vụ khác theo
quy định của pháp luật.
2.3: Thực trạng giải quyết khiếu nại ở xã Quang Trung (Từ năm 2010 -
nay).
- Nhận thức rõ tầm quan trọng trong công tác giải quyết khiếu nại giúp ổn định
tình hình an ninh - chính trị của địa phương. Đảng ủy - Ủy ban nhân dân xã luôn
quan tâm chỉ đạo tập trung tuyên truyền các chủ chương, chính sách của Đảng, pháp
của Nhà nước và các quy định của địa phương duy trì thường xuyên lịch tiếp công
dân để lắng nghe ý kiến của nhân dân, đồng thời vận động, giải thích các quy định của
pháp luật liên quan đến quyền, nghĩa vụ của công dân;
- Do làm tốt công tác vận động, tuyên tuyền nên trong những năm qua tình hình
khiếu nại của nhân dân về các quy định hành chính, hành vi hành chính của chính
quyền không nhiều;
- Qua công tác thống kê giải quyết khiếu nại tại xã từ năm 2010 đến nay xã đã
giải quyết 05 đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền. Trong đó có khiếu nại chủ yếu tập
trung vào vấn đề giải phóng mặt bằng, đền bù về đất… mà các quy định giải quyết
khiếu nại thuộc thẩm quyền luôn đảm bảo các quy định của pháp luật về khiếu nại và
các văn bản khác có liên quan;
- Tất cả các quy định giải quyết khiếu nại đều được người dân đón nhận và
nghiêm túc chấp hành không có khiếu nại lần hai, hay khiếu nại tồ đọng kéo dài trong

thời gian quan, đặc biệt trên địa bàn xã không có đơn thư khiếu nại vượt cấp;
- Làm tốt công tác giải quyết khiếu nại tại xã đã mang lại nhiều kết quả. Tuy
nhiên bên cạnh những kết quả đã được vẫn còn một số hạn chế như sau:
+ Công tác tuyên tuyền, vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước chưa thật sự hiệu quả do đó thể hiện qua nội
dung khiếu nại của nhân dân;
+ Nguyên nhân của việc khiếu nại chủ yếu là việc người dân chưa đồng tình
với mức giá hỗ trợ đền bù giải phóng mặt bằng của Nhà nước khi thu hồi đất. Cụ thể
là: Tại địa phương trong những năm gần đây để thực hiện dự án, nâng cấp mở rộng
tuyến quốc lộ 1A từ Dốc Xây đi Thành phố Thanh Hóa trên địa bàn toàn xã có tổng
số 47 hộ dân bị ảnh hưởng khi đưa ra áp giá để bồi thường cho nhân dân thì không
mấy ai hài lòng với mức giá hỗ trợ, như vậy một số người dân họ đã làm đơn khiếu
nại, hay phần lớn là do một số bộ phận họ chưa hiểu hết các quy định của pháp luật
nên đã làm đơn đòi bồi thường đất công ích khi NHà nước lấy để xây dựng các công
trình phúc lợi quốc gia;
- Tuy nhiên những vụ việc trên sau khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã tổ
chức giải quyết thông qua các buổi tiếp công dân đến nay các hộ dân đã chấp hành tốt
theo quy định của pháp luật để ổn định đời sống trong nhân dân.
9
3. Giải quyết tố cáo của công dân:
3.1: Khái niệm tố cáo của công dân: Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do
pháp luật quy định báo cho cơ quan, ổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi
vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa
gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền lợi hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ
chức.
3.2: Tố cáo có những đặc điểm sau:
- Chủ thể tố cáo là cá nhân (gồm có công nhân và người nước ngoài), cơ quan
tổ chức không là chủ thể của tố cáo, tức không có quyền tố cáo. Trong khi đó, chủ thể
khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức, như vậy chủ thể
khiếu nại rộng hơn chủ thể tố cáo. Chủ thể tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân, có

hành vi tố cáo. Trong khi đó chủ thể khiếu nại hẹp hơn, đó là cơ quan, tổ chức, cá
nhân có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật bị khiếu nại;
- Đối tượng của tố cáo là hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ
chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền
và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Như vậy đối tượng của tố cáo là
rộng hơn rất nhiều so với đối tượng của khiếu nại chỉ là quyết định hành vi hành
chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức liên quan đến chủ thể khiếu nại.
- Thủ tục tố cáo do pháp luật quy định chặt chẽ. Mục đích của tố cáo không chỉ
là bảo vệ quyền và lợi ích của người tố cáo mà còn bảo vệ lợi ích của cơ quan, tổ
chức, công dân khác.
3.3: Thực trạng giải quyết tố cáo của công dân tại xã:
- Trong những năm quan trên địa bàn xã không có vụ việc vi phạm nào của cán
bộ, công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ hay công vụ, không xảy ra vi phạm
phạm pháp luật và quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực, do đó đã không có việc công
dân thực hiện quyền tố cáo của mình.
- Có được kết quả trên là do có sự quản lý chặt chẽ trong công tác chỉ đạo, điều
hành của Ủy ban nhân dân xã.
- Việc xây dựng các nội quy, quy chế hoạt động của cơ quan, việc sắp xếp cán
bộ có năng lực, đạo đức công tác tốt nên không có trường hợp nào để xảy ra những
sai phạm trong quá trình thực hiện công vụ từ đó đã tạo được lòng tin ở nhan dân
cũng như tổ chức, phát huy vai trò và trách nhiệm của từng cán bộ trong quá trình
thực hiện nhiệm vụ được phân công.
III.GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC TIẾP DÂN,
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO.
1. Đối với công tác tiếp dân công dân.
- Tổ chức tiếp công dân là nghĩa vụ của mọi ngành, mọi cấp có c chức năng
quản lý hành chính Nhà nước, các lực lượng vũ trang, các tổ chức khiếu nại, kinh tế,
các đoàn thể và các tổ chức chính trị trong xã hội;
- Làm tốt công tác tiếp dân không chỉ là vấn đề nhận thức và rõ quan điểm
đúng đắn mà còn là khâu khởi đầu quan trọng có tính chất quyết định lập lại trật tự

10
của công tác khiếu nại, tố cáo, khắc phục sự chồng chéo và nâng cao hiệu quả, hiệu
lực củ công việc giải quyết khiếu nại, tố cáo;
- Để làm tốt công tác tiếp dân ngay tại trụ sở Ủy ban nhân dân cần tập trung
vào các nội dung sau:
+ Một là: Cần thống nhất phân công một cán bộ chuyên trách giúp lãnh đạo
theo dõi, trực tiếp công dân và có nghiệp vụ chuyên môn về công tác giải quyết khiếu
nại, tố cáo; Thông thường trong mỗi kỳ tiếp dân đến phản ánh hoặc gửi đơn thư có nội
dung mới, nhưng cũng có nhiều công dân đến hỏi nội dung tiến độ giải quyết vụ việc
cũ theo giấy hẹn để tránh phiền hà cho nhân dân.
+ Hai là: Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ tiếp công dân. Do
việc tiếp công dân theo chủ thể gắn liền với các cơ quan, tổ chức trong hệ
thống chính trị. Vì vậy cần có biện pháp để xây dựng đội ngũ cán bộ tiếp công
dân có đủ phẩm chất, năng lực, nghiệp vụ.
+ Ba là: Thường xuyên đôn đốc kiểm tra, tổng kết rút kinh nghiệm.
2. Đối với xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo.
- Tổ chức tốt việc xử lý các đơn thư khiếu nại, tố cáo không chỉ làm phiền hà
cho dân mà còn quan trọng hơn là tăng cường hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo
đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế hiện tại;
- Để công tác xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo đạt hiệu quả cần tập trung làm tốt
các nội dung sau:
+ Một là: Việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo phải tuân thủ đúng quy
trình, đầy đủ thủ tục. Thu thập chứng cứ có liên quan làm luận cứ để kết luận có sức
thuyết phục;
+ Hai là: Cán bộ được phân công tiếp nhận, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo
phải trực tiếp đi thẩm tra, xác minh làm rõ nội dung vụ việc để giải quyết làm cho
thấu tình đạt lý, không được nhờ cơ quan cấp dưới xác minh hộ (vì trong thực tế cũng
đã có trường hợp này);
+ Ba là: Những vụ việc có liên quan đến nhiều cơ quan, nhiều địa phương thì
phải có biên bản thống nhất trong cách xử lý tránh trường hợp nhân dân khiếu nại

vượt cấp.
+ Bốn là: Cần đảy mạnh công tác hòa giải ở cơ sở và tăng cường hoạt động của
các tổ chức tranh tra nhân dân và trong thực tế cho thấy ở đâu coi trọng và tốt công
tác hòa giải ở đó ít có những vụ việc phức tạp và hạn chế việc phát sinh khiếu nại, tố
cáo;
+ Năm là: Cần có những chính sách đãi ngộ trợ cấp tích hợp để động viên đội
ngũ cán bộ làm công tác tiếp dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo ở các cấp, các
ngành để họ có điều kiện thực thi tốt nhiệm vụ được giao;
+ Sáu là: Đối với địa phương trình độ dân chí còn thấp dòi hỏi người cán bộ
làm công tác tiếp dân và xử lý các đơn khiếu nại, tố cáo cần nắm bắt về tâm lý, phong
tục tập quán của các thôn để có cách ứng xử phù hợp và có điều kiện khai thác thu
thập thông tin, tạo niềm tin, chỗ dựa vững chắc cho nhân dân khi đến nơi tiếp công
dân.
11
* MỘT SỐ KIẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT:
- Làm tốt công tác tiếp dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo có ý nghĩa rất
quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước của các cấp, các ngành. Do đó để thực
hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của người cán bộ tiếp công dân, giải quyết các đơn thư
khiếu nại, tố cáo phải chú trọng đúng mức và coi đó là một nhiệm vụ quan trọng của
người đứng đầu cơ quan của đơn vị.
- Qua quá trình nghiên cứu và rèn luyện tại trường Chính trị tỉnh Thanh hóa,
bản thân tôi đã tiếp thu được nhiều kiến thức đã lấy lý luận áp dụng vào thực tiễn của
từng bài học làm đề tài cho bản thân về địa phương công tác.
- Tuy nhiên với đặc điểm là một xã nông nghiệp đang hoàn thành những mục
tiêu, tiêu chí về vấn đề xây dựng nông thôn mới nên không thể trách khỏi những thiếu
sót trong công tác giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo. Nhưng trong thực tế những
năm trở lại đây công tác tiếp dân cũng đạt được những kết quả đáng khích lệ, nhưng
bên cạnh đó cũng tồn tại nhiều vấn đề cần phải khắc phục, chấn chỉnh đòi hỏi sự nỗ
lực củ các cấp, các ngành và đặc biệt là sự chỉ đạo thường xuyên và kịp thời của cấp
ủy Đảng đến công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo mới đạt hiệu quả.

- Để góp phần nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân và xử lý các đơn thư
khiêu nại, tố cáo bản thân tôi xin kiến nghị một số ý kiến sau:
+ Một là: Cần tổ chức tuyên truyền, phổ biến luật khiếu nại, tố cáo; Luật sửa
đổi bổ sung đến các tầng lớp nhân dân. Thường xuyên mở các lớp tập huấn nghiệp vụ
để nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, công chức trong việc giải quyết khiếu
nại, tố cáo.
+ Hai là: Thực hiện đầy đủ, đảm bảo các quy định các văn bản quy phạm pháp
luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo đúng pháp luật. Nắm vững luật để
nhân dân tin tưởng vào cán bộ công chức để có lòng tin từ nhân dân.
+ Ba là: Đề nghị cấp trên quan tâm và hỗ trợ về cơ sở vật chất, nhằm đổi mới
và nâng cao chất lượng hoạt động trong lĩnh vực tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố
cáo mang lại hiệu quả cao.
KẾT LUẬN:
Tiếp công dân là công tác quan trọng trong công tác hoạt động của Đảng, Nhà
nước và các cơ quan tổ chức trong hệ thống chính trị ở nước ta. Thông qua hoạt động
tiếp dân Nhà nước và các cơ quan, tổ chức tiếp nhận đơn thư khiếu nại tố cáo, kiến
nghị phản hồi của nhan dân liên quan đến thực hiện chủ trương, đường lối, chính
sách, pháp luật để có biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời. Làm tốt công tác tiếp dân là
thể hiện làm rõ bản chất Nhà nước “của dân, do dân, vì dân”. Đặc biệt là tăng cường
mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước, giúp cho Đảng, cho Nhà nước tiếp
nhận được những thông tin phản hồi từ thực tế, từ những tâm tư nguyện vọng của
nhân dân và những vấn đề nảy sinh từ cuộc sống để đề ra những chủ trương, quyết
sách đúng đắn phù hợp với lòng dân.
Đây là một đề tài khá sâu rộng ở bất cứ lĩnh vực hay công tác nào mỗi một
người cán bộ, công chức nào cũng phải nghiên cứu để áp dụng các Nghị quyết, công
12
văn, Chỉ thị và các văn bản pháp luật để nâng cao hiệu quả tiếp dân, giải quyết khiếu
nại, tố cáo ở địa phương ngày một chuyên sâu và tốt hơn.
Đây là đề tài ý kiến chủ quan của bản thân em viết nên không thể trách khỏi
những thiếu sót kính mong các thầy, cô góp ý để đề tài của em được hoàn thiện hơn

mang lại hiệu quả cao trong công tác chuyên môn mà em đang đảm nhận tại địa
phương.
Cuối cùng em xin trân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy, cô trong trường
Chính trị tỉnh Thanh Hóa cũng như sự giúp đỡ của Ủy ban nhân dân xã Quang Trung
đã tạo điều kiện cho em hoàn thành nội dung đề tài này./.
Thanh Hóa, ngày 02 tháng 10 năm 2014
Người thực hiện
Nguyễn Thị Hường


13

×