Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Hoàn thiện cơ ché thanh tra, kiểm tra, giám sát nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và chống tham nhũng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.91 KB, 24 trang )

HOÀN THIÊN CƠ CHẾ THANH TRA, KIỂM TRA,
GIÁM SÁT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
VÀ CHỐNG THAM NHŨNG
Chủ biên: PHẠM VĂN KHANH
Tổng biên tập Tạp chí Thanh tra,
Thanh tra nhà nước
PHẦN THỨ NHẤT
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỔ CÁO HIỆN NAY
I. TÌNH HÌNH KHIẾU NẠI, TỐ CÁO HIỆN NAY
Từ năm 1997 đến nay, tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân có
chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp. Số vụ việc phát sinh năm 1997 là
175.179 vụ, tăng 16,95%; năm 1998 là 194.887 vụ, tăng 11,25%; năm 1999
là 180.492 vụ, giảm 7,39%; năm 2000 là 191.344 vụ, tăng 6,01%.
Từ đầu năm 2001 đến nay, tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân
giảm hơn so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên tính chất còn phức tạp, chủ
yếu là khiếu kiện đòi được cấp lại đất cũ và mức đền bù thiệt hại về đất bị
thu hồi; tố cáo cán bộ địa phương vi phạm pháp luật, tham nhũng, tiêu cực;
tranh chấp đất đai trong nội bộ nhân dân; các khiếu kiện trên gắn liền với các
vấn đề xã hội phức tạp khác, nhiều vụ việc có nội dung và tính chất phức
tạp, do lịch sử để lại diễn ra khá lâu nên việc giải quyết gặp nhiều khó khăn.
Đến hết quí III năm 2001, các cơ quan nhà nước và chính quyền các
cấp đã tiếp nhận 131.394 vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, thỉnh cầu (tới
gần 40% đơn thư trùng lặp); trong đó có 77.414 vụ việc (68.747 khiếu nại,
8.667 tố cáo) thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan hành chính nhà nước;
còn lại là các vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan tư pháp và
các tổ chức chính trị - xã hội.
Tại Trụ sở tiếp dân của Trung ương Đảng, Nhà nước ở thành phố Hà
Nội, thành phố Hồ Chí Minh và của cơ quan Thanh tra nhà nước, từ đầu năm
đến nay có trên 10 ngàn lượt người và 299 lượt đoàn khiếu kiện đông người,


chủ yếu ở một số xã, thị trấn thuộc thành phố Hà nội, các tỉnh Nam Định, Hà
Tây, Bến tre, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, An Giang…So với cùng kỳ
những năm trước, số lượng đơn thư và người đến khiếu kiện trực tiếp ở các
cơ quan nhà nước, kể cả vụ việc khiếu kiện đông người giảm 11%.
Nhiều đoàn, nhiều người ở các địa phương khác nhau đi khiếu kiện
với mục đích khác nhau, tụ tập lại xung quanh Trụ sở tiếp công dân, hoặc
nhiều lần đến nhà riêng các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước nhằm gây
áp lực đòi được giải quyết yêu cầu của họ với thái độ gay gắt.
Khiếu tố diễn biến phức tạp, gay gắt nhất vẫn là những vụ việc mà các
cấp, các ngành đã nhiều lần phải giải quyết theo pháp luật nhưng người đi
khiếu kiện chưa thoả mãn yêu cầu mong muốn hoặc một số vụ việc giải
quyết còn chậm, chưa rõ ràng của cơ quan có trách nhiệm.
Về tố cáo, tập trung nhất là tố cáo cán bộ, đảng viên ở cơ sở, doanh
nghiệp nhà nước vi phạm trong việc thực hiện các dự án đầu tư, đấu thầu,
mua bán vật tư, thiết bị, xây dựng cơ bản; lợi dụng chức quyền cấp đất, bán
đất; bao chiếm nhiều ruộng đất, tham ô, lãng phí v.v…
1- Một số nội dung khiếu nại chủ yếu.
Khiếu nại về đất đai xảy ra ở các địa phương chiếm tỷ lệ 59%.
- Ở phía Bắc chủ yếu là khiếu kiện về tình trạng chính quyền tự cấp
đất, bán đất trái thẩm quyền, lấn chiếm đất công, việc thu và sử dụng tiền từ
cấp, bán đất để xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường,
trạm… ở nông thôn) có nhiều vi phạm, khai khống, gian lận, chi tiêu tài
chính bừa bãi, tư lợi, tham ô diễn ra ở nhiều địa phương.
- Ở các tỉnh Nam bộ tình trạng khiếu kiện đòi lại đất cũ, tranh chấp
đất trong nội bộ nhân dân, giữa dân với các nông, lâm trường, cơ quan, đơn
vị quân đội, xảy ra ở nhiều nơi, có nơi rất gay gắt.
Nhiều địa phương xảy ra khiếu kiện tranh chấp đất đai rất phức tạp
giữa chủ cũ và chủ mới, đất trước đây đưa vào tập đoàn sản xuất đã điều hoà
giao cho người khác sử dụng, nay chủ cũ đòi lại, có trường hợp yêu cầu
chính quyền can thiệp giải quyết, có trường hợp tự đến chiếm để canh tác

trên đất cũ. Có nơi việc tranh chấp đất đai đã dẫn đến xô xát, gây hậu quả
xấu về người, tài sản và ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự tại địa
phương. Nhiều trường hợp nhân dân còn tố cáo cán bộ cơ sở lợi dụng chức
quyền bao chiếm nhiều đất, cấp đất trái phép.
Đất trước đây, giao cho cơ quan, xí nghiệp, công an, quân đội quản lý
để làm kinh tế nhưng nay không sử dụng hoặc sử dụng không hết để đất
trống, chia cho cán bộ hoặc đã đem đấu thầu, cho thuê, cá biệt chuyển
nhượng trái phép cho người khác nên người có đất cũ trước đây thắc mắc
khiếu kiện đòi lại. Tình trạng đất nông, lâm trường giao mức khoán quá cao,
không có căn cứ, một số nơi người có chức, có quyền bao chiếm cho thuê
hưởng lợi bất chính gây bức xúc, bất bình, phát sinh khiếu kiện đông người.
Ở một số nơi dân đòi được cấp chứng nhận quyền sử dụng đất; đòi lại đất
của cha ông, đất tự khai phá trước khi lập nông trường.
- Ở khu vực miền Trung, nhất là các tỉnh Tây Nguyên, tình trạng vi
phạm Luật đất đai, phá rừng để lấy đất sản xuất, mua bán, chuyển đổi, lấn
chiếm đất công, tranh chấp đất giữa đồng bào dân tộc với số dân di cư, với
nông, lâm trường diễn ra rất phức tạp.
- Trên phạm vi cả nước, việc giải phóng mặt bằng thu hồi đất để mở
rộng đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở thành thị và nông
thôn đã làm cho một bộ phận dân cư không còn hoặc còn ít đất để canh tác,
ảnh hưởng đến công ăn, việc làm và làm khó khăn thêm đời sống của họ.
Mặt khác, trong quá trình thực hiện đã phát sinh khiếu kiện về cách làm
thiếu công khai, mất dân chủ; giá đền bù thấp, không nhất quán, không công
bằng; việc lấy đất sử dụng vào kinh doanh, đền bù cho dân với giá thấp
nhưng lại cho đấu thầu giá cao gấp nhiều lần; không ít trường hợp bớt xén
tiền đền bù, tham nhũng, tiêu cực, gây bất bình trong dân.
Việc khiếu kiện đòi lại nhà do Nhà nước quản lý thuộc diện cải tạo,
nhà vắng chủ trước đây cũng diễn ra gay gắt, chiếm tỷ lệ 8% tập trung tại
một số đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí
Minh, Cần Thơ.

Khiếu kiện về thực hiện các chính sách xã hội như chính sách đối với
người có công đối với cách mạng, thương binh, liệt sỹ…,nhiều vụ việc do
lịch sử để lại quá lâu, thiếu chứng cứ để xem xét xác định. Ngoài ra, những
khiếu kiện liên quan đến công ăn việc làm, xoá đói, giảm nghèo, kỷ luật
công chức, viên chức…cũng đang là vấn đề bức xúc, các khiếu nại này
chiếm 8%.
Khiếu nại về các nội dung thanh tra đã kết luận nhưng cấp đó có thẩm
quyền chậm xử lý hoặc xử lý nương nhẹ chiếm 7%.
Khiếu kiện về việc bị bắt oan sai, về những việc làm vi phạm trong
quá trình điều tra, truy tố xét xử, thi hành án chiếm tỷ lệ 15%, do tồn đọng
nhiều song chưa có một cơ chế hữu hiệu trong việc xem xét và giám sát việc
giải quyết những khiếu kiện đó.
Các nội dung khiếu nại khác chiếm 3%.
2- Nội dung tố cáo.
- Tố cáo cán bộ lợi dụng chức quyền tham nhũng, chủ yếu là trong cấp
đất; bao chiếm, mua bán đất trái pháp luật; thu hồi đất, giải toả đền bù không
thoả đáng, không bảo đảm các điều kiện tái định cư, mất dân chủ, không
công khai, thiếu công bằng, vi phạm quản lý thu chi tài chính…chiếm 65%.
- Tố cáo các hành vi vi phạm chính sách xã hội, chính sách đối với
người có công với kháng chiến…chiếm 15%.
- Tố cáo hành vi bao che cho người làm sai để vụ lợi, trù dập cấp dưới
chiếm 12%.
- Các tố cáo khác chiếm 8%.
II. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
VÀ MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC TRONG THỜI GIAN QUA
- Trước tình hình khiếu kiện phát sinh và diễn biến phức tạp, Trung
ương Đảng, Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ đã tập trung chỉ đạo công
tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là từ sau khi xuất hiện tình hình khiếu
kiện phức tạp ở tỉnh Thái Bình. Thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khoá
VIII, Chỉ thị 21/CT – TW ngày 10/10/1997 của Bộ Chính trị, Chính phủ đã

đề ra nhiều chủ trương và tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành xem xét, giải
quyết vừa khẩn trương vừa thận trọng, nhất là những vụ việc khiếu kiện
đông người, phức tạp; đã ban hành Nghị định 89/CP ngày 7/8/1997 về Quy
chế tổ chức tiếp công dân, Chỉ thị 763/CT – TTg ngày 15/9/1997 về tập
trung xử lý giải quyết khiếu kiện đông người và chấn chỉnh việc huy động
đóng góp của nhân dân; Chỉ thị 35/CT – TTg ngày 9/10/1998 lập Tổ công
tác liên ngành để xử lý các khiếu kiện phức tạp đông người tại các cơ quan
trung ương và nhà riêng các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Đồng
thời Chính phủ cũng tập trung chỉ đạo xây dựng, hoàn thiện nhiều quy định
pháp luật liên quan đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, xin ý kiến Bộ
Chính trị, trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành như: Pháp
lệnh chống tham nhũng, Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Pháp
lệnh về cán bộ, công chức, Luật khiếu nại, tố cáo, Nghị quyết số 58 của Uỷ
ban thường vụ Quốc hội về giao dịch dân sự về nhà ở trước 1/7/1991, theo
đó Chính phủ cũng đã ban hành các nghị định hướng dẫn thực hiên. Những
văn bản pháp luật này đã và đang phát huy hiệu quả để chấn chỉnh và tăng
cường quản lý xã hội, làm cơ sở cho việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Chính phủ đã có nhiều biện pháp chỉ đạo các cấp, các ngành tăng
cường trách nhiệm tiếp dân và tập trung giải quyết khiếu nại, tố cáo. Nhiều
vụ việc bức xúc, khiếu kiện đông người phức tạp đã được các cấp chính
quyền địa phương và các ngành trung ương phối hợp, tập trung xem xét, giải
quyết có kết quả. Nhìn tổng quát thì năm 2001, số vụ việc được giải quyết
nhiều hơn, chấm dứt được khiếu kiện; điển hình như: vụ khiếu kiện đông
người tại các xã thuộc huyện Giao Thủy (tỉnh Nam Định), đến nay, các
Đoàn thanh tra đã công bố kết luận ở 14 xã, được đại bộ phận nhân dân đồng
tình, trên 40 cán bộ, đảng viên có vi phạm bị xử lý, tình hình hiện nay ở
huyện Giao Thuỷ có thể ở nơi này, nơi khác một số người đi khiếu kiện chưa
thoả mãn yêu cầu, còn gây khó khăn, phức tạp, nhưng nhìn tổng thể đã dần
dần đi vào ổn định. Nhiều vụ việc khiếu tố phức tạp đã được Thủ tướng
Chính phủ chỉ đạo giải quyết khẩn trương như: Vụ khiếu kiện lấn chiếm đất

đai tại Lâm trường Xuyên Mộc (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu); vụ khiếu tố của
một số công dân ở thị trấn Quốc Oai (Hà Tây); vụ khiếu tố của 14 hộ tại
khán đài thành phố Long Xuyên (An Giang); vụ khiếu kiện đông người có
liên quan đến 1.200 hộ gia đình ở Nông trường Tân lập (Tiền Giang) do
Nông trường thu khoán nhiều khoản với mức cao, dân khiếu kiện đòi lại, đến
nay đã kết luận, giải quyết trả lại quyền lơij cho nhân dan gần 7 tỷ đồng, tình
hình tạm ổn định. Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định phê duyệt dự án
với mức đầu tư gần 500 tỷ đồng cho 2 tỉnh Bến Tre, An Giang để giải quyết
khiếu kiện liên quan tới 2.000 hộ nông dân bằng cách cho một số hộ nông
dân thiếu ruộng vay tiền để chuộc lại đất đã cầm cố hoặc người đang sử
dụng đất đền bù có công khai phá, tôn tạo cho người có đất gốc; đầu tư vào
khai hoang phục hoá, xây dựng hạ tầng để có thêm diện tích đất mới giao
cho người thiếu ruộng, chuyển một bộ phận nông dân đi xây dựng kinh tế
mới…Hai đề án lớn này ở tỉnh Bến tre, An Giang đang được triển khai thực
hiện, đại bộ phận nông dân hoan nghênh chủ trương đúng đắn này của Đảng
và Nhà nước.
Vụ việc khiếu kiện của trên 100 hộ dân ở thị trấn Sao Đỏ (Hải
Dương) về đền bù giải toả đường 18A, mặc dù dân khiếu kiện đòi quyền lợi
không đúng, song bắt nguồn từ việc đền bù không công bằng, một số cán bộ
có chức, có quyền lại được hưởng đền bù cao làm dân thắc mắc, vụ việc đã
được làm rõ và xử lý nghiêm túc.
- Trên cơ sở kết quả cuả 6 Đoàn kiểm tra liên ngành Trung ương được
tiến hành từ quí IV/2000 ở 21 tỉnh, thành phố, Chính phủ đã chỉ đạo các tỉnh
và thành phố còn lại thành lập các Đoàn kiểm tra liên ngành của địa phương
để giải quyết khiếu kiện đạt kết quả tốt. Từ đầu năm 2001 đến nay, Chính
phủ đã cử nhiều đoàn xuống địa phương, tập trung kiểm tra, đôn đốc việc
thực hiện các kết luận, quyết định giải quyết và cùng địa phương xem xét,
kết luận giải quyết các vụ khiếu kiện phức tạp mới phát sinh. Cho đến nay,
tổng hợp trên 30 tỉnh, thành phố về kết quả giải quyết khiếu tố theo chỉ đạo
của Thường vụ Bộ Chính trị (khoá 8) và Thủ tướng Chính phủ, đã giải quyết

được gần 2.000 vụ việc khiếu kiện đông người, phức tạp hoặc vụ việc tồn
đọng, kéo dài. Nhiều tỉnh, thành phố đã thực hiện tốt công tác này như:
thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Cần Thơ, Sóc Trăng, Đồng Nai, Bà Rịa –
Vũng Tàu, Bình Thuận, Ninh Thuận, Nghệ An, Hà Tĩnh, Hà Nam, Vĩnh
Phúc, Hải Phòng v.v..
Đến hết quí III năm 2001, các cấp, các ngành đã xem xét giải quyết
được 59.595 vụ việc thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước
(gồm 52.899 khiếu nại, 6.696 tố cáo). Thông qua giải quyết khiếu nại, tố cáo
đã thu hồi vào công quĩ 11.714 triệu đồng; 1.160,5 ha ruộng đất và nhiều vật
tư, hàng hoá khác. Đã phục hồi quyền và lợi ích hợp pháp của công dân với
số tiền và tài sản là 15.777 triệu đồng, 618 chỉ vàng, 60 tấn lúa, điều chỉnh
và giao cho công dân 2.268 ha ruộng đất; các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền đã ban hành quyết định xử lý kỷ luật hành chính 646 cán bộ, công
chức có hành vi sai phạm, một số vụ việc phải truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Theo Qui chế làm việc của Chính phủ tại các phiên họp đầu tháng
mỗi quí, Chính phủ xẽ nghe và cho ý kiến chỉ đạo Báo cáo của Thanh tra
nhà nước về tình hình khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong
phạm vi cả nước, đề ra chủ trương, biện pháp chỉ đạo các ngành, các địa
phương tập trung giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo của công dân,
đồng thời Chính phủ phân công một đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ trực
tiếp theo dõi và chỉ đạo công tác này để xử lý thường xuyên các vụ việc
phức tạp. Thủ tướng Chính phủ cũng xem xét, quyết định giải quyết các vụ
phức tạp, liên quan đến nhiều người, nhiều địa phương hoặc xử lý những
vấn đề liên quan đến chính sách, pháp luật.
- Để hạn chế các vụ việc khiếu kiện phức tạp, đông người và phục vụ
kịp thời cho Đại hội Đảng bộ các cấp và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX,
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các địa phương thành lập tổ công tác thường
trực giải quyết khiếu kiện. Một số tỉnh có các vụ việc bức xúc, phức tạp như
Hà Nội, Hà Tây, Nam Định, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Thái Bình
cử đại diện của địa phương mình thường trực tại Hà Nội, Phối hợp với Trụ

sở tiếp dân của Trung ương Đảng và Nhà nước để xử lý khi công dân ở địa
phương mình lên Trung ương khiếu kiện.
Năm 2000 và 2001, do có sự chỉ đạo tập trung của Chính phủ, các
cấp, các ngành đã xác định giải quyết khiếu kiện là nhiệm vụ quan trọng nên
tập trung sức với các biện pháp chỉ đạo cụ thể, thiết thực. Vì vậy, việc giải
quyết khiếu kiện của công dân đạt kết quả tốt hơn, hiệu quả cao hơn. Các tổ
chức Thanh tra nhà nước từ Trung ương đến địa phương và các bộ, ngành đã
phát huy vai trò tham mưu, chủ động phối hợp với các cơ quan hữu quan
xem xét, giải quyết được nhiều vụ việc và tăng cường kiểm tra, đôn đốc,
hướng dẫn giải quyết dứt điểm nhiều vụ việc ngay tại cơ sở; gắn giải quyết
khiếu kiện hành chính với hoà giải các tranh chấp trong nội bộ nhân dân,
tranh chấp giữa nhân dân với cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước.
Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và các đại biểu Quốc hội, Hội
đồng nhân dân các cấp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể tăng
cường giám sát, kiểm tra, đôn đốc nên đã có tác dụng hết sức quan trọng,
làm cho các cấp, các ngành đề cao trách nhiệm trong công tác giải quyết
khiếu nại, tố cáo.
Do những cố gắng nói trên, nên năm 2001, công tác giải quyết khiếu
nại, tố cáo có chuyển biến tích cực hơn nhiều so với năm trước, số vụ việc
được giải quyết dứt điểm nhiều hơn, chất lượng, hiệu quả hơn. Chính vì vậy,
số lượng đơn thư và người đi khiếu kiện vượt cấp giảm hơn năm 2000, góp
phần ổn định chính trị, xã hội, tạo điều kiện cho sự nghiệp phát triển đất
nước theo nghị quyết của Đảng và Quốc hội đã đề ra.
Với sự tập trung chỉ đạo của Chính phủ, sự kiểm tra, giám sát của
Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, với sự
cố gắng của các cấp, các ngành và sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, công tác giải quyết khiếu nại,
tố cáo thời gian qua đã có nhiều thay đổi đáng kể, các cấp, các ngành đã
nhận thức đầy đủ hơn về trách nhiệm, quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác
này. Nhiều nơi coi nhiệm vụ giải quyết khiếu kiện của nhân dân là một trong

những nhiệm vụ trọng tâm của địa phương. Nhờ đó, ở nhiều điểm nóng hoặc
điểm có diễn biến phức tạp đã huy động được lực lượng mà tổ chức Thanh
tra làm nòng cốt trong việc tiến hành thanh tra để kết luận rõ đúng sai nhiều
vụ việc khiếu nại, tố cáo, nhất là những vụ việc khiếu kiện phức tạp đông
người.
Tuy nhiên, bên cạnh những cố gắng của các cấp, các ngành đã tập
trung chỉ đạo giải quyết được nhiều vụ việc khiếu kiện của dân, tình hình
khiếu kiện của dân vẫn gia tăng và phức tạp, do nhiều nơi việc giải quyết
còn chậm, chưa kịp thời, số vụ việc tồn đọng hàng năm còn lớn dẫn đến
công dân khiếu kiện vượt cấp ngày càng tăng và có nhiều đoàn đông người
lên tỉnh, lên Trung ương khiếu kiện gây bức xúc, ảnh hưởng đến an ninh, trật
tự xã hội.
Trước tình hình trên, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thường vụ Bộ
Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập 6 Đoàn công tác
liên ngành của Trung ương, có sự tham gia của đại diện các Ban của Đảng,
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể ở Trung ương, do các đồng chí Bộ
trưởng, Tổng cục trưởng làm Trưởng đoàn để kiểm tra, đôn đốc và cùng các
địa phương giải quyết các vụ khiếu kiện, nhất là các vụ việc khiếu kiện đông
người, phức tạp và tồn đọng kéo dài ở 21 tỉnh, thành phố trọng điểm.
Cùng với hoạt động của các Đoàn công tác trung ương, Chính phủ đã
chỉ đạo 40 tỉnh, thành phố còn lại thành lập các Đoàn công tác, hoạt động
theo cơ chế như các Đoàn công tác liên ngành của Trung ương để kiểm tra,
giải quyết các khiếu kiện của dân, tạo sự thống nhất đồng bộ trên phạm vi cả
nước trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo có ý nghĩa quan trọng trong việc
góp phần củng cố, ổn định tình hình chính trị, qua việc giải quyết đó các
hành vi vi phạm pháp luât đã được xử lý kịp thời. Những sơ hở trong hoạt
động quản lý được chấn chỉnh và có tác dụng tích cực trong tuyên truyền
pháp luật, giáo dục công dân, viên chức nhà nước, từ đó củng cố lòng tin của
nhân dân vào chính quyền, vào chế độ, tích cực đóng góp công sức xây dựng

đất nước, góp phần làm ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội.
Với ý nghĩa quan trọng đó, thời gian qua công tác giải quyết khiếu
nại, tố cáo đã kịp thời minh oan cho nhiều tập thể và hàng ngàn công dân,
cán bộ viên chức nhà nước; khôi phục quyền lợi cho hàng vạn người, tài sản
được trả lại cho dân trị giá hàng trục tỷ đồng, thu về ngân sách nhà nước
hàng trăm tỷ đồng, hàng nghìn lượng vàng và nhiều ngoại tệ, tài sản có giá
trị khác. Đặc biệt, thông qua xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân,
nhiều cấp, nhiều ngành đã kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh những sơ hở thiếu
sót trong quản lý kinh tế, quản lý xã hội, quản lý nhà nước; nhiều văn bản
chế độ chính sách đã được sửa đổi, bổ sung hoàn thiện phù hợp với tình hình
đổi mới, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đồng
thời qua việc giải quyết các khiếu kiện của công dân đã xử lý nghiêm minh
hàng ngàn cán bộ có sai phạm với các mức độ khác nhau về hành chính và
chuyển hàng trăm vụ việc sang cơ quan Điều tra để truy cứu trách nhiệm
hình sự.
III- SỰ CHỈ ĐẠO CỦA THANH TRA NHÀ NƯỚC VÀ THANH TRA
CÁC BỘ, NGÀNH, TỈNH, THÀNH PHỐ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC GIẢI
QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
Hàng năm, Thanh tra nhà nước đã căn cứ vào chương trình công tác
của Chính phủ, tình hình đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân trong toàn
quốc và những vấn đề bức xúc đang được dư luận xã hội quan tâm để xây
dựng chương trình thanh tra của toàn ngành, chỉ đạo tổ chức Thanh tra các
cấp, các ngành xây dựng và trình thủ trưởng cùng cấp phê duyệt. Chương
trình thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo đã bám sát sự chỉ đạo của
Trung ương Đảng và Chính phủ, tập trung chỉ đạo để giải quyết những vấn
đề nổi cộm phát sinh trong quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội.
Thi hành Luật khiếu nại, tố cáo và thực hiện chương trình công tác
của Chính phủ, Thanh tra nhà nước đã chỉ đạo các cấp,các ngành và các tổ
chức Thanh tra tập trung thực hiện nhiều biện pháp giải quyết khiếu nại, tố
cáo của công dân như:

+ Từ năm 1998 đến hết quý III/2001 đã tổ chức hàng trăm lớp quán
triệt Luật khiếu nại, tố cáo và Nghị định 67/1999/NĐ-CP cho hàng trăm
ngàn lượt cán bộ chủ chốt của các Bộ, ngành, các cấp chính quyền địa
phương, giúp cho các cấp, các ngành nâng cao trách nhiệm, nắm vững thẩm
quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tổ chức nhiều đợt tuyên truyền pháp luật
về khiếu nại, tố cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung
ương và địa phương để cán bộ và nhân dân nắm vững quyền, nghĩa vụ công
dân trong việc khiếu nại, tố cáo và thẩm quyền giải quyết của cơ quan nhà
nước các cấp.
+ Tổng hợp tình hình khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo
trên phạm vi toàn quốc, kiến nghị các biện pháp giải quyết khiếu nại, tố cáo
trình Chính phủ tại các phiên họp của Chính phủ vào đầu tháng mỗi quý để
Chính phủ cho chủ trương giải quyết.
+ Làm việc với cấp uỷ và chính quyền các tỉnh, thành phố có nhiều
khiếu kiện phức tạp, đông người và tồn đọng kéo dài để thống nhất các chủ
trương, biện pháp cụ thể giải quyết, nhằm góp phần ổn định tình hình ở địa
phương.
+ Nghiên cứu các văn bản quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo của
Bộ, ngành địa phương gửi đến nhằm phát hiện những dấu hiệu giải quyết sai
pháp luật để kiến nghị sửa đổi, giải quyết lại, đảm bảo đúng pháp luật.
Trước tình hình bức xúc về khiếu kiện, tháng 9/2000, Thanh tra nhà
nước đã tham mưu với Chính phủ thành lập 6 Đoàn công tác liên ngành của
Trung ương để kiểm tra, đôn đốc giải quyết khiếu kiện ở 21 tỉnh, thành phố
trọng điểm. Tiếp đó, Thanh tra nhà nước đã tham mưu với Chính phủ và
hướng dẫn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn lại thành lập các
Đoàn công tác liên ngành của địa phương hoạt động như cơ chế của Đoàn
công tác trung ương để kiểm tra, đôn đốc việc giải quyết các khiếu nại bức
xúc ở địa phương. Tháng 3/2001, thành lập 4 tổ công tác của Thanh tra nhà
nước tiến hành kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kết luận, kiến nghị của các
Đoàn công tác liên ngành của Trung ương.

×