Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Thực trạng - giải pháp kinh doanh thanh toán thẻ tại ngân hàng thương mại cổphần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh 8 tháng 3 Tp. Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.12 MB, 90 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM







KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP





THỰC TRẠNG - GIẢI PHÁP KINH DOANH
THANH TOÁN THẺ TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN
CHI NHÁNH 8 THÁNG 3 TP. HỒ CHÍ MINH




Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG





Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Nguyễn Phú Tụ
Sinh viên thực hiện : Võ Duy Khanh
MSSV: 1054010331 Lớp: 10DQTC03



TP. Hồ Chí Minh, 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM







KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP





THỰC TRẠNG - GIẢI PHÁP KINH DOANH
THANH TOÁN THẺ TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN
CHI NHÁNH 8 THÁNG 3 TP. HỒ CHÍ MINH





Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG




Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Nguyễn Phú Tụ
Sinh viên thực hiện : Võ Duy Khanh
MSSV: 1054010331 Lớp: 10DQTC03



TP. Hồ Chí Minh, 2014
i

GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ SVTH: Võ Duy Khanh
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bài khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dựa trên các
kết quả nghiên cứu cơ sở lý thuyết và thực tập của tôi tại ngân hàng thương mại
cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) Chi nhánh 8 tháng 3 Tp. Hồ Chí Minh
dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Phú Tụ trường Đại học Công Nghệ
Tp. Hồ Chí Minh (Hutech).
Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng 07 năm 2014
Sinh viên thực hiện




Võ Duy Khanh















ii

GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ SVTH: Võ Duy Khanh
LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn trường Đại học Công nghệ
Tp. HCM – cái nôi đã đào tạo tôi ngay từ những bước đầu tiên vào giảng đường
Đại học, toàn thể Thầy Cô khoa Quản trị kinh doanh, đặc biệt những Thầy Cô đã
tận tình giảng dạy và dìu dắt tôi suốt thời gian học tập ở trường suốt bốn năm
học vừa qua. Tôi xin gửi lờ
i cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Phú Tụ - giảng
viên hướng dẫn cho khóa luận tốt nghiệp của tôi, đã quan tâm, hướng dẫn tận
tình và sửa chữa những lỗi còn thiếu sót của tôi trong quá trình làm bài và giúp
tôi hoàn thành tốt hơn bài khóa luận tốt nghiệp của mình.

Đồng thời, tôi xin cảm ơn chị Phạm Thị Kim Chi – Giám đốc Sacombank
Chi nhánh 8 tháng 3 đã tiếp nhận tôi vào đợt thực tập này để tôi có điều kiện tiếp
xúc thực tế, vận dụng nâng cao kiến thức. Tôi xin cảm ơn chị Huỳnh Thị Như
Quỳnh, Trần Thị Trúc Giang, chị Đinh Thị Thiên Thành, chị Trần Đỗ Thiên
Anh, anh Lê Minh Hiền đã dìu dắt chỉ bảo tận tình cung cấp cho tôi số liệu để tôi
có thể hoàn thành tốt bài khóa luận. Và tôi cũng xin được cảm ơn toàn thể anh
chị làm việc tại ngân hàng mình đã chia sẻ truyền đạt cho tôi nhiều bài học kinh
nghiệm quý báu trong công việc cũng như trong cuộc sống.
Tuy nhiên, do thời gian thực tập hạn chế và sự hạn hẹp về kiến thức, kỹ
năng chưa có cũng như kinh nghiệm thực tế không nhiều, nên bài khóa luận này
sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng góp quý báu
từ quý Thầy Cô cùng cơ quan thực tập để tôi có thể bồi dưỡng thêm cho bản thân
những kiến thứ
c bổ ích trong học tập cũng như trong công việc sau này.
Cuối cùng, tôi xin chúc quý Thầy Cô đặc biệt là PGS.TS Nguyễn Phú Tụ
cùng anh, chị tại ngân hàng luôn dồi dào sức khỏe. Chúc quý Thầy Cô cùng
PGS.TS Nguyễn Phú Tụ gặt hái được nhiều thành công trong công tác giảng dạy
và việc làm, chúc tất cả các cán bộ nhân viên trong ngân hàng luôn làm việc hiệu
quả và ngân hàng ngày càng phát triển hơn nữa.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện



Võ Duy Khanh
iii

GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ SVTH: Võ Duy Khanh
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


NHẬN XÉT THỰC TẬP

Họ và tên sinh viên : Võ Duy Khanh
MSSV : 1054010331
Khoá : 2010 - 2014
1. Thời gian thực tập: Từ ngày 21/04/2014 đến ngày 13/07/2014.

2. Bộ phận thực tập: Bộ phận kinh doanh - Chuyên viên tư vấn

3. Tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành kỷ luật
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
4. Kết qu
ả thực tập theo đề tài
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
5. Nhận xét chung
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
Đơn vị thực tập



iv


GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ SVTH: Võ Duy Khanh
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN


























Tp. HCM, ngày … tháng … năm 2014

Giảng viên hướng dẫn

v

GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ SVTT: Võ Duy Khanh
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu ngiên cứu 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu 3
5. Kết cấu của đề tài 3

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH DOANH THANH TOÁN THẺ 4
1.1 Sự ra đời, phát triển, khái niệm và đặc điểm cấu tạo của thẻ 4
1.1.1 Sự ra đời, phát triển 4
1.1.1.1 Thẻ tín dụng 4
1.1.1.2 Thẻ ghi nợ 5
1.1.2 Khái niệm, đặc đ
iểm cấu tạo 6
1.1.2.1 Khái niệm 6
1.1.2.2 Đặc điểm cấu tạo 6
1.2 Phân loại thẻ 7
1.2.1 Căn cứ theo chủ thể phát hành 7
1.2.2 Căn cứ theo phạm vi sử dụng 7
1.2.3 Căn cứ theo công nghệ sản xuất thẻ 7
1.2.4 Căn cứ theo tính chất thanh toán của thẻ 7
1.3 Các loại thẻ phổ biến hiện nay 8
1.4 Các chủ thể liên quan đến việc phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ 9
1.5 Phát hành và thanh toán thẻ 10

1.5.1 Quy trình phát hành thẻ
10
1.5.2 Quy trình thanh toán thẻ 11
1.5.2.1 Trường hợp thẻ tín dụng 11
1.5.2.2 Trường hợp thẻ ghi nợ 12
1.6 Vai trò và tiện ích của thanh toán thẻ 12
1.6.1 Đối với người sử dụng thẻ 12
1.6.1.1 Tiết kiệm thời gian mua, giá trị thanh toán cao hơn 12
1.6.1.2 Khoản tín dụng tự động, tức thời 13
vi

GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ SVTT: Võ Duy Khanh
1.6.1.3 Bảo vệ người tiêu dùng 13
1.6.1.4 Rút tiền mặt 13
1.6.1.5 Kiểm soát được chi tiêu 13
1.6.2 Đối với cơ sở chấp nhận thẻ 13
1.6.2.1 Đảm bảo chi trả 13
1.6.2.2 Tăng doanh số bán hàng hoá, dịch vụ, thu hút khách hàng 13
1.6.2.3 Nhanh chóng thu hồi vốn 13
1.6.2.4 An toàn, đảm bảo 14
1.6.2.5 Nhanh chóng giao dịch với khách hàng 14
1.6.2.6 Giảm chi phí bán hàng 14
1.6.3 Đối với ngân hàng 14
1.6.3.1 Lợi nhuận ngân hàng 14
1.6.3.2 Dịch vụ toàn cầu 14
1.6.3.3 Hiệu quả cao trong thanh toán 14
1.6.3.4 Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ ngân hàng 15
1.6.3.5 Hiệ
n đại hoá công nghệ ngân hàng 15
1.6.4 Đối với nền kinh tế - xã hội 15

1.6.4.1 Giảm khối lượng tiền mặt lưu thông 15
1.6.4.2 Tăng nhanh khối lượng chu chuyển, thanh toán trong nền kinh tế 15
1.6.4.3 Thực hiện chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước 15
1.6.4.4 Thực hiện biện pháp kích cầu của nhà nước 15
1.6.4.5 Cải thiện môi trường văn minh thương mại, thu hút khách du lịch và đầu
tư nước ngoài 15
1.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến s
ự phát triển của việc thanh toán thẻ 15
1.7.1 Thói quen tiêu dùng của người dân 15
1.7.2 Trình độ dân trí 16
1.7.3 Thu nhập của người sử dụng thẻ 16
1.7.4 Trình độ về kỹ thuật công nghệ của ngân hàng 16
1.7.5 Môi trường pháp lý 16
1.8 Những rủi ro thường gặp trong hoạt động kinh doanh thanh toán thẻ 16
1.8.1 Giả mạo 16
1.8.2 Rủi ro tín dụng 17
vii

GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ SVTT: Võ Duy Khanh
1.8.3 Rủi ro kỹ thuật 17
Tóm tắt chương 1 17

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
THANH TOÁN THẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH 8 THÁNG 3 TP. HCM 18
2.1 Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần (NH TMCP) Sài Gòn
Thương Tín – Sacombank Chi nhánh 8 tháng 3 18
2.1.1 Đôi nét về NH TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) 18
2.1.2 Giới thiệu về Sacombank Chi nhánh 8 tháng 3 22
2.1.2.1 Sự hình thành và phát triển Sacombank Chi nhánh 8 tháng 3 22

2.1.2.2 Chức năng và lĩnh vực hoạt động 23
2.1.2.3 Cơ cấu tổ ch
ức và nhiệm vụ 24
2.1.2.4 Hoạt động kinh doanh của Sacombank Chi nhánh 8 tháng 3 27
2.1.3 Thuận lợi và khó khăn chung của Sacombank Chi nhánh 8 tháng 3 28
2.1.3.1 Thuận lợi 28
2.1.3.2 Khó khăn 28
2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh thanh toán thẻ tại ngân hàng Sacombank
Chi nhánh 8 tháng 3 28
2.2.1 Đôi nét về thị trường thanh toán thẻ tại Việt Nam nói chung 28
2.2.1.1 Tình hình kinh doanh thẻ hiện nay tại Việt Nam 28
2.2.1.2 Sự liên kết giữa Sacombank với các ngân hàng trong hoạt động thanh
toán thẻ ở Việt Nam 33
2.2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh thanh toán thẻ tại ngân hàng Sacombank
Chi nhánh 8 tháng 3 34
2.2.2.1 Khái quát các sản phẩm dịch vụ thẻ của Sacombank 34
2.2.2.1.1 Thẻ ghi nợ 34
2.2.2.1.2 Thẻ tín dụng 36
2.2.2.2 Phân tích tình hình kinh doanh thẻ tại Sacombank Chi nhánh 8 tháng 3 37
2.2.2.2.1 Tình hình kinh doanh thẻ ghi nợ 37
2.2.2.2.2 Tình hình kinh doanh thẻ tín dụng 39
2.2.2.3 Hệ thống máy ATM của Sacombank Chi nhánh 8 tháng 3 41
viii

GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ SVTT: Võ Duy Khanh
2.2.2.4 Đối tượng phát hành, sử dụng thẻ tại Sacombank Chi nhánh 8 tháng 3 41
2.2.2.5 So sánh với ngân hàng ABC cùng khu vực 42
2.2.2.6 Thuận lợi, hạn chế và nguyên nhân gây nên hạn chế của Sacombank
Chi nhánh 8 tháng 3 trong hoạt động phát hành và thanh toán thẻ 44
2.2.3 Khảo sát ý kiến khách hàng về yếu tố quan trọng khi quyết định sử dụng thẻ

47
Tóm tắt chương 2 50

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP – KIẾN NGHỊ VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
THANH TOÁN THẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
SÀI GÒN THƯƠ
NG TÍN CHI NHÁNH 8 THÁNG 3 TP. HCM 51
3.1 Định hướng phát triển chất lượng dịch vụ thẻ Sacombank
Chi nhánh 8 tháng 3 Tp. HCM giai đoạn 2015 – 2020 51
3.2 Hướng giải pháp về hoạt động kinh doanh thanh toán thẻ 52
3.2.1 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực 53
3.2.2 Tăng cường hoạt động Marketing 54
3.2.3 Mở rộng quy mô, mạng lưới hệ thống giao dịch, phạm vi phát hành và sử
dụng 56
3.2.3.1 Mở rộng hệ thống ATM, POS 56
3.2.3.2 Mở rộng mạng lưới cơ sở ch
ấp nhận thẻ 57
3.2.3.3 Tăng cường thiết lập các mối quan hệ với các tổ chức thẻ quốc tế để mở
rộng phạm vi phát hành và sử dụng thẻ 58
3.2.4 Hoàn thiện và đơn giản hóa quy trình phát hành thẻ 60
3.2.5 Nâng cao chất lượng dịch vụ và chất lượng phục vụ 61
3.2.6 Phòng chống rủi ro trong phát hành và thanh toán thẻ 63
3.3 Kiến nghị và đề xuất 65
3.3.1 Đối với Cơ quan Nhà nước 65
3.3.2 Đối vớ
i Hội sở Sacombank 66
Tóm tắt chương 3 67
LỜI KẾT 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
PHỤ LỤC

ix

GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ SVTH: Võ Duy Khanh
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Ký hiệu, chữ viết tắt Tên tiếng việt cụ thể
1 ACB; DongA bank;
Techcombank
Vietcombank; Vietinbank
Ngân hàng Á Châu; ngân hàng Đông Á; ngân
hàng Kỹ Thương; ngân hàng Ngoại Thương;
ngân hàng Công Thương
2 ATM Máy giao dịch, rút tiền tự động
3 CNĐKKD Chứng nhận đăng kí kinh doanh
4 CN 8/3; CN Chi nhánh 8 tháng 3; Chi nhánh
5 ĐVCNT Đơn vị chấp nhận thẻ
6 KH Khách hàng
7 NHNN VN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
8 NHPH Ngân hàng phát hành
9 NHTT Ngân hàng thanh toán
10 NH TMCP Ngân hàng thương mại cổ phần
11 NH; CPSGTT Ngân hàng; Cổ phần Sài Gòn Thương Tín
12 PGD Phòng giao dịch
13 PIN Mã số định danh cá nhân, dùng để xác định
người dùng
14 POS Thiết bị chuyển ngân điện tử, máy chấp nhận
thanh toán thẻ
15 Sacombank Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn
Thương Tín
16 TCTD; TD Tổ chức tín dụng; Tín dụng
17 TCTQT Tổ chức thẻ quốc tế

18 Tp. HCM Thành phố Hồ Chí Minh
19 UBND Ủy ban nhân dân
20 VISA, Master Card Thẻ thanh toán quốc tế thông dụng hiện nay
x

GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ SVTH: Võ Duy Khanh
DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG
Danh sách Tên bảng Trang
Bảng 2.1 Tốc độ phát triển về tài sản và vốn của Sacombank 20
Bảng 2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank Chi nhánh
8 tháng 3
27
Bảng 2.3 Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2010 và
định hướng 2020
29
Bảng 2.4 Tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt so với tổng phương
tiện thanh toán
30
Bảng 2.5 Thị phần thẻ nội địa năm 2013 31
Bảng 2.6 Thị phần thẻ tín dụng năm 2013 31
Bảng 2.7 Số lượng thẻ ghi nợ nội địa phát hành qua các năm 37
Bảng 2.8 Số lượng, doanh số thẻ ghi nợ quốc tế phát hành qua các
năm
38
Bảng 2.9 Số lượng thẻ tín dụng phát hành qua các năm 40
Bảng 2.10 So sánh phí của thẻ thanh toán Sacombank và Á Châu 42
Bảng 2.11 So sánh phí của thẻ tín dụng Sacombank và Á Châu 43
Bảng 2.12 Những yếu tố quan trọng khi khách hàng quyết định chọn
thẻ
47

xi

GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ SVTH: Võ Duy Khanh
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ
Danh sách Tên biểu đồ, đồ thị, sơ đồ Trang
Biểu đồ 2.1 Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt so với tổng phương tiện
thanh toán
30
Biểu đồ 2.2 Thị phần thẻ nội địa năm 2013 31
Biểu đồ 2.3 Thị phần thẻ tín dụng năm 2013 32
Biểu đồ 2.4 Hệ thống ATM, POS và doanh số thẻ 32
Biểu đồ 2.5 Sự tăng trưởng số lượng thẻ ghi nợ nội địa qua các năm 37
Biểu đồ 2.6 Tình hình phát hành thẻ ghi nợ quốc tế qua các năm 39
Biểu đồ 2.7 Tình hình phát hành thẻ tín dụng qua các năm 40
Biểu đồ 2.8a Tỷ trọng máy ATM Sacombank Chi nhánh 8 tháng 3 trên
địa bàn thành phố
41
Biểu đồ 2.8b Tỷ trọng máy ATM Sacombank Chi nhánh 8 tháng 3 trên
toàn hệ thống
41
Biểu đồ 2.9 Các đối tượng phát hành, sử dụng thẻ tại Sacombank Chi
nhánh 8 tháng 3
41
Biểu đồ 2.10 Những yếu tố quan trọng khi khách hàng quyết định chọn
thẻ
48

Sơ đồ 1.1 Quy trình phát hành thẻ 10
Sơ đồ 1.2 Quy trình thanh toán thẻ tín dụng 11
Sơ đồ 1.3 Quy trình thanh toán thẻ ghi nợ 12

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của Sacombank Chi nhánh 8 tháng 3
Tp. HCM
24
Sơ đồ 2.2 Các sản phẩm thẻ đặc trưng của Sacombank 34

1
GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ SVTH: Võ Duy Khanh
LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập nền kinh tế
khu vực và thế giới, điều này cũng đi đôi với việc người dân có yêu cầu ngày càng
cao đối với cuộc sống của mình. Họ muốn những hoạt động cần thiết hằng ngày
được giải quyết một cách nhanh chóng và tiện lợi, đặc biệt là nhữ
ng vấn đề liên
quan đến tiền trong tiêu dùng. Trong bối cảnh đó, hệ thống tài chính ngân hàng
Việt Nam cần có những bước chuyển biến mới với các loại hình kinh doanh phong
phú, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Đặc biệt thanh toán trao
đổi cần được mở rộng và phát triển hiện đại hơn, mà sự ra đời của thẻ thanh toán là
một bước ngoặc lớn trong hoạt động thanh toán của ngân hàng.
Việc thanh toán bằng thẻ
giúp cho khách hàng thay đổi cách thức chi tiêu,
cũng như giao dịch thanh toán để phù hợp với đặc điểm công việc và nhu cầu cuộc
sống hiện nay. Sản phẩm này không chỉ giúp người tiêu dùng làm quen với việc
thanh toán không dùng tiền mặt, mà còn giúp họ quen dần với hình ảnh của ngân
hàng, gắn liền với các chi tiêu hàng ngày. Phía ngân hàng còn có thể quảng bá
thương hiệu, hình ảnh, nâng cao vị thế cạnh tranh và có thêm những khoản phí
như: phí làm thẻ, phí giao dịch, phí chuyển khoản, …
Giờ đây thẻ không chỉ đơn thuần là công cụ rút tiền mặt mà đã trở thành
phương tiện đa mục đích, giúp người sử dụng có thể tiếp cận được nhiều dịch vụ

giao dịch tiện ích thông qua thẻ. Các dịch vụ tiện ích cơ bản của thẻ cung cấp cho
khách hàng như: thanh toán hàng hóa, rút tiền mặt, chuyển khoản, mua sắm hàng
hóa trực tuyến, … cho đến nhiều dịch v
ụ mới khác cũng đang được ngân hàng chú
trọng phát triển như: yêu cầu phát hành sổ séc, yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản
tiết kiệm có kỳ hạn, chi lương qua tài khoản, … ngoài việc thiết lập nhiều tiện ích
cho khách hàng, các ngân hàng còn tạo sự riêng biệt bằng các chương trình và sản
phẩm thẻ mang thương hiệu chính mình như: ngân hàng Sài Gòn Thương Tín với
thẻ Sacombank Visa Debit chú trọng vào lớp trẻ năng động; ngân hàng Ngoại
Thương Việt Nam ngoài việ
c giữ một số lượng lớn thẻ các đơn vị nhờ các dịch vụ
chi lương; ngân hàng Á Châu được phát hành rộng rãi ở các khu vực người nước
ngoài tập trung đông, thiên về thanh toán hơn là rút tiền mặt, …
2
GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ SVTH: Võ Duy Khanh
Từ những tính năng trên của thẻ thanh toán cũng như việc thanh toán bằng
thẻ, thì trong thời gian gần đây có thể thấy được sự phát triển mạnh mẽ của thị
trường thẻ tại Việt Nam. Nắm được sự cần thiết của sản phẩm này cũng như nhu
cầu của người dân, các nhà kinh tế cho rằng trong những năm tới thị trường thẻ tại
Vi
ệt Nam sẽ tiếp tục phát triển, các ngân hàng thương mại sẽ chạy đua với nhau
trong lĩnh vực kinh doanh còn non trẻ nhưng đầy tiềm năng này. Từ tầm quan trọng
do thanh toán thẻ mang lại, ta thấy rằng việc tìm hiểu thực trạng hoạt động kinh
doanh thẻ là rất cần thiết để có thể giúp ngân hàng có những giải pháp, kiến nghị và
chiến lược phát triển sản phẩm thẻ cho phù hợp.
Đ
ó là lý do em chọn đề tài: “Thực trạng - giải pháp kinh doanh
thanh toán thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín
Chi nhánh 8 tháng 3 Tp. Hồ Chí Minh”.
2. Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu, phân tích tình hình hoạt động kinh doanh thanh toán thẻ, cùng với
sự khảo sát thực tế về yếu tố quan trọng khi khách hàng quyết định sử dụng thẻ, từ
đó đề ra hướng giải quyết, một số giải pháp, kiến nghị phát triển hoạ
t động thẻ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: tìm hiểu lý thuyết về hoạt động kinh doanh thanh
toán thẻ, cũng như thực trạng kinh doanh thanh toán thẻ tại ngân hàng thương mại
cổ phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh 8 tháng 3 Tp. Hồ Chí Minh, khảo sát thực
tế yếu tố quan trọng khi khách hàng quyết định sử dụng thẻ và từ đó đưa ra hướng
giải quyết cùng các giải pháp và ki
ến nghị nhằm hoàn thiện hơn hoạt động này.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín
Chi nhánh 8 tháng 3 Tp. HCM ở địa chỉ 41 - 43 Trần Cao Vân, Q.3, Tp. HCM.
+ Thời gian: dữ liệu 3 năm (2011 – 2013)
+ Nội dung: đề tài nghiên cứu về thực trạng - giải pháp kinh doanh thẻ tại
ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh 8 tháng 3
Tp. Hồ Chí Minh.



3
GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ SVTH: Võ Duy Khanh
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích số liệu lịch sử
- Phương pháp thống kê, bảng biểu, đồ thị và so sánh
- Sử dụng phương pháp logic
- Nghiên cứu tại bàn
- Phương pháp khảo sát thực tế
- Tổng hợp kết quả phân tích và nhận xét

- Đưa ra đề hướng giải pháp, kiến nghị và đề xuất tương lai
5. Kết cấ
u của đề tài
Kết cấu của đề tài bao gồm 3 chương:
- Chương 1: Lý luận chung về kinh doanh thanh toán thẻ
- Chương 2: Thực trạng của hoạt động kinh doanh thanh toán thẻ
tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh 8 tháng 3
Tp. Hồ Chí Minh
- Chương 3: Giải pháp – kiến nghị của hoạt động kinh doanh
thanh toán thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín
Chi nhánh 8 tháng 3 Tp. Hồ Chí Minh
4
GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ SVTH: Võ Duy Khanh

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH DOANH THANH TOÁN THẺ
1.1 Sự ra đời, phát triển, khái niệm và đặc điểm cấu tạo của thẻ
1.1.1 Sự ra đời, phát triển
1.1.1.1 Thẻ tín dụng
Từ những năm 3000 trước công nguyên, phương thức thanh toán không dùng
tiền mặt đã xuất hiện; trong khi đó với 200 năm sự phát hiện những chiếc thẻ thanh
toán dạng gỗ cũng gần cả một quá trình. Ở th
ế kỷ 18, người Tallymen đã biết bán
trang phục cho khách hàng với phương thức trả góp hàng tuần. Một miếng gỗ chính
là nơi chứa đựng hồ sơ trả tiền được lưu trữ và tính toán của khách hàng; một đầu
gỗ để ghi tiền nợ, đầu còn lại để ghi tiền trả. Và miếng thẻ gỗ ấy chính là chiếc thẻ
tín dụng đầu tiên trong lịch sử loài người lúc bấy giờ
.
Trong năm 1949 đã diễn ra một sự kiện gọi là “Buổi tối đầu tiên”, khi Frank
McNamara và Ralph Sneider lần đầu tiên chi trả bằng thẻ tín dụng, từ đó thẻ tín
dụng mới ra đời.

Tháng 9 - 1958, Bank of America phát hành BankAmericard, cấp cho người ở
tiểu bang California, lần đầu tiên sử dụng “Chiếc thẻ thần kỳ” (Revolving Credit
Card) được sử dụng và lan rộng khắp tiểu bang. Loại thẻ tín dụng hiện đại thành
công đầu tiên, trên cơ
sở đó đã hình thành hệ thống thanh toán VISA. Năm 1966,
bản quyền sản xuất thẻ BankAmericard được chuyển giao cho một loạt các ngân
hàng khác. Cũng trong năm 1966, một vài ngân hàng tại California do không muốn
“núp bóng” Bank of America (khi đó đã trở thành thủ lĩnh trong lĩnh vực này) đã
cùng nhau liên kết tung ra loại thẻ MasterCharge, tiền thân của loại thẻ MasterCard
nổi tiếng ngày nay. Loại thẻ này phát triển rất nhanh, khi có thêm Everything Card
của Citibank cùng gia nhập vào hệ thống.
Còn tiên phong về phát hành thẻ
tín dụng tại cựu lục địa chính là nước Anh
với việc tung ra Barclaycard vào năm 1966. Ban đầu thẻ tín dụng còn được phân
chia theo chức năng: các thẻ thông thường có thể đi mua sắm tại cửa hàng, còn loại
T&E (Travel & Entertainment) còn có thể chi trả trong các khách sạn và nhà hàng.
Thẻ tín dụng lúc bấy giờ tạo cho người sử dụng sự lựa chọn nhanh chóng
trong việc thanh toán tiền bạc; họ có thể trả hết một lần hoặc trả
góp từng tháng
(minimum payment) số tiền thiếu còn lại, ngân hàng sẽ tính tiền lãi từ đấy. Phương
5
GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ SVTH: Võ Duy Khanh
pháp này vẫn còn được sử dụng cho thẻ tín dụng ngày nay. Và thẻ còn có thêm một
ưu điểm là nếu kẹt tiền thì người sử dụng không cần làm những thủ tục mượn tiền
phiền toái mà cũng có thể ra ngân hàng mượn tiền.
Sự phát hành càng ngày nhiều thẻ tín dụng khác nhau, công việc xử lý các hóa
đơn cho từng mục quá mức cho hệ thông ngân hàng. Bởi hóa đơn thời bấy giờ hoàn
toàn bằng giấy tờ, vậy mỗ
i lần giao dịch phải mất hơn vài chục phút, chẳng khác
hơn là hệ thống ngân hàng bị quá tải. Từ việc cấp bách đó, các hiệp hội thẻ tín dụng

ra đời như: Interlink Association, Westerm State Bank Card Association, và
Natonal Bank Americard Inc, … vào cuộc để giúp cho giao dịch ở ngân hàng đơn
giản hóa hơn, và quy tụ tất cả các loại thẻ tín dụng về thẻ BankAmericard hoặc
MasterCharge Card.
Cho đến đầu năm 1970, khi kỹ thuật điện toán, hệ thống chu
ẩn băng từ và
máy tính ra đời thì kỹ nghệ thẻ tín dụng bắt sang thời hoàn kim. Lúc này, việc
thanh toán thẻ không phải đợi đến giờ hành chính, cũng chẳng phải điền một khối
lượng lớn giấy tờ trước khi rời khỏi quầy trả tiền. Hiện đại hơn là cũng có thể làm
thẻ ở Mỹ rồi tiêu thụ nó ở Châu Âu, điều đó dẫn đế
n BankAmericard và
MasterCharge Card lần lượt đổi tên thành VISA và Master Card. Đó là quá trình
“quốc tế hóa” thẻ tín dụng.
Và ngày nay, VISA cùng Master Card đã là những cái tên nằm trong danh
sách thương hiệu nổi tiếng được thới giới biết đến. Thế giới càng trở nên thân thiện
và nhỏ bé hơn khi chỉ với một vài tấm thẻ trên tay mà người ta có thể thanh toán đi
từ châu Âu sang châu Mỹ, Châu Á, … chúng góp phần gắn kết các quốc gia gần
nhau hơn.
1.1.1.2 Thẻ ghi nợ
Việ
c sở hữu nhiều loại thẻ tín dụng khác nhau chưa thỏa mãn, thẻ ghi nợ ra
đời nhằm đáp ứng như cầu ngày càng đa dạng và phong phú của con người, họ
không những muốn đi vay trước để chi tiêu mà còn phát sinh các nhu cầu thanh
toán ngay bằng tài khoản và rút tiền bất cứ lúc nào tại các máy rút tiền tự động. Sự
nhạy cảm thay đổi thị trường như vậy, tổ chức thẻ tín dụng quố
c tế VISA đã cho ra
đời thẻ ghi nợ Plus và tổ chức thẻ Master Card phát hành thẻ Meastro cùng hàng
loạt các thẻ ghi nợ khác như: Cirrus, Mondex …
6
GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ SVTH: Võ Duy Khanh

Thêm vào đó, không chỉ nhắm vào giới doanh nhân sử dụng thẻ mà các ngân
hàng đã cảm nhận được giới bình dân mới là đối tượng sử dụng chủ yếu trong
tương lai. Và thành công hơn nữa khi mà thẻ ghi nợ ra đời đã đánh dấu thêm sức
mạnh thuyết phục của thẻ trong thanh toán.
1.1.2 Khái niệm, đặc điểm cấu tạo
1.1.2.1 Khái niệm
Hiểu đơn giản, thẻ được dùng
để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ mà không
cần dùng tiền mặt; thẻ cũng được dùng để rút tiền mặt tại các ngân hàng đại lý và
các máy rút tiền tự động (ATM). Nhưng số tiền thanh toán hay rút ra phải nằm
trong phạm vi số dư tài khoản tiền gửi hoặc một hạn mức tín dụng ngân hàng cho
phép.
1.1.2.2 Đặc điểm cấu tạo
Thẻ được làm bằng nhựa cứng, hình dạng chữ nhậ
t với kích thước 9,6cm x
5,4cm và độ dày 0,076cm. Ở mặt trước, thẻ được in hình huy hiệu của tổ chức phát
hành thẻ (Ví dụ: Sacombank, ACB, DongA bank…), số thẻ, ngày hiệu lực của thẻ
(từ ngày… đến ngày…), họ và tên, ảnh của chủ thẻ (nếu có), số mật mã của ngày
phát hành, và không thể thiếu biểu tượng riêng của tổ chức thẻ quốc tế (Ví dụ: Tổ
chức thẻ Master Card có biểu tượng là hai hình tròn (hình bên trái màu đỏ
, bên phải
màu vàng cam) giao nhau nằm ở góc dưới bên phải của thẻ, có chữ Master Card
màu trắng chạy ngang giữa. Phía bên trên hai hình tròn này là hai nửa hình tròn
giao nhau in chìm, bên trong hai nữa hình tròn này nếu nhìn bằng kính hiển vi sẽ
thấy rất nhiều chữ Master Card ẩn sâu bên trong). Số thẻ, ngày hiệu lực và tên chủ
thẻ được in nổi. Ở mặt sau, có dải băng từ có khả năng lưu trữ và bảo mật những
thông tin cần thiết của khách hàng. Phía dưới bă
ng từ là dải ô chữ ký của chủ thẻ.
Ngày nay, với những thành tựu to lớn của công nghệ thông tin điện tử thì việc
thẻ phát hành, thanh toán ngày càng tiên tiến và đa dạng, cộng thêm sự cải tiến luôn

được quan tâm để tiện lợi cho việc sử dụng. Nhưng dù có nhiều loại thẻ khác nhau
như thế nào và không thể chối từ các tiện lợi mà thẻ mang lại thì cơ bản những đặc
đ
iểm của thẻ nêu trên vẫn tồn tại để đảm bảo độ an toàn, thuận tiện cho khách hàng
sử dụng thẻ nhất có thể.
7
GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ SVTH: Võ Duy Khanh

1.2 Phân loại thẻ
1.2.1 Căn cứ theo chủ thể phát hành
- Thẻ do Ngân hàng phát hành giúp cho khách hàng sử dụng một số tiền do
ngân hàng cấp tín dụng, loại thẻ đang được sử dụng phổ biến.
- Thẻ do tổ chức thẻ quốc tế phát hành hoặc tổ chức thẻ của một khu vực,
một quốc gia phát hành thông dụng hiện nay như: Visa, Master …
1.2.2 Căn cứ theo phạm vi s
ử dụng
- Thẻ nội địa: đồng tiền giao dịch phải là đồng bản tệ của quốc gia phát hành
sử dụng thẻ, giới hạn trong phạm vi một lãnh thổ nước đó.
- Thẻ quốc tế: là thẻ thường sử dụng các ngoại tệ mạnh để thanh toán, nó
không giới hạn sử dụng tại quốc gia nơi phát hành mà còn được chấp nhận trên
toàn thế gi
ới.
1.2.3 Căn cứ theo công nghệ sản xuất thẻ
- Thẻ băng từ (Magnetic Stripe): thẻ được sử dụng phổ biến hơn 20 năm
qua, nó sản xuất dựa trên kỹ thuật thư tín với dải băng từ ở phía sau mặt thẻ chứa
đựng thông tin người dùng. Nhưng thẻ băng từ chỉ mang thông tin cố định, thông
tin ghi trên thẻ không tự mã hóa được, không gian chứa dữ liệ
u ít, kỹ thuật mã hóa
và bảo mật còn hạn chế…
- Thẻ thông minh (Smart Card): có thể nói đây là hệ cấu trúc tương tự như

một máy vi tính, thế hệ thẻ mới nhất của thẻ thanh toán. Thẻ thông minh có ưu
điểm rõ rệt so với thẻ băng từ, nó có “chip” chứa thông tin gấp 80 lần so với dải
băng từ, thể hiện thông minh và hiệu quả hơn.
1.2.4 Căn cứ theo tính chấ
t thanh toán của thẻ
- Thẻ tín dụng (Credit Card): là thẻ thể hiện đặc trưng chi tiêu trước, trả tiền
sau; hay chủ thẻ được ngân hàng cấp một hạn mức tín dụng theo quy định (tín chấp
hoặc thế chấp) để mua sắm hàng hóa, dịch vụ ở các cơ sở kinh doanh, nhà hàng,
khách sạn, sân bay, trung tâm mua sắm và ăn uống, du lịch và dịch vụ… nơi chấp
thanh toán thẻ này. Và hàng tháng, khách hàng sẽ trả những khoản tiề
n đã thanh
toán bằng thẻ tín dụng và nếu trả đúng thời hạn ngân hàng quy định thì không phải
trả tiền lãi kèm theo.

8
GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ SVTH: Võ Duy Khanh
- Thẻ ghi nợ (Debit Card): khách hàng có một tài khoản tiền gửi tại ngân
hàng, và thẻ này luôn gắn liền, có quan hệ trực tiếp với tài khoản đó. Ở thẻ ghi nơ,
nộp tiền trước, chi tiêu sau là đặc trưng của thẻ; tức tài khoản tiền gửi được nộp
tiền vào và khách hàng chi tiêu trong phạm vi số tiền trong tài khoản đó. Khách
hàng thanh toán dịch vụ, hàng hóa ở các trung tâm thương mại, nhà hàng, khách
sạn, sân bay, … thông qua các thiết bị đ
iện tử; và giá trị giao dịch được khấu trừ tài
khoản chủ thẻ để chuyển vào tài khoản của đơn vị thu thanh toán.
Số dư hiện tại hiện có trong tài khoản của chủ thẻ quyết định việc thanh toán
và khác với thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ không có hạn mức tín dụng. Thẻ ghi nợ có hai
dạng cơ bản sau:
+ Thẻ offline: là loại thẻ mà giá trị những khoả
n giao dịch được khấu trừ vào
tài khoản chủ thẻ sau đó vài ngày.

+ Thẻ online: là loại thẻ mà giá trị những khoản giao dịch được khấu trừ
ngay lập tức vào tài khoản chủ thẻ.
- Ngoài ra, thẻ cũng có thể rút tiền mặt ở các máy thiết bị rút tiền tự động
hoặc ở các quầy giao dịch và số tiền giao dịch vẫn phải nằm trong phạm vi số

hiện tại trong tài khoản thẻ.
1.3 Các loại thẻ phổ biến hiện nay
Trên thị trường hiện đại có rất nhiều thẻ khác nhau được sử dụng rộng rãi
như: VISA, Master Card, Union Pay, JCB, … nhưng VISA, Master Card là 2 loại
thẻ được sử dụng phổ biến hơn cả, thay phiên phân chia chiếm thị phần rộng lớn
giao dịch trên toàn thế giới. Cụ thể:
- VISA Card ra đời 1958, trụ sở
chính tại San Francisco, California, US. Thẻ
VISA được chấp nhận thẻ rộng rãi mang tính toàn cầu với 55% thị phần trên toàn
thế giới và hơn 880 triệu thẻ. Đặc biệt, VISA NET với khoảng 2700 giao dịch mỗi
giây được thực hiện, khả năng xử lý 160 loại tiền khác nhau, từ đó, VISA Card
xứng đáng với hệ thống thanh toán tinh tế và rộng rãi nhất thế giới.
- Master Card ra đời trễ hơn so với VISA, vào nă
m 1966 và trụ sở chính đặt
tại Purchase, New York, US. Với hệ thống mạng lưới trên 3.800 khách hàng mới
đăng kí mỗi ngày, được sử dụng trên 15 triệu khu vực trên thế giới, khẳng định
Master Card càng ngày trở thành một trong những thương hiệu mạnh thanh toán
trên toàn cầu.
9
GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ SVTH: Võ Duy Khanh
1.4 Các chủ thể liên quan đến việc phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ
Hoạt động phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ có sự tham gia của các thành
phần: tổ chức thẻ quốc tế, ngân hàng phát hành, ngân hàng thanh toán, chủ thẻ và
đơn vị chấp nhận thẻ.
- Tổ chức thẻ quốc tế: là Hiệp hội các tổ chức tài chính, tín dụng hoặc công

ty phát hành và thanh toán thẻ quốc tế, là tổ chức trung gian cung ứng dịch vụ kết
nối hệ thống xử lý giao dịch thẻ quốc tế, thực hiện việc trao đổi dữ liệu bằng điện
tử hoặc bằng chứng từ. Bao gồm: Tổ chức Visa, Tổ chức MasterCard International,
Công ty American Express, Công ty JCB, Công ty Diners Club và các TCTQT
khác.
- Ngân hàng phát hành: là thành viên chính thức của các Tổ chức thẻ quốc
tế. NHPH chịu trách nhiệm thanh toán, tiếp nhận hồ sơ xin cấp thẻ, xử lý và phát
hành thẻ, mở và quản lý tài khoản thẻ, cung cấp các dịch vụ liên quan.
- Ngân hàng thanh toán: là ngân hàng chấp nhận thẻ như một phương tiện
thanh toán thông qua việc ký kết hợp đồng chấp nhận thẻ với các đơn vị cung cấp
hàng hóa, dịch vụ… M
ột ngân hàng có thể vừa đóng vai trò thanh toán vừa đóng
vai trò phát hành thẻ.
- Chủ thẻ: là người có tên được in nổi trên thẻ và sử dụng thẻ theo những
điều khoản, điều kiện ngân hàng quy định. Một chủ thẻ có thể sở hữu nhiều thẻ.
Chủ thẻ phải là cá nhân, bao gồm chủ thẻ chính (người đứng tên và ký hợp đồng sử
dụng thẻ với NHPH) và chủ th
ẻ phụ (người được cấp thẻ theo đề nghị của chủ thẻ
chính).
- Đơn vị chấp nhận thẻ: là các đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ có ký kết
hợp đồng với ngân hàng về việc chấp nhận thẻ thanh toán. Các đơn vị chấp nhận
thẻ thường như các nhà hàng, khách sạn, sân bay, cửa hàng, siêu thị, trung tâm
thương mại… sẽ được NHPH hoặc NHTT cung cấp máy móc kỹ thuậ
t, hướng dẫn
dịch vụ thanh toán thẻ.
10
GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ SVTH: Võ Duy Khanh

1.5 Phát hành và thanh toán thẻ
1.5.1 Quy trình phát hành thẻ

Quy trình phát hành thẻ bao gồm 3 bước:

Sơ đồ 1.1 Quy trình phát hành thẻ
(Nguồn: Sách Nghiệp vụ ngân hàng thương mại – TS. Nguyễn Minh Kiều)
- Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Tại ngân hàng phát hành, khách hàng đề nghị mở tài khoản, phát hành thẻ, và
tại đây hoàn thành một số thủ tục cần thiết: điền mẫu khách hàng (nếu khách hàng
chưa có mã khách hàng và tài khoản tại ngân hàng); giấy đăng kí dịch vụ sử dụng
thẻ… kèm giấy tờ hợ
p lệ theo yêu cầu của ngân hàng và điều kiện sử dụng dịch vụ.
- Bước 2: Thẩm định hồ sơ và phân loại khách hàng
Ở bước này, ngân hàng cần kiểm tra và thẩm định lại khách hàng. Nếu hồ sơ
đầy đủ, phù hợp và tiến hành phân loại khách hàng. Trường hợp là thẻ ghi nợ, việc
phát hành thẻ đơn giản hơn với khi khách hàng đã có tài khoản tại ngân hàng.
Trường hợp còn lại là cấ
p thẻ tín dụng, ngân hàng cần kiểm tra kỹ hơn và phân loại
khách hàng. Chẳng hạn, phân loại khách hàng thành 3 dạng: chuẩn, vàng, đặc biệt;
tuỳ theo tình hình thu nhập, tài chính của khách hàng để cấp hạn mức tín dụng thẻ.
- Bước 3: Cấp thẻ
Sau khi thực hiện bước 2 xong, lúc này đã đủ điều kiện thì ngân hàng bắt đầu
cấp thẻ cho khách hàng. Khách hàng cần phải ký tên và đăng kí mẫu chữ kí mẫu tại
ngân hàng. Từng ngân hàng, v
ới những kỹ thuật riêng để tiến hành ghi nhận những
thông tin cần thiết về chủ thẻ lên thẻ đồng thời ấn định và mã hóa mã PIN cho chủ
thẻ, dữ liệu của chủ thẻ được nhập vào dữ liệu tập tin quản lý.
Kế tiếp, khi ngân hàng giao thẻ cho khách sẽ kèm theo mã PIN và chủ thẻ giữ
bí mật cho riêng bản thân. Và ở giai đoạn này xem như kết thúc nhiệm vụ phát
hành thẻ c
ủa ngân hàng khi khách hàng đã nhận thẻ kèm theo PIN. Thời gian thông
thường không quá 6 ngày, kể từ khi khách hàng đề nghị cấp đến khi nhận thẻ.

11
GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ SVTH: Võ Duy Khanh
1.5.2 Quy trình thanh toán thẻ
1.5.2.1 Trường hợp thẻ tín dụng
Quy trình thánh toán thẻ tín dụng bao gồm 10 bước:














Sơ đồ 1.2 Quy trình thanh toán thẻ tín dụng
(Nguồn: Sách Nghiệp vụ ngân hàng thương mại – TS. Nguyễn Minh Kiều)
- Bước 1: Chủ thẻ (người mua) tiến hành mua hàng hóa, dịch vụ tại Đơn vị
chấp nhận thẻ hoặc rút tiền mặt tại ngân hàng đạ
i lý thanh toán, máy ATM
- Bước 2: ĐVCNT (người bán) lập hóa đơn thanh toán cho chủ thẻ hoặc dịch
vụ rút tiền mặt
- Bước 3: ĐVCNT gửi hóa đơn thanh toán cho ngân hàng thanh toán
- Bước 4: NHTT báo có cho ĐVCNT
- Bước 5: NHTT gửi chứng từ nhờ thu cho Tổ chức thẻ quốc tế để thanh toán
với ngân hàng phát hành

- Bước 6: TCTQT báo có cho NHTT
- Bước 7: TCTQT báo nợ cho NHPH
- Bước 8: NHPH thanh toán theo báo nợ của TCTQT
- Bướ
c 9: Cuối kỳ, NHPH sẽ gửi sao kê cho chủ thẻ
- Bước 10: Chủ thẻ trả tiền vào tài khoản, NHPH hoàn tất việc thu nợ chủ thẻ
1.Chủ thẻ mua
hàng hóa
/ rút
tiền

8. NHPH thanh
toán theo báo nợ
của TCTQT

3. ĐVCNT gửi hóa
đơn thanh toán cho
NHTT

2. ĐVCNT lập hóa
đơn thanh toán cho
chủ thẻ

5. TCTQT
báo có
cho
NHTT

6. NHTT gửi
chứng từ để

thanh toán
NHPH
7. NHTT
báo có cho
ĐVCNT

10. Chủ thẻ trả tiền
vào tài khoản thì
NHPH hoàn tất việc
9. Cuối kỳ, NHPH
sẽ gửi sao kê cho
chủ thẻ

4. TCTQT báo
nợ cho NHPH

12
GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ SVTH: Võ Duy Khanh
1.5.2.2 Trường hợp thẻ ghi nợ
Quy trình thanh toán thẻ ghi nợ bao gồm 7 bước:












Sơ đồ 1.3 Quy trình thanh toán thẻ ghi nợ
(Nguồn: Sách Nghiệp vụ ngân hàng thương mại – TS. Nguyễn Minh Kiều)
- Bước 1: Chủ thẻ (người mua) tiến hành mua hàng hóa, dịch vụ tại ĐVCNT
hoặc rút tiền mặt tại ngân hàng đại lý thanh toán, máy ATM
- Bước 2: ĐVCNT (người bán) lập hóa đơn thanh toán cho chủ thẻ ho
ặc dịch
vụ rút tiền mặt
- Bước 3: ĐVCNT gửi hóa đơn thanh toán cho NHTT
- Bước 4: NHTT báo có cho ĐVCNT
- Bước 5: NHTT báo nợ cho NHPH
- Bước 6: NHPH thanh toán theo giấy báo nợ cho NHTT
- Bước 7: NHPT ghi nợ vào tài khoản chủ thẻ.
1.6 Vai trò và tiện ích của thanh toán thẻ
Ra đời sau các phương tiện thanh toán khác, không vì thế mà thanh toán thẻ bị
yếu thế, mà nó càng khẳng định vai trò của mình cũng như tính năng ưu việt càng
ngày tiệ
n lợi so với các phương tiện thanh toán khác.
1.6.1 Đối với người sử dụng thẻ
1.6.1.1 Tiết kiệm thời gian mua, giá trị thanh toán cao hơn
Thanh toán thẻ vừa tiết kiệm thời gian, chi phí mua hàng cũng như các thủ tục
phức tạp và hạn chế rủi ro. Và thẻ thanh toán có nhiều tiện lợi hơn tiền mặt và séc
1. Chủ thẻ
mua hàng
hóa/ rút tiền

2. ĐVCNT lập hóa
đơn thanh toán
cho chủ thẻ
3. ĐVCNT gửi

hóa đơn thanh
toán cho NHTT

6. NHPH
thanh toán
theo giấy
báo nợ
4. NHTT báo
có cho
ĐVCNT

5. NHTT
báo nợ cho
NHPH

7. NHPT ghi
nợ vào tài
khoản chủ thẻ

×