Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

ỨNG DỤNG CNTT TRONG ĐỔI MỚI PPDH MỸ THUẬT TRONG TRƯỜNG CHUYÊN NGHIỆP.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.36 KB, 5 trang )

ỨNG DỤNG CNTT TRONG ĐỔI MỚI PPDH MỸ THUẬT
TRONG TRƯỜNG CHUYÊN NGHIỆP.
I- Những vấn đề chung :
Trong thời đại ngày nay - thời đại của thông tin và nền kinh tế tri thức- đã
tạo ra những biến đổi to lớn trong mọi mặt hoạt động của con người và xã
hội . Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) rộng rãi trên tất cả các lĩnh
vực đã cho thấy vai trò to lớn và những tác dụng kỳ diệu của CNTT trong
các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục ở các nước
có nền giáo dục phát triển như : Hoa kỳ, Nhật, Pháp,… Việc ứng dụng
CNTT trong thực tế dạy học đã đem lại kết quả đáng kể và những chuyển
biến tích cực trong dạy học, nhất là về phương pháp dạy học(PPDH), đó
thực sự là “một cuộc cách mạng công nghệ trong giáo dục”.
Ở Việt Nam những năm qua, việc đổi mới nội dung, chương trình sách
giáo khoa được thực hiện khá đồng bộ. Đổi mới nội dung, chương trình yêu
cầu phải đổi mới PPDH. Đổi mới PPDH đòi hỏi phải sử dụng phương tiện
dạy học hiện đại và CNTT là một trong những phương tiện quan trọng góp
phần đổi mới PPDH bằng việc cung cấp cho GV những phương tiện làm
việc hiện đại tương thích trong dạy học.
Muốn ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH mỹ thuật trước hết, người
GV phải có những kiến thức cơ bản về tin học, các kỹ năng sử dụng máy
tính và một số thiết bị CNTT thông dụng, các phần mềm đồ hoạ như :
Coreldraw, Photoshop CS, Picassa, Illustrator,…Các kỹ năng tìm kiếm
thông tin trên mạng Internet nhanh và có hiệu quả, kỹ năng tra cứu, lưu giữ,
xử lý thông tin, các kỹ năng tạo ra các sản phẩm tích hợp dạng multimedia
bao gồm nhiều dạng tài liệu như văn bản, video, hình ảnh, âm thanh, tạo các
siêu liên kết và tích hợp nó trong một sản phẩm trình diễn. Để ứng dụng
CNTT trong đổi mới PPDH một cách thiết thực và hiệu quả, đòi hỏi GV
phải luôn tự nghiên cứu, cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn
và kiến thức, kỹ năng sử dụng máy tính, làm chủ các phần mềm ứng dụng
trong dạy học mỹ thuật .
II- Ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH mỹ thuật :


Bộ môn mỹ thuật giảng dạy ở các trường CĐ- ĐH nhằm mục đích trang
bị cho HS-SV những kiến thức cơ sở nhất về nghệ thuật tạo hình, bao gồm
kiến thức lý luận cơ bản về nghệ thuật tạo hình và rèn luyện kỹ năng thực
hành nhằm nâng cao tay nghề cũng như kiến thức xã hội, nhận thức thẩm
mỹ, trên cơ sở đó có khả năng thích ứng với nhu cầu của xã hội, đáp ứng tốt
nhiệm vụ giáo dục thẩm mỹ trong các bậc học.
1
Xuất phát từ mục đích trên, môn học đã đặt ra yêu cầu cao về rèn luyện
tri giác, thị giác và khả năng thể hiện đối tượng vẽ cho HS-SV thông qua
thực hành quan sát các giáo cụ trực quan ( mẫu vẽ, tranh ảnh, …) để quan
sát và thể hiện đối tượng vẽ. Qua đó, HS-SV được rèn luyện cách phân tích,
so sánh, đối chiếu từ bao quát đến chi tiết giúp cho tư duy phát triển .
Vấn đề đặt ra trong quá trình dạy học là làm thế nào để nâng cao chất
lượng giảng dạy môn mỹ thuật ở các trường CĐ-ĐH và vai trò của công
nghệ thông tin (CNTT) trong đổi mới phương pháp dạy học môn mỹ thuật
nâng cao chất lượng đào tạo .
Để đại trà hoá PP học tập cá thể một cách tích cực, sáng tạo, hứng thú
trong thời đại thông tin và nền kinh tế tri thức, phải hết sức coi trọng môn tin
học và khả năng ứng dụng CNTT. Việc ứng dụng CNTT đem lại cho người
dạy nhiều tiện ích. Từ những phương tiện này GV có thể khai thác, sử dụng,
cập nhật và trao đổi thông tin trên mạng Internet giúp cho bài giảng được
sinh động. HS-SV tiếp thu bài học một cách chủ động nếu GV biết kết hợp
với các hình thức tổ chức dạy học phù hợp, các PPDH tích cực theo hướng
đổi mới hiện nay như : PPDH nêu vấn đề, tích hợp, thảo luận, v.v… Đây là
một trong những yêu cầu đặc biệt cần thiết đối với GV giảng dạy bộ môn mỹ
thuật. Chúng ta đều biết, mỹ thuật là một môn học có nhiều khó khăn đối với
HS-SV do đặc thù của môn học, bởi yếu tố thực hành và khả năng cảm thụ
thẩm mỹ là chủ yếu để thể hiện ý tưởng sáng tạo của mình bằng ngôn ngữ và
những phương tiện biểu đạt của bộ môn hội hoạ là khó, đòi hỏi quá trình rèn
luyện, học tập kỹ năng lâu dài khác với các môn học khác. Mặt khác, dạy

học mỹ thuật ở các trường chuyên nghiệp giống như sự truyền nghề, truyền
kỹ năng, kinh nghiệm cho người học. Vì vậy, ứng dụng CNTT nói chung và
các phần mềm nói riêng trong giảng dạy môn mỹ thuật là một trong những
yêu cầu quan trọng xuất phát từ đặc trưng bộ môn. Tuy nhiên việc ứng dụng
CNTT sẽ đạt hiệu quả cao nhất ở một số phân môn mỹ thuật như trang trí,
nghệ thuật học, lịch sử mỹ thuật thế giới, lịch sử mỹ thuật Việt Nam, do
những môn học này sử dụng nhiều kênh thông tin hình ảnh thị giác, và việc
cung cấp thông tin, tư liệu ,hình ảnh, liên hệ thực tế… đối với những vấn đề
xã hội là một trong những yêu cầu quan trọng. Ứng dụng CNTT vào quá
trình dạy học trong đổi mới PPDH nhằm phát huy tính năng động, tích cực
của HS-SV, làm giảm nhẹ và rút ngắn quãng đường tìm hiểu vấn đề và làm
cho việc trao dồi, tiếp thu những kiến thức của HS-SV được nhanh hơn và
dễ dàng hơn .
Chẳng hạn như để dạy bài “ Màu sắc và phương pháp sử dụng màu ”
( Giáo trình mỹ thuật) GV có thể sử dụng phần mềm Powerpoint để thiết kế
bài giảng điện tử, sử dụng các kênh hình ảnh, tư liệu, băng hình …trên mạng
Internet để trình chiếu kết hợp với các PPDH tích cực như : PPDH nêu vấn
2
đề, tích hợp, thảo luận …nhằm trình bày đề cương bài giảng một cách khoa
học, thuận tiện góp phần minh hoạ cho nội dung bài giảng thêm sinh động,
giúp HS-SV nhận thức được cơ chế vật lý, cơ chế thụ cảm thị giác màu, Lab
mô tả thành phần quang phổ, bước sóng của màu sắc và nắm được nhưng
nguyên tắc cơ bản của màu sắc, đồng thời thấy được tầm quan trọng và vai
trò của màu sắc trong tự nhiên, trang phục,các sản phẩm công nghiệp, màu
sắc trong tác phẩm hội hoạ…Kênh hình ảnh trực quan là những phương tiện
giúp HS-SV lĩnh hội tri thức, thu nhận những thông tin về các sự vật, hiện
tượng một cách đầy đủ và chính xác làm sinh động nội dung bài giảng, nâng
cao hứng thú trong học tập, đặc biệt là phát triển năng lực quan sát, năng
lực tư duy và nhận thức. Trong tiết dạy, GV có thể tích hợp và lồng ghép
vấn đề bảo vệ môi trường thông qua các kênh hình ảnh màu sắc trong tự

nhiên, trong môi trường sống xung quanh để liên hệ với những vấn đề xã hội
nan giải như vấn đề bảo vệ môi trường sống, qua đó giáo dục HS-SV thấy
được trách nhiệm của mình với cộng đồng và xã hội. Đây chẳng những là
nguyên lý giáo dục lý thuyết kết hợp với các giáo cụ trực quan mà còn là
phương pháp sư phạm tích cực, đặc biệt là đối với các môn học mỹ thuật.
Một ưu điểm lớn khi GV ứng dụng CNTT trong giảng dạy mỹ thuật là nó
giúp GV tiết kiệm được nhiều thời gian trong việc ghi bảng. Thay vào đó,
GV có điều kiện tốt hơn để tổ chức cho SV thảo luận, trao đổi nhóm, phát
huy tính năng động tích cực và sự say mê, hứng thú học tập của HS-SV. GV
có thể hướng dẫn cho HS-SV tiếp cận một lượng kiến thức lớn, phong phú,
đa dạng và sinh động trong một khoảng thời gian ngắn của tiết học giúp HS-
SV tiếp thu bài học một cách chủ động, do vậy, giờ dạy sẽ có hiệu quả cao
hơn .
Khi ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH cần kết hợp hài hoà giữa ý
tưởng thiết kế nội dung bài giảng với đặc trưng bộ môn; phải đảm bảo
chuyển tải được các đơn vị kiến thức cơ bản cần thiết; mặt khác phải bảo
đảm tính thẩm mỹ, khoa học và tiện lợi. Điều đó đòi hỏi khi thiết kế giáo án
điện tử môn mỹ thuật GV cần năm bắt tính hệ thống và kết cấu của một bài
giảng. Những thông tin, tư liệu hình ảnh…cần phải được chọn lọc, thiết thực
và phù hợp với nội dung bài giảng .
Cấu trúc của một bài giảng trên máy tính phải chặt chẽ, logic hàm chứa
những thông tin ngắn gọn, cô đọng, được bố trí và trình bày một cách khoa
học phù hợp với tiến trình lên lớp; thể hiện đồng bộ và hợp lý các đối tượng
đa phương tiện để hỗ trợ các hoạt động nhận thức. Khi thiết kế một giáo án
điện tử trên Powerpoint , ngoài những yêu cầu về kiến thức và kỹ năng tin
học, GV cần nắm vững qui trình thiết kế một bài giảng trên máy tính. Mặt
khác, khi đã làm chủ công nghệ thông tin, vấn đề ứng dụng CNTT như thế
nào để phát huy vai trò của CNTT trong dạy học mỹ thuật là vấn đề quan
3
trọng. Đổi mới PPDH cần đổi mới tư duy, phải nhận thấy được vai trò, tầm

quan trọng của CNTT trong hoạt động dạy – học do đó mỗi GV cần:
• Về nhận thức: GV cần coi trọng ứng dụng CNTT cùng với việc đổi
mới PPDH, có ý thức thường xuyên chuẩn bị và sử dụng CNTT cho
từng phân môn mỹ thuật, lựa chọn bài dạy thích hợp để thiết kế giáo
án điện tử .
• Về chuẩn bị : GV cần nghiên cứu bài dạy mỹ thuật; lựa chọn nội dung
cần thể hiện trong bài dạy, ý tưởng trình bày; lựa chọn các dạng đối
tượng đa phương tiện (multimedia) phù hợp để minh hoạ cho nội dung
bài giảng; Chuẩn bị tài nguyên (Văn bản, hình ảnh tĩnh-động, âm
thanh, phim ảnh…) bằng các công cụ phần mềm khác nhau .
• Về phương pháp : Nắm vững qui trình thiết kế bài giảng mỹ thuật trên
máy tính; cấu trúc giáo án, tích hợp các nội dung vào các Slide
Powerpoint;chia nhỏ nội dung thông tin thành những mođun, mỗi
mođun thông tin sẽ được hiển thị trong một Slide …
Khi vận dụng CNTT trong dạy học mỹ thuật cần lưu ý các thông tin hình
ảnh, tư liệu… phải chính xác, đảm bảo tính khoa học, tính thẩm mỹ, màu sắc
phù hợp dễ quan sát, chữ sử dụng trong bài giảng cần phải chân phương, dễ
đọc, không lạm dụng các hiệu ứng hoặc thuần tuý mang tính biểu diễn khả
năng thiết kế của GV, chứ không phát huy được tính tích cực của học
sinh.Trong phương pháp dạy học cần khuyến khích sự trao đổi giữa GV và
HS-SV.Tăng cường trao đổi, hợp tác giữa các HS-SV trong lớp, nhằm khích
lệ tư duy và hoạt động học tập, sáng tạo của mỗi cá thể.
III- Kết luận :
Muốn chấn hưng và phát triển giáo dục Việt Nam trong thời đại thông tin
và kinh tế tri thức cần phải đổi mới tư duy và nhận thức. Bên cạnh vấn đề
giáo dục nhân văn, nhân bản, giáo dục truyền thống dân tộc…cần phổ cập
công nghệ, chú trọng tin học và đặc biệt là ứng dụng CNTT trong giảng dạy
để tạo “ môi trường sư phạm tương tác ” trong dạy học. Cho đến nay không
ai phủ nhận tính ưu việt và hiệu quả của việc ứng dụng CNTT vào các lĩnh
vực xã hội mà đặc biệt là trong việc dạy-học.

Tuy nhiên, quá trình ứng dụng CNTT vào đổi mới PPDH cần lưu ý: CNTT
chỉ là phương tiện hỗ trợ cho việc đổi mới PPDH chứ không phải là tất cả
.Trên thực tế chất lượng đội ngũ GV được coi là nhân tố có vai trò chủ đạo,
tác động trực tiếp, quyết định đến chất lượng dạy -học. Nhiều năm qua công
tác bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ GV
trong các trường CĐ- ĐH được các cấp quản lý hết sức coi trọng. Do đó đã
khuyến khích động viên GV ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH, nâng cao
chất lượng dạy học, tạo điều kiện cho HS-SV nhận thức nhanh, nhớ lâu,
4
đồng thời hình thành ở HS-SV những biểu tượng, giúp HS-SV nắm vững
kiến thức và năng động trong việc giải quyết những vấn đề cả về lý thuyết
lẫn thực hành .
Từ những kinh nghiệm thực tế giảng dạy của bản thân và qua vấn đề
nghiên cứu ứng dụng CNTT trong dạy học đã minh chứng tính hiệu quả của
việc ứng dụng CNTT trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy môn mỹ
thuật. Nó giúp rút ngắn rất nhiều con đường đi đến các mục tiêu và làm
phong phú thêm nội dung bài giảng. Hy vọng rằng trong công tác giảng dạy
môn mỹ thuật ở trường ĐH Phạm Văn Đồng nói riêng và các trường CĐ -
ĐH chuyên nghiệp nói chung sẽ có nhiều đổi mới về nội dung, về phương
pháp khi ứng dụng CNTT vào dạy học, đáp ứng chiến lược xây dựng và bồi
dưỡng nguồn nhân lực con người trong giai đoạn mới .
Nguyễn Hữu Quang - Trường ĐH Phạm Văn Đồng
Điện thoại liên lạc : 0914690969
Email :
5

×