Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Chuyên đề THCS cấp Huyện (Ứng dụng CNTT trong đổi mới PP dạy học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.98 KB, 14 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
VÀ KHÓA HỌC KHỞI ĐẦU CỦA INTEL VÀO ĐỔI MỚI
PPDH Ở TRƯỜNG THCS ĐỒNG NAI
Người thực hiện: Nguyễn Tấn Phong
Đơn vị: Trường THCS Đồng Nai
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ
Chủ trương của Sở GD&ĐT Lâm Đồng và Phòng GD&ĐT Huyện Cát Tiên cũng
như thực tiễn hiện nay vẫn đặt ra yêu cầu cần thiết phải tiếp tục thực hiện đổi mới
PPDH nói chung và ứng dụng CNTT vào đổi mới PPDH nói riêng. Điều đó thể hiện rất
rõ trong nhiều văn bản quan trọng của Sở GD&ĐT Lâm Đồng và Phòng GD&ĐT
Huyện Cát Tiên. Trong nhiệm vụ năm học nhiều năm qua của trường THCS Đồng Nai
đã xem việc đổi mới PPDH là mục tiên hàng đầu trong đó ứng dụng CNTT trong giảng
dạy được quan tâm chú trọng nhiều nhất đã đặt ra một câu hỏi lớn và thách thức cho
việc thay đổi chất lượng dạy và học hiện nay. Với xu thế ứng dụng CNTT và chương
trình dạy học khóa học khởi đầu của Intel vào đổi mới PPDH đang diễn ra sôi nổi khắp
Huyện đang được xúc tiến mạnh mẽ trên cơ sở quan niệm đầy đủ và thống nhất về đổi
mới PPDH cũng như những giải pháp phù hợp và khả thi. Có thể nói việc tìm tòi các
PPDH, các giải pháp nhằm vận dụng các PPDH theo quan điểm ứng dụng CNTT để
nâng cao chất lượng dạy và học đang được đặt ra cho từng môn học, bài học và là yêu
cầu quan trọng đòi hỏi các giáo viên đứng lớp phải luôn quan tâm suy nghĩ và tìm kiếm.
Cùng hòa nhập vào xu thế trên tôi xin nêu ra “Một số giải pháp ứngdụng CNTT
và Khóa học khởi đầu của Intel vào đổi mới PPDH” ở trường THCS hiện nay.
II/ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG
1/ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1/ Đổi mới phương pháp dạy học có ứng dụng CNTT là yêu cầu cấp bách
Hiện nay, đa số các tiết giảng dạy của giáo viên chúng ta thực hiện đã tương đối
ổn định theo phương pháp dạy học mới; học sinh đều có thể có khả năng học tập theo
phương pháp dạy học này ngay từ khi các em bước vào lớp học đầu tiên của cấp học.
Nhưng thực tế học sinh còn quá thụ động trong cách học và bản thân giáo viên cũng còn
quá thụ động trong phương pháp giảng dạy, chưa thể hiện hết được ý định giảng dạy
của mình từ đó làm cho việc học của học sinh và việc dạy của giáo viên còn chịu quá


nhiều ảnh hưởng theo phương pháp dạy học truyền thống. Do vậy, yêu cầu đặt ra là phải
kết hợp ứng dụng CNTT và PPDH thế kỉ 21 để tạo ra một môi trường dạy học mang
đậm tính chất năng động cho học sinh, tạo điều kiện cho khả năng tự học, tự tìm tòi
khám phá kiến thức một cách tự chủ, lùi lại và kết hợp tốt phương pháp dạy học lấy học
sinh làm trung tâm để có thể nâng cao chất lượng dạy và học. Trước tình hình đó, các
phương pháp dạy học mới dựa trên quan điểm phát huy tính tích cực của người học, đề
cao vai trò tự học của học trò, kết hợp với sự hướng dẫn của thầy đang được áp dụng
rộng rãi. Sự thay đổi này đã làm thay đổi không chỉ cách giảng dạy mà còn thay đổi cả
việc tổ chức quá trình dạy học, ứng dụng những công nghệ dạy học, phương tiện kỹ
thuật trong giảng dạy… từ đó khắc phục được nhược điểm của các phương pháp cũ, tạo
1
ra một chất lượng dạy và học. Tuy nhiên, những thay đổi về phương pháp còn quá ít,
quá chậm. Phương pháp đang được sử dụng phổ biến trong các tiết dạy là thuyết giảng
có áp dụng các phương pháp học tập thảo luận nhóm để tìm ra nội dung kiến thức, còn
quá nhiều tính chất áp đặt của thầy, coi nhẹ hoạt động tích cực, chủ động của trò. Việc
đổi mới phương pháp dạy học để tạo ra cho học sinh khả năng tự học tự nghiên cứu còn
chậm chạp và nhiều nghi ngờ về chất lượng và phương pháp giảng dạy, chưa mạnh dạn
tạo ra môi trường “người học tự chủ năng động, sáng tạo”. Do đó để khắc phục tình
trạng này theo cá nhân tôi cần: “Mạnh dạn đổi mới mạnh mẽ phương pháp giảng dạy,
khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo cho người học.
Từng bước áp dụng CNTT và các phương pháp thế kỉ 21 theo chương trình khóa học
khởi đầu của Intel và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy và học, đảm bảo thời gian
tự học, tự nghiên cứu cho học sinh. Phát triển phong trào ứng dụng CNTT và PPDH thế
kỉ 21 vào đổi PPDH và tạo ra một ý thức tự học, tự tìm tòi sáng tạo thường xuyên và
rộng khắp trong toàn bộ giáo viên và học sinh ở các môn học, lớp học”
1. 2/ Quan điểm dạy học lấy người làm trung tâm theo tinh thần khóa học khởi
đầu của Intel
Một xu hướng chung của phương pháp dạy học thế kỉ 21 theo tinh thần khóa học
khởi đầu của Intel là đổi mới theo quan điểm dạy học lấy người học làm trung tâm.
Quan điểm này có cơ sở lý luận từ việc nhận thức quá trình dạy học là quá trình có hai

chủ thể: Thầy và trò. Cả hai chủ thể này đều chủ động, tích cực, bằng hoạt động của
mình hướng tới tri thức, thầy thì hoạt động truyền đạt tri thức, còn trò thì hoạt động
chiếm lĩnh tri thức và biến nó thành vốn hiểu biết của mình để tiếp tục hoạt động nhận
thức và hoạt động thực tiễn… Đây là quan điểm dạy học được đa số các nước có nền
giáo dục tiên tiến quan tâm. Hoạt động của thầy và hoạt động của trò đều là hoạt động
có ý thức, dưới sự chỉ huy của ý thức để đạt mục tiêu của mình; người thầy không còn
can thiệp quá nhiều vào quá trình học tập tìm kiếm và khám phá kiến thức của học sinh,
vai trò của người thầy chỉ là tạo ra một môi trường để học sinh có cơ hội trao đổi tìm
kiếm và ý thức được mục tiêu của mình, người thầy luôn lùi lại và là người phản hồi
trung dung trong quá trình học sinh tìm tòi kiến thức. Vì vậy, kết quả nhận thức của học
sinh trong các quá trình học tập là tự chủ, là công cụ cho các em thực hiện mục đích của
mình. Do vậy, bàn về phương pháp dạy học chúng ta phải bàn đến cả phương pháp dạy
của thầy và phương pháp học của trò. Sự phù hợp của hai phương pháp này sẽ cho
chúng ta hiệu quả thực sự của việc dạy học.
Ta có thể so sánh để thấy được sự khác nhau của hai quan điểm giáo dục:
Quan điểm dạy học lấy thầy làm trung tâm
Quan điểm dạy học lấy người học làm trung tâm
1. Thầy truyền đạt tri thức
1. Thầy định hướng nghiên cứu và tài liệu
nghiên cứu
2. Thầy độc thoại phát vấn.
2. Trò tự mình tìm ra tri thức bằng hành
động tự học là chủ yếu
3. Thầy áp đặt những kiến thức có sẵn.
3. Đối thoại giữa trò với trò; giữa trò vời
thầy ( trò đưa ra câu hỏi )
4. Trò học thuộc lòng. 4. Cùng với thầy khẳng định kiến thức lĩnh
hội được. Hình thành các phương pháp học,
2
tư duy và giải quyết các vấn đề cụ thể.

5. Thầy độc quyền đánh giá cho điểm.
5. Tự đánh giá, tự điều chỉnh, để thầy cho
điểm.
Sự khác nhau căn bản của 2 quan điểm dạy học dẫn đến sự khác nhau trong việc xác
định các phương pháp cụ thể cho từng môn học, bài học, từng phần, từng đối tượng học
sinh….
Thực hiện chương trình dạy học theo quan điểm dạy học lấy người học làm trung tâm
thì hoạt động của thầy và trò tương ứng như sau:
• Người học khám phá tri thức, tự nghiên cứu - Thầy chỉ hướng dẫn và cung cấp
thông tin.
• Người học tự trả lời các thắc mắc do chính mình đặt ra, tự kiểm tra mình - Thầy
là trọng tài.
• Người học tự hành động, tự kiểm tra, tự điều chỉnh - Thầy làm cố vấn.
Để thực hiện được quá trình dạy học theo quan điểm lấy người học làm trung tâm
theo tinh thần dạy học của Intel người thầy giáo phải làm gì?
Vai trò người thầy trong quá trình dạy học theo quan điểm lấy người học là trung tâm
không thể bị mờ nhạt mà trái lại còn rõ nét hơn, người thầy vẫn là “linh hồn” của giờ
học sinh động và sáng tạo. Bởi vì, để có thể làm người hướng dẫn, cung cấp thông tin,
trọng tài, cố vấn… người thầy phải hiểu biết sâu sắc những kiến thức cơ bản của môn
học mình đảm nhiệm, đồng thời phải tự bổ sung vốn kiến thức của mình thường xuyên
và có định hướng rõ ràng qua tài liệu, sách báo… Người thầy phải nắm vững bản chất
và các quy luật của quá trình dạy học để có thể tìm ra hoặc ứng dụng những phương
pháp dạy học phù hợp với đối tượng của mình nhất. Một vấn đề quan trọng nữa là,
nhiều thầy cô nhận thức được sự cần thiết phải đổi mới phương pháp nhưng rất khó từ
bỏ các phương pháp đã quen dùng. Do đó, muốn thực hiện đổi mới phương pháp dạy
học thì trước hết là bản thân mỗi giáo viên phải ý thức được để chủ động từ bỏ các
phương pháp dạy học đã và đang trở thành thói quen và chuyển hẳn sang các phương
pháp mới; hãy chấp nhận một điều là “Đừng lo sợ học sinh không biết gì, đừng lo sợ
chất lượng giờ học” hãy coi mình là người trọng tài trong một trận đấu tìm tòi tri thức,
người cố vấn trong tiết dạy và chấp nhận cho học sinh những lỗ hỏng kiến thức không

cần thiết.
2/ THỰC TRẠNG CỦA VIỆC ỨNG DỤNG CNTT VÀ KHÓA HỌC KHỞI ĐẦU
CỦA INTEL VÀO ĐỔI MỚI PPDH CỦA TRƯỜNG THCS ĐỒNG NAI
2.1/ Một số kết quả đạt được:
Trong những năm qua, việc ứng dụng CNTT vào đổi mới PPDH nói chung và
ứng dụng PPDH thế kỉ 21 theo tinh thần khóa học khởi đầu của Intel nói riêng của
trường THCS Đồng Nai đã được chú trọng và có sự đầu tư đúng mức từ công tác chỉ
đạo, xây dựng kế hoạch đến việc triển khai tổ chức thực hiện và đã đạt được những kết
quả nhất định
- Nhiều thầy cô đã được tham gia các lớp tập huấn, hội thảo của Bộ giáo dục, của Sở
giáo dục về việc ứng dụng CNTT vào đổi mới PPDH.
3
- Nhà trường đã trang bị nhiều phương tiện giảng dạy công nghệ như đèn chiếu
Projector, máy vi tính để bàn, máy tính xách tay, phần mềm giảng dạy.
- Đã tổ chức nhiều lần tập huấn, hướng dẫn sử dụng các chương trình phần mềm dạy
và học, các chuyên đề về đổi mới PPDH, triển khai áp dụng các PPDH hiện đại, sử dụng
các thiết bị phần mềm hỗ trợ dạy học.
- Tổ chức nhiều tiết thao giảng có ứng dụng CNTT. Tổ chức thường xuyên các
chương trình vui để học có ứng dụng CNTT. Tổ chức giảng dạy tin học cho học sinh.
- Ngày càng nhiều tiết dạy đã được các thầy cô chuẩn bị đầu tư công phu từ việc
thiết kế bài giảng, lựa chọn phối hợp các PPDH đến việc tổ chức hiệu quả tiết dạy có
ứng dụng CNTT.
- Ban giám hiệu thường xuyên động viên và chỉ đạo các thầy cô thực hiện các tiết
giảng dạy có ứng dụng CNTT, rút kinh nhgiệm. Chỉ đạo việc nghiên cứu và thực hiện
các đề tài có ứng dụng CNTT trong giảng dạy đem lại nhiều hiệu quả cho dạy và học.
Tất cả những hoạt động thực hiện Ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH đó về cơ
bản đã tạo ra một phong trào, tạo ra một bước chuyển biến tích cực trong quá trình dạy
và học của nhà trường.
2.2/ Một số tồn tại
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Ứng dụng CNTT vào đổi mới

PPDH còn một số tồn tại sau:
- Cho tới nay nhà trường vẫn đang còn thiếu phòng học nên chưa có phòng học
nghe nhìn nên không thuận lợi cho việc giảng dạy.
- Việc thực hiện các tiết giảng chưa thật sự là thường xuyên, đôi lúc chhưa đồng
bộ ở các thầy cô trong tổ.
- Việc áp dụng các phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại, việc khai thác các phần
mềm ứng dụng dạy và học đạt hiệu quả chưa cao, đôi lúc còn hình thức.
- Việc hướng dẫn học sinh tự học, tự tìm tòi sáng tạo, hoạt động thảo luận nhóm
chưa cao và chưa thật sự mạnh dạn đúng mức. Chưa mạnh dạn đưa ra các dự án cho
môn học đối với học sinh.
2.3/ Nguyên nhân
- Quy mô lớp học còn đông, không gian lớp học chưa đủ rộng để thực hiện các
hoạt động có hiệu quả.
- Một số thầy cô giáo còn hạn chế trong việc sử dụng thiết bị, phần mềm dạy học.
- Học sinh quen với lối học tập thụ động, thiếu năng động trong việc tham gia
các hoạt động học tập trên lớp, điều đó gây khó khăn cho việc áp dụng các PPDH tích
cực.
- Dạy học có Ứng dụng CNTT và PPDH thế kỉ 21 theo tinh thần khóa học khởi
đầu Intel đòi hỏi mất nhiều thời gian, chuẩn bị một tiết dạy rất công phu nhiều công sức
trí tuệ nên một số thầy cô còn ngại.
III/ HAI PHƯƠNG PHÁP ỨNG DỤNG CNTT VÀ KHÓA HỌC KHỞI ĐẦU
INTEL VÀO ĐỔI MỚI PPDH
4
Sau đây là một số giải pháp ứng ụng CNTT và Khóa học khởi đầu của Intel vào
đổi mới PPDH ở trường THCS.
1. Một phương pháp dạy học được hình thành trên cơ sở quan điểm dạy học lấy
người học làm trung tâm, đó là phương pháp nêu vấn đề nghiên cứu.
Thực chất của phương pháp nêu vấn đề nghiên cứu là thầy giáo xây dựng những
nội dung có vấn đề dưới dạng một câu, một bài làm có tính chất nghiên cứu trong một
hệ thống nhất định, còn học sinh tự lực làm bài đó. Trong quá trình làm bài, học sinh

dần dần tiếp thu tri thức và hình thành năng lực vận dụng tri thức.
Sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề nghiên cứu phải thực hiện các bước sau:
• Giai đoạn 1: Định hướng
Một là, thầy giáo nêu vấn đề nghiên cứu và đưa học sinh vào tình huống có vấn đề.
Nhờ đó học sinh ý thức được vấn đề, tức là xuất hiện những mâu thuẫn của nhận thức
và xuất hiện nhu cầu giải quyết vấn đề.
Hai là, học sinh phát biểu vấn đề dưới hình thức nêu ra những mâu thuẫn cần giải quyết
và định hướng hoạt động của bản thân dưới sự tổ chức và hoạt động của thầy.
• Giai đoạn 2: Lập kế hoạch
Học sinh sử dụng vốn tri thức của mình và sưu tầm những tài liệu cần thiết có liên quan
đến việc giải quyết những mâu thuẫn đã đặt ra. Học sinh tự lực nêu ra những giả thuyết
để chuẩn bị giải quyết mâu thuẫn. Học sinh tự xây dựng kế hoạch giải quyết vấn đề
dưới dạng các đề cương chi tiết.
• Giai đoạn 3: Thực hiện kế hoạch
Ở giai đoạn này, học sinh tự thực hiện kế hoạch do mình đề ra dưới sự uốn nắn, giúp đỡ
của thầy. Sau đó, học sinh tự đánh giá bằng cách đối chiếu kết quả với những giả thuyết
đặt ra và định hướng mục tiêu ban đầu.
• Giai đoạn 4: Kiểm tra, tổng kết
Ở giai đoạn này, thầy giáo đưa ra những kết luận của vấn đề để học sinh tự mình đánh
giá kết quả của mình sau một qúa trình thực hiện học tập. Nhận lại những kết quả đó,
tiếp thu các ý kiến phản hồi xem xét và đưa ra một kết luận khách quang cho học sinh.
Quá trình xây dựng và phát triển đất nước đang làm thay đổi toàn diện những
hoạt động của con người trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục – đào tạo. Để
thực hiện yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo tinh thần lấy người học làm trung
tâm, chúng ta nghiên cứu quy trình tổ chức, điều khiển và tổ chức, tự điều khiển trong
hoạt động dạy học ở trường THCS như sau:
Quy trình này diễn ra theo các bước sau:
Phát lệnh: Trong quá trình dạy học có hai trung tâm phát lệnh là giáo viên và học sinh.
Nếu trung tâm phát lệnh là giáo viên thì những lệnh phát ra là những yêu cầu có tính hệ
thống khái quát thể hiện ở dạng các câu hỏi có tính vấn đề, các bài tập….. có tác dụng

đưa học sinh vào tình huống có vấn đề, định hướng hoạt động học tập và kích thích học
sinh tự giải quyết các tình huống đó. Nếu trung tâm phát lệnh là học sinh thì đó thường
là những thắc mắc thể hiện yêu cầu nhận thức của học sinh chưa được đáp ứng đầy đủ.
Chính những câu hỏi của học sinh sẽ đưa cả lớp vào tình huống có vấn đề (kể cả thầy).
5

×