Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Tiểu luận các loại bao bì trong công nghệ sản xuất kem đh công nghiệp thực phẩm TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (804.98 KB, 24 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
KHOA CÔNG NGHÊ THỰC PHẨM
TIỂU LUẬN:
TP.HCM, tháng 7 năm 2014
MỤC LỤC
Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội thì thực phẩm ngày càng đa dạng, có nhiều loại thực
phẩm mới ra đời. Và đi kèm theo sự gia tăng số lượng loại thực phẩm mới thì càng nhiều bao bì với
nhiều vật liệu mới ra đời để đáp ứng cho việc chứa đựng thực phẩm có những tính chất khác nhau.
Sản phẩm kem thực phẩm là sản phẩm thu được từ việc làm đông lạnh hỗn hợp đã thanh trùng của
chất béo và protein có bổ sung các thành phần khác, hoặc từ hỗn hợp của nước, đường và các thành phần
khác và được bảo quản ở trạng thái đông lạnh hoặc đông lạnh một phần.
Đối với sản phẩm kem, để chọn bao bì phù hợp là điều hết sức quan trọng. Bao bì được chọn phải
phù hợp với đặc tính của sản phẩm kem.
Đề tài nhóm nêu ra nhằm hiểu rõ hơn về các loại bao bì được sử dụng trong công nghệ sản xuất
kem
Trường Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm Tìm hiểu các loại bao bì
TP.HCM trong công nghệ sản xuất kem
Vì đây là lần đầu tìm hiểu về các loại bao bì sử dụng trong sản xuất kem nên
nhóm không thể không tránh những sai sót rất mong được thầy cô và các bạn đóng góp
ý kiến để để tài được hoàn thiên hơn
Trường Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm Các loại bao bì kem
TP.HCM
CHƯƠNG 1: SẢN PHẨM KEM TƯƠI
1. Giới thiệu
Người tiêu dùng ở mọi lứa tuổi khác nhau, nhưng ít người biết rằng kem có một
lịch sử khá lâu đời. Kem ăn xuất hiện ở thế kỷ thứ 4 trước công nguyên, ở các quốc gia
như La Mã, Trung Hoa phục vụ cho vua chúa bằng cách lấy đá lạnh trên các đỉnh núi
cao về trộn với các loại trái cây hoặc sữa tạo thành món “kem”.
Theo truyền thuyết thì Marco Polo đã mang bí quyết chế biến kem từ Trung
Quốc về Mỹ, sau này người Mỹ đã biến việc sản xuất kem thành một nền công nghệ


chế biến phát triển mạnh mẽ. Năm 1946, bà Nancy Johnson người New York đã phát
minh ra một loại tủ lạnh chuyên dùng để chứa kem, máy làm kem ngày nay được
mang tên “Johnson Patent Ice-Cream Freezer”. Năm 1962, công nghệ làm kem thương
mại lần đầu tiên được cấp bằng sáng chế.
Cùng với thời gian, ngành sản xuất kem phát triển mạnh mẽ cho ra đời nhiều
dòng sản phẩm: kem hộp, kem ly, kem chocolate, kem trái cây, kem vani, kem corneto
kem trở thành món ăn tráng miệng ưa thích của cả trẻ em lẫn người lớn.
Theo thống kê của Hiệp hội kem ăn thế giới, loại kem phổ biến nhất là kem
vani-29%, kế đến là kem chocolate-8.9%, kem hạt dẻ và kem dâu-5.3%, kem tổng
hợp-4.2%, kem bọc chocolate-3.9%, kem vanola kiểu Pháp-3.8%.
Theo số liệu của Hiệp hội các nhà sản xuất sữa và các sản phẩm từ sữa, Mỹ là
quốc gia sản xuất kem ăn lớn nhất thế giơi với 61.3 triệu hectolit/năm, kế đến là Trung
Quốc 23.6 triệu hectolit/năm. Tuy nhiên, New Zealand lại là nước tiêu thụ kem mạnh
mẽ nhất thế giới với 26.3 triệu hectolit/năm, kế đến là Mỹ 22.5 triệu hectolit/năm.
Trung bình, một người New Zealand sử dụng 26.3 lit kem/năm, trong khi đó mức tiêu
thụ kem của người Trung Quốc là 1.8 lit/năm. Mức tiêu thụ kem trung bình của người
Việt Nam là 0.3 lit/năm.
2. Thành phần và cấu trúc của kem
Kem phức tạp hơn bạn nghĩ. Thành phần của nó không chỉ có nước đá và
kem. Hầu hết kem được làm từ nước (55% -64%), sữa và kem (>28%), đường (10%
Trường Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm Các loại bao bì kem
TP.HCM
-14%), hương liệu và các chất phụ gia khác để giúp duy trì sự ổn định của cấu trúc
đông lạnh.
Khi nhìn vào kính hiểm vi ta thấy kem được tạo thành gồm 4 phần: nước đá,
không khí, chất béo và dung dịch nước. Chúng liên kết và tương tác với nhau để tạo
thành tính chất của kem ở dạng kem mềm, kem dẻohay kem cứng.
Hình 1: Ảnh kem dưới kính hiển vi điện tử
A: bong bóng khí F: chất béo
C: tinh thể nước đá S: dung dịch nước

Kem là một hệ đồng nhất gồm hệ bọt và hệ nhũ tương. Không khí trong kem
không kết hợp với các chất khác, nó tại thành những bong bóng nhỏ trong hỗn hợp
kem (hệ bọt). Hệ nhũ tương là sữa được phân tán trong nước tốt nhất.
3. Nguyên liệu trong sản xuất kem
• Sữa và các sản phẩm từ sữa: Tạo nên giá trị dinh dưỡng và hương vị cho kem.
Sữa dùng cho sản xuất kem là sữa tươi, sữa bột nguyên cream, Sữa làm kem là
phải có hàm lượng chất béo cao, lượng chất béo trong sữa giúp tạo nên cấu trúc
đặc trưng của sản phẩm.
• Đuờng: Giúp tạo vị ngọt, hiệu chỉnh hàm lượng chất thô, tăng giá trị dinh dưỡng.
Ngòai đuờng lactose có sẵn trong sữa , thuờng đuợc sử dụng đường saccharose,
đuờng nghịch đảo….
Trường Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm Các loại bao bì kem
TP.HCM
• Chất béo: thành phần chủ yếu tham gia cấu trúc kem, có thể sử dụng như dầu thực
vật, dầu cải, dầu dừa kết hợp với chất béo của sữa để sản xuất kem. Hàm lượng
dầu thực vật chiếm 6-10% khối luợng kem thành phẩm.
• Chất nhũ hóa: vai trò liên kết chất béo, khả năng giữ nuớc của kem.
• Chất ổn định: tạo ra mạng lưới không gian để hạn chế sự chuyển động tự do của
các phân tử nuớc, giúp cho quá trình lạnh đông hỗn hợp nguyên liệu , các tinh thể
đá có kích thuớc nhỏ hơn, kem trở nên đồng chất hơn.
• Có bản chất protein như gelatin, casein, albumin, hay carbonhydrat như agar-
agar, gum arabic, CMC
• Chất tạo huơng: các lọai huơng liệu thường đuợc sửa dụng như vanilla, mùi
cam,mùi sầu riêng, dâu, đuợc trích ly từ thực vật họăc bằng phuơng pháp tổng
hợp hóa học. Ngòai mục đích tạo huơng còn tăng giá trị dinh duỡng cho thành phần
kem.
• Chất màu: Nhóm chất màu tự nhiên có độ bền kém hơn so với chất màu tổng hợp
trong điều kiện sản xuất công nghiệp. Việc sử dụng chất màu tuân theo qui định sử
dụng phụ gia của mỗi quốc gia.
• Nguyên liệu khác :

o Nuớc và không khí:nuớc giúp tạo tinh thể đá, tạo độ cứng, tạo cảm giác mát lạnh
khi sử dụng. Không khí giúp sản phẩm mềm, xốp.
o Acid: tạo độ chua thích hợp cho kem, tác dụng ức chế sự phát triển của một số vi
sinh vật có trong sản phẩm.
o Tinh bột: các nhà sản xuất kem ở Việt Nam thuờng sử dụng tinh bột hay tinh bột
biến tính nhằm mục đích tăng độ kết dính của khối kem.
4. Quy trình sản xuất kem
Nguyên liệu chính : sữa, cream, bột sữa gầy, syrup đuờng
Nguyên liệu phụ: chất tạo nhũ, chất ổn định màu, mùi
Chuẩn bị
Chuẩn bị
Phối trộn
Đồng hóa
Thanh Trùng
Ủ chín
Lạnh đông sơ bộ
Xếp vào thùng
Lạnh đông kết thúc
Trường Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm Các loại bao bì kem
TP.HCM
Rót hộp/ ly
Kem hộp/ly
Đổ khuôn
Bao gói
Tạo màng bao chocolate
Tháo khuôn
Lạnh đông kết thúc
Đặt que vào khuôn kem
Làm đông trung gian
Hộp/ ly

Thùng
Kem que
Thùng
Bao bì
4. Phân loại
Loại bao bì Loại kem Thương hiệu
Bao bì giấy
tráng nhôm
Kem Ốc Quế
Kem Cornetto nhãn hàng kem Wall`s của Unilever
Kem Ốc Quế Celano của công ty Kido`s
Bao bì hộp
nhựa
Kem hộp
Kem hộp của Vinamilk 450ml
Kem Merino của công ty Kinh Đô
Bao bì túi
plastic
Kem que cây
Kem cây Merino của công ty Kinh Đô
Kem Cây Celano của công ty Kido`s
CHƯƠNG 2: BAO BÌ GIẤY TRÁNG NHÔM CHO SẢN PHẨM KEM

1. Cấu tạo
Vật liệu: nhôm + giấy + PE
Giấy tráng nhôm được làm chủ yếu từ nhôm lá mỏng ( hoặc giấy nhôm). Lá
nhôm là kim loại lá mỏng thường được sử dụng với độ dày dưới 0,2 mm (8 mils).
2. Tính chất
Giấy nhôm thường mềm dẻo, và có thể dễ dàng uốn cong hoặc quấn quanh đối
tượng. Giấy nhôm rất mỏng manh và đôi khi được ép vào các vật liệu khác như nhựa

hoặc giấy để làm cho chúng hữu ích hơn.
Nhôm lá mỏng có một mặt sáng bóng và mờ, dày hơn 25 mm, không thấm oxy
và nước, được xem như rào cản ánh sáng và oxy, mùi vị không mong muốn, độ ẩm ,
và vi khuẩn , nó được sử dụng rộng rãi trong thực phẩm và dược phẩm. Nhôm được sử
dụng để làm bao bì ( đóng gói vô trùng ) cho đồ uống và sản phẩm sữa, cho phép lưu
trữ mà không cần giữ lạnh.
Ngoài ra, do lớp nhôm không tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm nên còn có một
lớp nhựa PE ở trong cùng để chống thấm hơi nước, nước…
 Ưu điểm nổi bật của giấy tráng nhôm:
− Giá thành rẽ, tiết kiệm chi phí sản xuất.
− Độ bền cơ học cao, ngăn chặn rò rỉ tốt, khó rách.
− Giấy này có khả năng chống thấm khí hơi rất cao ở mặt trong lẫn mặt ngoài, nhằm
ngăn cản hoàn toàn tác động của môi trường lên thực phẩm.
− Nhẹ nhưng bền và dai.
− Có thể bảo quản các sản phẩm giàu vitamin, dưỡng chất tốt hơn các loại bao bì khác,
tránh khỏi sự phân huỷ dưới ánh sáng mặt trời.
− Bảo vệ, kéo dài thời gian bảo quản cho sản phẩm.
− Chất lượng in ấn cao, in được nhiều màu sắc, thiết kế bất kỳ có thể in dập nổi.
− Thân thiện với môi trường.
− Ứng dụng để bao gói cho nhiều sản phẩm khác nhau như : sô cô la, bơ, thực phẩm
nhiều chất béo, thực phẩm lạnh, đông…
 Phương thức sản xuất
Nhôm lá mỏng được sản xuất bằng cách lăn tấm thỏi đúc từ phôi nhôm nóng
chảy, sau đó lại lăn trên tờ giấy và máy cán lá với độ dày mong muốn, hoặc bằng cách
liên tục đúc và cán nguội. Để duy trì một độ dày ổn định trong sản xuất giấy nhôm,
bức xạ beta được truyền qua lá nhôm với một cảm biến ở phía bên kia. Nếu cường độ
quá cao, các con lăn điều chỉnh, tăng độ dày. Nếu cường độ trở nên quá thấp và lá
nhôm đã trở nên quá dày, các con lăn tăng áp lực hơn, làm cho lá được mỏng hơn.
Một số chất bôi trơn cần thiết trong giai đoạn cán, nếu không bề mặt lá có thể bị
đánh dấu như hình xương cá. Dầu bôi trơn Kerosene thường được sử dụng cho bao bì

thực phẩm.
 Ứng dụng trong sản xuất bao bì kem
Với cấu tạo và nhiều tính năng vượt trội như trên, ngày nay bao bì giấy tráng
nhôm được ứng dụng nhiều trong bao gói thực phẩm, trong đó có bao bì kem.
CHƯƠNG 3: BAO BÌ NHỰA CHO DẠNG KEM
1. Yêu cầu vật liệu bao bì hộp nhựa
− Chịu được nhiệt độ thấp.
− Không độc va không làm thực phẩm có mùi lạ.
− Ngăn chặn sự thất thoát hay xâm nhập của hơi nước và không khí.
− Đóng nắp hộp và in ấn, trang trí lên bề mặt ngoài hộp dễ dàng.
− Không bị biến đổi, biến dạng khi vận chuyển, lưu trữ, khi xếp chồng lên
nhau.
2. Cấu tạo của bao bì hộp cứng
Các loại nhựa cấu tạo hộp nhựa thân cứng: HDPE (High-density polyethylene),
PS (Polystyrene), PP (Polypropylene).
a. Bao bì nhựa PP ( Polypropylen)
− Polypropylen (PP) có mối quan hệ gần nhất với PE. Cả hai thuộc về họ polyolefin,
được hình thành từ những nguyên tử C và H.
− Polypropylen được tạo ra bằng cách trùng hợp cá phân tử propylene (các đơn vị
monomer) thành mạch polymer dài. Polypropylene được sản xuất bằng phương pháp
hóa học, nó tương đối cứng, có độ nóng chảy cao, nhiệt độ sôi thấp và khả năng chống
va đập tương đối tốt. Pp là polymer được tiêu thụ phổ biến thứ 2 và biết đến do độ bền,
khả năng chống hóa học, tiết kiệm. Mã nhận biết loại nhựa của nó là
− Polypropylene được trùng hợp đầu tiên vào ngày 11/3/1954 bởi Giulio Natta. Công
thức phân tử: (C
3
H
6
)
n

− Plastic PP được thổi thành chai lọ, hộp có độ trong mờ do thành có độ dày cao
− Dạng màng có độ trong suốt cao, độ bóng bề mặt cao, khi bị vò cho tiếng thanh hơn so
với màng của nhóm plastic PE
− PP có tỷ trọng thấp: 0,885 ÷ 0,905 g/cm
3
− Chịu nhiệt độ cao: nhiệt độ chảy mềm:
o t
0
nc
= 132 ÷ 149
0
C
o
t0
min
= - 18
0
C
o t
0
hàn
= 150
o
C
− Màng PP có tính chống thấm khí hơi rất tốt. Chống thấm chất béo tốt
− Màng PP có tính bền cơ học cao, tỷ lệ giãn dài thấp, do đó được chế tạo thành sợi, dệt
thành dạng bao bì lớn.
− Nhiệt độ hàn dán mí bao bì PP cao so với PE vì vậy ít dùng PP làm lớp trong cùng
− Thông số kỹ thuật của polypropylene
Các đặc tính Giá trị

Khối luợng riêng 900kg/m
3
Modulus đàn hồi kéo 1.1-1.4 GPa
Ứng xuất phá hủy kéo ( độ bền kéo) 20-30 MPa
Biến dạng phá hủy kéo 300%
Độ bền nén 40-55MPa
Độ bền va đập 0.0025-0.1 J/mm
Nhiệt độ uốn dưới tải trọng (HDT)
(1.8MPa)
50-60
o
C
Hệ số giãn nở nhiệt 110x10
-6
/
o
C
Độ dẫn nhiệt 0.2W/m/
o
C
Khả năng hút nước ( 24giờ,20
o
C) 0.03%
Chất lượng đúc Tốt
Khả năng gia công cơ khí Tốt
Tính quang học Trong suốt đến mờ đục
Tốc độ cháy Chậm
Khả năng chống lại chất hóa học Tốt
− Tuy nhiên, nhựa PP cũng có một số nhược điểm là
o Bị thoái hoá bởi tác động của tia cực tím (tia UV)

o Bị tác động bởi các hợp chất thơm
o Tốc độ oxy hoá tăng khi lẫn tạp với một số kim loại
o Ở nhiệt độ thấp, độ bền va đập của PP khá thấp
o Khả năng kết dính không cao
 Ứng dụng của PP
− Dùng làm bao bì một lớp chứa đựng bảo quản thực phẩm, không yêu cầu chống oxy
hóa một cách nghiêm ngặt. PP cũng được sản xuất dạng màng ghép cùng với nhiều
màng vật liệu khác để đảm bảo tính chống thấm khí, hơi, dầu mỡ
− Tạo sợi dệt bao bì đựng lương thực, ngũ cốc có khối lượng lớn
− Màng PP bao phủ ngoài cùng đối với lớp màng ghép nhiều lớp để tăng tính thấm khí,
hơi nước, tạo khả năng in ấn
 Quy trình sản suất bao bì PP
− Tạo sợi PP: Hạt nhựa PP được nạp vào phễu chứa của bộ thiết bị tạo sợi, nhờ máy hút
đưa vào máy đùn, gia nhiệt nóng chảy, trục vít đùn nhựa lỏng ra miệng khuôn có chiều
dài, chiều dày điều chỉnh theo yêu cầu, màng nhựa hình thành qua bể nước làm lạnh
định hình, màng đi vào trục dao xẻ thành sợi có chiều rộng theo yêu cầu (2-3 mm) , sợi
trải qua bộ phận gia nhiệt để ổn định sợi rồi đến máy cuốn sợi
− Trong quá trình tạo sợi, các phế phẩm sợi, bavia của màng nhựa được thu hồi kiểu hút,
cắt đập nhỏ đưa trở lại máy đùn.
− Dệt tấm vải PP: Các cuộn sợi PP được đưa vào máy dệt tròn 04 thoi dệt thành ống vải
PP, nhờ dao xẻ thành mành vải PP qua cơ cấu cuốn thành cuộn vải PP.
− Tráng màng vải PP: Cuộn vải PP được xe nâng vận chuyển lắp lên máy tráng màng,
tấm vải PP được tráng lớp nhựa PP dày 30mm để tăng liên kết của sợi vải chống ẩm.
− Hệ thống tạo ống bao: Cuộn vải PP đã được tráng màng và cuộn giấy Kraft được đưa
đến hệ thống tạo ống bao. Tại đây vải PP được in nhãn hiệu sau đó lồng vào cùng băng
giấy Kraft dán thành ống, qua hệ thống dao cắt ống và van thành ống bao qua băng
chuyền đưa ra ngoài.
− Dàn máy may đầu, đóng bao: ống bao đuợc đưa đến cấp đều cho hệ thống gập van tự
động và đến máy may đầu, đóng bao cùng đồng thời qua hệ thống băng xích có vấu.
Sản phẩm bao bì hoàn thành theo băng tải ra đóng kiện.

− Đóng kiện bao: Sản phẩm bao bì được kiểm tra, ép bó xếp lên kiện được xe nâng hàng
chuyển về kho chứa.
Hạt nhựa PP
Máy tạo sợi
Máy dệt
Máy tráng
Cắt may
In
Bó buộc, ép kiện
Bao thành phẩmPP, không tráng, cóin hoặc không in
In
Cắt may, tạo hông tự động
Bao thành phẩmPP có tráng, có inhoặc không in
Máy tạo hông
Gấp val
May hai đầu
In giáp lai
Bao thành phẩm xi măng PK, KPK, BOPP, bao hoá chất các loại
Kho Thành phẩm
Giao hàng
b. Bao bì HDPE
HDPE có thể được trùng hợp từ phản ứng Ethylene CH2=CH2 ở áp suất khí quyển với
nhiệt độ 70
0
C; hoặc ở áp suất 2750-3450 kN/m
2
ở nhiệt độ 100-175
o
C
Cấu trúc: HDPE được cấu tạo bởi đa số các chuỗi polyetylene thẳng được sắp xếp

song song, mạch thẳng của mononer có nhánh rất ngắn và số nhánh không nhiều.
Tính chất: HDPE có tính cứng vững cao, trong suốt nhưng có mức độ mờ đục cao hơn
LDPE, độ bóng bề mặt không cao, có thể chế tạo bằng màng đục do có phụ gia TiO
2
.
− Khả năng bền nhiệt cao hơn LDPE, nhiệt hóa mềm dẻo là t
nc
= 121
0
C, nên có thể làm
bao bì thực phẩm áp dụng chế độ thanh trùng pasteur; hoặc làm bao bì thực phẩm
đông lạnh như thủy sản vì t
min
= -460C, t
hàn
= 140-1800C.
− Ngoài tính cứng vững cao HDPE có độ bền cơ học cao, sức bền kéo, sức bền va chạm,
bền xé đều cao hơn LDPE và LLDPE, nhưng vẫn bị kéo dãn, gây phá vỡ cấu trúc
polyme dưới tác dụng của lực hoặc tải trọng cao.
− Tính chống thấm nước, hơi nước tốt.
− Tính chống thấm chất báo tốt hơn LDPE và LLDPE
− Tính chống thấm khí, hương cao hơn LDPE và LLDPE
− Khả năng in ấn tốt hơn so với LDPE và LLDPE.
Công dụng của HDPE
− HDPE có độ cứng vững cao, tính chông thấm khí, hơi khá tốt, tính bền cơ học cao nên
được dùng làm vật chứa đựng như các thùng (can chứa đựng) có thể tích 1-20 lít với
độ dày khác nhau để đảm bảo độ cứng vững của bao bì theo khối lượng chứa đựng.
− Túi xách để chứa các loại vật, vật phẩm, lớp bao bọc ngoài để chuyển vật phẩm đi.
− Nắp của một số loại chai lọ thủy tinh.
− HDPE thường không dùng làm bao bì để bao gói thực phẩm chống oxi hóa.

− HDPE đã được dùng làm lớp bao bọc cách điện cho các loại dây cáp dưới nước và cho
rada.
c. Bao bì nhựa PS ( Polyslyrene)
Polyslyrene là sản phẩm trùng hợp của styrene với xúc tác khởi đầu của một
peroxide. Sự trùng hợp xảy ra ở các nối đôi của nhóm ethylene gắn với nhân thơm-
phản ứng xảy ra ở áp suất thấp trong khoảng nhiệt độ 105 ÷ 190
o
C.
 Tính chất:
− PS là loại polymer vô định hình, có những đặc tính sau :
− Trong suốt
− Tính cứng vững cao, giòn
− Tính bền cơ cao, chịu đựng được sự va chạm, mài mòn, lực xé rách cao hơn các loại
plastic phổ biến trong ngành thực phẩm nhưng kém hơn PC.
− Nhiệt độ nóng chảy t
nc
= 88
o
C
− Tính chống thấm nước tốt
− Tính chống khí hơi rất kém.
 Ứng dụng: PS được thổi và dập tạo thành các loại khay chứa đựng trứng, bánh,
thức ăn ăn liền, nguyên liệu thực phẩm như cá tươi, thịt tươi đã xử lý và được
bày bán trong vòng 12 giờ trong nhiệt độ < 4
o
C, rau quả bán lẻ bảo quản ở nhiệt
độ 8 – 12
o
C.
3. Cấu tạo của bao bì túi plastic

Có nhiều loại vật liệu khác nhau để làm bao bì túi plastic như là OPP+PE,
OPP+PP…. nhưng đều có đặc điểm chung là bao bì lớp ngoài cùng được làm nhựa
OPP vì nó có đặc tính đặc biệt dễ xé rách khi có 1 vết cắt
CHƯƠNG 4: GHI NHÃN CHO CÁC DẠNG BAO BÌ SẢN PHẨM KEM
1. Vai trò của nhãn hiệu thực phẩm
Nhãn hiệu thực phẩm là yếu tố quan trọng tạo nên chức năng thứ hai của bao bì
thực phẩm. Nhãn hiệu là nhiệm vụ thông tin, giới thiệu thu hút người tiêu dùng bởi nội
dung ghi nhãn và hình ảnh. Sự trình bày hình ảnh màu sắc minh họa cho thực phẩm là
yếu tố không bắt buộc, nhưng các chi tiết về đặc tính cảm quan của thực phẩm được
chỉ rõ và không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Nhãn hiệu là một trong những yếu
tố đem lại thiện cảm, thu hút người mua hàng hóa.
Sản phẩm thực phẩm được đảm bảo an toàn vệ sinh, đặc tính dinh dưỡng nhờ bao
bì, có thể thu hút khách hàng nhờ kiểu dáng bao bì, tính thuận lợi trong sử dụng, vận
chuyển, tái đóng mở. Nhưng sản phẩm sẽ không có giá trị thương phẩm nếu thiếu nhãn
hiệu hoặc nhãn hiệu không đúng quy cách hoặc bị rách, mờ nhạt.
Hiện nay, tất cả các loại thực phẩm nói riêng và hàng hóa nói chung đều cần phải
ghi nhãn hiệu đúng quy cách. Những hàng hóa ghi nhãn hiệu đúng quy cách và có
những thông tin về đặc tính hay thành phần đặc biệt thường tạo được thế cạnh tranh
vững chắc trên thị trường.
2. Nội dung ghi nhãn của sản phẩm kem
Gồm các phần bắt buộc:
− Tên của thực phẩm
− Liệt kê thành phần thực phẩm
− Thành phần nguyên liệu để chế biến sản phẩm
− Giá trị dinh dưỡng của sản phẩm
− Định lượng của sản phẩm
− Địa chỉ nơi sản xuất
− Nước xuất xứ
− Thời hạn sử dụng
− Hướng dẫn bảo quản

− Hướng dẫn sử dụng
 Nhãn của bao bì kem cụ thể của công ty Vinamilk sản phẩm kem dâu
KẾT LUẬN
Kỹ thuật vật liệu phát triển đã cung cấp đa dạng loại vật liệu bao bì cho ngành
thực phẩm. Tuy nhiên, mỗi loại vật liệu điều có ưu khuyết điểm riêng. Mỗi loại vật
liệu hoặc từ sự kết hợp của nhiều loại vật liệu để che lắp khuyết điểm của từng loại
riêng rẽ, tạo nên bao bì mang nhiều ưu điểm, đáp ứng yêu cầu bảo quản nguyên liệu và
sản phẩm thực phẩm, đã đưa ngành công nghệ thực phẩm phát triển nhanh, giảm thiểu
tổn thất do hư hỏng sản phẩm, đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần bảo vệ sức khỏe
cho cộng đồng.
Bao bì cho sản phẩm kem có 3 dạng chính mà nhóm đại diện nêu ra ở đây là:
bao bì giấy ghép lớp, bao bì túi plastic, bao bì nhựa. Mỗi loại bao bì điều có đăc trưng
chuyên biệt. Nhưng tất cả điều vì mục đích chung:
− Đảm bảo chất lượng sản phẩm kem sau quá trình chế biến.
− Kéo dài thời gian bảo quản, lưu trữ.
− Thông tin, tiếp thị cho sản phẩm.
− Quản lý sản phẩm trong suốt quá trình phân phối đến tay người tiêu dùng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài giảng công nghệ bao bì và đóng gói thực phẩm, Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm
TP.HCM
2. Đống Thị Anh Đào (chủ biên), (2005), Kỹ thuật bao bì thực phẩm, Nhà xuất bản Đại
học quốc gia TP.HCM

×