Đề bài số 5:
A tố giác và yêu cầu xử lý hình sự đối với B về hành vi gây thương tích
cho mình tại công an huyện X, qua xác minh xét thấy hành vi của B có dấu hiệu
tội phạm, cơ quan điều tra huyện X tỉnh Y ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và
khởi tố bị can đối với B về tội cố ý gây thương tích theo khoản 1 Điều 104 BLHS
và đề nghị viện kiểm sát phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án, quyết định khởi tố
bị can.
Câu hỏi:
Câu 1: Việc đề nghị Viện kiểm sát phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án,
khởi tố bị can của Cơ quan điều tra huyện X là đúng hay sai? Tại sao?
Câu 2: Trong quá trình điều tra, do xác định B có biểu hiện của bệnh tâm
thần nên Thủ trưởng Cơ quan điều tra huyện X đã ra quyết định trưng cầu giám
định. Theo kết luận của Hội đồng giám định, Thủ trưởng Cơ quan điều tra huyện
X đã ra quyết định đưa B vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc. Hỏi các quyết định nói
trên của Thủ trưởng Cơ quan điều tra huyện X là đúng hay sai? Tại sao?
Câu 3: Giả sử sau khi kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra đã ra quyết định
đình chỉ điều tra vì cho rằng B mắc bệnh tâm thần không có năng lực chịu trách
nhiệm hình sự. Xét thấy quyết định đình chỉ điều tra của Cơ quan điều tra là
không có căn cứ và đầy đủ căn cứ để truy tố B về tội phạm đã khởi tố, Viện kiểm
sát huyện X đã ra quyết định hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra và ra quyết định
truy tố B về tội cố ý gây thương tích. Hỏi việc làm của Viện kiểm sát huyện X là
đúng hay sai? Tại sao?
Câu 4: Giả sử Viện kiểm sát huyện X ra quyết định truy tố B về tội cố ý
gây thương tích theo khoản 1 Điều 104 BLHS và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án
huyện X, trong quá trình nghiên cứu hồ sơ, Tòa án thấy có căn cứ xác định B
phạm tội cố ý gây thương tích theo khoản 2 Điều 104 BLHS, Tòa án phải giải
quyết như thế nào? Tại sao?
1
Câu 5: Khi bắt đầu phiên tòa, đại diện hợp pháp của người bị hại đề nghị
Hội đồng xét xử thay đổi 1 trong 2 Hội thẩm vì cho rằng Hội thẩm này có quan
hệ thân thích với người bào chữa của B. Hội đồng xét xử phải giải quyết như thế
nào nếu thấy lý do của đại diện hợp pháp của người bị hại đưa ra là đúng?
Câu 6: giả sử tại phiên tòa, người bào chữa phải đưa tài liệu mới xác định
khi phạm tội B mới 17 tuổi 6 tháng, tài liệu này không thể xác định rõ tại phiên
tòa được, Hội đồng xét xử phải giải quyết như thế nào? Tại sao.
Câu 7: Giả sử, khi tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm, bị cáo khai thêm đồng
phạm trong vụ án chưa được khởi tố điều tra, Hội đồng xét xử giải quyết như thế
nào?
Câu 8: giả sử tại phiên tòa sơ thẩm, có căn cứ cho rằng ngoài hành vi cố ý
gây thương tích B còn cùng bạn là C trộm cắp tài sản của người khác xét thấy cần
phải điều tra, Hội đồng xét xử phải giải quyết như thế nào?
Câu 9: Giả sử trong thời hạn luật định, chỉ có B kháng cáo xin giảm nhẹ
hình phạt. Khi tranh luận tại phiên tòa, B rút toàn bộ kháng cáo; đại diện hợp
pháp của người bị hại yêu cầu tăng bồi thường thiệt hại, Hội đồng xét xử phúc
thẩm phải giải quyết như thế nào?
Câu 10: Xác định chủ thể có thẩm quyền giám đốc thẩm trong trường hợp
bản án phúc thẩm của TAND tỉnh Y bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
2
Câu 1: Việc đề nghị Viện kiểm sát phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị
can của Cơ quan điều tra huyện X là đúng hay sai? Tại sao?
Trước hết cần phải xem xét về quyết đinh khởi tố vụ án, khởi tố bị can của cơ
quan điều tra là có căn cứ pháp luật hay không? Theo quy định tại Điều 100 Bộ luật tố
tụng hình sự (BLTTHS): “Chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi đã xác định có dấu hiệu
tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những cơ sở sau đây: 1. Tố giác
của công dân;…”.
Dựa trên tình huống đưa ra ta có thể thấy có hành vi tố giác và yêu cầu xử
lý hình sự của A đối với B về hành vi gây thương tích của B cho mình. Và Cơ
quan điều tra huyện X đã phát hiện ra hành vi của B có dấu hiệu tội phạm của tội
cố ý gây thương tích theo khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự. Do đó theo quy định
tại Điều 100 và khoản 1 Điều 104 BLTTHS Cơ quan điều tra có quyền khởi tố vụ
án hình sự đối với B về tội cố ý gây thương tích. Tuy nhiên, cùng với quyết định
khởi tố vụ án hình sự, cơ quan điều tra huyện X cũng đồng thời đưa ra quyết định
khởi tố bị can. Có thể thấy mặc dù thẩm quyền khởi tố bị can cũng thuộc về Cơ
quan điều tra nhưng quyết định khởi tố bị can chỉ được tiến hành “khi có đủ căn
cứ để xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội....”- khoản 1 Điều 126
BLTTHS. Nghĩa là khi cơ quan điều tra sau khi khởi tố vụ án hình sự, sau quá
trình Điều tra đã có chứng cứ xác định B thực hiện hành vi phạm tội và cụ thể đó
là tội phạm gì, quy định ở điều khoản nào của BLHS, thời gian địa điểm phạm tội
cũng như thủ đoạn phương tiện phạm tội, lỗi, có hay không các tình tiết loại trừ
trách nhiệm hình sự hoặc miễn trách nhiệm hình sự,… thì sẽ ra quyết định khởi
tố bị can với B. Nhưng trong tình huống đưa ra Cơ quan điều tra huyện X sau khi
kiểm tra xác minh nguồn tin về tội phạm, xác định có dấu hiệu của tội phạm mà
chưa tìm ra được chứng cứ chứng minh được tội phạm đã tiến hành ra quyết định
khởi tố bị can. Như vậy, quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra là chưa
có căn cứ pháp luật.
3
Thứ hai, về việc gửi quyết định khởi tố vụ án và khởi tố bị can tới Viện
kiểm sát đề nghị phê chuẩn. Theo quy định tại khoản 3 Điều 104 BLTTHS:“…
quyết định khởi tố kèm theo tài liệu liên quan đến việc khởi tố vụ án hình sự của
Cơ quan điều tra, …phải được gửi tới Viện kiểm sát để kiểm sát việc khởi tố;…”
và điểm 7.1 mục 7 Thông tư 05/2005/TTLT-VKSTC-BCA-BQP Ngày 07 tháng 9
năm 2005 về quan hệ phối hợp giữa cơ quan điều tra và viện kiểm sát trong việc
thực hiện một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì: “… Trong
thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự,
Cơ quan điều tra phải gửi quyết định đó kèm theo các tài liệu có liên quan cho
Viện kiểm sát cùng cấp…”. Căn cứ theo như quy định này thì Viện kiểm sát có
vai trò rất quan trọng là thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp
luật trong việc khởi tố vụ án hình sự, đảm bảo mọi tội phạm được phát hiện phải
bị khởi tố, việc khởi tố vụ án là đúng căn cứ và hợp pháp chứ không có quy định
nào về phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án. Nên việc yêu cầu viện kiểm sát phê
chuẩn quyết định khởi tố vụ án của cơ quan điều tra huyện X là sai.
Do vậy, trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố cơ quan điều
tra huyện X phải gửi quyết định khởi tố vụ án về tội cố ý gây thương tích đến
viện kiểm sát để xem xét quyết định khởi tố. Nếu quyết định khởi tố không có
căn cứ và không hợp pháp Viện kiểm sát có quyền: “…2. Trong trường hợp
quyết định khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, Bộ đội biên phòng, Hải
quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, các cơ quan khác của Công an nhân
dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
không có căn cứ thì Viện kiểm sát ra quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố đó;
…” (khoản 2 Điều 109 BLTTHS).
Về quyết định khởi tố bị can của cơ quan điều tra huyện X. Theo quy định
tại khoản 4 Điều 126 BLTTHS: “Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định
khởi tố bị can, Cơ quan điều tra phải gửi quyết định khởi tố và tài liệu liên quan
đến việc khởi tố bị can đó cho Viện kiểm sát cùng cấp để xét phê chuẩn việc khởi
4
tố. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được quyết định khởi tố bị can, Viện
kiểm sát phải quyết định phê chuẩn hoặc quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị
can và gửi ngay cho Cơ quan điều tra.” . Mặc dù, như đã phân tích ở trên quyết
định khởi tố bị can của cơ quan huyện X là chưa có căn cứ tuy nhiên theo quy
định của pháp luật Cơ quan điều tra huyện X vẫn có quyền việc yêu cầu Viện
kiểm sát phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của mình để Viện kiểm sát có thể
kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực hành quyền công tố, bảo đảm việc điều tra
được khách quan, toàn diện và đầy đủ. Vì thế cho nên việc đề nghị Viện kiểm sát
phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của cơ quan điều tra huyện X là đúng.
2. Trong quá trình điều tra, do xác định B có biểu hiện của bệnh tâm
thần nên Thủ trưởng Cơ quan điều tra huyện X đã ra quyết định trưng cầu
giám định. Theo kết luận của Hội đồng giám định, Thủ trưởng Cơ quan điều
tra huyện X đã ra quyết định đưa B vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc. Hỏi các
quyết định nói trên của Thủ trưởng Cơ quan điều tra huyện X là đúng hay
sai? Tại sao?
Trong trường hợp trên, Thủ trưởng cơ quan huyện X đã đưa ra hai quyết
định, đó là:
- Ra quyết định trưng cầu giám định;
- Ra quyết định đưa B vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc.
Đối với quyết định thứ nhất – Quyết định trưng cầu giám định:
Theo tinh thần của Thông tư liên tịch số 03/TTLT ngày 24/9/1997 của Bộ Nội vụ
- Bộ Y tế - Bộ Quốc phòng – Bộ Tài chính – Viện kiểm sát nhân dân tối cao –
Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh
thì Cơ quan điều tra thụ lý vụ án phải trưng cầu Hội đồng giám định pháp y tâm
thần khi có nghi ngờ đối tượng có biểu hiện của bệnh tâm thần.
Cũng theo quy định tại Khoản 1 Điều 311 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì:
“Khi có căn cứ cho rằng người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không có
5
năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 13 của Bộ luật hình sự thì tùy
theo giai đoạn tố tụng, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải trưng cầu
giám định pháp y.” Và Khoản 1 Điều 312: “Đối với vụ án có căn cứ quy định tại
khoản 1 Điều 311 của Bộ luật này, Cơ quan điều tra phải làm sáng tỏ:
a) Hành vi nguy hiểm cho xã hội đã xảy ra;
b) Tình trạng tâm thần và bệnh tâm thần của người có hành vi nguy hiểm
cho xã hội;
c) Người có hành vi nguy hiểm cho xã hội có mất khả năng nhận thức hoặc
điều khiển hành vi của mình hay không.”
Với căn cứ trên, xét thấy trong giai đoạn điều tra, thẩm quyền ra quyết định
trưng cầu giám định thuộc về Cơ quan điều tra. Do vậy, quyết định thứ nhất của
Thủ trưởng cơ quan điều tra huyện X là đúng.
Đối với quyết định thứ hai: Quyết định đưa B vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc.
Thủ tục áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh là một thủ tục đặc biệt được quy
định trong Bộ luật tố tụng hình sự (2003 và Thông tư liên tịch số 03/TTLT ngày
24/ 9/ 1997, luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân Điều 29 đã có những quy định khá
đầy đủ. Theo tinh thần chung của các văn bản này thì: Trong giai đoạn điều tra,
khi có nghi ngờ đối tượng bất thường về tâm thần cơ quan điều tra thụ lý vụ án
phải trưng cầu giám định pháp y tâm thần. Nếu Hội đồng giám định kết luận họ
không bị bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc
khả năng điều khiển hành vi của mình thì vẫn tiến hành tố tụng theo thủ tục
chung. Trong trường hợp Hội đồng giám định kết luận họ bị bệnh tâm thần hoặc
một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi
của mình, thì cơ quan điều tra gửi yêu cầu áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh
cùng kết luận giám định do Viện kiểm sát cung cấp. Căn cứ vào kết luận của Hội
đồng giám định và yêu cầu của cơ quan điều tra. Viện Kiểm sát ra quyết định áp
dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc
6