Mục lục
5TDanh mục các hình vẽ5T
5TDanh mục các bảng biểu5T
5TDanh mục từ viết tắt5T
5TMỞ ĐẦU5T
5TI.5T 5TTÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI5T
5TII.5T 5TMỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI5T
5TIII.5T 5TPHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI5T
5TIV.5T 5TCÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU5T
5TCHƯƠNG I5T
5TTỔNG QUAN5T
5T1.1 Điều kiện tự nhiên - Kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An5T 1
5T1.1.1 Điều kiện tự nhiên5T 1
5T1.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội5T 5
5T1.1.3 Tình hình thiên tai5T 7
5T1.2 Tài liệu đã có về sự sẵn sàng chi trả để giảm nguy cơ lũ lụt5T 9
5T1.2.1 Định giá giảm nguy cơ lũ lụt5T 9
5T1.2.2 Sẵn sàng trả tiền cho bảo hiểm lũ lụt5T 10
5T1.3 Rủi ro lũ lụt và quản lý lũ lụt tại Việt Nam5T 12
5T1.3.1 Nguy cơ lụt tại Việt Nam5T 12
5T1.3.2 Quản lý lũ lụt tại Việt Nam5T 14
5TCHƯƠNG II5T
5TCƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN5T
5TPHƯƠNG PHÁP LỰA CHỌN THỬ NGHIỆM RỜI RẠC5T
5T2.1. Nguyên tắc cơ bản phương pháp lựa chọn thử nghiệm rời rạc5T 17
5T2.1.1 Lựa chọn thử nghiệm rời rạc5T 22
5T2.1.2 Sự bao gồm một thuộc tính chi phí5T 23
5T2.2. Nền tảng của lựa chọn thử nghiệm rời rạc5T 24
5T2.2.1 Quy tắc quyết định ngẫu nhiên5T 27
5T2.2.2 Lý thuyết lợi ích ngẫu nhiên5T 30
5T2.2.3 Hàm lợi ích5T 34
5T2.2.4 Mô hình hóa lựa chọn rời rạc5T 37
5TCHƯƠNG III5T
5TĐÁNH GIÁ SẴN SÀNG CHI TRẢ CỦA HỘ GIA ĐÌNH5T
5TCHO GIẢM THIỆT HẠI LŨ Ở NGHỆ AN5T
5T3.1 Các câu hỏi Nghiên cứu5T 60
5T3.1.1 Xác định " sự giảm nguy cơ lũ lụt" tốt5T 60
5T3.1.2 WTP và các tổ chức phụ trách quản lý lũ lụt5T 62
5T3.2 Thiết kế lựa chọn thử nghiệm5T 62
5T3.2.1 Phát triển Bảng câu hỏi5T 62
5T3.2.2 Các thuộc tính cho các chương trình giảm thiểu nguy cơ lũ lụt5T 63
5T3.2.3 Các mô hình kinh tế và thiết kế thử nghiệm5T 68
5T3.3. Kết quả thực nghiệm5T 72
5T3.3.1 Lấy mẫu chiến lược5T 72
5T3.3.2 Đặc điểm mẫu5T 73
5T3.3.3 Lựa chọn cá nhân và phản hồi nguyên trạng5T 77
5T3.3.4 Hàm lợi ích gián tiếp chi tiết5T 79
5T3.3.5 Mô hình logit có điều kiện cơ bản5T 81
5T3.3.6 Mô hình logit có điều kiện với các tương tác5T 85
5T3.3.7 Mô hình lớp tiềm ẩn (LCM)5T 90
5TKẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ5T 93
5TTÀI LIỆU THAM KHẢO5T 95
5TPHỤ LỤC5T 97
Danh mục các hình vẽ
5TUHình 2.1: Một tập lựa chọnU5T 23
5TUHình 2.2: Các nhánh của lý thuyết sự lựa chọn xác suấtU5T 26
5TUHình 2.3: Các nhà kinh tế đã bắt đầu nhận ra việc giải thích hành vi của con người
vượt ra ngoài những cơ sở lý thuyết truyền thống
U5T 30
5TUHình 2.4: Các hàm phân phối lũy tích logit và probitU5T 40
5TUHình 2.5: Hàm mật độ chuẩnU5T 40
5TUHình 2.6: Một so sánh các mô hình cấu trúc lồng nhau logit và cơ cấu đa thứcU5T 50
5TUHình 3.1: Một bộ lựa chọn mẫuU5T 67
Danh mục các bảng biểu
5TUBảng 1.1: Tình hình sử dụng đất tỉnh Nghệ An (đến năm 2011):U5T 3
5TUBảng 1.2: Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếuU5T 5
5TUBảng 1.3: Thiệt hại do thiên tai tại Việt Nam (1997-2006)U5T 13
5TUBảng 2.1: Mô hình được sử dụng để ước lượng các thí nghiệm lựa chọn rời rạc.U5T 39
5TUBảng 2.2: Tổng quan các mô hình đa thứcU5T 47
5TUBảng 3.1: Các thuộc tính và mức độ sử dụng trong CEU5T 64
5TUBảng 3.2: Đặc điểm chính của các hộ gia đìnhU5T 74
5TUBảng 3.3: Chi phí hàng năm cho lũU5T 76
5TUBảng 3.4: Tần suất của các lựa chọn cá nhânU5T 77
5TUBảng 3.5: Kết quả ước lượng mô hình logit có điều kiện cơ bảnU5T 82
5TUBảng 3.6: WTP biên (triệu đồng) cho các thuộc tính của chương trình quản lý lũ lụtU5T
83
5TUBảng 3.8: Mô hình logit có điều kiện- tương tác thu nhậpU5T 86
5TUBảng 3.9: Mô hình logit có điều kiện - kinh nghiệm với lũ lụt trong quá khứU5T 88
5TUBảng 3.10: Mô hình logit có điều kiện - Sự ưa thích rủi ro và thời gianU5T 90
5TUBảng 3.11: Các tiêu chí để xác định số lượng tối ưu của các phân đoạnU5T 91
5TUBảng 3.12: Kết quả của ước lượng LCMU5T 92
Danh mục từ viết tắt
WTP
Sẵn sàng chi trả (Willingness to pay)
CE
Phương pháp Lựa chọn thử nghiệm (Choice
Experiment)
DCE
Phương pháp Lựa chọn thử nghiệm rời rạc
(Discrete Choice Experiment)
CVM
Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên
RUM
Mô hình lợi ích ngẫu nhiên (Random Utility
Model)
RUT
Lý thuyết lợi ích ngẫu nhiên (Random Utility
Theory )
MRS
Tỷ lệ thay thế biên
MNL Mô hình logit đa thức (Multinomial logit)
NL Mô hình Logit lồng nhau (Nested logit)
RPL
Mô hình các thông số ngẫu nhiên (Random
parameters logit model)
AIC
Tiêu chuẩn thông tin Akaike (Akaike
information criterion)
BIC
(Tiêu chuẩn thông tin Baysian) Bayesian
information criterion
VSL
Giá trị của cuộc sống về mặt thống kê (Value
of statistical life)
LCM Mô hình lớp tiềm ẩn (Latent class model)
MỞ ĐẦU
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam là một trong những nước dễ bị thiên tai nhất trên thế giới. Lũ lụt đã
gây thiệt hại lớn cho cơ sở hạ tầng, tổn thất đáng kể trong nông nghiệp và ngành
thủy sản, cũng như gây thiệt hại lớn về con người. Theo ghi nhận từ Cơ sở dữ liệu
về các sự kiện khẩn cấp của Việt Nam (Vietnam's Emergency Events Database -
EMDAT), chỉ riêng lũ lụt đã gây tác động đến 35 triệu người trong khoảng thời
gian từ năm 1960 đến 2006. Do đó, Việt Nam đang nằm trong số 15 quốc gia trên
thế giới dễ bị tổn thương nhất bởi các hiểm họa thiên nhiên như hạn hán và lũ lụt về
số lượng người chịu ảnh hưởng và về quy mô tiếp xúc với hiểm họa.
Nghệ An là một tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, với vị trí địa lý nằm trong
vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa mưa với lượng mưa lớn, địa hình dốc nên
hàng năm Nghệ An phải gánh chịu nhiều trận lũ lụt gây thiệt hại nặng nề. Đặc biệt,
trong điều kiện biến đổi khí hậu toàn cầu, những gánh nặng gây nên do lũ lụt ngày
càng gia tăng. Vì vậy, việc xác định những tác động kinh tế của lũ lụt và đưa ra các
chính sách giảm thiểu rủi ro lũ là rất cần thiết cho việc ổn định đời sống kinh tế và
an sinh xã hội cho Việt Nam nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng.
Mặc dù lũ lụt gây tác động lên một phần lớn dân số Việt Nam, nhưng hầu như
chúng ta không có cơ sở thông tin gì về sự sẵn sàng chi trả (willingness to pay –
WTP) của các hộ gia đình cho việc giảm thiểu các rủi ro do lũ lụt. WTP cũng là một
thông tin cơ bản cần thiết cho việc đưa ra những chính sách nhà nước hiệu quả về
quản lý lũ lụt. Vì vậy tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu này với mục đích chính là
lựa chọn Nghệ An là tỉnh để thực hiện điều tra, khảo sát, sử dụng phương pháp Lựa
chọn thử nghiệm (Choice Experiment - CE) hay còn gọi Lựa chọn thử nghiệm rời
rạc (Discrete Choice Experiment - DCE) và các mô hình kinh tế lượng để ước
lượng và đánh giá WTP của các hộ gia đình.
II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu sử dụng phương pháp lựa chọn thử nghiệm
(CE) kết hợp các mô hình kinh tế lượng, đánh giá các thiệt hại kinh tế gây ra do lũ
lụt và ước lượng sự sẵn sàng chi trả (WTP) của các hộ gia đình cho việc giảm thiểu
các rủi ro lũ lụt, khả năng chấp nhận rủi ro lũ lụt của cộng đồng với khu vực điều tra
khảo sát là tỉnh Nghệ An, từ đó làm cơ sở đề xuất các phương án có thể áp dụng
trong việc quản lý lũ lụt ở Việt Nam.
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu phương pháp lựa chọn thử nghiệm, áp dụng
vào điều tra khảo sát tại tỉnh Nghệ An.
IV. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: các tác động kinh tế của lũ lụt gây ra cho các hộ gia
đình, một quan sát cụ thể ở Nghệ An.
Nghiên cứu lý thuyết, sử dụng phương pháp tổng hợp, thống kê và thu thập tài
liệu thực tế để phân tích.
1
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN
1.1 Điều kiện tự nhiên - Kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
Tỉnh Nghệ An nằm ở trung tâm khu vực Bắc Trung Bộ, đất rộng, người đông.
Với diện tích 16.490,25 km
P
2
P, lớn nhất cả nước; dân số hơn 2,9 triệu người, đứng thứ
tư cả nước; là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh; hội tụ đầy đủ các tuyến giao
thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển, đường thuỷ nội địa;
điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng như một Việt Nam thu nhỏ
Bản đồ hành chính tỉnh Nghệ An
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Nghệ An nằm ở vĩ độ 180P
o
P 33' đến 200P
o
P 01' vĩ độ Bắc, kinh độ 1030 52' đến 105P
o
P
48' kinh độ Đông, ở vị trí trung tâm vùng Bắc Trung Bộ. Nghệ An là tỉnh nằm ở trung
2
tâm vùng Bắc Trung bộ, giáp tỉnh Thanh Hóa ở phía Bắc, tỉnh Hà Tĩnh ở phía Nam,
nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ở phía Tây với 419 km đường biên giới trên
bộ; bờ biển ở phía Đông dài 82 km. Vị trí này tạo cho Nghệ An có vai trò quan
trọng trong mối giao lưu kinh tế - xã hội Bắc - Nam, xây dựng và phát triển kinh tế
biển, kinh tế đối ngoại và mở rộng hợp tác quốc tế. Nghệ An nằm trên các tuyến
đường quốc lộ Bắc - Nam (tuyến quốc lộ 1A dài 91 km đi qua các huyện Quỳnh Lưu,
Diễn Châu, Nghi Lộc, Hưng Nguyên và thành phố Vinh, đường Hồ Chí Minh chạy
song song với quốc lộ 1A dài 132 km đi qua các huyện Quỳnh Lưu, Nghĩa Đàn,
Tân Kỳ, Anh Sơn, Thanh Chương và thị xã Thái Hoà, quốc lộ 15 ở phía Tây dài 149
km chạy xuyên suốt tỉnh); các tuyến quốc lộ chạy từ phía Đông lên phía Tây, nối với
nước bạn Lào thông qua các cửa khẩu (quốc lộ 7 dài 225 km, quốc lộ 46 dài 90 km,
quốc lộ 48 dài trên 160 km). Tỉnh có tuyến đường sắt Bắc - Nam dài 94 km chạy qua.
1.1.1.2. Đặc điểm địa hình
Nằm ở Đông Bắc dãy Trường Sơn, Nghệ An có địa hình đa dạng, phức tạp, bị chia
cắt mạnh bởi các dãy đồi núi và hệ thống sông, suối. Về tổng thể, địa hình nghiêng theo
hướng Tây Bắc - Đông Nam, với ba vùng sinh thái rõ rệt: miền núi, trung du, đồng
bằng ven biển. Trong đó, miền núi chiếm tới 83% diện tích lãnh thổ. Địa hình có độ dốc
lớn, đất có độ dốc lớn hơn 8
P
o
Pchiếm gần 80% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, đặc biệt có
trên 38% diện tích đất có độ dốc lớn hơn 25
P
o
P. Nơi cao nhất là đỉnh Pulaileng
(2.711m) ở huyện Kỳ Sơn, thấp nhất là vùng đồng bằng các huyện Quỳnh Lưu, Diễn
Châu, Yên Thành, có nơi chỉ cao 0,2 m so với mặt nước biển (xã Quỳnh Thanh,
Quỳnh Lưu). Đặc điểm địa hình trên là một trở ngại lớn cho việc phát triển mạng lưới
giao thông đường bộ, đặc biệt là các tuyến giao thông vùng trung du và miền núi, gây
khó khăn cho phát triển lâm nghiệp và bảo vệ đất đai khỏi bị xói mòn, gây lũ lụt cho
nhiều vùng trong tỉnh. Tuy nhiên, hệ thống sông ngòi có độ
dốc lớn, với 117 thác lớn,
nhỏ là tiềm năng lớn có thể khai thác để phát triển thuỷ điện và điều hoà nguồn nước
phục vụ sản xuất và dân sinh.
3
1.1.1.3. Đất đai - Thổ nhưỡng:
a. Diện tích:
Nghệ An có diện tích tự nhiên là 16.490,25 km
P
2
P. Hơn 80% diện tích là vùng
đồi núi nằm ở phía tây gồm 10 huyện, và 1 thị xã; Phía đông là phần diện tích đồng
bằng và duyên hải ven biển gồm 7 huyện, 1 thị xã và thành phố Vinh.
b. Tình hình sử dụng đất (đến năm 2011):
Bảng 1.1: Tình hình sử dụng đất tỉnh Nghệ An (đến năm 2011):
TT
Loại đất
Diện tích
(ha)
Tỷ lệ
Tổng diện tích tự nhiên
1.649.025
100%
1
Diện tích đất nông nghiệp
1.238.315,48
75,09%
- Đất sản xuất nông nghiệp
256.843,90
15,57%
- Đất lâm nghiệp có rừng
972.910,52
58,99%
- Đất nuôi trồng thủy sản
7.457,50
0,45%
- Đất làm muối
837,98
0,05%
- Đất nông nghiệp khác
265,58
0,02%
2
Diện tích đất phi nông
nghiệp
124.652,12
7,56%
- Đất ở
19.818,98
1,2%
- Đất chuyên dùng
63.871,46
3,87%
- Đất tôn giáo, tín ngưỡng
354,74
0,02%
- Đất nghĩa trang, nghĩa địa
6.636,24
0,4%
- Đất sông suối và mặt
nước chuyên dùng
33.818,36
2,05%
- Đất phi nông nghiệp khác
153,16
0,009
3
Diện tích đất chưa sử
dụng
286.056,40
17,35%
4
- Diện tích Đất đồng bằng
chưa sử dụng
10.768,06
0,65%
- Đất đồi núi chưa sử dụng
264.702,13
16,05%
- Núi đá không có rừng cây
10.586,21
0,64%
1.1.1.4. Khí hậu, thuỷ văn
Nghệ An nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh và chia làm hai
mùa rõ rệt: mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa.
a. Khí hậu:
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu sự tác động trực tiếp của gió
mùa Tây - Nam khô và nóng (từ tháng 4 đến tháng 8) và gió mùa Đông Bắc lạnh,
ẩm ướt (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau).
Là tỉnh có diện tích rộng, có đủ các dạng địa hình: miền núi, trung du, đồng
bằng và ven biển nên khí hậu tỉnh Nghệ An đa dạng, đồng thời có sự phân hoá theo
không gian và biến động theo thời gian. Nghệ An là một tỉnh chịu ảnh hưởng của
bão và áp thấp nhiệt đới. Trung bình mỗi năm có 2 - 3 cơn bão, thường tập trung
vào tháng 8 và 10 và có khi gây ra lũ lụt.
b. Thuỷ văn:
Tỉnh Nghệ An có 7 lưu vực sông (có cửa riêng biệt), tuy nhiên 6 trong số này
là các sông ngắn ven biển có chiều dài dưới 50 km, duy nhất có sông Cả với lưu
vực 15.346 km
P
2
P, chiều dài 361 km. Địa hình núi thấp và gò đồi chiếm tỷ trọng lớn
nên mạng lưới sông suối trong khu vực khá phát triển với mật độ trung bình đạt
0,62 km/km
P
2
P nhưng phân bố không đều trong toàn vùng. Vùng núi có độ dốc địa
hình lớn, chia cắt mạnh, mạng lưới sông suối phát triển mạnh trên 1 km/km
P
2
P, còn
đối với khu vực trung du địa hình gò đồi nên mạng lưới sông suối kém phát triển,
trung bình đạt dưới 0,5 km/km
P
2
P. Tuy sông ngòi nhiều, lượng nước khá dồi dào
5
nhưng lưu vực sông nhỏ, điều kiện địa hình dốc nên việc khai thác sử dụng nguồn
nước sông cho sản xuất và đời sống gặp nhiều khó khăn.
1.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội
Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An được thể hiện tóm tắt thông qua các
chỉ tiêu chủ yếu trong bảng 1.2
Bảng 1.2: Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu
Tên chỉ tiêu ĐVT
Thực hiện 2006 - 2011
TH
TH
TH
TH
TH
TH
2006
2007
2008
2009
2010
2011
I Chỉ tiêu kinh tế
1
Tổng GDP theo giá
hiện hành
Tỷ
đồng
19.941 23.178 30.548 35.117 41.430 49.759
Nông, lâm, ngư
nghiệp
Tỷ
đồng
6.590 7.191 9.453 10.699 11.794 13.466
Công nghiệp - xây
dựng
Tỷ
đồng
6.052 7.416 9.791 11.262 13.855 17.346
Dịch vụ
Tỷ
đồng
7.299 8.571 11.304 13.156 15.781 18.946
2
Cơ cấu kinh tế
%
100
100
100
100
100
100
Nông, lâm, ngư
nghiệp
% 33,05 31,02 30,94 30,47 28,47 27,06
Công nghiệp - Xây
dựng
% 30,35 32,00 32,05 32,07 33,44 34,86
Dịch vụ
%
36,60
36,98
37,00
37,46
38,09
38,08
3
GDP bình quân đầu
người
Triệu
đồng
6,51 7,47 9,86 12,06 14,16 16,9
Giá trị xuất khẩu
Triệu
145.5 185 235 220 300 222
USD
Kim ngạch NK hàng
hoá
Triệu
80,98 117,88 209,24 115 200 138
USD
Thu NS trên địa bàn
Tỷ
đồng
2.128,5 2.386,6 3.103,8 3.753,59 5.000 6.304
Tổng chi ngân sách
Tỷ
4.270
5.250
6.468,3
7.294,6
7.581
9.354
6
đồng
4 Vốn đầu tư
Tỷ
đồng
75.000-76.000
II
Chỉ tiêu xã hội
1 Dân số trung bình
1000
3.064 3.101 3.123 2.913 2.925 2.942
người
Tăng dân số tự
nhiên
%
1,19 1,16 1,13 1,08 1 1,1
Mức giảm tỷ lệ sinh % 0,4 0,6 0,5 0,5 0,5 0,5
2
LĐ được giải quyết
việc làm bình quân
hàng năm
1000
31 32,2 32,7 32 34
người
3
Tỷ lệ LĐ qua đào tạo
trong tổng số lao
động
%
32,5 36 36,5 38,5 40
Tỷ lệ LĐ qua đào tạo
nghề
%
18,4 21,3 24 26,8 30
4
Giảm tỷ lệ hộ đói
nghèo
%
Giảm bình quân 2,5%/năm
Tỷ lệ hộ đói nghèo
%
26 25 17,3 14,7 12
5
Tỷ lệ trường đạt
chuẩn quốc gia
Trường 19,02 25,72 29,81 35,09 40,94
6
Tỷ lệ giáo viên đạt
chuẩn
% 96 96,5 98,5 100 100
7
Tỷ lệ trẻ em dưới 5
tuổi suy dinh dưỡng
% 26,1 24,8 23,5 21,7 20
8
Số bác sĩ/ vạn dân BS
3,8
3,9
4,37
5,23
5,9
9
Tỷ lệ trạm y tế xã,
phường, thị trấn có
bác sỹ
% 67,23 69,12 81,2 88,1 89-90
10
Tỷ lệ đạt chuẩn quốc
gia về y tế
% 33,5 45,8 57,3 68,3 74-75
11
Số giường bệnh/ vạn
dân
Giường 13,1 13,3 13,5 15,8 17,16
12
Tỷ lệ hộ gia đình đạt
chuẩn văn hóa
% 72,61 72,63 76 78 80
7
13
Tỷ lệ làng bản, khối
xóm, cơ quan văn
hóa
% 32 33 37 45 47
14
Tỷ lệ xã, phường thị
trấn có thiết chế
%
15 19,3 27,3 37,4 48-50
15
Tỷ lệ thất nghiệp khu
vực thành thị
%
4,24
4,21
4,6
4,9
3,55
16
Tỷ lệ đô thị hóa
%
- - - 12,6 13,1
III
Môi trường
1
Tỷ lệ che phủ rừng
%
48
49
50
51,2
53
2
Tỷ lệ dân nông thôn
dùng nước hợp vệ sinh
% 72 74 78 79,5 85
3
Tỷ lệ dân thành thị
dùng nước sạch
% 75 76 78 80 87
4
Tỷ lệ thu gom chất
thải rắn ở đô thị
% 74 75 78 80 82
(Nguồn: Dữ liệu cơ bản về môi trường đầu tư tỉnh Nghệ An 2011
Niên Giám thống kê tỉnh Nghệ An 2011)
1.1.3 Tình hình thiên tai
Tỉnh Nghệ An nằm chủ yếu trong lưu vực sông Cả, thường xuyên chịu ảnh
hưởng của nhiều loại hình thiên tai đặc trưng cho khu vục duyên hải Miền Trung
như: Bão, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ), lũ lụt, hạn hán, lốc tố, dông sét, sạt lở đất, xói
lở bờ sông và bờ biển, cháy rừng, xâm nhập mặn, triều cường…Trong đó ảnh
hưởng và gây thiệt hại nhiều nhất là bão, ATNĐ và lũ lụt. Bão thường xảy ra ở
khu vực đồng bằng ven biển và lũ lụt thường xảy ra chủ yếu ở các huyện đồng
bằng trung du và khu vực miền núi. Theo số liệu thống kê từ năm 1990 đến năm
2010 lưu vực sông Cả đã hứng chịu 34 trận bão đổ bộ trực tiếp, trung bình mỗi năm
hứng chịu từ 1 – 1,5 cơn bão, tốc độ gió do bão gây ra đạt tới cấp 9 ÷ 10 khi giật lên
đến cấp 12. Bão thường đổ bộ vào lưu vực sông Cả từ cuối tháng IX, X và đầu
tháng XI. Tốc độ gió lớn nhất đã quan trắc được tại Tương Dương 25 m/s hướng tây
- bắc (1975), tại Quỳ Châu lớn hơn 20 m/s hướng tây - bắc năm 1973, tại Đô
8
Lương 28 m/s hướng đông - đông - bắc (1965). Về lũ lụt trong 21 năm đã có 29 đợt
lũ lớn gây thiệt hại nhiều về người và tài sản, số liệu quan trắc mực nước lũ trong
vòng 40 năm trở lại đây cho thấy trên lưu vực các trận lũ lớn xảy ra ở dòng chính
sông Cả là trận lũ 1954, 1963, 1973, 1978, 1988, 2007, 2010 trung bình cứ 9 10
năm lại xuất hiện những trận lũ lớn. Một số năm đã gây ra hiện tượng vỡ đê như
trận lũ năm 1954, 1978, 1988 và 1996. Đặc biệt trận lũ năm 1954, rất nhiều đoạn đê
bị vỡ (từ Nam đàn ra đến biển) với lượng nước lũ từ sông chảy vào đồng kéo dài 16
ngày liền. Tổng thiệt hại do bão lũ trong 21 năm 1990 đến 2010 khoảng hơn 3,300
tỷ đồng.
Trong năm 2007 có 7 cơn bão hoạt động trên biển Đông, có 4 cơn bão đổ bộ
vào Việt Nam, trong đó có 2 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến Nghệ An là cơn bão
số 2 và số 5. Bão đổ bộ đã gây mưa to đến rất to và lũ lớn trên các song. Bão lũ năm
2007 đã gây ra thiệt nhiều thiệt hại năng nề cho nhân dân trong vùng, tổng số người
chết 38 người, ước tính thiệt hại khoảng gần 900 tỷ đồng.
Trong năm 2010 do ảnh hưởng của cơn bão số 3 đã gây ra gây mưa to đến rất
to, lượng mưa phổ biến trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ 100 đến 300mm, một số nơi
mưa trên 300mm như Vinh 406mm; cửa Hội 357mm; Đô Lương 302mm; Nam Đàn
355 mm. Ngoài ra trong năm cũng xảy ra nhiều đợt lũ lớn trên các sông gây ra
nhiều thiệt hại lớn, tổng số tiền thiệt hại trong năm 2010 do bão lũ gây ra ước tính
hơn 2,700 tỷ đồng.
Năm 2011, bão số 2, bão số 3 và các trận mưa lũ ảnh hưởng trực tiếp đến tỉnh
Nghệ gây thiệt hại nặng nề, ước tính khoảng gần 2000 tỷ đồng, làm chết hơn 10
người.
Tình hình thiệt hai do thiên tai gây ra đang có xu hướng ngày càng tăng trong
những năm gần đây . Thiệt hại nặng nề nhất vào năm 2010, tổng giá trị thiệt hại
khoảng 2,920 tỷ đồng. Điều kiện thời tiết, khí hậu có nhiều diễn biến phức tạp, khó
lường; hệ thống cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cảnh báo dự báo chưa đáp ứng được
yêu cầu; sự phát triển của nền kinh tế trong vùng là những nguyên nhân làm gia
tăng mức độ thiệt hại do thiên tai gây nên
9
1.2 Tài liệu đã có về sự sẵn sàng chi trả để giảm nguy cơ lũ lụt
Một số vấn đề có liên quan khi đánh giá các WTP để giảm nguy cơ lũ lụt.
Chúng bao gồm các đặc tính quan trọng đặc biệt xác định của các biện pháp phòng,
chống lũ lụt, đo lường tác động của yếu tố kinh tế xã hội trong sở thích cộng đồng
cho các chương trình quản lý lũ lụt, thiết kế bảo hiểm lũ lụt để giảm rủi ro lũ lụt cho
các hộ gia đình và đánh giá nhu cầu bảo hiểm thảm họa thiên nhiên.
1.2.1 Định giá giảm nguy cơ lũ lụt
Zhai và đồng nghiệp (2006) đã kiểm tra WTP để giảm nguy cơ lũ lụt ở Nhật
Bản bằng cách sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM). Về các sở thích
chung cho các biện pháp kiểm soát lũ, các WTP cho các biện pháp kiểm soát lũ phụ
thuộc vào nhiều yếu tố. Zhai (2006) chỉ ra cụ thể rằng WTP cho các biện pháp kiểm
soát lũ lụt thì tăng theo thu nhập bình quân đầu người, sự sẵn sang đối phó của cá
nhân hoặc kinh nghiệm với lũ lụt. Tuy nhiên giảm theo khoảng cách đến các dòng
sông gần nhất, mức độ chấp nhận rủi ro lũ lụt và sự cung cấp các thông tin về môi
trường. Họ cũng nhận thấy rằng nhận thức về nguy cơ (2006) cuối cùng đã báo cáo
rằng WTP giảm thêm nguy cơ lũ lụt vượt quá mức hiện nay là vô hiệu.
Phương pháp CVM cũng được sử dụng bởi Brouwer (2009) để ước lượng
WTP cho việc giảm nguy cơ lũ lụt ở Bangladesh. Một mối quan hệ đáng kể đã được
tìm thấy giữa WTP và khoảng cách gần nhất tới sông, thiệt hại lũ lụt hàng năm và
thu nhập hộ gia đình. Brouwer (2009) cũng nhấn mạnh rằng việc thực hiện phương
pháp CVM trong một nước đang phát triển đặt ra một số vấn đề quan trọng về
phương pháp luận và thực nghiệm. Họ đề cập cụ thể rằng một nửa số người trả lời
của họ không thể đóng góp vào các chương trình đề xuất về tiền tệ, nhưng sẵn sàng
đóng góp bằng hiện vật.
Zhai (2007) đã lựa chọn một phương pháp lựa chọn thử nghiệm rời rạc
(Discrete Choice Experiment –DCE) khi làm việc về các biện pháp phòng chống lũ
lụt trong lưu vực sông Shonai-Toki (miền Trung Nhật Bản). Trong khi các tài liệu
hiện có đã tập trung vào sở thích của công chúng đối với công tác phòng chống lũ
10
lụt nói chung, nghiên cứu của họ đã tập trung vào WTP cho một số biện pháp cụ thể
như giảm lũ bên ngoài, giảm lũ lụt nội bộ, hệ thống cảnh báo sớm và bảo vệ môi
trường. Về ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế - xã hội vào sở thích của công chúng,
họ thấy rằng thu nhập hộ gia đình hàng năm, kinh nghiệm lũ lụt, giới tính và
khoảng cách đến một con sông có ý nghĩa thống kê.
1.2.2 Sẵn sàng trả tiền cho bảo hiểm lũ lụt
Phương pháp DCE đã được sử dụng để đánh giá sự sẵn sàng trả cho các hàng
hoá công cộng phi thị trường và hàng hóa môi trường. Một số tài liệu đã thực hiện
các phương pháp để đánh giá WTP cho bảo hiểm lũ lụt. Điều này cung cấp và gián
tiếp đo lường các sự ưu tiên nguy cơ lũ lụt của hộ gia đình.
Botzen và van den Bergh (2009b) đã sử dụng một phương pháp mô hình hóa
DCE để kiểm tra tác động của biến đổi khí hậu và sẵn sàng bồi thường của chính
phủ đến nhu cầu bảo hiểm lũ lụt của chủ hộ ở Hà Lan. Sử dụng một logit hỗn hợp,
họ ước tính sự phụ thuộc giữa WTP và nhận thức trước nguy cơ, đo lường rủi ro
thực tế, lo ngại rủi ro, và đặc điểm kinh tế xã hội. Phát hiện của họ cho thấy khả
năng để các chủ nhà mua một bảo hiểm lũ lụt giảm đáng kể nếu biến đổi khí hậu
dẫn đến sự gia tăng trong xác suất lũ lụt và nếu doanh nghiệp bảo hiểm điều chỉnh
phí bảo hiểm rủi ro tùy theo rủi ro này.
Trong nhiều trường hợp, trước khi thiết lập một chương trình bảo hiểm, các
doanh nghiệp bảo hiểm có thể không biết liệu phí bảo hiểm có vượt quá sẵn sàng
chi trả của hộ gia đình cho các chương trình bảo hiểm thiên tai hay không. Một số
chương trình bảo hiểm thiên tai có thể yêu cầu các hộ gia đình thực hiện một số
biện pháp có thể giảm thiểu thiệt hại. Botzen và van den Bergh (2009b) kiểm tra
làm thế nào các chủ hộ ở Hà Lan có thể được khuyến khích thực hiện một số biện
pháp phòng ngừa để giảm thiểu thiệt hại lũ lụt, trao đổi việc giảm phí bảo hiểm lũ
lụt. Kết quả của họ chỉ ra rằng nhiều chủ hộ sẵn sàng đầu tư trong việc giảm thiểu.
Họ nhận thấy rằng hai phần ba trong số họ sẵn sàng đầu tư vào các vật chắn nước
để đổi lấy việc giảm phí bảo hiểm. Khoảng 1/5 sẵn sàng thay thế các loại sàn dễ bị
11
hỏng do lũ lụt với các loại nước sàn chống nước và khoảng một phần tư sẵn sàng di
chuyển hệ thống sưởi ấm để sàn nhà an toàn chống lại lũ lụt.
Các hộ gia đình thường thấy khó khăn để điều chỉnh các bất định, đặc biệt là
trong trường hợp các sự kiện thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu. Các biện pháp
thích ứng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu khi đó có thể là không đủ và
các thỏa thuận bảo hiểm có thể có một vai trò hữu ích để giảm sự bất định liên quan
đến tác động của biến đổi khí hậu. Botzen và van den Bergh (2009a) đã kiểm tra
nhu cầu về các thỏa thuận bảo hiểm. Cụ thể hơn, ông đề xuất ước lượng WTP cho
bảo hiểm lũ lụt ở Hà Lan bằng cách sử dụng lý thuyết lợi ích phụ thuộc vào cấp bậc
và khách hàng tiềm năng theo các kịch bản biến đổi khí hậu khác nhau. Ước lượng
của họ về phí bảo hiểm rủi ro cho ba kịch bản khí hậu chỉ ra rằng WTP cho bảo
hiểm tăng hơn so với giá trị dự kiến của phí bảo hiểm khi xác suất lũ lụt tăng lên.
Kết quả ước lượng của họ hàm ý rằng một thị trường bảo hiểm lũ lụt có lợi nhuận
nên có tính khả thi và biến đổi khí hậu có tiềm năng để tăng lợi nhuận của bảo hiểm
lũ lụt.
Biến đổi khí hậu toàn cầu sẽ gây ra sự gia tăng về độ lớn và tần suất của các sự
kiện thời tiết khắc nghiệt. Một trong những cách đề nghị để giảm thiểu hậu quả của
lũ lụt, hạn hán và bão ở các nước đang phát triển là thông qua việc sử dụng các
chương trình bảo hiểm vi mô. Tuy nhiên, trong các nước đang phát triển dễ bị lũ lụt,
bảo hiểm vi mô cho những rủi ro liên quan đến thiên tai vẫn còn hầu như chưa có.
Brouwer và Akter (2010) ước tính WTP của hộ gia đình nông thôn trong năm huyện
dễ có nguy cơ khác nhau ở Bangladesh cho các chính sách bảo hiểm vi mô khác
nhau nhằm giảm chi phí của lũ lụt cho các hộ gia đình. Sử dụng một cách tiếp cận
DCE, họ kiểm tra các điều kiện theo đó hộ gia đình nông thôn ủng hộ bảo hiểm lũ
lụt vi mô để bảo vệ mình chống lại các tác động tiêu cực của lũ lụt thảm khốc, và họ
cung cấp một số dấu hiệu cho thấy nhu cầu hộ gia đình nông thôn đối với các loại
bảo hiểm lũ lụt khác nhau.
Việc ước lượng nhu cầu thị trường bảo hiểm lũ lụt gặp khó khăn do tính thích
rủi ro của các hộ gia đình khác nhau rất lớn. Trong một mô hình tối đa hóa lợi ích
12
kỳ vọng, Petrolia và Coble (2011) xem xét các yếu tố kinh tế vi mô ảnh hưởng đến
nhu cầu bảo hiểm lũ lụt bằng cách kết hợp dữ liệu cấp độ hộ gia đình đăng ký bảo
hiểm lũ lụt với các đo lường sự thích rủi ro của hộ gia đình và nhận thức rủi ro chủ
quan. Các dữ liệu chỉ ra rằng kinh nghiệm với các sự kiện lũ lụt trước đây làm tăng
khả năng tổ chức bảo hiểm lũ lụt. Các công ty bảo hiểm uy tín cũng có một ảnh
hưởng tích cực về xác suất của việc tổ chức bảo hiểm lũ lụt. Các kết quả được cung
cấp bằng chứng thực nghiệm để hỗ trợ các mô hình ra quyết định theo rủi ro cho
thấy rằng xác suất và cường độ của tổn thất là yếu tố quyết định quan trọng của các
hành vi theo những rủi ro
1.3 Rủi ro lũ lụt và quản lý lũ lụt tại Việt Nam
1.3.1 Nguy cơ lụt tại Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia với 3.230 km bờ biển, đất nước có một lịch sử lâu
dài đối phó với các thảm họa tự nhiên như mực nước biển dâng do bão, lũ quét, sạt
lở đất, bão, hạn hán và xâm nhập mặn. So với nhiều cộng đồng ven biển, lũ lụt đã
luôn luôn là một phần của lịch sử Việt Nam. Ở một số khu vực như các tỉnh miền
Trung, lũ lụt xuất hiện với cường độ ngày càng tăng. Thiệt hại lũ lụt dự kiến sẽ
ngày càng nghiệm trọng thêm bởi sự gia tăng lượng mưa hàng ngày khoảng 12-19%
vào năm 2070 tại một số khu vực, ảnh hưởng đến cả lưu lượng đỉnh lũ và chu kỳ
xuất hiện lũ. Định hình khung cảnh nhân khẩu học và kinh tế, lũ lụt đã buộc người
dân phải điều chỉnh lối sống của mình. Thật không may, nhiều cơn bão và mưa to
thường gây thiệt hại lớn đến nền kinh tế và con người ở Việt Nam. Một ví dụ là
năm 2005, năm xảy ra cơn bão Katrina. Trong năm 2005, nhiều cơn bão lớn đánh
vào bờ biển Việt Nam. Cơn bão số bảy, được đặt tên quốc tế là Damrey, tạo ra sóng
cao 4 mét, làm vỡ và sạt lở hơn 50 km đê biển và làm hỏng 130.000 ha lúa (Mai và
đồng nghiệp, 2009.). Tổng thiệt hại vật chất ước tính gần 3.500 tỷ đồng. Gần đây
hơn, trong năm 2011, cơn bão Ketsana đổ vào miền Trung Việt Nam vào ngày 29
Tháng Chín, giết chết 170 người và làm bị thương 860 người khác. Trên 21.000
ngôi nhà đã bị phá hủy hoàn toàn, buộc 356.000 người phải sơ tán. Ngoài ra, an
13
ninh lương thực bị đe dọa vì 39.000 tấn gạo đã bị hủy hoại hoàn toàn. Bảng 1.3 báo
cáo một số số liệu thống kê cho các thiệt hại liên quan đến lũ lụt trong giai đoạn
1997-2006.
Bảng 1.3: Thiệt hại do thiên tai tại Việt Nam (1997-2006)
Năm Người chết Nhà bị phá hủy
Thiệt hại
trồng lúa
Giá trị
thiệt hại
(1000 ha)
(Tỷ đồng)
1997
941
111.037
746
7.730
1998
485
13.495
239
1.767
1999 824
52.585
250
4.550
2000 762
12.253
798
5.098
2001
604
10.503
217
3.370
2002
355
9.098
90
1.958
2003 180
4.487
257
1.574
2004 340
1.192
460
1.004
2005
377
7.585
665
5.809
2006
339
74.783
285
18.556
Tổng
5.207
297.018
4.007
51.416
(Nguồn: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn)
Ở Việt Nam, hầu hết dân số (70%) sống ở các vùng ven biển để tận dụng lợi
thế của các hoạt động kinh tế được tạo ra trong vùng đồng bằng ngập lũ, đa số nằm
ở đồng bằng sông Hồng ở phía bắc và ở đồng bằng sông Cửu Long phía nam. Dân
cư dọc bờ biển là đặc biệt dễ bị tổn thương trước bão và lũ lụt khi người dân thường
sống ở độ cao 1 mét so với mực nước biển trong khu vực (Mai, 2009). Mức độ tiếp
xúc cao này gia tăng trong những năm gần đây như là một kết quả của tăng trưởng
kinh tế nhanh chóng đã làm tăng nhanh mật độ dân số ở hai vùng đồng bằng được
đề cập ở trên. Người Việt Nam sinh sống ở miền núi (30%) cũng dễ bị tổn thương
với thảm họa lũ lụt. Do độ dốc của đất, lòng sông có thể dễ dàng lấp đầy bởi những
cơn mưa gió mùa và do đó thường xuyên dẫn đến lũ quét. Điều này giải thích lý do
tại sao lũ dẫn đến một số lượng đáng kể người chết và bị thương trong quá khứ.
Lũ lụt để lại những hậu quả kinh tế nghiêm trọng. Khi một cơn bão phá vỡ đê
biển, muối tràn vào vùng đồng bằng ngập lũ và dẫn đến giảm diện tích đất nông
14
nghiệp do đất ngập mặn không sử dụng được trong nhiều năm. Các khoản đầu tư
thường xuyên cần cả ở cấp độ cộng đồng và cá nhân tạo ra các rang buộc tài chính
lớn và căng thẳng cho một nền dân số mức độ an sinh xã hội hạn chế. Và hiển
nhiên, chi phí kinh tế cũng phải được tính bao gồm cả thiệt hại về người, văn hóa,
và môi trường.
1.3.2 Quản lý lũ lụt tại Việt Nam
Với nhiều năm đào tạo, thử nghiệm và chuyển giao các kỹ năng quốc tế, Việt
Nam bây giờ có thể đối phó tốt hơn với thiên tai và giảm thiểu các tác động của lũ
lụt. Và như một ví dụ về cam kết lâu dài của chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển đã công bố trong năm 2008 đầu tư 20 nghìn tỷ đồng để nâng cấp hệ thống đê
biển (WRR, 2010).
Mặc dù khả năng để đối phó với thiên tai và giảm thiểu rủi ro đã được tăng lên
như là tài sản quốc gia và cá nhân đã phát triển, năng lực thể chế vẫn còn là một
thách thức đặc biệt là trong điều kiện biến đổi khí hậu.
Kinh tế Việt Nam được xác định là một nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa. Giống như Trung Quốc, nước ta đã dần dần mở cửa nền kinh tế đặc
biệt là kể từ khi thực hiện chính sách Đổi mới năm 1986. Cùng với tự do hóa kinh
tế ngày càng tăng, công chức, viên chức nhà nước cống hiến trách nhiệm và quyền
lực tài chính nhiều hơn cho các cơ quan nhà nước. Văn bản pháp quy quy định quá
trình phân cấp là Nghị định chính phủ năm 1998. Các cơ quan chính quyền dưới
cấp quốc gia đã được chia thành ba cấp độ. Cả nước được chia thành 64 tỉnh, 611
huyện và hơn 10.000 xã. Ở cấp độ quốc gia, hệ thống chính trị bao gồm một cơ cấu
ba cơ quan lãnh đạo. Quốc hội là cơ quan lập pháp tạo ra pháp luật và có quyền lập
hiến. Các bên liên quan khác nhau của xã hội Việt Nam tham gia vào quá trình lập
pháp và là cơ quan duy nhất được bầu của chính phủ. Cơ quan chịu trách nhiệm
thực hiện pháp luật do Quốc hội phê duyệt là Chính phủ, cơ quan hành pháp của hệ
thống chính trị cấp nhà nước. Cuối cùng, Đảng đảm bảo rằng cả hai cơ quan đang
làm việc trong một thiết chế theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Do tần suất cao của
15
các sự kiện thời tiết, việc quản lý thiên tai đã trở thành một truyền thống lâu đời của
các cơ quan nhà nước. Ngay từ thế kỷ 15, vua Lê Thần Tông đã bổ nhiệm hai cán
bộ quản lý hệ thống thủy lợi và hệ thống đê điều. Kể từ đó, nó đã phát triển thành
một cấu trúc phức tạp gồm nhiều cấp, mỗi cấp chính quyền có trách nhiệm riêng
của mình.
Không có một bộ luật rõ ràng nào về quản lý thiên tai. Tài liệu chính là Chiến
lược Quốc gia về thiên tai, phòng chống và giảm nhẹ. Được thủ tường phê duyệt
vào năm 2007, bản Chiến lược hoạch định và nêu ra những việc cần phải làm đến
năm 2020 với ngân sách ước tính là 18 tỷ đô la. Mục tiêu chính của Chiến lược là
phân chia trách nhiệm giữa các Bộ và các cơ quan chính trị khác nhau, đề xuất một
khung thời gian chung cho việc áp dụng các biện pháp giảm thiểu và điều chỉnh quá
trình thực hiện để tăng trưởng kinh tế của đất nước. Các đơn vì cấp dưới phải sau đó
đề xuất phương án giảm thiểu tác động phù hợp với khuôn khổ của Chiến lược quốc
gia.
Chiến lược này đã được ban hành bởi Uỷ ban Phòng chống lụt bão Trung
ương (CCFSC). Là tổ chức chính cho quản lý thiên tai, nó hoạt động như một cơ
quan chỉ đạo. CCFSC là chịu trách nhiệm thu thập dữ liệu, theo dõi các sự kiện lũ
lụt và bão, đưa ra cảnh báo chính thức và phối hợp ứng phó thiên tai và các biện
pháp giảm nhẹ. CCFSC được chủ trì bởi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
và bao gồm các bên liên quan như Bộ như Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc
phòng và các tổ chức phi chính phủ như Hội Chữ thập đỏ Việt Nam. Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn có thể được coi là tâm điểm cho các hoạt động hoạt
động, đặc biệt là trong các thảm họa liên quan đến nước. Dưới Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn là Tổng cục Thủy lợi và dưới Tổng cục Thủy lợi là Cục Quản
lý đê điều và Phòng chống lụt bão. Hội Chữ thập đỏ hoạt động trong cả nước từ
quốc gia đến cấp xã và các chuyên về nâng cao nhận thức, phòng chống thiên tai,
ứng phó và phòng ngừa hiểm họa.
Uỷ ban Trung ương Phòng chống lụt bão cũng có các cấu trúc quốc gia cho
các tỉnh, huyện, xã là Uỷ ban về phòng, chống lụt bão địa phương. Các Uỷ ban
16
phòng, chống lụt bão địa phương ở cấp tỉnh, huyện và xã có trách nhiệm phối hợp
các biện pháp phòng chống lũ lụt, bão; tổ chức bảo vệ đê điều; chuẩn bị ứng phó
với bão, lũ; giảm nhẹ thiên tai và phát triển khắc phục hậu quả và khôi phục sau lũ.
Hệ thống Các Uỷ ban phòng, chống lụt bão địa phương giữ vai trò quan trọng trong
việc chia sẻ thông tin về thiệt hại và nhu cầu cứu trợ, để giao tiếp thông tin cảnh báo
sớm, đánh giá thiệt hại, phối hợp cứu nạn trong mùa lũ và bảo vệ đê điều và các cơ
sở hạ tầng khác.
Như đã nói ở trên, hiện tại không có một bộ luật nào về quản lý thiên tai (kế
hoạch xây dựng một bộ luật vào năm 2013) nhưng một số nghị định, pháp lệnh đã
bao gồm cả việc quản lý tài nguyên nước và chuẩn bị sẵn sàng cho các sự kiện lũ
lụt. Ví dụ như Luật Tài nguyên nước (1998) điều chỉnh việc sử dụng nước một cách
thích hợp, Pháp lệnh Phòng chống lụt bão (1993) ban hành các trách nhiệm quản lý
thiên tai cho các cơ quan phù hợp, Luật về đê điều trong đó có kế hoạch quản lý đê
sông và đê biển. Như một báo cáo gần đây của Ngân hàng Thế giới đã đề cập, theo
truyền thống, Việt Nam đã tập trung vào sự sẵn sang ứng phó và ứng ứng phó với lũ
lụt, nhấn mạnh vào biện pháp công trình như đê điều và tường chắn sóng. Biện pháp
giảm nhẹ đã dần dần được đưa vào xem xét nhưng vấn đề vẫn còn tồn tại trong hoạt
động quản lý thiên tai. Nhiều luật và nghị định xoay quanh việc giảm thiểu lũ lụt
thường là kết quả trong những chính sách chồng chéo nhau. Do đó, vai trò không rõ
ràng và thực thi các chính sách giảm thiểu lũ lụt là yếu. Một vấn đề khác được đề
cập trong các tài liệu là thiếu chuyên môn quản lý thiên tai.
17
CHƯƠNG II
CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN
PHƯƠNG PHÁP LỰA CHỌN THỬ NGHIỆM RỜI RẠC
2.1. Nguyên tắc cơ bản phương pháp lựa chọn thử nghiệm rời rạc
2TTrong nhiều năm phương pháp lựa chọn thử nghiệm rời rạc (DCE) và kỹ thuật
tương tự đã được các nhà nghiên cứu quan tâm trong một loạt các môn học. Do đó,
mặc dù còn ít nhưng đã có những sự đồng thuận về nội dung, tên gọi và nền tảng lý
thuyết của phương pháp. Như Garrod & Willis đã nêu (1999):
2T"Lựa chọn Thử nghiệm có thể được tìm thấy trong các tài liệu dưới nhiều hình
thức, và sự nhầm lẫn có thể phát sinh từ các thuật ngữ khác nhau được sử dụng
để mô tả các kỹ thuật khác nhau thuộc thể loại này" (Garrod & Willis năm
1999, trang 203).
2TKỹ thuật lựa chọn đã được sử dụng bởi các nhà tâm lý học từ những năm 1960
(ví dụ như Anderson 1962; Luce & Tukey 1964) và vào đầu những năm 1970 đã
được giới thiệu các tài liệu tiếp thị, nơi họ nhận được nhiều sự chú ý từ cả hai lĩnh
vực học tập và công nghiệp (ví dụ như Green và các đồng nghiệp 1972. ; Green &
Rao 1971). Trong lĩnh vực tiếp thị, các kỹ thuật này đã được biết đến với tên gọi là
phân tích kết hợp, một thuật ngữ được đưa ra bởi Green và Srinivasan (1978). Phân
tích kết hợp đã đóng một vai trò quan trọng trong việc dự báo và tìm hiểu về việc ra
quyết định và lựa chọn hành vi của người tiêu dùng. Trong suốt những năm 1970 và
những năm 1980, sự phát triển và ứng dụng của phương pháp tiếp cận phân tích kết
hợp tăng lên đáng kể. Wittink & Cattin (1989) ước tính rằng 400 nghiên cứu thị
trường bằng cách sử dụng phương pháp phân tích kết hợp được thực hiện mỗi năm
trong thời gian đầu những năm 1980.
2TSong song với sự phát triển và các ứng dụng của phân tích kết hợp, các tài liệu
kinh tế (đặc biệt là trong lĩnh vực giao thông vận tải) đã đưa ra các cách thức mới
18
để mô hình hóa sự lựa chọn rời rạc (phân tách các mô hình) và nền tảng lý thuyết
cho mô hình đã được phát triển bằng cách sử dụng lý thuyết lợi ích ngẫu nhiên
(Ben-Akiva & Lerman 1985). Sự phát triển của lý thuyết tiện ích ngẫu nhiên và mô
hình tách biệt theo giới đã trở thành điểm chuẩn cho việc sử dụng các kỹ thuật lựa
chọn trong các tài liệu kinh tế vì nó cung cấp các liên kết cần thiết giữa các quan sát
hành vi của người tiêu dùng và lý thuyết kinh tế. Lý thuyết tiện ích ngẫu nhiên cung
cấp một cách toàn diện để xác định và mô hình hóa hành vi thị trường. Để chỉ rõ
rằng những phương pháp tiếp cận lựa chọn được thành lập trong lý thuyết kinh tế
(so với các phương pháp được sử dụng trong tiếp thị), “phân tích kết hợp” không
còn được sử dụng rộng rãi trong các tài liệu kinh tế. Louviere lập luận rằng "phân
tích kết hợp" nên được thay thế bằng một thuật ngữ thích hợp hơn để chỉ ra rằng kỹ
thuật này được dựa trên lý thuyết tiện ích ngẫu nhiên (Louviere và đồng nghiệp
2000, Louviere 2000, Louviere 2001a). Ryan & Wordsworth (2000) lưu ý rằng sự
lựa chọn không sử dụng thuật ngữ phân tích kết hợp giúp phân biệt sự lựa chọn dựa
trên các thí nghiệm được sử dụng trong kinh tế từ các hình thức khác của phân tích
kết hợp mà không xuất phát từ lý thuyết kinh tế. Trong các tài liệu kinh tế môi
trường, sự lựa chọn kỹ thuật được thành lập trong lý thuyết kinh tế được nhóm lại
theo các thuật ngữ lựa chọn theo mô hình (‘choice modelling’) hoặc sự lựa chọn
thử nghiệm (choice experiments). Các kỹ thuật lựa chọn được phân chia thành ba
loại để phản ánh sự khác biệt đối với những giả định lý thuyết, phương pháp phân
tích và thủ tục thử nghiệm (Bateman 2002; Blamey 2002; Louviere 2000.), đó là:
2T• Lựa chọn thử nghiệm rời rạc (Discrete choice experiment)
2T• Xếp hạng ngẫu nhiên (Contingent ranking)
2T• Đánh giá ngẫu nhiên (Contingent rating)
2T Ba kỹ thuật này có nhiều điểm chung (xem Hộp 2.1 cho một ví dụ minh họa của
mỗi kỹ thuật lựa chọn). Việc thiết kế các phương án lựa chọn thay thế là cơ bản
giống nhau trong mỗi phương pháp tiếp cận và hỏi phải quyết định lựa chọn một
phương án ưa thích trong số những phương án thay thế loại trừ lẫn nhau. Hơn nữa,
tất cả ba kỹ thuật - với các giả định đúng - có thể được chỉ ra là phù hợp với lý