Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm hướng dẫn học sinh ôn luyện phần đọc hiểu trong đề thi THPT quốc gia môn ngữ văn đạt kết quả cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (368.15 KB, 51 trang )

Sang
́ kiên
́ kinh nghiêm:
̣ H ướn g d ẫn h ọc
sinh ôn luy ện ph ần Đọc hi ểu trong đề thi
THPT Qu ốc gia môn Ng ữv ăn đạt k ết
qu ảcao
Posted by Thu Trang On Tháng Chín 01, 2016 0 Comment
PHẦN MỞ ĐẦU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cơ sở lý luận
Tháng 10/2013, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã thông qua Nghị
quyết 29 – NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,
hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Xác định
được nhiệm vụ quan trọng đó nên những năm qua Bộ giáo dục đã không ngừng đưa ra những giải pháp
mang tính cải tiến như: chuẩn bị đổi mới chương trình giáo khoa, đổi mới kiểm tra đánh giá, đổi mới
phương pháp dạy học… Những thay đổi đó nhằm phát triển năng lực người học, góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục, đáp ứng nhu cầu hội nhập Quốc tế của đất nước.
Ngày 01/4/2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã gửi Công văn
số 1656/BGDĐT-KTKĐCLGD về việc hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp Trung
học phổ thông (THPT) năm 2014, trong đó có nội dung: Đề thi môn ngữ văn có 2 phần: Đọc hiểu và làm
văn. Bộ GD&ĐT đề nghị các Sở giáo dục, các trường THPT lưu ý việc thực hiện việc đổi mới kiểm tra
đánh giá chất lượng học tập môn Ngữ văn trong kì thi tốt nghiệp THPT, thực hiện theo hướng đánh giá
năng lực học sinh nhưng ở mức độ phù hợp. Cụ thể là tập trung đánh giá hai kỹ năng quan
trọng: kĩ năng đọc hiểu văn bản và kĩ năng viết văn bản. Đề thi gồm hai phần:
Đọc hiểu và Tự luận (làm văn), trong đó tỷ lệ điểm của phần viết nhiều hơn phần Đọc hiểu.
Ngày 15/04/2014, Bộ GD & ĐT gửi văn bản đến các Sở GD&ĐT, các trường THPT trong cả nước về
hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp cho học sinh THPT. Đây là
xu hướng đổi mới kiểm tra đánh giá sự ghi nhớ những kiến thức của học sinh
chuyển sang kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh (tự mình khám phá văn bản.) Cũng từ năm
đó dạng câu hỏi Đọc hiểu bắt đầu được đưa vào đề thi để thay thế cho dạng câu hỏi tái hiện kiến thức. Có


thể nói đây là sự đổi mới tích cực trong cách ra đề Ngữ văn theo định hướng mới. Nếu dạng câu hỏi tái hiện
kiến thức chỉ có thể kiểm tra học sinh ở mức nhận biết, thông hiểu, có biết, hiểu, nắm được những kiến
thức văn học đã được dạy trong chương trình hay không thì dạng câu hỏi Đọc hiểu đã nâng cao hơn một
mức vận dung thấp, vận dụng sáng tạo, kiểm tra, phát triển được năng lực tự cảm nhận một văn bản bất kì.
(có thể văn bản đó hoàn toàn xa lạ đối với các em) Như vậy có thể thấy, bên cạnh việc ôn tập, rèn kỹ năng
viết phần tự luận thì việc ôn tập và rèn kỹ năng làm dạng câu hỏi đọc hiểu là điều cần thiết phải trang bị
cho học sinh.

2.

Cơ sở thực tiễn


Câu hỏi Đọc hiểu là một kiểu dạng khá mới mẻ được đưa vào đề thi THPT Quốc gia nên chưa được cụ thể
hóa thành một bài học riêng trong chương trình Ngữ văn bậc trung học phổ thông. Dạng này cũng không có
nhiều tài liệu, bài viết chuyên sâu để tham khảo. Nó chưa “lộ diện” thành một bài cụ thể trong sách giáo
khoa, hơn nữa kiến thức đọc hiểu nằm rải rác trong chương trình học môn Văn từ cấp II đến cấp III. Chính
vì thế mà không ít giáo viên ôn thi THPT Quốc gia tỏ ra lúng túng khi hướng dẫn học sinh làm bài. Điều
đó cũng ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng, kết quả bài thi của học sinh.
Đọc hiểu văn bản là một trong hai phần bắt buộc có trong một đề thi THPT Quốc gia. Phần này tuy không
chiếm phần lớn số điểm nhưng lại có vị trí rất quan trong bởi nó quyết định điểm cao hay thấp trong một
bài thi. Nếu học sinh làm sai hết phần này thì chắc chắn điểm toàn bài còn lại dù có tốt mấy cũng chỉ đạt
khoảng 6,0 điểm. Ngược lại nếu học sinh làm tốt phần đọc hiểu các em sẽ có nhiều cơ hội đạt điểm văn 7,0
hoặc 8,0. Như vậy phần Đọc hiểu góp phần không nhỏ vào kết quả thi môn Văn cũng như tạo cơ hội cao
hơn cho các em xét tuyển Đại học. Có thể nói ôn tập và làm tốt phần Đọc hiểu chính là giúp các em gỡ
điểm cho bài thi của mình. Vì vậy việc ôn tập bài bản để các em học sinh lớp 12 làm tốt phần đọc – hiểu,
làm tốt bài thi của mình càng trở nên cấp thiết.
Đối với học sinh trường THPT Dương Quảng Hàm, nhất là lớp 12, đây là phần kiến thức mà các em đang
rất quan tâm, mong muốn được các thầy cô củng cố để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia. Hơn nữa, đa
phần các thầy cô dạy môn Văn là giáo viên trẻ tuổi đời, tuổi nghề nên có phần lung túng khi ôn thi phần

Đọc hiểu.
Xuất phát từ thực tiễn giảng dạy cũng như vai trò của một giáo viên tâm huyết với nghề, nhiều năm ôn thi
Tốt nghiệp, Đại học, đồng thời góp phần tháo gỡ những khó khăn trên, tôi đã lựa chọn đề tài sáng kiến kinh
nghiệm : Hướng dẫn học sinh ôn luyện phần Đọc hiểu trong đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn đạt
kết quả cao.

1.

MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Đưa ra đề tài này, thông qua việc hướng dẫn các em học sinh ôn luyện kiến thức lý thuyết, lưu ý cách làm
bài, luyện tập các dạng đề Đọc hiểu, tôi muốn nâng cao chất lượng làm dạng câu hỏi Đọc hiểu của học sinh
THPT nói chung, học sinh trường THPT Dương Quảng Hàm nói riêng, nhất là các em học sinh lớp 12
chuẩn bị bước vào kì thi THPT Quốc gia . Vì thế khi nghiên cứu và thực hiện đề tài này tôi đã hướng tới
các mục đích cụ thể sau:
– Nắm vững những kiến thức lý thuyết liên quan đến câu hỏi Đọc hiểu
– Nhận diện, phân loại các loại câu hỏi Đọc hiểu theo phạm vi kiến thức.
– Hiểu được phương pháp, cách thức làm dạng câu hỏi này đạt kết quả cao.
– Luyện tập một số đề Đọc hiểu để rèn kĩ năng làm bài
– Góp phần nâng cao chất lượng bộ môn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn


– Đề tài này cũng có thể coi tài liệu để các giáo viên tham khảo khi dạy các tiết ôn tập, ôn thi THPT Quốc
gia, ôn thi đại học, ôn thi học sinh giỏi.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
– Học sinh trung học phổ thông, học sinh lớp 12 chuẩn bị thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn. Trong ba năm
ôn luyện dạng đề này tôi đã chọn 3 lớp để nghiên cứu: 12A6 (năm học 2013-2014)12A9 (năm học 20142015) 12a4 (năm học 2015-2016)
– Dạng câu hỏi Đọc hiểu

1.


PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Trong văn học thực tế dạng câu hỏi Đọc hiểu rất phong phú, đa dạng. Lý thuyết đọc – hiểu nằm ở diện
rộng: rải rác từ chương trình học ngữ văn THCS (lớp 6,7,8,9) đến ngữ văn THPT (lớp 10,11,12). Ngữ liệu
có thể nằm trong chương trình sách giáo khoa và cả ngoài sách giáo khoa. Song tôi đã cố gắng nghiên cứu
và xếp vào các phạm vi kiến thức cụ thể để học sinh dễ nhận diện và luyện đề, nhất là những kiến thức có
liên qua trực tiếp, thường hay gặp trong kì thi THPT Quốc gia (hay còn gọi là kì thi Tốt nghiệp THPT và
tuyển sinh Cao đẳng, Đại học) :
– Ôn luyện lý thuyết Đọc hiểu: Các phong cách ngôn ngữ, thao tác lập luận, các biện pháp tu từ, các
phương thức biểu đạt, luật thơ, xác định nội dung chính, viết một đoạn văn ngắn bàn về chủ đề có liên qua
đến ngữ liệu đã cho…
– Rèn kĩ năng, phương pháp làm câu hỏi Đọc hiểu qua văn bản cụ thể: Văn bản văn học, văn bản nhật
dụng….

1.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Sáng kiến đã sử dụng các phương pháp sau
– Phương pháp thống kê
– Phương pháp phân tích, tổng hợp
– Phương pháp so sánh
– Phương pháp điều tra
VI.THỜI GIAN BẮT ĐẦU NGHIÊN CỨU VÀ HOÀN THÀNH ĐỀ TÀI
– Thời gian bắt đầu tìm hiểu, nghiên cứu đề tài này đã diễn ra từ năm học 2013 -2014. Đề tài được bổ sung
3 năm, qua quá trình dạy chuyên đề, ôn thi THPT Quốc (ôn thi tốt nghiệp, ôn thi Đại học, Cao đẳng) và đội
tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh.
– Báo cáo cấp trường tháng 2 năm 2016 và hoàn thiện tháng 4 năm 2016



1.

2.
3.

PHẦN NỘI DUNG
CƠ SỞ LÍ LUẬN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Quan niệm về Đọc hiểu .

Đọc hiểu là hoạt động cơ bản của con người để chiếm lĩnh văn hóa. Khái niệm Đọc hiểu (comprehension
reading) có nội hàm khoa học phong phú có nhiều cấp độ gắn liền với lí luận dạy học văn, lí thuyết tiếp
nhận tâm lí học nghệ thuật, lí thuyết giao tiếp thi pháp học, tường giải học văn bản học …
Đọc là một hoạt động của con người, dùng mắt để nhận biết các kí hiệu và chữ viết, dùng trí óc để tư duy
và lưu giữ những nội dung mà mình đã đọc và sử dụng bộ máy phát âm phát ra âm thanh nhằm truyền đạt
đến người nghe. Hiểu là phát hiện và nắm vững mối liên hệ của sự vật, hiện tượng, đối tượng nào đó và ý
nghĩa của mối quan hệ đó. Hiểu còn là sự bao quát hết nội dung và có thể vận dụng vào đời sống. Hiểu là
phải trả lời được các câu hỏi Cái gì? Như thế nào? Làm thế nào?
Đọc hiểu là đọc kết hợp với sự hình thành năng lực giải thích, phân tích, khái quát, biện luận đúng- sai về
logic, nghĩa là kết hợp với năng lực, tư duy và biểu đạt. Mục đích trong tác phẩm văn chương, Đọc hiểu là
phải thấy được
+ Nội dung của văn bản.
+ Mối quan hệ ý nghĩa của văn bản do tác giả tổ chức và xây dựng.
+ Ý đồ, mục đích.
+ Thấy được tư tưởng của tác giả gửi gắm trong tác phẩm.
+ Giá trị đặc sắc của các yếu tố nghệ thuật.
+ Ý nghĩa của từ ngữ được dùng trong cấu trúc văn bản.
+ Thể lọai của văn bản, hình tượng nghệ thuật…
Lâu nay trong dạy học văn, người ta thường dùng thuật ngữ là giảng văn, phân tích văn…song từ khi thay
sách đã thay bằng thuật ngữ Đọc hiểu văn bản. Đây không chỉ là sự thay đổi về tên gọi mà thực chất là sự

thay đổi thay đổi quan niệm về bản chất của môn văn, cả về phương pháp dạy học văn và các hoạt động khi
tiếp nhận tác phẩm văn học cũng có những thay đổi. Theo Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Thanh Hùng “Đọc
hiểu là một khái niệm khoa học chỉ mức độ cao nhất của hoạt động đọc; đọc hiểu đồng thời cũng chỉ năng
lực văn của người đọc”.“Đọc hiểu là hoạt động truy tìm và giải mã ý nghĩa văn bản”. Còn với Giáo sư
Trần Đình Sử “Đọc hiểu văn bản như một khâu đột phá trong việc đổi mới dạy học và thi môn Ngữ văn, là
yêu cầu bức thiết đối với việc đào tạo nguồn nhân lực mới cho đất nước tiến theo các nước tiên tiến”. Phó
giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Thị Hạnh, dựa trên cơ sở ngôn ngữ học, khẳng định : “ Đọc hiểu là một hoạt động
giao tiếp ở đó người đọc lĩnh hội lời nói đã được viết thành văn bản nhằm làm thay đổi những hiểu biết,
tình cảm hoặc hành vi của chính mình, đọc hiểu là hoạt động đọc cho mình”
Như vậy, Đọc hiểu là hoạt động đọc và giải mã các tầng ý nghĩa của văn bản thông qua khả năng
tiếp nhận của học sinh. Đọc hiểu là tiếp xúc với văn bản, hiểu được nghĩa hiển ngôn, nghĩa hàm ẩn, các
biện pháp nghệ thuật, thông hiểu các thông điệp tư tưởng, tình cảm của người viết và giá trị tự thân của
hình tượng nghệ thuật. Với quan điểm phát huy vai trò chủ thể của học sinh, xuất phát từ đặc thù của văn
chương (nghệ thuật ngôn từ), mà vấn đề Đọc hiểu văn bản ngày càng được quan tâm .

2.

Văn bản Đọc hiểu


Trong chương trình Ngữ văn của Việt Nam nêu hai loại văn bản để dạy Đọc hiểu, đó là: Văn bản văn học
và văn bản nhật dụng. Trong đó các văn bản được sếp theo tiến trình lịch sử hoặc theo thể loại. Các văn
bản văn học đa dạng hơn các văn bản nhật dụng. Hai loại văn bản này cũng chính là các ngữ liệu để học
sinh khai thác.
Thực tế cho thấy văn bản Đọc hiểu nói chung và văn bản Đọc hiểu trong nhà trường nói riêng rất đa dạng
và phong phú. Có bao nhiêu loại văn bản trong cuộc sống thì có bấy nhiêu loại được dạy trong nhà trường.
Điều đó cũng có nghĩa là văn bản Đọc hiểu trong các đề thi rất rộng. Đề thi có thể là văn bản các em đã
được tiếp cận, đã được học, hoặc cũng có thể là văn bản hoàn toàn xa lạ. Từ năm 2014 Bộ GD & ĐT đưa
phần Đọc hiểu vào đề thi môn Ngữ văn đã đổi mới kiểm tra, đánh giá năng lực Đọc hiểu của học sinh. Việc
làm này có tác động tích cực đến quá trình rèn khả năng tiếp nhận văn bản Đọc hiểu của các em.


3.

Vấn đề Đọc hiểu môn Ngữ văn trong nhà trường THPT

Nhằm phát huy khả năng chủ động tiếp cận văn bản của học sinh, từ đề thi Tốt nghiệp năm 2014 Bộ
GD&ĐT chính thức đưa câu hỏi Đọc hiểu vào đề thi. Khi có quyết định nhiều học sinh, các thầy cô tỏ ra
lung túng vì cho rằng đây là vấn đề hoàn toàn mới mẻ. Nhưng thực chất bản chất của vấn đề không hoàn
toàn mới. Vì hoạt động đọc hiểu vẫn diễn ra thường xuyên trong các bài giảng văn. Các thầy cô vẫn thường
cho học sinh tiếp cận văn bản bằng cách đọc ngữ liệu, sau đó đặt câu hỏi để học sinh trả lời, nghĩa là đang
diễn ra hoạt động đoc hiểu. Tuy nhiên giữa hoạt động đọc hiểu và dạng câu hỏi đọc hiểu có nét tương đồng
và khác biệt. Nét tương đồng là phương thức tiếp cận văn bản là giống nhau: bắt đầu từ đọc rồi đến hiểu.
Còn nét khác biệt là Đọc hiểu trong dạy học văn nói chung là hoạt động trên lớp có sự định hướng của
người thầy, còn câu hỏi Đọc hiểu trong đề thi là hoạt động độc lập, sáng tạo của học sinh, nhằm đánh giá
năng lực người học. Hơn nữa những kiến thức trong dạng câu hỏi Đọc hiểu rất phong phú, học sinh phải
biết huy động những kiến thức đã học ở các lớp dưới để trả lời câu hỏi. Như vậy hoạt động đọc hiểu vẫn
thường xuyên diễn ra trong môn Ngữ văn ở các nhà trường.
Đọc hiểu là quá trình thâm nhập vào văn bản với thái độ tích cực, chủ động. Đây là một năng lực cần thiết
mà người học nói chung và học sinh THPT cần quan tâm. Nếu chúng ta không có trình độ năng lực đọc thì
hiểu đúng, đánh giá đúng văn bản. Không nắm vững, đánh giá được văn bản thì không thể tiếp thu, bồi đắp
được tri thức và cũng không có cơ sở để sáng tạo. Vì thế vấn đề Đọc hiểu môn ngữ văn trong nhà trường là
rất cần thiết
Hiện nay Đọc hiểu văn học trong nhà trường THPT thường hướng tới các vấn đề cụ thể sau:
– Nhận biết đúng, chính xác về văn bản
+ Thể loại của văn bản: các phong cách ngôn ngữ (phong cách ngôn ngữ khoa học, báo chí, chính luận,
nghệ thuật, hành chính, sinh hoạt)
+ Hiểu đề tài, nhan đề, chủ đề, tóm tắt được các nội dung của văn bản
+ Hiểu các phương thức biểu đạt của văn bản (phương thức tự sự, biểu cảm, thuyết minh…)
+ Hiểu các thao tác lập luận (thao tác phân tích, bình luận, chứng minh, bác bỏ…)



– Thông hiểu, đánh giá đúng văn bản
+ Cảm nhận được những đặc sắc, nổi bật của văn bản: từ ngữ, hình ảnh,chi tiết quann trọng, đặc sắc, các
biện pháp tu từ…
+ Hiểu được ý nghĩa hàm ẩn của văn bản, đánh giá được nội dung, ý nghĩa của văn bản bằng kiến thức,
kinh nghiệm của mình.
– Vận dụng văn bản để giải quyết một vấn đề cụ thể.
+ Liên hệ mở rộng một vấn đề nào đó từ văn bản bằng suy nghĩ, ý kiến của mình
+ Vận dụng văn bản để trình bày phương hướng, biện pháp giải quyết một vấn đề cụ thể của cuộc sống, của
xã hội.

1.

THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.Thực trạng nghiên cứu đề Đọc hiểu môn Văn THPT
Ngay từ khi Bộ GD&ĐT thông báo và hướng dẫn ngành các trường THPT thực hiện đổi mới phương pháp
kiểm tra đánh giá trong kì thi tốt nghiệp THPT năm học 2013-2014. Vấn đề Đọc hiểu thu hút sự chú ý của
rất nhiều các thầy cô và học sinh nhất là học sinh lớp 12. Cùng với việc chuyên viên của Bộ GD & ĐT giải
đáp những thắc mắc về hướng ra đề phần Đọc hiểu (liên quan đến phần ngữ pháp, Tiếng Việt, ngữ liệu chủ
yếu lấy phần đọc thêm) thì nhiều thầy cô giáo luyện thi có nhiều kinh nghiệm cũng đăng trên trang cá nhân
của mình những bài ôn tập Đọc hiểu. Song những hướng dẫn ôn tập đó chưa chi tiết, chưa cụ thể và chưa
có tính hệ thống.
Hội thảo: Đổi mới kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn ngữ văn ở trường THPT diễn ra ngày
10/04/2014 tại Hà Nội cũng là tâm điểm chú ý. Lúc đó các sỹ tử và giáo viên đang trông chờ những ý kiến
hướng dẫn bổ ích khi kì thi chỉ còn hơn một tháng. Tại hội nghị, một số thầy cô giáo có nhiều kinh nghiệm,
đang trực tiếp đứng trên bục giảng đã có những ý kiến đề xuất việc ôn tập môn văn nói chung và ôn tập
phần Đọc hiểu nói riêng. Cô Phạm Thị Thu Hiền hướng dẫn phần Đọc hiểu với ngữ liệu Mẹ và quả. Tiến sỹ
Trịnh Thị Thu Tuyết giáo viên của trường THPT Chu Văn An và một số thầy cô khác cũng có nhiều ý kiến
bổ ích. Nhiều thầy cô cũng đăng trên trang cá nhân những ví dụ về ôn tập phần Đọc hiểu. Tuy nhiên trong

năm đó chưa có một cuốn tài liệu chính thống nào hướng dẫn các dạng hoặc cách ôn luyện phần Đọc hiểu
một cách bài bản.
Bước sang năm 2015, 2016 vấn đề ôn luyện phần Đọc hiểu vẫn là đề tài thu hút sự chú ý của các thầy cô ôn
thi và các em học sinh THPT. Một số cuốn sách phục vụ cho ôn luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn đã
ra mắt bạn đọc. Cuốn Hướng dẫn ôn luyện thi THPT Quốc gia môn ngữ văn, tác giả Lê Quang Hưng, nhà
xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2015 và cuốn Bộ đề luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn của
tác giả Lê Quang Hưng, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2016 có đề cập tới dạng câu hỏi Đọc
hiểu. Song ở trong hai cuốn sách đó có đề Đọc hiểu nh sách nhưng sách không cung cấp kiến thức lý
thuyết, hướng dẫn học sinh ôn luyện phần Đọc hiểu một cách chi tiết,cụ thể, bài bản mà chỉ hướng dẫn
chung chung.


Như vậy các bài nghiên cứu, các cuốn sách hướng dẫn ôn luyện đều đề cập tới tất cả các phần trong đề thi
môn văn THPT Quốc gia. Chưa có sách nghiên cứu riêng phần Đọc hiểu một cách bài bản những kiến thức
lý thuyết, bài tập thường gặp trong đề Đọc hiểu và cũng chưa phân loại quy củ, chi tiết, hệ thống kiến thức
để học sinh dễ ôn tập. Chính vì thế đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh ôn luyện phần Đọc
hiểu trong đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn đạt kết quả cao vẫn là một đề tài mới, có tính ứng dụng,
cần thiết rất cao.

2.

Thực trạng đề thi môn Văn có câu hỏi Đọc hiểu

Năm học 2013- 2014 Bộ GD& ĐT quyết định đổi mới kiểm tra đánh giá. Đề thi môn Ngữ văn bắt buộc có
thêm phần Đọc hiểu. Trong đề thi Tốt nghiệp THPT phần Đọc hiểu chiếm 3/10 điểm toàn bài. Trong đề thi
Ngữ văn tuyển sinh vào Đại học, Cao đẳng khối C, D năm 2014, phần Đọc hiểu chiếm 2/10 điểm của toàn
bài thi với 1 văn bản và 3 câu hỏi nhỏ theo các mức độ khác nhau. Xét về mức độ kiến thức và tương quan
thời gian trong toàn bài thi thì cấu trúc phần Đọc – hiểu như thế là hợp lí.
Năm 2015, Bộ GD & ĐT hợp nhất hai kì thi Tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào Đại học, Cao đẳng thành
một kì thi chung. Từ chỗ có nhiều đề thi Ngữ văn (đề thi tốt nghiệp THPT; đề thi tuyển sinh vào Đại học,

Cao đẳng khối C, D), năm nay chỉ có một đề thi duy nhất vừa lấy điểm để xét tốt nghiệp, vừa lấy điểm để
xét vào Đại học, Cao đẳng.
Phần Đọc hiểu trong đề thi từ chỗ chiếm số điểm 2/10 điểm nay được nâng lên 3/10 điểm. Nhưng thay vì 1
văn bản với 3 câu hỏi nhỏ như năm 2014, đề thi năm 2015 ra 2 văn bản khá dài với 8 câu hỏi nhỏ. Đến năm
2016 cấu trúc đề thi môn văn cũng không có gì thay đổi so với năm học trước.
Như phần đặt vấn đề chúng tôi có giới thiệu, dạng câu hỏi đọc hiểu đã xuất hiện thường niên trong các kì
thi Đại học, Cao đẳng, các kì thi Học sinh giỏi… Thậm trí trong các nhà trường phổ thông trung học dạng
đề này cũng thường xuyên được các thầy cô sử dụng cho các bài kiểm tra, thường xuyên, định kì. Minh
chứng cho điều này tôi giới thiệu vắn tắt một số câu hỏi thuộc phần Đọc hiểu trong đề thi học sinh giỏi tỉnh
Hưng Yên và trong đề thi THPT Quốc gia (thi tốt nghiệp, Đại học, Cao đẳng từ năm 2013 đến nay của Sở
GD & ĐT Hưng Yên và Bộ giáo dục đào tạo. (Các đề chỉ trích dẫn phần Đọc hiểu)
* ĐỀ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2014

1.

ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Những ngày đầu tháng 5/2014, Trung Quốc ngang nhiên xâm nhập và hạ đặt giàn khoan HD 981

trái phép ở vùng đặc quyền kinh tế và quyền tài phán của Việt Nam, có những hành động hung hăng cản
phá lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam theo Công ước
Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Trước tình hình đó, trái tim của hơn 90 triệu người
dân Việt Nam ở trong nước, hơn 4 triệu kiều bào Việt Nam ở nước ngoài, nhân dân tiến bộ, yêu chuộng
hòa bình trên thế giới luôn nóng bỏng hướng về Biển Đông, hướng về Hoàng Sa và Trường Sa, dõi theo
từng tin tức được truyền đi từ hiện trường vụ việc. Những ngày qua, chúng ta lại một lần nữa chứng kiến
tinh thần yêu nước trong mỗi một người dân Việt Nam, kiều bào ta ở nước ngoài, thể hiện sự đoàn kết
trong quyết tâm bảo vệ vùng biển, đảo, chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, lên án mạnh mẽ những hành
động sai trái, phi lý của Trung Quốc. Tuy nhiên, trước tình hình hiện nay chúng ta phải bình tĩnh, sáng
suốt nhận định những sự kiện đang diễn ra trên Biển Đông để có hành động phù hợp.



(Bình tĩnh, sáng suốt thể hiện lòng yêu nước –

Nguyễn Thế Hanh, Báo Giáo dục &

Thời đại số 116 ra ngày 15 – 5 – 2014)
Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:
1.

Nêu những ý chính của văn bản.

2.

Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. Việc dùng các từ được gạch dưới trong câu:
“Những ngày đầu tháng 5/2014, Trung Quốc ngang nhiên xâm nhập và hạ đặt giàn khoan
HD 981 trái phép ở vùng đặc quyền kinh tế và quyền tài phán của Việt Nam, có những hành
động hung hăng cản phá lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng chủ
quyền của Việt Nam theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.” có
hiệu quả diễn đạt như thế nào? 3. Viết một đoạn văn ngắn bày tỏ thái độ của anh/chị về sự
kiện trên.

* ĐỀ THI ĐẠI HỌC KHỐI C MÔN VĂN NĂM 2014
Câu I: (2 điểm)
Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá
níu váy bà đi chợ Bình Lâm
bắt chim sẻ ở vàng tai tượng Phật
và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần
Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị
chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng
mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm
điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng

Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế
bà mò cua xúc tép ở đồng Quan
bà đi gánh chè xanh Ba Trại
Quán cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn
(Đò Lèn – Nguyễn Duy, Ngữ văn lớp 12
Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr.148)
Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:

1.
2.

Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ.(0,5 điểm)
Các từ “lảo đảo”, “thập thững” có vai trò gì trong việc thể hiện hình ảnh cô đồng và người
bà(0,5 điểm)

3.

Sự vô tâm của cháu và nỗi cơ cực của bà hiện lên qua những hồi ức nào? Người cháu đã
bày tỏ nỗi niềm gì qua những hồi ức đó?(1,0 điểm)

*ĐỀ THI ĐẠI HỌC MÔN NGỮ VĂN KHỐI D – NĂM 2014
Câu I: (2 điểm)
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát


Những dòng sông đỏ nặng phù sa
Nước chúng ta

Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về
(Đất nước – Nguyễn Đình Thi, Ngữ văn 12,
Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr.125)
Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:

1.
2.

Đoạn thơ thể hiện tâm tư, tình cảm gì của tác giả.(0,5 điểm)

3.

Xác định các dạng của phép điệp trong đoạn thơ và nêu hiệu quả nghệ thuật của chúng?

Nêu ý nghĩa tu từcủa từ láy“rì rầm” trong đoạn thơ (0,5 điểm)
(1,0 điểm)

* ĐỀ THI THPT QUỐC GIA MÔN VĂN 2015

1.

PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Chúng tôi đứng đây trần trụi giữa trời
Cho biển cả không còn hoang lạnh
Đứa ở đồng chua
Đứa vùng đất mặn

Chia nhau nỗi nhớ nhà
Hoàng hôn tím ngát xa khơi
Chia nhau tin vui
Về một cô gái làng khểnh răng, hay hát
Vầng trăng lặn dưới chân lều bạt
Hắt lên chúng tôi nhếnh nhoáng vàng
Chúng tôi coi thường gian nan
Dù đồng đội tôi, có người ngã trước miệng cá mập
Có người bị vùi dưới cơn bão dữ tợn
Ngày mai đảo sẽ nhô lên
Tổ quốc Việt Nam, một lần nữa nối liền
Hoàng Sa, Trường Sa
Những quần đảo long lanh như ngọc dát
Nói chẳng đủ đâu, tôi phải hát
Một bài ca bằng nhịp trái tim tôi
Đảo à, đảo ơi!
Đảo Thuyền Chài, 4 – 1982
(Hát về một hòn đảo – Trần Đăng Khoa, Trường Sa, NXB Văn học, 2014, tr.51)
Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?


Câu 2. Cuộc sống gian khổ và hiểm nguy trên đảo của người lính được miêu tả qua những từ ngữ, hình ảnh
nào?
Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: Những quần đảo longlanh
như ngọc dát.
Câu 4. Đoạn thơ đã gợi cho anh/chị tình cảm gì đối với những người lính đảo? (Trình bày khoảng 5 đến 7
dòng)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 5 đến câu 8:
Hội chứng vô cảm hay nói cách khác là căn bệnh trơ cảm xúc trước niềm vui, nhất là nỗi đau của người
khác, vốn là một mặt trong hai phương diện cấu trúc bản chất Con – Người của mỗi sinh thể người.Tính

“con” và tính “người” luôn luôn hình thành, phát triển ở mỗi con người từ khi lọt lòng mẹ cho đến khi
nhắm mắt xuôi tay. Cái thiện và cái ác luôn luôn song hành theo từng bước đi, qua từng cử chỉ, hành vi
của mỗi con người trong mối quan hệ với cộng đồng, với cha mẹ, anh chị em, bạn bè, bà con làng xóm,
đồng bào,đồng loại. Trong cuộc hành trình lâu dài, gian khổ của một đời người, cái mất và cái được không
phải đã được nhận ra một cách dễ dàng. Mất một đồng xu, một miếng ăn, mất một phần cơ thể, mất một
vật sở hữu,con người nhận biết ngay. Nhưng có những cái mất, cái được nhiều khi lại không dễ gì cảm
nhận được ngay. Nhường bước cho một cụ già cao tuổi, nhường chỗ cho bà mẹ có con nhỏ trên tàu xe chật
chội, biếu một vài đồng cho người hành khất,… có mất có được nhưng không phải ai cũng đã nhận ra cái
gì mình đã thu được;có khi là sự thăng hoa trong tâm hồn từ thiện và nhân ái. Nói như một nhà văn lớn,
người ta chỉ lo túi tiền rỗng đi nhưng lại không biết lo tâm hồn mình đang vơi cạn, khô héo dần. Tôi muốn
đặt vấn đề là cùng với sự báo động những hiểm họa trông thấy, cần báo động cả hiểm họa không trông
thấy hay khó trông thấy. Hiện nay đã có quá nhiều dấu hiệu và sự kiện trầm trọng của hiểm họa vô cảm
trong xã hội ta, nhất là trong tuổi trẻ. Bạo lực đã xuất hiện dữ dằn những tháng ngày gần đây báo hiệu
nguồn gốc sâu xa ở sự xuống cấp nghiêm trọng về nhân văn, về bệnh vô cảm.
(Trích Nguồn gốc sâu xa của hiểm họa, Bài tập Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014,
tr.36-37)
Câu 5. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 6. Theo tác giả, nguồn gốc sâu xa của nạn bạo lực xuất hiện gần đây là gì?
Câu 7. Tác giả đã thể hiện thái độ gì khi bàn về hiểm họa vô cảm trong xã hội nay?
Câu 8. Anh/Chị suy nghĩ như thế nào khi có những người “chỉ lo túi tiền rỗng đi nhưng lại không biết lo
tâm hồn mình đang vơi cạn, khô héo dần”? (Trình bày khoảng 5 đến 7 dòng)
* ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN VĂN TỈNH HƯNG YÊN 2015
Câu 1 (4,0 điểm):
MÙA XUÂN XANH
Nguyễn Bính
Mùa xuân là cả một mùa xanh
Giời ở trên cao, lá ở cành
Lúa ở đồng tôi và lúa ở
Đồng nàng và lúa ở đồng anh.



Cỏ nằm trên mộ đợi thanh minh
Tôi đợi người yêu đến tự tình
Khỏi lũy tre làng tôi nhận thấy
Bắt đầu là cái thắt lưng xanh.
(Nguyễn Bính – Tác phẩm và lời bình, NXB Văn học. 2011, tr.20)
Đọc bài thơ trên và trả lời những câu hỏi sau:
1.

Màu xanh của mùa xuân được nhà thơ khơi gợi qua những hình ảnh nào? Trong những
hình ảnh đó, hình ảnh nào được nhân vật tôi đón đợi nhất?

2.

Lúa ở đồng tôi và lúa ở
Đồng nàng và lúa ở đồng anh.

Cấu trúc của hai câu thơ trên có điểm gì đáng lưu ý? Kiểu cấu trúc ấy có tác dụng gì?
1.

Chỉ ra và nêu hiệu quả của hai biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ dưới đây:
Cỏ nằm trên mộ đợi thanh minh
Tôi đợi người yêu đến tự tình

1.

Trình bày ngắn gọn cảm nhận của anh/chị về bức tranh mùa xuân trong bài thơ.

III. ĐỀ XUẤT CÁCH HƯỚNG DẪN HỌC SINH ÔN LUYỆN PHẦN ĐỌC HIỂU ĐẠT KẾT QUẢ
CAO

Thực trạng đề thi có dạng câu hỏi Đọc hiểu xuất hiện phong phú như vậy nhưng trong chương trình sách
giáo khoa môn Ngữ văn của trung học phổ thông lại không có một kiểu bài dạy riêng để hướng dẫn cho
thầy cô giáo cũng như các em học sinh nắm được phương pháp làm dạng đề này một cách hiệu quả nhất.
Chính vì vậy mà như đã trình bày ở phần lí do chọn đề tài nhiều em học sinh tỏ ra rất lúng túng, băn khoăn
về cung cấp kiến thức lý thuyết như nào, rèn luyện kĩ năng ra sao để các em tự làm tốt được phần đọc hiểu
trong bài thi. Đứng trước thực trạng đó, bằng kinh nghiệm của bản thân đang trực tiếp ôn thi THPT Quốc
gia, qua những năm dạy đội tuyển học sinh giỏi, dạy chuyên đề đại học cũng như trao đổi với đồng nghiệp,
tôi đề xuất cách hướng dẫn học sinh thi THPT Quốc gia ôn tập dạng câu hỏi Đọc hiểu theo hướng sau:
*Bước 1: Ôn luyện lý thuyết Đọc hiểu: Giáo viên nghiên cứu tài liệu và hướng dẫn cho học sinh nắm bắt
được những dạng kiến thức lý thuyết liên quan đến câu hỏi Đọc hiểu trong đề thi. Bao gồm các dạng như:
– Các loại phong cách ngôn ngữ
– Các phương thức biểu đạt
– Các thao tác lập luận
– Các biện pháp tu từ
– Các phép liên kết
– Phân biệt các thể thơ


– Xác định nội dung, chi tiết, hình ảnh chính trong văn bản (nhan đề, chủ đề, chi tiết, hình ảnh đặc sắc)
– Viết một đoạn văn ngắn trình bày quan điểm của cá nhân về một vấn đề của cuộc sống có liên quan đến
văn bản.
*Bước 2. Một số lưu ý về phương pháp làm Đọc hiểu
Ở phần này người viết đưa ra những lưu ý về phương pháp làm bài như: cách trình bày, kĩ năng nhận diện
các loại câu hỏi, cách trả lời…
*Bước 3. Bài tập rèn kĩ năng Đọc hiểu
Sau khi giáo viên ôn tập, hướng dẫn học sinh nắm chắc lý thuyết, tôi cung cấp cho các em học sinh các đề
Đọc hiểu thuộc văn bản nhật dụng và văn bản văn học. Phần này người viết đưa 5 đề với các loại câu hỏi
thường gặp trong đề thi để học sinh luyện tập, rèn kĩ năng làm bài. Các câu hỏi thể hiện ở các mức: nhận
biết, thông hiểu, vận dụng. Sau mỗi đề có đáp án để các em đối chiếu, giáo viên sửa bài cho học sinh.


1.

Ôn luyện kiến thức lý thuyết Đọc hiểu.

Đây là một bước không mấy dễ dàng đối với những thầy cô ôn thi THPT Quốc gia nói chung, đặc biệt là
các giáo viên mới ra trường hoặc năm đầu ôn thi THPT Quốc gia. Vì phần kiến thức lý thuyết liên qua đến
dạng câu hỏi Đọc – hiểu này khá rộng, kiến thức không quy tụ thành một bài, hay ở một khối lớp nào mà
kiến thức đó nằm rải rác từ lớp 6 cho đến lớp 12. Vì vậy giáo viên mất nhiều thời gian thu thập, thanh lọc,
xử lý kiến thức, chia thành các mảng, với các chủ đề cụ thể cùng các ví dụ tương ứng để hướng dẫn học
sinh.
Tháo gỡ khó khăn trên tôi đã nghiên cứu và phân loại kiên thức lý thuyết có liên quan đến dạng câu hỏi
Đọc hiểu để ôn tập cho học sinh. Đặc biệt ở những phần kiến thức lý thuyết dễ nhầm lẫn tôi kẻ thành bảng
kiến thức trọng tâm nhằm giúp các em học sinh nhận diện đúng từng thể loại, dễ dàng khắc sâu kiến thức.
Sau mỗi phần lý thuyết đều có ví dụ minh họa để học sinh củng cố, kiểm chứng lại lý thuyết.
1.1.Các loại phong cách ngôn ngữ
a.Phong cách ngôn ngữ khoa học
– Khái niệm: là phong cách được dùng trong lĩnh vực nghiên cứu, học tập và phổ biến khoa học. Ðây là
phong cách ngôn ngữ đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên môn sâu.
Phong cách này bao gồm các văn bản: khoa học chuyên sâu, giáo khoa phổ cập.
– Ðặc trưng: có 3 đặc trưng
+Tính trừu tượng- khái quát: Mục đích của khoa học là phát hiện ra các quy luật tồn tại trong các sự vật,
hiện tượng nên phải thông qua trừu tượng hoá, khái quát hoá khi nhận thức và phản ánh hiện thực khách
quan. Trừu tượng hoá chính là con đường của nhận thức lí tính giúp ta thoát khỏi những nhận biết lẻ tẻ, rời
rạc ở giai đoạn cảm tính.


+ Tính lí trí -lôgic: Cách diễn đạt của phong cách khoa học phải biểu hiện năng lực tổng hợp của trí tuệ,
phải tuân theo quy tắc chặt chẽ từ tư duy logic hình thức đến tư duy logic biện chứng. Các nội dung ý
tưởng khoa học của người viết phải được sắp xếp trong mối quan hệ logic, tránh trùng lặp hoặc mâu thuẫn
+Tính khách quan – phi cá thể: Một văn bản khoa học chỉ có giá trị thực sự khi đưa đến người tiếp nhận

những thông tin chính xác về các phát hiện, phát minh khoa học. Muốn vậy, văn bản khoa học phải đảm
bảo tính một nghĩa. Nghĩa là nó không cho phép nhiều cách hiểu khác nhau hoặc hiểu một cách mơ hồ.
Chân lí khoa học luôn phụ thuộc vào các quy luật khách quan, không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của
con người

1.

Phong cách ngôn ngữ báo chí (hoặc thông tấn)

– Khái niệm: Phong cách báo chí (thông tấn) là phong cách được dùng trong lĩnh vực thông tin của xã hội
về tất cả những vấn đề thời sự trong nước và quốc tế. (Thông tấn : có nghĩa là thu thập và biên tập tin
tức để cung cấp cho các nơi.)
Phong cách báo chí tồn tại cả ba dạng: dạng nói (kênh nói được dùng ở các đài phát thanh); dạng hình và
nói (kênh nói và hình được dùng ở đài truyền hình); dạng viết (kênh viết được dùng trên báo và tạp chí…).
– Ðặc trưng : có 3 đặc trưng
+ Tính thông tin thời sự: Thông tin phải truyền đạt kịp thời, nhanh chóng. Chỉ có những thông tin mới mẻ,
cần thiết mới hấp dẫn người đọc, người nghe.
+ Tính ngắn gọn: Văn bản báo chí thường là lối văn ngắn gọn nhưng lượng thông tin cao.
+ Tính sinh động, hấp dẫn: Tin tức của báo, đài cần phải được trình bày và diễn đạt hấp dẫn để khơi gợi
hứng thú của người đọc, người nghe. Về nội dung: Thông tin phải luôn luôn mới, đa dạng, chính xác và
phong phú. Về hình thức: Ngôn ngữ phải có sức thu hút, lôi cuốn người đọc, đặc biệt là ở các tiêu đề.

1.

Phong cách ngôn ngữ chính luận

– Khái niệm: Phong cách chính luận được dùng trong lĩnh vực chính trị xã hội. Người giao tiếp ở phong
cách này thường bày tỏ chính kiến, bộc lộ công khai quan điểm chính trị, tư tưởng của mình đối với những
vấn đề thời sự nóng hổi của xã hội.
– Đặc trưng : có ba đặc trưng

+ Tính công khai về quan điểm chính trị: Người nói, người viết bao giờ cũng bộc lộ công khai một cách rõ
ràng trực tiếp quan điểm, thái độ của mình đối với sự kiện.
+Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận: Ðể bày tỏ chính kiến, giải thích, thuyết phục và động viên mọi
người tham gia vào việc giải quyết những vấn đề thời sự nóng hổi của đất nước, sự diễn đạt ở phong cách
này đòi hỏi có tính chất lập thuyết. Một văn bản chính luận hay thường là những văn bản chưá đựng nhiều
hàm ý sâu sắc, có sức chinh phục lòng người, có sức cuốn hút mãnh liệt.


+ Tính truyền cảm và thuyết phục: diễn đạt hùng hồn, sinh động có sức hấp dẫn và đạt hiệu quả cao, thuyết
phục cả bằng lí trí, cả bằng tình cảm, đạo đức.

1.

Phong cách ngôn ngữ hành chính.

– Khái niệm : Phong cách hành chính được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực hành chính. Ðấy là giao tiếp
giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước
này và nước khác.
– Đặc trưng: có 3 đặc trưng
+ Tính minh xác : Văn bản hành chính viết ra chủ yếu để thực thi vì vậy cần minh xác. Mỗi từ chỉ có một ý,
mỗi câu chỉ có một nghĩa.
+ Tính khuôn mẫu: Văn bản hành chính được soạn thảo theo những khuôn mẫu nhất định do nhà nước quy
định.
+ Tính công vụ: Là tính chất chung của cộng đồng hay tập thể vì vậy những biểu đạt cá nhân bị hạn chế ở
mức tối đa.

1.

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật


– Khái niệm: được dùng trong sáng tác văn chương. Phong cách này là dạng tồn tại toàn vẹn và sáng chói
nhất của ngôn ngữ toàn dân. Nó không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của
con người
– Đặc trưng: có ba đặc trưng
+ Tính hình tượng: Ngôn ngữ văn chương được xem là công cụ cơ bản để xây dựng hình tượng văn học.
Tính hình tượng của ngôn ngữ văn chương bắt nguồn từ chỗ đó là ngôn ngữ của một chủ thể tư tưởng thẩm
mĩ xã hội có tầm khái quát nhất định. Chính vì thế ngôn ngữ văn chương dễ đi vào lòng người, nó trở thành
ngôn ngữ của muôn người.
+ Tính cá thể hoá: Tính cá thể hoá được hiểu là dấu ấn phong cách tác giả trong tác phẩm văn chương;
Khuynh hướng ưa thích và sở trường sử dụng những loại phương tiện ngôn ngữ , sự sáng tạo ngôn ngữ của
tác giả …
+ Tính truyền cảm: Làm cho người đọc, người nghe cùng vui, buồn, yêu thích… như chính người nói,
người viết

1.

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt/ khẩu ngữ

– Khái niệm: Phong cách sinh hoạt là phong cách được dùng trong giao tiếp sinh hoạt hàng ngày, thuộc
hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức. Giao tiếp ở đây thường với tư cách cá nhân nhằm để trao
đổi tư tưởng, tình cảm của mình với người thân, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp, đồng hành,…
Phong cách này có các dạng biểu hiện như : chuyện trò, nhật kí, thư từ.
– Đặc trưng:có 3 đặc trưng
+ Tính cụ thể: cụ thể về hoàn cảnh, con người, về cách nói, từ ngữ, diễn đạt.


+ Tính cảm xúc: Khi giao tiếp ở phong cách này người ta luôn luôn bộc lộ thái độ tư tưởng, tình cảm của
mình đối với đối tượng được nói đến.
+ Tính cá thể: giọng nói, cách dung từ, cách lựa chọn kiểu câu của mỗi người khác nhau.
* Lưu ý: Sau khi cung cấp kiến thức về các loại phong cách ngôn ngữ, giáo viên cần nhấn mạnh lại

đặc điểm nhận diện của các loại phong cách để học sinh dễ phân biệt khi xác định phong cách đó trong
một văn bản.
Phong cách ngôn ngữ

Đặc điểm nhận diện

1

Phong cách ngôn ngữ khoa học

Dùng trong những văn bản thuộc lĩnh vực nghiên cứu, học tập
và phổ biến khoa học, đặc trưng cho các mục đích diễn đạt
chuyên môn sâu

2

Phong cách ngôn ngữ báo chí
(thông tấn)

Kiểu diễn đạt dùng trong các loại văn bản thuộc lĩnh vực
truyền thông của xã hội về tất cả các vấn đề thời sự.

3

Phong cách ngôn ngữ chính
luận

Dùng trong lĩnh vực chính trị – xã hội, người giao tiếp thường
bày tỏ chính kiến, bộc lộ công khai quan điểm tư tưởng, tình
cảm của mình với những vấn đề thời sự nóng hổi của xã hội


4

Phong cách ngôn ngữ nghệ
thuật

-Dùng chủ yếu trong tác phẩm văn chương, không chỉ có chức
năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con
người; từ ngữ trau chuốt, tinh luyện…

5

Phong cách ngôn ngữ hành
chính

-Dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực giao tiếp điều hành và
quản lí xã hội.

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

– Sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày, mang tính tự
nhiên, thoải mái và sinh động, ít trau chuốt…trao đổi thông
tin, tư tưởng, tình cảm trong giao tiếp với tư cách cá nhân

6

* Bài tập thực hành nhận diện các phong cách ngôn ngữ: Hãy xác định phong cách ngôn ngữ của các
ví dụ sau :
Ví dụ 1
…”Tôi muốn nhấn mạnh rằng, Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình bởi

vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng. Chúng tôi luôn mong muốn có hòa bình, hữu
nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định
không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ
thuộc nào đó.”

(Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng)

Ví dụ 2
Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Biết khao khát những điều anh mơ ước
Biết xúc động qua nhiều nhận thức
Biết yêu anh và biết được anh yêu
Mùa thu nay sao bão mưa nhiều
Những cửa sổ con tàu chẳng đóng
Dải đồng hoang và đại ngàn tối sẫm
Em lạc loài giữa sâu thẳm rừng anh


(Trích Tự hát – Xuân Quỳnh)
Ví dụ 3: “ Nhà di truyền học lấy một tế bào của các sợi tóc tìm thấy trên thi thể nạn nhân từ nước bọt dính
trên mẩu thuốc lá. Ông đặt chúng vào một sản phẩm dùng phá hủy mọi thứ xung quanh DNA của tế
bào.Sau đó, ông tiến hành động tác tương tự với một số tế bào máu của nghi phạm.Tiếp đến, DNA được
chuẩn bị đặc biệt để tiến hành phân tích.Sau đó, ông đặt nó vào một chất keo đặc biệt rồi truyền dòng điện
qua keo. Một vài tiếng sau, sản phẩm cho ra nhìn giống như mã vạch sọc ( giống như trên các sản phẩm
chúng ta mua) có thể nhìn thấy dưới một bóng đèn đặc biệt. Mã vạch sọc DNA của nghi phạm sẽ đem ra so
sánh với mã vạch của sợi tóc tìm thấy trên người của nạn nhân”.
(Nguồn : Le Ligueur, 27 tháng 5 năm 1998)
Ví dụ 4
Tôn vinh 122 thủ khoa năm 2006 Theo tin từ Trung ương Đoàn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh, 122 thủ khoa sẽ được tuyên dương tại Hà Nội từ ngày 29

đến 31.3.
Trong số đó có 98 thủ khoa của kỳ tuyển sinh đại học và đoạt huy chương
vàng ở các kỳ thi O-lim-pích quốc tế, 24 thủ khoa tốt nghiệp đại học năm 2006.
Chương trình tôn vinh thủ khoa năm nay mở rộng về đối tượng , không chỉ tôn vinh trong kỳ tuyển sinh mà
còn tuyên dương cả những thủ khoa tốt nghiệp đại học.
50 thủ khoa tiêu biểu đại diện cho 122 thủ khoa đến từ mọi miền tổ quốc sẽ tham gia các hoạt động như
dâng hương tại Văn Miếu, báo công và vào lăng viếng chủ tịch Hồ Chí Minh, tham gia buổi gặp gỡ với
một số vị lãnh đạo của chính phủ và giao lưu với học sinh, sinh viên thủ đô.Sắp tới, Trung ương Đoàn sẽ
thành lập câu lạc bộ thủ khoa Việt Nam nhằm liên kết, tập hợp những sinh viên giỏi để cùng trao đổi và
chia sẻ kinh nghiệm học tập
(Thời báo Việt.com.Giáo dục – Thứ ba 27.03.2007)
Ví dụ 5
NHÀ… CHẰN TINH
– Ở thành phố ta vừa có thêm một sự lạ.
– Lạ gì? Không lẽ lại nắn đường?
– Nắn đường là chuyện xưa rồi Diễm. Đây là xây nhà.
– Ối! Xây nhà thì cũ mèm. Nhưng sao?
– Cấp phép ba tầng rưỡi, nay… mọc thêm năm tầng rưỡi sau 16 lần sai phạm bị
xử lí.
– Ơ hơ ! Thế là cứ chém lại mọc thêm. Bác ơi ! Chắc là nhà… chằn tinh. Này, sao
họ không thừa thắng xốc tới nhỉ?
– Xốc tới làm gì?
– Sai phạm thêm vài lần để nâng… thêm vài tầng. Nhưng họ có phép thuật gì nhỉ?
– Có chứ! Một phép thuật vạn năng.
– Phép thuật nào?


– Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền.
(Theo báo Sài gòn giải phóng, ngày 13-4-2007)
Ví dụ 6

CÔNG TY NHẬT MINH
Số: 09-QĐ-GĐ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————
Hà Nội, ngày 15 tháng 03. năm 2016.

QUYẾT ĐỊNH CỦA TỔNG GIÁM ĐỐC
Về việc tăng lương cho nhân viên
TỔNG GIÁM ĐỐC
Công ty Nhật Minh
– Căn cứ Giấy chứng nhận đầu tư số 1978 ngày 10 tháng 8 năm 2000 về việc thành lập Công ty Nhật Minh
– Căn cứ Điều lệ Công ty Nhật Minh
– Căn cứ những đóng góp thực tế của Ông/Bà Nguyễn Văn Thắng đối với sự phát triển của Công ty
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 mức lương của Ông/Bà Nguyễn Văn Thắng sẽ là: 8.000.000
(Bằng chữ: Tám triệu đồng).
Điều 2: Các Ông/Bà Phòng Nhân sự, Phòng Tài chính Kế toán và Ông/Bà Nguyễn Văn Thắng căn cứ quyết
định thi hành.
CÔNG TY NHẬT MINH
Nơi nhận:
-Tổng giám đốc

Tổng Giám đốc

-Như Điều 2
– Lưu HS, HC

(Đã ký)


* Đáp án :
Ví dụ

Phong cách

Lý giải

1

Chính luận

Bày tỏ chính kiến về của Thủ tướng về kiên quyết bảo vệ chủ quyền
biển đảo của Việt Nam…

2

Nghệ thuật

Tác phẩm thơ, có dấu ấn riêng của tác giả…

3

Khoa học

Bài nghiên cứu chuyên sâu về ADN…

4

Báo chí


Thông tin nhanh về Thủ khoa năm 2006…


5

Sinh hoạt

Tiểu phẩm với ngôn ngữ suồng sã…

6

Hành chính

Văn bản viết theo mẫu quy định sẵn …

1.2.Các phương thức biểu đạt
Ở phần lý thuyết về phương thức biểu đạt giáo viên cung cấp cho học sinh kiến thức lý thuyết về 6 phương
thức thường xuất hiện trong văn bản. Chú ý đến các đặc điểm để nhận diện các phương thức
Lưu ý cho học sinh: trong một văn bản thường xuất hiện nhiều phương thức như tự sự và miêu tả, thuyết
minh và biểu cảm… song sẽ có một phương phương thức nổi bật. Tôi kẻ bảng lý thuyết để học sinh dễ so
sánh, nhận diện tiếp thu kiến thức.
Phương thức

Đặc điểm nhận diện

Thể loại
– Bản tin báo chí
– Bản tường thuật, tường trình


Tự sự

Trình bày các sự việc (sự kiện) có quan hệ
nhân quả dẫn đến kết quả. (diễn biến sự việc)

Miêu tả

Tái hiện các tính chất, thuộc tính sự vật, hiện
tượng, giúp con người cảm nhận và hiểu được
chúng.

Biểu cảm

Bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm, cảm
xúc của con người trước những vấn đề tự
nhiên, xã hội, sự vật…

– Tác phẩm văn học nghệ thuật (truyện, tiểu
thuyết)
– Văn tả cảnh, tả người, vật…
– Đoạn văn miêu tả trong tác phẩm tự sự.
– Điện mừng, thăm hỏi, chia buồn
– Tác phẩm văn học: thơ trữ tình, tùy bút.
– Thuyết minh sản phẩm
– Giới thiệu di tích, thắng cảnh, nhân vật

Thuyết minh

Trình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân,
kết quả có ích hoặc có hại của sự vật hiện

tượng, để người đọc có tri thức và có thái độ
đúng đắn với chúng.

– Trình bày tri thức và phương pháp trong
khoa học.
– Cáo, hịch, chiếu, biểu.
– Xã luận, bình luận, lời kêu gọi.
– Sách lí luận.

Nghị luận
Hành chính – công vụ

Trình bày ý kiến đánhgiá, bàn luận, trình bày
tư tưởng, chủ trương quan điểm của con người
đối với tự nhiên, xã hội, qua các luận điểm,
luận cứ và lập luận thuyết phục.

– Tranh luận về một vấn đề trính trị, xã hội,

– Trình bày theo mẫu chung và chịu trách
nhiệm về pháp lí các ý kiến, nguyện vọng của
cá nhân, tập thể đối với cơ quan quản lí.

– Đơn từ

văn hóa.

– Báo cáo



– Đề nghị

* Bài tập thực hành nhận diện các phương thức biểu đạt: Hãy xác phương thức biểu đạt nào là chính
ở mỗi đoạn văn bản sau:
Ví dụ 1: Ôi ! xuân đến rồi! Cây cối bỏ đi cái áo khoác mà đã mang suốt mùa đông lạnh lẽo để thay vào đó
là bộ quần áo mới mang màu xanh, màu êm dịu. Hoa khoe sắc, lộng lẫy. Xuân nhẹ nhàng gói mưa vào
trong nắng, chập chờn những cơn mưa vội vã ban chiều, không mỏng manh. Xuân ôm từng hạt nắng trong
từng bông cúc vàng, nhuộm sắc những cơn mưa phùn nhỏ còn đọng sương. Cơn mưa phùn vô tình đã làm
mùa xuân rét ngọt, một cái rét tượng trưng. Những luồng gió nồm cứ thổi, thổi mãi thành cái đẹp của mùa
xuân….
Ví dụ 2: Cái ngày đáng nhớ nhất cuộc đời tôi cách đây đã 16 sáu năm rồi, khi ấy tôi vẫn còn là một con bé
học trò lớp ba. Ba má tôi li thân với nhau từ hồi tôi vừa tròn ba tuổi. Ngày ấy ba lên Sài Gòn tìm việc, bỏ
lại tôi và má ở nhà đối mặt với cái nghèo dai dẳng và một đống nợ nần từ những năm không may bị mất
mùa. Hàng thịt heo rong ruổi trên con đường đất quen thuộc là kế mưu sinh duy nhất của má và tôi. Tôi
càng lớn khôn thì đôi vai má càng thêm nặng gánh vì những khoản chi phí cho việc ăn học của tôi. Nợ nần
là vậy, khó khăn là vậy nhưng chưa bao giờ má để tôi phải thiếu thốn bất cứ thứ gì. Chính vì không bao
giờ thiếu thốn bất cứ thứ gì nên tôi chẳng hề nhận ra được những sự khó khăn của má….
(Nguồn sưu tầm)
Ví dụ 3: “Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo
những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của
chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân phong kiến.
Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ hơn nữa”
(Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục)
Ví dụ 4: Bánh chưng là biểu tượng không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền. Từ xa xưa đến nay, mỗi dịp Tết
đến xuân về, người người nhà nhà lại nô nức chuẩn bị những nồi bánh chưng rất to để đón Tết. Bởi trong
tâm thức của mỗi người thì bánh chưng là món ăn mang ý nghĩa sum vầy, ý nghĩa đoàn viên bình dị nhưng
ấm áp.
Về nguyên liệu, bánh chưng được làm từ những thứ rất đơn giản và dễ chuẩn bị; kết hợp với bàn tay khéo
léo của người gói bánh. Nguyên liệu chủ yếu là nếp, lá dong, thịt, đậu xanh giã nhỏ. Mỗi nguyên liệu đều
được chọn lọc thật kĩ để có thể tạo nên món ăn ngon và đậm đà nhất. Về phần nếp thì người ta chọn những

hạt tròn lẳn, không bị mốc để khi nấu lên ngửi thấy mùi thơm lừng của nếp. Đậu xanh chọn loại đậu có
màu vàng đẹp, nấu nhừ lên và giã nhuyễn làm nhân. Người ta sẽ chọn thịt ba chỉ hoặc thịt nạc, trộn với
tiêu xay, hành băm nhuyễn. Một nguyên liệu khác không kém phần quan trọng chính là lá dong để gói
bánh. Ở một số vùng khác người ta dùng lá chuối gói bánh nhưng phổ thông nhất vẫn là lá dong….
(Bài viết của học sinh lớp 10- trường THPT Dương Quảng Hàm )
Ví dụ 5.


Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa…
Chiều nay con chạy về thăm Bác
Ướt lạnh vườn cau, mấy gốc dừa!
(Trích Bác ơi! – Tố Hữu)
* Gợi ý đáp án:
Ví dụ

Các phương thức

Phương thức chính

1

Biểu cảm, miêu tả

Miêu tả

2

Tự sư, biểu cảm


Tự sự

3

Nghị luận

Nghị luận

4

Thuyết minh, biểu cảm

Thuyết minh

5

Tự sự, biểu cảm

Biểu cảm

1.3 Các thao tác lập luận
Trong một văn bản thường kết hợp nhiều thao tác lập luận, song thường có một thao tác chính. Vì thế phần
này chúng ta cần cung cấp kiến thức lý thuyết cho học sinh để các em phân biệt được các thao tác trong
một văn bản. Để học sinh dễ nắm bắt kiến thức tôi đã kẻ thành bảng kiến thức và sau bảng kiến thức là bài
tập minh họa.

TT

Thao tác
lập luận


1

Giải thích

Giải thích là vận dụng tri thức để hiểu vấn đề nghị luận một cách rõ ràng và giúp
người khác hiểu đúng ý của mình.

2

Phân tích

Phân tích là chia tách đối tượng, sự vật hiện tượng thành nhiều bộ phận, yếu tố nhỏ
để đi sâu xem xét kĩ lưỡng nội dung và mối liên hệ bên trong của đối tượng.

3

Chứng
minh

Chứng minh là đưa ra những cứ liệu – dẫn chứng xác đáng để làm sáng tỏ một lí lẽ
một ý kiến để thuyết phục người đọc người nghe tin tưởng vào vấn đề. ( Đưa lí lẽ
trước – Chọn dẫn chứng và đưa dẫn chứng. Cần thiết phải phân tích dẫn chứng để
lập luận CM thuyết phục hơn. Đôi khi thuyết minh trước rồi trích dẫn chứng sau.)

4

Bác bỏ

Bác bỏ là chỉ ra ý kiến sai trái của vấn đề trên cơ sở đó đưa ra nhận định đúng đắn

và bảo vệ ý kiến lập trường đúng đắn của mình.

Bình luận

Bình luận là bàn bạc đánh giá vấn đề, sự việc, hiện tượng… đúng hay sai, hay / dở;
tốt / xấu, lợi / hại…; để nhận thức đối tượng, cách ứng xử phù hợp và có phương
châm hành động đúng.

5

Đặc điểm nhận diện

So sánh là một thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật, đối tượng
hoặc là các mặt của một sự vật để chỉ ra những nét giống nhau hay khác nhau, từ đó
thấy được giá trị của từng sự vật hoặc một sự vật mà mình quan tâm.
Hai sự vật cùng loại có nhiều điểm giống nhau thì gọi là so sánh tương đồng, có
nhiều điểm đối chọi nhau thì gọi là so sánh tương phản.
6

So sánh

* Bài tập thực hành nhận diện các thao tác lập luận: Xác định thao tác lập luận nào là chính trong các
ví dụ sau:


Ví dụ 1
(1) Vấn đề nhìn nhận đánh giá đúng vị trí, vai trò của lịch sử là vô cùng quan trọng bởi vì lịch sử chính là
điểm tựa của chúng ta, là nơi hội tụ, kết tinh những giá trị tinh thần vô giá của dân tộc. Lịch sử giúp cho
chúng ta có quyền tự hào và tin tưởng vào truyền thống anh hùng, bất khuất, mưu trí, sáng tạo của tổ tiên
và hy vọng vào tiền đồ, tương lai tươi sáng của dân tộc. Chính vì vậy, tất cả chúng ta cần phải hăng hái, tự

giác học lịch sử nước nhà để có thể đón nhận được những thông tin, tiếp thu được những kinh nghiệm quí
báu từ xa xưa vận dụng vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng Tổ quốc.
(2) Lịch sử không chỉ truyền dạy cho chúng ta nguồn gốc con Rồng, cháu Tiên mà lịch sử còn tiếp thêm
sức mạnh cho chúng ta, truyền lại cho chúng ta quá khứ vẻ vang của dân tộc. Trải qua hàng nghìn năm
lịch sử, thời nào đất nước ta cũng xuất hiện những nhân tài có công trị nước yên dân, xây dựng cuộc sống
thanh bình, hạnh phúc. Đặc biệt là những khi Tổ quốc bị xâm lăng, từ những người nông dân áo vải bình
dị đã sản sinh ra nhiều anh hùng hào kiệt có lòng yêu nước nồng nàn, có tài cầm quân thao lược đánh Bắc,
dẹp Nam giữ yên bờ cõi, trở thành tấm gương sáng, để lại tiếng thơm cho muôn đời.
(TS. Phạm Ngọc Trung, Học viện Báo chí và Tuyên truyền)
Ví dụ 2:
“Từ sau khi Việt Nam hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế thị trường, tiềm lực khoa học và công nghệ
của đất nước tăng lên đáng kể. Đầu tư từ ngân sách cho khoa học và công nghệ vẫn giữ mức 2% trong hơn
10 năm qua, nhưng giá trị tuyệt đối tăng lên rất nhanh, đến thời điểm này đã tương đương khoảng 1tỷ
USD/năm. Cơ sở vật chất cho khoa học và công nghệ đã đạt được mức độ nhất định với hệ thống gần 600
viện nghiên cứu và trung tâm nghiên cứu của Nhà nước, hơn 1.000 tổ chức khoa học và công nghệ của các
thành phần kinh tế khác, 3 khu công nghệ cao quốc gia ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng đã bắt đầu
có sản phẩm đạt kết quả tốt. Việt Nam cũng có cơ sở hạ tầng thông tin tốt trong khu vực ASEAN (kết nối
thông tin với mạng Á- Âu, mạng VinaREN thông qua TEIN2, TEIN4,…”
(Khoa học công nghệ Việt Nam trong buổi hội nhập, Mai Hà, Ánh Tuyết


Theo Báo Hà Nội mới, ngày 16/5/2014-)

Ví dụ 3
“Cái đẹp vừa ý là xinh, là khéo. Ta không háo hức cái tráng lệ, huy hoàng, không say mê cái huyền ảo, kì
vĩ. Màu sắc chuộng cái dịu dàng, thanh nhã, ghét sặc sỡ. Quy mô chuộng sự vừa khéo, vừa xinh, phải
khoảng. Giao tiếp, ứng xử chuộng hợp tình, hợp lí, áo quần, trang sức, món ăn đều không chuộng sự cầu
kì. Tất cả đều hướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng và có quy mô vừa phải”.
(Trích Nhìn về vốn văn hóa dân tộc – Trần Đình Hượu)


Ví dụ 4
“… Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp
giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm
cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học
của châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Bất cứ người An Nam nào vứt bỏ


tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ niềm hi vọng giải phóng giống nòi. […] Vì thế, đối với
người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối sự tự do của mình...”
(Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ – nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức
Theo SGK Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2014, tr. 90)
Ví dụ 5
“Ai cũng biết Hàn Quốc phát triển kinh tế khá nhanh, vào loại “con rồng nhỏ” có quan hệ khá chặt chẽ
với các nước phương Tây, một nền kinh tế thị trường nhộn nhịp, có quan hệ quốc tế rộng rãi. Khắp nơi đều
có quảng cáo, nhưng không bao giờ quảng cáo thương mại được đặt ở những nơi công sở, hội trường lớn,
danh lam thắng cảnh. Chữ nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh, nếu có thì viết nhỏ đặt dười chữ Triều Tiên to
hơn ở phía trên. Đi đâu. nhìn đâu cũng thấy nổi bật những bảng hiệu chữ Triều Tiên. Trong khi đó thì ở
một vài thành phố của ta nhìn vào đâu cũng thấy tiếng Anh, có bảng hiệu của các cơ sở của ta hẳn hoi mà
chữ nước ngoài lại lớn hơn cả chữ Việt, có lúc ngỡ ngàng tưởng như mình lạc sang một nước khác”.
(Chữ ta, bài Bản lĩnh Việt Nam của Hữu Thọ)
Ví dụ 6
“ …Nhiều đồng bào chúng ta, để biện minh việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ, đã than phiền rằng tiếng nước mình
nghèo nàn. Lời trách cứ này không có cơ sở nào cả. Họ chỉ biết những từ thông dụng của ngôn ngữ và còn
nghèo những từ An Nam hơn bất cứ người phụ nữ và nông dân An Nam nào. Ngôn ngữ của Nguyễn Du
nghèo hay giàu?
Vì sao người An Nam có thể dịch những tác phẩm của Trung Quốc sang nước mình, mà lại không thể viết
những tác phẩm tương tự?
Phải quy lỗi cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con người?
Ở An Nam cũng như mọi nơi khác, đều có thể ứng dụng nguyên tắc này:
Điều gì người ta suy nghĩ kĩ sẽ diễn đạt rõ ràng, và dễ dàng tìm thấy những từ để nói ra. …”

(Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ – nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức
Theo SGK Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2014, tr. 90)
* Đáp án
Ví dụ

Các thao tác trong văn bản

Thao tác chính

1

Phân tích, bình luận, giải thích

Phân tích

2

Bình luận, chứng minh

Chứng minh

3

Giải thích, bình luận

Giải thích

4

Giải thích, bình luận, phân tích


Bình luận

5

Giải thích, so sánh

So sánh

6

Phân tích , bác bỏ

Bác bỏ

1.4. Các biện pháp tu từ.
– Tu từ về ngữ âm: điệp âm, điệp vần, điệp thanh,… (tạo âm hưởng và nhịp điệu cho câu)


– Tu từ về từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, tương phản, chơi chữ, nói giảm, nói tránh, thậm
xưng,…
– Tu từ về cú pháp: Lặp cú pháp, liệt kê, chêm xen, câu hỏi tu từ, đảo ngữ, đối, im lặng,…

1.

Biện pháp so sánh
– Định nghĩa: So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật sự việc khác có nét tương
đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
– Cấu tạo của phép so sánh: Một phép so sánh thông thường gồm 3 yếu tố:
(1). Vế A : Đối tượng (là sự vật, hoặc phương diện …) được so sánh.

(2). Từ so sánh.( như, giống, tựa, khác nào, tựa như, giống như, là, bao nhiêu,…bấy nhiêu,
hơn, kém)
(3). Vế B : Sự vật làm chuẩn để so sánh.
+ Trong 3 yếu tố trên đây yếu tố (1) và yếu tố (3) phải có mặt. Nếu vắng mặt cả yếu tố (1)
thì giữa yếu tố (1) và yếu tố (3) phải có điểm tương đồng quen thuộc. Lúc đó ta có ẩn dụ.
– Các kiểu so sánh: Dựa vào mục đích và các từ so sánh người ta chia phép so sánh thành
hai kiểu: So sánh ngang bằng; So sánh hơn kém
-Tác dụng của so sánh
+ So sánh tạo ra những hình ảnh cụ thể sinh động. Phần lớn các phép so sánh đều lấy cái cụ
thể so sánh với cái không cụ thể hoặc kém cụ thể hơn, giúp mọi người hình dung được sự
vật, sự việc cần nói tới và cần miêu tả.
+ So sánh còn giúp cho câu văn hàm súc gợi trí tưởng tượng của ta bay bổng. Vì thế trong
thơ thể hiện nhiều phép so sánh bất ngờ.
* Ví dụ minh họa: chỉ ra biện pháp nghệ thuật so sánh và phân tích hiệu quả nghệ thuật
trong ví dụ sau:

Ôi tổ quốc! ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng
Ôi Tổ quốc! Nếu cần ta chết:
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông
(Sao chiến thắng- Chế Lan Viên)
* Gợi ý đáp án: Biện pháp tu từ so sánh:
Vế A- đối tượng: Tổ quốc ta yêu
Từ so sánh: như
Vế B: vật làm chuẩn để so sánh: máu thịt, mẹ cha, vợ, chồng,…
Tác dụng: Tình yêu tổ quốc hiện lên cụ thể, sinh động. Đất nước như một phần sự sống của bản thân, như
một thành viên trong gia đình mà ta rất yêu và “ta” quyết tâm dù hy sinh cũng phải bảo vệ, giữ gìn.

1.


Nhân hoá


– Khái niệm: Nhân hoá là cách gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, hiện tượng thiên nhiên bằng những từ
ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối đồ vật, … trở nên gần gũi
với con người, biểu thị được những suy nghĩ tình cảm của con người.
– Các kiểu nhân hoá
Nhân hoá được chia thành các kiểu sau đây:
+ Gọi sự vật bằng những từ vốn gọi người
+ Những từ chỉ hoạt động, tính chất của con người được dùng để chỉ hoạt động, tính chất sự vật.
+ Những từ chỉ hoạt động, tính chất của con người được dùng để chỉ hoạt động tính chất của thiên nhiên
+ Trò chuyện tâm sự với vật như đối với người
-Tác dụng của phép nhân hoá
Phép nhân hoá làm cho câu văn, bài văn thêm cụ thể, sinh động, gợi cảm ; làm cho thế giới đồ vật, cây
cối, con vật được gần gũi với con người hơn.
* Ví dụ minh họa: Đoạn thơ trên tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào? Phân tích hiệu quả nghệ thuật của
biện pháp tu từ đó.
Trong gió trong mưa
Ngọn đèn đứng gác
Cho thắng lợi, nối theo nhau
Đang hành quân đi lên phía trước.
(Ngọn đèn đứng gác- Chính Hữu)
Gợi ý đáp án:
– Biện pháp nghệ thuật Nhân hóa: ngọn đèn như một người đứng gác
– Đứng gác, nối theo nhau, hành quân, đi lên phía trước vốn là những từ chỉ hoạt động của con người
nhưng Chính Hữu dùng để chỉ ngọn đèn. Ngon đèn hiện lên như một con người đang đứng gác trong trời
mưa

1.


Ẩn dụ

– Khái niệm: Ẩn dụ là cách gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện khác có nét tương đồng
quen thuộc nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ẩn dụ thực chất là một kiểu so sánh ngầm trong đó yếu tố so sánh giảm đi chỉ còn yếu tố làm chuẩn so sánh
được nêu lên.
– Các kiểu ẩn dụ
Dựa vào bản chất sự vật hiện tượng được đưa ra so sánh ngầm, ta chia ẩn dụ thành các loại sau:
+ Ẩn dụ hình tượng là cách gọi sự vật A bằng sự vật B.
+Ẩn dụ phẩm chất: cách lấy phẩm chất của sự vật A để chỉ phẩm chất của sự vật B.
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là những ẩn dụ trong đó B là một cảm giác vốn thuộc một loại giác quan
dùng để chỉ những cảm giác A vốn thuộc các loại giác quan khác hoặc cảm xúc nội tâm. Nói gọn là lấy
cảm giác A để chỉ cảm giác B.
– Tác dụng của ẩn dụ
Ẩn dụ làm cho câu văn thêm giàu hình ảnh và mang tính hàm súc. Sức mạnh của ẩn dụ chính là mặt biểu
cảm, lôi cuốn người đọc người nghe.


* Ví dụ minh họa: Câu thơ trên tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Hiệu quả của biện pháp đó ?
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
(Viếng lăng Bác – Viễn Phương)
* Gợi ý đáp án: – Biện pháp tu từ ẩn dụ: Mặt trời (câu 2) ẩn dụ để chỉ Bác Hồ
– Hiệu quả: Măt trời chiếu tỏa ánh sáng xuống trần gian, đem lại sự sống cho con người. Bác Hồ đem lại
đọc lập tự do cho dân tộc Việt Nam . Qua hình ảnh ẩn dụ đó tác giả muốn ngợi ca công lao vĩ đại của Bác.

1.

Hoán dụ


-Khái niệm: Hoán dụ là tên gọi sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của sự vật hiện tượng, khái niệm
khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
– Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp:
+ Lấy một bộ phận để gọi toàn thể.
+ Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
+ Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.
+ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
*Ví dụ minh họa: Chỉ ra và phân tích biện pháp tu từ trong câu sau:
Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa băng giá…
(Chế Lan Viên)
*Gợi ý:
– Viên gạch hồng là hoán dụ lấy đồ vật (viên gạch hồng) để biểu trưng cho nghị lực thép, ý chí thép của
con người. (Bác Hồ vĩ đại).
– Băng giá là hoán dụ lấy hiện tượng tiêu biểu (cái lạnh ở Pa-ri) để gọi thay cho mùa (mùa đông)

1.

Điệp ngữ.

– Khái niệm: Điệp ngữ là nhắc đi nhắc lại một từ, một ngữ trong câu văn, đoạn văn, câu thơ, đoạn thơ…
– Tác dụng: Điệp ngữ vừa để nhấn mạnh ý vừa tạo cho câu văn, câu thơ, đoạn văn, đoạn thơ giàu âm điệu,
giọng văn trở nên tha thiết, nhịp nhàng hoặc hào hùng mạnh mẽ.
– Các loại điệp ngữ:
+ Điệp ngữ cách quãng.
+ Điệp ngữ nối tiếp.
+ Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng)
* Lưu ý: Điệp ngữ khác với cách nói, cách viết lặp do nghèo nàn về vốn từ, do không nắm chắc cú pháp
nên nói và viết lặp, đó là một trong những lỗi cơ bản về câu.

1.


Chơi chữ


×