Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Nghiên cứu thực trạng giáo dục nhân cách cho sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (362.52 KB, 32 trang )

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG GIÁO DỤC NHÂN CÁCH CHO SINH VIÊN
Trong một chuyến đi khảo sát tại Côn Đảo, tôi thật ngạc nhiên khi thấy cùng đứng với những người đàn ông
dãi dầu sóng gió trong ngôi nhà độc nhất của trạm kiểm lâm trên đảo là một cô sinh viên trường Đại học
Gothenburg, Thụy Điển đến đây thực tập chuẩn bị cho luận án thạc sĩ về rùa biển! Hàng ngày cô đem theo
những dụng cụ để đo, đếm và theo dõi về trứng của những loài tương cận loài rùa, như con "vích", vào dịp
này là mùa sinh nở của chúng. Cô hào hứng nói về những số liệu đo đếm được tại đây sẽ là dữ kiện cần
thiết cho luận án mà cô sẽ trình bày trước hội đồng vào mùa xuân sang năm.
Thật tình là tôi đã háo hức được đến đây để tận mắt thấy bầy "vích" trên bãi Hòn Bảy Cạnh xa vắng và
hoang vu này mà đồng chí Bí thư huyện ủy Côn Đảo đã nói với tôi trong bữa cơm tối hôm trước. "Vích" thì
chưa thấy, nhưng ấn tượng đậm nét lại là cô gái Thụy Điển mạnh mẽ và xinh đẹp giữa gió biển lồng lộng và
sóng biển ầm ào này. Ấn tượng về một sinh viên dám "thân gái dặm trường" vượt trùng dương đến đây để
thực hành nghiên cứu một đề tài khoa học. Một ví dụ thật sống động về phương pháp đào tạo của nhà
trường đại học. Cùng với nó là phong cách học tập và nghiên cứu của người sinh viên. Ấn tượng về "sản
phẩm" cụ thể của một nền giáo dục.
Ấn tượng ấy càng đậm thêm, khi cũng tối đó, tại nhà khách huyện ủy, tôi đọc được tin về kỳ tuyển sinh vào
đại học của ta vừa kết thúc với những phản ánh về chuyện gian lận trong thi cử. Đó là sự gian lận của
những người sắp bước vào ngưỡng cửa của trường đại học. Theo định nghĩa của người xưa thì "Đại học”
là "cái học để làm người lớn” (đại học giả đại nhân chi học dã). Ấy thế mà, trong mục Vấn đề của giới trẻ
của báo Tuổi trẻ ngày 15.7.03, căn bệnh "phao" như một nạn dịch lây nhiễm trong sinh viên không chỉ trong
kỳ thi đại học này, đến nỗi, khi một thí sinh đứng dậy chống lại hiện tượng quay cóp lại tự cảm thấy mình
như "một hiện tượng lạ, thậm chí một người… ngoài hành tinh” thì quả thật đó là điều đáng xấu hổ không
chỉ của "giới trẻ” mà phải là của toàn xã hội. Đúng, cần xấu hổ. Vì "xấu hổ là một sự phản khích hướng vào
nội tâm. Và nếu toàn thể quốc dân cùng thật sự biết xấu hổ, thì cả dân tộc sẽ trở thành sư tử” như C. Mác
đã từng nói. Và cũng chính vì thế mà phải thực hiện khuyến cáo của Mác: "Cần phải làm cho sự nhục nhã
càng nhục nhã hơn nữa bằng cách công bố sự nhục nhã ấy… cần phải bắt những trật tự đã cứng đờ phải
nhảy múa lên bằng cách hát cho chúng nghe những âm điệu của chính bản thân chúng”
(1)
. Âm điệu gì? Âm
điệu của sự sa sút về nhân cách, mà lại là nhân cách của sinh viên. Để làm gì? Để khơi dậy lòng tự trọng
của họ, những người sắp bước vào ngưỡng cửa đại học để nhận được "cái học để làm người lớn”. "Người
lớn” nói ở đây chính là CON NGƯỜI viết hoa theo cách hiểu của chúng ta hiện nay. Chính vì thế, phải khơi


dậy lòng tự trọng trong con người, đặc biệt là trong tuổi trẻ, trong học sinh, sinh viên. Đó là cách tạo nên
những kháng thể mạnh nhằm chống trả lại những xâm hại của những "bệnh dịch" từ bên ngoài. Nhưng chỉ
trong học sinh, sinh viên thì chưa đủ. Khi đồng tình hoặc chủ động lo toan, thu xếp cho những bước đường
gian lận trong học hành, thi cử của con em mình, những bậc cha mẹ nào đó đã mất công vun trồng nhằm
tạo ra những "bông hoa điếc". Chính ở đây, những bậc phụ huynh ấy đã đi ngược lại lẽ sinh tồn của tạo
hóa: cái cây có rễ đắng để sinh ra trái ngọt! Chính vì thế, còn cần phải khơi dậy lòng tự trọng của các bậc
làm cha, làm mẹ, lòng tự trọng của xã hội làm nền cho việc tấn công vào tệ gian lận thi cử.
Tôi vẫn tin chắc rằng, cho dù một điều tra đã được công bố của Viện Tâm lý học, có đến 97,5% trong diện
khảo sát thừa nhận có hiện tượng quay cóp, 94,3% trả lời là có hiện tượng mua bán điểm trong nhà trường
đại học
(2)
, thì những con số "phần trăm" buộc phải nói ra ở trên có nặng nề đến mấy, cũng chỉ là những
váng bẩn nổi trên bề mặt. Sức cuộn chảy từ bên dưới mới quyết định sự sống của dòng sông.
Cho nên cần có một khảo sát xã hội học nghiêm túc và đúng bài bản nguyên nhân sâu xa của tình trạng
gian lận thi cử phổ biến và tràn lan hiện nay để rồi từ đó mà tìm ra những giải pháp cho sự thanh toán tận
gốc tệ nạn ấy. Nội dung của cuộc khảo sát ấy không chỉ dừng ở đối tượng học sinh, sinh viên mà cần đi sâu
vào nhiều lĩnh vực hoạt động có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc giáo dục và đào tạo nhằm hình
thành nhân của con người đang là và sẽ là chủ thể của sự nghiệp xây dựng một xã hội mới. Như vậy là
phải có sự khảo sát từ môi trường giáo dục đầu tiên là gia đình, mở đầu cho cả quá trình xã hội hóa để rồi
con người trở thành người theo ý nghĩa đích thực của nó. Trong cả quá trình đó: từ gia đình, đến nhà
trường và trong xã hội, cần lưu ý tìm hiểu và phân tích sâu vào nội dung và phương pháp giảng dạy các bộ
môn khoa học xã hội và nhân văn do ý nghĩa của tác dụng trực tiếp đến việc hình thành nhân cách thế hệ
trẻ.
Phải chăng, trong một thời gian dài, chúng ta tập trung giáo dục và rèn luyện phẩm chất chính trị mà có
phần nhẹ về bồi dưỡng nhân cách cho tuổi trẻ, từ đội viên thiếu niên rồi đoàn viên thanh niên. Trong phẩm
chất đó, lòng trung thành được đặc biệt coi trọng. Điều này có cái lý của nó khi mà cả dân tộc đang trong
cuộc chiến đấu một mất một còn với kẻ thù. Đương nhiên, có một sự thật là, trong cuộc chiến đấu đó, phẩm
chất chính trị và lòng trung thành tự nó đã hàm chứa những tố chất của nhân cách. Người mất nhân cách
1
không thể trở thành người chiến sĩ dám đứng vào trong đội ngũ những người tiên phong của cách mạng và

kháng chiến, trong mọi thử thách luôn thể hiện lòng trung thành với sự nghiệp cao cả ấy. Thế nhưng, phải
thừa nhận đã có việc coi nhẹ bồi dưỡng nhân cách mà một trong những phẩm chất hàng đầu là tính trung
thực. Theo cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng thì "bây giờ trung thực phải đặt lên trước vì là cái thiếu nhất”
(3)
.
Thiếu cái đó sẽ là một trong những nguyên nhân rất cơ bản của việc suy thoái đạo đức xã hội mà biểu hiện
dễ thấy là hiện tượng gian lận thi cử nói trên.
Cũng xin nhắc lại rằng, vào những năm tháng cuối cùng của cuộc đời, trong khi dồn hết sức còn lại cho sự
nghiệp giáo dục và đào tạo, đồng chí Phạm Văn Đồng đã rất thiết tha với một khảo sát xã hội học như vậy
và đã nêu yêu cầu với Ban Khoa giáo trung ương và Bộ GD&ĐT, nhưng rồi việc ấy không thành. Xem ra,
chúng ta có thể nhanh chóng trang bị cho học sinh, sinh viên và thầy giáo những trang phục lễ nghi khá cầu
kỳ như áo thụng, mũ bình thiên để chỉ dùng trong những dịp tiếp nhận văn bằng hoặc trao phần thưởng, tôi
muốn nói đến những cái vỏ bên ngoài, nhưng lại rất khó tìm ra kinh phí cho một nghiên cứu khoa học có ý
nghĩa rất thiết thực?
Quả thật, "Giáo dục đại học, cần một cái nhìn đổi mới căn bản” như GS Phan Đình Diệu vừa đặt ra. Đúng là
"nếu để phổ cập giáo dục phổ thông có thể chỉ cần một mô hình trường lớp phổ biến có tính chuẩn mực, thì
để mở rộng giáo dục đại học phải tạo được môi trường và các điều kiện cho sự nảy nở và phát huy tính đa
dạng của những sắc thái khác biệt, tính phong phú của những tự do sáng tạo, do đó các trường, thậm chí
từng người dạy và học, phải có ý thức và được quyền tự chủ nhiều hơn trong việc dạy và học của mình”
(4)
.
Nhưng để tạo ra "tính phong phú của những tự do sáng tạo”, để thực hiện được "quyền tự chủ nhiều hơn
trong việc học” theo kiểu cô sinh viên Thụy Điển tôi nói ở trên, thì trước hết người học phải được dạy để
biết rèn luyện nhằm tự hình thành cho mình một bản lĩnh, một nhân cách mà phẩm chất hàng đầu của nó là
sự trung thực.
Nếu trong một thời gian dài, lòng trung thành được nói đến nhiều hơn sự trung thực thì đã đến lúc cần xếp
lại vị trí ưu tiên cho cái cần được chăm lo bồi dưỡng, "cái đang thiếu”!. Mà nếu thiếu cái đó, thì "cái còn lại
còn gì là giá” kể cả lòng trung thành!



Vai trò của học sinh, sinh viên trong cải cách giáo dục
Có thể thấy rất rõ điều vô lý là trong khi chúng ta mong muốn đưa người học về vị trí trung tâm trong giáo
dục, ý kiến người học sẽ định hướng cho cách học của chính mình và cho cả sự phát triển của nền giáo
dục thì chúng ta lại không quan tâm tới ý kiến, suy nghĩ của học sinh, sinh viên. Điều này cũng có thể hiểu
như việc chúng ta muốn học sinh, sinh viên của chúng ta chủ động trong học tập, nghiên cứu và là trung
tâm của giáo dục nhưng chúng ta lại cải cách theo phương thức gò bó, ép buộc, áp đặt mà không xem xét
công việc đó có phù hợp với ý kiến của họ không.
Tuy nhiên, ngay cả khi chúng ta mong muốn học sinh, sinh viên tham gia cải cách giáo dục thì họ chưa đủ
năng lực để nói. Đây cũng chính là điều đáng buồn nhất đối với nền giáo dục nước nhà.
Đầu tiên là do cách dạy, cách học của chúng ta quá nặng nề, trì trệ, thầy đọc trò chép mà nhiều nhà khoa
học và ngay các nhà giáo dục đáng kính của chúng ta cũng phản đối kịch liệt nhưng vẫn chưa thay đổi là
bao. Trong một lớp học kiểu mẫu bây giờ, có nghĩa là thầy đọc các trò ngoan ngoãn chép, tạo nên bầu
không khí chết của nền giáo dục. Không tiếng động có nghĩa là không bàn luận về bài học, không thảo luận
mở rộng bài tập, không có không khí hăng say học tập sáng tạo, và chính những buổi học cùng với cách thi
cử tầm chương trích cú hiện nay đã vô tình giết chết ba vật quý của trí tuệ con ngời đó là trí thông minh,
tính sáng tạo và khả năng tư duy độc lập. Khả năng tư duy độc lập bị dồn ép, giết chết vì phải đi theo
đường mòn các thầy mà không mở rộng ý kiến của chính mình. Một khi khả năng tư duy độc lập đã bị giết
chết thì hệ quả đương nhiên là tính sáng tạo của chúng ta sẽ tắt đi. Khi tính sáng tạo bị tắt đi thì trí thông
minh sẽ bị thui chột, han gỉ do không được sử dụng đến. Do những lý do đó, học sinh, sinh viên mất đi năng
lực để có thể đóng góp ý kiến độc lập của mình về bài học và về cải cách giáo dục. Mặt khác vấn đề dạy
cách tự học và tự nghiên cứu cũng không được coi trọng ở các trường học. Theo UNESCO thì giáo dục
phải dựa trên bốn trụ cột: học để biết, học để làm, học để cùng sống với nhau và học để làm người. Bốn trụ
cột này phải đặt trên nền tảng: học tập suốt đời và hướng về "xã hội học tập". Ta có thể thấy ở các nước
2
tiên tiến; nhiều khi các nhà khoa học đã có những công trình khoa học từ rất trẻ như Edison, Newton,
Maxwell ở Việt Nam tuy cũng có một số đề tài nghiên cứu khoa học hay của học sinh, sinh viên, nhưng
nhìn chung là lẻ tẻ, rời rạc và thường ít liên quan đến nhà trường. Mặt khác, cũng rất khó tìm được các đề
tài của chính học sinh, sinh viên đề xuất và được nhà trường hỗ trợ tự thực hiện. Chính vì việc đánh giá
thiếu đúng đắn vai trò tự học và tự nghiên cứu khoa học trong các trường học đã gây ra hai hệ quả tất yếu:
học sinh, sinh viên sẽ thui chột khả năng sáng tạo và phụ thuộc vào thầy; hệ quả thứ hai là việc học thêm

và dạy thêm lan tràn.
Mặt khác, bản thân học sinh, sinh viên cũng chưa có ý thức tham gia vào cải cách giáo dục để thay đổi tình
trạng hiện nay mà vẫn coi cải cách giáo dục là việc của người khác không liên quan đến mình.
Chúng ta cần bồi dưỡng khả năng tự học, tự nghiên cứu khoa học và khả năng đóng góp ý kiến vào cải
cách giáo dục. Cần tạo một môi trường tốt để có thể lấy ý kiến học sinh, sinh viên tham gia vào cải cách
giáo dục. Bộ Giáo dục - Đào tạo và các trường học cần tạo một môi trường khuyến khích học sinh, sinh
viên có thể đề đạt ý kiến nguyện vọng của mình. Có thể họ không đủ kiến thức nền tảng cần thiết để nói,
không đủ khả năng nói trước đám đông, và thậm chí không dám nói nhưng chúng ta cần phải làm sao để
họ dám nói lên những mong muốn nguyện vọng, đó cũng chính là bước đầu tiên quyết định cho sự thắng
lợi của cải cách giáo dục nước nhà.

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC GIÁO DỤC
HỌC SINH CÓ KHÓ KHĂN TRONG RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC
Ở TRƯỜNG THPT BÌNH SƠN -VĨNH PHÚC
PHẦN THỨ NHẤT: PHẦN MỞ ĐẦU
1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), Đại hội đã đưa đất nước ta tiến hành
công cuộc đổi mới toàn diện nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh đất nước ta đã không ngừng đổi mới và phát triển. Tại Đại hội Đại biểu
toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng Sản Việt Nam quyết định đẩy mạnh CNH-HĐH.
Nghị quyết TW 2 Khóa VIII xác định ”Muốn tiến hành CNH-HĐH thắng lợi phải phát
triển mạnh giáo dục – đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát
triển nhanh và bền vững. Bởi vậy, Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhà nước
và xã hội phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân
tài” (Điều 35 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam).

“Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức tri
thức, sức khỏe thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách phẩm chất và năng lực công dân, đáp
ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. (Điều 2 Luật Giáo dục của nước CHXHCN

Việt Nam 2005).
Những con người có nhân cách như Luật giáo dục chỉ ra do nền giáo dục, do các nhà
trường góp phần hình thành đó là thế hệ trẻ Việt Nam, chủ nhân tương lai của đất nước, là
3
thế hệ có đủ tài đức “vừa hồng, vừa chuyên” đảm trách sứ mệnh xây dựng thành công
chủ nghĩa xã hội.
Bác Hồ coi việc bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là công việc trọng đại của đất
nước, của dân tộc. Bác Hồ kính yêu đã dạy “Người có đức mà không có tài làm việc gì
cũng khó. Người có tài mà không có đức thì vô dụng” Giáo dục phải là bồi dưỡng được
cái đức: cái vốn quí của một con người. Tuy nhiên, không phải ai cũng đã thấm nhuần
được tư tưởng đó.
Trong những năm qua, đất nước ta chuyển mình trong công cuộc đổi mới sâu sắc và toàn
diện: từ một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần
vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Chuyển từ chính sách ”đóng
cửa” sang chính sách “mở cửa” làm bạn với các nước trong cộng đồng thế giới. Với công
cuộc đổi mới, chúng ta có nhiều thành tựu to lớn rất đáng tự hào về phát triển kinh tế – xã
hội, văn hóa – giáo dục . Tuy nhiên, mặt trái của cơ chế mới cũng ảnh hưởng tiêu cực đến
sự nghiệp giáo dục, trong đó sự suy thoái về đạo đức và những giá trị nhân văn là vấn đề
toàn xã hội quan tâm. Đánh giá thực trạng giáo dục, đào tạo: Nghị quyết TW 2 khóa 8
nhấn mạnh ”Đặc biệt đáng lo ngại là một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy
thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân,
lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước”. Trường THPT Bình Sơn huyện Lập
Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc không đứng ngoài thực trạng đó. Hơn ai hết, là người làm công
tác quản lý một trường THPT trên quê hương mà mình dã sinh ra và lớn lên, tôi nhận
thức rõ trách nhiệm đặt lên vai của mình. Phải có biện pháp chỉ đạo thiết thực, phù hợp
nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng giáo dục đạo đức học
sinh nói riêng, đặc biệt là những học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức và coi
việc giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh là nền tảng, là gốc rễ vững chắc cho các mặt
giáo dục khác . Xuất phát từ những lý do khách quan, chủ quan như đã phân tích, tôi
mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo công tác giáo dục học sinh có khó khăn

trong rèn luyện đạo đức ở trường THPT Bình Sơn - Lập Thạch – Vĩnh Phúc “.
2.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Qua việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất và lý giải những biện pháp chỉ đạo hoạt
động giáo dục học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức ở trường THPT Bình Sơn -
Lập Thạch – Vĩnh Phúc, từ đó góp phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện cho học sinh của nhà trường.
3.NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1- Xác định cơ sở khoa học của việc quản lý chỉ đạo hoạt động giáo dục học sinh có
khó khăn trong rèn luyện đạo đức.
3.2- Phân tích thực trạng việc quản lý, chỉ đạo hoạt động giáo dục học sinh có khó khăn
trong rèn luyện đạo đức ở trường THPT Bình Sơn -Lập Thạch – Vĩnh Phúc
4
3.3- Đề xuất và lý giải một số biện pháp chỉ đạo hoạt động giáo dục học sinh có khó
khăn trong rèn luyện đạo đức ở trường THPT Bình Sơn - Lập Thạch – Vĩnh Phúc trong
giai đoạn hiện nay.
4.PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Vì thời gian nghiên cứu có hạn, nên đề tài này tôi chỉ tiến hành nghiên cứu ở trường
THPT Bình Sơn - Lập Thạch - Vĩnh Phúc, nơi mà tôi đang công tác.
5.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Những biện pháp chỉ đạo hoạt động giáo dục học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo
đức ở Trường THPT Bình Sơn - Lập Thạch - Vĩnh Phúc

6.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu các Văn kiện Đại hội Đảng, Hiến pháp, Luật Giáo dục, Điều lệ trường trung
học, Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục của Bộ Giáo dục, Sở GD - ĐT Vĩnh
Phúc, trường THPT Bình Sơn.
- Giáo trình, các bài giảng về công tác quản lý giáo dục.
- Tài liệu, Tạp chí
6.2- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Quan sát, đàm thoại, trao đổi, khảo sát
- Tổng kết kinh nghiệm quản lý giáo dục.
6.3- Nhóm phương pháp nghiên cứu hỗ trợ
- Thống kê, toán học, biểu bảng, sơ đồ

PHẦN THỨ HAI: PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I
5
NHỮNG CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HỌC SINH CÓ
KHÓ KHĂN TRONG RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC Ở TRƯỜNG THPT
1.1-CƠ SỞ LÝ LUẬN
Giáo dục là một hiện tượng xã hội, là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch, ảnh
hưởng tự giác, chủ động đến con người, dẫn đến sự hình thành và phát triển tâm lý, ý
thức, nhân cách. Dưới góc độ hoạt động, giáo dục là một hoạt động chuyên biệt của xã
hội nhằm hình thành và phát triển nhân cách của con người theo những yêu cầu của xã
hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định. Giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong sự phát
triển nhân cách. Như vậy hoạt động giáo dục không đơn thuần chỉ là truyền thụ kiến thức,
mà là quá trình gồm nhiều bộ phận: Giáo dục đạo đức; giáo dục trí tuệ; giáo dục thể chất;
giáo dục thẩm mỹ; giáo dục lao động kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp. Trong đó giáo
dục đạo đức được xem là nền tảng, gốc rễ tạo ra nội lực tiềm tàng vững chắc cho các mặt
giáo dục khác.

* Vậy đạo đức là gì?
- Theo chủ nghĩa Mác thì đạo đức là cái có thật trong ý thức xã hội, trong đời sống tinh
thần của con người nghĩa là về lý luận nó là bộ phận của kiến trúc thượng tầng xã hội.
Đạo đức tồn tại trong mọi ý thức, hoạt động giao lưu, trong toàn bộ hoạt động sống của
con người.
- Góc độ xã hội: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt được phản ánh dưới
dạng những nguyên tắc, yêu cầu, chuẩn mực điều chỉnh (hoặc chi phối) hành vi của con
người trong các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên với xã hội, giữa con người với

nhau và với chính bản thân mình.
- Góc độ cá nhân: Đạo đức chính là những phẩm chất, nhân cách của con người, phản ánh
ý thức, tình cảm, ý chí, hành vi, thói quen và cách ứng xử của họ trong các mối quan hệ
giữa con người với tự nhiên, với xã hội, giữa bản thân họ với người khác và với chính
bản thân mình.
*Giáo dục đạo đức là:
Quá trình hình thành và phát triển đạo đức của con người là quá trình tác động qua lại
giữa xã hội và cá nhân để chuyển hóa những nguyên tắc, yêu cầu, chuẩn mực, giá trị đạo
đức – xã hội thành những phẩm chất đạo đức cá nhân, làm cho cá nhân đó trưởng thành
về mặt đạo đức đáp ứng yêu cầu của xã hội.
Có thể hiểu quá trình giáo dục đạo đức là một hoạt động có tổ chức, có mục đích, có kế
hoạch nhằm biến những nhu cầu chuẩn mực, giá trị đạo đức, của cá nhân nhằm góp phần
phát triển nhân cách của mỗi cá nhân và thúc đẩy sự phát triển tiến bộ của xã hội.
6
Quá trình giáo dục đạo đức trong trường THPT phải làm cho học sinh thấm nhuần sâu sắc
thế giới quan Mác – Lênin, tư tưởng đạo đức cách mạng của Hồ Chủ Tịch, tính chân lý
khách quan của các giá trị đạo đức nhân văn, nhân bản của các tư tưởng đó coi đó là kim
chỉ nam cho hành động của mình. Thông qua việc tiếp cận với cuộc đấu tranh cách mạng
của dân tộc và hoạt động của cá nhân để củng cố niềm tin và lẽ sống, lý tưởng sống, lối
sống theo con đường chủ nghĩa xã hội. Học sinh phải thấm nhuần chủ trương, chính sách
của Đảng, biết sống và làm việc theo pháp luật, có kỷ cương nền nếp, có văn hóa trong
các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội và giữa con người với nhau.
Nhận thức ngày càng sâu sắc nguyên tắc, yêu cầu, chuẩn mực và các giá trị đạo đức xã
hội xã hội chủ nghĩa. Biến các giá trị đó thành ý thức, tình cảm, hành vi, thói quen và
cách ứng xử trong đời sống hàng ngày. Để thực hiện được những yêu cầu đó quá trình
giáo dục đạo đức có nhiệm vụ: Phát triển nhu cầu đạo đức cá nhân; hình thành và phát
triển ý thức đạo đức; rèn luyện ý chí, hành vi, thói quen và cách ứng xử đạo đức; phát
triển các giá trị đạo đức cá nhân theo những định hướng giá trị mang tính đặc thù dân tộc
và thời đại.
1.2-CƠ SỞ PHÁP LÝ

Mục 2 điều 27 Luật Giáo dục xác định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học
sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản,
phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người
Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dâ;, chuẩn bị cho học
sinh tiếp tục học lên hoặc vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc”. Điều lệ trường trung học ban hành theo quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày
02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ghi rõ: “Học sinh được kiểm tra, đánh
giá kết quả học tập, rèn luyện theo Quy chế đánh giá và xếp loại học sinh của Bộ Giáo
dục và Đào tạo”- ( Quy chế 40). Trong chương V điều 38 của điều lệ qui định ”Nhiệm vụ
của học sinh ” bao gồm 5 nội dung bất buộc học sinh phải rèn luyện về đạo đức. Cụ thể
hóa đường lối giáo dục của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc về phát
triển giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay cũng chỉ rõ: “ tăng cường giáo dục
chính trị, tư tưởng đạo đức cho học sinh, sinh viên ”.
Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã được Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ X đưa vào Nghị quyết triển khai sâu rộng ở tất cả các cấp, các
ngành, nhất là trong các cơ sở giáo dục và nhà trường phổ thông.
Hướng dẫn Bộ GD & ĐT về nhiệm vụ của toàn ngành trong năm học 2008 - 2009 trong
nội dung nhiệm vụ thứ nhất nói về tiếp tục đổi mới chương trình, nội dung phương pháp
giáo dục đã nhấn mạnh: nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh.
Như vậy nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh đang là vấn đề cấp thiết trong
hoạt động giáo dục của toàn ngành nói chung, của trường THPT nói riêng.

7
1.3-CƠ SỞ THỰC TIỄN
* Học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức
Với đặc điểm của lứa tuổi từ 15 đến 19 tuổi ở bậc THPT, đây la giai đoạn phát triển thay
đổi rất mạnh mẽ cả về thể chất lẫn tâm lý của các em. Các em luôn hiếu động, hay bắt
chước, muốn tự khẳng định mình Chính vì vậy mà các em không muốn bị gia đình ràng
buộc, các em dễ có những nhận thức không đúng, lệch lạc, dẫn đến vi phạm các nội quy,
quy định chung. Mặt khác ở lứa tuổi này nhu cầu giao tiếp của các em rất lớn, đặc biệt là

sự giao tiếp với bạn bè từ đó mà hình thành nên những nhóm bạn cùng sở thích. Khi
không có sự hướng dẫn của người lớn thường dẫn đến những nhận thức lệch lạc về ý
thức, hành vi, lời nói dẫn đến các vi phạm. Trong khi đó thì phần đông các gia đình hiện
nay có ít con, có điều kiện về kinh tế nên cũng nuông chiều con cái cho nên các em có
điều kiện tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin văn hoá, khoa học kỹ thuật, Internet
trong nước và thế giới, do vậy mà các em có thể hiểu biết rất phong phú về nhiều lĩnh vực
mà nhiều khi cha mẹ, thầy cô không để ý đến, điều đó làm cho trẻ tưởng rằng chúng đã
trưởng thành và có thể quyết định đúng đắn những vấn đề của bản thân, gia đình và xã
hội Vì thế chúng xem thường lời khuyên của thầy cô, cha mẹ đó cũng là mầm mống
nảy sinh các học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức.
* Đối với những học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức thường có các đặc điểm
rất cụ thể như:
Phát triển rất lệch lạc, biến dạng, thái hoá về nhu cầu cá nhân: nghiện hút, cờ bạc, chơi
các trò chơi không lành mạnh Nhu cầu phát triển lành mạnh xã hội kém, có các biểu
hiện tiêu cực đối lập với các mối quan hệ văn hoá, nhân bản của con người đặc biệt là vật
chất.
Kém phát triển về ý thức đạo đức, hoặc có khi trở nên vô thức trong quan hệ với cộng
đồng, với người khác. Nhận thức xã hội lệch lạc, thiếu niềm tin. Hoài nghi mọi thứ, ngại
thổ lộ, bộc bạch bản thân ngay cả những vấn đề tích cực.
Đôi khi có sự di chuyển niềm tin, lẽ sống, lý tưởng tốt đẹp sang niềm tin, lẽ sống, lý
tưởng của những kẻ bụi đời, ngỗ ngược mù quáng.
Tình cảm của những học sinh này phát triển rất hạn chế: Có em trở nên hận đời, hằn học,
phớt đời; có em khát khao tình cảm được bù đắp thoả đáng; có em mất cân bằng về tình
cảm dễ bị kích động; có em tình cảm yếu đuối dễ bị mua chuộc, ngại làm việc
Từ đó dẫn đến các em hay có các thói quen vi phạm các kỷ cương, nề nếp, nội quy của
tập thể được biểu hiện qua các hành vi: Trêu tức, xấc xược, liên kết thành nhóm Nhũng
nhóm này không tích cực hay có các trò quỷ quái để trêu bạn bè, phản ứng, trả đũa, nói
năng thô bỉ, cục cằn, thích dùng tiếng lóng, gây bè, kéo phái đánh nhau
* Một số vấn đề cơ bản để tạo ra cho các em có khó khăn trong rèn luyện đạo đức là:
8

- Về tâm sinh lý học sinh: Có thể là trẻ ra đời đã có khuyết tật bẩm sinh nhất định như:
thiểu năng về trí tuệ, bệnh đao, khiếm khuyết về giác quan , rối loạn về tâm lý, nguồn gốc
nội sinh ; hoặc là do tính tập nhiễm phát sinh trong quá trình phát triển nhân cách
- Về phía gia đình: Do nhận thức lệch lạc, không có tri thức về giáo dục con cái; sự quan
tâm nuông chiều thái qúa trong công tác nuôi dạy; sử dụng quyền uy của bố mẹ một cách
cực đoan; tấm gương phản diện của cha mẹ, người thân; có các hoàn cảnh éo le hoặc là
hay bị sử dụng bằng vũ lực
- Về phía nhà trường: Có những định kiến, thiếu thiện cảm đối với học sinh; sử dụng thái
quá các biện pháp hành chính; có sự lạm dụng quyền lực của các thầy cô giáo, nhà quản
lý; thiếu gương mẫu trong mô phạm giáo dục; việc đánh giá kết quả, khen thưởng, kỷ luật
thiếu khách quan và không công bằng; thiếu sự thống nhất giữa giáo dục sư phạm trong
các tổ chức khác trong nhà trường; thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa nhà trường, gia đình
và xã hội
- Về phía xã hội: Tác động của cơ chế thị truờng tạo ra sự phân cực rất lớn đối với học
sinh; tác động lối sống hám cơ sở vật chất hơn tính nhân văn; ảnh hưởng nhóm nhỏ tiêu
cực của bạn bè; sự phối hợp không đồng bộ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
Trong khi đó truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam luôn coi trọng đạo đức con người
“Tiên học lễ, hậu học văn”, tư tưởng đó đã in đậm trên khẩu hiệu của mỗi nhà trường.
Tháng 10/1964 Bác Hồ về thăm trường đại học sư phạm Hà Nội đã nói “Công tác giáo
dục đạo đức trong nhà trường là bộ phận quan trọng có tính chất nền tảng của công tác
giáo dục trong nhà trường XHCN. Dạy cũng như học phải biết chú trọng cả đức lẫn tài,
đức là đạo đức cách mạng, đó là cái gốc rất quan trọng”.
Thời đại công nghiệp hoá và hiện đại hoá, thời đại của nền kinh tế tri thức đòi hỏi con
người Việt Nam phải là con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất,
phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức.
Nhà trường cần tổ chức tốt hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh nói chung và học
sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức nói riêng cần thực hiện tốt các nội dung sau:
- Tăng cường giáo dục thế giới quan khoa học giúp các em có những hiểu biết đúng đắn
về thế giới hiện thực, có đầu óc khoa học với niềm tin khoa học, biết sử dụng các qui luật
để xây dựng cuộc sống.

- Tăng cường giáo dục tư tưởng cách mạng XHCN nhằm giúp các em có ước mơ, hoài
bão cao đẹp, có ý thức và khả năng chống lại lối sống thực dụng, chạy theo đời sống vật
chất, hưởng thụ.
- Nâng cao lòng yêu nước, yêu CNXH: tự hào và tin tưởng vào tiền đồ tươi sáng của dân
tộc.
9
- Tăng cường ý thức lao động và tự lao động.
- Tăng cường giáo dục pháp luật, kỷ cương giúp các em có ý thức và thói quen sống làm
việc và học tập theo pháp luật, có kỷ luật ở mọi nơi, mọi lúc.
- Tăng cường giáo dục lòng yêu thương con người, có lòng nhân ái trong quan hệ với con
người và cộng đồng, có hành vi ứng xử có văn hóa. Bản thân phải thật thà, giản dị, khiêm
tốn, biết tự trọng. Đối với gia đình phải gắn bó, đùm bọc. Với bạn bè trung thực thẳng
thắn, thông cảm, hiểu biết, tôn trọng giúp nhau cùng tiến bộ.
Để đáp ứng được yêu cầu lớn lao đó, quá trình giáo dục, đào tạo trong nhà trường phải
đạt tới mục đích biến thành quá trình tự giáo dục. Học sinh có thể tự trau dồi, rèn luyện
để hoàn thiện nhân cách của mình một cách có ý thức. Tuy nhiên thực tế vẫn còn một số
bộ phận học sinh do nhận thức chưa đầy đủ, không nắm bắt được kiến thức pháp luật,
sống tự do, vô kỷ luật, chây lười học tập, suy thoái về đạo đức và những giá trị nhân văn
đang là vấn đề thách thức sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
Vấn đề đặt ra và cấp thiết là phải tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục những giá trị
nhân văn để thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu “Xây dựng những con người và thế hệ thiết
tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên
cường, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước; giữ gìn và
phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, có năng lực, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại ”
(Văn kiện Hội nghị Ban chấp hành TW lần thứ 2 khóa VIII).

CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC
HỌC SINH CÓ KHÓ KHĂN TRONG RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC
Ở TRƯỜNG THPT BÌNH SƠN TỈNH VĨNH PHÚC


2.1- ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG
2.1.1- Đặc điểm chung của địa phương
Trường THPT Bình Sơn đóng trên địa của xã Nhân Đạo, một xã miền núi nằm ở vùng xa
nhất của huyện miền núi Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc. Vùng tuyển sinh của trường gồm 7 xã
phía Bắc vùng sâu, vùng xa nhất của huyện Sông Lô. Điều kiện kinh tế, cơ sở hạ tầng,
giao thông, thông tin, văn hoá chính trị xã hội còn gặp rất nhiều khó khăn. Mọi thứ đều
10
thiếu, không đồng bộ, lạc hậu, hạn chế so với tất cả các huyện khác ở trong tỉnh. Đặc
biệt là trình độ dân trí còn rất thấp, đại đa số là làm nghề nông nên có rất nhiều hạn chế
trong nhận thức và phương pháp giáo dục trẻ.
Trong vài năm gần đây, do tác động của cơ chế thị trường nên nhiều gia đình cũng đã
bung ra để làm giàu, nhưng họ lại mải kiếm tiền nên đã bỏ mặc không quan tâm đến bọn
trẻ. Có gia đình thì nay đã có tiền thì cho trẻ tiêu pha không có kế hoạch để lên mặt với
bạn bè. Đặc biệt là các tệ nạn như : cờ bạc, số đề, nghiện hút, Intirnet, các văn hoá phẩm
đồi truỵ cũng đã len lỏi vào đến từng ngõ xóm mà do nhận thức và hiểu biết còn rất hạn
chế nên đã gây ảnh hưởng rất lớn đến nền nếp, chuẩn mực đạo đức của những miền thôn
quê này. Nguy hại hơn là các em học sinh do thiếu về hiểu biết, thông tin, nhận thức kém,
sai lạc lại không được sự quan tâm của gia đình, của xã hội, sự chỉ bảo tận tình của các
thầy cô giáo đã đua đòi xa vào những thói xấu của xã hội tạo nên một số em có khó khăn
trong rèn luyện đạo đức.
2.1.2- Đặc điểm của trường
Trường THPT Bình Sơn được thành lập vào ngày 04 tháng 12 năm 2003, là một trường
có vùng tuyển sinh và nằm ở nơi vùng sâu, vùng xa nhất của huyện miền núi Sông Lô,
tỉnh Vĩnh Phúc. Sau 5 năm liên tục phấn đấu và trưởng thành đến nay trường đã có một
cơ sở trường lớp tương đối khang trang, khuôn viên rộng và thoáng. Hiện nay trường có
34 lớp với 1555 học sinh.
Qui mô những năm gần đây số lượng học sinh tăng nhanh, với việc mở rộng số lớn bán
công trong trường công lập. Tuy nhiên sĩ số học sinh trên một lớp tương đối ổn định có
chiều hướng giảm xuống theo sĩ số qui định của chuẩn.


Năm học
Số lớp
công lập
Số lớp bán
công
Tổng số
lớp
Tổng số học
sinh
Sĩ số HS trên
1 lớp
2005 – 2006 18 10 28 1457 » 52
2006 – 2007 21 11 32 1568 » 49
2007 – 2008 25 11 35 1632 » 46
2008-2009 29 5 34 1555 » 45

Hiện nay trường có 54 cán bộ, giáo viên, với 38 giáo viên đứng lớp. Lãnh đạo nhà trường
có 1 đồng chí Hiệu trưởng, 2 đồng chí Phó hiệu trưởng, cả 3 đồng chí đã qua Trường Cán
bộ quản lý Giáo dục. Trường có một Chi bộ Đảng gồm 14 đảng viên, với 10 đồng chí
đang ở tuổi Đoàn. Những năm qua Chi bộ liên tục đạt “Chi bộ trong sạch, vững mạnh”.
Công đoàn nhà trường liên tục được nhận bằng khen của công đoàn ngành. Chi đoàn giáo
viên gồm 50 đồng chí. Đoàn trường liên tục đạt danh hiệu “Đoàn trường có công tác đoàn
và phong trào thanh niên xuất sắc” được Tỉnh Đoàn khen. Mấy năm qua trường giữ vững
danh hiệu “Trường tiên tiến cấp tỉnh”. Đội ngũ giáo viên đã được chuẩn hóa và không
ngừng phát triển. Tập thể sư phạm thực sự là tổ ấm, đoàn kết, thống nhất. Chất lượng
11
giáo dục toàn diện ngày càng tăng với tỷ lệ học sinh lên lớp và đậu tốt nghiệp hàng năm
đạt 90 - 95%. Học sinh khối 12 vào Đại học, Cao đẳng hệ A đạt 71¸14%.


Năm học

Số lớp 12

Số học
sinh
Số HS thi
đỗ vào
ĐH
Số HS thi
đỗ vào

Số HS thi đỗ
vào THCN
và DN
Tổng số
2005 – 2006 9 459
2006 – 2007 9 464 68 50 118
2007-2008 11 532 260 60 320
Chất lượng mũi nhọn là học sinh giỏi cấp tỉnh hàng năm đều được nhà trường chú trọng
đã không ngừng tăng lên về cả số lượng và chất lượng.

Năm học
Số học
sinh dự
thi
Số học
sinh đạt
giải


Giải nhất

Giải nhì

Giải ba

Giải KK
2005 – 2006 112 67 7 60
2006 – 2007 119 83 1 2 9 71
2007 – 2008 258 117 4 9 19 85
2008-2009 201 97 2 5 24 66

2.2-MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HỌC
SINH CÓ KHÓ KHĂN TRONG RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC Ở TRƯỜNG THPT
BÌNH SƠN TỈNH VĨNH PHÚC
+ Hoạt động giáo dục đạo đức nói chung và giáo dục học sinh có khó khăn trong rèn
luyện đạo đức nói riêng luôn được nhà trường coi trọng hàng đầu. Ngay từ đầu năm chi
bộ Đảng đã có nghị quyết về giáo dục tư tưởng, đạo đức học sinh đặc biệt là đối với
những em có khó khăn trong rèn luyện đạo đức. Phát động thực hiện cuộc vận động “
Học tập và làm theo tấm gương đạo đưc Hồ chí Minh”. Lãnh đạo nhà trường đã có kế
hoạch, tổ chức chỉ đạo bằng những biện pháp sát thực, cụ thể: Đã nâng cao nhận thức, vị
trí vai trò công tác giáo dục đạo đức trong tập thể sư phạm, giữ vững nền nếp kỷ cương
trong hoạt động dạy và học. Công tác Đoàn thanh niên với vai trò nòng cốt trong các
phong trào thi đua đã chú trọng tới rèn luyện tư tưởng đạo đức cho đoàn viên, thanh niên.
Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm tích cực trong công tác giáo dục đạo đức học sinh đặc biệt
là chú trọng giáo dục đạo đức các em học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức. Đã
có sự phối hợp hiệu quả giữa các tổ chức Đoàn thanh niên giáo viên chủ nhiệm, hội cha
mẹ học sinh và lãnh đạo nhà trường trong hoạt động giáo dục đạo đức các em học sinh có
khó khăn trong rèn luyện đạo đức.
+ Chất lượng giáo dục đạo đức học sinh nói chung và các em học sinh có khó khăn trong

ren luyện đạo đức nói riêng ngày càng tăng. Phần lớn các em đã xác định được động cơ,
12
thái độ học tập, có ý thức tu dưỡng rèn luyện để lập thân, lập nghiệp. Tỷ lệ học sinh vi
phạm kỷ luật giảm rõ rệt. Không có học sinh sa vào tệ nạn ma túy.
Kết quả xếp loại hạnh kiểm trong những năm gần đây:

Năm học
Tổng số
HS
Xếp loại hạnh kiểm
Số HS bị
kỷ luật
Số HS bị
đuổi học
Tốt (%) Khá (%) Trung
bình (%)
Yếu,
kém (%)
2005 - 2006 1457 34 48 12 6 28 4
2006 - 2007 1568 37 50 9 4 23 4
2007 – 2008 1632 41 48 7 4 14 2
Trong đó tỷ lệ số học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức đã giảm rõ rệt cụ thể như
sau:

Năm học
Số học sinh có khó khăn trong
rèn luyền đạo đức đầu năm
Số học sinh có khó khăn trong
rèn luyền đạo đức cuối năm
2005 - 2006 92 52

2006 – 2007 84 46
2007 – 2008 62 30
2.3-MỘT SỐ TỒN TẠI
- Vẫn còn một số ít cán bộ, giáo viên chỉ tập trung vào công tác chuyên môn, coi đó là
nhiệm vụ trọng tâm, nên chưa quan tâm đúng mức đến công tác giáo dục đạo đức học
sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức, thậm chí coi giáo dục đạo đức là nhiệm vụ của
giáo viên chủ nhiệm, của ban cờ đỏ (Đoàn thanh niên), Ban Giám hiệu nhà trường.
- Việc chỉ đạo các hoạt động giáo dục đối với các em có khó khăn trong rèn luyện đạo
đức có lúc chưa liên tục (các thời điểm đầu năm học, lúc tổ chức các đợt thi cử, bị công
tác chuyên môn cuốn hút), thiếu kiểm tra, đôn đốc kịp thời.
- Sự phối hợp giữa các tổ chức vì những lý do khác nhau nhiều lúc còn hạn chế (cách
đánh giá thi đua của Đoàn thanh niên – giáo viên chủ nhiệm).
- Một số giáo viên chủ nhiệm còn nặng về mặt hành chính trong quản lý lớp nói chung,
chưa chú ý đến giáo dục đạo đức đối với các em học sinh có khó khăn trong rèn luyện
đạo đức, hoặc thiếu nội dung, phương pháp, nghệ thuật
- Một bộ phận học sinh do những nguyên nhân khác nhau (ví dụ hoàn cảnh gia đình) có
biểu hiện chậm tiến, thậm chí sa sút về đạo đức, lối sống.
13
- Nhận thức sai lệch về động cơ, thái độ học tập, đến trường học chỉ để tiếp thu kiến thức
khoa học đơn thuần để có được bằng tốt nghiệp mà thiếu ý thức phấn đấu, tư tưởng đạo
đức.
- Một số ít các em (thậm chí có biểu hiện bỏ học, đua đòi, thiếu trung thực, lập nhóm, liên
kết kẻ xấu bên ngoài, ”xin đểu” ăn cắp tài sản của bạn bè
2.4- MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG TỔ CHỨC, CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC HỌC SINH CÓ KHÓ KHĂN TRONG RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC Ở
TRƯỜNG THPT BÌNH SƠN TỈNH VĨNH PHÚC
Qua phân tích những kết quả đã đạt được những tồn tại, thách thức trong công tác giáo
dục đạo đức nói chung và giáo dục học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức nói
riêng ở trường THPT Bình Sơn – Sông Lô - Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay chúng tôi
thấy cần làm tốt những vấn đề sau:

- Tiếp tục nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm cho mọi thành viên, tổ chức trong nhà
trường về hoạt động giáo dục học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức.
- Tăng cường vai trò lãnh đạo toàn diện của chi bộ Đảng ở trường học (đặc biệt là lãnh
đạo tư tưởng chính trị).
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cán bộ quản lý trong công tác chỉ đạo hoạt động giáo
dục đạo đức nói chung và giáo dục học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức nói
riêng.
- Phát huy vai trò hoạt động của Đoàn thanh niên
- Đẩy mạnh công tác chủ nhiệm trong hoạt động giáo dục học sinh có khó khăn trong rèn
luyện đạo đức.
- Xây dựng các tổ chức lớp, chi đoàn thành các tập thể tự quản .
- Kết hợp chặt chẽ các lực lượng xã hội khác tham gia hoạt động giáo dục: Hội cha mẹ
học sinh – Uỷ ban nhân dân các xã Những nội dung trên được cụ thể bằng một số biện
pháp chỉ đạo được trình bày ở Chương III.

CHƯƠNG III
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC GIÁO DỤC
HỌC SINH CÓ KHÓ KHĂN TRONG RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC
14
Ở TRƯỜNG THPT BÌNH SƠN TỈNH VĨNH PHÚC
3.1- Nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm của các thành viên, tổ chức nhà trường
trong hoạt động giáo dục học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức
3.1.1- Tăng cường vai trò lãnh đạo toàn diện của chi bộ Đảng
Chi bộ Đảng là trung tâm chính trị, tập hợp lực lượng quần chúng nhằm thực hiện tốt các
chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Trong nhà trường,
chi bộ Đảng lãnh đạo toàn diện, đặc biệt chú trọng công tác lãnh đạo tư tưởng, chính trị.
Chi bộ Đảng là cầu nối trực tiếp Đảng với quần chúng. Thông qua giáo viên, nhân viên,
học sinh mà chi bộ nắm tâm tư, nguyện vọng, góp ý kiến để chi bộ đưa ra những chủ
trương, giải pháp sát thực với tình hình nhằm chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác giáo
dục.

Chi bộ có trách nhiệm chú trọng kiện toàn tổ chức nhằm phát huy chức năng của hiệu
trưởng, vai trò của Công đoàn, Đoàn thanh niên và các tổ chức quần chúng khác. Tuyên
truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng nhằm nâng cao nhận thức về định hướng chính trị cho
giáo viên, nhân viên và học sinh.
Từng đảng viên phải thấm nhuần phong cách tác phong cách mạng, từ đó mỗi đảng viên
trở thành một tấm gương sáng, một chuẩn mực để quần chúng học sinh noi theo. Chi bộ
Đảng phải thường xuyên kiểm tra bằng nhiều hình thức, qua đó để phát hiện nhân tố mới,
kịp thời khắc phục khuyết điểm, bổ sung điều chỉnh chủ trương, phương hướng tiếp theo,
giúp hoạt động quản lý đi đúng định hướng.
3.1.2- Xây dựng khối đoàn kết, thống nhất trong tập thể sư phạm
Tập thể sư phạm trong trường phổ thông là tập thể lao động sư phạm có tổ chức, có mục
đích giáo dục thống nhất, có phương thức hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục
của nhà trường. Xây dựng tập thể sư phạm nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của tập thể
để thực hiện tốt mục tiêu của nhà trường. Cần làm cho mỗi giáo viên, nhân viên nhận
thức đầy đủ về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục đạo đức học sinh nói chung và
những học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức nói riêng. Đó là một mặt không thể
tách rời trong quá trình giáo dục, hoàn thiện nhân cách học sinh, đó không phải là nhiệm
vụ của riêng ai. Từ đó, tùy vị trí nhiệm vụ của mình để làm công tác giáo dục đạo đức
học sinh. Thông qua bài giảng, đặc thù để giáo dục đạo đức một cách nhuần nhuyễn,
không khuôn sáo, sống sượng. Trong thực tế, do nhận thức chưa đầy đủ, vẫn còn một số
giáo viên chỉ quan tâm đến hoạt động chuyên môn, truyền thụ kiến thức khoa học đơn
thuần, mà quên đi nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh. Thậm chí có một số
ít giáo viên thiếu tình thương và trách nhiệm trù úm, hoặc thiên vị đối với học sinh, ảnh
hưởng đến sự phát triển nhân cách học sinh.
Người cán bộ quản lý (HT) phải quán triệt đầy đủ các nghị quyết của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước về công tác giáo dục đào tạo. Phải xây dựng và củng cố khối
15
đoàn kết nhất trí trong tập thể sư phạm. Công đoàn tổ chức, giáo dục giáo viên, nhân
viên, thường xuyên duy trì, phát huy các phong trào thi đua, đặc biệt là phong trào “Kỷ
cương, tình thương, trách nhiệm”. Cán bộ, giáo viên cần được bồi dưỡng tư tưởng chính

trị, đạo đức, lý tưởng nghề nghiệp. Bồi dưỡng lòng nhân ái, tình thương yêu con người,
thương yêu học sinh, tinh thần trách nhiệm, tôn trọng sẵn sàng giúp đỡ những học sinh có
khó khăn trong rèn luyện đạo đức. Tất cả vì học sinh thân yêu là biểu hiện của đạo đức
cách mạng, lý tưởng nghề nghiệp. Mỗi giáo viên, nhân viên không ngừng trau dồi nâng
cao phẩm chất đạo đức để trở thành tấm gương sáng gây được niềm tin đạo đức, sức
thuyết phục trước học sinh, nhân dân.
3.1.3- Phát huy vai trò tiên phong của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong hoạt động
giáo dục học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức gần Đảng nhất, là lực lượng đông đảo, trực tiếp thực
hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường, là lực lượng nòng cốt trong các phong trào thanh
niên. Đoàn có tiềm năng to lớn tham gia công tác giáo dục. Đoàn có nhiệm vụ giáo dục
đoàn viên, thanh niên, học sinh về tư tưởng chính trị đạo đức, bồi dưỡng lý tưởng XHCN.
Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh , lòng yêu nước truyền thống cách mạng, ý thức công
dân, đạo đức lối sống lành mạnh cho đoàn viên, thanh niên.
Lãnh đạo trường phối hợp cùng Đoàn thanh niên tổ chức và thực hiện các hoạt động
ngoài giờ lên lớp, ngoài nhà trường. Đoàn giữ vai trò chính trong các hoạt động thể dục
thể thao, tham quan du lịch, sinh hoạt câu lạc bộ. Đoàn còn giữ vai trò nòng cốt của các
chương trình xã hội như phong trào ”Thanh niên lập nghiệp”, “Tình nguyện vì trẻ em đặc
biệt khó khăn”. Cần phát triển tổ chức Đoàn vững mạnh, tạo mọi điều kiện cần thiết để
tổ chức Đoàn hoạt động thực sự có hiệu quả.
3.1.4-Củng cố, xây dựng, đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp, lực lượng nòng cốt giáo
dục học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức
Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) là thay mặt hiệu trưởng đảm nhận vai trò chủ đạo trong
công tác tổ chức giáo dục học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức. Giáo viên chủ
nhiệm là người nắm vững hoàn cảnh và sự tiến bộ của từng học sinh. Bởi vậy, họ có biện
pháp tổ chức giáo dục sát đối tượng, thúc đẩy sự tiến bộ của các em.
Giáo viên chủ nhiệm là người nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh, đề nghị khen
thưởng, kỷ luật học sinh. Bởi vậy, hoạt động giáo dục của GVCN ảnh hưởng trực tiếp
đến sự phát triển nhân cách của các học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức.
Người cán bộ làm công tác quản lý phải chọn được đội ngũ GVCN có năng lực chuyên

môn tốt, có khả năng tổ chức hoạt động tập thể, có khả năng giáo dục, thuyết phục nhiệt
tình, yêu thương học sinh, cảm hóa được học sinh, được học sinh tin cậy, kính trọng.
Hiệu trưởng cần bồi dưỡng GVCN hiểu rõ nhiệm vụ quyền hạn, phương pháp xây dựng
tập thể, tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức.
Xác định cơ chế quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm với các giáo viên bộ môn và tổ chức
16
Đoàn TN. Đặc biệt là quan hệ giữa GVCN với chi hội cha mẹ học sinh, là cầu nối gia
đình với nhà trường, xã hội.
GVCN phải có nhận thức đúng vị trí quan trọng của mình. Phải tự bồi dưỡng, nắm bắt
sâu sắc chủ trương đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước trong thời kì đổi mới. Phải
nâng cao trình độ chuyên môn để giáo dục học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức
một cách thuyết phục. Phải mẫu mực trong lối sống, cách cư xử. GVCN thực sự là người
thầy, người cha, người mẹ của những học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức.
3.1.5- Phát huy vai trò tự quản của tập thể học sinh
Biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục coi đó là một yếu tố nội tại trong quá
trình giáo dục đạo đức và hình thành nhân cách học sinh. Tập thể học sinh thống nhất
trong mục đích chung đó là học tập, rèn luyện để trở thành những con người có ích cho
gia đình, xã hội. Một tập thể học sinh có ý thức tự quản cao, có truyền thống tốt, có kỷ
luật nó ảnh hưởng quan trọng, trực tiếp đến sự phát triển nhân cách của những học sinh
có khó khăn trong rèn luyện đạo đức theo đúng mục đích giáo dục của nhà trường. Tập
thể học sinh tốt nó có tác dụng thanh lọc hiệu quả, nó cảm hóa, biến đổi những học sinh
có khó khăn trong rèn luyện đạo đức, sai lệch với chuẩn mực xã hội, nó có sức chống đỡ
các tác động tiêu cực từ bên ngoài xâm nhập.
Tập thể học sinh còn là cầu nối giữa cá nhân học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo
đức với đời sống xã hội. Mỗi cá nhân được thử nghiệm vị trí, vai trò của mình trong xã
hội là nhờ tập thể và thông qua tập thể. Tập thể học sinh là nơi thoả mãn nhu cầu giao
lưu, hoạt động qua đó mà những phẩm chất đạo đức được hình thành và củng cố. Họ sẽ là
những người công dân tốt, sống biết vì tập thể có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã
hội.
Muốn có những tập thể học sinh có vai trò giúp đỡ các em học sinh có khó khăn trong rèn

luyện đạo đức, vai trò của GVCN vô cùng to lớn. GVCN phải chọn ra được ban cán sự có
năng lực, uy tín, có sức thuyết phục, có năng lực tổ chức, điều khiển hoạt động tập thể.
Hiệu trưởng, GVCN cần lắng nghe ý kiến của các em, định hướng giúp các em phương
pháp quản lý lớp và giúp đỡ các em học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức. Có sự
phối hợp chặt chẽ giữa cán bộ lớp, cán bộ chi đoàn trong các hoạt động giúp đỡ các em.
GVCN phải thực sự là người cố vấn thường xuyên bên cạnh các em.
3.1.6-Phối hợp chặt chẽ với Hội cha mẹ học sinh – địa phương học sinh cư trú trong
giáo dục học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức
Muốn giáo dục các em học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức có hiệu quả cần có
sự kết hợp sức mạnh nhà trường – gia đình – xã hội. Nhà trường phải chủ động phối hợp
thường xuyên với gia đình, địa phương. Sự phối hợp nhằm mở rộng môi trường giáo dục
từ đó có sự tác động trực tiếp hay gián tiếp của gia đình, xã hội trong công tác giáo dục
học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức. Cần có sự thống nhất, mục đích, nội dung,
phương pháp giáo dục các em, từ đó có kế hoạch phối hợp chặt chẽ. Hàng tuần hội cha
mẹ học sinh đều có người đại diện (trong Ban chấp hành Hội) tại trường để nắm bắt tình
17
hình của các em cuối tuần cuối tháng có chương trình làm việc với GVCN, ban giám
hiệu, cha mẹ các em. Hàng năm nhà trường tổ chức hội nghị phụ huynh học sinh ba lần.
Lần đầu năm học: đánh giá hoạt động năm trước, đề ra phương hướng hoạt động cho năm
tới. Cuối học kì I và cuối năm học tổ chức hội nghị tại từng chi hội với sự kết hợp của
GVCN và các chi hội trưởng dưới sự chỉ đạo của Hiệu trưởng, BCH hội cha mẹ học sinh.
Mỗi năm, Hiệu trưởng đều cử các đồng chí trong ban giám hiệu cùng đại diện hội cha
mnẹ học sinh xuống từng xã dự hội nghị giáo dục của xã để phối hợp công tác giáo dục
với địa phương.
3.1.7-Vai trò, trách nhiệm của người cán bộ quản lý
Người cán bộ quản lý (CBQL) phải nắm vững cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động
giáo dục học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức từ đó thực hiện tốt chức năng
quản lý và chỉ đạo công tác giáo dục các em. Xây dựng được kế hoạch giáo dục các em
có khó khăn trong rèn luyện đạo đức có mục tiêu thống nhất với mục tiêu giáo dục trong
trường THPT. Kế hoạch phù hợp với kế hoạch dạy học theo từng tuần, từng tháng, đồng

thời sát thực với từng chủ điểm, với hình thức hoạt động đa dạng, thiết thực, phù hợp với
hoạt động tâm sinh lý học sinh. Xây dựng kế hoạch có tính khả thi cao, lôi cuốn được
mọi lực lượng tham gia. Sau khi có kế hoạch, người cán bộ quản lý tổ chức triển khai để
mọi lực lượng tham gia nắm chắc kế hoạch, từ đó tổ chức chỉ đạo thực hiện và kiểm tra
đánh giá kịp thời, điều chỉnh, bổ sung nhằm đạt mục tiêu giáo dục đề ra một cách hiệu
quả nhất.
Để chỉ đạo hoạt động giáo dục các em học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức
thành công, người cán bộ quản lý phải có uy tín thực sự với tập thể giáo viên và tập thể
học sinh, nhân dân. Người CBQL cần có trí tuệ thông suốt, hiểu biết sâu rộng, có kinh
nghiệm sư phạm và trải nghiệm cuộc sống, lòng nhân ái, khoan dung, năng động sáng tạo
trong công việc. Biết đoàn kết, thuyết phục và cảm hóa mọi người. Xây dựng tập thể nhà
trường thành khối thống nhất tạo nên sức mạnh tổng hợp trong hoạt động giáo dục đạo
đức nói chung và các em có khó khăn trong rèn luyện đạo đức nói riêng.

3.2-Đa đạng hóa hình thức hoạt động giáo dục học sinh có khó khăn trong rèn luyện
đạo đức
3.2.1- Về công tác tổ chức
- Để tổ chức chỉ đạo hoạt động giáo dục học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức,
Hiệu trưởng đã thành lập ban chỉ đạo gồm:
+ Đồng chí phó hiệu trưởng: Phan Văn Thạch – Trưởng ban
18
+ Đồng chí Bí thư BCH Đoàn trường: Vũ Huy Lương – Phó ban
+ Đồng chí Nguyễn Đức Kỷ – Thư kí HĐSP làm công tác tổng hợp thi đua.
Ban chỉ đạo có nhiệm vụ giúp Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch chương trình và chỉ đạo
chương trình đó. Tổ chức các hoạt động theo qui mô lớn và phối hợp với các lực lượng
tham gia giáo dục các em học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức. Giúp GVCN,
chi đoàn học sinh tiến hành hoạt động ở đơn vị lớp có hiệu quả, đồng thời giúp Hiệu
trưởng kiểm tra, đánh giá các hoạt động. Thành lập 3 khối chủ nhiệm: Khối chủ nhiệm
lớp 10; Khối chủ nhiệm 11; Khối chủ nhiệm 12. Mỗi đồng chí trong ban chỉ đạo làm khối
trưởng của một khối. Mỗi tháng họp khối chủ nhiệm một lần để sơ kết đánh giá và triển

khai kế hoạch tiếp theo.
- Thành lập Ban nề nếp, trật tự trường học kết hợp với đội ngũ cờ đỏ của các lớp gồm:
+ Đồng chí Lương Công Toán - Phó bí thư BCH đoàn trường – Trưởng ban
+ Đồng chí Vũ Thị Hằng - Phó bí thư BCH đoàn trường
+ Đồng chí Nguyễn Văn Ngọc – Bảo vệ
Ban này có nhiệm vụ phối hợp với đội ngũ cờ đỏ của các lớp; có kế hoạch tổ chức, giám
sát kiểm tra nề nếp trật tự trong trường; phát hiện kịp thời các em có biểu hiện tiêu cực để
giải quyết và xử lý
- Ngay từ đầu năm, phối hợp với Hội cha mẹ học sinh kiện toàn tổ chức hội, chi hội các
lớp, triển khai các chương trình giáo dục đạo đức nói chung và các em có khó khăn trong
rèn luyện đạo đức nói riêng để Hội nắm bắt được và có kế hoạch phối hợp giáo dục.
3.2.2- Hoạt động giáo dục các em có khó khăn trong rèn luyện đạo đức thông qua
học tập các môn học
Tuổi học sinh THPT là tuổi thanh niên mới lớn, là lứa tuổi quyết định sự hình thành thế
giới quan, là sự phát triển của hứng thú nhận thức các vấn đề tự nhiên, xã hội. Thông qua
các môn khoa học tự nhiên: Toán, Lý, Hóa, Sinh mà giáo dục cho các em thế giới quan
khoa học. Giúp các em có được những hiểu biết và phương pháp giải thích một cách duy
vật về tính vật chất của thế giới, những qui luật phát triển của thế giới. Những tri thức
khoa học giúp cho học sinh nhận thức, lựa chọn, đánh giá đúng đắn các giá trị và tìm ra
những hành vi, biện pháp hợp lý trong đời sống.
Thông qua việc giảng dạy môn Ngữ văn bồi dưỡng tâm hồn, lòng yêu thương con người,
biết ghét cái xấu, cái ác, biết làm điều thiện; giáo dục các em có tình bạn chân chính, tình
yêu cao đẹp. Môn Lịch sử giúp các em hiểu biết truyền thống đấu tranh dựng nước, giữ
nước của ông cha; biết tự hào về truyền thống đó mà thấy rõ trách nhiệm của mình với Tổ
quốc, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc, trung thành với lý tưởng CNXH và CSCN; tin yêu Đảng
và Bác Hồ kính yêu. Qua môn Địa lý các em có tình yêu thiên nhiên, cuộc sống, có ý
19
thức bảo vệ môi trường xanh – sạch - đẹp, vì cuộc sống tươi đẹp của cộng đồng. Môn
Giáo dục công dân giúp các em nắm vững kỷ luật, pháp luật; bồi dưỡng các em hiểu biết
nghĩa vụ, quyền lợi người công dân, của người học sinh; hình thành thói quen sống, làm

việc và học tập theo pháp luật ở mọi lúc, mọi nơi. Môn Đạo đức giúp các em nắm được
những khái niệm cơ bản về các phạm trù đạo đức trong việc ứng xử hàng ngày; nắm được
chuẩn mực hành vi đạo đức trong các hoạt động và quan hệ; biết rõ trách nhiệm, nghĩa
vụ, lương tâm, tiền đồ để chuẩn bị bước vào đời. Tât cả các thầy cô giáo là lực lượng
quan trọng tham gia vào hoạt động giáo dục các em qua các giờ học trên lớp.
3.2.3- Giáo dục các em học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức theo các chủ
điểm
Hàng tuần thông qua tiết chào cờ đầu tuần, tiết sinh hoạt cuối tuần, giờ sinh hoạt của chi
đoàn, thường xuyên chú ý giáo dục các em có khó khăn trong rèn luyện đạo đức qua đánh
giá, nhận xét hoạt động trong tuần. Hàng tháng có thể tổ chức các hoạt động, phát động
các phong trào thi đua theo các chủ điểm, hướng tới sự hình thành ở học sinh những tư
tưởng, tình cảm hành động xác định trong nội dung chủ điểm. Trong các hoạt động này
thu hút hầu hết các lực lượng trong nhà trường tham gia giáo dục. Thông qua các hoạt
động chủ điểm, các hành vi đạo đức có điều kiện hình thành. Sau đây là kế hoạch của
Ban chỉ đạo:
Thời
gian

Chủ điểm
Mục đích,
yêu cầu
giáo dục
Hình thức hoạt
động giáo dục
Lực lượng
tham gia giáo
dục

Ban chỉ đạo


Tháng
9
Ngày khai
trường
Truyền
thống nhà
trường, nội
qui, nề nếp
- Tập trung khai
giảng
-Sinh hoạt VH,
VN
- Thi tìm hiểu về
truyền thống nhà
trường
- Sinh hoạt lớp
Lãnh đạo
đoàn trường,
các GVCN
Ban giám
hiệu, Bí thư
Đoàn trường

Tháng
10
Kỷ niệm
ngày Bác Hồ
gửi thư cho
HS, SV
Động cơ

thái độ học
tập. Lập
thân, lập
nghiệp
- Tổ chức thi tìm
hiểu lời dạy của
Bác
- Hội nghị phương
pháp học tập
Đoàn trường
các tổ CM
BT Đoàn
trường Phó
Hiệu trưởng
chuyên môn

Tháng
11
Kỷ niệm
ngày Nhà
giáo VN
20/11
- Lòng biết
hơn thầy cô
-Truyền
thống dân
- Thi đua giờ học
tốt, giờ dạy tốt
- Tập thể SP
- Đoàn TN

- Chủ tịch
Công đoàn
20
tộc
- Báo tường
- Thăm thầy cô
giáo
- Hộ cha mẹ
học sinh
Đoàn



Tháng
12
- Kỷ niệm
ngày thành
lập
QĐNDVN
20/12
- Ngày Xô
viết Nghệ
Tĩnh 19/12
- Lòng yêu
nước yêu
CNXH
- Biết ơn
các liệt sĩ
- Học tập
anh Bộ đội

Cụ Hồ
- Thể thao
- Thăm viếng bà
mẹ VN anh hùng
- Thăm nghĩa
trang liệt sĩ
- Nghe cực chiến
binh nói chuyện

- Đoàn TN
- GVCN
- Tổ sinh thể
- Hội Cựu
chiến binh
Ban chỉ đạo
BT Đoàn
trường


Tháng
1
- Kỷ niệm
ngày HS,
SV 9/1
- Vui tết
Nguyên Đán
- Truyền
thống HS,
SV
- Truyền

thống tết cổ
truyền dân
tộc
- Văn nghệ
- Thăm các khu di
tích văn hóa trong
huyện
Đoàn TN
Chi đoàn GV
Giáo viên
chủ nhiệm
Bí thư Đoàn
tường

Tháng
2
Kỷ niệm
ngày thành
lập ĐCSVN
3/2
- Lòng kính
yêu Đảng,
Bác Hồ
- Hát các bài ca
ngợi Đảng, Bác
- Sinh hoạt Chi
Đoàn
- Bí thư chi
bộ nói
chuyện

- Đoàn
trường
- Bí thư Đoàn
trường



Tháng
3
- Kỷ niệm
26/3 ngày
thành lập
Đoàn
TNCSHCM
- Kỷ niệm
ngày Quốc tế
Phụ nữ 8/3

- Truyền
thống Đoàn
- Truyền
thống phụ
nữ Việt
Nam
- Bình đẳng
nam nữ
- Thi văn nghệ, TT
- Thi học sinh
thanh lịch
- Thi hát ca khúc

cách mạng
- Cắm trại
- Đoàn TN
- Đoàn sinh
viên thực tập
- Ban nữ
công
- Bí thư Đoàn
trường
- BT chi đoàn
sinh viên
thực tập


Kỷ niệm
ngày sinh Lê
nin 22/4
Giải phóng
Miền Nam
- Chủ nghĩa
quốc tế vô
sản
- Giải
- Thi tìm hiểu
nước Nga Xô viết
(cách mạng tháng
10)
- Tìm hiểu các
- Đoàn TN
- Bộ môn

Lịch sử
Ban chỉ đạo
21

Tháng
4
30/4
phóng dân
tộc
- Truyền
thống
chống ngoại
xâm

ngày giải phóng
các tỉnh Miền
Nam
Địa lý


Tháng
5
Kỷ niệm
ngày sinh Hồ
Chủ tịch
- Yêu Bác
Hồ
- Yêu quê
hương đất
nước

- Tìm hiểu đời
hoạt động của Bác
- Sưu tầm tranh
ảnh về Bác
- Đoàn TN
- GVCN
- Các môn
học: Văn, Sử,
GDCD
- Ban chỉ đạo
- Bí thư Đoàn
trường

3.2.4- Giáo dục học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức thông qua các hoạt
động xã hội
+ Hoạt động nhân đạo, từ thiện: Mua tăm tre của hội người mù Mê Linh, hội người mù
Đồng ích. Phát động trong các chi đoàn lớp mua quà tặng bạn có hoàn cảnh khó khăn
+ Kết hợp huyện Đoàn Lập Thạch tổ chức thành công Hội thi An toàn giao thông: Giáo
dục ý thức luật pháp (tháng 9/2008).
+ Giao hữu thể thao với các Đoàn cơ sở bạn như: Trường THPT Ngô Gia Tự, Trường
THPT Liễn Sơn, Trường THPT Sáng Sơn Giáo dục tinh thần đoàn kết quân dân, lòng
yêu nước, học tập anh bộ đội cụ Hồ tính kỷ luật, ngăn nắp
+ Tổ chức giao lưu văn nghệ với các Đoàn cơ sở.
+ Tham gia Hội thi hát các ca khúc cách mạng do huyện Đoàn tổ chức tổ chức.
+ Tham gia thi tìm hiểu phòng chống HIV, ASID, phòng chống tệ nạn ma túy.
Qua các hoạt động xã hội này, giúp học sinh nhận thức đầy đủ mục đích, ý nghĩa của hoạt
động đó đối với cá nhân, tập thể để các em biến thành hành vi, tình cảm trong hoạt động.
Qua đó làm nảy sinh năng lực, phẩm chất, tình cảm mới, làm phát triển năng lực thiên
hướng, phẩm chất tốt đẹp ở các em.
Tổ chức các hoạt động xã hội là một hoạt động giáo dục có ý nghĩa quan trọng cùng với

các hoạt động giáo dục khác, tạo nên một kết quả tổng hợp trong giáo dục các em học
22
sinh, góp phần hoàn thiện nhân cách cho học sinh phổ thông, thế hệ trẻ Việt Nam theo
mục tiêu giáo dục đề ra.

PHẦN KẾT LUẬN
1.MỘT SỐ KẾT LUẬN
Hoạt động giáo dục trong trường THPT là nhằm giúp học sinh phát triển hài hòa về đức,
trí, thể, mĩ. Trong đó phải đặt ra giáo dục đạo đức lên vị trí hàng đầu, coi đó là nền tảng
cho các mặt giáo dục khác.
Từ những cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý của đề tài, qua phân tích thực trạng công tác giáo
dục các em học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức ở trường THPT Bình Sơn tỉnh
Vĩnh Phúc chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp chỉ đạo giáo dục các em học sinh
có khó khăn trong rèn luyện đạo đức nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức. Như
vậy, mục đích nghiên cứu đã hoàn thành.
Chúng tôi đã đưa ra một số biện pháp chỉ đạo vừa mang tính thực tiễn vừa mang tính khả
thi là:
1.1. Nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm của các tổ chức, thành viên trong nhà
trường
* Tăng cường vai trò lãnh đạo toàn diện của chi bộ Đảng
* Xây dựng khối đoàn kết, thống nhất trong tập thể sư phạm, giáo dục các em học sinh có
khó khăn trong rèn luyện đạo đức.
* Phát huy vai trò tiên phong của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong hoạt động giáo dục học
sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức.
* Phát huy vai trò tự quản của tập thể học sinh.
* Phối hợp chặt chẽ với Hội cha mẹ học sinh.
* Vai trò, trách nhiệm của người cán bộ quản lý.
1.2. Đa dạng hóa các hình thức hoạt động giáo dục học sinh có khó khăn trong rèn
luyện đạo đức
* Công tác tổ chức (nhân sự và lực lượng tham gia).

23
* Hoạt động giáo dục học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức thông qua các môn
học.
* Giáo dục học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức theo các chủ điểm.
* Giáo dục học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức thông qua các hoạt động xã hội.
Mặc dù đề tài đã nghiên cứu tương đối công phu và cẩn trọng, nhưng vẫn còn những khía
cạnh khác chưa đề cập tới. Rất mong được sự góp ý, uốn nắn của quý Thầy, Cô để bản
thân có được những biện pháp chỉ đạo đầy đủ hơn nhằm điều chỉnh công tác quản lý giáo
dục ở cơ sở đi đúng định hướng và đạt kết quả tốt hơn.


2.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
+ Đối với Bộ Giáo dục & Đào tạo:
- Chương trình SGK còn quá tải về mặt kiến thức. Các điều kiện dạy học lại chưa đầy đủ,
ảnh hưởng đến thời lượng , giờ lên lớp, dẫn đến nhiều giáo viên chưa thật sự chú ý đến
hoạt động giáo dục các em học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức. Vì vậy cần điều
chỉnh chương trình SGK.Tăng cường thời gian cho những hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Cải tiến hình thức đánh giá và thi cử làm sao cho học sinh thấy được kết quả phản ánh
đúng với khả năng thực của các em.
- Nên có các hình thức đánh giá thi đua của các trường sao cho hợp lý.
+ Đối với Sở GD-ĐT:
- Tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, hoạt động giáo dục đạo đức nói chung và học
sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức nói riêng.
- Có chuyên đề bồi dưỡng phương pháp giáo dục cho giáo viên các bộ môn, đặc biệt là
môn GDCD và đội ngũ GVCN.

Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2009
Người thực hiện: Lê Gia Thanh
Nghiên cứu về hành vi đạo đức của SV: 41% SV không thích sống cao thượng
24

Có 36% sinh viên đồng ý rằng làm việc theo lương tâm sẽ bị thua thiệt. 39% cho rằng tự
do không phải là điều ai cũng cần.
Tiến sĩ tâm lý học Huỳnh Văn Sơn cùng với những cộng sự của mình vừa hoàn tất báo
cáo đề tài nghiên cứu “Sự lựa chọn các giá trị đạo đức-nhân văn trong định hướng lối
sống của sinh viên ở một số trường ĐH tại TP.HCM trong giai đoạn hiện nay”. Đây là đề
tài nghiên cứu khoa học cấp bộ và đã được hội đồng khoa học phản biện đề tài đồng
thuận đánh giá cao. Đề tài nghiên cứu đã cho thấy diện mạo sinh viên hiện nay còn nhiều
dao động, chưa rõ ràng trong sự lựa chọn lối sống và các giá trị đạo đức nhân văn.
Làm theo lương tâm sẽ bị thua thiệt
Một tỷ lệ khá cao, 31% sinh viên chấp nhận việc hành động mà không quan tâm xem
mình có ảnh hưởng đến người khác hay không. Ngoài ra, có 32% sinh viên chấp nhận
hành vi vô ơn, không xem đó là chuyện phi đạo đức. Hơn nữa, còn khá nhiều thái độ tiêu
cực tồn tại trong sinh viên. Cụ thể: 39% sinh viên chấp nhận rằng tự do là một điều
không phải ai cũng cần và mơ ước; 43% sinh viên chấp nhận rằng hòa bình thì không
chắc rằng lúc đó con người sẽ vô cùng hạnh phúc.
Một tỷ lệ cũng rất cao là có đến 41% sinh viên đồng ý không nhất thiết phải sống cao
thượng vì đôi khi cao thượng lại là mù quáng, 36% đồng ý làm việc theo lương tâm sẽ bị
thua thiệt và 28% có tư tưởng trả thù, báo oán. Bên cạnh đó, có 18% sinh viên chấp nhận
đưa lợi ích cá nhân lên trên hết và không bao giờ quan tâm đến ai nếu không liên quan
đến mình. Trong phạm vi quan hệ gia đình, có đến 60% sinh viên đổ mọi trách nhiệm
nuôi dạy con cái lên cha mẹ mà không thừa nhận trách nhiệm của chính bản thân những
người con.
Việc chen lấn lên xe buýt như thế này đối với một bộ
phận sinh viên như là chuyện bình thường, không hổ
thẹn. Ảnh: HTD
Nhiều khi chấp nhận hành vi tiêu cực
25

×