Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

đề kiểm tra chất lượng hk2 môn ngữ văn lớp 6, đề 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.19 KB, 5 trang )

ĐỀ 4
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC
KÌ II
NĂM HỌC 2011-2012
Môn Ngữ văn lớp 6
Thời gian làm bài 90 phút
(Không kể thời gian phát đề)
Môn Ngữ Văn lớp 6
PHẦN I: Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng.
Câu 1: Câu nào ghi lại chính xác lời Dế Choắt nói với Dế Mèn ?
A. Ở đời không được ngông cuồng, dại dột sẽ chuốc vạ vào thân.
B. Ở đời không cẩn thận nói năng, nếu không sớm muộn cũng sẽ mang vạ
vào mình.
C. Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn
rồi cũng mang vạ vào mình.
D. Ở đời phải trung thực, tự tin, nếu không sớm muộn rồi cũng mang vạ vào
mình.
Câu 2: Truyện ngắn “Buổi học cuối cùng” được viết theo phương thức biểu
đạt chính nào?
A. Tự sự. B. Miêu tả. C. Biểu cảm. D.
Nghị luận.
Câu 3: Vị trí quan sát của người miêu tả trong đoạn trích “Sông nước Cà
Mau” ở đâu ?
A. Trên con thuyền xuôi theo các kênh rạch. B. Từ trên cao bao quát
toàn cảnh.
C. Tại một địa điểm nhất định. D. Trên đường bộ bám
theo các kênh rạch.
Câu 4: Cảnh mặt trời mọc trên biển trong văn bản Cô Tô được tả như thế
nào ?
A. Dịu dàng và bình lặng. B. Rực rỡ và tráng lệ.


C. Duyên dáng và mềm mại. D. Hùng vĩ và lẫm liệt.
Câu 5: Hai câu thơ sau đã sử dụng biện pháp tu từ gì?
“Vì sao ? Trái đất nặng ân tình.
Hát mãi tên người Hồ Chí Minh”
A. So sánh B. Ẩn dụ C. Hoán dụ
D. Nhân hoá
Câu 6: Cụm từ “chẳng bao lâu” trong câu: “Chẳng bao lâu tôi đã trở thành
một chàng dế thanh niên cường tráng” thuộc thành phần nào dưới đây ?
A. Chủ ngữ. B. Vị ngữ. C. Trạng ngữ.
D. Phụ ngữ.
Câu 7: Muốn tả người cần phải làm gì ?
A. Quan sát, lựa chọn và trình bày các chi tiết tiêu biểu về đối tượng cần
miêu tả theo thứ tự.
B. Chỉ cần miêu tả dáng vẻ bên ngoài của đối tượng cần tả.
C. Chỉ cần nói đến những tình cảm của mình về đối tượng cần tả.
D. Chỉ cần tái hiện được nét tính cách nào đó về đối tượng cần tả.
Câu 8: Trong các tình huống sau, tình huống nào không phải viết đơn ?
A. Gia đình em gặp khó khăn, em muốn xin miễn học phí.
B. Em bị ốm không đến lớp học được.
C. Em muốn vào Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
D. Em mắc khuyết điểm trong lớp học khiến cô giáo không hài lòng.
PHẦN II. TỰ LUẬN (8 điểm) :
Câu 1: (1 điểm) Thế nào là câu trần thuật đơn ? Lấy ví dụ và chỉ ra mục đích
nói của câu đó?
Câu 2: (2,5 điểm) Cảm nhận khổ thơ sau:
“ Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh”
(Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ)

Câu 3: (4,5 điểm) Tả cảnh quê hương trong một buổi sáng mùa xuân đẹp
trời?
BÀI LÀM
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ
II
NĂM HỌC 2011 – 2012
MÔN: NGỮ VĂN 6
Phần I: Trắc nghiệm (2,0 điểm)
* Yêu cầu: Khoanh đúng các chữ cái trong các câu như sau:
Câu số 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án C A A B B C A D
* Cho điểm: Mỗi câu khoanh đúng cho 0,25 điểm, khoanh sai hoặc khoanh
thừa cho 0 điểm.
Phần II: Tự luận (8,0 điểm)
Câu 1: (1,0 điểm)
- Nêu đúng khái niệm được 0,5 điểm
- Lấy được ví dụ 0,25 điểm, chỉ ra được mục đích nói 0,25 điểm.
Câu 2: (2,5 điểm)
* Yêu cầu:
Cảm nhận được:
Đây là đoạn kết của bài thơ bộc lộ sự vỡ lẽ của nhà thơ trước sự kiện
“Đêm nay Bác không ngủ”.
Thì ra Bác đã không ngủ vì thương bộ đội, dân công và còn “Vì một
lẽ thường tình – Bác là Hồ Chí Minh”, là một lãnh tụ có tình yêu thương bao
la, “Nâng niu tất cả chỉ quên mình”.
Lý lẽ lời thơ thật mộc mạc, bình dị mà đã tạo được sự bất ngờ, thú vị,
làm bừng sáng nhận thức cùng tình cảm sâu sắc của nhà thơ về Bác kính
yêu, Bác Hồ sáng mãi trong lòng chúng ta.
* Cách cho điểm:
a) Điểm 2,0 – 2,50: Cảm nhận đầy đủ, sâu sắc, diễn đạt sáng rõ.

b) Điểm 1,25 – 1,75: Cảm nhận khá đầy đủ, có ý sâu sắc.
c) Điểm 0,25 – 1,0: Có một vài chi tiết đúng.
d) Điểm 0: Thiếu hoặc sai hoàn toàn.
Câu 3: (4,5 điểm)
a) Mở bài: 0,25 điểm
* Yêu cầu:
Giới thiệu cảnh quê hương trong một buổi sáng mùa xuân đẹp trời
* Cho điểm:
- Cho 0,25 điểm: Đạt như yêu cầu.
- Cho 0 điểm: Thiếu hoặc sai hoàn toàn
b) Thân bài: 4,0 điểm
* Yêu cầu:
Tả lại quê hương một cách chi tiết theo một trình tự hợp lý với các
hình ảnh tiêu biểu của cảnh vật thiên nhiên, cảnh sinh hoạt con người của
quê hương.
Chủ yếu dùng phương thức miêu tả cùng ngôn ngữ nghệ thuật giàu
hình ảnh, màu sắc, âm thanh người viết dệt lên một bức tranh phong cảnh
tươi đẹp của quê hương trong không gian buổi sáng mùa xuân đẹp. Ở đó,
con người, thiên nhiên, sự vật giao hoà với nhau cùng ngời lên sắc nét
gương mặt, hồn sống quê hương.
Qua bức tranh phong cảnh quê hương, người viết tỏ rõ năng lực quan
sát, nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánh về tình yêu thiên
nhiên, con người, cuộc sống.
* Cho điểm:
- Cho 3,0 – 4,0 điểm: Cảnh được miêu tả đúng, khá phong phú, sinh
động và có hồn sống, diễn đạt trong sáng.
- Cho 1,75 – 2,75 điểm: Cảnh được miêu tả đúng, có hình ảnh sinh
động tuy nhiên còn tản mạn.
- Cho 0,75 – 1,5 điểm: Cảnh được miêu tả đúng nhưng nghèo nàn, tản
mạn.

- Cho 0,25 – 0,5 điểm: Tỏ ra có hiểu chút ít về yêu cầu của đề.
- Cho 0 điểm: Thiếu hoặc sai hoàn toàn.
c) Kết bài: 0,25 điểm
* Yêu cầu:
Thể hiện ấn tượng sâu đậm và cảm xúc cô đọng nhất về quê hương.
* Cho điểm:
- Cho 0,25 điểm: Đạt như yêu cầu
- Cho 0 điểm: Thiếu hoặc sai hoàn toàn.
Chú ý:
1. Căn cứ vào khung điểm và thực tế chất lượng bài làm của thí sinh,
giám khảo linh hoạt cho điểm thích hợp.
2. sau khi cộng điểm toàn bài, nếu mắc từ 6 – 10 lỗi câu, từ, chính tả thì
trừ 0,5 điểm, nếu mắc từ 11 lỗi câu, từ, chính tả trở lên thì trừ 1,0 điểm.
3. Chỉ để điểm lẻ phần thập phân của cả bài thi ở mức 0,5

×