Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

đề kiểm tra chất lượng hk2 môn ngữ văn lớp 6, đề 14

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.02 KB, 4 trang )

KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2011 – 2012
MÔN : NGỮ VĂN 6
Phần I: Trắc nghiệm (2điểm)
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng
Câu 1: Văn bản “ Cây tre Việt Nam” thuộc thể loại gì?
A. Thơ B. Ký
C. Truyện ngắn D. Tiểu thuyết
Câu 2: Trong câu: “ Cây hồng bì đã cởi bỏ hết những cái áo lá già đen
thui” có mấy phó từ?
A. Một B. Hai
C. Ba D. Bốn
Câu 3: Văn bản “ Vượt thác” của Võ Quảng có nội dung gì?
A. Miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn và miêu tả
hình ảnh con người lao động.
B. Ca ngợi vẻ đẹp hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên
sông Thu Bồn
C. Miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn, làm nổi bật
vẻ đẹp hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên nền cảnh
thiên nhiên rộng lớn hùng vĩ.
D. Vẻ đẹp dòng sông Thu Bồn.
Câu 4: Muốn tả người cần phải làm gì?
A. Quan sát lựa chọn và trình bày các chi tiết biểu về đối tượng cần miêu
tả theo một thứ tự.
B. Chỉ cần miêu tả dáng vẻ bên ngoài của đối tượng.
C. Chỉ cần nói đến tình cảm của mình về đối tượng.
D. Chỉ cần tái hiện một nét tính cách nào đó của đối tượng.
Câu 5: Cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô được tác giả miêu tả như thế
nào?
A. Dịu dàng và bình lặng.
B. Rực rỡ và tráng lệ.
C. Duyên dáng và mềm mại.


D. Hùng vĩ và lẫm liệt.
Câu 6: Câu văn “ Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn
khổng lồ” sử dụng loại so sánh nào?
A. Người với người.
B. Vật với người.
C. Cái cụ thể vưói cái trìu tượng.
D. Vật với vật.
Câu 7: Nhân vật chính trong truyện ngắn “ Buổi học cuối cùng” là ai?
A. Chú bé Ph-răng.
B. Thầy giáo Ha- men.
C. Chú bé Ph- răng và thầy Ha-men.
D. Thầy Ha-men, bác phó rèn và cụ già Hô- de.
Câu 8: Câu “ Tre là cánh tay của người nông dân” là câu trần thuật đơn
thuộc kiểu nào?
A. Câu định nghĩa.
B. Câu giới thiệu.
C. Câu đánh giá.
D. Câu miêu tả.
Phần II: Tự luận(8 điểm)
Câu1 ( 1 điểm): Ẩn dụ là gì? Cho ví dụ?
Câu 2( 2 điểm): Cảm nhận đoạn thơ sau:
“ Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng”
(Lượm – Tố Hữu)
Câu 3 ( 5 điểm): Hãy miêu tả hình ảnh người thân khi em làm được việc
tốt.
ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2011 – 2012
MÔN : NGỮ VĂN 6

Phần I - Trắc nghiệm: Mỗi câu đúng cho 0.25 điểm. Khoanh sai hoặc
khoanh vào 2 chữ cái không cho điểm
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án B B C A B D C C
Phần 2: Tự luận
Câu 1( 1điểm):
- Nêu đúng khái niệm cho 0.5 đ.
- Lấy đúng VD cho 0.5đ.
Câu 2( 2 điểm):
* Yêu cầu cảm nhận:
- Đoạn thơ miêu tả sự hi sinh của Lượm thật đẹp đẽ
+ Bằng bút pháp tả thực kết hợp với sự liên tưởng, tưởng tượng lãng
mạn của nhà thơ trong cảm xúc yêu mến, xót thương, cảm phục tác giả đã
miêu tả cái chết giữa đồng lúa quê hương của Lượm thật đẹp đẽ.
+ Cánh đồng lúa quê hương như vòng nôi, như vòng tay mẹ ấm êm dịu
dàng đón em vào lòng. Lượm hi sinh mà tay vẫn nắm chặt bông lúa, quê
hương và hương lúa vẫn bao bọc quanh em như đưa em vào giấc ngủ đẹp
của tuổi thơ anh hùng. Em đã hoá thân vào thiên nhiên đất nước. Cái chết đó
thật đẹp đẽ và lãng mạn.
- Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của Lượm vẫn còn mãi với quê hương
đất nước và trong lòng mọi người.
* Cho điểm: + 1.5đ - 2đ : Cảm nhận đầy đủ, sâu sắc.
+ 1.0đ - 1.5đ : Cảm nhận tương đối đầy đủ.
+ 0.5đ : Có ý chạm yêu cầu

Câu 3( 5 điểm):
a- Mở bài ( 0.5 đ)
*Yêu cầu:
- Giới thiệu mẹ hoặc cha được chọn để miêu tả.
* Cho điểm: 0.5đ : Như yêu cầu.

0.0đ : Thiếu hoặc sai hoàn toàn.
b- Thân bài( 4 đ)
*Yêu cầu:
- Học sinh chủ yếu dùng phương thức miêu tả để tái hiện một cách tự
nhiên sinh động những cử chỉ, lời nói, hành động, việc làm, tâm lý… tạo
nên bức chân dung người thân của mình rạng rỡ niềm vui khi biết mình
vừa làm việc tốt.
- Người viết phải thể hiện đựơc năng lực quan sát tinh tế, óc liên tưởng
phong phú, nhạy cảm, sử dụng các hình ảnh so sánh, nhân hoá, các từ láy
tượng hình tượng thanh, các động từ và tính từ miêu tả…
* Cho điểm: + 3.25 đ- 4.0 đ : Miêu tả đúng phong phú và sinh động
+ 2.25 đ - 3.0 đ: Miêu tả đúng nhiều chỗ đã tạo được sự hấp
dẫn, sinh động.
+ 1.25 đ -2.0 đ: Miêu tả đúng đôi chỗ sơ sài.
+0.25 đ- 1.0đ : Chi tiết nghèo nàn, sơ sài
+ 0đ: Thiếu hoặc sai hoàn toàn.
c- Kết bài(0.5đ)
* Yêu cầu: - Nêu cảm nghĩ của mình về đối tượng miêu tả.
* Cho điểm:+ 0.5đ : Như yêu cầu.
+ 0đ: Thiếu hoặc sai hoàn toàn.
Lưu ý: - Căn cứ vào khung điểm và chất lượng bài làm của HS, giám
khảo linh hoạt cho điểm thích hợp, khuyến khích sự sáng tạo của HS.
- Nếu bài sai từ 5 đến 10 lỗi câu, từ, chính tả, diễn đạt trừ 0.5đ, trên
10 lỗi trừ 1đ

×