Tải bản đầy đủ (.pdf) (225 trang)

giải pháp thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.49 MB, 225 trang )


BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
CỤC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
¸µ





BÁO CÁO KẾT QUẢ

ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI VIỆT NAM








Mã số: 54-07-KHKT-RD
Cơ quan quản lý: Bộ Thông tin và Truyền thông
Đơn vị chủ trì: Cục Ứng dụng Công nghệ thông tin









Hà Nội – 2007


BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
CỤC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
¸µ





BÁO CÁO KẾT QUẢ

ĐỀ TÀI:
“NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI VIỆT NAM







Mã số: 54-07-KHKT-RD
Cơ quan quản lý: Bộ Thông tin và Truyền thông
Đơn vị chủ trì: Cục Ứng dụng Công nghệ thông tin
Chủ trì đề tài: ThS. Đào Thị Minh
Tham gia: TS. Lê Quốc Hưng

ThS. Nguyễn Thị Nguyệt
ThS. Lê Thành Trung
CN. Ngô Thị Thúy Vân





Hà Nội – 2007


1
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Kể từ khi công nghệ thông tin (CNTT) bắt đầu chiếm lĩnh trên thị trường thế giới,
các sản phẩm phần cứng, phần mềm từng bước thâm nhập và cho đến nay đã thâm nhập
hầu hết vào mọi lĩnh vực trong cuộc sống, xã hội. Cụm từ “ứng dụng Công nghệ thông
tin” bắt đầu xuất hiện và dần dần trở thành quen thuộc với mọi người trên thế giới nói
chung và ở Việt Nam nói riêng. Đặc biệt ở Việt Nam, cụm từ này hầu như không thể
thiếu trong các chủ trương, định hướng, văn bản, chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Và đương nhiên là hành động đi kèm theo hoàn toàn được quan tâm. Trong chục năm
trở lại đây, Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng thúc đẩy mảng ứng dụng CNTT vào mọi
mặt trong đời sống, xã hội.
Ngày 17/10/2000 Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị số 58-CT/TW về
đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin
phục vụ sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá
, trong đó xác định: "CNTT là một trong các động lực quan trọng nhất
của sự phát triển, cùng một số ngành công nghệ cao khác đang làm biến đổi sâu sắc đời

sống kinh tế, văn hoá, xã hội thế giới hiện đại.

Ứng dụng và phát triển CNTT ở nước ta nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật
chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh
và hiện đại hoá các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao
chất lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an ninh, quốc phòng và tạo khả năng đi
tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.”
Chỉ thị 58 đề ra mục tiêu đến năm 2010 CNTT Việt Nam “đạt trình độ tiên tiến
trong khu vực” và có chủ trương rất rõ về ứng dụng CNTT
: “Ứng dụng và phát triển
CNTT là một nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, là phương
tiện chủ lực để đi tắt, đón đầu rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước đi
trước”; và “Mọi lĩnh vực hoạt động, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng đều
phải ứng dụng CNTT để phát triển”.
Bộ Chính trị đã yêu cầu các cấp, các ngành triển khai thực hiện 5 nhiệm vụ và giải
pháp sau đây:
1) Ứng dụng rộng rãi, có hiệu quả CNTT trong toàn xã hội;
2) Tạo môi trường thuận lợi cho ứng dụng CNTT và phát triển CNTT;
3) Đẩy mạnh đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực cho ứng dụng và phát triển CNTT;
4) Đẩy nhanh việc xây dựng mạng thông tin quốc gia, bao gồm hệ thống viễn
thông và Internet Việt Nam;
5) Tăng cường, đổi mới công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực CNTT.
Trên cơ sở Chỉ thị 58, Đảng và Nhà nước đã có nhiều văn bản, quyết định về
chương trình, kế hoạch phát triển ứng dụng CNTT cho từng giai đoạn (các văn bản này
sẽ được tóm tắt lại trong phần 2.1, chương 2 của đề tài này) và dài hạn. Tuy nhiên, sau


2
giai đoạn 5 năm (2001-2005), và những diễn biến trong vài năm gần đây, Ứng dụng

CNTT ở Việt Nam hiện nay dường như đang gặp những trở ngại và thách thức rất lớn.
Có thể thấy rằng, từ cơ quan quản lý nhà nước nói chung đến các đơn vị, tổ chức thực
hiện triển khai các ứng dụng CNTT đều còn lúng túng trong việc định hướng, hướng
dẫn và triển khai việc thúc đẩy và ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt
động. Ngay cả đến các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội lại càng lúng túng hơn trong
việc ứng dụng như thế nào và thế nào gọi là ứng dụng CNTT có hiệu quả… Để tháo gỡ
một phần những vướng mắc và những thách thức này thì việc tìm hiểu thực trạng, nhu
cầu, định hướng phát triển và các kiến nghị của các cơ quan, đoàn thể để từ đó làm cơ sở
đề xuất được các giải pháp thiết thực nhằm thúc đẩy ứng dụng CNTT phát triển hơn nữa
là rất cần thiết. Đây chính là lý do cơ bản để đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
“Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy ứng dụng CNTT tại Việt Nam”.
1.2 MỘT SỐ GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
Do điều kiện hạn chế về kinh phí cũng như nhân lực thực hiện đề tài, đề tài này
không tham vọng nhiều vào việc sẽ ra được các giải pháp tổng thể để thúc đẩy ứng dụng
CNTT về mọi mặt trong đời sống, xã hội của đất nước Việt Nam trên cơ sở khảo sát
tổng thể thực địa thực tế mà sẽ giới hạn trong một số điều kiện cụ thể sau:
- Nghiên cứu thực trạng được thông qua các báo cáo thực tế của các tỉnh thành, bộ
ngành… cũng như dựa trên “Báo cáo tổng kết 5 năm (2001-2005) thực hiện Chỉ thị số
58-CT/TW ngày 17 tháng 10 năm 2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát
triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phương hướng nhiệm
vụ giai đoạn 2006-2010” được diễn ra trong tháng 6 năm 2007 vừa qua.
- Nghiên cứu các văn bản đã được ban hành trong nước, các kinh nghiệm, học hỏi
từ một số nước láng giềng thông qua các tài liệu cũng như các khóa học nước ngoài của
một số thành viên thực hiện đề tài.
- Các ý kiến góp ý của một số chuyên gia về CNTT trong nước về phương hướng
phát triển ứng dụng CNTT trong thời gian tới.
- Các nhóm giải pháp sẽ được tập trung nhiều vào việc phục vụ cho công tác
quản lý nhà nước về CNTT của Bộ Thông tin và Truyền thông (trước đây là Bộ Bưu
chính, Viễn thông).
1.3 NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CẦN ĐẠT ĐƯỢC CỦA ĐỀ TÀI

a. Mục tiêu: Nhằm tìm ra một số giải pháp thúc đẩy ứng dụng CNTT tại các bộ
ngành, tỉnh thành, doanh nghiệp và các hiệp hội trên cơ sở hiện trạng, nhu cầu và những
kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước để có giải pháp thúc đẩy ứng dụng CNTT
hiệu quả hơn.
b. Nội dung:
- Một số lý luận, sở cứ để thúc đẩy ứng dụng CNTT (văn bản, thực tiễn trong nước
và ngoài nước).
- Tìm hiểu thực trạng, những nguyên nhân, nhu cầu và kiến nghị của các cơ quan,


3
tổ chức... (sẽ lấy tài liệu từ một số các bộ ngành, các tỉnh thành và Hiệp hội thông qua
các báo cáo tổng kết 58 và dự thảo kế hoạch ứng dụng CNTT giai đoạn 2007-2010 của
các tỉnh thành và bộ ngành...).
- Đề xuất một số giải pháp để thúc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực
(đối với Bộ Thông tin và Truyền thông: chủ yếu đề xuất các giải pháp về chính sách
quản lý để thúc đẩy ƯDCNTT).
c. Kết quả: Các giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy mạnh ƯDCNTT tại Việt Nam.
Chương 2
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ VĂN BẢN NHÀ NƯỚC
VÀ THỰC TIỄN NƯỚC NGOÀI
LIÊN QUAN ĐẾN ỨNG DỤNG CNTT


2.1 MỘT SỐ VĂN BẢN NHÀ NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN THÚC ĐẨY ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Sự ra đời của công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT) được xem như cuộc
cách mạng, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của mỗi nước trên thế giới, Việt Nam không
có lý do gì để đứng ngoài cuộc cách mạng này. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, giai
đoạn hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng với những cơ hội và thách thức đan xen của Việt

Nam, CNTT-TT càng khẳng định rõ vị trí mang tính quyết định thành công trong quá
trình phát triển kinh tế của đất nước. Có thể nói đây là xu thế, là sức ép khách quan buộc
chúng ta phải thúc đẩy mạnh ứng dụng CNTT-TT.
Việc thúc đẩy ứng dụng CNTT là một quá trình lâu dài, có thành công nhưng cũng
gặp không ít khó khăn và thất bại. Đảng và Chính phủ ta đã thể hiện rõ quyết tâm thông
qua các định hướng chiến lược, luật và hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật.
2.1.1 Hệ thống văn bản luật hiện có liên quan đến CNTT
Ở nước ta, Đảng và Nhà nước đã sớm thấy được ý nghĩa chiến lược và vai trò quan
trọng của CNTT-TT đối với quá trình CNH-HĐH đất nước. Nhìn lại tổng thể, từ năm
1975, ngay sau khi thống nhất đất nước, Chính phủ đã hai lần ra nghị quyết:
Nghị quyết
số 173-CP/1975 về tăng cường ứng dụng toán học và máy tính điện tử trong quản lý
Nhà nước đã được ban hành và Nghị quyết số 245-CP/1976 về tăng cường quản lý và
sử dụng máy tính điện tử trong cả nước. Bước đầu nâng cao nhận thức trong toàn xã hội
về vai trò của máy tính đối với phát triển đất nước. Năm 1981, Bộ Chính trị trong Nghị
quyết số 37-NQ/TW đã chỉ rõ phải
“hết sức chú trọng phục vụ thông tin cho lãnh đạo
và quản lý, đúng nhu cầu và bằng những hình thức thích hợp, góp phần nâng cao chất
quyết định của các cấp
”. Năm 1991, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 26-
NQ/TW về phát triển khoa học và công nghệ trong sự nghiệp đổi mới đất nước, khẳng
định công nghệ thông tin là phương tiện chủ lực để Việt Nam rút ngắn khoảng cách phát
triển so với các nước công nghiệp tiên tiến. Năm 1993, Chính phủ đã ban hành Nghị
quyết 49/CP và Kế hoạch Tổng thể về phát triển CNTT ở nước ta trong những năm 90,
với mục tiêu chung là
“xây dựng những nền móng bước đầu vững chắc cho một kết cấu
hạ tầng về CNTT trong xã hội, có khả năng đáp ứng các nhu cầu cơ bản về thông tin
trong quản lý Nhà nước và trong các hoạt động kinh tế - xã hội, đồng thời tích cực xây
dựng ngành công nghiệp CNTT thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất
nước, góp phần chuẩn bị cho nước ta có vị trí xứng đáng trong khu vực khi bước vào thế

kỷ 21
” nhằm thúc đẩy ứng dụng CNTT trong mọi lĩnh vực kinh tế, văn hoá, an ninh,
chính trị, xã hội của đất nước. Tháng 7/1999 Chính phủ đã ra quyết định thành lập Ban

5
Mở đầu là
Chỉ thị 58/CT-TW đã tạo ra một môi trường pháp lý mới cho ứng dụng
CNTT ở nước ta, tiếp tục triển khai định hướng của Đảng. Trong những năm đầu của
Thế kỷ
XXI, Nhà nước đã tích cực ban hành các văn bản pháp luật để ngày càng củng
cố môi trường pháp lý cho ứng dụng và phát triển CNTT.
Danh mục văn bản quy phạm pháp luật về CNTT-TT được ban hành từ năm 2001
đến nay được ghi trong Phụ lục 1. Trong đó phải kể đến 4 văn bản mức luật liên quan
trực tiếp ứng dụng và phát triển CNTT, 16 nghị định của Chính phủ, 25 quyết định của
Thủ tướng, nhiều quyết định, chỉ thị, thông tư của các Bộ ngành đã ban hành tạo hành
lang pháp lý để triển khai phát triển CNTT-VT và Internet của Việt Nam.
2.1.2
Các văn bản chính có liên quan đến thúc đẩy ứng dụng CNTT
Theo quan điểm thúc đẩy ứng dụng CNTT nhằm phục vụ tốt nhất lợi ích của người
dân và doanh nghiệp để phát triển đất nước theo chỉ đạo định hướng của Đảng, phù hợp
với xu thế phát triển của thế giới, Đảng và Nhà nư
ớc đã ban hành những văn bản như đã
nêu trên
(Phụ lục 1). Với những văn bản chính liên quan đến thúc đẩy ứng dụng CNTT,
Nhóm nghiên cứu căn cứ vào các văn bản đã được ban hành, chia văn bản theo những
nhóm, cần thiết để thúc đẩy ứng dụng CNTT, như sau: (1) sự quyết tâm của lãnh đạo;
(2) nguồn nhân lực; (3) xây dựng và đảm bảo trao đổi dữ liệu, hạ tầng CNTT và truyền
thông; (4) xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu; (5) tuyên truyền và nhận thức; (6) nguồn
tài chính; và (7) cơ chế tổ chức và quản lý thực hiện.
1) Sự quyết tâm của lãnh đạo

Sau khi Chỉ thị 58 ra đời, một loạt các văn bản quy phạm pháp luật đã được ban
hành làm cơ sở ban đầu tạo môi trường xây dựng nền tảng cho ứng dụng CNTT trong
nhiều hoạt động của Nhà nước. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi từ quy trình hoạt động
truyền thống sang phương thức mới có sử dụng CNTT-TT là quá trình phức tạp, khó
khăn và lâu dài, đòi hỏi phải có sự lãnh đạo kiên quyết đưa ra
tầm nhìn chiến lược, mục
tiêu và kế hoạch thúc đẩy ứng dụng CNTT, tiếp đó có chính sách, biện pháp nhằm
đạt được kết quả mong muốn đã đặt ra.
Các nhà lãnh đạo vừa có chức năng đảm đương vai trò lãnh đạo chính trị, hiểu biết
những phức tạp liên quan đến nhà nước điện tử (Nhóm nghiên cứu quy định gọi nhà nước
điện tử với nghĩa nhà nước ứng dụng CNTT-TT vào các hoạt động của cơ quan nhà nước,
trong các hoạt động giao dịch giữa cơ quan nhà nước, người dân và doanh nghiệp) và cả
những thay đổi về tổ chức do ảnh hưởng của CNTT-TT. Những yếu tố này là rất cần thiết
cho khả năng xây dựng, phát triển và sự thành công về ứng dụng CNTT.
Các nhà lãnh đạo khẳng định tầm nhìn ứng dụng CNTT, xác định rõ những mục
tiêu chính và những kết quả mong muốn, đưa ra các ưu tiên trong các thành phần của
từng giai đoạn ứng dụng CNTT, huy động sự ủng hộ của chính quyền, huy động được
các nguồn nhân lực và tài chính cần thiết. Thêm nữa, là họ chịu trách nhiệm đối với quá
trình thực hiện các kết quả của quá trình này.

6
Vì mục tiêu của ứng dụng CNTT là bao gồm cả hỗ trợ cải cách hành chính trên
một diện rộng, ứng dụng CNTT sẽ gây một ảnh hưởng lớn đến quản lý hành chính của
chính phủ,
do đó sẽ phải chịu một sự tranh luận rất mạnh trong nội bộ chính phủ, do đó
yêu cầu lãnh đạo phải có sự cam kết và quyết tâm thực hiện.
Những điều kiện trên có thể xem như những tiêu chí cần thiết đối với lãnh đạo ở các
cấp, đặc biệt ở cấp Trung ương cần vào cuộc với các tiêu chí này để chỉ đạo từ trên xuống.
Tuy nhiên, đi cùng các tiêu chí này nhà lãnh đạo cần có những quyền hạn đủ mạnh, tích
hợp cả về chính trị, hành chính và tài chính để thực thi và chịu trách nhiệm, là đối tượng

điều chỉnh của những chế tài thích hợp trước nhiệm vụ thực hiện.
Vấn đề này được đề cập đến trong Luật công nghệ thông tin, đặc biệt Nghị định
Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước đã quy định trách
nhiệm của người đứng đầu cơ quan Nhà nước (Điều 44, Chương IV, Nghị định
64/2007/NĐ-CP).
2) Nguồn nhân lực
Một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến việc triển khai
ứng dụng CNTT ở
bất cứ đâu, ở bất cứ một nước nào đó là trình độ và khả năng của con người. Khả năng
của con người trong quá trình
ứng dụng CNTT có thể chia làm ba thành phần: thành
phần thứ nhất liên quan đến những người quản lý thực hiện các dự án CNTT-TT, họ cần
có những kỹ năng trong phạm vi quản lý nhà nước kết hợp với những kỹ năng về thông
tin và CNTT-TT; thành phần thứ hai liên quan đến một cộng đồng lớn hơn - đó là các
công dân, họ cần biết sử dụng CNTT để có thể thụ hưởng một cách tối đa những lợi ích
từ các ứng dụng CNTT-TT; các doanh nghiệp, họ cần biết kết hợp chặt chẽ với CNTT
để tận dụng lợi thế của những ứng dụng CNTT trong kinh doanh; thành phần thứ ba liên
quan đến các doanh nghiệp CNTT, đặc biệt là các doanh nghiệp CNTT trong nước, họ
cần có những kỹ năng cần thiết để trở thành chuyên gia CNTT đắc lực hợp tác với đơn
vị có nhu cầu đặt hàng (như khu vực chính phủ…) trong việc xây dựng các ứng dụng
CNTT cho công tác nghiệp vụ của họ.
Ứng dụng CNTT trong các cơ quan yêu cầu một loạt những kỹ năng mà các cơ
quan truyền thống có thể chưa có. Những kỹ năng các cơ quan cần có để thực hiện có
thể được chia thành những mảng sau:
- Phát triển các hệ thống thông tin: Những công việc thuần túy thuộc về kỹ thuật như
xây dựng các phần mềm ứng dụng, xây dựng CSDL, xây dựng thiết lập các mạng máy
tính, viễn thông... là những công việc nền tảng thường để các công ty CNTT chuyên
nghiệp cung cấp. Hoạt động này liên quan đến khái niệm thuê nguồn lực bên ngoài
(outsourcing). Các cơ quan, tổ chức của nhà nước ứng dụng CNTT cần tập trung năng lực
của mình để xác định loại hệ thống nào và những ứng dụng gì các cơ quan thấy cần thiết

và có thể làm được.
- Quản lý chương trình, dự án: Những sáng kiến về
ứng dụng CNTT trong các cơ
quan
có khuynh hướng phức tạp vì với một dịch vụ công cụ thể nào đó không chỉ liên
quan tới một cơ quan chức năng, mà còn liên quan đến nhiều cơ quan khác nhau và các
cơ quan tham gia với những vai trò khác nhau. Việc quản lý thực hiện một sáng kiến
ứng dụng CNTT, điều phối giữa các cơ quan và những chủ thể liên quan khác nhau,

7
đảm bảo thời hạn và các kết quả theo kế hoạch, đồng thời việc bao quát toàn bộ quá
trình đòi hỏi các cơ quan có những kỹ năng quản lý chương trình, dự án. Thực tế ở nước
ta việc phối kết hợp hoạt động giữa các cơ quan, nhất là giữa các cơ quan chính phủ
cũng còn nhiều hạn chế.
ứng dụng CNTT
- Quản lý thay đổi: Đi kèm với
là cải cách tổ chức, phải đào tạo
lại kỹ năng và bố trí lại nguồn nhân lực trong nội bộ các cơ quan. Trong bối cảnh này,
việc phản ứng lại những thay đổi có thể diễn ra. Đòi hỏi cần có những chuyên gia từ
phía chính phủ có kỹ năng quản lý thay đổi để hướng dẫn các cơ quan chính phủ trong
suốt quá trình cơ cấu lại tổ chức này.
- Quản lý việc mua sắm CNTT và truyền thông, quản lý việc thuê nhân lực bên
ngoài: Chính phủ cần phải là "người mua thông minh" cơ sở hạ tầng và dịch vụ
CNTT-TT, có khả năng xác định cụ thể nhu cầu của mình, quản lý quá trình mua
sắm, quản lý các nhà cung cấp...
Ứng dụng CNTT
- Việc duy trì và vận hành dịch vụ CNTT:
là công cụ hỗ trợ cho
việc cung cấp thông tin và dịch vụ mọi lúc, ở mọi nơi. Điều này sẽ gây chuyển biến lớn
về thời gian và tổ chức so với việc phân phối dịch vụ theo kiểu truyền thống. Vậy các cơ

quan cần thiết có những kỹ năng mới để đảm bảo tính liên tục và chất lượng dịch vụ.
ứng dụng CNTT
- Quản lý quan hệ khách hàng:
mở ra khả năng làm cho các cơ
quan, tổ chức, cá nhân gần gũi với nhau hơn và trực tiếp hơn trong việc phân phối, thụ
hưởng các dịch vụ. Điều này đòi hỏi cơ quan cần có kỹ năng quản lý quan hệ khách hàng,
đặc biệt ở các cơ quan chính phủ. Đây là kỹ năng thường chỉ có ở các doanh nghiệp.
Để đương đầu với những thách thức trên, ở Việt Nam, các cơ quan chính phủ cần
có kế hoạch và xem xét lại những tiêu chuẩn tuyển dụng, đào tạo và đào tạo lại các
công chức. Cần có chính sách phù hợp như chức danh, chế độ tiền lương ưu đãi, đào
tạo và đào tạo lại... để thu hút và không mất các công chức có năng lực phù hợp với
thực tế ứng dụng CNTT hiện nay.
Đối với giáo dục cộng đồng, cần có chính sách xã hội hoá giáo dục công dân điện
tử và doanh nhân điện tử.
Đối với lực lượng chuyên gia về CNTT, cần phải xây dựng cho họ một năng lực
thực sự có thể cung cấp được những giải pháp toàn diện đặc biệt trong những bài toán
cần ứng dụng CNTT, đặc biệt về Chính phủ điện tử (CPĐT). Chúng ta là nước nghèo,
việc thuê các chuyên gia nước ngoài là rất đắt và chúng ta đang cần tìm kiếm thị trường
mà thị trường trong nước lại đánh mất là một điều cần xem xét. Cần có chiến lược kêu
gọi đồng bào Việt kiều trở về đất nước giúp đỡ xây dựng hoặc giúp quản lý các chương
trình, dự án CNTT. Một điều rất quan trọng nữa là việc đào tạo các nhà quản lý CNTT,
các nhà lãnh đạo CNTT và thông tin (CIO) của các cơ quan chính phủ.
Vấn đề này được đề cập đến trong:
- Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 (Quyết định của Thủ tướng Chính phủ só
246/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005.
- Nghị định số 64/2007/NĐ-CP về
Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan
nhà nước (Chương II, mục 3).


8
- Chương trình phát triển nguồn nhân lực về công nghệ thông tin từ nay đến năm
2010 (Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 331/QĐ-TTg ngày 06/4/2004).
- Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm 2015 và định hướng đến
năm 2020

(Quyết định số 05/2007/QĐ-BTTTT ngày 26/10/2007).
3) Xây dựng và đảm bảo trao đổi dữ liệu, hạ tầng CNTT-TT
Kinh nghiệm của các nước và trong nước cho thấy rằng khung quy chế trao đổi
thông tin là một trong những yếu tố quyết định cho việc xây dựng thành công hệ thống
ứng dụng CNTT. Quy chế về trao đổi thông tin là một việc phải làm để tạo nền tảng cho
đa số các ứng dụng CNTT trong các cơ quan, tổ chức phải tuân theo. Có thể nói, trường
hợp ứng dụng CNTT không tuân thủ khung quy chế trao đổi thông tin được quy định
gần như không có cơ hội hội nhập và tồn tại.
Quá trình ứng dụng CNTT đòi hỏi phải thiết lập một loạt các tiêu chuẩn mang tính
pháp lý và quy chế thích hợp, đặc biệt trong các cơ quan chính phủ, nhằm:
- Tích hợp và chia sẻ các hệ thống dữ liệu bên trong và giữa các cơ quan.
- Bảo vệ sự riêng tư và an toàn thông tin cho các bên tham gia hệ thống đặc biệt là
khu vực tư nhân khi họ sử dụng hệ thống thông tin công.
- Hỗ trợ việc trao đổi trực tuyến, tương tác và giao dịch giữa các cơ quan chính
phủ, công dân và doanh nghiệp.
- Giao tiếp với người dân và doanh nghiệp có thể thực hiện thông qua nhiều thiết
bị tuỳ theo người sử dụng lựa chọn như máy tính, điện thoại di động...
Nhiều nơi trên thế giới, điều làm người ta lo ngại đối với việc ứng dụng CNTT,
đặc biệt sử dụng hệ thống thông tin công, là vấn đề an toàn, an ninh môi trường truyền
và lưu trữ thông tin điện tử. Một cuộc khảo sát tại Mỹ cho thấy đa số người dân đều có
nguyện vọng tăng cường hơn nữa các dịch vụ hành chính trực tuyến của chính phủ.
Những dịch vụ mà họ thấy cần có sự ưu tiên trực tuyến là đăng ký kinh doanh, cấp thẻ
môn bài, bằng lái xe, nộp thuế và khoản phạt, các thủ tin xin nhập học hay xin việc làm.
Hầu hết mọi người dân Mỹ đều tin rằng các dịch vụ này được cung cấp trực tuyến sẽ cải

thiện hoạt động của chính phủ, người dân tin sau 10 năm nữa ảnh hưởng của CPĐT chủ
yếu mang tính tích cực hơn là tiêu cực. Tuy nhiên, với khoảng 2 phần 3 người dân lại
mong muốn quá trình tiến triển các dịch vụ công của chính phủ chậm lại vì họ quan tâm
và e ngại vấn đề bảo mật, riêng tư và khả năng truy cập [Reports based on findings of
surveys conducted by Hart-Teeter for The Council for Excellence in Government,
January 2001]. Cần đảm bảo bằng hệ thống luật pháp để bảo vệ thông tin, sự riêng tư,
tội phạm máy tính trong thời đại số. Luật về quyền sở hữu trí tuệ cần phải bao gồm cả
việc bảo vệ quyền sở hữu nội dung điện tử. Cần có luật pháp áp dụng cho "những thủ
tục điện tử" tương đương với các thủ tục giấy tờ truyền thống như chứng minh thư nhân
dân, ký và lưu trữ hồ sơ. Do vậy, cần có luật về dịch vụ điện tử trong chính phủ, trong
đó bao gồm chữ ký điện tử, xác thực điện tử và cho phép lưu giữ bản ghi điện tử.
Trong mọi thành phần của các hệ thống ứng dụng CNTT đều đòi hỏi cần có sự
chuyển dịch theo hướng tăng cường chia sẻ thông tin trong nội bộ và giữa các cơ quan
chính phủ, để làm được như vậy, cần thiết phải xây dựng luật để xác nhận và điều chỉnh

9
sự truy nhập tới thông tin và dữ liệu tương ứng.
Vấn đề này được đề cập trong:
- Luật giao dịch điện tử,
- Luật Công nghệ thông tin,
- Nghị định về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số (số 26/2007/NĐ-CP
ngày 15/02/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật giao dịch điện tử),
- Nghị định Thương mại điện tử (số 57/2006/NĐ-CP ngày 09/6/2006),
- Nghị định về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước (số
64/2007/NĐ-CP).
Để khai thác được sức mạnh của các hệ thống ứng dụng CNTT, cần phải tạo thuận
lợi làm tăng khả năng tiếp cận của người dân tới chính phủ và ngược lại. Muốn vậy thì
sự sẵn sàng và khả năng dễ truy cập tới các dịch vụ viễn thông - Internet cần được nâng
cao thông qua những chính sách mở cửa thị trường viễn thông phù hợp với các điều
kiện của đất nước nhằm đảm bảo tính cạnh tranh và thu hút đầu tư vào hạ tầng này. Về

vấn đề này, trong thời gian ngắn vừa qua Chính phủ Việt Nam đã làm tốt thông qua một
loạt những văn bản như pháp lệnh, nghị định, chỉ thị và thông tư đã được ban hành và
đang được thực thi có hiệu quả đáng kể. Đó là:
- Luật công nghệ thông tin
- Quy hoạch phát triển viễn thông và Internet Việt Nam đến năm 2010 (Quyết
định số 32/2006/QĐ-TTg ngày 07/2/2006)
- Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông (Số: 43/2002/PL-UBTVQH10 được công bố
ngày 7/6/2002)
- Nghị định số 55 về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet (Số
55/2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001).
Thêm nữa là công việc triển khai phần cứng, phần mềm cần được hỗ trợ bằng
những chính sách về đầu tư và mua sắm phù hợp như đối với hệ thống thuế nhập khẩu
và tính khấu hao đối với các thiết bị phần cứng và phần mềm liên quan đến CNTT và
truyền thông.
Về vấn đề này được đề cập trong:
- Quyết định số 169/2006/QĐ-TTg ngày 17/07/2006 quy định về việc đầu tư, mua
sắm các sản phẩm công nghệ thông tin của các cơ quan, tổ chức sử dụng nguồn vốn
ngân sách nhà nước.
- Quyết định số 223/2006/QĐ-TTg ngày 04/10/2006 sửa đổi một số điều của
Quyết định số 169/2006/QĐ-TTg ngày 17/07/2006 quy định về việc đầu tư, mua sắm
các sản phẩm công nghệ thông tin của các cơ quan, tổ chức sử dụng nguồn vốn ngân
sách nhà nước.
4) X
ây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu
Dữ liệu là nguồn lực cơ bản khi nói đến các giai đoạn ứng dụng CNTT trong các
cơ quan, tổ chức. Việc chuẩn hoá dữ liệu là vấn đề lớn, là nguyên nhân chính làm giảm
các chi phí giao dịch khi sử dụng lại các thông tin qua hệ thống này. Đây cũng chính là

10
điểm mạnh của ứng dụng CNTT, giúp cho nhiều đối tượng, nhiều hoạt động được triển

khai trên cùng một hạ tầng nền, tránh chồng chéo, mâu thuẫn, tăng thêm sự minh bạch
và tin tưởng lẫn nhau trong hệ thống cán bộ chính phủ.
Việc chuẩn hoá dữ liệu không dựa vào tiêu chí nội bộ của từng cơ quan, mà phải
dựa vào chuẩn đã được nhất trí giữa các cơ quan và cơ quan sở hữu dự liệu buộc phải
tuân theo để các chuẩn hoá dữ liệu này để dữ liệu trở thành tài nguyên chung cho nhiều
cơ quan khác cùng sử dụng.
Theo quan điểm này, các qui định liên quan đến định dạng, thu thập, mã hoá, xử
lý, lưu trữ, chia sẻ dữ liệu nên được các cơ quan có liên quan sử dụng cùng thống nhất
nhằm cung cấp thông tin và dịch vụ cho người dân và doanh nghiệp được hiệu quả và
minh bạch.
Nhiệm vụ xây dựng chuẩn dữ liệu không phải là nhiệm vụ đơn giản, nhất là chuẩn
mới được đề xuất khi mà nhiều tổ chức đã có sẵn chuẩn của riêng họ và cũng có thể có
một cảm giác nản lòng nếu không có một ý chí lãnh đạo mạnh ủng hộ khi mà sau nhiều
lần tranh luận không một cơ quan đơn lẻ nào hài lòng với hệ thống chuẩn mới. Vai trò
lãnh đạo rất quyết định trong việc thúc đẩy xây dựng chuẩn dữ liệu chung, phối hợp các
cơ quan, hợp nhất các cơ sở dữ liệu, cung cấp thông tin, các thể loại tương tác, giao
dịch trên mạng.
Việc thu thập, chia sẻ thông tin cũng cần có quy định và chế tài để tránh việc
không có thông tin hoặc cát cứ thông tin.
Về việc này, nhóm nghiên cứu được biết:
- Trong khuôn khổ Đề án 112, có nghiên cứu xây dựng chuẩn thông tin nhưng
chưa chính thức ban hành bằng văn bản pháp lý.
- Bộ Thông tin và Truyền thông đang dự thảo quy chế về xây dựng, quản lý và
khai thác CSDL.
5) Tuyên truyền và nhận thức
Một môi trường để các hệ thống ứng dụng CNTT phát huy được sức mạnh là môi
trường ở đó các bên tham gia (nhà quản lý - người cung cấp - người sử dụng) chấp nhận
và hiểu giá trị mà ứng dụng CNTT có thể mang lại cho xã hội, coi đó như một công cụ
tăng cường sức mạnh cho các bên tham gia, thay đổi phương thức sống và làm việc,
giảm khoảng cách về không gian và thời gian...họ sẽ thấy được vai trò không thế thiếu

của CNTT.
Muốn vậy cần đưa ra một chiến lược tuyên truyền, nâng cao nhận thức về những
lợi ích, triển vọng tiềm năng của việc ứng dụng CNTT. Đồng thời phải thu hút sự quan
tâm của các nhà lãnh đạo cao cấp, những nhà quản lý, các công chức, doanh nghiệp và
công dân. Chiến lược này cần được xem như một phần quan trọng trong quá trình ứng
dụng CNTT, đặc biệt xây dựng chính phủ điện tử (CPĐT).
Nói chung, việc tham gia của công dân vào quá trình ứng dụng CNTT không tự
xảy ra và hơn nữa là cần giảm sự phân cách số trong mọi tầng lớp cộng đồng xã hội.
Thực tế đã tồn tại, ngay cả những nơi có trang bị cơ sở hạ tầng CNTT và truyền thông
được trang bị khá đầy đủ, vẫn tồn tại nhiều người dân không có khả năng sử dụng các hạ

11
tầng này vì họ thiếu “nhận thức hoặc kiến thức điện tử”. Nên cần có chính sách đào tạo
về kiến thức và nhận thức điện tử đối với người dân. Các chính sách này cần xem xét
đến những yếu tố về tổ chức lớp học, ngôn ngữ, giới, tuổi tác...
Hiện nay chúng ta đã phổ biến kiến thức về CNTT nói chung và thuật ngữ CPĐT
nói riêng trên một số các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, đài, báo, tạp
chí, trang báo điện tử... Song với giới báo chí, các nhà báo cần được nâng cao nhận
thức về CPĐT và luôn cập nhật cho họ các thông tin về xu thế, các thành tựu của CNTT
và truyền thông và những ứng dụng trong lĩnh vực CPĐT trong và ngoài nước.
Khi tương tác giao dịch giữa các cơ quan chính phủ, giữa người dân với chính
phủ..., cần có biện pháp tuyên truyền để tạo lòng tin giữa các bên tham gia và bảo đảm
an toàn, an ninh, riêng tư với những lợi ích rõ ràng cho các bên tham gia trong việc
cung cấp thông tin và dịch vụ trực tuyến.
Bên cạnh đó cũng cần có những hội nghị, hội thảo và hội nghị chuyên đề trong nước
và quốc tế về CPĐT nhằm nâng cao nhận thức và có sự ủng hộ chính trị cho CPĐT. Hoạt
động này, Việt Nam đã thực hiện rất tích cực trong thời gian qua. Nhưng vẫn chưa đạt tới
ngưỡng để có thể ban hành được các băn bản liên quan đến thuật ngữ CPĐT.
Về vấn đề này có đề cập trong Nghị định về ứng dụng CNTT trong hoạt động của
cơ quan nhà nước (Nghị định số 64/2007/NĐ-CP).

6) Các nguồn tài chính
Việc đầu tư tài chính cho những sáng kiến ứng dụng CNTT ở mức nào sẽ phụ
thuộc vào loại dự án mà chính phủ sẽ tham gia và kế hoạch thực hiện dự án. Yêu cầu về
tài chính đối với hệ thống ứng dụng CNTT có thể là lớn nhưng có thể là ít nếu so với
đầu tư cho đường xá và y tế.
Qua kinh nghiệm của các nước đi trước, có thể thấy các nước đang phát triển cần
có biện pháp chính sách để kêu gọi nguồn kinh phí từ khu vực tư nhân và nguồn vốn từ
các địa phương cùng đầu tư. Nhất là đối với bản chất của việc xây dựng CPĐT nhằm tạo
ra tính liên thông giữa các cơ quan chính phủ thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài
chính cần có những điều phối ngân sách Nhà nước hợp lý cho CPĐT.
Cần thể hiện rõ quyết tâm và phát huy nội lực cho việc ứng dụng CNTT quốc gia
thông qua những chính sách phù hợp và thực hiện quản lý tốt, ngoài ra cần kêu gọi sự hỗ
trợ về kỹ thuật và tài chính của cộng đồng quốc tế.
Vấn đề này được đề cập trong Nghị định về ứng dụng CNTT trong hoạt động của
cơ quan nhà nước (Nghị định số 64/2007/NĐ-CP).
7) Cơ chế tổ chức và quản lý thực hiện
Với bản chất đặc thù của ứng dụng CNTT, đặc biệt là mối liên hệ chặt chẽ với cải
cách hành chính, mang tính liên thông giữa các cơ quan hành chính Nhà nước, theo kinh
nghiệm của nhiều nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Xin-ga-po, Hàn Quốc... đều thành
lập cơ quan chỉ đạo điều phối quốc gia về CNTT. Cơ quan này cần có quyền hạn và
nhiệm vụ:
- Là cơ quan đưa ra chiến lược chỉ đạo từ trên xuống, điều phối thực hiện toàn bộ
chương trình ứng dụng CNTT để đảm bảo những sáng kiến đơn lẻ được triển khai và

12
duy trì trong khuôn khổ hệ thống thống nhất;
- Tập trung được lực lượng các chủ thể có liên quan để xây dựng tầm nhìn, chiến
lược, kế hoạch ứng dụng CNTT;
- Phối hợp triển khai các chiến dịch nâng cao nhận thức;
- Thường xuyên đánh giá khả năng sẵn sàng điện tử để đề xuất việc sửa đổi văn

bản pháp luật và cải cách tổ chức các cơ quan chính phủ cho phù hợp với yêu cầu của
quá trình ứng dụng CNTT cũng như sự phối kết hợp với các chương trình khác như cải
cách hành chính, chương trình giáo dục và đào tạo;
- Thúc đẩy việc chia sẻ thông tin và tri thức giữa các bên tham gia vào quá trình
ứng dụng CNTT với các vai trò khác nhau, phổ biến những điển hình thành công trong
nước cũng như quốc tế;
- Điều phối và giám sát sử dụng vốn cơ bản, xem xét đầu tư cho các sáng kiến mới;
- Giám sát, đánh giá và báo cáo tiến độ đạt được trong quá trình xây dựng các hệ
thống ứng dụng CNTT...
Cơ quan này đặc biệt quan trọng vì có trách nhiệm tìm ra được những sáng kiến
đảm bảo sự hài hoà giữa tính nhất quán và tính đổi mới trong hệ thống toàn bộ chính
phủ. Những sáng kiến mang tính nhất quán sẽ dễ thuyết phục lãnh đạo hơn, song các
sáng kiến lại mang tính đổi mới nhiều vì nguồn gốc xuất thân là từ các cơ sở chính
quyền tiếp xúc trực tiếp với dân, doanh nghiệp.
Về vấn đề này:
- Năm 2002, nhà nước ta đã thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia về CNTT và Bộ Bưu
chính Viễn thông nhằm đảm bảo việc định hướng và quản lý nhà nước về ứng dụng và
phát triển CNTT.
- Năm 2007, đã có quyết định thành lập Bộ Thông tin và Truyền thông nhằm đẩy
mạnh việc phát triển và ứng dụng CNTT trong môi trường tích hợp đa dạng ngày nay,
ứng dụng CNTT tác động mạnh đến mọi mặt của đời sống xã hội, hoạt động của bất cứ
nhà nước hoặc lĩnh vực nào trên thế giới.
2.1.3 Giới thiệu Luật CNTT, Nghị định 64 liên quan đến ứng dụng CNTT
Nhóm nghiên cứu xin tóm tắt những nội dung chính của Luật CNTT và Nghị định
64, cơ sở pháp lý thực hiện thúc đẩy ứng dụng CNTT hiện nay ở Việt Nam.
a) Luật CNTT: ngày 29/5/2006, Luật CNTT số 67/2006/QH11 được Quốc Hội
thông qua bao gồm 6 chương, 79 điều.
Luật quy định “ứng dụng CNTT là việc sử dụng công nghệ thông tin vào các hoạt
động thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh và các hoạt động
khác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của các hoạt động này” (khoản 5,

Điều 4).
Luật có nêu Nhà nước có chính sách ưu tiên ứng dụng CNTT trong chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ưu tiên dành
một khoản ngân sách nhà nước để ứng dụng công nghệ thông tin trong một số lĩnh vực
thiết yếu (tại Điều 5).

13
Ứng dụng CNTT được nêu trong Chương II, bao gồm:
Mục 2: Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước (từ Điều 24
đến Điều 28)
Việc ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước được ưu tiên, phải thúc đẩy chương
trình đổi mới hoạt động của cơ quan nhà nước và chương trình cải cách hành chính.
Người đứng đầu cơ quan nhà nước phải chịu trách nhiệm về việc ứng dụng CNTT
thuộc thẩm quyền quản lý của mình.
Chính phủ xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình quốc gia về ứng dụng
CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước.
Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước gồm những nội dung: xây
dựng và sử dụng cơ sở hạ tầng thông tin; xây dựng, thu thập và duy trì cơ sở dữ liệu;
xây dựng các biểu mẫu trao đổi trên môi trường mạng; thiết lập trang thông tin điện tử;
Cung cấp, chia sẻ thông tin với cơ quan khác của Nhà nước; thực hiện việc cung cấp
dịch vụ công trên môi trường mạng; xây dựng thực hiện kế hoạch đào tạo, nâng cao
nhận thức và trình độ ứng dụng CNTT của cán bộ và công chức.
Hoạt động của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng bao gồm: cung cấp, trao
đổi, thu thập thông tin với tổ chức, cá nhân; chia sẻ thông tin trong nội bộ và với cơ
quan khác của Nhà nước; cung cấp các dịch vụ công; các hoạt động khác theo quy định
của Chính phủ.
Mục 3: Ứng dụng CNTT trong thương mại (từ Điều 29 đến Điều 33)
Tổ chức, cá nhân có quyền ứng dụng công nghệ thông tin trong thương mại; có
quyền thiết lập trang thông tin điện tử bán hàng bảo đảm các quy định theo yêu cầu; sở
hữu trang thông tin điện tử bán hàng chịu trách nhiệm về nội dung thông tin cung cấp

trên trang thông tin điện tử; Cung cấp thông tin cho việc giao kết hợp đồng trên môi
trường mạng; Giải quyết hậu quả do lỗi nhập sai thông tin thương mại trên môi trường
mạng; Nhà nước khuyến khích thanh toán trên môi trường mạng.
Mục 4: Ứng dụng CNTT trong một số lĩnh vực (từ Điều 34-37)
Nhà nước có chính sách khuyến khích ứng dụng CNTT trong: Giáo dục và đào tạo;
Y tế; Văn hoá-thông tin.
Hoạt động ứng dụng CNTT phục vụ quốc phòng, an ninh và một số lĩnh vực khác
được thực hiện theo quy định của Chính phủ: Nông nghiệp và phát triển nông thôn
(Điều 64); Hỗ trợ người tàn tật (Điều 74).
Biện pháp bảo đảm ứng dụng CNTT:
1. Nguồn nhân lực: (Mục 2, Chương 3) có chính sách phát triển nguồn nhân lực
CNTT; sử dụng nguồn nhân lực CNTT; khuyến khích phổ cập kiến thức CNTT trong
phạm vi cả nước.
2. Phát triển và bảo đảm cơ sở hạ tầng thông tin và cơ sở dữ liệu (Mục 1, Chương 4)
Cơ sở hạ tầng thông tin được định nghĩa là hệ thống trang thiết bị phục vụ cho việc
sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số, bao gồm mạng
viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính và cơ sở dữ liệu.

14
Nhà nước có chính sách phát triển cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia;
Cơ sở hạ tầng thông tin phục vụ cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương
được thống nhất xây dựng và quản lý theo quy định của Chính phủ.
Nhà nước có chính sách ưu tiên vốn đầu tư và có cơ chế hỗ trợ tài chính cho việc
xây dựng và sử dụng cơ sở hạ tầng thông tin phục vụ công ích và thu hẹp khoảng cách số.
Có chính sách xây dựng và duy trì cơ sở dữ liệu Quốc gia, cơ sở dữ liệu bộ, ngành
và địa phương.
3. Đầu tư (Mục 2, Chương 4)
Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư cho hoạt động ứng dụng CNTT để
đổi mới quản lý kinh tế - xã hội, đổi mới công nghệ và nâng cao sức cạnh tranh của sản
phẩm; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp;

Đầu tư cho CNTT là đầu tư phát triển.
Nhà nước ưu tiên bố trí ngân sách cho CNTT, bảo đảm tỷ lệ tăng chi ngân sách
cho CNTT hằng năm cao hơn tỷ lệ tăng chi ngân sách nhà nước.
Mục lục ngân sách nhà nước có loại chi riêng về CNTT.
Kết luận: Đây là một bộ luật đầu tiên trong lĩnh vực CNTT và là cơ sở pháp lý cho
hoạt động ứng dụng CNTT đất nước. Về hoạt động ứng dụng, nội dung của Luật có quy
định tất cả các ngành, các cấp đều phải ứng dụng CNTT. Ứng dụng CNTT có một
chương riêng quy định việc khuyến khích và tạo điều kiện cho tất cả các tổ chức, cá
nhân, các ngành và các lĩnh vực đều được ứng dụng CNTT. Khuyến khích ứng dụng
CNTT trong các cơ quan Nhà nước cũng là một trọng tâm của Luật và có thể nói đây là
tiền đề quan trọng để phát triển CPĐT. Luật đã đề cập đến hầu hết các yếu tố cần thiết
và làm sở cứ để thúc đẩy ứng dụng CNTT. Tuy nhiên, để Luật có thể đi vào cuộc sống,
còn cần xây dựng nhiều văn bản dưới Luật.
b) Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 về ứng dụng CNTT trong hoạt
động của cơ quan Nhà nước (sau đây gọi tắt là Nghị định) bao gồm 5 chương với 56 điều.
Nghị định quy định nội dung và điều kiện bảo đảm ứng dụng CNTT trong hoạt
động của cơ quan nhà nước (từ Điều 10 đến Điều 32); hoạt động của cơ quan nhà nước
trên môi trường mạng (từ Điều 33 đến Điều 43); tổ chức thực hiện ứng dụng CNTT
trong hoạt động của cơ quan nhà nước.
Nghị định quy định:
- Xây dựng, quản lý, khai thác, bảo vệ và duy trì cơ sở hạ tầng thông tin theo các
tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
- Nguyên tắc xây dựng, quản lý, khai thác, bảo vệ và duy trì các cơ sở dữ liệu quốc
gia, bộ, ngành, địa phương;
- Cung cấp công khai, minh bạch thông tin của cơ quan Nhà nước tới người dân;
tiếp nhận, xử lý thông tin của người dân nhanh chóng; bảo vệ thông tin cá nhân theo quy
định của pháp luật;
- Tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định cho các trang thông tin của cơ quan
nhà nước;


15
- Cung cấp các biểu mẫu điện tử, tiến đến có lộ trình cung cấp các dịch vụ hành
chính công;
- Tạo ra thông tin dạng số và lưu trữ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định ở các cơ
quan nhà nước;
- Áp dụng thống nhất các tiêu chuẩn về kết nối mạng, trao đổi dữ liệu và thông tin
theo kiến trúc chuẩn thông tin quốc gia;
- Thực hiện các nguyên tắc về an toàn thông tin;
- Quy định về kế hoạch ứng dụng CNTT và đầu tư cho ứng dụng CNTT được xem là
đầu tư phát triển, hàng năm nhà nước có kế hoạch bố trí ngân sách cho ứng dụng CNTT.
- Chính sách phát triển và sử dụng nguồn nhân lực CNTT trong cơ quan nhà nước;
- Quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan nhà nước để chỉ đạo ứng
dụng CNTT, tổ chức các bộ máy chuyên trách về ứng dụng CNTT tại các bộ, ngành và
địa phương.
- Quy định về quy trình hoạt động ứng dụng CNTT phù hợp với chương trình cải
cách hành chính của Chính phủ.
Kết luận: Nghị định 64 ra đời là cơ sở pháp lý quan trọng để đẩy mạnh ứng dụng
CNTT trong các cơ quan nhà nước hiện nay, cơ sở pháp lý mang tính hệ thống và đầy
đủ những yếu tố cần thiết để thúc đẩy ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước, đặt
nền móng pháp lý ban đầu cho việc xây dựng chính phủ điện tử. Tuy nhiên, để triển khai
Nghị định còn cần phải xây dựng nhiều quy chế, quy định và chính sách cụ thể, chi tiết
hơn mới có thể tạo tiền đề cụ thể để thúc đẩy ứng dụng CNTT phát triển ở nước ta.
2.2 TIN HỌC HÓA VÀ XÂY DỰNG CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ CỦA MỘT SỐ
NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
Trước khi đặt vấn đề nghiên cứu tình hình ứng dụng CNTT và xây dựng CPĐT
của một số nước trên thế giới, nhóm nghiên cứu đề tài thấy cần phải đưa ra những tiêu
chí nhất định để lựa chọn quốc gia nghiên cứu sao cho gần gũi và phù hợp với Việt Nam
nhất, có tính khả thi với Việt Nam. Dưới đây là một số tiêu chí đưa ra của nhóm nghiên
cứu đề tài:
- Những nước được coi là thành công trong việc xây dựng CPĐT.

- Những nước có cơ cấu tổ chức hành chính, điều kiện xã hội tương đồng với
Việt Nam.
- Có khả năng khai thác tư liệu tương đối thỏa mãn với các nội dung đặt ra của
nhóm nghiên cứu.
Dựa trên những tiêu chí này, một số nước được chọn nghiên cứu:
- Xin-ga-po: là nước nằm trong khu vực Đông Nam Á, có trình độ phát triển triển
CNTT và CPĐT hàng đầu thế giới.
- Hàn Quốc và Nhật Bản: là các nước thuộc châu Á có truyền thống, phong tục gần
gũi với Việt Nam. Hiện là hai nước được xếp hạng thuộc nhóm các nước đứng đầu thế
giới về phát triển, ứng dụng CNTT và xây dựng CPĐT.
- Ai Cập: Là đất nước thuộc châu Phi, có điểm xuất phát về xây dựng CPĐT tương

16
đương với Việt Nam. Mặc dù chưa phải là đất nước dẫn đầu về chính phủ điện điện tử
nhưng trong những năm vừa qua, Ai Cập được đánh giá là điểm sáng, là nước thành
công trên thế giới trong việc xây dựng CPĐT.
Để tiện cho việc trình bày, nhóm nghiên cứu xếp thứ tự ưu tiên tham khảo của Việt
Nam như sau: (1) Hàn Quốc; (2) Nhật Bản; (3) Ai Cập và (4) Xin-ga-po.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu báo cáo, tài tiệu, thông tin trên các trang tin điện tử; các bài giảng của
một số thành viên được sang các nước nói trên để học, nghiên cứu về CNTT và xây
dựng CPĐT; tìm hiểu các dịch vụ trực tuyến được cung cấp trên cổng thông tin điện tử
của quốc gia được lựa chọn...
2.2.1. Tin học hoá và xây dựng CPĐT ở Hàn Quốc
Các giai đoạn phát triển chính về tin học hoá và xây dựng CPĐT
Nhìn chung, mục đích chủ yếu của tin học hóa và phát triển CPĐT Hàn Quốc bao
gồm: lấy nhu cầu của dân chúng làm trung tâm, cung cấp dịch vụ công cộng có chất
lượng cao; đơn giản hoá qui trình quản lý của chính phủ, nâng cao hiệu suất công tác
của chính phủ; thúc đẩy cải cách hành chính của chính phủ.... Lịch trình phát triển tin
học hoá và xây dựng CPĐT ở Hàn quốc đã trải qua 4 giai đoạn, hiện đang trong giai

đoạn tích hợp ở mức độ tương đối cao (thúc đẩy hệ thống tích hợp chính phủ theo
phương thức “mọi nơi, mọi lúc” và cung cấp các dịch vụ loại thông minh).
Giai đoạn một (1977 – 1996), Chính phủ Hàn Quốc trong thời gian 10 năm (1977
– 1986) đã tiến hành điện toán hoá hành chính lần thứ nhất; 10 năm tiếp theo (1987 –
1996) đã thúc đẩy xây dựng mạng điện toán hành chính lần thứ hai. Qua 20 năm xây
dựng điện toán hoá hành chính và xây dựng mạng điện toán hành chính, Hàn Quốc đã
thực hiện tin học hoá và trực tuyến hoá các tài liệu chủ yếu chẳng hạn như đăng ký cư
dân, đăng ký ôtô, đăng ký bất động sản.... Mục đích của các công trình thời kỳ này chỉ là
nâng cao hiệu suất công tác trong nội bộ các c
ơ quan của chính phủ.
Giai đoạn hai (1997 – 2000), vào năm 1996, Chính phủ Hàn Quốc đã ban hành
“Luật cơ bản Thúc đẩy Tin học hoá”, đã hoàn thành quy hoạch cơ bản thúc đẩy tin học
hoá 5 năm lần thứ nhất; căn cứ quy hoạch cơ bản đã thực sự thúc đẩy tin học hoá hành
chính. Đặc điểm của thời kỳ này là coi trọng việc nối mạng công tác trong nội bộ cơ
quan của chính phủ, áp dụng mạng cục bộ truyền thống (LAN), kỹ thuật tin học kết nối
hệ thống khách hàng dựa trên đĩa gốc máy chủ.
Giai đoạn ba (2001 – 2006): căn cứ Luật CPĐT đã có hiệu lực năm 2001, Chính
phủ Hàn Quốc đã thông qua Ủy ban CPĐT, mở rộng tin học hoá hành chính, chính thức
khởi động Chương trình CPĐT. Mục tiêu chủ yếu của Chương trình CPĐT thời kỳ này
là đổi mới Chính phủ Hàn Quốc. Đặc điểm của chương trình thời kỳ này là dùng Web
và Internet, coi trọng thúc đẩy dân chúng tham gia dịch vụ công cộng và hợp tác giữa
các cơ quan của chính phủ.
Giai đoạn bốn (từ 2007 trở đi): Sách lược cơ bản về CPĐT mà Chính phủ Hàn
Quốc thúc đẩy trong 6 năm là tiến thêm một bước xây dựng CPĐT. Cốt lõi của thời kỳ
này là thông qua thúc đẩy chính phủ “mọi nơi, mọi lúc (Ubiquitous)” để điện toán mọi

17
nơi, mọi lúc (Ubiquitous computing) tích hợp hệ thống kỹ thuật Web và cung cấp các
loại dịch vụ thông minh.
CPĐT thế hệ mới của Hàn Quốc lấy cải thiện dịch vụ làm phương hướng

chỉ đạo.
Xác định ranh giới về khái niệm CPĐT thế hệ mới của các tổ chức quốc tế (chẳng
hạn như của Liên hợp quốc), của các nước có thể khác nhau, nhưng quan điểm chung là
khái niệm về CPĐT thế hệ mới bao hàm sử dụng kỹ thuật thông tin, tin học tiên tiến,
thiết lập sự tin cậy, sáng tạo giá trị công dân. Khái niệm CPĐT thế hệ mới của Hàn quốc
là áp dụng kỹ thuật tin học mới nhất, cung cấp dịch vụ công cộng chất lượng cao và tăng
cường chính sách của chính phủ, tăng cường mối quan hệ dựa vào nhau giữa công dân
với chính phủ.
Nhìn từ phương diện phục vụ công cộng, đặc trưng của phương hướng thúc đẩy
CPĐT thế hệ mới của Hàn Quốc là: 1) Chuyển biến từ phục vụ hướng đến cơ quan
chính phủ là chính và tự động hoá bộ phận công tác của chính phủ sang chuyển biến
phục vụ chủ yếu nhằm vào công dân và hợp tác không còn có khoảng cách giữa các cơ
quan và liên kết, tích hợp giữa các hệ thống; 2) Từ phát triển phục vụ điện tử đến phục
vụ mọi nơi, mọi lúc, tức là từ kênh phục vụ đơn nhất trước kia, lấy người cung ứng làm
đối tượng chính phục vụ chuyển sang nhiều kênh phục vụ, lấy người sử dụng làm đối
tượng chính, phục vụ có chọn lọc và phục vụ cho cá nhân có tính chất thông minh; 3)
Từ phục vụ theo chức năng là chính chuyển sang phục vụ xã hội, cũng tức là từ phục vụ
hành chính tiện lợi, phục vụ chính phủ, nhất là phục vụ chính phủ trung ương là chính
chuyển sang phục vụ người sử dụng là chính, phục vụ quần chúng xã hội, đặc biệt là
phục vụ sự liên kết giữa chính phủ trung ương và địa phương.
Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng CPĐT, cũng đã bộc lộ ra nhiều vấn đề thực tế,
ví dụ như độ tín nhiệm thực tế thấp kém, suất sử dụng của công dân đối với CPĐT
không cao (số liệu năm 2006 là 47%). Cho nên nhiệm vụ thúc đẩy CPĐT thế hệ mới của
Hàn Quốc là làm thế nào để nâng cao suất sử dụng và tín nhiệm của công dân đối với
CPĐT. Để giải quyết vấn đề nêu trên, Chính phủ Hàn Quốc đang xây dựng quy hoạch
thúc đẩy CPĐT thế hệ mới.
Để có thể hiểu rõ hơn về tiến trình phát triển tin học hoá và xây dựng CPĐT của
Hàn Quốc, chúng ta có thể nghiên cứu kỹ hơn thông qua phần trình bày dưới đây:

Những vấn đề và những cơ hội về CPĐT của Hàn Quốc

2.2.1.1 Tầm nhìn về CPĐT của Hàn Quốc
- Chính phủ Một cửa – Bất kỳ nơi nào và 24/24 (One & Non & Any Stop Gov’t),
- Chính phủ Không giấy tờ và Không khoảng cách (Paperless & Buildingless
Gov’t),
- Chính phủ tri thức (Thần kinh số ) (Knowledge Gov’t [Digital Nervous]),
- Chính phủ minh bạch (Clean Gov’t).
Những yếu tố cơ bản:
Thứ nhất, CPĐT phải làm tăng hiệu suất và hiệu quả bằng cách sử dụng CNTT

18
trong quản lý nhà nước. Hơn nữa, cần cải thiện chất lượng sống của người dân như là mục
tiêu cao nhất bằng cách xem xét tính minh bạch của quản lý nhà nước và tính dân chủ.
Thứ hai, CPĐT cần cung cấp các dịch vụ công đầy đủ và hiệu quả bằng cách áp
dụng CNTT đúng những nơi thích hợp. Để làm được điều này, các dịch vụ công phải
được đổi mới theo các qui trình công việc định hướng đến người dân.
Thứ ba, CPĐT phải được xây dựng và sắp xếp lại các qui trình quản lý nhà nước
và cần tính đến một nỗ lực có hệ thống để thay đổi các mô hình quản lý nhà nước.
Thứ tư, CPĐT cần tham chiếu đến không chỉ là các dịch vụ công định hướng-
thông tin mà còn phải là một mô hình chính phủ tiên tiến trong một xã hội thông tin và
quan tâm đến tính cân bằng của xã hội thông qua các dịch vụ công được mở rộng theo
các ý tưởng dân chủ, bình đẳng.
Các yếu tố để thực hiện CPĐT

Các yếu tố xã hội, chính trị và kinh tế ảnh hưởng đến việc thực hiện CPĐT là rất
lớn (theo UNDPEPA & ASPA, 2002, 6), bao gồm :
- Cơ sở hạ tầng thông tin của một nước
- Các nguồn nhân lực
- Lãnh đạo và tầm nhìn,
- Duy trì một hệ thống luật pháp và một hệ thống quản lý nhà nước có những
thay đổi lớn.

2.2.1.2 Những yếu tố thành công và thất bại xây dựng CPĐT được Hàn Quốc nhận thức
Những yếu tố thành công được thể hiện trong sơ đồ hình 2.1 dưới đây (theo
UNDPEPA & ASPA, 2002, 6).

Hình 2.1 Những yếu tố thành công xây dựng CPĐT

19
Những yếu tố dẫn đến thất bại về CPĐT được liệt kê sau đây như là những nhân tố
dẫn đến thất bại khi các nước đang phát triển thực hiện CPĐT (xem bảng 2.1) (dựa theo
báo cáo của UNDPEPA & ASPA, (2004. 6)):
- Hệ thống quản lý nhà nước,
- Không đầy đủ các kế hoạch và các chiến lược,
- Thiếu nhân lực có khả năng, thỏa đáng,
- Chưa có kế hoạch đầu tư,
- Thiếu số lượng các nhà cung cấp IT và hệ thống,
- Các công nghệ chưa chín muồi.
Bảng 2.1 dưới đây trình bày nguyên nhân và kết quả về các yếu tố dẫn đến thất bại
mà các nước đang phát triển phải đối mặt trong việc thực hiện CPĐT.
Bảng 2.1 Phân tích các yếu tố dẫn đến thất bại về xây dựng CPĐT
Các yếu tố dẫn
đến thất bại
Nguyên nhân Kết quả
Kế hoạch/Chiến lược
và hệ thống thực thi
Các mục tiêu và lập kế hoạch
không rõ ràng
Thất bại triển khai/ứng dụng hệ
thống và đầu tư quá mức.
Thiếu nhân lực có khả
năng


Thiếu về mặt số lượng các
chuyên gia và đào tạo
Các kỹ năng sử dụng thông tin
và qui trình làm việc kém
Không có kế hoạch
đầu tư
Đánh giá không đúng mức trong
đầu tư, Hồi vốn đầu tư (ROI) thấ
p
Sự chậm trễ trong công việc và
chi phí bảo dưỡng, duy trì cao
Môi trường ngành
công nghiệp IT
Thiếu về mặt số lượng các nhà
cung cấp IT và thiết bị
Thiếu sự hỗ trợ kỹ thuật, tiếp
tục khó khăn với các dự án

2.2.1.3 Lịch sử phát triển CPĐT của Hàn Quốc
Hình 2.2 trình bày lịch sử phát triển CPĐT Hàn Quốc trong đó, các chữ viết tắt là:

Hình 2.2 Lịch sử phát triển CPĐT của Hàn Quốc

20
BPR (Business Process Re-engineering): Sắp xếp lại qui trình hoạt động
EA (Enterprise Architechture): Kiến trúc tổ chức
TFT (Task Force Team): Đội đặc trách
Có thể thấy mối quan hệ giữa Chính phủ và công dân của Hàn Quốc được tóm tắt
theo chiến lược CPĐT qua các giai đoạn như bảng 2.2:

Bảng 2.2: Mối quan hệ giữa Chính phủ và người dân theo Chiến lược CPĐT
CPĐT dùng cho ai? Mục tiêu
Các giá trị
Chính phủ/Quốc gia Công dân
Hiệu quả
Hiệu suất
Loại 1
Chính phủ kỹ trị
Loại II
Chính phủ làm cho dịch vụ có
hiệu quả
Minh bạch
Loại III
Giám sát Chính phủ
Loại IV
Chính phủ minh bạch
tới người dân
CPĐT

dùng
để
làm
gì?
Sức mạnh
Loại V
Chính phủ độc tài
Loại VI
Chính phủ dân chủ

Các dự án và những hiệu quả cơ bản

1) Kế hoạch cơ bản lần thứ nhất: Các dự án hệ thống thông tin cơ bản và mạng
của quốc gia (1987 – 1996)

(Nationwide Basic Information System & Network Projects)
- Chiến lược.
- Giải pháp quản lý của Chính phủ từ trên xuống (Top-Down): Chính phủ như là
một động cơ thúc đẩy (Lập kế hoạch).
- Đầu tư trước, sau khi dự án hoàn thành được Chính phủ trả tiền: Tiền được dùng
để cài đặt, thực hiện (Ngân sách).
- Đã ban hành “Luật Xúc tiến và Phát triển Mạng Máy tính” (Computer Network
Proliferation & Promotion Act) (tháng 12 năm 1986): Luật như là một Công cụ thực thi.
- Đã công bố “Ủy ban Chỉ đạo Mạng Máy tính” dưới Văn phòng Tổng thống:
tháng 5 năm 1987: tổ chức dùng để phối hợp (Organization for Coordination).
Bảng 2.3 trình bày 6 hệ thống thông tin và mạng cơ bản được xây dựng trong giai
đoạn kế hoạch 1987 – 1996.
Bảng 2.3 Sáu hệ thống thông tin và mạng cơ bản
Nhiệm vụ
đạt được
Các dịch vụ đã được cung cấp
Ngày
tháng
Vùng
1) Đăng ký nhân
khẩu (Residence
Registration)
- Đăng ký nhân khẩu (Ngày sinh,
ngày chết)
- Phát hành giấy chứng nhận
01/1991 3.700 cơ quan địa
phương

2) Quản lý bất
động sản
- Thay đổi đất đai
- Thay đổi quyển sở hữu đất đai/phát
hành giấy chứng nhận
02/1991 273 cơ quan quản lý
nhà nước của thành
phố, tỉnh, quận huyện
3) Quản lý xe cộ
- Đăng ký xe cộ/phát hành giấy
chứng nhận
3/1990 168 tổ chức có liên quan
(59 cơ quan đăng ký và

21
Nhiệm vụ
đạt được
Các dịch vụ đã được cung cấp
Ngày
tháng
Vùng
- Bảo dưỡng, kiểm tra xe cộ
kiểm tra…)
4) Hải quan, Vận
tải
- Báo cáo, kiểm tra xuất khẩu/Nhập
khẩu
- Quản lý thuế, tiền mặt
- Qui trình Hải quan/Vận tải
4/1990 109 tổ chức có liên

quan (Hải quan Seoul
custom, 43 cơ quan
vận tải, 3 ngân hàng)
5) Quản lý nhân
viên
- Thông tin nhân viên
- Thông tin hoạt động/Giáo dục
1990 49 tổ chức có liên
quan.
6) Thống kê
- Dân số, lạm phát…
- Cung cấp các công cụ truy cập cho
các số liệu thống kê
1991 36 cơ quan chính phủ
2) Kế hoạch cơ bản lần thứ hai: Cyber Korea (1999-2002)
Chú trọng vào 3 lĩnh vực chính:
a) Xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin tiên tiến nhằm tạo ra một quốc gia dựa
trên-tri thức:
- Xây dựng Internet băng rộng, tốc độ cao,
- Tòan cầu hóa hệ thống quản lý có thể sử dụng Internet,
- Tạo ra đất nước Hàn Quốc là nước sử dụng máy tính tốt nhất trên thế giới (giáo
dục, đào tạo 10 triệu dân),
- Xây dựng cơ sở hạ tầng pháp lý và thể chế dùng cho xã hội thông tin,
- Văn hóa an toàn và văn hóa điều khiển hợp lý (logíc).
b) Làm tăng hiệu suất trên toàn đất nước bằng cách sử dụng cơ sở hạ tầng tri thức
và thông tin:
- Xây dựng CPĐT gọn nhẹ nhưng có hiệu quả,
- Xây dựng hệ thống quản lý tri thức (KMS) dùng cho các ngành nhằm làm tăng
hiệu suất,
- Làm tăng sức mạnh về khả năng cá nhân thông quan trại “người tri thức mới”

(“new knowledge person” campaign).
c) Tạo ra nhiều công việc mới bằng cách sử dụng cơ sở hạ tầng thông tin
+ Tạo ra các ngành mới dựa trên Internet,
+ Xúc tiến, thúc đẩy các ngành IT.
Tóm lại, Cyber Korea 21 phản ánh tính cấp thiết sau cuộc khủng hoảng kinh tế, tạo
ra việc làm cho người dân.
3. Kế hoạch cơ bản lần thứ ba: e-Korea Vision 2006 (2002-2006)
e-Korea Vision được dựa trên các thành tựu đã có và Hàn Quốc lúc này đang trở
thành một nước đứng đầu tòan cầu về CNTT. Có ba lĩnh vực quan tâm chính:
a) Tin học hóa quốc gia và xã hội

Làm tăng cường học tập thông tin: Học tập suốt đời, hệ thống làm việc điện tử….

22

Tin học hóa trong các ngành: thương mại điện tử,

Tin học hóa trong các lĩnh vực công: các dịch vụ công trực tuyến, đổi mới các
hoạt động công, nâng cấp CPĐT…
b) Tiếp tục nâng cấp cơ sở hạ tầng thông tin

Nâng cấp tính pháp lý và thể chế về phía xã hội thông tin,

Tăng cường tính an toàn và độ tin cậy trong mạng thông tin điều khiển,

Mở rộng NGI,

Xúc tiến về mặt chiến lược các ngành IT.
c) Tăng cường hợp tác quốc tế theo hướng xã hội thông tin toàn cầu.


Cơ hội trở thành quốc gia trung tâm ở vùng Đông Bắc châu Á (NE Asia),

Dẫn đầu hợp tác quốc tế về IT,

Phát triển mạnh cơ sở hạ tầng để thúc đẩy các công ty IT của Hàn Quốc để toàn
cầu hóa.
Tóm lại, kế hoạch này phản ánh được IT Korea đã được nâng cấp và nhấn mạnh
đến vai trò của Hàn Quốc trong CNTT toàn cầu.
2.2.1.4 Một số các vấn đề còn tồn tại
- Còn sự đua tranh và có các mâu thuẫn lác đác giữa các Bộ:

Bộ Thông tin và Truyền thông (MIC) với Bộ Thương mại, Công nghiệp và
Năng lượng (Ministry of Commerce, Industry and Energy – MoCIE): về Chính
sách công nghiệp CNTT.

Bộ Thông tin và Truyền thông (MIC) với Bộ Hành chính và Nội vụ
(MOGAHA – Ministry of Governement Administration & Home Affairs): về
CPĐT.

Bộ Thông tin và Truyền thông (MIC) với Bộ Văn hóa và Du lịch (Ministry of
Culture and Tourism – MCT): về các nội dung số.

Bộ Thông tin và Truyền thông (MIC) với Ủy ban Phát thanh – Truyền hình
(Broadcasting Comm.): về hội tụ viễn thông với phát thanh và truyền hình.
- Văn phòng quản lý Tin học hóa: được đặt tại Bộ Thông tin và Truyền thông
nhưng lại có ảnh hưởng đến các bộ ngành khác theo hướng tin học hóa toàn bộ.
- Vào lúc bắt đầu triển khai phải chi tiêu quá nhiều trong khi lại đạt được quá ít
thành tựu. Nguyên nhân là do:

Đầu tiên, các hệ thống thông tin được đưa ra mà không có sự tiêu chuẩn hóa và

không được sử dụng thường xuyên.

Khi mọi người bắt đầu sử dụng nó thì hệ thống đã trở nên quá cũ.

Các hệ thống được đưa ra mà không có các chuẩn bị về pháp lý và thể chế
phù hợp.
2.2.1.5 Các chiến lược thành công
(1) Thứ nhất, đánh giá trình độ các nguồn lực của đất nước để thực hiện CPĐT
cũng như định hướng thông tin.

23
(2) Cung cấp định hướng và tầm nhìn vững chắc để dịch chuyển đến giai đoạn tiếp
theo của CPĐT.
(3) Phân tích các vấn đề và các thành phần đã kỳ vọng mà sẽ hạn chế quá trình
dịch chuyển đến mức tiếp theo của CPĐT.
(4) Cung cấp các dặm phát triển chính và các lộ trình mà sẽ biến thành hiện thực
các tầm nhìn và các mục tiêu của CPĐT.
(5) Thiết lập các chiến lược dùng cho việc huy động ngân sách, các hệ thống điều
hành, nguồn nhân lực và các nguồn lực khác.
2.2.1.6 Khung pháp lý CNTT&TT và Lịch sử phát triển CNTT&TT của Hàn Quốc
Khung pháp lý CNTT&TT được thể hiện trong hình 2.3.



Hình 2.3 Sơ đồ khung pháp lý CNTT&TT của Hàn Quốc

24

×