Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.17 KB, 2 trang )
Chương 3 Sự kết hợp giữa MPLS và DiffServ
Chương 3
Sự kết hợp giữa DiffServ và MPLS
3.1 Giới thiệu
MPLS và DiffServ có những điểm khá tương đồng. Cả 2 kiểu đều tập hợp các
lưu lượng tại biên và xử lý tại lõi, chúng đều có khả năng mở rộng. MPLS đưa ra một
số lợi thế để phục vụ các nhà cung cấp mạng. Tuy nhiên nó không có khả năng cung
cấp các cấp độ dịch vụ phân biệt trên cùng 1 luồng lưu lượng. Do đó, MPLS và
DiffServ là sự kết hợp hoàn hảo, chúng có thể kết hợp để khai thác điểm mạnh của
mỗi công nghệ, đồng thời khắc phục những điểm yếu của nhau. Sự kết hợp giữa
MPLS và DiffServ nhằm mục đích lớn nhất là khả thi chất lượng dịch vụ điểm- điểm.
3.2 Sự kết hợp giữa MPLS và DiffServ
DiffServ hay MPLS có thể được sử dụng để đưa ra một số dịch vụ với QoS
khác nhau. Bất kỳ sơ đồ định tuyến nào có thể được sử dụng trong mạng DiffServ và
các cấp độ dịch vụ khác nhau tùy vào mỗi khách hàng, nó phụ thuộc vào các điểm mã
(code point) khác nhau được gắn vào các gói tin tại các nút DiffServ. Các mạng
MPLS có thể được cấu hình để đưa ra các chất lượng dịch vụ khác nhau đến các
đường dẫn khác nhau xuyên suốt qua mạng. Nếu cả hai công nghệ được kết hợp, khi
đó các đề xuất dịch vụ DiffServ chuẩn hóa được đưa ra và MPLS có thể dễ dàng điều
khiển theo cách mà các dịch vụ này thực thi. Việc điều khiển này có nghĩa là các dịch
vụ được đề xuất sẽ được phục vụ theo các thông số QoS đã được định nghĩa trước đó
[4]
3.2.1 DiffServ hỗ trợ MPLS
MPLS chỉ phục vụ cho các dịch vụ lớp 3 và không định nghĩa một kiến trúc
QoS mới. Vì thế DiffServ có thể hỗ trợ cho MPLS bằng cách cung cấp kiến
trúc QoS cho các mạng MPLS [4].
MPLS là cơ chế kết nối có hướng, khi được sử dụng trong các mạng đường
trục, nó có thể được nâng cấp cho các vấn đề mở rộng, đặc biệt với RSVP-TE.
Việc kết hợp MPLS và DiffServ nâng cấp các mạng không đảm bảo điều kiện
-41-