Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Mô hình công tác xã hội trong bệnh viện từ thực tiễn tại bệnh viên nhi trung ương và bệnh viện nội tiết trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (985.9 KB, 100 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ MINH
MÔ HÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG BỆNH VIỆN
TỪ THỰC TIỄN TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
VÀ BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNG
Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số: 60.90.01.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. PHẠM HỮU NGHỊ
HÀ NỘI, 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá
nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Phạm
Hữu Nghị.
Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận
văn này trung thực.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Học viên
Nguyễn Thị Minh
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS.Phạm Hữu Nghị, là
người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình tôi trong suốt quá trình
thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, Ban Chủ nhiệm và tất
cả các thầy, cô trong Khoa Công tác xã hội- Học viện Khoa học xã hội
Việt Nam đã trang bị kiến thức và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong
thời gian học tập và thực hiện luận văn tại Học viện.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Bệnh viện Nội tiết Trung ương, Bệnh


viện Nhi Trung ương đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi
hoàn thành việc thu thập số liệu phục vụ luận văn này.
Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới những người thân trong
gia đình, bạn bè đã luôn bên cạnh quan tâm, giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình làm luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 7 năm 2015
Nguyễn Thị Minh
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 5
3.1. Mục đích nghiên cứu 13
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 14
* Đối tượng nghiên cứu 14
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 15
Phương pháp luận 15
Phương pháp nghiên cứu 19
Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương pháp quan sát, đây là phương pháp thu thập thông tin xã
hội sơ cấp về đối tượng nghiên cứu bằng cách tri giác trực tiếp và ghi chép tỉ mỉ mọi nhân tố có
liên quan đến đối tượng nghiên cứu và có ý nghĩa đối với mục tiêu của cuộc nghiên cứu. Phương
pháp quan sát có thể thực hiện một cách độc lập nhưng cũng có thể thực hiện một cách kết hợp
với những phương pháp khác 20
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn: 20
7. Cơ cấu của luận văn 21
Chương 1 22
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI 22
TRONG BỆNH VIỆN 22
1.1 Các khái niệm: 22
1.2 Về mô hình công tác trong Bệnh viện của một số nước trên thế giới và liên hệ với Việt Nam
27
1.4 Mối quan hệ giữa công tác xã hội trong bệnh viện với các ngành khoa học khác 40

THỰC TRẠNG BỆNH NHÂN VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI
TRONG BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG VÀ BỆNH VIỆN NỘI TIẾT
TRUNG ƯƠNG 44
2.1 Thực trạng bệnh nhân khám chữa bệnh tại bệnh viện Nội tiết Trung ương và bệnh viện Nhi
Trung ương 45
2.1.1 Thực trạng bệnh nhân khám chữa bệnh tại bệnh viên Nội tiết Trung ương 45
2.1.2 Thực trạng bệnh nhân khám chữa bệnh tại bệnh viện NhiTrung ương 49
2.2 Thực trạng về các hoạt động công tác xã hội tại bệnh viện Nhi Trung ương và bệnh viện Nội
tiết Trung ương hiện nay 51
2.2.1 Thực trạng về các hoạt động công tác xã hội tại bệnh viện Nhi Trung ương hiện nay 51
1
2.2.2 Thực trạng về các hoạt động công tác xã hội tại bệnh viện Nội tiết Trung ương: 53
2.3 Thực trạng về sự hỗ trợ của các dịch vụ xã hội đối với các bệnh nhân trong các bệnh viện
tuyến Trung ương hiện nay 56
Chương 3 61
NHU CẦU VỀ CTXH TRONG BỆNH VIỆN VÀ CÁC GIẢI PHÁP
THỰC HIỆN MÔ HÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG BỆNH VIỆN. 61
3.1 Nhu cầu về công tác xã hội trong bệnh viện 61
3.2 Các giải pháp bảo đảm thực hiện tốt mô hình công tác xã hội trong bệnh viện 72
KẾT LUẬN 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
2
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BN BỆNH NHÂN
CTXH CÔNG TÁC XÃ HỘI
CSSK CHĂM SÓC SỨC KHỎE
DVXH DỊCH VỤ XÃ HỘI
KCB KHÁM CHỮA BỆNH
NVCTXH NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI

NCT NGƯỜI CAO TUỔI
TC THÂN CHỦ
TE TRẺ EM
TƯ TRUNG ƯƠNG
PN PHỤ NỮ
3
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
1 Sơ đồ 1 Mối quan hệ giữa CTXH với các ngành khoa học khác
2 Bảng 2 Đánh giá của người cao tuổi về sự cần thiết của các
dịch vụ, trợ giúp xã hội dành cho người cao tuổi
4
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chăm sóc sức khỏe luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của mọi
quốc gia, xã hội càng phát triển, nhu cầu về CSSK càng đòi hỏi được đáp ứng
với chất lượng dịch vụ cao. Nhưng một thực tế đang đặt ra ở các nước phát
triển nói chung và Việt Nam nói riêng là sự bất bình đẳng trong tiếp cận hệ
thống dịch vụ y tế vẫn ngày một gia tăng, các dịch vụ y tế chất lượng cao vẫn
chủ yếu phục vụ tầng lớp giàu có trong xã hội, những nhóm xã hội yếu thế sẽ
càng rơi vào trạng thái tổn thương nếu chẳng may lâm vào tình trạng bệnh tật.
Tại các nước phát triển trên thế giới, sự có mặt của CTXH chuyên
nghiệp trong CSSK tại các bệnh viện đã có từ lâu và trở thành một hoạt động
chuyên nghiệp, các nhân viên CTXH trong bệnh viện đã đóng góp những vai
trò nhất định trong việc giảm bớt gánh nặng áp lực công việc cho đội ngũ
nhân viên y tế cũng như hỗ trợ, tư vấn cho các bệnh nhân và người nhà bệnh
nhân, làm việc với các nhóm xã hội yếu thế trong bệnh viện như trẻ em, vị
thành niên, phụ nữ và người cao tuổi…
Trong bối cảnh phát triển CTXH ở Việt Nam hiện nay, việc đề xuất mô
hình CTXH trong bệnh viện cũng như việc thiết lập vai trò của nhân viên
CTXH trong hệ thống bệnh viện là một trong những vấn đề đang được quan

tâm nhằm phát triển hệ thống các dịch vụ CTXH trong bệnh viện. Làm được
điều này đồng nghĩa với việc giải quyết những vấn đề xã hội trong bệnh viện
như sự quá tải bệnh viện và sự căng thẳng trong quan hệ Bác sỹ và bệnh nhân,
hỗ trợ chăm sóc giảm nhẹ bệnh tật cho người bệnh, điều phối và cung cấp
dịch vụ cũng như tư vấn tâm lý, hỗ trợ phát triển cho bệnh nhân và người nhà
bệnh nhân trong quá trình điều trị. Nói tóm lại, những khó khăn trong lĩnh
vực CSSK tại các hệ thống bệnh viện ở Việt Nam sẽ đươc cải thiện nếu có sự
xuất hiện của nhân viên CTXH chuyên nghiệp.
5
Việt Nam đã bước vào chặng cuối thời kỳ chuyển tiếp về dân số học và
dịch tễ học với tuổi thọ tăng cao, cùng với đó là tiến bộ vượt bậc của ngành y
học, các khung chính sách và pháp lý đã được cải thiện, nhưng tình trạng bất
bình đẳng về sức khỏe, CSSK và tiếp cận dịch vụ y tế vẫn đang gia tăng, đặc
biệt đối với các nhóm dễ bị tổn thương và yếu thế trong xã hội. Một trong
những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là những khó khăn trong việc
cung cấp dịch vụ mà các cơ sở y tế nước ta đang phải đối mặt.
Đầu tiên phải kể đến tình trạng quá tải bệnh nhân là một cản trở đến
hoạt động điều phối và cung cấp dịch vụ trong các bệnh viện. Tính đến cuối
năm 2011, cả nước có khoảng 1.162 bệnh viện với 25.342 giường bệnh,
Trong số này có 39 bệnh viện trung ương với 20.924 giường bệnh, 382 bệnh
viện tuyến tỉnh với 92.857 giường bệnh và 561 bệnh viện huyện với 7.048
giường bệnh , 48 bệnh viện ngành với 5.727 giường bệnh, 132 bệnh viện
ngoài công lập với 6.941 giường bệnh. Trong khi đó tại hầu hết các bệnh viện
của cả nước, nhất là các bệnh viện tuyến trên thường xuyên ở trong tình trạng
quá tải, vượt mức so với số giường bệnh cho phép. Công suất sử dụng giường
bệnh chung của các bệnh viện tuyến trung ương năm 2009 là 116% tăng lên
120% năm 2010 và 118% năm 2011. Trầm trọng hơn cả là các bệnh viện K:
249%, Bạch Mai: 168%, Chợ Rẫy: 154%, Phụ sản Trung ương: 124% (theo
đề án giảm quá tải bệnh viện giai đoạn 2010-2020 của Bộ Y tế năm 2012).
Hơn nữa những năm trở lại đây tình trạng bệnh tật gia tăng và xuất hiện

nhiều những căn bệnh lạ, các bệnh dịch cũ tái phát với mức độ lây lan rộng, tỷ
lệ tử vong cao. Tất cả những điều đó đã làm cho lượng bệnh nhân tăng dồn
dập theo từng chu kỳ bệnh. Trong khi đó, nhu cầu khám chữa bệnh với chất
lượng dịch vụ cao ngày càng lớn, nên lượng bệnh nhân đổ dồn về các bệnh
viện chuyên khoa tuyến trên ngày một tăng.
Sự quá tải nêu trên dẫn đến một hiện trạng làm việc căng thẳng của đội
ngũ y, bác sỹ, đặc biệt tại hệ thống bệnh viện Trung ương, đã có lúc một bác
6
sỹ một ngày phải khám chữa từ vài chục đến hàng trăm bệnh nhân, điều này
dẫn tới việc các bác sỹ không đủ thời gian, nhiệt tình và sức lực để tiếp tục
hoạt động, tư vấn trả lời những thắc mắc của người bệnh. Tất yếu, người bệnh
sẽ không hài lòng về các dịch vụ mà họ đang sử dụng đồng thời tạo nên áp
lực công việc đối với đội ngũ y, bác sỹ. Nhu cầu của người bệnh đa dạng
trong khi khả năng đáp ứng của hệ thống y tế còn hạn chế gây nên những bức
xúc, căng thẳng trong mối quan hệ giữa người bệnh với nhân viên y tế, với cơ
sở y tế, giữa người nhà bệnh nhân với ngành y tế.
Hàng loạt các vấn đề xã hội khác như hiện tượng “cò bệnh viện” đang
tồn tại và làm ảnh hưởng đến việc cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh tại
hệ thống bệnh viện hiện nay. Bên cạnh đó, chi phí thuốc men ngày càng cao,
các dịch vụ y tế chưa được liên kết, hiểu biết của bệnh nhân, người nhà bệnh
nhân về bệnh tật còn hạn chế. Tất thảy ảnh hưởng đến chất lượng CSSK của
người dân hiện nay.
Ngoài ra, những khó khăn trong hoạt động giáo dục và truyền thông về
kỹ năng chăm sóc người bệnh, cách phòng tránh, tiến trình điều trị và các thủ
tục KCB cũng là những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng điều trị
của bệnh nhân.
Những bệnh nhân khi đến điều trị tại bệnh viện, họ có nhu cầu được
nhân viên y tế hướng dẫn từ cách điều trị bệnh, xử lý khủng hoảng đến cách
đương đầu với bệnh tật.Việc giáo dục cũng bao gồm cả việc giáo dục người
nhà bệnh nhân về cách chăm sóc và hỗ trợ người bệnh thực hiện đầy đủ các

chế độ điều trị. Để thực hiện những hoạt động này trong bệnh viện thì đó quả
là một gánh nặng đối với đội ngũ nhân viên y tế trong tình trạng quá tải hiện
nay. Thêm vào đó, người nhà bệnh nhân, hầu hết khi đến các cơ sở y tế, họ
đều bối rối trong cách thức liên hệ với các phòng ban chức năng trong bệnh
viện, thiếu kỹ năng làm các thủ tục KCB. Do đó nhu cầu được hướng dẫn,
truyền thông về những thủ tục KCB, xuất nhập viện, các thủ tục xin được
7
miễn giảm viện phí, hướng dẫn chính sách ưu đãi và chế độ bảo hiểm y tế là
một nhu cầu tương đối cấp thiết từ phía bệnh nhân và người nhà của họ.
Trên thực tế, với sự quá tải hiện nay, đội ngũ nhân viên y tế không đủ
cả về số lượng và chất lượng để thực hiện các chức năng này, hoặc chăng nếu
có thực hiện được cũng là những hoạt động hết sức rời rạc và chưa được hệ
thống.
Ngoài ra, công tác y tế còn gặp khó khăn trong hoạt động hỗ trợ, tham
vấn tâm lý, chăm sóc giảm nhẹ, hòa hập cộng đồng cho bệnh nhân sau khi
xuất viện.
Hoạt động hỗ trợ, tham vấn tâm lý là một hoạt động rất cần thiết giúp
người bệnh không chỉ được đáp ứng về nhu cầu CSSK thể chất mà còn được
thỏa mãn nhu cầu về tinh thần, điều này gián tiếp tạo nên thành công trong
quá trình điều trị bệnh. Đối với người bệnh, một nụ cười, một cái nắm tay ấm
áp hoặc một ánh nhìn thiện cảm …nhất là với các trường hợp bệnh nhân mắc
bệnh hiểm nghèo, hay điều trị bệnh ở giai đoạn cuối là món quà động viên
tinh thần rất giá trị và ý nghĩa đối với họ.
Trong bệnh viện hiện nay, các nhân viên y tế đã luôn cố gắng phối hợp
các biện pháp nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh bằng cách
phòng ngừa, phát hiện sớm, điều trị đau và xử lý các triệu chứng thực thể, tư
vấn và hỗ trợ giải quyết các vấn đề tâm lý xã hội mà người bệnh và gia đình
họ phải chịu đựng. Nhưng có lẽ, các sự trợ giúp về tâm lý, chăm sóc giảm nhẹ
trong khi điều trị bệnh còn thực hiện rất hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu
người bệnh. Có nhiều yếu tố khách quan và chủ quan cản trở đến hoạt động

này như sự quá tải về thời gian và sức lực của nhân viên y tế, hoặc cũng có
thể do thái độ và y đức chăm sóc bệnh nhân bị chi phối bởi nhiều yếu tố
khách quan khác.
Hoạt động hướng dẫn, hỗ trợ bệnh nhân hòa nhập cộng đồng sau khi
xuất viện cũng chưa được hệ thống y tế nước ta quan tâm sâu sắc, vì đôi khi
8
họ coi đó không phải là chức năng của nhân viên y tế trong bệnh viện, mà đó
là việc của cá nhân và gia đình người bệnh sau khi xuất viện.
2.Tình hình nghiên cứu của đề tài:
2.1.Tình hình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam
Trong xã hội hiện nay, các vấn đề xã hội đã được thế giới đặc biệt quan
tâm, xã hội càng phát triển thì các vấn đề xã hội ngày càng phát sinh, theo cả
chiều hướng tích cực và tiêu cực (đó là các tệ nạn xã hội len lỏi và phát triển
tạo nên các căn bệnh xã hội, mà các căn bệnh xã hội này cần phải được xem
xét giải quyết và xử lý). Các vấn đề xã hội nảy sinh cũng giống như các căn
bệnh của một thực thể xã hội, các vấn đề đó có thể giải quyết được bằng
những tri thức và phương pháp khoa học của Công tác xã hội.Trong lĩnh vực
y tế, cùng với việc gia tăng những căn bệnh lạ tạo nên những nhóm dịch bệnh
như bệnh Ebola mà cộng đồng Châu Phi vừa trải qua hay dịch Sởi mà Việt
Nam vừa mắc phải năm 2014…, chúng đã để lại những hậu quả tàn khốc và
đau thương mà chính nhân viên y tế trong những giờ phút cấp cứu cho bệnh
nhân họ cũng đã mắc bệnh hoặc bị khủng hoảng về tinh thần do ám ảnh nghề
nghiệp mang lại. Hơn ai hết, bệnh nhân và nhân viên y tế cần đến những
NVCTXH trong bệnh viện để hướng dẫn họ phòng chống lây lan bệnh tật
trong cộng đồng và định hướng theo dõi chữa trị theo phác đồ điều trị của Bác
sĩ nhằm giảm thiểu đau đớn cho bệnh nhân và giảm bớt hoang mang, tạo niềm
tin cho cộng đồng. Chính vì vậy mà ở Việt nam cũng như trên thế giới đã rất
chú trọng đến việc phát triển CTXH trong Y tế.
Trên thế giới việc nghiên cứu, tổ chức mô hình CTXH trong bệnh viện
đã có từ lâu đời, và các công trình nghiên cứu về hoạt động CTXH trong bệnh

viện cũng đã có và nó giúp cho việc thực hành nghề CTXH trong bệnh viện
ngày càng phát triển. CTXH lần đầu tiên được nghiên cứu triển khai trong các
Bệnh viện vào năm 1905 tại Boston, Mỹ. Đến nay, hầu hết các bệnh viện ở
9
Mỹ đều có phòng Công tác xã hội và đã trở thành một trong những điều kiện
bắt buộc để các bệnh viện được công nhận là hội viên của Hội các bệnh viện.
Các nghiên cứu này chỉ rõ rằng CTXH trong bệnh viện là việc sử dụng
nguyên lý, phương pháp và kỹ năng của CTXH vào việc trị liệu xã hội cho
người bệnh nhằm gia tăng sự hài lòng của họ khi sử dụng dịch vụ y tế, góp
phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân. Nhân viên CTXH có
thể làm việc trực tiếp với bệnh nhân hoặc gián tiếp thông qua việc lập kế
hoạch, tiến hành nghiên cứu, xây dựng chính sách hoặc trong quản lý. Làm
việc trực tiếp với bệnh nhân có thể bao gồm các hoạt động như đánh giá nhu
cầu của bệnh nhân, lập kế hoạch cho việc chăm sóc sau khi điều trị, tư vấn để
giúp các bệnh nhân/người nhà giải quyết với các vấn đề liên quan đến tình
trạng bệnh của họ Ngoài ra, nhân viên CTXH cũng có thể là thành viên của
nhóm điều trị, cung cấp thông tin, tư vấn giúp nhóm điều trị hiểu được các
vấn đề của bệnh nhân. Việc nghiên cứu về CTXH trong bệnh viện của các
nước đã thúc đẩy sự phát triển mô hình CTXH trong Bệnh viện của các Quốc
gia bao gồm CTXH y tế trong bệnh viện và CTXH y tế ngoài cộng đồng.
Chúng ta có thể hiểu đây là một mô hình khép kín của CTXH trong lĩnh vực
chăm sóc sức khỏe toàn diện. Các nghiên cứu này đã chỉ rõ sự cần thiết phải
tổ chức hoạt động song song giữa công tác chăm sóc sức khỏe của người dân
tại bệnh viện kết hợp với tại cộng đồng thì mới có thể mang lại kết quả cao.
Trong hệ thống y tế, Việc nghiên cứu hoạt động CTXH trong ngành Y
tế bao gồm CTXH trong bệnh viện và ngoài cộng đồng. Khi mô hình bệnh tật
ở Mỹ chuyển từ các bệnh lây nhiễm sang các bệnh không lây nhiễm, mô hình
CSSK dựa vào cộng đồng là mô hình y tế phù hợp trong CSSK nhân
dân. Trong mô hình này, bệnh viện chỉ là một khâu trong CSSK, CTXH sẽ
tham gia vào toàn bộ quá trình điều trị của bệnh nhân từ đầu đến cuối.Vì thế,

vai trò của CTXH là vô cùng quan trọng trong quản lí và điều trị bệnh nhân cả
trong bệnh viện và ngoài cộng đồng.Vai trò của NVCTXH đã được mở rộng
10
khi họ tham gia nhiều hơn vào các hoạt động chuyên môn y tế và cung cấp
các dịch vụ có chất lượng cao.
Tại Bệnh viện, NVCTXH đóng vai trò là nhân viên tâm sinh học trong
việc khuyến khích, động viên, trao quyền… cho bệnh nhân và để họ tự quyết
định các vấn đề về sức khoẻ từ đó làm tăng sự hài lòng của BN và nâng cao
hiệu quả điều trị; rút ngắn thời gian điều trị (từ đó giúp giảm chi phí điều trị)
và giúp bệnh viện cung cấp những dịch vụ có chất lượng, đáp ứng nhu cầu
người bệnh. NVCTXH còn hỗ trợ tâm lí cho người nhà BN, cung cấp thông
tin, hướng dẫn chăm sóc BN trong quá trình điều trị cũng như hỗ trợ người
nhà BN giải quyết các vấn đề tâm lý sau khi BN ra viện.
Vai trò của NVCTXH đặc biệt quan trọng trong hỗ trợ điều trị BN mắc
bệnh hiểm nghèo như bệnh ung thư hoặc nhóm yếu thế (trẻ em, vị thành niên,
phụ nữ, người già…) và hỗ trợ sau điều trị BN
Từ nghiên cứu về CTXH trong Bệnh viện tại Mỹ đã triển khai khoa
dịch vụ xã hội, đây là nơi triển khai các hoạt động CTXH, khoa có đội ngũ
nhân viên CTXH được đào tạo bài bản về CTXH chuyên ngành y tế với trình
độ cử nhân, thạc sĩ và hiện có khoảng 500.000 NVCTXH, trong đó 54,4% ở
độ tuổi từ 45 trở lên và nữ chiếm 90,2%.Theo Hội CTXH Mỹ, NVCTXH ở
Mỹ được trang bị kiến thức tốt để làm việc trong khu vực BV, bởi họ hiểu
được những yếu tố về thể chất, tinh thần và yếu tố môi trường quyết định sự
khoẻ mạnh của cá nhân và cộng đồng.
Nghiên cứu tại Mỹ mở ra nhiều hướng mới cho mô hình CTXH trong
bệnh viện; Theo tác giả MARKDEST. Aubin Đại học Utah, Salt Lake City,
Utah, Hoa Kỳ (2009), đã đề cập đến vai trò giám sát của công tác xã hội trong
bệnh viện và tác giả cho rằng mô hình CTXH trong bệnh viện cần có thêm
hoạt động giám sát để mang lại hiệu suất cao hơn trong các cơ sở y tế
Cũng tại Mỹ, tác giả Jennifer Zimmerman, MSW, MAHolly I.

Dabelko, MSW, PhD lại đưa ra mô hình hợp tác chăm sóc bệnh nhân, tác giả
11
chỉ ra rằng những mô hình y tế truyền thống hoặc mô hình phân cấp tạo ra thứ
bậc mà ở đó các Bác sỹ được coi trọng hơn không còn giá trị nữa mà thay vào
đó là việc kết hợp chăm sóc bệnh nhân giữa nhân viên y tế với gia đình sẽ tạo
sự thân thiện hơn cởi mở hơn và xóa bỏ ranh gới phân cấp giữa bác sĩ với
bệnh nhân với mục đích tạo tâm lý thoải mái cho người bệnh.
Ở Việt Nam, ngành CTXH được phát triển từ cuối thập kỷ 40 với sự ra
đời của trường đào tạo chuyên ngành về công tác xã hội đầu tiên tại miền Bắc
tuy nhiên do ảnh hưởng của các yếu tố khách quan (chiến tranh) và chủ quan
(xã hội chưa phát triển, đất nước còn đói nghèo và lạc hậu, hiểu biết của
người dân chưa cao) nên CTXH nói chung và CTXH trong y tế chưa thực sự
được chú trọng, quan tâm song hiện nay xã hội ngày càng phát triển, các loại
bệnh tật ngày càng gia tăng và theo chiều hướng phúc tạp hơn cho nên tỉ lệ
người mắc bệnh và nhu cầu KCB cũng ngày một tăng cao dẫn đến tình trạng
quá tải tại các bệnh viện và xuất hiện mâu thuẫn tiềm ẩn giữa nhân viên y tế
(bác sỹ, điều dưỡng) và bệnh nhân. Việc quá tải bệnh nhân xảy ra ở hầu hết
các bệnh viện nhất là tuyến trung ương. Chính vì nhận thức rõ tầm quan trọng
của CTXH trong Bệnh viện nên Chính Phủ và Bộ Y tế đã triển khai CTXH
trong bệnh viện bằng các chính sách và văn bản pháp luật quy định cụ thể
phát triển CTXH ở nước ta nói chung và trong ngành y tế nói riêng. Cũng từ
đây các công trình nghiên cứu, hội thảo về CTXH trong bệnh viện được tổ
chức hàng năm nhằm định hướng bổ sung cho hoạt động CTXH trong ngành
Y tế ngày càng phát triển và mang lại hiệu quả cao nhất cho việc chăm sóc
sức khỏe nhân dân. Cùng với đó là sự liên kết của một số ban ngành liên quan
như ngành Giáo dục, ngành Lao động Thương binh xã hội, ngành Y tế đã tổ
chức đào tạo, tập huấn cho NVCTXH nâng cao tri thức, kỹ năng trong quá
trình học tập và làm việc tại các cơ sở Y tế ở Trung ương và địa phương. Một
số tác giả đã biên soạn các giáo trình về CTXH và CTXH trong bệnh viện
nhằm phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu của nhiều tổ chức cá nhân trong

12
lĩnh vực CTXH trong y tế như tác giả Bùi Thị Xuân Mai, Phạm Huy Tuấn
Kiệt, Đặng Kim Khánh Ly…
Như vậy ở Việt Nam cũng đã rất quan tâm đến vấn đề nghiên cứu và
phát triển hoạt động CTXH tại bệnh viện. Các nghiên cứu này đã phần nào
làm sáng tỏ tính cần thiết và tính định hướng trong việc hoàn thiện mô hình
hoạt động CTXH trong Bệnh viện tại Việt Nam, tuy nhiên, cũng giống như
các nước đang phát triển, việc áp dụng mô hình CTXH tại các bệnh viện ở
Việt Nam còn rất mới mẻ. Trong những năm gần đây, tại một số bệnh viện
tuyến trung ương và tuyến tỉnh cũng đã triển khai một số hoạt động CTXH
với sự tham gia của đội ngũ nhân viên y tế kiêm nhiệm và các tình nguyện
viên, nhằm hỗ trợ nhân viên y tế trong phân loại bệnh nhân, tư vấn, giới thiệu
dịch vụ chuyển tiếp, hỗ trợ chăm sóc người bệnh… Các hoạt động này đã góp
phần làm giảm bớt khó khăn cho các bệnh nhân và gia đình bệnh nhân trong
quá trình tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh. Một số mô hình tổ
chức của hoạt động CTXH trong bệnh viện và tại cộng đồng cũng đã được
hình thành trong thực tiễn như: phòng CTXH, phòng Chăm sóc khách hàng,
tổ Từ thiện xã hội… thuộc bệnh viện hay nhóm CTXH tham gia hỗ trợ người
có HIV/AIDS, bệnh nhân tâm thần, giúp phục hồi chức năng tại xã/phường…
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của Đề tài này nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý
luận và thực tiễn về mô hình CTXH trong bệnh viện, từ đó đề xuất các giải
pháp xây dựng và thực hiện mô hình CTXH trong bệnh viện nói chung và tại
Bệnh viện Nhi Trung ương và Bệnh viện Nội tiết Trung ương nói riêng.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu này với mong muốn nhằm tạo nên sự thay đổi tích
cực trong xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân bởi sức
khỏe xã hội thể hiện ở sự thoải mái và thành công trong các mối quan hệ (gia
13

đình, nhà trường, bạn bè và cơ quan…Cơ sở của sức khỏe xã hội là sự thăng
bằng giữa hoạt động và quyền lợi cá nhân với hoạt động và quyền lợi của xã
hội, của những người khác, là sự hoà nhập giữa Cá nhân, Gia đình và Xã hội,
như theo khái niệm của Tổ chức y tế thế giới WHO: “Sức khỏe là một trạng
thái hoàn toàn thoải mái cả về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không phải
chỉ là không có bệnh tật hay tàn phế”. Căn cứ vào những lập luận trên thì tác
giả nhận thấy nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài này bao gồm:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận nhằm ứng dụng vào đề tài
- Nghiên cứu về thực trạng mô hình hoạt động CTXH trong bệnh viện
cho thấy hoạt động CTXH có vai trò quan trọng và cần thiết đối với ngành
y tế ( nhất là mối quan hệ liên kết giữa bệnh nhân - người nhà bệnh nhân -
nhân viên y tế).
- Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động công tác xã
hội trong bệnh viện
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Mô hình CTXH ở Bệnh viện Nhi TƯ và Bệnh viện Nội Tiết TƯ
* Khách thể nghiên cứu
- Bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Nhi TƯ và Bệnh viện Nội
Tiết TƯ
- Cán bộ y tế công tác tại Bệnh viện Nhi TƯ và Bệnh viện Nội Tiết TƯ.
-Người nhà bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Nhi TƯ và bệnh viện
Nội Tiết TƯ
* Thời gian nghiên cứu:
Nghiên cứu được thực hiện cụ thể như sau:
- Từ tháng 3/ 2015 đến tháng 4/ 2015: Thu thập tài liệu và xây dựng cơ
sở lý luận cho đề tài.
14
- Từ tháng 5/ 2015- 6/ 2015: Xây dựng bảng công cụ cho đề tài và triển
khai nghiên cứu thực tế.

- Từ tháng 7/2015: Xử lý phân tích kết quả và hoàn thiện báo cáo.
* Địa điểm nghiên cứu:
Nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi TƯ và Bệnh viện Nội tiết TƯ, Hà Nội
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận
Trong đề tài này tác giả thấy rằng để làm rõ mô hình CTXH trong Bệnh
viện thì phải có hoạt động của con người trong bệnh viện , cần phải hiểu rõ về
họ và về những mong muốn, những quyền và những vai trò mà họ đang thể
hiện Như vậy, hoạt động của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và nhân viên y
tế sẽ cho chúng ta thấy bức tranh tương đối đầy đủ của hoạt động CTXH
trong bệnh viện. Ở đó họ có thể bày tỏ những nhu cầu của cá nhân mình với
NVCTXH như là nhu cầu được KCB (đối với bệnh nhân), nhu cầu được tạo
điều kiện cho việc đi lại, ăn ở trong quá trình KCB và chăm sóc bệnh nhân
(đối với người nhà bệnh nhân), hay nhu cầu được nghỉ ngơi, thư giãn sau
những ngày, giờ làm việc vất vả (đối với nhân viên y tế). Tất cả đều bắt đầu
từ điểm xuất phát và cùng trải nghiệm cuộc sống trong một cuộc đấu tranh sinh
tồn để phát triển khả năng con người cả về mặt thể chất, trí tuệ, xã hội và tinh
thần. Chúng ta muốn tồn tại và phát triển thì cần phải đáp ứng những nhu cầu cơ
bản trong cuộc sống, từ nhu cầu thấp nhất đến nhu cầu cao nhất của mỗi cá nhân,
gia đình hay tổ chức xã hội.
Một vấn đề quan trọng nữa đó là ngoài nhu cầu, mỗi cá nhân, tổ chức
đều phải có những quyền cơ bản của con người đó là “quyền con người”.
Cách tiếp cận dựa trên quyền lấy nền tảng cơ bản chính là hệ thống quyền con
người đã được pháp luật quốc tế bảo vệ. Với cách tiếp cận theo quyền, nhân
viên công tác xã hội cần dựa trên hệ thống quyền con người để xây dựng các
phương pháp và hoạt động của những mô hình phát triển xã hội.
15
Cũng giống như các cách tiếp cận khác, tiếp cận dựa trên quyền nhằm
hướng đến việc cải thiện hoàn cảnh của con người, tập trung vào nhu cầu, vấn
đề và tiềm năng của họ. Đồng thời, nhắc đến quyền con người là nói đến

nghĩa vụ và trách nhiệm, trong khi đó cách tiếp cận theo nhu cầu sẽ không đề
cập đến. Quyền con người ở đây có thể đề cập đến như quyền được bảo vệ
sức khỏe, quyền được KCB tại Bệnh viện khi ốm đau…
Ngoài nhu cầu và quyền, trong mỗi cá nhân còn tự có vai trò và đóng
các vai trò khác nhau như khi ở nhà người phụ nữ đóng vai trò là người mẹ,
nhưng khi đến trường học người mẹ này có thể là giáo viên (nếu như nghề
nghiệp của họ là giáo viên) hoặc có thể sẽ ở vai trò của người đi học (nếu họ
đang đi học). Vai trò ở đây được thể hiện nhiều nhất qua nhân viên Y tế,
NVCTXH trong bệnh viện và những người liên quan đến các dịch vụ hỗ trợ
xã hội cho bệnh nhân. Tất cả họ đều đóng những vai trò quan trọng trong việc
tạo nên một hệ thống của mô hình CTXH phát triển trong bệnh viện. Họ có
thể đóng vai trò là người hướng dẫn, người tham vấn chính sách (Bảo hiểm y
tế), hoặc là người đáp ứng các dịch vụ hỗ trợ bệnh nhân…
Nếu như bị ốm đau, bệnh tật phải vào bệnh viện chữa trị thì mong mỏi
của mỗi cá nhân là được sống trong tình yêu thương của cộng đồng, nhận
được sự sẻ chia của gia đình và xã hội để đẩy lùi bệnh tật, sớm được trở về
với gia đình và hòa nhập cộng đồng.
Tiếp cận dựa trên quyền con người là một khung lý thuyết có chứa
đựng các nguyên tắc, tiêu chuẩn và mục tiêu của hệ thống quyền con người
trong quá trình lập kế hoạch và tiến trình thực hiện các hoạt động công tác
xã hội.
. Sẽ không thể tiếp cận dựa trên quyền nếu không đề ra câu hỏi: ai sẽ là
người có trách nhiệm tương ứng với quyền của người/ nhóm người này? Như
vậy, về cơ bản, cách tiếp cận dựa trên quyền đặt ra câu hỏi về hành động và
trách nhiệm của những người đảm nhận trách nhiệm. Khi trong mỗi cá nhân,
16
cộng đồng mắc nhiều khó khăn trong cuộc sống, hay mắc những bệnh tật làm
ảnh hưởng đến cuộc sống của họ thì điều họ mong muốn nhất đó chính là
quyền được KCB tại các bệnh viện, quyền đó không chỉ giới hạn ở việc
tương tác giữa bệnh nhân và Bác sỹ mà còn là quyền tôn trọng giữa con

người với con người hay cao hơn nữa đó là quyền được đối xử một cách
nhân văn khi tham gia KCB tại cơ sở y tế chứ không phải việc ban ơn cho
và nhận giữa nhân viên y tế và bệnh nhân (đây là một vấn nạn còn tồn tại ở
một số cơ sở y tế, bệnh viện hiện nay).
Tiếp cận dựa trên quyền là cách tiếp cận mang tính nhân văn. Coi trọng
con người với những quyền mà họ được hưởng, đó là quan điểm hướng tới
giá trị nhân văn cao đẹp về con người. Với cách tiếp cận này, đối tượng dù
đang gặp phải vấn đề khó khăn cũng được tôn trọng như là một con người với
đầy đủ các giá trị. Tiếp cận dựa trên quyền coi con người là trung tâm, tập
trung vào nhu cầu và tiềm năng của họ để đi tới giải quyết vấn đề. Tiếp cận
dựa trên quyền sẽ luôn nhìn nhận họ như là những người có năng lực, song
chưa được phát huy và chưa được sự hỗ trợ của nguồn lực cộng đồng.Từ đó
nhân viên công tác xã hội sẽ khai thác những điểm mạnh của bản thân họ,
cùng họ đấu tranh để giành lại cho họ những quyền mà họ được hưởng, cho
dù họ là ai, trong hoàn cảnh như thế nào.
Với cách tiếp cận dựa trên quyền, nhân viên công tác xã hội là người
thực hiện vai trò biện hộ, ngay cả khi đối tượng có hoặc chưa nhận thức được
những quyền của họ. Biện hộ là một dịch vụ mà người nhân viên công tác xã
hội cung cấp cho thân chủ, trên cơ sở những hiểu biết về quyền và các kỹ
năng cơ bản, để giúp thân chủ nhận biết các quyền của mình, đồng thời giúp
họ nói lên tiếng nói của mình đối với cấp chính quyền cao hơn. Đảm bảo
được việc các thân chủ nhận được mọi quyền đối với các dịch vụ khác là một
phần quan trọng của nghề công tác xã hội.Vì vậy, để thực hiện việc bện hộ,
nhân viên công tác xã hội tối thiểu phải nắm vững các quyền có liên quan trực
17
tiếp đến đối tượng mình đang phục vụ và vấn đề của họ. Mặt khác, không
phải lúc nào thân chủ cũng nhận thức rõ những quyền và lợi ích hợp pháp mà
lẽ ra họ được hưởng.Lúc này, nhân viên công tác xã hội cần nâng cao nhận
thức để giúp họ tự nhận ra và tự quyết định việc tham gia với vai trò chủ động
vào quá trình tìm kiếm sự công bằng cho bản thân và cho nhóm những người

cùng hoàn cảnh với mình.
Tiếp cận dựa trên quyền giúp nhân viên công tác xã hội hướng đến các
giải pháp mang tính bền vững.
Vì một người có thể có nhiều vai trò khác nhau, những khuôn mẫu
ứng xử do xã hội áp đặt có thể mâu thuẫn với nhau, tạo ra khó khăn. Vì chỉ
là các vai trò, người ta có thể thay đổi không tiếp tục đóng một vai nào đó
không lành mạnh, hoặc tập đóng một vai mới tốt đẹp hơn cho cuộc sống.
Vai trò của nhân viên CTXH ở đây là giúp khách hàng, TC thấy được
những vai trò khác nhau họ có thể đóng tùy theo hoàn cảnh cá nhân và tài
nguyên có thể huy động được [11, tr. 20].
Trong khuôn khổ của luận văn này, tác giả đề cập đến vai trò chủ đạo
ở đây là vai trò của NVCTXH trong bệnh viện đối với bệnh nhân và đối với
nhân viên y tế. Đối với bệnh nhân, NVCTXH là người định hướng, hướng
dẫn cho bệnh nhân khi tham gia KCB tại cơ sở y tế, là người kết nối cung
cấp thông tin về bệnh nhân cho nhân viên y tế nắm rõ hơn, giúp quá trình
điều trị được nhanh chóng và nắm bắt bệnh tật của bệnh nhân một cách
chính xác hơn.
Đối với nhân viên y tế, NVCTXH là người có vai trò trợ giúp trong
việc hỗ trợ về tâm lý khi bệnh nhân có biểu hiện khủng hoảng, hoặc trầm
cảm, hướng dẫn bệnh nhân tuân thủ phác đồ điều trị của bệnh viện, hỗ trợ
bệnh nhân trong quá trình nhập và xuất viện…Ngoài ra NVCTXH còn đóng
vai trò là nhà tư vấn như tư vấn về chế độ bảo hiểm, viện phí, hỗ trợ các dịch
vụ liên quan đế bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.
18
Với tất cả các yếu tố trên đây, tác giả luận văn này đã sử dụng lý thuyết
Nhu cầu, lý thuyết Quyền con người và lý thuyết vai trò để làm cơ sở phương
pháp luận cho đè tài này.
Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận văn này, tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp
nghiên cứu như: phương pháp thu thập thông tin và phân tích tài liệu, phương

pháp phỏng vấn sâu và phương pháp quan sát.
Thu thập, tìm hiểu và vận dụng các lý thuyết của ngành công tác xã hội
liên quan đến vấn đề xây dựng và tổ chức mô hình CTXH trong bệnh viện
vào việc nghiên cứu, lý giải hiện tượng.
Vận dụng những phân tích, tổng hợp của các công trình nghiên cứu của
các tác giả trong và ngoài nước xung quanh việc xây dựng mô hình CTXH
trong bệnh viện và kết hợp với thực tiễn hoạt động công việc hàng ngày cùng
với việc học hỏi các mô hình CTXH trong bệnh viện của các nước phát triển
đã giúp tác giả có những so sánh, chắt lọc vào hoạt động CTXH thực tế cho
phù hợp với Việt Nam.
Phương pháp đối thoại với một đối tượng hoặc một số đối tượng nhằm
thu thập thông tin theo nhu cầu của đề tài.
Việc triển khai hoạt động CTXH trong bệnh viện hiện nay ở nước ta còn
gặp nhiều khó khăn vì đây là một lĩnh vực mới do đó cần thu thập thông tin từ
nhiều đối tượng khác nhau và từ những quan điểm này chúng ta mới có thể đưa
ra một mô hình chuẩn chung cho hoạt động CTXH trong bệnh viện.
Việc sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu trong đề tài được sử dụng
với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân cũng như nhân viên y tế và những người
có liên quan (đại diện ngành y tế, đại diện ngành Lao động xã hội) nhằm mục
đích thu thập thông tin cụ thể, chi tiết về việc triển khai, nâng cao tiến trình
CTXH trong Bệnh viện.
19
Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương pháp quan sát, đây là phương
pháp thu thập thông tin xã hội sơ cấp về đối tượng nghiên cứu bằng cách tri
giác trực tiếp và ghi chép tỉ mỉ mọi nhân tố có liên quan đến đối tượng nghiên
cứu và có ý nghĩa đối với mục tiêu của cuộc nghiên cứu. Phương pháp quan
sát có thể thực hiện một cách độc lập nhưng cũng có thể thực hiện một cách
kết hợp với những phương pháp khác.
Phương pháp quan sát được sử dụng trong đề tài nhằm:
- Quan sát tình trạng thực tế của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân đang

diễn ra trong một số bệnh viện hiện nay.
- Quan sát hoạt động của các nhân viên y tế trong việc tiếp nhận và xử
lý bệnh tật của bệnh nhân nhất là những trường hợp bệnh nhân nặng, bệnh
nhân có vấn đề về tâm lý (khủng hoảng, stress….).
Trong quá trình triển khai mô hình CTXH trong bệnh viện, nhân viên
công tác xã hội phải quan sát những đặc thù của mỗi nhóm bệnh nhân trong
bệnh viện để có cách tiếp cận thích hợp (biểu hiện ở cử chỉ, hành động và lời
nói của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và nhân viên y tế).
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn:
Đề tài này thuộc nhóm đề tài ứng dụng lý thuyết công tác xã hội vào
giải quyết vấn đề thực tiễn, đó là thiết lập, tổ chức mô hình CTXH trong bệnh
viện.
- Nghiên cứu nhằm đưa ra mặt tốt của mô hình CTXH trong bệnh viện
để thấy tính tích cực, hiệu quả và triển khai sâu rộng trong ngành y tế.
- Xem xét những mặt còn hạn chế để tránh những sai sót và định hướng
đúng đắn trong việc xây dựng mô hình đúng, chuẩn phát triển nghề CTXH
trong y tế.
Kết quả nghiên cứu làm sáng tỏ, minh chứng cho các thuyết liên quan
đến việc thực hiện mô hình CTXH trong bệnh viện: Thuyết nhu cầu, thuyết về
20
quyền con nguời, thuyết vai trò. Từ đó hình thành tiến trình, hỗ trợ, định
hướng cho việc triển khai mô hình CTXH trong ngành Y tế.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, phần nội
dung chính gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về công tác xã hội trong Bệnh viện.
Chương 2: Thực trạng công tác xã hội trong Bệnh viện hiện nay, điển
hình là bệnh viện Nhi Trung ương và bệnh viện Nội Tiết Trung ương.
Chương 3: Nhu cầu về CTXH trong bệnh viện hiện nay và đề xuất các
giải pháp thực hiện.

21
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI
TRONG BỆNH VIỆN
1.1 Các khái niệm:
Công tác xã hội, nói chung và công tác xã hội trong Bệnh viện, nói
riêng là một trong những vấn đề đang được quan tâm hiện nay. Với việc Nhà
nước và nhân dân cùng quan tâm đến sự phát triển của CTXH có nghĩa là
ngành CTXH đang có hướng tiến triển tốt, đây cũng là tiền đề cho an sinh xã
hộii phát triển và là nền tảng để một quốc gia phát triển bền vững. Một trong
những tiêu chí để xác định quốc gia phát triển bền vững đó là lấy con người là
trung tâm của sự phát triển. Phát huy tối đa nhân tố con người với vai trò là
chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của phát triển bền vững; đáp ứng
ngày càng đầy đủ hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp nhân
dân. Quan trọng là phải đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe theo hướng toàn diện,
chú trọng dự phòng tích cực và chủ động, khống chế kịp thời và kiểm soát tốt
các dịch bệnh, sàng lọc phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh tật. Củng cố và
tăng cường hệ thống y tế theo hướng đa dạng hóa các loại hình phục vụ và xã
hội hóa lực lượng tham gia, trong đó các cơ sở y tế công phải đóng vai trò chủ
đạo. Thiết lập hệ thống cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện, tập
trung vào việc cung cấp các dịch vụ y tế cơ bản và các dịch vụ chăm sóc sức
khỏe ban đầu. Nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và phục
hồi chức năng ở tất cả các tuyến; giảm tình trạng quá tải ở các bệnh viện
tuyến trên. Cải thiện, nâng cấp cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của các trạm
y tế xã, phường. Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực y tế và nhân viên công
tác xã hội cả về số lượng và chất lượng; đào tạo các nhân viên y tế cộng đồng,
các kỹ thuật viên y tế để bảo đảm cho họ có khả năng tiến hành tốt các công
việc chữa bệnh, chăm sức khỏe và triển khai các hoạt động y tế dự phòng
22

×