Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Nghiên cứu một số ảnh hưởng của việc nâng mức đảm bảo cấp nước cho sản xuất nông nghiệp trong mùa kiệt đến vận hành khai thác công trình thủy lợi vùng đồng bằng Bắc Bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.65 MB, 127 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI




HOÀNG CHÍ LINH



NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC NÂNG MỨC ĐẢM
BẢO CẤP NƯỚC CHO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRONG MÙA
KIỆT ĐẾN VẬN HÀNH KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

Chuyên ngành: Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước
Mã số: 60-62-30


LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT



Người hướng dẫn: PGS. TS. Lê Quang Vinh



Hà Nội - 2010





Lời cảm ơn

Trước tiên cho em gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả các thầy cô giáo, những
con người đã tận tụy dạy dỗ chỉ bảo chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường
Đại học Thủy lợi thân yêu. Các thầy cô không chỉ là những người truyền đạt cho em
những kiến thức mà còn mở ra cho chúng em những suy nghĩ, những dự định và những
niềm đam mê, đặc biệt về lĩnh vực mà chúng em được học-lĩnh vực thủy lợi.
Vậy là cũng hơn 8 năm, từ khi bước chân vào mái trường Thủy lợi năm 2003,
đến lúc ra trường và đi làm, rồi lại trở về trường để tiếp tục học tập. Niềm đam mê về
lĩnh vực thủy lợi ngày càng lớn dần trong em, càng thôi thúc em cần phải tiếp tục học
tập, nghiên cứu và làm việc để tìm hiểu thêm những điều còn ẩn chứa trong lĩnh vực
này. Trong thời gian học tập tại trường, em luôn cố gắng tiếp thu những kiến thức các
thầy cô giáo truyền đạt để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, kết hợp với
những kiến thức thực tế để phục vụ tốt hơn cho công tác nghiên cứu và phục vụ sản
xuất. Những bước trưởng thành của em có một phần rất lớn nhờ sự giúp đỡ tận tụy
của các thầy cô giáo. Vì vậy, qua những dòng này em xin bày tỏ lòng biết ơn đối với
các thầy cô.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy PGS. TS. Lê Quang Vinh trong thời
gian qua đã hướng dẫn chỉ bảo tận tình để em có thể hoàn thành nghiên cứu của mình.
Thầy đã dành nhiều thời gian phân tích, hướng dẫn cho em hiểu những vấn đề khi em
gặp khó khăn, tạo mọi điều kiện để em từng bước tiếp cận trong nghiên cứu khoa học.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!


Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2010
Học viên


Hoàng Chí Linh




- 1 -
MỤC LỤC

Danh mục các hình vẽ 4
Danh mục các bảng biểu 4
MỞ ĐẦU 6
1. Tính cấp thiết của đề tài 6
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ứng dụng 7
4. Phương pháp nghiên cứu 7
5. Nôi dung và kết quả nghiên cứu dự kiến đạt được 7
6. Địa điểm nghiên cứu 7
7. Bố cục luận văn 7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ 8
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 8
1.1.1. Vị trí địa lý 8

1.1.2. Đặc điểm địa hình 8
1.1.3. Đặc điểm địa chất 9
1.1.4. Đặc điểm thổ nhưỡng 9
1.1.5. Đặc điểm khí hậu 10
1.1.6. Mạng lưới sông ngòi và đặc điểm thủy văn sông ngòi 13
1.2. HIỆN TRẠNG KINH TẾ XÃ HỘI 15
1.2.1. Khái quát chung 15
1.2.2. Nông nghiệp 16
1.2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp 16

1.2.2.2. Kết quả sản xuất nông nghiệp 17
1.2.2.3. Định hướng phát triển nông nghiệp đến năm 2020 19
1.2.3. Lâm nghiệp 19
1.2.3.1. Hiện trạng 19
1.2.3.2. Định hướng phát triển lâm nghiệp 20
1.2.4. Thủy sản 21
1.2.4.1. Hiện trạng sản xuất 21
1.2.4.2. Định hướng phát triển thủy sản 22
1.2.5. Công nghiệp 23


- 2 -
1.2.6. Cơ cấu sử dụng đất hiện trạng và dự báo đến năm 2020 theo một số kịch bản
phát triển vùng đồng bằng Bắc Bộ 24
1.2.6.1. Hiện trạng sử dụng đất vùng đồng bằng Bắc Bộ 24
1.2.6.2. Dự báo cơ cấu sử dụng đất đến 2020 theo một số kịch bản phát triển 25
1.3. HIỆN TRẠNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI PHỤC VỤ TƯỚI VÀ HIỆU QUẢ
CẤP NƯỚC VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ 26
1.3.1. Khái quát 26
1.3.2. Hiện trạng phân vùng cấp nước vùng đồng bằng Bắc Bộ 27
1.3.2.1. Vùng Tả sông Hồng 27
1.3.2.2. Vùng Hữu sông Hồng 28
1.3.2.3. Vùng hạ du sông Thái Bình 30
1.3.2.4. Vùng hạ du sông Cầu 32
1.3.2.5. Một số vùng tưới khác 33
1.3.3. Hiện trạng công trình thủy lợi phục vụ tưới vùng đồng bằng Bắc Bộ 34
1.3.3.1. Vùng Hữu sông Hồng 34
1.3.3.2. Vùng Tả sông Hồng 34
1.3.3.3. Vùng Hạ du sông Thái Bình 35
1.3.3.4. Vùng Hạ du sông Cầu 36

1.3.4. Đánh giá tình trạng hạn hán ở Bắc Bộ 36
1.4. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CHUNG 38

CHƯƠNG 2:TÍNH TOÁN YÊU CẦU CẤP NƯỚC VÀ CÂN BẰNG NƯỚC . 39
2.1. XÁC ĐỊNH MÔ HÌNH MƯA TƯỚI 39
2.2. PHÂN VÙNG CẤP NƯỚC TƯỚI 42
2.2.1. Khái niệm về vùng và phân vùng 42
2.2.2. Cơ sở khoa học phân vùng tưới 42
2.2.3. Kết quả phân vùng cấp nước tưới 43
2.3. NHU CẦU NƯỚC CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG NƯỚC CỦA VÙNG
ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ 44
2.3.1. Yêu cầu cấp nước cho các đối tượng sử dụng nước 44
2.3.2. Đinh mức cấp nước cho các đối tượng sử dụng nước 45
2.4. CÂN BẰNG NƯỚC 48
2.4.1. Tài liệu cơ bản và sơ đồ tính thủy lực 48
2.4.2. Tính toán cân bằng nước 51
2.5. CHỌN VÙNG NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH 54
2.6. NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH HỆ THỐNG THỦY LỢI BẮC HƯNG HẢI 55


- 3 -
2.6.1. Khái quát hệ thống Bắc Hưng Hải 55
2.6.2. Một số công trình thủy lợi chính trong hệ thống Bắc Hưng Hải 57
2.6.3. Tóm tắt hiện trạng và định hướng phát triển kinh tế xã hội vùng Bắc Hưng
Hải 59
2.6.4. Tính toán yêu cầu cấp nước cho các đối tượng sử dụng nước của hệ thống
thủy lợi Bắc Hưng Hải 62
2.6.4.1. Nhu cầu nước cho nông nghiệp 62
2.6.4.2. Tính toán nhu cầu nước cho các ngành khác và nhu cầu nước cho môi trường
70

2.6.5. Xác định lượng nước đến 70
2.6.5.1. Mực nước tại Xuân Quan giai đoạn hiện tại 70
2.6.5.2. Mực nước tại Xuân Quan giai đoạn 2020 72
2.6.5.3. Xác định lưu lượng qua cống Xuân Quan với P = 75% và P = 85% 72
2.6.6. Tính toán cân bằng nước 73
2.6.6.1. Phương pháp tính toán 73
2.6.6.2. Tính toán cân bằng nước 73
2.7. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KẾT QUẢ TÍNH TOÁN 74
CHƯƠNG 3: ẢNH HƯỞNG CỦA TĂNG MỨC ĐẢM BẢO CẤP NƯỚC ĐẾN
VẬN HÀNH VÀ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI 77
3.1. KHÁI QUÁT CHUNG 77
3.2. CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN VẬN HÀNH VÀ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY
LỢI VÙNG BẮC HƯNG HẢI 77
3.2.1. Tác động trong trường hợp mực nước tại nguồn cấp thấp hơn mực nước yêu
cầu 77
3.2.2. Tác động trong trường hợp mực nước tại nguồn cấp đáp ứng yêu cầu lấy
nước 81
3.3. TÁC ĐỘNG TRONG TRƯỜNG HỢP NGUỒN NƯỚC ĐẾN KHÔNG ĐÁP ỨNG
ĐỦ YÊU CẦU CẤP NƯỚC 82
3.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO YÊU CẦU CẤP NƯỚC 83
3.4.1. Trường hợp nguồn nước đến đáp ứng đủ yêu cầu cấp nước 83
3.4.2. Trường hợp nguồn nước đến không đáp ứng đủ yêu cầu cấp nước 83
3.5. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CHUNG 84
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
PHỤ LỤC 87



- 4 -


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Biểu đồ hiện trạng sử dụng đất vùng đồng bằng Bắc Bộ
Hình 2.1. Sơ đồ tính toán thủy lực mạng sông Hồng - Sông Thái Bình và hệ thống biên
trên- biên dưới
Hình 2.2: Biểu đồ so sánh nhu cầu nước với P=75% và P = 85% năm 2010 và 2020
Hình 2.3. Biểu đồ so sánh nhu cầu nước và lượng nước đến năm 2010
Hình 2.4. Biểu đồ so sánh nhu cầu nước và lượng nước đến năm 2020
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Phân bố diện tích theo cao độ của vùng đồng bằng Bắc Bộ
Bảng 1.2: Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm tại một số trạm khí tượng
Bảng 1.3 : Độ ẩm trung bình tháng và năm của một số trạm khí tượng
Bảng 1.4 : Lượng bốc hơi trung bình tháng và năm tại một số trạm khí tượng
Bảng 1.5 : Tổng lượng mưa trung bình tháng và năm tại một số trạm khí tượng
Bảng 1.6 : Tổng số gió nắng trung bình tháng - năm tại một số trạm khí tượng
Bảng 1.7: Biến động diện tích đất nông nghiệp của các địa phương vùng đồng bằng Bắc
Bộ
Bảng 1.8 : Diện tích trồng lúa của các địa phương thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ
Bảng 1.9: Thống kê diện tích, năng suất và sản lượng một số cây lương thực chính vùng
đồng bằng Bắc Bộ
Bảng 1.10: Thống kê diện tích rừng của các địa phương thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ
Bảng 1.11: Diện tích, năng suất và sản lượng nuôi trồng thủy sản vùng đồng bằng Bắc
Bộ và cả nước trong một số năm điển hình
Bảng 1.12: Diện tích khu công nghiệp, cụm công nghiệp và làng nghề các địa phương
vùng Đồng bằng Bắc Bộ
Bảng 1.13. Dự báo cơ cấu sử dụng đất đến năm 2020 vùng đồng bằng Bắc Bộ
Bảng 1.14: Bảng tổng hợp các vùng tưới và các thông số chủ yếu của các vùng Bắc Bộ
Bảng 1.15: Hiệu quả phục vụ tưới vùng Hữu sông Hồng
Bảng 1.16: Hiệu quả phục vụ tưới vùng Tả sông Hồng
Bảng 1.17: Hiệu quả phục vụ tưới vùng Hạ du sông Thái Bình

Bảng 1.18: Hiệu quả phục vụ tưới vùng Hạ du sông Thái Bình
Bảng 1.19: Tình hình hạn hán thiếu nước tưới cho ây trồng toàn vùng đồng bằng Bắc
Bộ một số vụ đông xuân
Bảng 2.1. Chênh lệch lượng mưa năm giữa P = 75% và P = 85% các trạm vùng đồng
bằng Bắc Bộ


- 5 -

Bảng 2.2. Diện tích yêu cầu cấp nước cho các loại cây trồng theo các kịch bản phát
triển
Bảng 2.3. Yêu cầu cấp nước cho các ngành kinh tế khác
Bảng 2.4. Hệ số tưới của các khu thủy lợi
Bảng 2.5. Tiêu chuẩn cấp nước cho thủy sản nước ngọt
Bảng 2.6. Nhu cầu nước phân theo các ngành kinh tế với P = 75%
Bảng 2.7. Nhu cầu nước phân theo các ngành kinh tế với P = 85%
Bảng 2.8. Mực nước nhỏ nhất và trung bình 3 tháng kiệt tại một số vị trí trên các sông
Bảng 2.9. So sánh mực nước tại một số vị trí trên hệ thống sông
Bảng 2.10: Mực nước thiết kế cống An Thổ
Bảng 2.11: Hiện trạng và dự báo dân số đến năm 2020 vùng Bắc Hưng Hải
Bảng 2.12: Hiện trạng và phương hướng phát triển nông nghiệp vùng Bắc Hưng Hải
Bảng 2.13: Hiện trạng và phương hướng phát triển chăn nuôi vùng Bắc Hưng Hải
Bảng 2.14: Hiện trạng và phương hướng phát triển thủy sản vùng Bắc Hưng Hải
Bảng 2.15: Hiện trạng và phương hướng phát triển công nghiệp vùng Bắc Hưng Hải
Bảng 2.16: Độ ẩm trung bình tháng các trạm
Bảng 2.17: Nhiệt độ lớn nhất và nhỏ nhất các trạm
Bảng 2.18: Số giờ nắng trung bình ngày các trạm
Bảng 2.19: Vận tốc gió trung bình các trạm
Bảng 2.19: Lịch thời vụ gieo trồng các vùng trong hệ thống Bắc Hưng Hải
Bảng 2.20: Mô hình mưa tưới theo tháng tại trạm Hà Nội

Bảng 2.21: Mô hình mưa tưới theo tháng tại trạm Hưng Yên
Bảng 2.22: Mô hình mưa tưới theo tháng tại trạm Hải Dương
Bảng 2.23: Lịch thời vụ gieo trồng các vùng trong hệ thống Bắc Hưng Hải
Bảng 2.24: Độ ẩm trong lớp đất canh tác của cây trồng cạn
Bảng 2.25: Thời kỳ sinh trưởng và hệ số cây trồng Kc của lúa
Bảng 2.26: Thời kỳ sinh trưởng và hệ số cây trồng Kc của các loại cây trồng khác
Bảng 2.27: Chiều sâu bộ rễ của các loại cây trồng cạn
Bảng 2.28: Hệ số tưới theo tháng các tiểu vùng với P=75%
Bảng 2.29: Hệ số tưới theo tháng các tiểu vùng với P=85%
Bảng 2.30. Hệ số tưới các tiểu vùng với P=75% và P=85%
Bảng 2.31: Mô hình mực nước theo tháng tại trạm Xuân Quan
Bảng 2.32: Lưu lượng chảy qua cống Xuân Quan tháng 2
Bảng 2.33: Kết quả tính toán cân bằng nước hệ thống Bắc hưng Hải năm 2010
Bảng 2.34: Kết quả tính toán cân bằng nước hệ thống Bắc hưng Hải năm 2020



- 6 -

MỞ ĐẦU

I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hơn 50 năm qua, các công trình thủy lợi cấp nước tưới cho nông nghiệp ở nước
ta được thiết kế xây dựng đều có mức đảm bảo cấp nước không quá 75%. Theo
TCXDVN 285:2002: Công trình thủy lợi - Các quy định chủ yếu về thiết kế, trong
bảng 4.1 quy định các công trình thủy lợi được thiết kế với mức đảm bảo cấp nước
tưới cho nông nghiệp là 75% và cho sinh hoạt từ 80% đến 95%.
Hiện nay diện tích đất dành cho sản xuất nông nghiệp nước ta nói chung và vùng
đồng bằng Bắc bộ nói riêng đang giảm dần do nhu cầu đất công nghiệp, đất thổ cư, đất
đô thị hóa đang tăng dần; đồng thời với yêu cầu phát triển nông nghiệp theo hướng

sản xuất hàng hóa và hiện đại hóa nông nghiệp-nông thôn thì việc đa dạng hóa các
hình thức sản xuất nông nghiệp, tăng năng suất cây trồng cần phải được chú trọng;
muốn vậy thì trước tiên nguồn nước cấp cho sản xuất nông nghiệp ngày càng phải ổn
định hơn. Theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy lợi, mức đảm cấp
nước tưới ở nước ta hiện nay với tần suất 75% là thấp, không phù hợp với yêu cầu
thực tế phát triển, cần phải nghiên cứu đề xuất nâng mức đảm bảo cấp nước cao hơn
mức hiện nay.
Ngày 06/3/2009 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có Công văn số
510/BNN-TL về việc hướng dẫn kỹ thuật kiên cố hóa kênh mương theo chủ trương
của Chính phủ, trong đó quy định mức đảm bảo tưới là 85%.
Việc nâng mức đảm bảo cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp là một yêu cầu
cấp thiết. Tuy nhiên, mức đảm bảo cấp nước, đặc biệt là cấp nước trong mùa kiệt phụ
thuộc vào khả năng của các nguồn nước đến, khả năng đáp ứng của các công trình
thủy lợi đã và sẽ xây dựng - là một vấn đề cho đến nay vẫn chưa có công trình khoa
học nào nghiên cứu và giải quyết thỏa đáng. Mặt khác, trong trường hợp có đủ nguồn
nước đến thì tác động của việc tăng mức đảm bảo cấp nước cho sản xuất nông nghiệp
đến vận hành khai thác công trình thủy lợi cũng là một vấn đề rất lớn chưa được xem
xét nghiên cứu. Đây là cơ sở quan trong để đề xuất đề tài: “Nghiên cứu một số ảnh
hưởng của việc nâng mức đảm bảo cấp nước cho sản xuất nông nghiệp trong mùa kiệt
đến vận hành khai thác công trình thủy lợi vùng đồng bằng Bắc bộ”. Đề tài khoa học
này là rất cần thiết và có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế-xã hội.
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Đánh giá sơ bộ ảnh hưởng do nâng mức đảm bảo cấp nước cho sản xuất nông
nghiệp trong mùa kiệt đến vận hành khai thác các công trình thủy lợi vùng đồng bằng
Bắc Bộ.


- 7 -


III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG

- Đối tượng nghiên cứu là nguồn nước đến và yêu cầu cấp nước cho các công
trình thủy lợi trong các hệ thống thủy lợi.
- Phạm vi nghiên cứu ứng dụng: Các hệ thống thủy lợi điển hình vùng đồng bằng
Bắc Bộ.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Phương pháp kế thừa

Nghiên cứu tiếp thu và sử dụng có chọn lọc các kết quả nghiên cứu và thành tựu
khoa học công nghệ của các tác giả đã nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
4.2. Phương pháp điều tra thu thập và đánh giá

Điều tra thu thập tài liệu, khảo sát và nghiên cứu thực tế, phân tích đánh giá và
tổng hợp tài liệu để rút ra các cơ sở khoa học và khả năng ứng dụng vào thực tiễn.
V. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC
- Tính toán nhu cầu cấp nước cho nông nghiệp với mức đảm bảo 85% và cho các
đối tượng sử dụng nước khác theo quy định trong TCXDVN 285:2002 của các hệ
thống thủy lợi vùng đồng bằng Bắc Bộ tại thời điểm hiện tại và dự báo đến năm 2020.
- Sử dụng kết quả tính toán lượng nước đến vùng đồng bằng Bắc bộ của Viện
Quy hoạch Thủy lợi, tính toán cân bằng đường quá trình nước đến với đường quá trình
nước yêu cầu cho hệ thống thủy lợi.
- Đánh giá một số ảnh hưởng của việc nâng mức đảm bảo cấp nước đối với các
công trình thủy lợi vùng đồng bằng Bắc Bộ.
- Các giải pháp có thể áp dụng để đảm bảo yêu cầu cấp nước cho sản xuất nông
nghiệp của vùng theo mức đảm bảo 85%.
VI. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Vùng đồng bằng Bắc bộ.
VII. BỐ CỤC LUẬN VĂN


Nội dung của luận văn được trình bày trong 3 chương như sau:
- Chương I: Tổng quan vùng đồng bằng Bắc Bộ
- Chương II: Tính toán yêu cầu cấp nước và cân bằng nước.
- Chương III: Ảnh hưởng của tăng mức đảm bảo cấp nước đến vận hành và khai
thác công trình thủy lợi.


- 8 -
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1.1.1. Vị trí địa lý
Đồng bằng Bắc bộ được giới hạn từ 19P
o
P56’25’’ đến 21P
o
P34’27’’ vĩ độ Bắc và từ
105P
o
P17P

P đến 106P
o
P48’25’’ kinh độ Đông. Gồm 10 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng,
Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Ninh
Bình.
+ Phía Bắc và Tây Bắc giáp vùng Đông bắc
+ Phía Tây và Tây Nam giáp vùng Tây bắc
+ Phía Nam giáp vùng Bắc Trung Bộ
+ Phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ.

1.1.2. Đặc điểm địa hình
Vùng đồng bằng Bắc Bộ được bồi tụ và là tam giác châu hiện đại có diện tích
khoảng 15.000 kmP
2
P với địa hình khá bằng phẳng, độ dốc trung bình từ Việt Trì tới bờ
biển (theo hướng Tây Bắc - Đông Nam) khoảng 9cm/km, chênh lệch nơi cao nhất và
nơi thấp nhất khoảng 10m. Ngoài ra còn những đồi núi còn sót cao trên dưới 100m
nằm rải rác ở đồng bằng (nhất là rìa phía Đông Bắc và Tây Nam).
Ra sát biển và cũng có những cồn cát cao 2÷3 m, giữa sông Trà Lý và sông Hồng
có khoảng 25 dải song song tạo thành vùng đất cồn rộng 30 km, cao hơn mặt ruộng
1÷2 m, có làng mạc ở trên đó.
Đất ở đồng bằng Bắc Bộ có cao độ phổ biến từ 0,4m ÷ 9m trong đó diện tích có
cao độ < 2,0m khoảng 456.000 ha chiếm 58%. Tỷ lệ diện tích đồng bằng theo cao độ
xem bảng 1.1.
Bảng 1.1: Phân bố diện tích theo cao độ của vùng đồng bằng Bắc Bộ

Cao độ (m) Diện tích (ha) Tỷ lệ % Cao độ (m) Diện tích (ha) Tỷ lệ %
Nhỏ hơn 1 233298 29,90
5
÷
6
23146 2,97
1
÷
2
222724 28,55
6
÷
7
25278 3,24

2
÷
3
106789 13,69
7
÷
8
12190 1,56
3
÷
4
92389 11,84
8
÷
9
12455 1,60
4
÷
5
32026 4,10 Lớn hơn 9 19910 2,55


- 9 -

1.1.3. Đặc điểm địa chất
Vùng đồng bằng Bắc Bộ được tạo thành do quá trình bồi tụ và lắng đọng trầm
tích trong điều kiện biển nông cùng với các dòng chảy cửa sông ra biển. Do quá trình
chuyển động kiến tạo đã trải qua các kỷ Permier, Trias, Đệ Tam, Đệ Tứ cùng với các
tác động mạnh của các điều kiện tự nhiên (nhiệt độ, nóng ẩm, mưa ) làm cho đất đá bị
phong hóa mạnh tạo nên nền địa chất nham thạch, đất đai không đồng nhất. Với các

lớp bồi tích, trầm tích, phù sa khá dày thể hiện một bồn địa mới được hình thành. Trải
qua các thời kỳ mở đầu, thời kỳ biển lấn lần 1, thời kỹ biển lấn lần 2 và thời kỳ phát
triển kế thừa, biển lùi, chuyển sang một thời kỳ bình ổn và lấp đầy tạo thành một vùng
đồng bằng rộng lớn và ngập nước.

Nhìn chung cấu trúc địa chất của khu vực có dạng sau:
- Trầm tích Pleixtoxen: Nằm dưới đáy địa tầng là cát thạch anh hạt nhỏ đến hạt
trung thuộc bồi tích cổ (alQIII), có bề dày 20 đến 30 cm hoặc lớn hơn, nằm khá sâu
dưới mặt đất từ 20 m đến trên 30 m.
- Trầm tích Tholoxen: Nằm trên trầm tích Pleixtoxen, dạng phổ biến là bùn sét
kiểu đầm lầy ven biển (bmQIV). Trên tầng bùn sét là trầm tích sét biển (mQIV), trên
nữa là tầng á sét có chứa vỏ sò, chất hữu cơ thực vật. Trên cùng là tầng bồi tích sông
(alQIV).
1.1.4. Đặc điểm thổ nhưỡng
Theo tài liệu điều tra của Viện Nông hoá thổ nhưỡng, trong vùng đồng bằng Bắc
Bộ có các loại đất chính như sau:
- Đất phù sa sông Hồng: nằm hầu hết ở các tỉnh đồng bằng và trung du đất có độ
pH từ 6,5 ÷ 7,5; thành phần cơ giới phổ biến là sét hoặc sét pha trung bình, đất có cấu
tượng tốt nhất là ở những vùng trồng màu hầu hết diện tích loại đất này đã được gieo
trồng từ 2 đến 3 vụ lúa mầu và cho năng suất khá cao.
- Đất chiêm trũng glây: là loại đất này tập trung ở những vùng đất trũng thuộc
các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hà Tây, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên,
Hải Dương, Vĩnh Phúc, Thái Bình. Loại đất này có nhiều sắt hàm lượng Canxi -
Manhê từ 5÷6 mg/100g đất. Thường trồng từ 1÷2 vụ lúa trong năm, độ pH = 4÷4,5 bị
chua và nghèo lân, kali có năng suất thấp, cần được cải tạo bằng đưa nước phù sa sông
Hồng thau chua và tăng chất dinh dưỡng cho đất.
- Đất chua mặn: loại đất này tập trung ở vùng trũng gần biển thuộc Hải Phòng,
Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình đất bị glây hoá mạnh độ pH = 4,0. Hiện nay loại đất
này đang được trồng 2÷3 vụ lúa màu có năng suất cao, song để duy trì và cải tạo tốt
loại đất này phải thường xuyên được đưa nước ngọt vào và thau chua rửa mặn thay

nước đầu vụ đảm bảo tốt cho cây trồng phát triển.


- 10 -

- Đất mặn: là loại đất phân bố dọc theo đê biển và đê cửa sông thuộc các tỉnh
Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình và thành phố Hải Phòng thành phần cơ giới thay đổi
từ sét đến cát mịn, pH từ 7,3÷8,0 là đất có độ muối tan chiếm 0,25÷1,0% muốn gieo
trồng lúa hoa màu phải thường xuyên lấy nước ngọt, rửa mặn, hiện tại năng suất cây ở
đây thấp; có khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản nhưng còn phụ thuộc vào độ mặn
cũng như điều kiện địa hình. Đây là loại đất phải tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên mà
khai thác sử dụng cho thích hợp.
- Đất bạc màu: Loại đất này phân bố ven rìa đồng bằng thuộc các vùng đồi có
cao độ từ 15÷25m thuộc các tỉnh Ninh Bình, Phú thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh,
Bắc Giang, Hải Dương. Đất này có thành phần cơ giới nhẹ, nghèo mùn, kết von dưới
tầng đế cày, đôi khi gặp đá ong hoá, cây trồng cho năng suất thấp, để cải tạo tốt cần
cấp nước phù sa, bón phân hữu cơ, đa dạng hóa cây trồng.
1.1.5. Đặc điểm khí hậu
1. Nhiệt độ
Vùng đồng bằng Bắc bộ có nhiệt độ tương đối đồng đều, không có sự phân hóa
đáng kể giữa nơi này và nơi khác. Nhiệt độ trung bình năm của vùng khoảng 23
P
o
PC
÷
24P
o
PC.
Hàng năm có 4 tháng, từ tháng XII đến tháng III, nhiệt độ trung bình tháng dưới 20
P

o
PC.
Tháng I lạnh nhất có nhiệt độ trung bình 16,2P
o
PC. Thời gian mùa nóng kéo dài từ 8 đến 9
tháng, từ tháng 4 ÷ 11, nhiệt độ trung bình các tháng mùa nóng khoảng 29P
o
PC. Biên độ
ngày đêm tăng dần từ biển vào lục địa từ 5,5 ÷ 6,5P
o
PC.
Bảng 1.2: Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm tại một số trạm khí tượng (
P
o
PC)
Tên trạm
Tháng
TB
Năm
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI

XII
Sơn Tây 15.9 17.1 20.1 23.7 27.1 28.6 28.8 28.2 27.1 24.6 20.1 17.6 23.3
Hà Nội 16.2 17.0 19.9 23.7 27.4 28.7 29.2 28.5 27.4 24.7 21.3 18.0 23.5
Phủ Lý 16.1 16.9 19.9 23.5 27.1 28.6 29.2 28.3 27.0 24.5 21.2 17.8 23.3
Nam Định 16.2 16.9 19.5 23.4 27.2 28.8 29.3 28.5 27.5 24.7 21.3 18.0 23.4
Hải Dương 16.1 16.9 19.7 23.4 27.1 28.7 29.2 28.4 27.3 24.5 21.2 17.7 23.3
Ninh Bình 16.3 17.0 19.7 23.4 27.3 28.2 29.2 28.4 27.2 24.8 21.5 17.4 23.4
Thái Bình 16.3 16.8 19.5 23.0 26.9 28.3 29.2 28.5 27.1 24.5 21.4 18.0 23.3
Phù Liễn 16.3 16.7 19.2 22.6 26.4 28.0 28.2 27.7 26.8 24.5 21.3 18.1 23.0
Trung bình 16.2 16.9 19.8 23.3 27.1 28.5 29.0 28.3 27.2 24.6 21.3 17.8 23.3
2. Độ ẩm không khí
Độ ẩm trung bình năm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ là một vùng lãnh thổ có trị
số cao nhất trong toàn quốc dao động trong khoảng 83-85%.




- 11 -

Trung bình các tháng cao nhất ở các vùng thường rơi vào các tháng nhiều mưa
nhất và các tháng mưa phùn dài ngày. Độ ẩm tương đối thấp nhất tuyệt đối ở các vùng
nhiều mưa phùn phần lớn rơi vào tháng I, cuối mùa đông lạnh hanh và bắt đầu mùa
đông ẩm, ở các vùng ít mưa phùn thì rơi vào giữa hoặc cuối mùa đông.
Bảng 1.3 : Độ ẩm trung bình tháng và năm của một số trạm khí tượng (%)
Tên trạm
Tháng
Năm
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Sơn Tây
83

85
87
87
84
83
83
85
85
83
81
81
84
Hà Nội 83 85 87 88 84 83 84 86 85 82 81 81 84
Phủ Lý 84 86 89 89 84 82 81 85 86 84 82 82 84
Nam Định 85 88 91 89 85 83 82 85 85 83 82 82 85
Hải Dương
82
85
88
89
85
84
83
86
85
83
80
80
84
Ninh Bình

85
88
91
89
84
83
82
84
84
82
80
82
85
Thái Bình
85
89
91
90
85
83
82
86
86
85
82
83
86
Phù Liễn
83
89

91
90
87
86
86
88
85
80
78
79
85
Trung bình
84
87
89
89
85
83
83
86
85
83
81
81
85
3. Bốc hơi
Vùng đồng bằng Bắc bộ có lượng bốc hơi trung bình năm nhỏ (là vùng có lượng
bốc hơi nhỏ nhất nước ta) khoảng từ 700 đến 1000 mm/năm. Các tháng lạnh ẩm có
lượng bốc hơi thấp, các tháng khô nóng lượng bốc hơi cao hơn rõ rệt như tháng VII.
Bảng 1.4 : Lượng bốc hơi trung bình tháng và năm tại một số trạm khí tượng(mm)

Tên trạm
Tháng
Năm
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Sơn Tây 57,1 50,9 55,2 60,9 84,8 83,6 87,5 68,5 65,4 72,0 66,3 68,9 821.1
Hà Nội 71,4 59,7 56,9 65,2 98,6 97,8 100,6 84,1 84,4 95,6 89,8 85,0 989.1
Phủ Lý 59,1 44,0 43,2 52,8 84,3 90,3 102,0 74,2 68,5 78,3 76,2 72,9 845.8
Nam Định 55,2 40,9 39,4 50,7 86,8 92,9 104,7 77,5 69,4 79,3 72,4 66,7 835.9
Hải Dương
75,9
56,7
52,9
59,1
89,6
96,1
109,9
80,9
81,2
93,9
94,0
90,0
983.1
Hưng Yên
66,5
49,4
46,2
53,9
84,9
96,1
109,9

80,9
81,3
93,9
97,0
90,0
949.9
Ninh Bình
57,4
40,2
38,2
50,6
86,2
97,1
1063,8
75,0
70,4
81,6
76,0
72,2
851.7
Thái Bình
58,5
41,5
40,1
50,6
88,4
98,4
116,0
77,2
69,1

79,1
80,6
71,4
870.9
Phù Liễn
54,7
34,5
31,8
38,8
62,4
65,7
70,8
55,9
63,8
76,2
75,2
68,2
698.0
Trung bình
61,8
46,4
44,9
53,6
85,1
90,9
100,9
74,9
72,6
83,3
81,2

76,1
871.7
4. Mưa
Lượng mưa năm biến động rất mạnh so với yếu tố khí tượng khác, giá trị cực đại
tiểu cực đại của lượng mưa có thể chênh nhau từ hai đến ba lần. Nếu xét theo không
gian trong lưu vực dao động trong khoảng 1200 ÷ 2000 mm, phần lớn trong khoảng
1800 mm/năm.


- 12 -

Phân bố lượng mưa biến đổi theo không gian, thời gian, chịu ảnh hưởng mạnh
của địa hình và hướng gió. Số ngày mưa trung bình hàng năm khoảng 130 đến 140
ngày. Tháng 8 và tháng 9 có nhiều mưa nhất, lượng mưa trung bình trên dưới 300 mm.
Bảng 1.5. Tổng lượng mưa trung bình tháng và năm tại một số trạm khí tượng(mm)
Tên trạm
Tháng
Năm
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Sơn Tây 20,3 25,4 37,8 103,2 229,1 261,9 308,7 321,5 260,3 169,4 56,8 16,7 1811.1
Hà Nội
21,3

26,0

46,9

99,4

177,1


257,3

264,8

288,2

230,4

149,3

71,1

18,1

1649,9

Phủ Lý
29,3

29,3

59,1

91,3

192,7

259,7


253,3

312,9

326,5

231,2

81,5

34,6

1901,3

Nam Định
23,6

28,6

49,3

91,1

175,4

200,2

228,9

296,9


328,5

224,4

61,4

27,6

1735,8

Hải Dương
24,1

23,3

44,7

90,7

165,3

227,9

236,5

279,8

213,3


141,4

46,6

20,1

1513,7

Hưng Yên
26,5

24,9

48,7

90,4

165,0

233,6

234,1

285,5

266,9

184,6

73,1


23,5

1656,7

Ninh Bình
24,5

29,1

50,2

74,7

166,4

232,0

226,6

323,8

359,3

249,2

68,1

32,5


1836,3

Thái Bình
25,0

26,7

46,6

85,1

163,4

200,3

221,8

295,6

323,4

223,5

64,7

23,9

1699,7

Phù Liễn

23,7

28,2

48,6

92,6

190,7

246,4

300,5

348,6

248,3

155,7

36,7

19,8

1739,7

Trung bình 24,3 26,8 48,0 90,9 180,6 235,5 252,8 305,9 284,1 192,1 62,2 24,1 1727.1
5. Gió - Bão
Hướng gió thịnh hành trong mùa hè ở vùng đồng bằng Bắc Bộ là gió nam và
đông nam còn mùa đông thường có gió bắc và đông bắc. Tốc độ trung bình khoảng 2-

3 m/s. Các tháng từ tháng 7 đến tháng 9 có nhiều bão nhất. Các cơn bão đổ bộ vào đất
liền thường gây ra mưa lớn trong vài ngày, gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời
sống nhân dân. Tốc độ gió lớn nhất trong cơn bão có thể lên tới 40 m/s.
6. Mây
Lượng mưa trung bình chiếm khoảng 75% bầu trời. Tháng 3 thường là tháng u
ám nhất có lượng mây cực đại, chiếm 90% bầu trời. Tháng 10 trời quang đãng nhất,
lượng mây trung bình chỉ chiếm khoảng 60% bầu trời.
7. Nắng
Số giờ nắng hàng năm dao động khoảng 1450 đến 1700 giờ. Các tháng mùa hè từ
tháng IV đến tháng X có nhiều nắng nhất. Từ tháng II, III là những tháng ít nắng, chỉ
đạt khoảng 35 đến 55 giờ mỗi tháng.
Bảng 1.6. Tổng số giờ nắng trung bình tháng - năm tại một số trạm khí tượng(giờ)
Tên trạm
Tháng
Năm
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
Sơn Tây 74,6 50,5 55,0 93,9 188,6 169,7 200,0 178,3 183,2 167,6 136,7 118,9 1617,0
Hà Nội 67,3 44,7 46,2 80,2 165,8 155,6 182,6 162,8 160,5 165,0 125,1 108,8 1464,6
Phủ Lý 78,0 41,4 43,3 86,8 191,1 168,0 205,3 171,2 172,9 172,6 140,8 123,7 1595,1



- 13 -
Tên trạm
Tháng
Năm
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
Nam Định 78,0 39,2 43,9 97,6 202,1 185,9 222,5 174,1 178,2 174,6 145,1 129,3 1665,1
Hải Dương 83,0 44,4 41,6 85,8 204,4 176,2 214,5 180,0 186,6 187,0 157,5 130,5 1691,5
Hưng Yên 79,9 42,3 47,7 92,6 202,5 180,7 217,7 180,0 177,1 177,8 142,8 127,6 1668,7
Ninh Bình 83,4 45,9 45,0 93,2 202,1 181,3 217,1 171,4 167,0 166,9 139,1 128,5 1640,9
Thái Bình 78,8 35,3 41,1 90,5 198,6 184,7 223,0 174,0 179,6 178,3 143,6 127,4 1654,9
Phù Liễn 82,8 44,4 39,6 96,0 184,2 177,1 189,8 166,0 179,6 191,6 151,3 128,8 1631,2
Trung bình 78,4 43,1 44,8 90,7 193,3 175,5 208,1 173,1 176,1 175,7 142,4 124,8 1625,4
1.1.6. Mạng lưới sông ngòi và đặc điểm thủy văn sông ngòi
Hệ thống sông bao trùm toàn bộ vùng đồng bằng Bắc Bộ là phần hạ lưu của sông
Hồng và sông Thái Bình. Dòng chính sông Hồng ở phần Trung Quốc gọi là sông
Nguyên bắt nguồn từ dãy núi Ngụy Sơn thuộc tỉnh Vân Nam. Các phụ lưu lớn nhất
của sông Hồng là sông Đà, sông Lô cũng đều bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam và Tây Tạng

của Trung Quốc. Các phụ lưu này nhập vào khu vực sông Hồng ở Việt Trì. Từ Việt Trì
trở xuống chính là nơi bắt đầu của hạ lưu sông Hồng. Hệ thống sông Hồng được hợp
thành bởi 3 sông chính là sông Lô, sông Thao, sông Đà và 6 phân lưu là các sông:
Sông Đáy, sông Đuống, sông Luộc, sông Trà Lý, sông Nam Định, sông Cơ.
Dòng chính sông Hồng do 3 sông chính là sông Cầu, sông Thương và sông Lục
Nam hợp lưu tại phả lại mà tạo thành. Từ Phả Lại trở xuống là vùng hạ lưu sông Thái
Bình. Sông Thái Bình có hai phân lưu chính là sông Kinh Thầy và sông Văn Úc.
Ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình liên thông với
nhau bởi mạng lưới sông suối khá dày trong đó quan trọng nhất là sông Đuống và sông
Luộc. Khoảng hơn một phần ba lượng lũ của sông được chuyển sang sông Thái Bình
qua hai sông này. Hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình có rất nhiều cửa sông trong
đó quan trọng nhất là cửa Bạch Đằng, Lạch Tray, Văn Úc, Thái Bình, Trà Lý, Ba Lạt,
Lạch Giang và Cửa Đáy.
Hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình có tổng diện tích lưu vực khoảng
169.000 km
P
2
P trong đó hơn một nửa nằm trên đất Việt Nam. Lưu lượng dòng chảy của
hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình khá dồi dào. Mùa lũ bắt đầu từ tháng 6 và kết
thúc vào tháng 10. Lượng nước trong các tháng mùa lũ chiếm từ 75
÷
80% tổng lượng
nước hàng năm, trong đó tháng 8 chiếm tỉ trọng nhiều nhất (19
÷
23%).
Do ảnh hưởng của đặc điểm địa hình đồi núi có độ dốc lớn, mức độ che phủ của
thảm thực vật thấp, mưa lớn kéo dài trên khắp lưu vực, cùng với cấu trúc mạng lưới
sông có hình nam quạt đã làm lũ trên hệ thống có tính chất lũ núi, mực nước và lưu
lượng đều biến đổi rất nhanh, nhiều khi rất đột ngột. Thời gian lũ tương đối dài, trung
bình 6

÷
7 ngày, dài nhất có thể lên tới 20 ngày. Biên độ lũ khá lớn, đạt từ 7 đến 10 m.


- 14 -

Các vùng thượng lưu và trung lưu sông Hồng có chế độ lũ cực kỳ ác liệt, tốc độ
dòng chảy rất lớn, đạt từ 3 ÷ 5 m/s. Cường suất lũ rất lớn, từ 3 ÷ 7 m/ngày. Chênh lệch
giữa mực nước lớn nhất và nhỏ nhất đạt gần 10 m. Nước lũ vùng hạ lưu còn ác liệt hơn
vì sau khi các sông Đà, sông Lô hợp lưu với sông Hồng ở Việt Trì; sông Cầu, sông
Thương, sông Lục Nam hợp lưu tại phả lại để tạo thành sông Thái Bình thì nước lũ
của toàn hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình thuộc phần trung du và miền núi đều
đổ dồn về đồng bằng nơi có địa hình trũng thấp, lòng sông bị thu hẹp do các tuyến đê
bao bọc.
Về mùa kiệt, dòng chảy trên toàn bộ hệ thống sông chủ yếu do nước ngầm cung
cấp. Lưu lượng và mực nước trong mùa này giảm rất nhanh và các tháng 11, 12. Trên
lưu vực sông Hồng, moduyn dòng chảy mùa kiệt trên phần lớn diện tích đạt 7-18
l/s.km
P
2
P, các vùng mưa lớn như Bắc Quang, Hoàng Liên Sơn có thể đạt tới 20-40
l/s.km
P
2
P. Tuy nhiên trên lưu vực sông Thương và các sông Lục Nam thì moduyn dòng
chảy lại rất thấp, chỉ đạt trên dưới 2,0 l/s.km
P
2
P. Do vậy lưu lượng và mực nước trong
mùa này giảm rất nhanh chóng. Mực nước trong các sông trong các sông trong các

tháng 3 và 4 thường xuống đến mức thấp nhất. Số liệu quan trắc tại Hà Nội trong 30
năm cho thấy mực nước thấp nhất xảy ra vào tháng 3/1956, đạt mức 1,56 m. Lưu
lượng đo được vào ngày 9/5/1960 chỉ có 350 m
P
3
P/s.
Trên hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình đã và đang xây dựng hàng trăm hồ
chứa nước lớn nhỏ, trong đó có nhiều hồ có dung tích trữ lớn và có ý nghĩa quan trọng
về mặt kinh tế xã hội như Hòa Bình (9,45 tỷ m
P
3
P), Thác Bà (2,94 tỷ mP
3
P) đang khai thác;
các hồ Sơn La (9,26 tỷ m
P
3
P), Tuyên Quang (2,245 tỷ mP
3
P), Bản Chát (2,138 tỷ mP
3
P) đang
xây dựng. Theo thống kê, kể từ khi hồ Hòa Bình tham gia điều tiết, mực nước sông
Hồng trung bình tại cống Liên Mạc đã tăng khoảng 50-60 cm so với trước đây. Tuy
vậy vẫn xảy ra các hiện tượng bất thường. Ngày 6/4/2004 mực nước tại Hà Nội chỉ đạt
1,86 m. Mới bắt đầu vào mùa khô cuối năm 2004 mực nước sông Hồng đã xuống thấp
nhất trong gần 50 năm qua. Mực nước trung bình tháng 10/2004 chỉ đạt 3,65 m, thấp
hơn mực nước trung bình nhiều năm 2,16 m. Trong hai ngày 20 và 21/5/2005 mực
nước sông Hồng tại Hà Nội xuống thấp tới mức dưới 1,60 m. Những ngày đầu năm
2008 vừa qua mực nước sông Hồng tại Hà Nội đã xuống tới mức thấp nhất trong lịch

sử quan trắc được. Cụ thể như sau:
- Tháng 1: Tiếp theo những ngày khô cạn từ cuối tháng 12/2007, ngay ngày đầu
tiên của tháng Giêng mực nước đã xuống thấp tới mức kỷ lục: lúc 7h sáng ngày 01/01
chỉ có 1,12 m. Tính trung bình cả tháng Giêng là 1,93 m;
- Tháng 2: mực nước trung bình tháng là 1,70 m trong đó trung bình 10 ngày liên
tục (từ 09/2 đến 18/2) chỉ có 1,25 m. Mực nước lúc 19h ngày 12/02 chỉ có 0,81 m.
Trong 2 ngày 12 và 13/2 mực nước sông Hồng tại Hà Nội đều ở mức dưới 1,0 m;


- 15 -

- Tháng 3: mực nước trung bình cả tháng là 1,75 m. Mực nước thấp nhất tháng là
1,04 m xuất hiện lúc 7h sáng ngày 11/3;
- Tháng 4: mực nước trung bình cả tháng là 1,81 m. Mực nước thấp nhất tháng là
1,42 m xuất hiện ngay ngày đầu tiên của tháng (19h ngày 01/4);
- Tháng 5: mực nước trung bình cả tháng là 2,89 m. Mực nước thấp nhất tháng là
1,45 m xuất hiện lúc 7h sáng ngày 03/5.
Sông Hồng và sông Thái Bình có hàm lượng phù sa tương đối lớn. Mùa lũ hàm
lượng phù sa trung bình trên dưới 1,0 kg/m
P
3
P nước, ngày lớn nhất có thể đạt trên 5
kg/mP
3
P. Ngày 8-7-1977 tại Hà Nội hàm lượng phù sa đo được lên tới 6,53 kg/mP
3
P nước.
Mùa khô lượng phù sa của các sông rất thấp, chỉ đạt vài chục gam trong 1 mP
3
P nước.

Hàm lượng phù sa nhỏ nhất đo được tại Hà Nội ngày 6-4-1997 chỉ có 3,7 g/mP
3
P nước.
Hàng năm hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình tải lượng phù sa rất lớn, ước tính
khoảng trên dưới 100 triệu tấn đổ vào vịnh Bắc Bộ.
1.2. HIỆN TRẠNG KINH TẾ XÃ HỘI
1.2.1. Khái quát chung
Vùng đồng bằng Bắc Bộ gồm 10 tỉnh thành phố là Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh
Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình
với hai thành phố trực thuộc trung ương, 09 thành phố trực thuộc tỉnh thành.
Với tổng diện tích tự nhiên 14.862,5 km
P
2
P, dân số trên 19,5 triệu nười, vùng đồng
bằng sông Hồng là địa bàn cư trú của 48 dân tộc anh em trong đó người Kinh chiếm
99,33%, người Mường 0,27%, người Sán Dìu 0,20%, 45 dân tộc người khác chỉ
khoảng 0,2%.
Đồng bằng Bắc bộ là nơi có nhiều trung tâm kinh tế, chính trị quan trọng của cả
nước trong đó có thủ đô Hà Nội, là một trong hai vùng trọng điểm sảm xuất lương
thực của cả nước với tổng sản lượng lương thực sản xuất hàng năm chiếm trên 60%
sản lượng lương thực của miền Bắc và gần 20% của cả nước.
Sự chuyển dịch mạnh mẽ kinh tế trong những năm qua đã làm thay đổi mạnh
diện mạo nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ. Từ một nền nông nghiệp độc canh đến
nay phần lớn ruộng đất canh tác đã được khai thác tương đối triệt để, hầu hết là ruộng
2 vụ, khoảng 30-35% diện tích lúa 3 vụ, năng suất cây trồng tăng rõ rệt, chất lượng đời
sống của nhân dân trọng khu vực không ngừng được cải thiện.
Trong những năm gần đây, đã có hàng ngàn ha đất trồng lúa 2-3 vụ được chuyển
đổi thành đất đô thị, khu công nghiệp và làng nghề. Nhiều nông dân không còn đất để
sản xuất phải chuyển sang làm nghề dịch vụ hoặc di cư lên các thành phố, các khu
công nghiệp để tìm kiếm cơ hội làm việc mới và nguồn thu nhập thay thế.



- 16 -

1.2.2. Nông nghiệp
1.2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
Trong những năm gần đây, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong vùng đồng bằng
Bắc Bộ diễn ra rất mạnh. Hàng loạt các dự án phát triển kinh tế-xã hội được thực hiện,
đặc biệt ở các khu vực gần Hà Nội, Hải Phòng, khu vực trung tâm hành chính của các
tỉnh và dọc các trục đường quốc lộ làm cho cơ cấu sử dụng đất có sự biến động rất
lớn, nhất là đất nông nghiệp.
Bảng 1.7: Biến động diện tích đất nông nghiệp của các địa phương
vùng đồng bằng Bắc Bộ

TT Tỉnh/ Thành phố
Diện tích đất nông
nghiệp (nghìn ha)
Diện tích đất bị mất
trong 8 năm (nghìn ha)
2000
2008
Tổng
Tỷ lệ %
1
Hà Nội
167.00

146.40

20.60


18.95

2 Vĩnh Phúc 66.80

58.90

7.90

7.27

3
Bắc Ninh
52.00

44.80

7.20

6.62

4 Hải Dương 105.70

89.90

15.80

14.54

5

Hải Phòng
72.60

51.80

20.80

19.14

6 Hưng Yên 64.20

55.50

8.70

8.00

7
Thái Bình
103.20

96.40

6.80

6.26

8 Hà Nam 51.80

46.10


5.70

5.24

9
Nam Định
106.70

96.40

10.30

9.48

10 Ninh Bình 67.60

62.70

4.90

4.51


Tổng

857.60
748.90
108.70
13.00

Bảng 1.8: Diện tích trồng lúa của các địa phương thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ
TT Tỉnh, Thành phố
Diện tích lúa đông xuân
(nghìn (ha)
Diện tích lúa mùa
(nghìn ha)
2000
2008
2000
2008
1 Hà Nội 108.6 101.2 114.4 105.5
2
Vĩnh Phúc
38
29.8
36.8
28.1
3 Bắc Ninh 41.5 38 42.5 38.2
4
Hải Dương
74.2
63.7
73.3
63.2
5 Hải Phòng 46.5 40 49.4 43.1
6
Hưng Yên
43.3
40.3
46.4

41.4
7 Thái Bình 85.5 84.2 87.6 84.1
8
Hà Nam
37.3
33.8
38.1
35.9
9 Nam Định 82.4 76.9 83.8 79.8
10
Ninh Bình
42.4
41.1
40.6
39.3

Tổng số
599.7
549
612.9
558.6



- 17 -

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong vòng 8 năm gần đây: từ năm 2000
đến năm 2008 diện tích đất nông nghiệp đã giảm 108.70 ha, khoảng một nửa trong số
đó là đất trồng lúa 2-3 vụ/năm. Tính trung bình trong 8 năm, một năm diện tích đất
nông nghiệp ở vùng đồng bằng Bắc Bộ bị mất 13.590 ha. Hải Phòng là địa phương có

tỷ lệ đất nông nghiệp bị mất nhiều nhất với tốc độ trung bình 2,39%/năm, Hà Nội
2,37%/năm, Hải Dương 1,82%/năm.
Theo thống kê, phần đất nông nghiệp bị giảm chủ yếu phục vụ cho việc xây dựng
các cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, công trình phúc lợi xã hội, các khu công nghiệp,
làng nghề và các khu đô thị mới.
1.2.2.2. Kết quả sản xuất nông nghiệp
1. Sản xuất lương thực
Đồng bằng Bắc Bộ, một trong hai vùng trọng điểm sản xuất lương thực của cả
nước, là vùng có truyền thống và trình độ thâm canh lúa nước, có nhiều vùng chuyên
canh rau, màu và cây công nghiệp ngắn ngày, có phong trào chuyển đổi cơ cấu sử
dụng đất. Mặc dù diện tích gieo trồng cây lương thực của từng địa phương và của toàn
vùng giảm mạnh do tác động của quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa nhưng sản
lượng lương thực giảm không đáng kể, nếu so với năm 2000 thì năm 2008 diện tích
lúa cả năm giảm tới 8,66% nhưng năng suất bình quân lại tăng tới trên 7,0%, do vậy
sản lượng lúa chỉ giảm khoảng 0,88%.
Bảng 1.9: Thống kê diện tích, năng suất và sản lượng một số cây lương thực chính
vùng đồng bằng Bắc Bộ
TT Loại cây trồng
Năm
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2007 2008
1
Lúa cả năm

Diện tích (1000 ha)
1212.6
1202.5
1196.6
1183.5
1161.6
1138.9

1111.6
1107.6
Năng suất (T/ha)
5.43
5.42
5.64
5.48
5.78
5.43
5.67
5.88
Sản lượng (1000T)
6586.6
6430.4
6752.2
6487.3
6710.2
6183.5
6298.1
6572.8
2
Lúa đông xuân

Diện tích (1000 ha)
599.7
599.1
594.3
589.7
578.2
565.9

553.1
549
Năng suất (T/ha)
5.86
5.91
5.99
6.13
6.29
6.33
5.77
6.37
Sản lượng (1000T)
3511.7
3469.1
3559.6
3617.7
3634.6
3580.3
3190.2
3523
3
Lúa mùa

Diện tích (1000 ha)
612.9
603.4
602.3
593.8
583.4
573

558.5
558.6
Năng suất (T/ha)
5.02
4.95
5.3
4.83
5.27
4.54
5.56
5.4
Sản lượng (1000T)
3074.9
2961.3
3192.6
2869.6
3075.6
2603.2
3107.9
3049.3
4
Ngô cả năm

Diện tích (1000 ha)
92.9
68.2
70
80.5
84
81.9

84.7
91.6
Năng suất (T/ha)
3.11
3.41
3.52
3.75
4.09
4.08
4.17
4.35
Sản lượng (1000T)
279.6
228.9
246.7
301.6
343.4
334.3
352.8
404.1


- 18 -

Do làm tốt công tác thủy lợi cấp nước tưới chủ động cùng với việc áp dụng tốt
các thành tựu về giống và thành tựu về giống và kỹ thuật canh tác nên trong vụ đông
xuân, mặc dù diện trồng lúa mỗi năm một giảm nhưng năng suất lúa lại tăng đều hàng
năm. So với năm 2000 thì diện tích trồng lúa đông xuân toàn vùng năm 2008 giảm
8,45% nhưng năng suất tăng tới 8,7% và sản lượng vẫn tăng 0,32%.
Ngô là loại cây luơng thực quan trọng chỉ sau lúa, mặc dù diện tích trồng ngô cả

năm 2008 giảm 1,34% so với năm 2000 nhưng năng suất lại tăng tới 39,87% và sản
lượng tăng 44,53%. So với năm 2007 diện tích trồng ngô toàn vùng tăng 6900 ha,
năng suất tăng 0,18T/ha và sản lượng tăng 51300 tấn.
Nhìn chung diện tích trồng cây lương thực giảm là do chuyển đổi mục đích sử
dung đất, chủ yếu chuyển sang đất thổ cư, đất đô thị, đất xây dựng khu công nghiệp,
làng nghề và đất chuyên dùng.
2. Sản xuất cây công nghiệp hàng năm
Vùng đồng bằng Bắc Bộ trồng nhiều loại cây công nghiệp hàng năm nhưng nhiều
nhất là đậu tương và lạc. Nhờ áp dụng tiến bộ kỹ thuật, trình độ thâm canh khá và chủ
động trong nguồn nước tưới nên cả diện tích, năng suất và sản lượng hai loại cây công
nghiệp chủ lực này đều tăng ổn định.
Năm 1995 cả vùng trồng được 23.300 ha lạc. Những năm tiếp theo diện tích
trồng lạc được mở rộng thêm mỗi năm trên dưới 1000 ha, năm 2005 diện tích lạc đạt
đến mức cực đại là 34.700 ha. Tuy nhiên, từ năm đến nay do tác động mạnh của quá
trình công nghiệp hóa và đô thị hóa nên diện tích trồng lạc giảm xuống chỉ còn khoảng
31.600 ha. Trong vòng 14 năm gần đay tốc độ tăng năng suất toàn vùng đạt mức trung
bình mỗi năm lên tới 8,0%. Năm 2008 sản lượng lạc toàn vùng đạt mức cao nhất là
77.900 tấn.
Đậu tương có tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm 11,5% về diện tích và
4,0% về năng suất. Năm 1995 cả vùng đồng bằng mới trồng được 29.500 ha, đến năm
2008 tăng lên 77.900 ha.
Ngoài lạc và đậu tương, vùng đồng bằng Bắc Bộ cũng trồng nhiều loại cây công
nghiệp hàng năm khác nhưng chiếm tỷ trọng không nhiều và phụ thuộc và quy luật
điều tiết của thị trường. Có khá nhiều loại cây trồng trong suốt thời gian dài trước đây
được xem là cây chủ lực thì ngày nay lại trở thành cây thứ yếu hoặc giữ tỷ trọng không
lớn trong ngành công nghiệp.
3. Chăn nuôi
So với nhiều vùng khác thì vùng đồng bằng Bắc Bộ có điều kiện tự nhiêu thuận
lợi hơn cho phát triển chăn nuôi đặc biệt là các loại gia súc lớn như trâu, bò, lợn.



- 19 -

Trâu vốn là loại gia súc truyền thống của cùng Bắc Bộ vì nó liên quan đến sức
kéo trong sản xuất nông nghiệp. Thời kỳ 1985 đến 1990 là thời kỳ phát triển mạnh mẽ
nhất của đàn trâu với số lượng đàn lên đến 400.000 con. Từ những năm 90 trở đi, dưới
tác động mạnh mẽ của quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp nông
thôn nên sức trâu dùng cho sản xuất nông nghiệp giảm dần. Năm 1995, đàn trâu của cả
vùng giảm còn khoảng 287.000 con, năm 2000 giảm xuống còn 213.700 con, đến năm
2008 chỉ còn 107.500 con (chỉ bằng 37,5% năm 1995). Tính trung bình 13 năm thì mỗi
năm đàn trâu của vùng đồng bằng Bắc Bộ giảm 4,80%.
Bò cũng là loại gia súc chăn nuôi truyền thống của vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Ngoài giá trị về sức kéo, bò còn có giá trị kinh tế cao đặc biệt là cung cấp nguồn lượng
thực thực phẩm cao cấp. Vì thế đàn bò của vùng đã tăng liên tục trong những năm qua.
Năm 1995, đàn bò của cả vùng có khoảng 441.300 con, năm 2008 tăng lên 702.600
con. Tính bình quân trong 13 năm, đàn bò của vùng tăng đều đặn 5,44 con mỗi năm.
Vùng đồng bằng Bắc Bộ cũng là vùng có tổng đàn lợn đông đảo nhất, chiếm
khoảng 28% tổng đàn lợn của cả nước. Năm 2006 tổng đàn lợn của cả vùng khoảng
7.168.000 con, năm 2008 giảm xuống chỉ còn 6.971.700 con.
Chăn nuôi gia cầm cùng phát triển mạnh và ổn định. Số lượng gia cầm năm 2000
ước tính khoảng 55.577.000 con. Năm 2008 phát triển mạnh mẽ nhất đạt tới 6.652.700
con, chiếm khoảng 27% tổng số gia cầm cả nước.
1.2.2.3. Định hướng phát triển nông nghiệp đến năm 2020
- Đảm bảo an toàn lương thực.
- Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Phấn đấu đến
năm 2020, hệ số quay vòng đất nông nghiệp đạt 2,6-2,7 lần/năm. Tăng nhanh thu nhập
trên một đơn vị diện tích đất canh tác. Bố trí hợp lý cơ cấu đất nông nghiệp theo hướng
sản xuất hàng hóa, chuyển đổi những vùng trồng lúa kém hiệu quả sang sản xuất cây
trồng vật nuôi khác có hiệu quả kinh tế cao hơn.
- Đẩy nhanh đưa tiến độ khoa học công nghệ vào sản xuất.

- Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Giải phóng sức lao động và nâng cao dân trí trong nông nghiệp.
1.2.3. Lâm nghiệp
1.2.3.1. Hiện trạng lâm nghiệp
Vùng đồng bằng Bắc Bộ có diện tích rừng không lớn. Năm 2008 diện tích rừng
của toàn vùng vào khoảng 125.100 ha, đạt tỷ lệ che phủ bình quân 8,30%, trong đó
rừng tự nhiên có 56.900 ha, rừng trồng chiếm 95.200 ha.


- 20 -

So với năm 2001 diện tích rừng năm 2008 tăng 7.700 ha. Vĩnh Phúc là tỉnh có
diện tích rừng lớn nhất, chiếm gần 23,93% tổng diện tích rừng tự nhiên của toàn vùng
đông bằng Bắc Bộ. Các tỉnh Ninh Bình, Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương cũng là các
địa phuơng có nhiều rừng tự nhiên.
Bảng 1.10: Tthống kê diện tích rừng của các địa phương thuộc
vùng đồng bằng Bắc Bộ (ha)

TT
Tỉnh/ Thành
phố
Đất lâm
nghiệp
Năm 2001 (ha)
Năm 2008 (ha)
Tổng
số
Tự
nhiên
Rừng

trồng
Tổng
số
Rừng
tự
nhiên
Tổng
số
1 Hà Nội 22500 20000 0 20000 23000 5000 18000
2
Vĩnh Phúc
33100
31400
9500
21900
28400
9400
19000
3 Bắc Ninh 700 600 0 600 600 0 600
4
Hải Dương
10000
9900
3100
6800
10400
2300
8100
5 Hải Phòng 22000 10500 8200 2300 17300 10800 6500
6

Thái Bình
7400
7300
0
7300
7500
0
7500
7 Hà Nam 9000 8200 7100 1100 8000 5900 2100
8
Nam Định
6200
6200
0
6200
2800
0
2800
9 Ninh Bình 27400 23300 18700 4600 27100 23500 3600

Tổng
138300
117400
46600
70800
125100
56900
68200

Vùng đồng bằng Bắc Bộ có nhiều quốc gia và khu dự trữ sinh quyển lớn của cả

nước như vườn quốc gia Cúc Phương tỉnh Ninh Nình rộng trên 22.200 ha, vườn quốc
gia Ba Vì thành phố Hà Nội có diện tích 11.372 ha, vườn quốc gia Tam Đảo tỉnh Vĩnh
Phúc có diện tích 34.955 ha, vườn quốc gia Cát Bà thành phố Hải Phòng có diện tích
15.200 ha, các khu dự trữ sinh quyển đất ngập nước ven biển gồm các huyện Kim Sơn
(Ninh Bình), Giao Thủy, Nghĩa Hưng (Nam Định), Thái Thụy, Tiền Hải (Thái Bình)
có tổng diện tích trên 105.000 ha.
Do phần lớn rừng trong vùng là rừng đặc dụng, rừng trồng để phủ xanh đất trống
đồi núi trọc và rừng trồng chắn sóng nên sản phẩm lâm nghiệp của vùng không nhiều.
Rừng tự nhiên tập trung ở rừng quốc gia, những khu đặc dụng ở vùng núi và rừng
ngập mặn ở vùng ven biển, không có giá trị cung cấp lâm sản. Ninh Bình là tỉnh có
diện tích rừng tự nhiên lớn nhất, chiếm 37% tổng diện tích rừng tự nhiên của vùng
đồng bằng.

1.2.3.2. Định hướng phát triển lâm nghiệp
- Thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững toàn bộ đất được quy
hoạch cho lâm nghiệp.


- 21 -

- Tăng cường các hoạt động nông lâm kết hợp và sử dụng có hiệu quả các diện
tích đất trống đồi trọc phù hợp với phát triển lâm nghiệp.
- Cải thiện sinh kế của người làm nghề rừng thông qua xã hội hóa và đa dạng hóa
các hoạt động lâm nghiệp; tạo công ăn việc làm, nâng cao nhận thức, năng lực và mức
sống của người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc ít người.
- Bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học nhằm thực hiện có hiệu
quả chức năng phòng hộ của ngành lâm nghiệp.
- Kết hợp bảo tồn, phòng hộ với phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và các
dịch vụ môi trường khác.
- Củng cố và bảo vệ các rừng quốc gia hiện có.

- Đổi mới công nghệ và tăng cường năng lực cho các doanh nghiệp và các làng
nghề truyền thống chế biến đồ mộc và lâm sản ngoài gỗ.
1.2.4. Thủy sản
1.2.4.1. Hiện trạng sản xuất
Nghề nuôi trồng thủy sản đặc biệt là nuôi các loại thủy sản ở vùng đồng bằng
Bắc Bộ đã có từ lâu đời. Tuy nhiên nghề này mới chỉ thực sự phát triển mạnh trong
những năm gần đây.
Theo kết quả điều tra, một số công ty quốc doanh thủy sản được thành lập từ
những năm 60 của thế kỷ trước đến nay vẫn đang tiếp tục hoạt động có hiệu quả với
quy mô sản xuất ngày càng mỏ rộng. Đã có hàng chục nghìn hội gia đình tham gia
nuôi trồng thủy sản. Nhiều hộ đầu tư hàng tỷ đồng để tạo ao, đầm, ruộng trũng, làm
lồng bè để nuôi trồng thủy sản với quy mô trang trại, thâm canh thao hướng công
nghiệp.
Bảng 1.11: Diện tích, năng suất và sản lượng nuôi trồng thủy sản
vùng đồng bằng Bắc Bộ và cả nước trong một số năm điển hình
Năm 1995 1998 2000 2002 2004 2008
Diện tích (ha)






- Đồng bằng Bắc Bộ
58754
63013
68350
77100
84800
102200

- Cả nước
453583
524501
641874
797700
920100
1052600
- Tỷ trọng so với cả nước
12.95
12.01
10.65
9.67
9.22
9.71
Năng suất (T/ha)






- Đồng băng Bắc Bộ
0.909
1.359
1.591
1.934
2.299
4.156
- Cả nước
0.858

0.810
0.919
1.059
1.307
4.372
Sản lượng (T)






- Đồng băng Bắc Bộ
53380
85606
108766
149147
194990
424790
- Cả nước
389069
425031
589595
844810
1202486
4602026
- Tỷ trọng so với cả nước
13.720
20.141
18.448

17.655
16.216
9.230


- 22 -

Trước năm 1994, nghề nuôi trồng thủy sản mới tập trung nhiều ở các tỉnh ven
biển nơi có điều kiện thiên nhiên và môi trường thuận lợi. Kỹ thuật nuôi trồng lúc đó
vẫn là nuôi quảng canh và bán thâm canh. Diện tích nuôi thủy sản thâm canh chưa
nhiều.
Từ năm 1995 đến nay, nhờ chuyển đổi cơ cấu sản xuất và áp dụng tiến bộ khoa
học trong nuôi thủy sản nên nghề nuôi thủy sản của cả nước nói chung va của vùng
đồng bằng Bắc Bộ nói riêng đã có bước phát triển nhanh chóng. Diện tích nuôi trồng
thủy sản thâm canh đã mở rộng sang các ao hồ nước ngọt, các chân ruộng trũng trồng
lúa nước.
Năm 2008 cả vùng có 102.200 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản với tổng lượng
thủy sản các loại khoảng 424.790 tấn, tập trung nhiều ở các tỉnh Thái Bình, Hải Phòng,
Nam Định. So với năm 1995, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản năm 2008 tăng
73,95%, năng suất trung bình của cả vùng tăng 4,57 lần, sản lượng tăng tới 7,96 lần.
1.2.4.2. Định hướng phát triển thủy sản

- Mục tiêu chung của ngành thủy sản là phát triển nuôi trồng, đánh bắt thủy sản
theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa nhằm tạo ra nguồn hàng phong phú có
chất lượng cao không chỉ đáp ứng yêu cầu xuất khẩu và nguyên liệu phục vụ chế biến
xuất khẩu mà còn đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước và an ninh thực phẩm.
- Nghiên cứu tận dụng toàn bộ các loại nước mặt hiện có, cải tạo một phần diện
tích đất mặt nước chưa sử dụng, chuyển đổi một phần đất trồng lúa ở các vùng úng
trũng và đất nông nghiệp bị nhiễm mặn cho năng suất thấp thành đất nuôi trồng thủy
sản.

- Quy hoạch khai thác hợp lý diện tích đất ngập nước vùng ven biển, đất hoang
hóa, bãi cát, cồn cát hoặc mặt nước biển ven bờ vào nuôi trồng thủy hải sản.
- Nghiên cứu đầu tư xây dựng bổ sung thêm công trình thủy lợi, công trình thuộc
về hạ tầng cơ sở hoặc cải tạo, nâng cấp các công trình và hệ thống các công trình thủy
lợi và các công trình hạ tầng đã có đáp ứng yêu cầu cấp nước và tiêu thoát nước cho
các khu vực quy hoạch chuyên nuôi trồng thủy sản.
- Phát triển sản xuất, nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản gắn với hiệu quả kinh tế,
hiệu quả xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái nhằm đảm bảo phát triển ổn định và
bền vững.
- Đưa nhanh tiến bộ khoa học công nghệ vào mọi lĩnh vực của ngành thủy sản.
- Phát huy mọi nguồn lực để phát triển thủy sản trong đó dựa vào nội lực là
chính, tranh thủ các nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài.


- 23 -

- Phấn đấu năng suất thủy sản nuôi trồng bình quân cả vùng giai đoạn 2010 đến
2015 từ 3,0-3,5 tấn/ha, giai đoạn 2015 đến 2020 từ 3,5-4,0 tấn/ha, đưa giá trị sản xuất
thủy sản tăng bình quân hàng năm từ 12-15% cho giai đoạn từ 2010 đến 2015, và từ
10-12% cho giai đoạn từ 2015 đến 2020.
- Phấn đấu đưa tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm từ nay đến năm 2020 đạt
22,4% với tỷ trọng của thủy sản chiếm khoảng từ 18-20% giá trị sản xuất của ngành
nông nghiệp.
- Đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và có giá trị xuất khẩu.
1.2.5. Công nghiệp
Tính đến cuối tháng 5 năm 2008 cả nước có 186 khu công nghiệp (KCN), khu
chế xuất được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ với tổng diện tích
đất tự nhiên là 26.115 ha, trong đó vùng đồng bằng Bắc Bộ có 42 KCN với tổng diện
tích 10.046 ha. Tuy có sự gia tăng đáng kể các khu công nghiệp mới được thành lập
trong vài năm gần đây, nhưng tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp của cả nước còn thấp,

mới đạt khoảng trên dưới 50% và khá đồng đều giữa các vùng trên cả nước.
Cũng tính đến tháng 5 năm 2008, tổng diện tích đất khu công nghiệp, cụm công
nghiệp và làng nghề đã có quy hoạch chi tiết lên tới 20.904 ha. Dự kiến đến năm 2020
tổng diện tích sẽ lên tới 41.688 ha và có rất nhiều khu công nghiệp được quy hoạch
thành tổ hợp khu công nghiệp, đô thị, thương mại và dịch vụ.
Bảng 1.12: Diện tích khu công nghiệp, cụm công nghiệp và làng nghề
các địa phương vùng Đồng bằng Bắc Bộ
TT Tỉnh, thành
Diện tích khu công nghiệp, cụm công nghiệp và làng
nghề theo số liệu của các địa phương (ha)
Đang hoạt động và đã có
quy hoạch đến 2008
Dự kiến quy hoạch đến
năm 2020
1
Bắc Ninh
5.017
6.622
2
Hải Dương
1.639
4.773
3
Hà Nam
458
1.008
4
Hà Nội
2.746
4.511

5
Hà Tây (Hà Nội)
2.739
6.601
6 Hải Phòng 1.605 4.276
7
Hưng Yên
1.447
2.354
8
Nam Định
747
1.887
9
Ninh Bình
1.150
1.199
10
Thái Bình
1.433
3.663
11
Vĩnh Phúc
1.923
4.794

Tổng cộng
20.904
41.688

×