Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Lựa chọn và kiến nghị phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu tới lĩnh vực nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 86 trang )



LỜI CẢM ƠN

Sau hơn 8 tháng thực hiện, luận văn Thạc sỹ chuyên nghành Quy hoạch và
Quản lý Tài nguyên nước với đề tài: “Lựa chọn và kiến nghị phương pháp Đánh
giá tình trạng dễ bị tổn thương do tác động của Biến đổi khí hậu tới lĩnh vực
nông nghiệp” đã được hoàn thành. Ngoài sự nỗ lực của bản thân, tác giả còn được
sự chỉ bảo, hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô giáo và các đồng nghiệp, bạn bè.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Thủy lợi, các thầy giáo,
cô giáo Khoa Kỹ thuật Tài nguyên nước, các thầy giáo, cô giáo các bộ môn đã
truyền đạt những kiến thức chuyên môn trong quá trình học tập.
Tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Hà Lương
Thuần – Viện nước, Tưới tiêu & Môi trường, người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ và cung cấp những tài liệu, những thông tin cần thiết cho tác giả hoàn thành
Luận văn này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Quản lý Trung ương các dự án Thuỷ lợi đã
tạo điều kiện cho tôi theo học và hoàn thành khoá học cũng như sự giúp đỡ của các
đồng nghiệp đã cung cấp các tài liệu cần thiết cho tác giả hoàn thành luận văn.
Tuy nhiên do thời gian có hạn, trình độ còn hạn chế, số liệu và công tác xử lý
số liệu với khối lượng lớn nên những thiếu sót của Luận văn là không thể tránh
khỏi. Do đó, tác giả rất mong tiếp tục nhận được sự chỉ bảo giúp đỡ của các thầy cô
giáo cũng như những ý kiến đóng góp của bạn bè và của đồng nghiệp.
Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn tấm lòng của những người thân
trong gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ khích lệ tác giả trong suốt quá trình học
tập và hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn./.

Hà Nội, tháng 9 năm 2012

Tác giả




Nguyễn Thành Trung



BẢN CAM KẾT

Tên tác giả: Nguyễn Thành Trung
Học viên cao học CH17Q
Người hướng dẫn:
PGS.TS: Hà Lương Thuần
Tên đề tài Luận văn “Lựa chọn và kiến nghị phương pháp Đánh giá tình trạng
dễ bị tổn thương do tác động của Biến đổi khí hậu tới lĩnh vực nông nghiệp”.
Tác giả xin cam đoan đề tài Luận văn được làm dựa trên các số liệu, tư liệu
được thu thập từ nguồn thực tế, được công bố trên báo cáo của các cơ quan nhà
nước, được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành, sách, báo… để đưa ra một số đề
xuất giải pháp. Tác giả không sao chép bất kỳ một Luận văn hoặc một đề tài nghiên
cứu nào trước đó.


Tác giả


Nguyễn Thành Trung



MỤC LỤC
14TMỞ ĐẦU14T 1

14TCHƯƠNG I14T
14TBIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU14T 4
14T1.1. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU14T 4
14T1.1.1.14T 14TTại châu Âu14T 6
14T1.1.2.14T 14TTại Châu Á14T 7
14T1.1.3.14T 14TTại Châu Mỹ - La tinh14T 8
14T1.1.4.14T 14TTại Châu Phi14T 9
14T1.1.5.14T 14TTại Châu Úc14T 9
14T1.2. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU14T 10
14T1.3. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM14T 14
14T1.3.1.14T 14TDiễn biến biến đổi khí hậu tại Việt Nam14T 14
14T1.3.2.14T 14TKịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam14T 15
14T1.3.3. Tác động tiềm ẩn của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp14T 18
14TCHƯƠNG II14T
14TTỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DỄ BỊ
TỔN THƯƠNG DO TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
14T 26
14T2.1. KHÁI NIỆM TÌNH TRẠNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG14T 26
14T2.1.1.14T 14TĐịnh nghĩa14T 26
14T2.1.2.14T 14TMục đích đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương14T 27
14T2.1.3.14T 14TCác kịch bản và mô hình ứng dụng trong đánh giá TTDBTT14T 28
14T2.2. CÁC KHUNG PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DỄ BỊ TỔN
THƯƠNG14T 30
14T2.2.1 Các khung, phương pháp đánh giá trên thế giới14T 31
14T2.2.2 Các khung, phương pháp đánh giá TTDBTT tại Việt Nam14T 42
14T2.3. NHẬN XÉT14T 51
14TCHƯƠNG III14T
14TKIẾN NGHỊ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DỄ BỊ TỔN
THƯƠNG TRONG NÔNG NGHIỆP DO TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU

14T 54
14T3.1. CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP14T 54
14T3.1.1 Sự cần thiết phải đánh giá TTDBTT trong lĩnh vực nông nghiệp14T 54


14T3.1.2 Theo định nghĩa và khái niệm về tình trạng dễ bị tổn thương của Ủy ban
Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC
14T) 57
14T3.1.3 Những kết luận từ nhận xét các phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn
thương trong nước và trên thế giới
14T 58
14T3.2. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ GIÁ TÌNH TRẠNG DỄ BỊ TỔN
THƯƠNG TRONG NÔNG NGHIỆP14T 59
14T3.2.1 Các giai đoạn đánh giá TTDBTT trong nông nghiệp14T 60
14T3.2.2 Trình tự và nội dung đánh giá TTDBTT dựa vào cộng đồng14T 61
14T3.2.3 Công cụ hỗ trợ đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương14T 71
14T3.2.4 Khái niệm chung về ứng phó đối với biến đổi khí hậu phục vụ thảo luận về
các biện pháp ứng phó cấp cộng đồng
14T 74
14TKẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ14T 78
14TTÀI LIỆU THAM KHẢO14T 80




1
MỞ ĐẦU
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay, Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức lớn của thế
kỷ 21, là vấn đề đang được sự quan tâm của cả thế giới. Việc nghiên cứu tác động

của BĐKH đang là một vấn đề cấp thiết, được sự quan tâm của các cấp các ngành
từ Trung ương tới địa phương. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới thì Việt Nam
là một trong những nước sẽ chịu tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu. Việt Nam
đã thiết lập một Chương trình hành động mục tiêu quốc gia để ứng phó với Biến đổi
khí hậu và đã được Chính phủ thông qua vào tháng 12/2008. Tuy nhiên việc nghiên
cứu các tác động của biến đổi khí hậu tại Việt Nam đang ở giai đoạn đầu, theo báo
cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong hội thảo “Hướng tới chương
trình hành động của ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhằm giảm thiểu
và thích ứng với Biến đổi khí hậu” tại Hà Nội ngày 11/1/2008 thì hiện tại ở Việt
Nam vẫn chưa có một nghiên cứu chi tiết đánh giá tác động của biến đổi khí hậu
đến lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Do đó trong Chương trình mục tiêu quốc gia về
biến đổi khí hậu đã nhận định rằng “Không ngừng nghiên cứu tác động của khí hậu
toàn cầu, nước biển dâng và các hiện tượng bất thường khác của khí hậu để phòng
tránh”. Theo đánh giá chung thì lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chịu ảnh hưởng
nhiều do tác động của BĐKH.
Trong nhiên cứu tác động của biến đổi khí hậu và các biện pháp giảm thiểu,
thích ứng thì nghiên cứu đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương là bước trung gian sau
khi đánh giá các tác động và trước khi đưa ra được các biện pháp giảm thiểu và
thích ứng. Từ các đánh giá tác động và tình trạng dễ bị tổn thương, lồng ghép với
cơ chế, chính sách, chiến lược, định hướng phát triển của ngành trong tương lai thì
chúng ta mới xác định được các biện pháp thích ứng và giảm thiểu.
Có rất nhiều phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương trên thế giới và
đã được áp dụng rộng rãi, Đối với Việt Nam, hiện tại về phương pháp đánh giá tình
trạng dễ bị tổn thương chưa có sự thống nhất về phương pháp, các phương pháp
được sử dụng đều dựa trên căn bản là đánh giá và quản lý rủi ro thiên tai.


2
Theo đánh giá chung, hiện nay các phương pháp đánh giá về tình trạng dễ bị
tổn thương do BĐKH đều được sử dụng theo phương pháp riêng của từng cá nhân,

tổ chức chuyên nghiên cứu về BĐKH. Chưa có một phương pháp thống nhất đánh
giá tình trạng dễ bị tổn thương để áp dụng chung tại Việt Nam, vì vật rất cần thiết
để chọn ra một phương pháp phù hợp sử dụng cho đánh giá tình trạng dễ bị tổn
thương trong nông nghiệp và nông thôn.
II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
- Đề xuất được các phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương trong
lĩnh vực nông nghiệp do tác động của biến đổi khí hậu.
- Đề xuất được các giải pháp ứng phó trong lĩnh vực nông nghiệp, góp phần
nâng cao năng lực của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trong ứng phó
với biến đổi khí hậu
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Những vấn đề chung về Biến đổi khí hậu và kịch bản biến đổi khí hậu đổi với
Việt Nam.
Lựa chọn phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương do tác động của
biến đổi khí hậu
Kiến nghị phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương do tác động của
biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp.
Lựa chọn và kiến nghị được phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương
do biến đổi khí hậu đối với lĩnh vực nông nghiệp.
Nghiên cứu, đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương trong nông nghiệp và nông
thôn do tác động của Biến đổi khí hậu để áp dụng chung tại Việt Nam.
IV. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Cách tiếp cận
- Tiếp cận kết hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu lý luận và thực tiễn ở trong
nước cũng như trên thế giới;
- Tiếp cận theo quan điểm thực tiễn, tổng hợp đa mục tiêu;


3
- Tiếp cận đáp ứng nhu cầu;

- Tiếp cận theo quan điểm hệ thống;
- Tiếp cận có sự tham gia của cộng đồng;
- Tiếp cận theo quan điểm bền vững.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp kế thừa tài liệu và kết quả nghiên cứu đã có;
- Đánh giá nhanh (PRA), phân tích theo khung logic (LFA);
- Điều tra, khảo sát thực địa;
- Phương pháp chuyên gia;
- Nghiên cứu phân tích, thống kê;
- Phương pháp phân tích hệ thống;
- Phương pháp sử dụng mô hình toán, thủy lực và thủy văn.


4
CHƯƠNG I
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1. 1. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Khái niệm
Khí hậu thường được định nghĩa là trung bình theo thời gian của thời tiết
(thường là 30 năm). Trong 1000 năm qua, nhiệt độ bề mặt Trái đất khá ổn định tuy
nhiên 200 năm trở lại đây, đặc biệt là trong mấy chục năm vừa qua khi công nghiệp
phát triển, nhân loại bắt đầu khai thác than đá, dầu lửa, khí đốt, con người đã thải
vào bầu khí quyển một lượng khí như CO2, nitơ ôxít và mêtan rất lớn làm bức xạ
không thoát ra ngoài được khiến cho nhiệt độ bề mặt Trái đất nóng lên. Công ước
khung về BĐKH của Liên Hợp quốc (UNFCCC) định nghĩa về BĐKH như sau:
BĐKH là sự thay đổi khí hậu do tác động trực tiếp hay gián tiếp của các hoạt
động con người làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu, bên cạnh sự biến
động của khí hậu tự nhiên, được quan sát qua nhiều thời kỳ.
Nguyên nhân
BĐKH được gây ra bởi hai nguyên nhân chính. Thứ nhất là nguyên nhân tự

nhiên như thay đổi quỹ đạo chuyển động của trái đất, thay đổi của bề mặt trái đất,
hàm lượng khí CO
R
2
R trong khí quyển, hoạt động của núi lửa, lượng mây, thay đổi
bên trong vỏ trái đất và độ mặn của đại dương. Thứ hai là do sự phát thải quá mức
vào khí quyển các khí gây hiệu ứng nhà kính, tạo ra một lượng bức xạ cưỡng bức
(tăng thêm) là 2,3w/m
P
2
P khiến bề mặt trái đất và lớp khí quyển tầng thấp nóng lên.
BĐKH trong thời gian thế kỷ XX đến nay chủ yếu do con người gây ra, do vậy
thuật ngữ BĐKH (hoặc còn được gọi là sự ấm lên toàn cầu) được coi là đồng nghĩa
với BĐKH hiện đại.
Các biểu hiện của BĐKH
• Sự nóng lên của bề mặt trái đất;
• Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi
trường sống của con người và các sinh vật trên trái đất;


5
• Sự dâng cao mực nước biển do tan băng dẫn tới ngập úng ở những
vùng đất thấp và các đảo trên biển;
• Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các
vùng khác nhau của trái đất dẫn tới nguy cơ đe doạ sự sống của các loài sinh
vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người;
• Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu
trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác;
• Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và
thành phần của thuỷ quyển, sinh quyển, địa quyển.

Dự báo
Biến đổi khí hậu được quan tâm từ những năm 1960, một trong những tổ chức
có uy tín nhất trên thế giới nghiên cứu về BĐKH là Ủy ban liên chính phủ về
BĐKH (IPCC) do UNEP và WHO sáng lập năm 1988.
Năm 1990 báo cáo đầu tiên đánh giá về BĐKH đã được IPCC công bố. Báo
cáo đã khẳng định các bằng chứng khoa học về BĐKH và đã gây được tiếng vang
lớn, tác động đến không chỉ các nhà hoạch định chính sách mà cả công chúng, nó đã
đưa ra các cơ sở để đàm phán Công ước khung của Liên hiệp quốc về BĐKH được
phê chuẩn tại New York tháng 9/1992
Trên cơ sở thành công của báo cáo lần thứ nhất, năm 1995 IPCC tiếp tục hoàn
thành và công bố báo cáo đánh giá lần thứ hai. Báo cáo lần này được hơn 2000 nhà
khoa học và chuyên gia về BĐKH trên thế giới soạn thảo và được trình bày tại hội
nghị lần thứ hai của các nước ký công ước khung của Liên hiệp quốc về BĐKH tổ
chức tại Geneva từ 8-19/6/1996
Năm 2001, Báo cáo lần đánh giá lần thứ 3 của IPCC được công bố. Báo cáo
này đã khẳng định bằng chứng của BĐKH do tác động của con người là ngày càng
rõ rệt, đồng thời báo cáo cũng đưa ra chi tiết nững tác động của hiện tượng nóng lên
toàn cầu với các khu vực trên thế giới. Trong báo cáo này cũng đề cấp đến nhiều
biện pháp hiệu quả để giảm thải hiệu ứng khí nhà kính và các nỗ lực cần có hơn nữa
từ các chính phủ để loại bỏ rào cản để phát huy hiệu quả.


6
Báo cáo đánh giá lần thứ 4 được IPCC hoàn thành năm 2004. Trong báo cáo
này các luận chứng khoa học về BĐKH, các tác động và các giải pháp ứng phó tiếp
tục được ứng phó. Báo cáo đánh giá lần thứ 4 có cách tiếp cận ngược chiều so với
báo cáo lần thứ 3. Nếu báo cáo lần thứ 3 giải quyết và lập luận vấn đề theo chiều
kim đồng hồ: Phát thải khí nhà kính dẫn đến BĐKH và dẫn tới các tác động thì
trong báo cáo lần thứ 4 được bắt đầu với những giả định hoặc các kịch bản về biến
đổi khí hậu và chúng ta cần có những giải pháp để phát triển kinh tế xã hội để giữ

mức phát thải khí nhà kính cũng như kiểm soát được các tác động của BĐKH. Năm
2007, tập thể các nhà khoa học của IPCC đã được trao giải Nobel cho những cống
hiến và đóng góp không ngứng mệt mỏi của họ cho nghiên cứu BĐKH toàn cầu. Có
thể nói các kết quả nghiên cứu của IPCC là nền tảng khoa học quan trọng cho các
quốc gia trên thế giới xây dựng và thực hiện các chiến lược và kế hoạch ứng phó
hiệu quả với BĐKH toàn cầu.
Ngoài ra các quốc gia, các khu vực cũng có các nghiên cứu cụ thể về BĐKH
như sau:
Ngoài ra các quốc gia, các khu vực cũng có các nghiên cứu cụ thể về BĐKH
như sau:
1.1.1. Tại châu Âu
Châu Âu là châu lục có những nghiên cứu tiên phong về BĐKH. Các nghiên
cứu được thực hiện ở cấp độ châu lục, quốc gia, lưu vực sông.
Demidowicz và nnk (2000) đã thực hiện nghiên cứu về tác động của BĐKH tới
ngành nông nghiệp của Ba Lan dựa theo kịch bản của mô hình GISS và GFDL. Cả
2 kịch bản đều có tác động đáng kể đến các họt động sản xuất nông nghiệp của Ba
Lan thể hiện ở các mặt: thiếu nước, thay đổi mùa vụ gieo trồng và điều kiện canh
tác, biến động về năng suất và cơ cấu cây trồng. Kết quả phân tích cũng cho thấy
tuy có các biến động nhưng an ninh lương thực của Ba Lan vẫn đảm bảo nếu có các
biện pháp tốt, và thậm chí có thể có thặng dư lương thực
Arnell (1999) đã đánh giá tác động của BĐKH đến chế độ thủy văn của toàn
lưu vực châu Âu. Chế độ thủy văn được mô phỏng bằng mô hình toán học, với bước
thời gian là 1 ngày, số liệu đầu vào là 4 kịch bản về BĐKH khác nhau. Kết quả tính


7
toán của ông đã chỉ ra rằng lượng dòng chảy mặt của khu vực Nam Âu sẽ giảm
trong khi tại khu vực Bắc Âu tăng lên.
Hartig và nnk (1997) đã nghiên cứu về tác động của BĐKH đến vùng đất ngập
nước ở khu vực Đông Âu và kiến nghị các giải pháp thích ứng. Kết quả nghiên cứu

cho thấy các kịch bản của BĐKH chỉ ra rằng nhiệt độ và lượng bốc hơi nước tăng
lên, kéo theo sự biến động của chế độ thủy văn và gây hủy hoại đến nhiều vùng đất
ngập nước ở Czech, Nga, Bulgaria và Estonia. Các tác giả đã đưa ra các kiến nghị
về các giải pháp giảm thiểu như thiết lập vùng đệm, sử dụng bền vững vùng đất
ngập nước, khôi phục các vùng đất ngập nước đang sử dụng cho nông nghiệp hoặc
khai khoáng
Zeidler (1997) nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH đối với vùng duyên hải Ba
Lan và chiến lược thích ứng. Hai kịch bản về nước biển dâng: 30 & 100 cm vào
năm 2010 và 10 & 30 cm vào năm 2030 được tác giả sử dụng cho nghiên cứu. Kết
qủa cho thấy nếu nước biển dâng 100 cm thì có khoảng 2,200 km2 đất đai và
230,000 người bị ảnh hưởng, tổng thiệt hại về mất đất nếu không có biện pháp ứng
phó sẽ là 30 tỷ USD trong khi chi phí để phòng chống triệt để là 18 tỷ USD. Tác giả
cho rằng công cụ GIS là công cụ rất hữu tích trong việc quy hoạch khu vực ven biển
để thích ứng với tác động của BĐKH.
1.1.2. Tại Châu Á
Gao và Xiusheng (2000) phân tích về tính nhạy cảm của hệ sinh thái trên mặt
đất do tác động của BĐKH tại Trung Quốc sử dụng mô phỏng theo không gian. Mô
hình nghiên cứu mô phỏng theo động lực học biến đổi vùng đối với hệ sinh thái trên
mặt đất của Trung Quốc để xác định phản ứng của thực vật đối với tỷ lệ CO2 cao
BĐKH toàn cầu
Sharma và nnk (2000) nghiên cứu tác động của chế độ thủy văn vùng
Himalaya với vấn đề sử dụng đất và BĐKH. Lưu vực Kosi (54,000 km2) nằm ở
trung tâm của dãy Himalayan được chọn làm đại diện cho lưu vực nghiên cứu. Các
tác giả đã sử dụng mô hình cân bằng nước và các phương pháp dự đoán phân phối
để phân tích tích nhạy cảm về thủy văn của lưu vực tới sử dụng đất vấcc kịch bản
BĐKH tiềm tàng. Sự tăng lên của dòng chảy mặt cao hơn so với sự tăng lên của
mưa đối với tất cả các kịch bản về biến đổi của mưa tiềm tàng áp dụng với nhiệt độ


8

tại cùng thời điểm. Kịch bản mưa tại thời điểm và việc nhiệt độ tăng 4P
0
PC là nguyên
nhân làm nước mặt tăng 2-8% phụ thuộc vào vùng được xem xét và các mô hình sử
dụng. Đối với trường hợp không có sự BĐKH, kết quả của mô hình cân bằng nước
phân phối được áp dụng tại vùng phía Nam ẩm ướt của lưu vực cho thấy lượng
nước mặt giảm 1,3% với kịch bản tăng tối đa tại các vùng rừng dưới 4.000m
Aiwen (2000) đánh giá tác động của BĐKH tới tài nguyên nước của Trung
Quốc. Theo dự báo đến năm 2030, nhiệt độ trung bình hàng năm của Trung Quốc sẽ
tăng từ 0.88 -1.2
P
0
PC, tại mền Nam tăng cao hơn so với miền Bắc. Lượng mưa trung
bình hàng năm tăng nhẹ, và tăng khoảng 4% ở Tây Bắc Trung Quốc. Dòng chảy
mặt trung bình hàng năm sẽ tăng trên 6% tại vùng Đông Bắc, và giảm tại các vùng
khác từ 1.4-10.5%. Lượng mưa tăng lên do biến đổi khí hậu dao động từ 160-5090
triệu m3 tại một số nơi của Trung Quốc. Chi phí cho việc thiếu nước là 1300 triệu
yuan và lên tới 4400 triệu yuan vào những năm hạn hán nghiêm trọng tại vùng
Beijing-Tianjin-Tangshan.
Luo và Erda (1999) phân tích tác động của BĐKH tới sản xuất nông nghiệp và
giải pháp thích ứng tại các nước đang phát triển vùng châu Á Thái Bình Dương. Kết
quả cho thấy sự thay đổi điều kiện khí hậu trung bình và sự biến thiên khí hậu có
ảnh hưởng đán kể đến năng suất cây trồng tại một số nơi thuộc châu Á Thái Bình
Dương.
Ramakrishnan (1998) nghiên cứu về phát triển bền vững, BĐKH và Vùng
rừng mưa nhiệt đới. Tác động tiềm tàng của BĐKH trong bối cảnh Nam Á nói
chung và tiểu lục địa Ấn Độ nói riêng là sự tăng lên về mưa, một số vùng tăng tới
50%. Biến đổi khí hậu gây khó khăn đặc biệt với vùng sinh kế bền vững của cư dân
vùng rừng mưa và khó khăn đối với chức năng của hệ sinh thái. Các tác giả kết luận
rằng các chiến lược quản lý phù hợp đối với rừng tự nhiên và đồn điền cần phối hợp

chặt chẽ với kế hoạch phục hồi hệ sinh thái nông thôn.
1.1.3. Tại Châu Mỹ - La tinh
Các nghiên cứu thuộc vùng châu Mỹ La tinh cũng tập trung vào nghiên cứu
tác động của biến đổi khí hậu. Sau đây là một số những nghiên cứu tiêu biểu thuộc
khu vực này :


9
Tại Agentina các nghiên cứu tậ trung vào đánh giá tác động của BĐKH đến
ngành sản xuất nông nghiệp. BĐKH có tác động lớn đối với đất nông nghiệp đặc
biệt là vấn đề xói mòn và rửa trôi dinh dưỡng đất (Diaz và nnk, 1997). Nghiên cứu
của Magrin và nnk (1997) về tác động của BĐKH đối với hệ canh tác nông nghiệp
ủa Agentina cũng đưa ra các dự báo về sự tăng giảm năng suất của một số loại cây
trồng chủ yếu
Tại Mexico các nghiên cứu đi sâu về tác động của BĐKH đối với tài nguyên
nước ngọt, vùng ven biển, hệ sinh thái và năng suất của một số loại cây trồng.
Mendoza và nnk (1997) nghiên cứu tác động của BĐKH đối với một số lưu vực
sông của Mexico. Kết quả cho thấy lượng mưa, chế độ dòng chảy, độ ẩm đất, lượng
bốc thoát hơi nước của lưu vực đều có biến động đáng kể. Magana và Cecilia
(2000) đánh giá tác động của BĐKH đến tài nguyên nước mặt vùng Bắc Mexico và
dự báo lượng dòng chảy gia tăng đáng kể trong mùa khô dưới tác động của biến đổi
khí hậu.
1.1.4. Tại Châu Phi
Trong khi đó tại châu Phi, Ai Cập là nước tiên phong trong các nghiên cứu về
BĐKH. Các nghiên cứu của Ai Cập cũng tập trung vào tác động của BĐKH đối với
tài nguyên nước (Strzepek và nnk, 2000), ảnh hưởng của nước biển dâng tới khu
vực duyên hải (Raey, 1999), sản xuất nông nghiệp (Yates, 1998; El-Shaer, 1997).
1.1.5. Tại Châu Úc
Úc và New Zealand có nhiều nghiên cứu về tác động của BĐKH tới dòng
chảy sông suối (Evans và Sergei, 2002), tác động đến rủi ro cháy rừng (Williams,

2001), tác động đến sản xuất nông nghiệp (Meinke, 1996, Kenny và nnk, 2000)
Nhìn chung các nghiên cứu về BĐKH đã được quan tâm rất nhiều trong vài
thập kỷ gần đây. Các nghiên cứu đề cập đến nhiều khía cạnh tác động của BĐKH
trong đó ngành nông nghiệp, tài nguyên nước vùng duyên hải được quan tâm đặc
biệt. Các kết quả của kịch bản BĐKH của các mô hình mô phỏng được sử dụng làm
số liệu đầu vào ho các tính toán, phân tích, các mô hình máy tính kết hợp với GIS
được sử dụng trong hầu hết các nghiên cứu. Bên cạnh đó, các tác giả cũng đề xuất
các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu trong tương lai.


10
Các nhà khoa học cho rằng nếu tình hình phát thải KNK không giảm thì đến
năm 2030 nồng độ khí COR
2
R trong khí quyển sẽ tăng gấp đôi so với thời kỳ tiền công
nghiệp. Hiệu ứng nhà kính làm nhiệt độ trái đất tăng lên kéo theo hàng loạt các yếu
tố khí hậu khác như lượng mưa, độ ẩm và bức xạ thay đổi theo. Theo dự báo, nhiệt
độ mặt đất và tầng đối lưu tăng lên, tại tầng bình lưu nhiệt độ lại giảm, từ độ cao
15÷18 km xuống mặt đất nhiệt độ tăng lên 1÷40
P
o
PC, từ vĩ độ 500P
o
PB đến Bắc cực tăng
thêm 1
P
o
PC, từ vĩ độ 500P
o
PN đến Nam cực tăng thêm từ 1 ÷ 2P

o
PC so với vùng vĩ độ thấp.
Ở vùng Bắc bán cầu từ vĩ độ 30P
o
PB trở lên, về mùa Đông (tháng 10 đến tháng 4 năm
sau) nhiệt độ tăng thêm 4 ÷ 12
P
o
PC. Ngược lại vào mùa hè (tháng 6,7,8) chỉ tăng thêm
khoảng 2
P
o
PC ở vùng vĩ độ từ 30P
o
PB trở xuống, vào các tháng 11, 12 cũng có thể tăng
đến 4
P
o
PC. Ngoài ra, chế độ và cường độ mưa cũng thay đổi. Tại những vùng mưa
nhiều, tăng trong khi tại các vùng hạn lượng mưa và cường độ mưa lại giảm. Nếu
lượng phát thải CO
R
2
R tăng gấp đôi, lượng mưa sẽ tăng tại các vùng vĩ tuyến cao và
nhiệt đới trong tất các các mùa trong năm; lượng mưa tăng 10 ÷ 20% tại vĩ tuyến
trung bình vào mùa đông, và tăng không đáng kể tại các vùng từ vĩ độ 35 ÷ 550N.
Theo các kết quả nghiên cứu, lượng bốc hơi thay đổi theo mùa, nếu lượng mưa tăng
10÷30% thì lượng bốc hơi tăng 10÷15%.
Theo Ủy ban Liên chính phủ về BĐKH (IPCC) thì sự nóng lên của khí hậu trái
đất không còn đơn thuần là vấn đề môi trường mà đã trở thành vấn đề của sự phát

triển. Sự biến đổi diễn ra trên toàn cầu, tại các khu vực, bao gồm cả các thay đổi
trong thành phần hoá học của khí quyển, biến đổi nhiệt độ bề mặt, nước biển dâng,
các hiện tượng khí hậu cực đoan, các thiên tai tăng lên về số lượng và cường độ.
Những thay đổi này dẫn đến những thay đổi trong các hệ thống vật lý, hệ sinh học
và hệ thống KT-XH trên toàn bộ hành tinh và đang đe doạ sự phát triển và cuộc
sống của tất cả các loài, các hệ sinh thái.
1. 2. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Theo dự báo của các nhà khoa học, các lĩnh vực sau chịu sự tác động của
BĐKH:
− Sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực:
− Đa dạng sinh học và các hệ sinh thái;


11
− Mực nước biển và các vùng ven biển;
− Tài nguyên nước;
− Thiên tai;
− Tác động đến định cư, năng lượng và công nghiệp, sức khoẻ con người
 Tác động đến sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực:
Sản xuất nông nghiệp sẽ đối mặt với rất nhiều thách thức trong các thập kỷ tới.
Nếu nhiệt độ trái đất tăng quá ngưỡng 2,5
P
0
PC thì sản lượng lương thực của thế giới bị
suy giảm nghiêm trọng. Năng suất cây trồng tại các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới –
những vùng có nhiệt độ đã gần sát với ngưỡng chịu đựng của cây trồng - có thể
giảm tới 1/3 trong khi đó các vùng ôn đới năng suất cây trồng sẽ tăng lên.
Nhu cầu nước của cây trồng sẽ có những biến động gây khó khăn cho việc
tưới tiêu, vấn đề hạn úng sẽ trầm trọng hơn gây thiệt hại rất lớn đối với sản xuất
nông nghiệp.

Mất đất do nước biển dâng và sa mạc hóa dẫn đến giảm diện tích gieo trồng.
Tổng sản lượng lương thực thế giới có nguy cơ giảm do giảm diện tích canh tác và
thiếu nước tưới
 Tác động tới vùng ven biển và các hệ sinh thái
Trong các thập kỷ qua, các khu vực bờ biển là những khu vực phát triển năng
động nhất, do đó, ảnh hưởng của mực nước biển dâng sẽ gây ra hậu quả cực kỳ
nghiêm trọng. Nước biển dâng cao sẽ làm ngập lụt hầu hết các vùng đất thấp của thế
giới, nhiều triệu người sẽ phải di chuyển. Trong 100 năm qua, 70% chiều dài của
các vùng cát xảy ra hiện tượng biển tiến. Vùng dọc bờ biển của khu vực Đông Nam
Á sẽ chịu tổn thương lớn với những hiệu ứng của BĐKH do tính chất về địa lý và
địa chất, sự tăng nhanh của mật độ dân số và cơ sở hạ tầng tại vùng bờ biển. Cùng
với đó, sự biến động lớn của thuỷ triều, lốc xoáy nhiệt đới cao kết hợp với việc tăng
lượng mưa của vùng đã đưa lại những rủi ro tiềm ẩn cho vùng ven biển.
Sự gia tăng mực nước biển và nhiệt độ bề mặt nước biển tăng gây ra những tác
động tới hệ sinh thái vùng biển. Mật độ dày đặc và việc sử dụng hết công suất các
vùng đất trũng dọc bờ biển, các đảo và những vùng đồng bằng ven biển làm tăng
tình trạng dễ bị tổn thương với sự xói mòn dọc bờ biển, sự mất đất, ngập lụt và lụt


12
lội. Nước mặn di chuyển sâu về phía thượng nguồn và sự xâm nhập mặn vào nước
ngầm. Đặc biệt các vùng châu thổ lớn của Bangladet, Myanma, Việt nam và Thái
lan, và những vùng đất thấp của Inđônêsia, Philipin và Việt nam phải chịu những
rủi ro lớn.
Các hệ sinh thái tại vùng Đông Nam Á là những tài sản quý giá đóng góp tới
kinh tế vùng bởi sự cung cấp thực phẩm và nước cho việc duy trì đời sống con
người cũng như là các nguồn lợi tự nhiên khác như gỗ và thủy sản. Sự suy thoái và
thiệt hại của hệ sinh thái đưa ra những đe doạ nghiêm trọng tới sự bền vững về kinh
tế, xã hội và văn hóa của khu vực với những công đồng dân cư nghèo sống phụ
thuộc vào những hệ sinh thái như vậy.

Thay đổi sử dụng đất và sự suy thoái đất, sự khai thác quá mức nguồn nước,
sự đa dạng sinh học và sự nhiễm bẩn của nước vùng đất liền và vùng biển đã đe doạ
nghiêm trọng tới nhiều vùng trong khu vực.
Sự gia tăng bốc hơi do nhiệt độ tăng và sự biến động của lượng mưa đã có
những tác động tiêu cực tới khả năng phát triển của các đầm lầy nước ngọt. Cơ sở
hạ tầng và những hoạt động của con người cũng gây ra những cản trở lớn với sự di
trú của cây đước vùng ven biển. Thêm vào đó BĐKH cũng làm tăng thêm sự náo
động không khí, bùng nổ các dịch bệnh và các chất cháy.
Mực nước biển dâng cao cũng làm gia tăng thiệt hại do triều cường, nước
dềnh do bão, sóng thần gây ra. Mực nước biển dâng cao đã làm ô nhiễm nguồn
nước ngầm của một số quốc gia như Israel, Thái Lan, Đồng bằng sông D
ương Tử,
Đồng bằng Sông Cửu Long, các đảo thuộc Thái Bình Dương. Hiện tượng này sẽ
trầm trọng hơn trong các thập kỷ tới.
Nhiều công trình tưới tiêu, cấp thoát nước và vệ sinh môi trường sẽ không
hoạt động được gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống.
 Tác động đến tài nguyên nước:
Biến đổi về lượng mưa, phân bố mưa theo không gian và thời gian dưới tác
động của biến đổi khí hậu đã có những ảnh hưởng nhất định tới việc cấp nước cho
các ngành dùng nước. Kết quả của các mô hình dự báo biến đổi khí hậu cho thấy tại


13
nhiều khu vực lượng mưa sẽ tập trung hơn vào mùa mưa và giảm vào mùa khô.
Mưa lớn tập trung sẽ làm tăng lượng dòng chảy mặt, giảm lượng nước ngấm xuống
các tầng chứa nước dưới đất. Điều này làm gia tăng lũ lụt vào mùa mưa và thiếu
nước vào mùa khô, trữ lượng nước ngầm sẽ suy giảm.
Theo dự báo của IPCC, phần lớn các vùng của châu Á Thái Bình Dương sẽ rơi
vào tình trạng thiếu nước. Cùng với nhu cầu về nước tăng lên thì số người sẽ rơi vào
tình trạng thiếu nước cũng sẽ tăng lên.

Lượng nước ngọt ở khu vực Trung tâm, Đông, Nam và Đông Nam châu Á có
thể sẽ giảm đi do sự biến đổi của khí hậu, cùng với sự gia tăng của dân số và mức
sống ngày càng nâng cao, điều này có thể ảnh hưởng tới 1 tỷ người châu Á vào
những năm 2050. Dự đoán sẽ có tới 120 triệu đến 1,2 tỷ người sẽ bị ảnh hưởng bởi
sự căng thẳng về nước vào những năm 2020, và vào những năm 2050 thì con số này
sẽ tăng hơn nữa. Lớp nước bốc hơi do băng tan tăng lên sẽ càng làm tăng thêm con
số và mức độ trầm trọng của những thiệt hại do lụt lội, sạt lở và giảm lưu lượng
dòng chảy do hiện tượng này gây ra.
Nhiều khu vực ven biển sẽ chịu nhiều tác động của lũ lụt hơn, xói mòn bờ
biển, thoái hoá rừng ngập mặn, xâm nhập mặn vào các hệ thống cấp nước ngọt
Ước tính hiện nay 1,7 tỷ người sống trong các khu vực căng thẳng về nước, dự báo
đến năm 2025 con số này sẽ tăng vọt lên tới gần 5 tỷ người. Xung đột về nước giữa
các quốc gia, gi
ữa các vùng, các ngành dùng nước sẽ ngày càng trở lên căng thẳng,
đôi khi dẫn tới xung đột về chính trị hoặc quân sự.
 Tác động đến thiên tai
Biến đổi khí hậu sẽ dẫn đến các hiện tượng cực hạn về thời tiết, đặc biệt là các
đợt nắng nóng gay gắt gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người cũng như cây trồng
và vật nuôi. Nhiệt độ trái đất nóng lên sẽ đẩy nhanh chu trình thủy văn, các trận
mưa lớn diễn ra thường xuyên hơn, cường độ mạnh hơn và sẽ gây ra lũ lụt tại nhiều
vùng trên thế giới.
Mật độ dông, bão tại các vùng nhiệt đới sẽ tăng lên, đe dọa tới tính mạng và
sinh hoạt của con người, cơ sở hạ tầng, các hoạt động sản xuất, phá hủy các hệ sinh
thái. Phân bố các khu vực khí hậu sẽ có những biến động.


14
 Định cư và sức khỏe con người
Nghiên cứu quốc tế đã dự đoán sự di chuyển của hàng triệu người từ những
vùng ven biển khi mực nước biển tăng 1m. Chi phí của những biện pháp tương ứng

để giảm mực nước biển tăng (từ 30-50cm) trong khu vực có thể chiếm tới hàng triệu
đôla Mỹ mỗi năm.
Báo cáo phát triển con người năm 2007/2008 của UNDP đã chỉ ra 5 nguy cơ
của tình trạng biến đổi khí hậu đang gia tăng hiện nay đối với sự phát triển của con
người, đó là năng suất nông nghiệp đang bị giảm sút, các hệ sinh thái tan vỡ, nguy
cơ thời tiết cực đoan, bệnh tật và tình trạng thiếu nước ngày càng gia tăng; trong đó
đáng chú ý là các nước đang phát triển, nước nghèo và người nghèo lại chính và
những đối tượng bị tổn thương nhiều nhất do biến đối khí hậu mang lại. Một kết quả
nghiên cứu cho thấy mức độ rủi ro do thiên tai gây ra đối với một số lượng người cụ
thể ở các nước phát triển và con số tương ứng ở các nước đang phát triển, khác nhau
tới 79 lần.
1. 3. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM
1.3.1.
3TDiễn biến Biến đổi khí hậu tại Việt Nam
Nhiều nghiên cứu kết luận rằng Việt Nam là một trong những quốc gia chịu
những tác động nặng nề nhất của BĐKH và nước biển dâng sau Bangladesh và các
quốc đảo nhỏ khác (Thayer, 2007; ISPONRE, 2009; UN, 2009). Theo Kịch bản
BĐKH và nước biển dâng cho Việt nam (2009), các biểu hiện chính của BĐKH bao
gồm sự tăng nhiệt độ toàn cầu, sự thay đổi về lượng mưa và nước biển dâng. Mức
độ thay đổi của nhiệt độ, lượng mưa và nước biển dâng ứng với các kịch bản phát
thải thấp (B1), phát thải trung bình (B2) và phát thải cao (A1FI) cho các vùng khí
hậu của Việt Nam cũng được mô tả chi tiết trong tài liệu này. Có bảy vùng khí hậu
chính được đề cập đến trong kịch bản BĐKH và nước biển dâng của Việt Nam là
Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây
Nguyên và Nam Bộ. Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH (2008) đã
nêu ra biến đổi của một số yếu tố khí hậu tại Việt Nam như sau:


15
Nhiệt độ: Trong khoảng 50 năm qua (1951 - 2000), nhiệt độ trung bình năm ở

Việt Nam đã tăng lên 0,7˚C. Nhiệt độ trung bình năm của bốn thập kỷ gần đây
(1961 - 2000) cao hơn nhiệt độ trung bình năm của ba thập kỷ trước đó (1931-
1960). Nhiệt độ trung bình năm của thập kỷ 1991 - 2000 ở Hà Nội, Đà Nẵng, thành
phố Hồ Chí Minh đều cao hơn nhiệt độ trung bình năm của thập kỷ 1931 - 1940 lần
lượt là 0,8˚C; 0,4˚C và 0,6˚C. Năm 2007, nhiệt độ trung bình năm ở cả ba nơi trên
đều cao hơn trung bình của thập kỷ 1931 - 1940 là 0,8˚C - 1,3˚C và cao hơn thập kỷ
1991 – 2000 là 0,4˚C - 0,5˚C;
Lượng mưa: Tùy từng địa điểm, xu thế biến đổi của lượng mưa trung bình
năm trong chín thập kỷ vừa qua (1911- 2000) không rõ rệt theo các thời kỳ và trên
các vùng khác nhau. Lượng mưa có xu thế biến đổi không đồng đều giữa các vùng,
có thể tăng (từ 0% đến 10%) vào mùa mưa và giảm (từ 0% đến 5%) vào mùa khô;
Mực nước biển: Theo số liệu quan trắc trong khoảng 50 năm qua ở các trạm
Cửa Ông và Hòn Dấu, mực nước biển trung bình đã tăng lên khoảng 20 cm, phù
hợp với xu thế chung của toàn cầu;
Số đợt không khí lạnh ảnh hưởng tới Việt Nam giảm đi rõ rệt trong hai thập kỷ
gần đây (cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI). Năm 1994 và năm 2007 chỉ có 15-16 đợt
không khí lạnh bằng 56% trung bình nhiều năm. 6/7 trường hợp có số đợt không khí
lạnh trong mỗi tháng mùa đông (XI - III) thấp dị thường (0-1 đợt) cũng rơi vào hai
thập kỷ gần đây (3/1990, 1/1993, 2/1994, 12/1994, 2/1997, 11/1997). Một biểu hiện
dị thường gần đây nhất về khí hậu trong bối cảnh BĐKH toàn cầu là đợt không khí
lạnh gây rét đậm, rét hại kéo dài 38 ngày trong tháng 1 và tháng 2 năm 2008 gây
thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp;
Bão: Vào những năm gần đây, số cơn bão có cường độ mạnh nhiều hơn, quỹ
đạo bão dịch chuyển dần về các vĩ độ phía nam và mùa bão kết thúc muộn hơn,
nhiều cơn bão có quỹ đạo di chuyển dị thường hơn;
Số ngày mưa phùn trung bình năm ở Hà Nội giảm dần trong thập kỷ 1981 -
1990 và chỉ còn gần một nửa (15 ngày/năm) trong 10 năm gần đây.
1.3.2. 3TKịch bản biến đổi khí hậu cho việt nam



16
Theo đánh giá của UNDP và Ngân hàng thế giới, Việt nam là một trong những
nước bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu.Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra
nông nghiệp và nông dân là những đối tượng bị tác động nhiều nhất bởi BĐKH.
Trước những dự báo, cũng như thực trạng thiên tai diễn ra ở Việt nam, Bộ Nông
nghiệp và PTNT đã tổ chức hội thảo với chủ đề “ Hướng tới chương trình hành
động của ngành nông nghiệp phát triển nông thôn nhằm giảm thiểu và thích ứng
BĐKH ”vào ngày 11/1/2008 chỉ sau Diễn đàn của Liên hiệp quốc về BĐKH tại Bali
một tháng.
Việt nam đã xây dựng “Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH
và nước biển dâng”; thành lập Ban chỉ đạo quốc gia do Thủ tướng Chính phủ làm
trưởng ban. “Kịch bản Biến đổi khí hậu và Nước Biển dâng cho Viêt Nam” công bố
lần thứ nhất vào tháng 6/2009; tháng 12/2011 công bố “Kịch bản Biến đổi khí hậu
và Nước Biển dâng cho Viêt Nam” lần thứ Hai. Theo kịch bản này:
 Về nhiệt độ
- Theo kịch bản phát thải thấp: Đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm tăng
từ 1,6 đến 2,2
P
0
PC trên phần lớn diện tích phía Bắc lãnh thổ và dưới 1,6P
0
PC ở đại bộ
phận diện tích phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào).
- Theo kịch bản phát thải trung bình: Đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình tăng
2-3
P
0
PC trên phần lớn diện tích cả nước, riêng khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị
có nhiệt độ trung bình tăng nhanh hơn so với những nơi khác. Nhiệt độ thấp nhất
trung bình tăng từ 2,2-3,0

P
0
PC, nhiệt độ cao nhất trung bình tăng từ 2,0-3,2P
0
PC. Số
ngày có nhiệt độ cao nhất trên 35P
0
PC tăng 10-20 ngày trên phần lớn diện tích cả
nước.
- Theo kịch bản phát thải cao: Đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm có
mức tăng phổ biến từ 2,5 đến trên 3,7
P
0
PC trên hầu hết diện tích nước ta.
 Về lượng mưa:
- Theo kịch bản phát thải thấp: Đến cuối thế kỷ 21, lượng mưa năm tăng phổ biến
khoảng trên 6%, riêng khu vực Tây Nguyên có mức tăng ít hơn, chỉ vào khoảng
dưới 2%.
- Theo kịch bản phát thải trung bình: Đến cuối thế kỷ 21, lượng mưa năm tăng
trên hầu khắp lãnh thổ. Mức tăng phổ biến từ 2-7%, riêng Tây Nguyên, Nam


17
Trung Bộ tăng ít hơn, dưới 3%. Xu thế chung là lượng mưa mùa khô giảm và
lượng mưa mùa mưa tăng. Lượng mưa ngày lớn nhất tăng thêm so với thời kỳ
1980-1999 ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và giảm ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên,
Nam Bộ. Tuy nhiên ở các khu vực khác nhau lại có thể xuất hiện ngày mưa dị
thường với lượng mưa gấp đôi so với kỷ lục hiện nay.
- Theo kịch bản phát thải cao: Lượng mưa năm vào cuối thế kỷ 21 tăng trên hầu
khắp lãnh thổ nước ta với mức tăng phổ biến khoảng 2-10%, riêng khu vực Tây

Nguyên có mức tăng ít hơn, khoảng 1-4%.
 Về nước biển dâng:
- Theo kịch bản phát thải thấp (B1): Vào cuối thế kỷ 21, mực nước biển dâng cao
nhất ở khu vực từ Cà Mau đến Kiên Giang trong khoảng từ 54-72cm; thấp nhất
ở khu vực Móng Cái trong khoảng từ 42-57cm. Trung bình toàn Việt Nam, mực
nước biển dâng trong khoảng từ 49-64cm.
- Theo kịch bản phát thải trung bình (B2): Vào cuối thế kỷ 21, nước biển dâng cao
nhất ở khu vực từ Cà Mau đến Kiên Giang trong khoảng từ 62-82cm; thấp nhất
ở khu vực Móng Cái trong khoảng từ 49-64cm. Trung bình toàn Việt Nam, mực
nước biển dâng trong khoảng từ 57-73cm.
- Theo kịch bản phát thải cao (A1FI): Vào cuối thế kỷ 21, nước biển dâng cao
nhất ở khu vực từ Cà Mau đến Kiên Giang trong khoảng từ 85-105cm; thấp nhất
ở khu vực Móng Cái trong khoảng từ 66-85cm. Trung bình toàn Việt Nam, mực
nước biển dâng trong khoảng từ 78-95cm.
Bảng 1. Diện tích có nguy cơ ngập theo các mực nước biển dâng (% diện
tích)
Mực
nước
dâng (m)
Đồng bằng sông
Hồng và Quảng
Ninh
Ven biển
miền Trung
Thành phố Hồ
Chí Minh
Đồng bằng
sông Cửu Long
0,50
4,1

0,7
13,3
5,4
0,60
5,3
0,9
14,6
9,8
0,70
6,3
1,2
15,8
15,8
0,80
8,0
1,6
17,2
22,4
0,90
9,2
2,1
18,6
29,8


18
1,00
10,5
2,5
20,1

39,0
1,20
13,9
3,6
23,2
58,8
1,50
19,7
5,3
28,1
78,5
2,00
29,8
7,9
36,2
92,1
(Nguồn: Kịch bản BĐKH và nước biển dâng cho Việt Nam, Bộ TN&MT-2011)
Nếu mực nước biển dâng 1m, sẽ có khoảng 39% diện tích đồng bằng sông
Cửu Long, trên 10% diện tích vùng đồng bằng sông Hồng, Quảng Ninh, trên 2,5%
diện tích thuộc các tỉnh ven biển miền Trung và trên 20% diện tích Thành phố Hồ
Chí Minh có nguy cơ bị ngập; Gần 35% dân số thuộc các tỉnh vùng đồng bằng sông
Cửu Long, trên 9% dân số vùng đồng bằng sông Hồng, Quảng Ninh, gần 9% dân số
các tỉnh ven biển miền Trung và khoảng 7% dân số Thành phố Hồ Chí Minh bị ảnh
hưởng trực tiếp.


Hình 1. Kịch bản BĐKH & nước biển dâng cho Việt Nam và Bản đồ nguy cơ ngập
khu vực ven biển Việt Nam ứng với mực nước biển dâng 1m
1.3.3.
3TTác động tiềm ẩn của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp

a) Tác động đến nguồn nước


19
Theo kịch bản phát thải trung bình, vào giữa thế kỷ 21, hầu hết diện tích
Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có lượng mưa tăng với mức phổ biến là dưới 2%,
riêng Tây Bắc Bộ và khu vực tỉnh Hà Tĩnh có mức tăng cao hơn, từ 2 đến trên 4%.
Đến cuối thế kỷ 21, mức tăng của lượng mưa trên hầu hết diện tích Bắc Bộ và Bắc
Trung Bộ dao động từ 0-6%, riêng một phần diện tích Tây Bắc Bộ có mức tăng trên
6%.
Mưa: Theo kết quả thống kê đo đạc thì sự thay đổi về lượng mưa tháng và
năm không thể hiện xu thế tăng hay giảm nhưng lượng mưa ngày và cường độ mưa
đang có xu hướng tăng rõ rệt. Trên phần lớn lãnh thổ, lượng mưa giảm trong các
tháng 7, 8 và tăng lên trong các tháng 9, 10, 11. Mưa phùn giảm đi rõ rệt ở Bắc Bộ
và Bắc Trung Bộ.
Dòng chảy: Về mùa mưa, do lượng mưa ngày và cường độ mưa có xu hướng
tăng nên đỉnh lũ tăng lên đáng kể và chu kỳ tái diễn cũng nhiều lên gây ngập lụt và
đe doạ an toàn các hồ đập.
Về mùa khô, lượng mưa giảm đi, cộng với tầng phủ lưu vực bị suy thoái dẫn
đến dòng chảy suy giảm, đó cũng là các nguyên nhân gây ra thiếu nước mặt và hạ
thấp nước ngầm.
Lượng mưa mùa khô có thể giảm ở hầu hết các vùng khí hậu của nước ta, đặc
biệt là các vùng khí hậu phía Nam nhưng lượng mưa mùa mưa và tổng lượng mưa
năm có thể tăng ở tất cả các vùng khí hậu, ở các vùng khí hậu phía Bắc mức tăng
lượng mưa vào mùa mưa nhiều hơn so với các vùng khí hậu phía Nam (Bộ Tài
nguyên và Môi trường, 2009). Sự thay đổi chế độ mưa với lượng mưa tăng vào mùa
mưa nhưng lại giảm vào mùa khô là nguyên nhân gây ra lũ lớn và hạn hán ở nước ta.
Bảng 2. Mức thay đổi (%) lượng mưa năm so với thời kỳ 1980-1999 theo
kịch bản phát thải trung bình (B2)
STT

Tỉnh, TP
2020
2030
2050
2070
2090
2100
1
Bắc Ninh
1,3
1,9
3,4 (3,0 - 4,0)
4,8
6,0
6,5 (5,0 - 8,0)
2
Hà Nội
1,3
1,9
3,4 (3,0 - 4,0)
4,9
6,1
6,6 (6,0 - 8,0)
3
Hưng Yên
1,4
2,1
3,8 (3,0 - 4,0)
5,3
6,6

7,2 (5,0 - 8,0)


20
4
Hải Dương
1,1
1,6
2,9 (2,0 - 4,0)
4,1
5,1
5,6 (5,0 - 6,0)
5
Hải Phòng
0,9
1,3
2,3 (2,0 - 4,0)
3,3
4,1
4,4 (4,0 - 6,0)
6
Hà Nam
1,1
1,7
3,0 (2,0 - 4,0)
4,3
5,4
5,8 (6,0 - 7,0)
7
Thái Bình

1,5
2,1
3,9 (3,0 - 4,0)
5,5
6,8
7,4 (6,0 - 8,0)
8
Nam Định
1,3
1,9
3,5 (2,0 - 4,0)
4,9
6,1
6,6 (5,0 - 7,0)
9
Ninh Bình
1,1
1,7
3,0 (2,0 - 4,0)
4,3
5,4
5,8 (5,0 - 7,0)
Nguồn: kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dângcho việt nam – Bộ
TN&MT,2011
Biến đổi khí hậu sẽ tác động sâu sắc đến tài nguyên nước của Việt Nam cả
về chất lượng và trữ lượng. Dòng chảy năm biến động từ +4% đến -19%, lưu lượng
đỉnh lũ, độ bốc thoát hơi đều tăng, trong những thập kỷ tới tần suất xuất hiện các
trận lũ lụt và hạn hán sẽ tăng lên và mức độ ngày càng trầm trọng hơn.
Do hiện tượng nước biển dâng cùng với cường độ hạn hán gia tăng vào mùa
khô, mặn ngày càng tiến sâu vào nội địa. Các đầm hồ trong đất liền bị nhiễm mặn,

nguồn nước ngọt giảm sẽ sinh ra thiếu nước sinh hoạt và sản xuất.
b) Tác động đến xâm nhập mặn
Cụ thể đối với cấp nước, tóm tắt một số chỉ tiêu sử dụng trong tính toán như
sau: Lượng mưa mùa kiệt giảm 5%; Dòng chảy mùa kiệt giảm 14,5%; Mực nước
triều tăng 0,69 m và tăng 1,0 m.
Đối với trường hợp có tính đến ảnh hưởng của biển đổi khí hậu thì mặc dù đã
sử dụng các hồ chứa điều tiết để cung cấp nước tưới cho hạ du có thể mực nước
đảm bảo yêu cầu tưới nhưng mặn vẫn lấn sâu vào nội địa (ranh giới mặn 4%o vào
cách cửa sông khoảng 25-40km). Khi mực nước biển dâng thêm 0,69 hay 1,0m thì
một số cống bị ảnh hưởng mặn vượt quá 4%0: như: Ngô Đồng, Nguyệt Lâm, Lịch
Bài, Thái Học trên sông Hồng, Thuyền Quang, Dục Dương, Sa Lung, Ngữ trên
sông Trà Lý, Hệ trên sông Hóa, Đồng Câu, Mới, Rỗ trên sông Văn Úc, Hệ, Ba
Đồng, Lý Xã, Cao Nội trên sông Thái Bình, Cống Thóp trên sông Ninh Cơ.
Các hệ thống ven biển như hệ thống Thủy Nguyên, Đa Độ, An Kim Hải, Tiên
Lãng, Vĩnh Bảo, Bắc - Nam Thái Bình, Trung- Nam Nam Định và Nam Ninh Bình
sẽ thiếu nước do bị mặn (khoảng 70% diện tích).


21
Đối với thành phố Hải Phòng, nước Biển dâng lên 0,69 m thì gần như các
cống lớn cung cấp nước tưới và sinh hoạt cho toàn thành phố đều bị nhiễm mặn như
các cống: An Sơn, Mới, Rỗ, Bằng Lai, Quảng Đạt. Vì vậy gần như 53.000ha diện
tích sản xuất nông nghiệp toàn thành phố sẽ bị hạn và nước cấp cho đô thị Hải
Phòng, Đồ Sơn và khu vực nông thôn sẽ rất khó khăn.
Độ mặn trên các sông ven biển Đồng bằng Bắc Bộ tăng dần từ đầu mùa đến
giữa mùa khô và sau đó giảm dần đến cuối mùa. Sự thay đổi này có liên quan tới
dòng nước ngọt từ thượng nguồn đổ về. Độ mặn trung bình lớn nhất trong mùa kiệt
thường xuất hiện vào tháng 3, chiếm khoảng 64,5% các trạm đo, tháng 1 chiếm
32,2%. Độ mặn ở sông Hồng đạt cực đại vào tháng 1, nhưng ở sông Thái Bình, độ
mặn cực đại lại xuất hiện vào tháng 3.

c) Tác động tới cơ cấu đất đai mùa vụ
Do diện tích bị ngập dẫn đến cơ cấu đất đai cho các laoij cây trồng và nuuoi
trồng thủy sản biến đổi.
Bảng 3. Diện tích có nguy cơ bị ngập theo các mực nước biển dâng (% diện tích)
Mực nước dâng
(m)
Đồng bằng sông Hồng
và Quảng Ninh
Đồng bằng sông
Cửu Long
0,50
4,1
5,4
0,60
5,3
9,8
0,70
6,3
15,8
0,80
8,0
22,4
0,90
9,2
29,8
1,00
10,5
39,0
1,20
13,9

58,8
1,50
19,7
78,5
2,00
29,8
92,1
Nguồn: kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam – Bộ
TN&MT,2011
d) Dự báo suy giảm năng suất của một số cây trồng do BĐKH

×