Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty tư vấn và chuyển giao công nghệ trường đại học Thủy Lợi trong thời kỳ hội nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (831.14 KB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI


NGUYỄN HẢI THẮNG





MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY
TƯ VẤN VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TRƯỜNG
ĐẠI HỌC THỦY LỢI TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP






LUẬN VĂN THẠC SĨ






Hà Nội - 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI



NGUYỄN HẢI THẮNG




MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY
TƯ VẤN VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TRƯỜNG
ĐẠI HỌC THỦY LỢI TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP



Chuyên ngành : Kinh tế TNTN và Môi trường
Mã số : 60.31.16


LUẬN VĂN THẠC SĨ



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN BÁ UÂN


Hà Nội - 2012
3





Đề tài: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty tư vấn
và chuyển giao và công nghệ-Trường Đại học Thủy lợi trong quá trình hội nhập


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông
tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình
nào trước đây.


Hà Nội, ngày 09 tháng 3 năm 2012
Tác giả luận văn



Nguyễn Hải Thắng

















Đề tài: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty tư vấn
và chuyển giao và công nghệ-Trường Đại học Thủy lợi trong quá trình hội nhập



LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường; các thầy giáo, cô
giáo trong Khoa Kinh tế và các thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Thủy lợi
đã hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tác giả cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn
Bá Uân, đã dành nhiều thời gian, công sức cũng như tâm huyết hướng dẫn tác
giả hoàn thành Luận văn này.
Xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, khuyến
khích, chia sẻ với tác giả trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện luận văn.
Trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót, Kính
mong các thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp chia sẻ những kinh
nghiệm và đóng góp ý kiến để Luận văn được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tác giả xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, ngày 09 tháng 3 năm 2012
Tác giả luận văn



Nguyễn Hải Thắng









Đề tài: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty tư vấn
và chuyển giao và công nghệ-Trường Đại học Thủy lợi trong quá trình hội nhập


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC BIỂU; CÁC HÌNH
1. Sự cấp thiết của đề tài
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3. Mục đích nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5.  ngha khoa học và thực tiễn của đề tài
6. Kết cấu luận văn
UChương 1U. Một số vấn đề lý luận về khả năng cạnh tranh
của doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
1.1. Lý luận chung về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh …. 1
1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh, phân loại, tác động cạnh tranh 1
1.1.2. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 2
1.1.3. Các tiêu chí và phương pháp đánh giá khả năng canh tranh … 2
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 10
1.2. Cạnh tranh của doanh nghiệp tư vấn trong thời kỳ hội nhập …. 12
1.2.1. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam 12

1.2.2. Các nhân tố làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp …. 13
1.2.3. Các nhân tố làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp …. 13
1.3. Những vấn đề chung về thị trường TVXD 14
1.3.1. Khái niệm về tư vấn, thị trường TVXD 14
1.3.2. Chức năng, đặc điểm của thị trường TVXD 15
1.3.3. Phân loại thị trường TVXD 17
1.3.4. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp …. 17
1.3.5. Một số tiêu chí và phương pháp đánh giá khả năng cạnh tranh …. 18
1.4. Một số vấn đề còn bất cập về hoạt động Tư vấn xây dựng Việt Nam …. 19
Kết luận chương 1 22
UChương 2U. Thực trạng khả năng cạnh tranh của Công ty tư vấn
và chuyển giao công nghệ-Trường Đại học Thủy lợi


Đề tài: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty tư vấn
và chuyển giao và công nghệ-Trường Đại học Thủy lợi trong quá trình hội nhập

2.1. Thực trạng sản xuất kinh doanh của Công ty tư vấn …. 23
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 23
2.1.2. Tổ chức, quản lý và điều hành 28
2.1.3. Hoạt động nghiên cứu thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu 31
2.1.4. Các mục tiêu khác 33
2.2. Đánh giá khả năng cạnh tranh của Công ty tư vấn …. 33
2.2.1. Sử dụng ma trận hình ảnh cạnh tranh để phân tích khả năng …. 34
2.2.2. Phân tích đánh giá các tiêu thức … 36
2.2.3. Ma trận hình ảnh cạnh tranh 46
2.2.4. Sử dụng ma trận phân tích lợi thế … 48
2.2.5. Các dự án hợp tác quốc tế 50
2.2.6. Các sáng kiến nổi bật …. 51
2.3. Khả năng tài chính của Công ty 52

2.4. Những kết quả đạt được 53
2.4.1. Hiệu quả sử dựng vốn 53
2.4.2. Tình hình thu hồi nợ 54
2.4.3. Cơ cấu nguồn vốn và khả năng thanh toán 54
2.4.4. Trang thiết bị công nghệ 54
2.4.5. Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp 58
Kết luận chương 2 65
UChương 3U. Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của
Công ty tư vấn và chuyển giao công nghệ-Trường ĐHTL
3.1. Định hướng phát triển của Công ty …. 66
3.2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh …. 66
3.2.1. Nhóm giải pháp chiến lược chung; 67
3.2.2. Phát triển vị thế, thương hiệu của Công ty 71
3.2.3. Nhóm giải pháp cụ thể 72
3.3. Tổ chức thực hiện và các bước tiến hành 84
3.3.1. Tổ chức thực hiện 84
3.3.2. Các bước tiến hành 85
3.4. Đánh giá hiệu quả của các giải pháp 87
3.4.1. Nhóm giải pháp chiến lược 87


Đề tài: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty tư vấn
và chuyển giao và công nghệ-Trường Đại học Thủy lợi trong quá trình hội nhập

3.4.2. Nhóm giải pháp cụ thể 88
Kết luận chương 3 93

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 94
DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO 97






























Đề tài: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty tư vấn

và chuyển giao và công nghệ-Trường Đại học Thủy lợi trong quá trình hội nhập

DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC BIỂU

Bảng 1.1: Các tiêu thức kiểm định nguồn lực và khả năng … 3
Bảng 1.2: Một số kết luận rút ra từ kết quả kiểm tra bốn tiêu thức 4
Bảng 1.3: Ma trận hình ảnh cạnh tranh 5
Bảng 1.4: Ma trận phân tích lợi thế và bất lợi 8
Bảng 1.5: Tóm tắt kết quả phân tích lợi thế và bất lợi 9
Bảng 2.1: Danh sách hợp đồng thiết kế tiêu biểu đến năm 2010 25
Bảng 2.2: Số năm kinh nghiệm làm các công trình … 31
Bảng 2.3: Thông tin chung về các đối thủ cạnh tranh 34
Bảng 2.4: Tiêu thức đánh giá 35
Bảng 2.5: Thị phần của các Công ty 36
Bảng 2.6: Tốc độ tăng thị phần 36
Bảng 2.7: Tính toán các hệ số sinh lợi (số liệu năm 2010) 37
Bảng 2.8: Giá trị trúng thầu và số lượng các công trình … 38
Bảng 2.9: Hệ thống quản lý chất lượng 40
Bảng 2.10: Điểm xếp hạng khả năng đổi mới sản phẩm 41
Bảng 2.11: Phạm vi danh mục sản phẩm Tư vấn xây dựng 41
Bảng 2.12: Điểm xếp hạng thời gian đáp ứng khách hàng 43
Bảng 2.13: Trình độ nguồn nhân lực năm 2010 43
Bảng 2.14: Máy móc, thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin 44
Bảng 2.15: Năng lực tài chính (số liệu năm 2010) 44
Bảng 2.16: Liên danh, liên kết và hội nhập kinh tế quốc tế 45
Bảng 2.17: Số năm kinh nghiệm trong lnh vực tư vấn xây dựng 45
Bảng 2.18: Điểm xếp hạng công tác tuyên truyền, quảng cáo 46
Bảng 2.19: Điểm xếp hạng thương hiệu của doanh nghiệp 46
Bảng 2.20: Ma trận hình ảnh cạnh tranh của Công ty …. 47
Bảng 2.21: Ma trận phân tích lợi thế và bất lợi 49

Bảng 2.22: Tóm tắt kết quả phân tích lợi thế và bất lợi 50
Bảng 2.23: Một số chỉ tiêu tài chính phản ánh tình hình phát triển …. 52
Bảng 2.24: Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu 53


Đề tài: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty tư vấn
và chuyển giao và công nghệ-Trường Đại học Thủy lợi trong quá trình hội nhập

Bảng 2.25: Tình hình thu hồi công nợ 54
Bảng 2.26: Trang thiết bị công nghệ phục vụ sản xuất hiện tại của Công ty 55
Bảng 2.27: Các phần mền ứng dụng của Công ty 56
Bảng 2.28: Số liệu thống kê về cán bộ kỹ thuật và quản lý …. 59
Bảng 2.29: Số liệu thống kê về trình độ, kinh nghiệm của cán bộ Công ty 60
Bảng 3.1: Phân đoạn thị trường theo đặc điểm địa giới thị trường XD 69
Bảng 3.2: Phân đoạn thị trường theo lnh vực TVXD chuyên ngành 69
Bảng 3.3: Phân đoạn thị trường theo chuyên ngành kinh tế 70

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Mô hình xác định phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp 10
Hình 1.2 : Mô hình các công việc Tư vấn xây dựng theo sơ đồ 17


Đề tài: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty tư vấn
và chuyển giao và công nghệ-Trường Đại học Thủy lợi trong quá trình hội nhập


Đề tài: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty tư vấn
và chuyển giao và công nghệ-Trường Đại học Thủy lợi trong quá trình hội nhập

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động tư vấn nói chung và hoạt động tư vấn xây dựng nói riêng đóng một
vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, là hoạt động mang tính nghề nghiệp, mà
còn là đòn bẩy mang lại hiệu quả kinh tế kỹ thuật cao cho xã hội.
Ở Việt Nam, hoạt động tư vấn mới được ghi nhận và phổ biến rộng rãi khoảng
bảy, tám năm trở lại đây, do vậy mà “nghề tư vấn” vẫn còn rất mới đối với cả các nhà
tư vấn lẫn các đối tác sử dụng, khai thác tư vấn. Cùng với sự chuyển mình của hoạt
động này, các tổ chức Tư vấn xây dựng đã và đang từng bước thay đổi để đáp ứng nhu
cầu phát triển của thị trường. Bên cạnh đó, Nhà nước và các Bộ, Ngành đã ban hành
nhiều văn bản pháp quy để quản lý loại hình hoạt động “Kinh doanh chất xám” này và
những chính sách đó đã và đang phát huy hiệu lực trong việc quản lý hoạt động tư vấn
trong toàn quốc.
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang đặt ra cho hoạt động tư vấn xây dựng
Việt Nam những cơ hội và thách thức mới. Với chính sách của Nhà nước về việc mở
cửa thị trường xây dựng cho nhà thầu nước ngoài, tư vấn Việt Nam sẽ tận dụng được
uy tín thương mại và kỹ thuật của họ để vươn lên, học tập được kỹ năng quản lý toàn
diện một dự án, nâng cao được kiến thức công nghệ, nắm bắt được thị trường quốc tế.
Tuy nhiên, mở cửa cho các nhà thầu nước ngoài đồng nghĩa với việc các công ty tư vấn
xây dựng Việt Nam sẽ bị cạnh tranh quyết liệt hơn cả trong đấu thầu trong nước và
quốc tế, do khả năng, trình độ, vốn liếng còn hạn chế.
Trong bối cảnh hiện nay khi Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới
WTO, nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường có định hướng XHCN. Điều này
đòi hỏi phải tăng cường năng lực tư vấn xây dựng Việt Nam. Đó cũng chính là lý do
tác giả chọn đề tài luận văn “Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của
Công ty tư vấn và chuyển giao công nghệ - Trường Đại học Thủy lợi trong quá trình
hội nhập ”.
Đề tài: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty tư vấn
và chuyển giao và công nghệ-Trường Đại học Thủy lợi trong quá trình hội nhập

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Năng lực tư vấn và các hoạt động tư vấn đầu tư xây
dựng của các Tư vấn xây dựng nói chung và Công ty tư vấn và chuyển giao công nghệ
Trường Đại học Thủy lợi nói riêng.
- Phạm vi nghiên cứu: hoạt động tư vấn xây dựng thuộc lĩnh vực tư vấn thiết kế
các công trình giao thông, thủy lợi, xây dựng công nghiệp và dân dụng.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn, có tính khả
thi nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty tư vấn và chuyển giao công nghệ
Trường Đại học Thủy lợi, nhằm góp phần xây dựng Công ty vươn lên mạnh mẽ trong
lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp đối chiếu, phương pháp phân tích tổng hợp kết hợp với phương
pháp nghiên cứu định tính và định lượng, mô hình hóa các số liệu điều tra thực tế,
thống kê, phân tích so sánh, tiếp cận hệ thống, lựa chọn tối ưu, phương pháp chuyên
gia.
- Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng;
- Phương pháp điều tra, khảo sát, thống kê;
- Phương pháp phân tích hệ thống và một số phương pháp khác.
5.  ngha khoa học và thực tiễn của đề tài
a. Ý nghĩa khoa học
Đề tài nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu , hệ thống hoá những cơ sở lý luận và
cơ sở thực tiễn về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung và của doanh
nghiệp xây dựng nói riêng để làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nâng cao khả
năng cạnh tranh của các Công ty tư vấn xây dựng.
b. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty tư vấn
và chuyển giao và công nghệ-Trường Đại học Thủy lợi trong quá trình hội nhập

Xuất phát từ những nghiên cứu lý luận dựa trên hệ thống dữ liệu thứ cấp thu
thập từ chính thực tiễn hoạt động cạnh tranh trong hoạt động tư vấn xây dựng trên địa

bàn nghiên cứu , nên những giải pháp đề xuất của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích
cho các doanh nghiệp tư vấn xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng và trên
toàn quốc nói chung trong tiến trình xây dựng chiến lược nâng cao khả nă ng cạnh tranh
trong hoạt động tư vấn xây dựng của đơn vị mình .
6. Kết quả nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về thị trường TVXD,
cạnh tranh và cạnh tranh của doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập, năng lực cạnh tranh
của các Công ty tư vấn thuỷ lợi. Phân tích một số vấn đề còn bất cập về hoạt động
TVXD Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
- Khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng khả năng cạnh tranh của Công ty tư
vấn và chuyển giao công nghệ Trường Đại học Thủy lợi trong thời gian qua để chỉ ra
được mặt mạnh, mặt yếu, những thành quả đạt được, tồn tại và nguyên nhân chủ yếu
ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Công ty.
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công
ty tư vấn và chuyển giao công nghệ Trường ĐHTL.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo, và phụ lục, luận văn
gồm 3 chương nội dung chính:
Chương 1
. Một số vấn đề lý luận về khả năng cạnh tranh
của doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
UChương 2U. Thực trạng khả năng cạnh tranh của Công ty
tư vấn và chuyển giao công nghệ Trường Đại học Thủy lợi
UChương 3U. Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của
Công ty tư vấn và chuyển giao công nghệ Trường ĐHTL
Đề tài: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty tư vấn
và chuyển giao và công nghệ-Trường Đại học Thủy lợi trong quá trình hội nhập





Đề tài: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty tư vấn
và chuyển giao công nghệ-Trường Đại học Thủy lợi trong quá trình hội nhập


Nguyễn Hải Thắng 1 Lớp 18K11
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KHẢ NĂNG
CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG
THỜI KỲ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

1.1. Lý luận chung về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của DN
1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh
Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về cạnh tranh trong các lĩnh vực
KTXH. Trong đề tài này, nhìn nhận thuật ngữ cạnh tranh được tiếp cận dưới góc độ
trong lĩnh vực kinh tế, một dạng cụ thể của cạnh tranh.
Định nghĩa thứ nhất, cạnh tranh theo Đại Từ điển tiếng Việt là “tranh đua
giữa những cá nhân, tập thể có chức năng như nhau, nhằm giành phần hơn, phần
thắng về mình”; Năng lực cạnh tranh là “khả năng giành thắng lợi trong cuộc cạnh
tranh của những hàng hoá cùng loại trên cùng một thị trường tiêu thụ” Nguyễn
Như Ý (chủ biên): Đại Từ điển tiếng Việt, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội, 1999,
trang 258, trang 1172.
Định nghĩa thứ hai, theo Từ điển Kinh tế kinh doanh Anh - Việt thì “Cạnh
tranh là sự đối địch giữa các hãng kinh doanh trên cùng một thị trường để giành
được nhiều khách hàng, do đó nhiều lợi nhuận hơn cho bản thân, thường là bằng
cách bán theo giá cả thấp nhất hay cung cấp một chất lượng hàng hoá tốt nhất”
Nguyễn Đức Dỵ (chủ biên):
Theo Kinh tế học chính trị Mác - LêNin thì “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự
đấu tranh về kinh tế giữa các chủ thể tham gia sản xuất với nhau nhằm giành
những điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ để thu được
nhiều lợi ích nhất cho mình. Mục tiêu của cạnh tranh là giành lợi ích, lợi nhuận lớn

nhất, bảo đảm sự tồn tại và phát triển của chủ thể tham gia cạnh tranh”.
Các quan niệm trên đây có sự khác biệt trong diễn đạt và phạm vi, nhưng có
những nét tương đồng về nội dung. Từ đó có thể hiểu: cạnh tranh là quan hệ kinh tế
mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm mọi biện pháp để đạt mục tiêu kinh
tế của mình, chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng.


Đề tài: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty tư vấn
và chuyển giao công nghệ-Trường Đại học Thủy lợi trong quá trình hội nhập


Nguyễn Hải Thắng 2 Lớp 18K11
Cạnh tranh của doanh nghiệp là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp trên thị
trường nhằm tạo lợi thế cho mình và thu được nhiều lợi nhuận hơn, là sự tranh
giành về lợi ích giữa các chủ thể tham gia thị trường; các doanh nghiệp cần phải
nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
1.1.2. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
Để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp cần cung cấp cho thị trường những
sản phẩm chất lượng cao, giá cả hợp lý và đáp ứng nhu cầu khách hàng. Đó chính là
những sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường.
4T 1.1.3. Các tiêu chí và phương pháp đánh giá khả năng cạnh tranh và mối
quan hệ với khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
1.1.3.1. Các tiêu chí đánh giá khả năng cạnh tranh
Phân tích khả năng cạnh tranh đòi hỏi phải có quan điểm toàn diện, đánh giá
dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, cụ thể:
- Nghiên cứu sự biến đổi (tăng, giảm) của thị phần trong các thời kỳ khác
nhau để hiểu rõ khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp;
- Khi phân tích hiệu quả trong hoạt động của doanh nghiệp, cần so sánh với
các chỉ tiêu tương ứng của đối thủ cạnh tranh;
- Nâng cao chất lượng sản phẩm một mặt làm tăng uy tín, danh tiếng của sản

phẩm đó, tạo ra nhiều giá trị hơn cho khách hàng;
- Muốn có khả năng cạnh tranh cao hơn cần phải xác định và thoả mãn tốt
hơn nhu cầu khách hàng so với đối thủ cạnh tranh;
- Đổi mới thể hiện tính linh hoạt và năng động của doanh nghiệp thích ứng
với các điều kiện môi trường kinh doanh và là yếu tố quan trọng nhất tạo nên lợi thế
cạnh tranh và do đó tạo nên khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp;
- Khả năng liên kết và hợp tác với các doanh nghiệp khác và hội nhập kinh tế
quốc tế; khả năng liên kết và hợp tác cũng thể hiện sự linh hoạt của trong việc chủ
động nắm bắt các cơ hội kinh doanh trên thương trường.
- Khả năng thu hút và phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao, chuyên sâu
vào từng hoạt động được giao;


Đề tài: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty tư vấn
và chuyển giao công nghệ-Trường Đại học Thủy lợi trong quá trình hội nhập


Nguyễn Hải Thắng 3 Lớp 18K11
- Năng lực tài chính, khả năng sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính
trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;
- Uy tín của doanh nghiệp với các đối tác kinh doanh (người cung ứng,
khách hàng, đối tác liên minh, ) cũng là yếu tố quan trọng tạo nên lợi thế và góp
phần nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.1.3.2. Phương pháp đánh giá khả năng cạnh tranh
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về khả năng cạnh tranh, các phương pháp
và công cụ đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cũng rất phong phú và
đa dạng.
Doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh nhất thiết phải có lợi thế cạnh tranh.
Đánh giá khả năng cạnh tranh theo cách tiếp cận này đòi hỏi người phân tích phải
trả lời bốn câu hỏi cơ bản (thực chất là kiểm định bốn tiêu thức) nhằm xác định các

nguồn lực và khả năng của doanh nghiệp có dẫn đến lợi thế cạnh tranh bền vững
hay không. Các tiêu thức này và nội dung của chúng được tóm tắt.

Bảng 1.1: Các tiêu thức kiểm định nguồn lực và khả năng của doanh
nghiệp nhằm xác định lợi thế cạnh tranh bền vững
TT
Tiêu thức
Nội dung tiêu thức
1 Tính có giá trị
Nguồn lực/ khả năng có giúp xây dựng và thực hiện các
chiến lược khai thác tốt các cơ hội, hạn chế bớt rủi ro trong
môi trường kinh doanh bên ngoài và tạo ra giá trị cho các
khách hàng mục tiêu?
2 Tính khan hiếm
Nguồn lực/ khả năng có phải chỉ được sở hữu bởi hoặc một
vài đối thủ hiện tại hoặc tiềm năng? Câu hỏi này dẫn đến
một câu hỏi cơ bản: có bao nhiêu đối thủ cùng sở hữu
nguồn lực/ khả năng giống nhau? Nếu có nhiều như vậy,
nguồn lực, khả năng đó không thể trở thành lợi thế cạnh
tranh của doanh nghiệp được.
3
Tính khó sao
Đối thủ có dễ dàng sao chép các nguồn lực/ khả năng tương


Đề tài: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty tư vấn
và chuyển giao công nghệ-Trường Đại học Thủy lợi trong quá trình hội nhập


Nguyễn Hải Thắng 4 Lớp 18K11

chép, bắt chước
tự như của hay không?
4
Tính không thể
thay thế được
có hay không nguồn lực/ khả năng có giá trị tương đương,
dễ bắt chước và không khan hiếm để thay thế cho nguồn
lực/ khả năng của doanh nghiệp? Hai nguồn lực được coi là
tương đương xét về mặt chiến lược nếu chúng có thể được
sử dụng một cách biệt lập để thực hiện các chiến lược
giống nhau.

Các tiêu thức này giúp xác định tính bền vững của lợi thế cạnh tranh nên
cũng được sử dụng làm tiêu thức đánh giá khả năng cạnh tranh của .
Từ việc kiểm tra bốn tiêu thức trên có thể rút ra các kết luận về khả năng
cạnh tranh tương ứng như sau:

Bảng 1.2: Một số kết luận rút ra từ kết quả kiểm tra bốn tiêu thức
Nguồn
lực/khả
năng có
giá trị
Nguồn
lực/khả
năng có
khan
hiếm
Nguồn
lực/khả
năng có

khó bị
sao chép
Nguồn
lực/khả năng
không thể
thay thế
Kết luận Ý nghĩa
Không Không Không Không
Bất lợi trong
cạnh tranh
Tỷ suất lợi nhuận
thấp hơn trung
bình
Có Không Không Có/không
Thế cân bằng
cạnh tranh
(không có lợi
thế hoặc bất lợi)
Tỷ suất lợi nhuận
ngang bằng mức
trung bình
Có Có Không Có/không
Lợi thế cạnh
tranh nhất thời
Tỷ suất lợi nhuận
cao hơn hoặc
ngang bằng mức


Đề tài: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty tư vấn

và chuyển giao công nghệ-Trường Đại học Thủy lợi trong quá trình hội nhập


Nguyễn Hải Thắng 5 Lớp 18K11
trung bình
Có Có Có Có
Lợi thế cạnh
tranh bền vững
Tỷ suất lợi nhuận
cao hơn mức
trung bình

- Phương pháp đánh giá khả năng cạnh tranh bằng cách sử dụng ma trận
hình ảnh cạnh tranh:
Ma trận hình ảnh cạnh tranh là một công cụ hữu dụng cho phép người phân
tích cùng lúc nghiên cứu trong sự tương quan với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp để
phát hiện những lợi thế, bất lợi tương đối so với các đối thủ này. Các thông tin thu
được từ ma trận hình ảnh cạnh tranh là quan trọng đối với quá trình xây dựng và
thực hiện chiến lược. Bảng 1.3 là một mẫu ma trận hình ảnh cạnh tranh.

Bảng 1.3: Ma trận hình ảnh cạnh tranh
Tiêu thức đánh giá (Các
yếu tố quyết định khả
năng cạnh tranh)
Mức
độ
quan
trọng
Doanh
nghiệp

Đối thủ cạnh
tranh 1
Đối thủ cạnh
tranh 2
Phân
loại
Điểm
đánh
giá
Phân
loại
Điểm
đánh
giá
Phân
loại
Điểm
đánh
giá
Tăng trưởng thị phần
0,20






Hiệu quả
0,15







Chất lượng
0,18






Tốc độ đổi mới
0,15






Khả năng đáp ứng nhu
cầu khách hang
0,20







Khả năng tiếp cận các
yếu tố đầu vào
0,12






Tổng
Σ=1,00









Đề tài: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty tư vấn
và chuyển giao công nghệ-Trường Đại học Thủy lợi trong quá trình hội nhập


Nguyễn Hải Thắng 6 Lớp 18K11
Áp dụng ma trận hình ảnh cạnh tranh cần thực hiện các bước sau đây:
- Chọn các đối thủ cạnh tranh trực tiếp muốn nghiên cứu so sánh. Tiêu thức
cơ bản nhất để lựa chọn đối thủ cạnh tranh trực tiếp là đối thủ phải cùng trong phạm
vi kinh doanh với nhau.
- Lựa chọn các nhân tố quan trọng quyết định khả năng cạnh tranh của doanh

nghiệp và của đối thủ làm tiêu thức đánh giá.
- Cho điểm quan trọng các nhân tố đó sao cho thoả mãn các điều kiện:
+ Điểm cho từ 0,0 đến 1,0.
+ Điểm cao hơn có nghĩa là nhân tố tương ứng quan trọng hơn đối với việc
tạo lập và nâng cao khả năng cạnh tranh của .
+ Tổng các điểm quan trọng bằng 1,0.
- Các mức phân loại được cho điểm từ 1 đến 4 tương ứng với mức độ của
chiến lược tận dụng các cơ hội và hạn chế nguy cơ trong môi trường bên ngoài.
Điểm 4 hàm ý chiến lược phản ứng tốt nhất với các điều kiện môi trường bên ngoài,
điểm 1 có ý nghĩa chiến lược phản ứng kém nhất. Các mức phân loại được cho điểm
lần lượt đối với doanh nghiệp và mỗi đối thủ trong ma trận.
- Điểm đánh giá = điểm quan trọng x điểm phân loại và được cộng dồn lại.
Tổng điểm đánh giá cao hơn nói chung phản ánh tương ứng có khả năng cạnh tranh
mạnh hơn (xét về tổng thể). Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là doanh nghiệp với
số điểm cao sẽ có khả năng cạnh tranh mạnh tuyệt đối so với doanh nghiệp có số
điểm thấp hơn vì số tổng cộng đã xoá nhoà ý nghĩa của từng số hạng điểm đánh giá.
- Sử dụng ma trận phân tích lợi thế và bất lợi cạnh tranh:
Ma trận lợi thế và bất lợi trong cạnh tranh là một cách khác vận dụng mô
hình chuỗi giá trị của M.Porter để nghiên cứu lợi thế và khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp. Nếu như các hoạt động tạo ra giá trị được sắp xếp và có vị trí tương
ứng trong mô hình chuỗi giá trị thì các hoạt động đó lại được liệt kê theo chiều dọc
trong cột đầu tiên của ma trận phân tích lợi thế và bất lợi. Các cột tiếp theo của ma
trận đánh giá từng nhân tố theo năm mức độ từ “rất yếu” đến “rất mạnh” một cách
tương đối so với đối thủ cạnh tranh chính mà doanh nghiệp đang tiến hành phân


Đề tài: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty tư vấn
và chuyển giao công nghệ-Trường Đại học Thủy lợi trong quá trình hội nhập



Nguyễn Hải Thắng 7 Lớp 18K11
tích, so sánh. Chẳng hạn, một nhân tố nào đó được đánh giá là rất mạnh thì điều đó
có nghĩa là nó mạnh hơn nhiều so với nhân tố tương ứng của đối thủ cạnh tranh.
Bảng 1.4 dưới đây minh họa ma trận lợi thế và bất lợi cạnh tranh với một số
yếu tố trong chuỗi giá trị có thể được lựa chọn để phân tích trong thực tế. Các nhân
tố được đánh giá và kết nối với nhau bằng những đường kẻ. Đường liền nét thể hiện
trạng thái hiện tại (thời điểm tiến hành phân tích), đường nét đứt thể hiện trạng thái
tương lai mà doanh nghiệp mong muốn đạt tới (theo quan điểm của DN ). Như vậy,
vận dụng ma trận lợi thế và bất lợi không những có thể giúp doanh nghiệp nghiên
cứu khả năng cạnh tranh trong hiện tại so với đối thủ mà còn cho phép “hình
dung” về khả năng cạnh tranh trong tương lai.
Người ta cũng có thể vận dụng ma trận này theo một số cách khác. Thứ nhất
là dùng để phát hiện điểm mạnh, điểm yếu trong nội bộ tổ chức. Khi đó tiến hành so
sánh mỗi yếu tố trong chuỗi giá trị với các yếu tố khác của (so sánh các chức năng,
hoạt động trong với nhau). Kết quả là điểm mạnh nằm càng xa về phía phải (giống
như những mũi nhọn hướng sang phải). Đường liền nét vẫn thể hiện “bức tranh”
mạnh, yếu trong hiện tại, đường nét đứt sẽ thể hiện vị trí tương lai của mỗi yếu tố
đó. Khi tiến hành phân tích theo cách này, ma trận lợi thế và bất lợi thực chất là
“ma trận phân tích điểm mạnh và điểm yếu” vì các phân tích của doanh nghiệp
không được đối chiếu với đối thủ cạnh tranh.
Một cách khác, ma trận phân tích lợi thế và bất lợi có thể được sử dụng như
sau: hãy hình dung đường liền nét thể hiện các điểm mạnh, điểm yếu của doanh
nghiệp và đường nét đứt thể hiện các yếu tố mạnh, yếu tương ứng của một đối thủ
cạnh tranh mà đang phân tích, so sánh. Nhìn vào ma trận, người phân tích thấy được
tương quan mạnh, yếu (hay lợi thế và bất lợi) của và đối thủ cạnh tranh. Theo cách
này, về nguyên tắc ta có thể phân tích cùng lúc nhiều doanh nghiệp trong ma trận.
Tóm lại, phân tích khả năng cạnh tranh là một phân tích động. Phân tích khả
năng cạnh tranh không chỉ trong một khoảng thời gian nhất định mà là so sánh giữa
các thời kỳ với nhau, không chỉ nghiên cứu trong phạm vi một doanh nghiệp mà là
nghiên cứu mang tính so sánh nhiều doanh nghiệp với nhau.



Đề tài: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty tư vấn
và chuyển giao công nghệ-Trường Đại học Thủy lợi trong quá trình hội nhập


Nguyễn Hải Thắng 8 Lớp 18K11
Bảng 1.4: Ma trận phân tích lợi thế và bất lợi

Tiêu chí Rất yếu Yếu
Trung
binh
Mạnh
Rất
mạnh
SX
Vị trí và số lượng nhà máy
Quy mô nhà máy
Mức độ tự động hoá
Chất lượng sản phẩm
Năng suất
Nguồn nhân lực
Khả năng tận dụng năng lực SX





Marketting
Thị phần

Vị trí và số lượng kho bãi
Hệ thống phân phối sản phẩm
Nghiên cứu thị trường
Khả năng cạnh tranh về giá cả
Độ rộng của danh mục sản
phẩm
Danh tiếng của thương hiệu
Năng suất lực lượng bán hàng





R&D (NC và PT)
Trang thiết bị cho nghiên cứu
và PT
Nguồn nhân lực
Khả năng phát triển sản phẩm
mới
Nguồn tài chính đầu tư cho
R&D





Quản trị
Khả năng lãnh đạo
Hệ thống kế hoạch hoá và kiểm
soát

Hệ thống thưởng phạt
Sự phân chia quyền hạn và
trách nhiệm
Văn hoá doanh nghiệp
Năng lực tài chính
Khả năng thương thuyết với đối
tượng hữu quan







Đề tài: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty tư vấn
và chuyển giao công nghệ-Trường Đại học Thủy lợi trong quá trình hội nhập


Nguyễn Hải Thắng 9 Lớp 18K11
Sau khi nghiên cứu chi tiết các nhân tố trong ma trận lợi thế và bất lợi, ta có
thể tóm tắt kết quả phân tích trong bảng dưới đây.
Bảng 1.5: Tóm tắt kết quả phân tích lợi thế và bất lợi
Các hoạt động tạo ra giá trị
Hiện tại
Tương lai
Yếu
Trung
bình
Mạnh
Yếu

Trung
bình
Mạnh
Sản xuất
Marketing
Nghiên cứu và phát triển
Quản trị



x
x
x
x



x


x

x
x
Đánh giá chung

x




x

- Phương pháp sử dụng chuỗi giá trị để phân tích khả năng cạnh tranh:
Mỗi doanh nghiệp có thể được mô hình hoá thành một chuỗi các hoạt động
tạo ra giá trị trong chuỗi giá trị. Khi tiến hành phân tích khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp, cần phân tích chi tiết mỗi một trong chín nhóm hoạt động trong chuỗi
giá trị của doanh nghiệp đó. Xem mỗi nhóm hoạt động bao gồm những hoạt động
cụ thể nào? chi phí thực hiện chúng? chúng đóng góp như thế nào vào việc tạo ra sự
khác biệt của sản phẩm hoàn thành của doanh nghiệp? trong số các hoạt động đó,
đâu là những điểm mạnh nổi trội và điểm yếu nhất của doanh nghiệp? Sự phối hợp
giữa các hoạt động như thế nào? có cách nào phối hợp tốt hơn các hoạt động đó để
giảm chi phí và tăng sự khác biệt sản phẩm? tất cả những vấn đề đó cần được
phân tích cụ thể, chi tiết và ghi những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp lên
mô hình chuỗi giá trị.
Trên đây là bốn phương pháp cơ bản để đánh giá khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp. Cả bốn phương pháp đều đòi hỏi người đánh giá phải có những
nghiên cứu sâu, phân tích về được các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp.


Đề tài: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty tư vấn
và chuyển giao công nghệ-Trường Đại học Thủy lợi trong quá trình hội nhập


Nguyễn Hải Thắng 10 Lớp 18K11

1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp:
- Sự lựa chọn phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp
Phạm vi kinh doanh, một nội dung quan trọng tuyên bố sứ mệnh của doanh

nghiệp, là sự kết hợp của ba khía cạnh mà doanh nghiệp cần làm rõ:
- Khách hàng là ai? hay đang phục vụ cho đối tượng khách hàng nào? phân
đoạn thị trường nào?
- Nhu cầu nào của khách hàng được thoả mãn?; doanh nghiệp cần thiết kế,
chế tạo và cung ứng sản phẩm với những đặc tính cụ thể nào?
- Doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu khách hàng bằng cách nào? câu hỏi này liên
quan đến việc xác định các năng lực đặc biệt của doanh nghiệp.












Hình 1.1: Mô hình xác định phạm vi kinh doanh của doanh nhiệp

Xác định đúng sự kết hợp của ba khía cạnh trên là tối quan trọng đối với việc
nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Xác định đúng phạm vi kinh
doanh của doanh nghiệp cho biết cần đưa ra thị trường những sản phẩm gì, nhằm
Nhu cầu cần
thoả mãn là
gì?
Khách hàng
là ai?
thoả mãn

nhu cầu bằng
cách nào?
Phạm vi KD của
doanh nghiệp

×