Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Nghiên cứu những vấn đề môi trường nước các hệ thống thủy lợi điển hình và giải pháp bảo vệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.01 MB, 106 trang )



1

MỞ ĐẦU
Hiện nay các hệ thống thủy lợi phát triển rộng khắp trên cả nước, từ
những hệ thống nhỏ (vài chục ha) đến hệ thống vừa và lớn (hàng ngàn, hàng
chục ngàn ha). Những hệ thống này có tuổi từ vài năm đến hàng chục năm
phục vụ, đã góp phần phát triển kinh tế, xã hội của cả nước trong nhiều năm
qua. Đã từ lâu các hệ thống thủy lợi không những cung cấp nước cho nông
nghiệp mà còn cung cấp nước cho các nhu cầu khác như công nghiệp, dân
sinh, và cả giao thông thủy,… Tuy nhiên trong hơn hai chục năm qua với
chính sách mở cửa, và yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa cả nước nói
chung và nông thôn nói riêng, các hệ thống thủy lợi đã gánh thêm nhiều vai
trò quan trọng, trong đó có bảo vệ môi trường nước.
Với đà phát triển kinh tế, xã hội nhanh chóng, với đặc điểm cơ bản
chung là các hệ thống thủy lợi thường đi qua nhiều khu dân cư mật độ cao,
nhiều khu đô thị,… thậm chí cả các khu công nghiệp với nhu cầu sử dụng
nước tăng và nhiều nguồn xả thải khác nhau. Do vậy hiện nay chất lượng
nước của các hệ thống thủy lợi đang có nhiều vấn đề cả về khối lượng và chất
lượng, thậm chí có những vấn đề rất nan giải như nạn xả chất thải (rác thải,
nước thải) trực tiếp vào hệ thống thủy lợi. Điều này đồng nghĩa với làm ô
nhiễm nguồn nước trong hệ thống dẫn đến nhiều rủi ro, bệnh tật cho người
dân sử dụng nước và ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm cây
trồng,…
Những năm gần đây Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nhận
thức rõ các vấn đề này và đã đầu tư điều tra, khảo sát cơ bản bước đầu về chất
lượng nước các hệ thống thủy lợi nhằm đánh giá hiện trạng, nguyên nhân ô
nhiễm từ đó có những giải pháp bảo vệ phù hợp. Tuy nhiên các số liệu điều
tra mới được thực hiện ở một số hệ thống lớn ở đồng bằng sông Hồng và Bắc



2

Trung Bộ (Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định, Hà Nam, Nghệ An). Bước đầu
đã cho thấy chất lượng nước các hệ thống thủy lợi này đã và đang bị ô nhiễm
ở các mức độ khác nhau.
Để có thể đánh giá một cách đầy đủ về nguyên nhân, quy luật diễn biến
theo không gian và thời gian cũng như các tác động bất lợi của ô nhiễm nước
các hệ thống thủy lợi nhằm đưa ra các giải pháp bảo vệ, giảm thiểu là rất cần
thiết cho một nền nông nghiệp bền vững và đảm bảo an toàn, an ninh cuộc
sống của nhân dân trong khu vực có hệ thống thủy lợi đi qua.
Đề tài luận văn Thạc sĩ: “ NGHIÊN CỨU NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI
TRƯỜNG NƯỚC CÁC HỆ THỐNG THỦY LỢI ĐIỂN HÌNH VÀ GIẢI
PHÁP BẢO VỆ ” mong muốn bước đầu góp phần xem xét một cách tổng thể
vấn đề môi trường nước của các hệ thống thủy lợi để có những kiến nghị cụ
thể nhằm bảo vệ môi trường cho những vùng dân cư trong hệ thống. Đề tài sẽ
chọn hệ thống thủy lợi Nam – Bắc Nghệ An để thực hiện nghiên cứu này.
Mục tiêu chính của đề tài là: Xác định đúng hiện trạng về môi trường nước
các hệ thống thủy lợi điển hình vùng đồng bằng, cụ thể là hệ thống thủy lợi Nam
Bắc Nghệ An. Từ đó đề xuất được các giải pháp phù hợp để giảm thiểu ô nhiễm
phục vụ quản lý và khai thác hiệu quả hệ thống thủy lợi.
Phương pháp và phạm vi nghiên cứu: Cách tiếp cận nghiên cứu là phân
tích nguyên nhân – hậu quả về ô nhiễm nước hệ thống một cách tổng hợp. Từ đó sử
dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau gồm: thu thập, điều tra thực địa, phân
tích và đánh giá tổng hợp các thông tin, số liệu liên quan; phương pháp thống kê để
phân tích, xây dựng các mối quan hệ, diễn biến chất lượng nước trong hệ thống; lấy
ý kiến của các chuyên gia nhằm tăng tính khoa học và chính xác của các kết quả
nghiên cứu. Về phạm vi nghiên cứu, đề tài luận văn chỉ tập trung đánh giá diễn biến
một số chỉ tiêu chất lượng nước của một hệ thống thủy Nam Bắc Nghệ An như lý
hóa, vi sinh, và một số yếu tố khác như kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật.



3

Nội dung luận văn, ngoài phần mở đầu và kết luận, các nội dung chính của
luận văn được trình bày trong các chương:
Chương 1: Tổng quan về các hệ thống thủy lợi Việt Nam và hệ thống Nam
Bắc Nghệ An, với các thông tin chính về phát triển các hệt hống thủy lợi Việt Nam
cùng các đặc điểm của hệ thống thủy lợi Nam Bắc Nghệ An.
Chương 2: Các nguyên nhân và xác định các nguồn gây ô nhiễm nước hệ
thống thủy lợi, nội dung chương với các nguyên nhân chính gây ô nhiễm nước mặt,
đặc biệt các nguồn gây ô nhiễm nước hệ thống nghiên cứu.
Chương 3: Phân tích, đánh giá diễn biến chất lượng nước hệ thống Nam Bắc
Nghệ An, diễn biến một số chỉ tiêu chất lượng nước của hệ thống được phân tích
theo thời gian và không gian nhằm làm cơ sở cho đề xuất giải pháp giảm thiểu.
Chương 4: Đề xuất các giải pháp các giải pháp bảo vệ môi trường nước
thích hợp cho hệ thống. Một số định hướng chung và biện pháp cụ thể cho việc
giảm thiểu ô nhiễm và quản lý hiệu quả hơn chất lượng nước hệ thống thủy lợi được
đề xuất.
Nhân dịp này em xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Thủy lợi, Khoa
Môi trường, Phòng Đào tạo Đại học và Sau đại học cùng các thầy cô của Nhà
trường đã tạo điều kiện cho em hoàn thành khóa học. Em xin chân thành cảm ơn
thầy PGS.TS Lê Đình Thành và thầy Hoàng Xuân Hiệp đã giúp em có đầy đủ thông
tin số liệu chất lượng nước và được khảo sát thực tế tại hệ thống thủy lợi Nam Bắc
Nghệ An phục vụ cho nghiên cứu và hoàn thành Luận văn này.









4

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ CÁC HỆ THỐNG THỦY LỢI VIỆT NAM
VÀ HỆ THỐNG NAM BẮC NGHỆ AN

1.1. ĐẶC ĐIỂM CÁC HỆ THỐNG THỦY LỢI LỚN Ở VIỆT NAM
1.1.1. Lịch sử phát triển
Việt Nam có lịch sử phát triển gắn liền với quá trình dựng nước và giữ
nước, các thế hệ ông cha đã không ngừng khai phá mở rộng đất đai để sản
xuất nông nghiệp và phát triển đất nước. Từ các vùng trung du, miền núi, ông
cha ta đã tiến dần về các vùng đồng bằng, nơi có nguồn tài nguyên đất, nước
dồi dào, với các hình thức làm thuỷ lợi sơ khai ban đầu như be bờ, giữ nước,
đào mương tiêu thoát nước, đắp đê ngăn lũ để sản xuất. Các hoạt động thủy
lợi đã hạn chế từng bước tác hại của lũ lụt nhằm khai phá ra những vùng châu
thổ màu mỡ của các dòng sông để trồng trọt, chăn nuôi, phát triển kinh tế -
văn hoá – xã hội, tạo nên nền văn minh lúa nước của Việt Nam.
Là nước nông nghiệp, mật độ dân số khá cao, đất canh tác có ít, trước
kia sản xuất lệ thuộc vào thiên nhiên. Sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải
phóng (1954), Đảng và Nhà nước Việt Nam đã chú trọng công tác thuỷ lợi,
coi thuỷ lợi là mặt trận hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp.
Được sự quan tâm hỗ trợ đầu tư của Nhà nước, thực hiện phương châm
Nhà nước và nhân dân cùng làm, nhân dân ta đã đưa công tác thuỷ lợi phát
triển từng bước, ngoài mục tiêu phục vụ nông nghiệp, phòng chống thiên tai
đã đi vào quản lý khai thác, phát triển hợp lý tài nguyên nước phục vụ cho các
ngành kinh tế, đời sống nhân dân và bảo vệ phát triển môi trường sinh thái.
Những thành tựu chính trong phát triển thuỷ lợi ở Việt Nam chủ yếu ở



5

các lĩnh vực:
- Tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp
- Phòng chống thiên tai
- Phát triển thuỷ điện
- Cấp nước sinh hoạt, công nghiệp
- Một số vấn đề bảo vệ môi trường
- Một số thành tự khoa học kỹ thuật liên quan đến nước.
Năm 1945 cả nước mới có 13 hệ thống thuỷ nông vừa và lớn tập trung
ở các tỉnh trung du, đồng bằng Bắc bộ, khu 4 cũ, duyên hải miền Trung cùng
với một số kênh lạch tạo nguồn ở đồng bằng sông Cửu Long. Tổng năng lực
tưới mới đạt 324.000 ha, tiêu mới đạt 77.000 ha.
Tính đến năm 2000, cả nước đã xây dựng được trên 80 hệ thống thủy
lợi vừa và lớn, hàng ngàn công trình thủy lợi nhỏ, trong đó có gần 500 hồ đập
lớn có dung tích trên 1 triệu m
3
nước hoặc có đập cao trên 10m hoặc công
trình xả lũ trên 2000m
3
/s (phân loại theo tiêu chuẩn của ICOLD).
Trong những thập kỷ qua đặc biệt sau ngày thống nhất đất nước được
sự quan tâm của Đảng và Chính phủ đã đầu tư xây dựng được hệ thống công
trình thuỷ lợi đồ sộ: đã xây dựng 75 hệ thống thủy lợi lớn, 1967 hồ chứa dung
tích trên 0,2 triệu m
3
, hơn 5.000 cống tưới, tiêu lớn, trên 10.000 trạm bơm lớn
và vừa có tổng công suất bơm 24,8 (10

6
m
3
/h), hàng vạn công trình thủy lợi
vừa và nhỏ.
Đã xây dựng 5.700 km đê sông, 3.000 km đê biển, 23.000 km bờ bao và
hàng ngàn cống dưới đê, hàng trăm km kè và nhiều hồ chứa lớn tham gia
chống lũ cho hạ du, các hồ chưa lớn thuộc hệ thống sông Hồng có khả năng
cắt lũ 7 tỷ m
3
, nâng mức chống lũ cho hệ thống đê với con lũ 500 năm xuất


6

hiện một lần. Tổng năng lực của các hệ thống đã bảo đảm tưới trực tiếp 3,45
triệu ha, tạo nguồn cho 1,13 triệu ha, tiêu 1,4 triệu ha, ngăn mặn 0,87 triệu ha
và cải tạo chua phèn 1,6 triệu ha; cấp và tạo nguồn cấp nước 5-6 tỷ m
3
/năm
cho sinh hoạt, công nghiệp, du lịch, dịch vụ ; Cấp nước sinh hoạt nông thôn
đạt 70-75% tổng số dân.
Do vậy góp phần quan trọng đưa Việt nam từ chỗ thiếu lương thực trở
thành quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ nhất trên thế giới . Bộ mặt nông thôn
mới không ngừng đổi thay, an ninh lương thực, an toàn trước thiên tai, ổn
định xã hội, sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường được cải thiện. Tuy
nhiên, do tốc độ nhanh của quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá đã khiến
cho nhiều hệ thống công trình thuỷ lợi không đáp ứng kịp kể cả về quy mô lẫn
sự lạc hậu của nó. Trước một thách thức mới của nhân loại là cuộc chiến
chống biến đổi khí hậu mà Việt Nam là một trong những nước được đánh giá

là ảnh hưởng nặng nề nhất, đòi hỏi chúng ta phải nhìn nhận toàn diện để đưa
ra một giải pháp tổng thể kể cả trước mắt và lâu dài. Đặc biệt cần quan tâm
đến hiện trạng các hệ thống công trình thuỷ lợi và chất lượng nước của các hệ
thống này.
1.1.2. Đặc điểm nguồn nước, khai thác sử dụng
1.1.2.1. Đặc điểm nguồn nước
Việt Nam nằm ở Đông Nam Á, thuộc hạ lưu hai hệ thống sông lớn là
sông Hồng và sông Mê Kông, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa,
lượng mưa và dòng chảy khá phong phú, tổng lượng mưa và dòng chảy khá
phong phú, tổng lượng dòng chảy bình quân là 835 tỷ m
3
, đứng thứ 12 trên
trên thế giới. Rong đó 62% của tổng lượng dòng chảy trên là từ bên ngoài
lãnh thổ chảy vào và tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long, sông Hồng. Các
vùng còn lại đều có lượng dòng chảy thấp so với mức trung bình của thế giới.


7

Do phân bố mưa và dòng chảy không đều theo không gian, thời gian, mùa
mưa lại trùng với mùa bão nên từ xa xưa đất nước ta đã phải đối mặt với
nhiều thiên tai, đặc biệt là bão, lụt, úng, hạn
1.1.2.2. Khai thác sử dụng
Các công trình thuỷ lợi ở Việt Nam chủ yếu được sử dụng ở các lĩnh
vực: Phục vụ sản xuất nông nghiệp; phòng chống thiên tai; phát triển thuỷ
điện; cấp nước sinh hoạt, công nghiệp; Một số vấn đề môi trường; Một số
thành tự khoa học kỹ thuật.
Qua khai thác và sử dụng các hệ thống thuỷ lợi đã tạo điều kiện quan
trọng cho phát triển nhanh và ổn định diện tích canh tác, năng suất, sản lượng
lúa để đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu.

Các công trình thủy lợi đã góp phần, cải tạo đất chua, phèn, mặn, cải tạo môi
trường nước như vùng Bắc Nam Hà, Nam Yên Dũng; vùng Tứ Giác Long
Xuyên, Đồng Tháp Mười
Phát triển thuỷ lợi đã tạo điều kiện hình thành và phát triển các vùng
chuyên canh cây trồng, vật nuôi như lúa, ngô ở đồng bằng sông Cửu Long và
đồng bằng sông Hồng, cao su và cà phê ở miền Đông nam Bộ, Tây Nguyên,
chè ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
Nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững tại những vùng có hệ thống
thủy lợi bảo đảm nguồn cấp và thoát nước (nước ngọt, mặn) chủ động ở các
vùng đồng bằng, ven biển.
- Phòng chống giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai (lũ lụt, úng, hạn, sạt
lở, ), bảo vệ tính mạng, sản xuất, cơ sở hạ tầng, hạn chế dịch bệnh. Hệ thống
đê biển ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có thể ngăn mặn và triều tần suất 10% gặp
bão cấp 9. Hệ thống đê Trung Bộ, bờ bao đồng bằng Sông Cửu Long chống
được lũ sớm và lũ tiểu mãn để bảo vệ sản xuất vụ Hè Thu và Đông Xuân. Các


8

công trình hồ chứa lớn và vừa ở thượng du đã từng bước đảm bảo chống lũ
cho công trình và tham gia cắt lũ cho hạ du.
Các công trình chống lũ ở đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) vẫn được duy
tu, củng cố. Hàng năm các công trình thuỷ lợi bảo đảm cấp 5-6 tỷ m
3
nước
cho sinh hoạt, công nghiệp, dịch vụ và các ngành kinh tế khác như cấp nước
sinh hoạt cho đồng bằng, trung du miền núi. Đến nay khoảng 70-75% số dân
nông thôn đã được cấp nước hợp vệ sinh với mức cấp 60 l/ngày đêm; cấp
nước cho các khu công nghiệp, các làng nghề, bến cảng. Các hồ thuỷ lợi đã
trở thành các điểm du lịch hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế như: Đại

Lải, Đồng Mô - Ngải Sơn, hồ Xuân Hương, Dầu Tiếng
- Các hệt hống thủy lợi góp phần lớn vào xây dựng nông thôn mới:
thủy lợi là biện pháp hết sức hiệu quả đảm bảo an toàn lương thực tại chỗ, ổn
định xã hội, xoá đói giảm nghèo nhất là tại các vùng sâu, vùng xa, biên giới.
Đã có nhiều công trình thuỷ điện vừa và nhỏ do ngành Thuỷ lợi đầu tư xây
dựng. Sơ đồ khai thác thuỷ năng trên các sông do ngành Thuỷ lợi đề xuất
trong quy hoạch đóng vai trò quan trọng để ngành Điện triển khai chuẩn bị
đầu tư, xây dựng nhanh và hiệu quả hơn.
- Ngoài ra thủy lợi còn góp phần cải tạo môi trường: các công trình
thủy lợi đã góp phần làm tăng độ ẩm, điều hòa dòng chảy, cải tạo đất chua,
phèn, mặn, cải tạo môi trường nước, phòng chống cháy rừng. Các công trình
thuỷ lợi kết hợp giao thông, quốc phòng, chỉnh trang đô thị, phát triển cơ sở
hạ tầng nông thôn; nhiều trạm bơm phục vụ nông nghiệp góp phần đảm bảo
tiêu thoát nước cho các đô thị và khu công nghiệp lớn.
a) Tuy nhiên công tác thủy lợi vẫn còn những tồn tại chính
Thuỷ lợi chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển của các đô thị lớn, hiện có
các thành phố lớn đang bị ngập lụt nặng do ngập triều (TP Hồ Chí Minh, Cần
Thơ, Cà Mau, Hải Phòng và Vĩnh Long). Thành phố Huế và các đô thị khu


9

vực Trung Bộ, ngập úng do lũ. Thành phố Hà Nội và các đô thị vùng đồng
bằng sông Hồng ngập úng nặng do mưa.
Các công trình phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, mặc dù cũng đã đầu tư
xây dựng nhiều hồ chứa thượng nguồn kết hợp hệ thống đê dưới hạ du nhưng
hiện nay hệ thống đê biển, đê sông và các cống dưới đê vẫn còn nhiều bất cập,
phần lớn đê chưa đủ mặt cắt thiết kế, chỉ chống lũ đầu vụ và cuối vụ, chính vụ
(miền Trung), các cống dưới đê hư hỏng và xuống cấp nhiều. Hiện tượng bồi
lấp, xói lở các cửa sông miền Trung còn diễn ra nhiều và chưa được khắc

phục được.
Nước thải không được xử lý hoặc xử lý không triệt để đổ vào kênh gây
ô nhiễm nguồn nước trong hệ thống thủy lợi: Bắc Đuống, Sông Nhuệ Quá
trình đô thị hoá, công nghiệp hoá và nuôi trồng thủy sản làm thay đổi diện
tích và cơ cấu sự dụng đất tạo ra những yêu cầu mới đối với công tác thuỷ lợi.
Nhu cầu cấp nước sinh hoạt ở nông thôn, thành thị, nhu cầu tiêu thoát tại
nhiều khu vực tăng lên nhanh chóng.
Mâu thuẫn quyền lợi, thiếu sự phối kết hợp giữa các ngành, địa phương
nên công trình chưa phát huy hiệu quả phục vụ đa mục tiêu. Nhiều công trình hồ
chứa lớn trên dòng chính có hiệu quả cao về chống lũ, phát điện, cấp nước đã
được nghiên cứu, đề xuất trong các quy hoạch thủy lợi nhưng sau này do yêu cầu
cấp bách về năng lượng nên nhiệm vụ của công trình tập trung chủ yếu vào phát
điện mà bỏ qua dung tích phòng lũ cho hạ du (chi phí đầu tư xây dựng công
trình, giải phóng mặt bằng, tái định cư rất lớn).
Một số hệ thống thuỷ lợi có hiệu quả thấp do vốn đầu tư hạn chế nên xây
dựng thiếu hoàn chỉnh, đồng bộ. Nhiều công trình chưa được tu bổ, sửa chữa
kịp thời nên bị xuống cấp, thiếu an toàn.
Việc thực thi Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, Luật Đê
điều và Pháp lệnh phòng, chống lụt, bão còn xem nhẹ.


10

Tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi chưa tương xứng với cơ
sở hạ tầng hiện có, nhất là các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Nguồn nhân lực còn hạn chế về trình độ, phân bố không hợp lý, thiếu
hụt nghiêm trọng kỹ sư thủy lợi ở địa phương, vùng sâu, vùng xa. Theo số
liệu điều tra mẫu trên phạm vi 5 tỉnh thành toàn quốc: Ở Hà Nội và TP Hồ
Chí Minh tập trung trên 70% lực lượng lao động thuỷ lợi được đào tạo, trong
khi đó ở các tỉnh vùng núi phía Bắc, Tây nguyên và duyên hải miền Trung

chiếm tỷ lệ rất nhỏ (nhất là ở các huyện và xã), có huyện không có kỹ sư thuỷ
lợi phụ trách công tác thuỷ lợi. Theo số liệu thống kê, lực lượng nhân lực có
trình độ kỹ sư thuỷ lợi/1 vạn dân ở Hà Nội là 1,64, thành phố Hồ Chí Minh
0,89, Hà Giang 0,56, Quảng Bình 0,09 và Đăk Lăk là 0,21.
b) Mục tiêu chung của Chiến lược phát triển thủy lợi đến năm 2012
chủ yếu là:
- Đảm bảo ổn định an toàn dân cư cho các thành phố, các vùng, miền, đặc biệt
là vùng đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, miền Trung, Tây
Nguyên
- Phát triển thủy lợi theo hướng bền vững, hiện đại hoá, tăng mức đảm bảo
cấp nước cho các ngành kinh tế; đảm bảo sản xuất nông nghiệp ổn định, an
ninh lương thực quốc gia; đảm bảo 3,8 triệu ha đất canh tác lúa hai vụ.
- Chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra, từng bước
thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
c) Các mục tiêu cụ thể đến năm 2020 gồm:
Mục tiêu 1: Cấp nước phục vụ dân sinh kinh tế.
- Đáp ứng nguồn nước phục vụ nhu cầu nước sinh hoạt cho dân cư đô thị và
nông thôn theo tiêu chuẩn đã được ban hành.
- Đáp ứng nguồn nước phục vụ phát triển công nghiệp, quan tâm vùng khan
hiếm nước: các tỉnh miền Trung, Ninh Thuận, Bình Thuận


11

- Cấp đủ nguồn nước để khai thác 4,5 triệu ha đất cây hàng năm (riêng đất lúa
3,8 triệu ha), tiến tới bảo đảm tưới chủ động cho 100% diện tích lúa 2 vụ (3,3
triệu ha), nâng tần suất đảm bảo tưới lên 85%.
- Đảm bảo tưới, tiêu nước chủ động phục vụ phát triển vùng cây ăn quả, nuôi
trồng thuỷ sản và sản xuất muối tập trung.
Mục tiêu 2: Tiêu thoát nước và bảo vệ môi trường nước.

- Chủ động và nâng cao tần suất đảm bảo tiêu nước cho các đô thị lớn như TP.
Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Cà Mau có tính đến tác
động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
- Tăng cường khả năng tiêu thoát ra các sông chính, tăng diện tích tiêu bằng
động lực, đảm bảo tiêu thoát nước ở những vùng đồng bằng:
+ Vùng đồng bằng Bắc Bộ: đảm bảo tiêu cho các khu dân cư, vùng sản xuất
nông nghiệp.
+ Vùng ven biển miền Trung: tăng cường khả năng thoát lũ cho các vùng dân
cư, tiêu cho sản xuất nông nghiệp vụ Hè Thu và đầu vụ Đông Xuân.
+ Vùng đồng bằng sông Cửu long: ở vùng ngập nông đảm bảo tiêu cả năm, ở
vùng ngập sâu tiêu cho vụ Hè Thu và đầu vụ Đông Xuân.
- Đảm bảo môi trường nước trong các hệ thống đạt tiêu chuẩn nước tưới.
Mục tiêu 3: Chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.
- Nâng cao mức bảo đảm an toàn phòng chống thiên tai bão lũ, lụt. Triển khai
thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020.
- Có giải pháp công trình đảm bảo an toàn cho nhân dân, bảo vệ 3,8 triệu ha
lúa trong điều kiện biến đổi khí hậu.
- Từng bước nâng cao khả năng chống lũ của các hệ thống đê sông tại các lưu
vực sông lớn ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ với tần suất thiết kế
- Chủ động phòng, tránh lũ và thích nghi để bảo vệ dân cư ở các lưu vực sông
thuộc Trung bộ, Nam Trung bộ, Tây Nguyên, Đông Nam bộ, đảm bảo sản


12

xuất vụ Hè Thu, Đông Xuân với tần suất đảm bảo 5%¸ 10%.
- Kiểm soát lũ triệt để ở vùng ngập nông đồng bằng sông Cửu Long, đảm bảo
các điều kiện thích nghi và an toàn cho dân sinh, sản xuất ở vùng ngập sâu.
- Hệ thống đê biển, đê cửa sông đảm bảo mức tối thiểu chống được bão cấp 9
và thủy triều ứng với tần suất 5%, phù hợp với từng giai đoạn phát triển.

- Đảm bảo an toàn công trình hồ chứa, đê, kè, cống, ổn định bờ sông, bờ biển.
Mục tiêu 4: Nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác các công trình thủy
lợi, đảm bảo phát huy trên 90% năng lực thiết kế.
Mục tiêu 5: Đưa trình độ khoa học công nghệ thủy lợi đạt mức trung
bình của Châu Á vào năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 đạt trình độ trung
bình tiên tiến trên thế giới.
1.2. HỆ THỐNG THỦY LỢI NAM – BẮC NGHỆ AN
1.2.1. Vị trí, quy mô:
1.2.1.1. Hệ thống Thuỷ nông Bắc nghệ An
Hệ thống thuỷ nông Bắc Nghệ An (Hệ thống tưới Đô Lương) được
người Pháp xây dựng từ năm 1933 đến năm 1936 là hệ thống tưới tiêu kết
hợp. Vùng hưởng lợi của Hệ thống thuỷ nông Bắc Nghệ An (Hệ thống tưới
Đô Lương) được giới hạn bởi những dãy núi ở phia Bắc và đê Sông Lam ở
phía Tây, Tây Nam; phía Bắc giáp lưu vực sông Hoàng Mai và Thanh Hoá,
phía Tây giáp Sông Cả và huyện Tân Kỳ, Anh Sơn, phía Nam giáp khu tưới
Nam Hương Nghi, phía Đông giáp Biển Đông.
1.2.1.2. Hệ thống Thuỷ nông Nam nghệ An
Công trình thuỷ nông Nam Nghệ An được Pháp xây dựng từ năm
1936-1941 là hệ thống tưới tiêu kết hợp.
Khu vực hưởng lợi của hệ thống bao gồm 3 huyện Nam Đàn, Hưng Nguyên,
Nghi Lộc là trung tâm kinh tế của tỉnh Nghệ An, mật độ dân số cao tập trung
tại thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò. được bao bọc bởi 2 con sông: Sông Cam


13

ở phía Bắc và Sông Cả ở phía Nam. Phía Bắc giáp huyện Diễn Châu và Yên
Thành, phía Nam giáp Sông Lam ( Sông Cả), phía Tây giáp vùng đồi núi của
2 huyện thanh Chương và Đô Lương, phía Đông giáp Biển Đông
Tổng diện tích tự nhiên: 672 km

2
, trong đó vùng đồi núi 177 km
2
, vùng
đồng cao và đồng bằng 495 km
2
.
1.2.2. Vai trò, nhiệm vụ và đặc điểm hệ thống TL Nam Bắc Nghệ An
1.2.2.1. Hệ thống Thuỷ nông Bắc nghệ An
1) Vai trò, nhiệm vụ:
Theo thiết kế, đập chắn nước ngang Sông Cả tại Đô Lương với mức
nước dâng 9,95 m đưa nước qua cống Mụ Bà vào kênh chính, chuyển nước từ
Sông Cả sang lưu vực Sông Bùng với lưu lượng thiết kế lấy vào kênh là 33,6
m
3
/s , cung cấp nước tưới và tiêu thoát lũ cho 29.147 ha đất nông nghiệp
thuộc 4 huyện Đô Lương, Yên Thành, Diễn Châu và Quỳnh Lưu (tưới tự chảy
22.461 ha, tưới bằng bơm 6.686 ha), cấp nước sinh hoạt cho các huyện trên.
Về tiêu, nước lũ sẽ theo các kênh tập trung vào kênh tiêu Vách Bắc và thoát
vào Sông Bùng qua cống tiêu Bầu Rú.
2) Đặc điểm hệ thống:
a/ Công trình đầu mối gồm
- Đập Đô Lương có 12 khoang và 1 cửa xả cát. Chiều rộng mỗi
khoang 23 m. Khoang số 12 là đập tràn cố định bằng bê tông, 11 khoang còn
lại có cửa tự động bằng thép. Về mùa cạn, cửa đập kéo lên cao độ +9,95 để
đa nước vào kênh. Mùa lũ cửa sập xuống cao độ 9,05 để tháo lũ.
- Cống xả cát đặt ở bờ trái đập, gồm 1 cửa tự động bằng thép, chiều
rộng 21 m. Mùa cạn, cửa nâng lên để giữ nước, mùa lũ, cửa sập xuống để xả
cát và kết hợp xả lũ.



14


Hình 1.1: Ngưỡng chắn cát đầu kênh Đô Lương
- Ngưỡng chắn cát đầu kênh bằng thép, chiều rộng 20 m.
Ngưỡng cửa ở cao độ + 8,05. Mùa cạn, cửa sập xuống để đưa nước vào
kênh. Mùa lũ, cửa nâng lên cao độ +9,50 để hạn chế bùn cát vào kênh. Cửa
được vận hành thủ công thông qua hệ thống tời xích.
b/ Công trình tưới gồm:
- Cống Mụ Bà: trên kênh chính, có 5 cửa nhỏ, kích thước mỗi cửa
2x2,75 m, và một cửa lớn rộng 4 m.
- Kênh chính: dài 54,270 km Chiều rộng đáy tại đầu kênh 15-16m,
chiều sâu nước 3-3,5 m, mặt cắt hình thang. Kênh có khả năng tải với lưu l-
ượng 30-36m
3
/s tuỳ thuộc vào cột nước trong thời kỳ khai thác.
Nước từ kênh chính tự chảy vào kênh nhánh tưới cho các khu canh tác
của 3 huyện Diễn Châu, Yên Thành và Quỳnh Lưu .


15


Hình 1.2: Ngã ba kênh chính Vân Tràng

- Các công trình tưới trên kênh chính:
Cống Hiệp Hoà ngăn lũ Khe Khuôn để bảo vệ cho tuy nen Truông
Khắp phía sau luôn làm việc không áp, 4 cống điều tiết (Đô Lý, Phúc Tăng,
Qui Lăng, Yên Lý), xi phông Sông Dinh, cầu máng Bầu Rú và 68 cống lấy

nước đầu kênh cấp II, trong đó có một số cống lớn là Cống Khe Khuôn (tưới
1400 ha), N2 (4300 ha), N8 (3210 ha), N18A (1400 ha), N13 (2500 ha), N20
(2000 ha), N14 (550 ha) và đuôi kênh chính (5355 ha). Trạm bơm Vân Tràng
có 3 tổ máy bơm, công suất mỗi máy 6.700 m
3
/h.



16


Hình 1.3: Cống Hiệp Hòa điều tiết lũ Khe Khuôn
- Kênh cấp II: tổng chiều dài khoảng 100 km, cấp nước tưới cho trên
23.000 ha đất nông nghiệp, trong đó 9 kênh có diện tích tưới lớn trên 550
ha;. Trên kênh cấp II có khoảng 540 công trình
- Kênh cấp III có tổng chiều dài khoảng 110 km và 560 công trình trên
kênh các loại, đảm bảo việc cấp nước và giao thông thuỷ trong vùng có công trình.

Hình 1.4: Cống điều tiết Quy Lăng


17

c/ Công trình tiêu
Về mùa lũ, nước được tập trung vào hệ thống kênh nhánh đổ vào kênh
chính qua 9 cống tiêu là Vũng Bùn, Lý Thành, Trụ Thạch, Trung Thành, Bắc
Thành, Mô Hóp, Xuân Thành, Cửa Chùa và Yên Lý. và tiêu thoát ra sông
Bùng tại Đông Hà qua cống tiêu Bầu Rú.


Hình 1.5 Cống Bầu Rú
1.2.2.2. Hệ thống thuỷ nông Nam Nghệ An
1) Vai trò, nhiệm vụ: Là hệ thống tưới tiêu kết hợp, lấy nước từ sông
Lam qua cống Nam Đàn. Theo thiết kế, hệ thống cung cấp nước tưới và tiêu
thoát lũ cho khoảng 35.000 ha đất canh tác của 3 huyện Nam Đàn, Nghi Lộc,
Hưng Nguyên, thành phố Vinh và cấp nước sinh hoạt cho thị xã Cửa Lò qua
hệ thống kênh Thấp, kênh Gai, kênh Hoàng Cần, kênh Vinh, kênh Lai Trên -
Lê Xuân Đào (thường gọi là kênh Nhà Lê). Công trình ngăn mặn là cống Bến
Thuỷ và cống Nghi Quang.
2) Đặc điểm:
a/ Công trình đầu mối: Cống Nam Đàn 4 cửa x 2 m, 1 cửa âu thuyền


18

B= 5 m, có nhiệm vụ lấy nước từ Sông Lam vào hệ thống tưới, chống lũ Sông
Lam cho khu hưởng lợi và giao thông thuỷ.
Cống Nam Đàn bằng bê tông cối thép có các thông số thiết kế:
- 4 cửa, mỗi cửa rộng 2 mét : B c = 8 mét
- Âu thuyền : B = 5 mét
- Mực nước thượng lưu ( TK) : +1,903 mét
- Mực nước hạ lưu (TK) : + 0,903 mét
- Lưu lượng qua cống : Qmax = 33,6 m
3
/s
- Lưu lượng bình quân năm : Qbq = 26,1 m
3
/s
- Lưu lượng kiệt : Qk = 10 m
3

/s
b/ Công trình tưới:
Hệ thống kênh: Có 5 trục kênh chính với tổng chiều dài trên 70 km
là kênh Thấp, kênh Lam Trà, kênh Hoàng Cần, kênh Gai, và 2 sông tự nhiên
là Sông Vinh và sông Cấm.
- Kênh Thấp: đào từ 1935, dài 23 km, chuyển nước từ sau cống
Nam Đàn về đến Hưng Chính.
- Kênh Lam Trà: đào mới năm 1966, bổ sung và sửa chữa vào các
năm 1970, 1985 dài 11,3 km, chuyển nước từ kênh Thấp tới kênh Hoàng
Cần.
- Kênh Hoàng Cần : dài 13,46 km, nối kênh Thấp với sông Vinh
- Kênh Gai : dài 16,784 km, nối từ chỗ giao tiếp kênh Thấp với sông
Vinh đến sông Cấm, được đào từ thời Nhà Lê để giao thông thuỷ, nay được
dùng để tiêu và dẫn nước tưới ra khu hưởng lợi phía Bắc.
- Sông Vinh: là sông thiên nhiên, dài 5,8 km, đi từ tiếp giáp kênh
Thấp đến cống Bến Thuỷ.
- Hệ thống kênh cấp II. Cấp III: có trên 100 kênh tưới với tổng chiều
dài khoảng trên 400 km, gần 30 kênh tiêu với tổng chiều dài khoảng 55 km.


19

- Các công trình trên kênh: Có khoảng 300 cống tưới và 20 cống
tiêu, 19 cầu máng và 8 xi phông, 114 trạm bơm, đảm bảo việc tưới tiêu và các
hoạt động khác trong hệ thống, trong đó có 2 trạm bơm lớn mới được xây
dựng thời kỳ 1995-2000 là Trạm bơm Thọ Sơn và trạm bơm Hưng Đông.
c/ Công trình tiêu

Hình 1.6: Trước Kênh tiêu Vinh


- Công trình tiêu úng, ngăn lũ: Các công trình tiêu gồm có Cống đầu
mối Bến Thuỷ, 6 cống tiêu trên kênh chính là Nghi Quang, Thượng Xá,
Nghi Khánh, Bến Thuỷ, 3A, 3B và các trạm bơm tiêu Hưng Châu, Hưng
Lợi.
Về mùa mưa, nước trong khu hưởng lợi hầu hết tập trung vào các
kênh dẫn trên đổ ra biển theo 2 cửa là cống Bến Thuỷ và Cửa Lò. Khi mực
nước trong sông Lam cao hơn trong đồng thì cống Bến Thuỷ đóng lại, lúc
này toàn bộ lượng nước tiêu dồn qua kênh Gai và sông Cấm rồi đổ ra biển
tại Cửa Lò; một phần diện tích phía Đông đường 1A thuộc Nghi Lộc, Bắc
T.P Vinh và thị xã Cửa Lò tiêu ra cửa Nghi Khánh, Thượng Xá (sông Cấm),


20

cửa Rào Đừng, Hói Cống (sông Lam)
- Cống Bến Thuỷ:

Hình 1.7: Cống Bến Thủy
Được Pháp xây dựng năm 1936-1941, là công trình đầu mối chủ yếu,
có tác dụng tiêu lũ, ngăn mặn, giữ ngọt và giao thông thuỷ. Cống bằng bê
tông cốt thép có:
+ Tám cửa quay biên rộng 4 mét : Bc = 32 mét
+ Một cửa van cung : B = 5 mét
+ Âu thuyền : B = 5 mét
+ Cao trình đáy cống : - 2,5 mét
+ Cao trình đỉnh cống : + 5,54 mét
+ Lưu lượng tiêu : Qmax= 256 m
3
/s
- Cống Nghi Quang:



21


Hình 1.8: Cống Nghi Quang
Được xây dựng năm 1995, đưa vào sử dụng năm 1997 với nhiệm vụ
thiết kế là ngăn mặn, giữ ngọt và tiêu úng.
Cống gồm 12 cửa bê tông B = 4m, 1 cửa cung thông thuyền B = 5 m,
cao trình đáy cống -4 m, cao trình đường 5,4 m.
1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG NƯỚC NỔI BẬT CẦN QUAN
TÂM CỦA HỆ THỐNG THỦY LỢI NAM BẮC NGHỆ AN
Trên khu vực hệ thống đi qua, toàn bộ chất thải sinh hoạt, chất thải của
sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và các hoạt động kinh tế khác đều được
tiêu ra hệ thống công trình. Mặt khác, do sự thiếu hiểu biết về luật pháp và ý
thức bảo vệ công trình thuỷ lợi của người dân chưa cao, toàn bộ rác thải sinh
hoạt ở những nơi có công trình đi qua đều được xả thẳng xuống công trình,
gây ô nhiễm nguồn nước, nhất là phía hạ lưu công trình.
Qua kết quả xét nghiệm chất lượng nước (CLN) của các đợt khảo sát
cho thấy các chỉ tiêu ô nhiễm có nguồn gốc của các chất hữu cơ bị phân huỷ
có trị số cao như các chỉ tiêu ở các khu vực tập trung dân cư như khu vực
trong kênh Vân Tràng của thị trấn Đô Lương, khu vực huyện lỵ Yên Thành,
gần cống điều tiết Quy Lăng và Phúc Tăng , khu vực Ngã ba Yên Lý. Các chỉ


22

tiêu ô nhiễm có nguồn gốc từ các chất hữu cơ phân huỷ không ảnh hưởng
nhiều đến CLN tưới nhưng nó làm mất cân bắng sinh thái vì tranh giành oxy ,
làm chết các thuỷ sinh, mất cân bằng môi trường nước, làm bẩn nước gây

bệnh đường ruột và bệnh đau mắt cho con người và gia súc.
Hệ thống thuỷ nông Nam Nghệ An (hệ thống tưới Nam Đàn) nguyên
nhân ô nhiễm cũng tương tự như hệ thống thuỷ nông Bắc Nghệ An, ngoài ra,
hệ thống thuỷ nông Nam Nghệ An còn cấp nước và nhận nước thải từ thành
phố Vinh, thị xã Cửa Lò, là 2 khu vực tập trung đông dân cư và phát triển
kinh tế nhất của tỉnh, khối lượng các chất thải càng lớn, nhiều nơi đổ trực tiếp
xuống công trình. Hệ thống này còn có 2 điểm cấp nước sinh hoạt cho nhà
máy nước Vinh với công suất từ 80-120 m
3
/ngày đêm, sự ô nhiễm nước càng
thêm nguy hiểm cho đời sống dân sinh.
Việc khảo sát phân tích chất lượng nước sẽ bước đầu định lượng được
các chất gây ô nhiễm, nguồn phát thải, để có cơ sở kiến nghị biện pháp giảm
thiểu ô nhiễm, đảm bảo chất lượng nước phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh
hoạt cho nhân dân. Đồng thời việc giám sát chất lượng nước trong hệ thống
công trình thuỷ lợi cũng là một nội dung quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả
phục vụ của hệ thống và góp phần tăng cường công tác quản lý công trình nói
riêng và công tác quản lý nói chung.










23


Chương 2
PHÂN TÍCH CÁC NGUYÊN NHÂN
VÀ XÁC ĐỊNH CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM NƯỚC

2.1. NHỮNG NGUYÊN NHÂN CHÍNH GÂY Ô NHIỄM NƯỚC
2.1.1. Các nguyên nhân tự nhiên:
Ô nhiễm tự nhiên là do quá trình phát triển và chết đi của các loài thực
vật, động vật có trong nguồn nước, hoặc là do nước mưa rửa trôi các chất gây
ô nhiễm từ trên mặt đất chảy vào nguồn nước.
Nước chảy tràn từ mặt đất do mưa, hoặc do thoát nước từ đồng ruộng là
nguồn gây ô nhiễm nước sông, hồ. Nước chảy tràn qua đồng ruộng có thế
cuốn theo chất rắn (rác thải), hoá chất bảo vệ thực vật, phân bón. Nước chảy
tràn qua khu dân cư, đường phố, cơ sở sản xuất công nghiệp, có thể làm gây ô
nhiễm nguồn nước do chất rắn, dầu mỡ, hoá chất, vi trùng. Khối lượng và đặc
điểm của nước chảy tràn phụ thuộc vào diện tích vùng mưa và thành phần,
khối lượng chất ô nhiễm trên bề mặt vùng nước mưa chảy qua.
Tai biến do bão lụt và biến đổi khí hậu cũng làm ảnh hưởng đến chất
lượng nước. Chất lượng và số lượng của nước uống, nước tưới tiêu, nước cho
kỹ nghệ, cho các nhà máy, và sức khỏe của các loài thủy sản có thể bị ảnh
hưởng nghiêm trọng bởi sự thay đổi của các trận mưa rào và bởi sự tăng khí
bốc hơi. Mưa tăng có thể gây lụt lội thường xuyên hơn. Khí hậu thay đổi có
thể làm đầy các lòng chảo nối với sông ngòi hay làm cạn kiệt nguồn nước
trong vùng.
Biến đổi khí hậu nói chung, nhiệt độ tăng và thay đổi cấu trúc thủy văn
nói riêng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nước và làm tăng nguy cơ ô nhiễm
nguồn nước thông qua các lớp chất trầm tích, chất dinh dưỡng, sự phân hủy
các bon hữu cơ Mực nước biển dâng cao cũng sẽ làm tăng diện tích bị xâm


24


mặn tại các cửa sông và của nguồn nước ngầm, tác động đến sự sẵn có của
nguồn nước ngọt ở tại thủy vực. Trong khi đó, hiểu biết của con người về
những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới nguồn nước vẫn còn rất nhiều hạn
chế và nhất là những tác động lên chất lượng nguồn nước. Một cơ chế quản lý
mới, mang tính linh hoạt thì luôn đòi hỏi một hệ thống dữ liệu được thu thập
đầy đủ nhưng trên thực tế thì hệ thống mạng quan trắc thì ngày càng thu nhỏ
lại. Do đó, điều cần thiết ở đây là phải cải thiện những hiểu biết và khả năng
mô hình hoá được những tác động của biến đổi khí hậu, có tính đến chu kỳ
thủy văn ở các cấp liên quan tới quá trình ra quyết định.
2.1.2. Các nguyên nhân do hoạt động của con người:
Nước ta có nền công nghiệp đang phát triển, các khu công nghiệp và
các đô thị đang phát triển mạnh mẽ, tình trạng ô nhiễm nước đã xảy ra ở nhiều
nơi với các mức độ nghiêm trọng khác nhau.
Nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều nước nhất dùng tưới lúa và hoa
màu, chủ yếu là ở đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng. Việc sử dụng
nông dược và phân bón hóa học càng góp thêm phần ô nhiễm môi trường
nông thôn.
Nước dùng trong sinh hoạt của dân cư ngày càng tăng nhanh do dân số
và các đô thị. Nước cống từ nước thải sinh hoạt cộng với nước thải cuả các cơ
sở tiểu thủ công nghiệp trong khu dân cư là đặc trưng ô nhiễm của các đô thị
ở nước ta.
Với đặc trưng là sản xuất gia đình, công nghệ sản xuất ở các làng nghề
phần lớn còn lạc hậu, công tác vệ sinh môi trường, an toàn lao động không
được quan tâm đúng mức, người lao động chủ yếu xuất thân từ nông thôn,
nông nghiệp nên ý thức bảo vệ môi trường chưa cao, có thói quen xấu tuỳ tiện
đổ xả thải, kể cả những chất thải độc hại từ sản xuất ra ao hồ, sông
ruộng…Thực tế, phần lớn nước thải không qua bất kỳ khâu xử lý nào, được



25

thải tự do ra môi trường, gây ô nhiễm nguồn nước, đất và môi trường không
khí, không những trong phạm vi các làng nghề mà còn lan rộng cho các vùng
xung quanh. Ở các làng nghề, dân thường sử dụng ngay diện tích đất ở để làm
nơi sản xuất. Khi quy mô sản xuất tăng lên hoặc sử dụng các thiết bị, hoá
chất, đã làm môi trường sống bị ô nhiễm nặng nề, đặc biệt ở các làng nghề
chế biến thực phẩm và hải sản. Qua phân tích, nước thải của các làng nghề,
đặc biệt là các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm phần lớn đều có dấu
hiệu bị ô nhiễm với hàm lượng COD, TS, NH
4
+
trong nước giếng rất cao.
Ðiều đáng nói là các loại nước thải đều được trực tiếp thải ra môi
trường, chưa qua xử lý gì cả, vì nước ta chưa có hệ thống xử lý nước thải nào
đúng nghĩa như tên gọi.
Nước ngầm cũng bị ô nhiễm, do nước sinh hoạt hay công nghiệp và
nông nghiệp. Việc khai thác tràn lan nước ngầm làm cho hiện tượng nhiễm
mặn và nhiễm phèn xảy ra ở những vùng ven biển miền Trung
Nạn chặt phá rừng diễn ra tràn lan làm ảnh hưởng đến nguồn nước mặt
và nước ngầm, tình trạng lũ quét, lụt lội về mùa mưa, hạn hán về mùa khô.
Nước ngầm cạn kiệt do không có lớp thảm phủ giữ nước.
2.2. CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM CHÍNH
2.2.1. Nước thải:
2.2.1.1. Nước thải từ các hoạt động nông nghiệp và chăn nuôi
Môi trường trong nông nghiệp và nông thôn ở Nghệ An hiện nay hiện
nay đang có chiều hướng xấu đi và nhiều nơi đang trở thành vấn đề rất nóng
bỏng. Đáng nói nhất là tình trạng quá lạm dụng phân bón và thuốc bảo vệ
thực vật trong phát triển nông nghiệp. Phân bón khi sử dụng sẽ để lại một dư
lượng không nhỏ mà cây trồng hấp thụ không hết và nó sẽ làm ô nhiễm nguồn

nước, đất và có thể gây đột biến gen đối với cây trồng. Bên cạnh đó, lượng rất
lơn phân đạm, kali clorua được bón vào đất nhưng chưa được cây trồng hấp

×