Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

“ Những vấn đề trong giáo dục mỹ thuật cấp tiểu học, thực trạng và giải pháp”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.13 KB, 11 trang )

“ Những vấn đề trong giáo dục mỹ thuật cấp tiểu học, thực
trạng và giải pháp”.
Tham luận tham gia hội thảo khoa học :“ Nghệ thuật Việt Nam trong bối cảnh toàn
cầu hóa.”Viện mỹ thuật tôt chức 8/2008.
Một hôm vào một hàng in trên phố Bà Triệu để in tài liệu, tôi xếp hàng
sau một khách hàng đang in thiếp cưới. Khách hàng này có vẻ vội, nói với
nhân viên: “ em thiết kế sao cũng được, anh mù thẩm mỹ mà, chiều anh qua
lấy”. Tò mò ngó qua thấy đây là mẫu rườm rà, nhiều mẫu chữ, nhiều hình
trang trí. Rõ ràng nhân viên này là một nhà thiết kế nghiệp dư. Vả lại, đây là
cửa hàng in chứ đâu phải trung tâm thiết kế đồ họa. Việc cả đời mà chàng
trai kia giao phó cho một nhân viên văn phòng. Rồi một hôm khác, có người
bạn mới đi Tây về nói chuyện về người nước ngoài. Phần lớn không giàu có
như ta tưởng, thu nhập chỉ đủ chi phí và dôi ra một khoản đủ đi du lịch hay
làm gì đó. Một vợ chồng giáo viên về hưu khoe với bạn tôi mới mua được
một cái chặn cửa rất đẹp, tìm mua mất 3 năm, giờ trông họ thật mãn nguyện.
Xem bức ảnh bạn chụp tại Ý mà buồn cười, một dây phới quần áo mà mà
sắc được treo từ lạnh sang nóng. Đó, ta có thấy sự khác bịêt về ý thức cũng
như lối sống của hai quốc gia khác nhau, mà thực ra là hai nền văn hoá khác
nhau. Ở Việt Nam, chưa bao giờ mỹ thuật được chú trọng. Trong bối cảnh
hội nhập, trình độ thẩm mỹ đã không theo kịp sự tăng trưởng kinh tế. Thành
phố đông đúc hơn mà cũng nham nhở hơn. Kiến trúc lai căng, biển quảng
cáo rối rắm khó đọc, nhà cửa bị cới nới bừa bãi, người dân ra đường trong
những chiếc xe đắt tiền song vận đồ ngủ và đội mũ bảo hiểm ngược. Chỗ
vắng nhất là bảo tàng mỹ thuật, cái khó hiểu nhất là hội họa. Trong cuộc thi
“ rung chuông vàng” tháng 8/2008, một học sinh đã đầu hàng trước câu hỏi
cuối cùng( để rung chuông): “ Điêu khắc gia nữ Việt Nam nào có tên trong từ
điển Larousse, thường dùng các module để làm tượng”. Người trong nghề
ai mà không biết đó là bà Điềm Phùng Thị. Chẳng bù một người bạn có con
học trường Anh( British International school) tại TpHCM đã nhận xét : “
sang Anh, vào bảo tàng cứ thấy con nói vanh vách về các trường phái, thấy
cũng đáng đồng tiền bát gạo”. Vậy phải chăng người sinh viên kia đáng


trách? Vì sao ở Việt Nam, ai cũng có thể nói “ tôi mù thẩm mỹ” mà không
thấy ngượng. Những câu chuyện kể trên cho ta thấy người Việt Nam có
năng lực thẩm mỹ yếu, thiếu ý thức bảo vệ môi trường sống và đời sống tinh
thần cũng rất nghèo nàn. Có nhiều nguyên nhân bào chữa cho điểm yếu này,
nào là chiên tranh, nghèo đói… Song đó có phải là những nguyên nhân
chính? Dù cho nghèo đói hay chiến tranh gây ra thì hiện ta đang có một lỗ
hổng lớn. Phải chăng chúng ta không có tố chất tư duy thẩm mỹ? Và đâu là
giải pháp để bù đắp vào lỗ hổng đó?
Nghệ thuật cổ Việt Nam đã chứng minh ông cha ta rất tinh tế, với kiến
trúc và điêu khắc tinh xảo mà giản dị. Có phải người Việt Không có tố chất?
Các nước có trình độ thẩm mỹ tốt luôn có một nền giáo dục thẩm mỹ
tốt( Anh, Pháp, Ý…) Vậy chính nền giáo dục tốt sẽ làm cho một người phát
huy được tố chất của mình. Và khiếu thẩm mỹ cũng không hẳn là trời cho
mà phải học mới có được. Tất cả các yếu tố như kinh tế, chính trị ổn định chỉ
là những trợ giúp đắc lực, song cũng đứng hàng hai. Ví dụ: Sinhgapore là
nước giàu nhất khối ASEAN, nhưng người dân vẫn mặc quần soóc vào rạp
hát, điều không thể xảy ra tại châu Âu.( Ở châu Âu, tuy phong cách sống có
vẻ thoải mái nhưng có những quy định ngầm mà ai cũng phải tuân theo. Bạn
có thể mặc bikini ở quảng trường, đài phun nước nhưng khi vào rạp hát thì
phải ăn vận lịch sự).
Vậy ở Việt Nam có môn mỹ thuật không? Hay có thì được dạy ra sao?
Từ khi có nền giáo dục công lập, môn mỹ thuật vẫn luôn là môn học
chính thức. Hàng năm vẫn có ngân sách đầu tư và được cải cách nhiều đợt.
Song ta hãy xem tác dụng của nó. Dường như học sinh không có kiến thức
hay kỹ năng mỹ thuật khi vận dụng vào cuộc sống. Các câu lạc bộ mỹ thuật
cũng chỉ là sân chơi cho học sinh trong dịp hè. Đã đến lúc chúng ta phải xem
lại mục tiêu cũng như phương pháp giảng dạy mỹ thuật cấp bậc tiểu học, cấp
bậc quan trọng nhất hình thành nên tố chất và nhân cách con người. Qua
nghiên cứu và khảo sát chương trình cũng như các sản phẩm của học sinh,
tôi thấy môn mỹ thuật của chúng ta có một số vấn đề.

Nội dung bài này gồm 3 phần, phần 1 là những quan điểm sai lầm về
môn về môn mỹ thuật, phần 2 là những vấn đề trong giáo trình mỹ thuật hiện
nay và phần cuối là giải pháp.
I. Những quan điểm sai lầm về môn mỹ thuật:
1. Mỹ thuật là môn phụ, chỉ dành cho học sinh có năng khiếu.
Ngoài các trường tại các thành phố lớn, môn mỹ thuật ở các tỉnh nhỏ
hoặc vùng sâu vùng xa chỉ tồn tại cho có, nhiều nơi thậm chí không có.
Ngoài ra gần như 100% các trường đều không có phòng học riêng. Giáo viên
thì kiêm nhiệm, tức là giáo viên chủ nhiệm dạy tất cả các môn. Có nhiều ý
kiến ( của cả phụ huynh lẫn những nhà chuyên môn) cho rằng không nên lấy
điểm cho môn mỹ thuật, môn này, nên chỉ có hướng dẫn và hướng nghiệp
cho những học sinh có năng khiếu. Tất cả cũng chỉ do cái quan niệm phụ của
môn này. Thực tế lại khác. Ngay từ những năm 30, 40 của thế kỷ trước,
trong đoạn văn học thuộc lòng của lớp vỡ lòng trong sách Quốc học giáo
khoa thư có đoạn mở đầu: “ Tôi đến trường, tôi học đọc,học viết,học vẽ, học
tính và các môn khác nữa... ”. Đó là quan điểm chính xác vì đoạn văn đó đã
đề cập có 4 môn cơ bản để hình thành nến tố chất con người:
1. Học đọc: học kỹ năng tiếp nhận kiến thức.
2. Học viết: học kỹ năng diễn đạt tư duy.
3. Học vẽ: học kỹ năng cảm nhận cái đẹp, biểu đạt cảm xúc.
4. Học tính: học kỹ năng tư duy logic, chính xác.
Vậy môn mỹ thuật có tầm quan trọng không kém môn toán và văn. Các
môn khác như sử, địa, lý… cũng xếp hàng sau. Vì thê giáo viên dạy mỹ
thuật cấp tiểu học thực ra phải là chuyên nghiệp( tốt nghiệp đai học mỹ
thuật). Chưa kể họ phải giỏi về cơ bản( hình, màu) và phải có tâm huyết.
Tại các trường tiểu học trên thế giới, mỹ thuật là môn bắt buộc và tính điểm
chặt chẽ. Điểm số là thước đo cũng như động lực thức đẩy một học sinh học
tập nghiêm túc. Tại các trường quốc tế, luôn có phòng học mỹ thuật riêng và
giáo viên phải là cấp tiến sĩ.
2. Học mỹ thuật tức là học vẽ:

Hiểu như vậy cũng giống như học nhạc tức là học hát. Quan điểm này
cũng đã có vấn đề và đã được đưa ra tranh luận trong các cuộc hội thảo:
Học vẽ hay dạy nghệ thuật. Tiêu chí bộ giáo dục đào tạo đã nêu rõ: “ học mỹ
thuật giúp các em cảm nhận và vận dụng cái hay, cái đẹp của mỹ thuật vào
học tập, sinh hoạt hàng ngày”. ( Hỏi đáp về dạy học mỹ thuật lớp 1,2,3 -
Nguyễn Quốc Toản. 2004).Tiêu chí này hoàn toàn đúng đắn. Song nên hiểu
rộng hơn là dùng những hiểu biết về cái đẹp ứng dụng vào cuộc sống. Nhưng
giáo trình môn mỹ thuật đang cho thấy ta đang đào tạo ra những thợ vẽ chứ
không phải là người có khiếu thẩm mỹ. Trong tổng 105 tiết/năm thì có đến
80 tiết là môn vẽ, 12 tiết nặn và chỉ có 12 tiết thường thức mỹ thuật. Môn
trang trí được đổi thành môn vẽ trang trí nên cũng thuộc môn vẽ. Tên
sách giáo khoa cũng như vở học của học sinh được mang tên: vở tập vẽ. Và
không có lý thuyết, chỉ có những bài thực hành.
Thực ra mỹ thuật là môn học rất thú vị, nó bao gồm nhiều môn học: vẽ,
thủ công, điêu khắc, trang trí…qua đó học sinh cảm nhận và khám phá được
cái đẹp qua những quy tắc được học và qua những bài tập thực hành. Và
ứng dụng vào cuộc sống là những gì? Là cách ăn mặc, tác phong sinh hoạt,
là tạo ra được các sản phẩm mỹ thuật: trang trí nhà cửa, làm đồ chơi hay vẽ
một bức tranh. Nếu chỉ dạy kỹ năng không,chúng ta đang đào tạo những
người thợ. Nếu chỉ dạy cảm nhận không thì cũng chưa đủ, làm sao có thể
hiểu hết về cái đẹp và không thể ứng dụng vào cuộc sống. Bằng chứng là
trường Đại Học mỹ thuật Việt Nam đã đưa môn vẽ vào chương trình học của
khoa lý luận từ những năm 1990.
3. Tranh trẻ con phải ngây thơ:
Cụm từ tranh thiếu nhi rất phổ biến và quen thuộc, song ta thử phân tích
thêm: tranh thiếu nhi là tranh mang phong cách thiếu nhi hay để chỉ tranh
của lứa tuổi thiếu nhi. Đa số hiểu theo cách thứ nhất. Vậy đâu là thước đo
một bức tranh thiếu nhi đẹp. Đó là hình vẽ hồn nhiên, trong sáng, màu đẹp.
Đó cũng là tiếu chí chấm giải thưởng, Nhiều em được giải mang lại sự hãnh
diện và kỳ vọng cho phụ huynh. Họ nghĩ con họ là thiên tài hay ít nhất chắc

chắn sẽ thành họa sĩ trong tương lai. Rẩt tiếc những tấm huy chương không
giúp con họ có được mong muốn đó. Nhiều em đã chia tay với hội hoạ khi
lên cấp 2, khi độ tuổi hồn nhiên chấm dứt. Nếu có muốn lên chuyên nghiệp
thì vô cùng chầy chật và thậm chí không thể đõ nổi vào trường nào. Vậy lỗi
này do đâu? Xin thưa: do người lớn. . Chúng ta đã đánh giá thiếu nhi quá
thấp, cho rằng chúng chỉ là trẻ con, và nếu vẽ thì bức tranh phải thể hiện
được sự vụng về mà ta cho đó là đáng yêu. Điều này giống như ta rất thích
nghe trẻ con nói những câu nhận xét ngô nghê hay những phản ứng tự nhiên
của chúng trước cuộc sống. Đã bao giờ ta hỏi chúng có thích những bức
tranh của mình không? Chắc bạn ngạc nhiên vì đa số không thích. Điều mơ
ước của trẻ là được vẽ như người lớn và được vẽ chính xác. Trong một buổi
dạy, tôi đã vẽ thử lên bảng 3 hình con mèo. Con thứ nhất (A) là vẽ lại hình
con mèo mà bất cứ đứa trẻ nào cũng vẽ( cả trẻ được giải thưởng), con thứ
hai(B) là con mèo ngồi được vẽ chuẩn xác, con thứ ba (C) là hình con mèo
đang vồ mồi ở góc nhìn khó( từ dưới lên). Câu hỏi đặt ra: “ em thích mình vẽ
được như hình nào?”. Các bé gái trả lời: hình B. Các bé trai: hình C. Thế còn
hình A? Không ai thích hết vì tất đã thấy sự nhàm chán, vụng về quá đỗi.
Một bé trả lời: “em thích hình B gấp 10 lần hình A”. Đương nhiên bằng cách
nào đó tôi sẽ dạy chúng vẽ được những con mèo đó và không hề khó. Cái
chính là ta có muốn dạy trẻ như thế không. Thế còn ở trường, câu lạc bộ, học
sinh được học cái gì? Các thầy cô dường như không dậy gì hết. Họ chỉ bày
mẫu hay ra đề tài. Phương trâm: “cứ để kệ,. trẻ con rất sáng tạo”. Vì nếu dạy
thì sợ mất tính hồn nhiên, sẽ bị già, sẽ giống người lớn. Và đám trẻ cứ hì hụi,
loay hoay. Nếu tô màu ẩu, nét vẽ sai lệch thì được khen là có hồn. Hình vẽ
méo mó, không gian phi lý thì được coi là sáng tạo. Hồn là cái gì nhỉ? Thôi
kệ , mình được khen mà. Nói chung tranh thiếu nhi Việt Nam rất yếu hình.
Chỉ so với các nước trong khối ASEAN cũng đã thấy rõ sự chênh lêch. Còn
so với châu Âu thì đó là một khoảng cách quá lớn. Chúng ta thử xem tiêu chí
môn hình hoạ là như thế nào?: “ Không có lợi nếu bẳt các em nhỏ thực hiện
môn này chỉ phù hợp với các em từ 12, 13 tuổi trở lên”.( Dạy vẽ cho thiếu

nhi, Nguyễn Tiến Dũng-chủ nhiệm khoa mỹ thuật cung thiếu nhi Hà Nội).
“Ở môn vẽ theo mẫu, giáo viên không nên bắt buộc các em vẽ đúng được như
mắt nhìn thấy( thực tế lứa tuổi các em chưa phân tích được khối hình. Dạy vẽ
theo mẫu ở các lớp 1,2,3 cần chú trọng việc phát huy khả năng và cá tính của
HS, để cách vẽ hình, vẽ màu của từng em có nét riêng. (Hỏi đáp về dạy học
môn mỹ thuật ở các lớp 1,2,3- Nguyễn Quang Toản(chủ biên) 2004).
Rõ ràng chúng ta không muốn trẻ vẽ đúng mẫu. Thực tế một đứa trẻ lớp
3 nếu được học đúng cách thì hoàn toàn có thể bắt đặc điểm mẫu và vẽ
tương đối chính xác. Một trẻ lớp 5 có thể vẽ hình đúng khoảng 90%. Nếu
cho bạn xem hình vẽ chắc không ai có thể tin được đó là của trẻ tiểu học.
Ngoài ra điều tai hại nhất là tiêu chí thì đặt ra như thế song mẫu vẽ trong các
bài vẽ theo mẫu lại rất khó, đó là các khối vuông, khối trụ và các hình thuộc
các khối đó: cai ấm, cái lọ hoa.... Vẽ khối trụ( tức là phải đánh bóng) là bài
dành cho sinh viên trường Bách khoa năm thứ nhất khoa chế tạo máy. Một
bài lớp 5 có đề bài: vẽ cái ghế đẩu. Bài này chỉ dành cho sinh viên đại học
mỹ thuật năm thứ 2, môn luật xa gần. Đến đây chắc độc giả thắc mắc : thế
sao học sinh lớp 5 lại vẽ đúng hình đến 90%. Điều này là đúng. Chúng ta
phải phân biệt khái niệm hình và khối: vẽ hình là vẽ đường chu vi khép
kín, vẽ khối là tạo bề mặt cho hình. Vẽ hình dễ hơn khối rất nhiều. Ngoài ra
ta cũng nên phân biệt hình có trong tự nhiên( cây cối, động vật…)và hình
học( khối có bản, bàn ghế, nhà cửa…). Để vẽ hình trong tự nhiên không khó
lắm , tức là chép lại ranh giới của vật thể và không gian bằng đường nét.
Hình trong tự nhiên đa dạng và không có các đường thẳng và cong tuyệt đối
nên có sai khác một chút cũng chấp nhận được. Còn hình học nếu là phẳng
thì ai cũng vẽ được( hình vuông, tròn, bình hành..) nhưng nếu là khối thì vô
cùng khó, vì lúc này các đường hướng đã bị biến dạng theo quy luật thị giác,
phải học rất lâu để nắm được quy luật và phải ở cấp bậc đại học. Chưa kể
dùng đậm nhạt tạo khối cũng là điều khó. Nói chung vẽ hình học thì không
thể sai, vì nếu vẽ sai nó lại thuộc dạng hình khối khác. Suốt quá trình học
tiểu học, các bài vẽ theo mẫu chỉ loanh quanh khối trụ( cái chai, cái bát, lọ

hoa, bình nước…) Đã thế, yêu câu đặt ra lại không cần vẽ giống mẫu, chỉ
nên mô phỏng. Tôi không hiểu hình mô phỏng hình trụ là cái gì. Và học sinh
sẽ sáng tạo nên cái gì. Học sinh sẽ bộc lộ cá tính gì khi vẽ cái ấm.Trên thế
giới, các học sinh lớp 3 thường được vẽ theo mẫu tự nhiên: động vật, hoa lá.
Học sinh lớp 4,5 là : đồ vật quen thuộc song không mang dáng vẻ hình học:
giầy , mũ, ba lô…Như vậy học sinh vừa thấy hấp dẫn, gần gũi và dễ vẽ. Cho
tới bây giờ tôi vẫn không hiểu vẽ sai mẫu để làm gì, khi vẽ cho đúng là quá
đẹp rồi. Nhân đây tôi xin bàn thêm về tiêu chí hay được nói tới: học mỹ
thuật để học sinh sáng tạo và phát huy trí tưởng tượng.
Sáng tạo là gì?
Một học sinh tiểu học có thể sáng tạo nên cái gì, khi mà người lớn gần
như không dạy cái gì và học sinh không có trong tay một kiến thức gì.
Chúng ta đừng cho rằng những hình kỳ quặc và phi lý kia là sáng tạo. Trẻ
con không nghĩ ra cái gì hết, chúng chỉ cố vẽ cho đúng nhưng lực bất tòng

×