Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại ban quản lý dự án cơ sở hạ tầng thủy lợi tỉnh Ninh Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.29 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI





DƯƠNG THỊ THU TRANG



MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CƠ SỞ HẠ TẦNG
THỦY LỢI TỈNH NINH BÌNH






LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ







Hà Nội – 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI




DƯƠNG THỊ THU TRANG



MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CƠ SỞ HẠ TẦNG
THỦY LỢI TỈNH NINH BÌNH

Chuyên ngành: Kinh tế tài nguyên thiên nhiên và môi trường
Mã số : 60 - 31 - 16


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN TRỌNG HOAN



Hà Nội - 2012

LỜI CẢM ƠN


Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được
sự hướng dẫn tận tình của TS Nguyễn Trọng Hoan cùng các Thầy giáo, Cô
giáo Khoa Kinh tế và Quản lý - Trường Đại học Thủy Lợi; Sở Nông Nghiệp
& PTNT tỉnh Ninh Bình; Ban quản lý dự án cơ sở hạ tầng thủy lợi Ninh Bình.
Tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và các ý kiến đóng góp của
các Thầy giáo, Cô giáo của Khoa Kinh tế và Quản lý trong quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Do trình độ, kinh nghiệm, điều kiện thực hiện và thời gian nghiên cứu
hạn chế nên Luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, tác giả mong nhận
được những ý kiến đóng góp.
Luận văn được hoàn thành tại Khoa Kinh tế và Quản lý Trường Đại học
Thủy Lợi.


Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 2012
Tác giả luận văn



Dương Thị Thu Trang






LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông

tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình
nào trước đây.


Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 2012
Tác giả luận văn



Dương Thị Thu Trang














DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Chu trình quản lý dự án 6
Hình 1.2: Sơ đồ về mối quan hệ giữa các bên tham gia quản lý dự án 10
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ban QLDA cơ sở hạ tầng thủy lợi NB 54



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Nguồn vốn đầu tư từ NSNN từ 2006- 2010 .……… 43
Bảng 2.2. Phân bổ vốn đầu tư theo ngành, lĩnh vực …………………… 44
Bảng 2.3. Số chương trình, DA được bố trí vốn từ 2006 - 2010 … 46
Bảng 2.4. Danh mục DAĐT phát triển trọng điểm của tỉnh Ninh Bình 48
Bảng 2.5: Danh mục dự án ban QLDA quản lý 57















DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Chữ viết đầy đủ
ADM
: Arow diagramming Method
BQLDA
: Ban quản lý dự án
CĐT

: Chủ đầu tư
CPM
: Phương pháp đường tới hạn (Critical Path
Method)
CSHT
: Cơ sở hạ tầng
CTMTQG
: Chương trình mục tiêu Quốc gia
ĐTXD
: Đầu tư xây dựng
FDI
: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct
Investment)
GPMB
: Giải phóng mặt bằng
HĐND
: Hội đồng nhân dân
KCN
: Khu công nghiệp
KT-XH
: Kinh tế - xã hội
NCTKT
: Nghiên cứu tiền khả thi
NCKT
: Nghiên cứu khả thi
NSNN
: Ngân sách Nhà nước
NGO
: Tổ chức phi chính phủ (Non-government
organisation)

ODA
: Hỗ trợ phát triển chính thức (Official
Development Assistance)
PDM
: Precedence Diagramming Method
PTNT
: Phát triển nông thôn
QLDA
: Quản lý dự án
TDTT
: Thể dục thể thao
TNHH
: Trách nhiệm hữu hạn
TTLT-BNV-BTC
: Thông tư liên tịch - Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính
TPCP
: Trái phiếu Chính phủ
TKBVTC
: Thiết kế bản vẽ thi công
TVGS
: Tư vấn giám sát
UBND
: Ủy ban nhân dân
XDCB
: Xây dựng cơ bản

LÝ LỊCH KHOA HỌC




I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC:
Họ và tên: Dương Thị Thu Trang
Ngày, tháng, năm sinh: 11/4/1986
Quê quán: xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
Giới tính: Nữ
Nơi sinh: xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
Dân tộc: Kinh
Chức vụ, đơn vị công tác trước khi đi học tập, nghiên cứu:
- Nhân viên Phòng Thẩm định - Ban QLDA cơ sở hạ tầng thủy lợi Ninh Bình
Chức vụ, đơn vị công tác hiện tại:
- Nhân viên Phòng Thẩm định - Ban QLDA cơ sở hạ tầng thủy lợi Ninh Bình
Chỗ ở hiện nay và địa chỉ liên lạc: xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình
Điện thoại cơ quan: 030.3514031 Fax: 0303.899815
Email: Di động: 0985.348867
II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Trung học chuyên nghiệp:
Hệ đào tạo: THPT; Thời gian từ: 2001 đến 2004
Nơi học (trường, thành phố); Trường PTTH Hoa Lư - Ninh Bình
2. Đại học:
Hệ đào tạo: Chính quy. Thời gian từ 9/2005 đến 6/2010

Nơi học: Trường Đại học Thủy lợi - Hà Nội.
Ngành học: Kinh tế Thủy lợi
Tên đồ án: Lập hồ sơ dự thầu xây lắp Gói thầu xây dựng kè Giã Thù số 1 – đê Chã
Ngày và nơi bảo vệ đồ án: Tháng 5/2010 tại Trường Đại học Thủy Lợi .
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Bá Uân


3. Thạc sĩ:
Hệ đào tạo: Thạc sĩ, Thời gian từ : 2011 đến 2012

Nơi học: Trường Đại học Thủy lợi - Hà Nội
Ngành học: Kinh tế Tài nguyên thiên nhiên và môi trường
Tên luận văn: Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng sử
dụng vốn NSNN tại Ban quản lý dự án cơ sở hạ tầng thủy lợi tỉnh Ninh Bình.
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Trọng Hoan
Ngày và nơi bảo vệ:
4. Trình độ ngoại ngữ: Tiếng Anh C
III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI
HỌC
Thời gian Nơi công tác
Công việc
đảm nhiệm
Từ 09/08/2010 đến nay
Ban quản lý dự án cơ sở hạ tầng
thủy lợi Ninh Bình
Cán bộ kỹ thuật



IV. KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT TRONG QUÁ TRÌNH HỌC CAO HỌC:
………………………………………………………………………………………
V. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ:
………………………………………………………………………………………

Xác nhận của cơ quan cử đi học






Ngày tháng năm 2012
Người khai



Dương Thị Thu Trang


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đổi mới kinh tế ở Việt Nam từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan
liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN dần đạt được
những thành tựu đáng ghi nhận. Đi đôi với những đổi mới trong hoạt động
kinh tế, hệ thống thể chế kinh tế từng bước được xây dựng và hoàn thiện. Từ
chế độ sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể sang chế độ sở hữu với nhiều thành
phần kinh tế, xoá bỏ phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế. Phân bổ
nguồn lực quốc gia cũng được chuyển dần từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung
quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường, lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chí
hàng đầu cho các quyết định đầu tư. Khu vực doanh nghiệp nhà nước được
sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả, khẳng định vai trò then chốt trong nền
kinh tế. Vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân và kinh tế nước ngoài ngày
càng được khẳng định, nó là động lực thúc đẩy phát triển nền kinh tế nhiều
thành phần ngày càng đa dạng. Nhưng cũng tạo ra chênh lệch giàu, nghèo
ngày một gia tăng.
Đảng và Nhà nước đã xác định tăng trưởng và phát triển kinh tế phải
được gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội. Chính vì thế Nhà nước đã tập
trung đầu tư nguồn lực (Đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà
nước), kết hợp với khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng các công trình
phúc lợi, công trình kết cấu hạ tầng kinh tế, văn hoá, xã hội cho các vùng

nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số,… từ rất nhiều chương
trình nguồn vốn khác nhau.
- Nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu của Chính phủ, cho việc thực hiện
chương trình và dự án cụ thể trên địa bàn của các huyện, thành phố nhằm mục
tiêu tăng cường cơ sở hạ tầng cho phát triển sản xuất và văn hoá xã hội.
- Nguồn vốn trái phiếu Chính phủ đảm bảo mục tiêu cho các dự án

2
quan trọng, cấp bách, các dự án có sức lan tỏa lớn tạo sự bứt phá và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế.
- Nguồn vốn vay nước ngoài ADB, AFD, ODA… để thực hiện các dự
án có mục tiêu xoá đói, giảm nghèo, phòng chống giảm nhẹ thiên tai, bão lũ,
an toàn đến tính mạng người dân…
Nhu cầu của các dự án sử dụng từ nguồn ngân sách nhà nước là rất lớn,
nguồn vốn của chính phủ chưa đáp ứng hết được. Do đó việc lựa chọn các dự
án để được đầu tư là rất cần thiết và quan trọng. Từ thực tiễn quản lý đã rút ra
được một số vấn đề như sau:
- Có những công trình cấp thiết quan trọng hơn, mang lại nhiều lợi ích
cho xã hội hơn nhưng chưa được lựa chọn. Nhiều công trình được đầu tư xây
dựng xong nhưng không phát huy được hiệu quả như mong muốn.
- Công tác quản lý dự án chưa đáp ứng được yêu cầu:
+ Hệ thống luật pháp trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản chưa đầy
đủ và đồng bộ, chậm thay đổi để phù hợp với thực tiễn xảy ra.
+ Các chủ đầu tư (Ban QLDA) còn nhiều lúng túng trong quản lý thực
hiện dự án.
+ Nguồn vốn ngân sách đầu tư dàn trải, chưa tập trung dứt điểm do đó
chậm tiến độ, ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án…
Từ những thực trạng quản lý dự án từ nguồn NSNN nêu trên, là những cản trở
cho việc quản lý dự án đầu tư xây dựng một cách có hiệu quả. Việc nghiên
cứu giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý của Ban QLDA, được đầu tư

từ nguồn NSNN là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy, tác
giả chọn đề tài: “Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý dự án đầu
tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách Nhà nước tại ban QLDA cơ sở hạ tầng
thủy lợi tỉnh Ninh Bình” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.


3
2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Thông qua việc phân tích, đánh giá quá trình sử dụng vốn đầu tư xây
dựng và công tác quản lý dự án đầu tư từ nguồn NSNN trong những năm vừa
qua ở tỉnh Ninh Bình, tại ban QLDA cơ sở hạ tầng thủy lợi về những kết quả
đạt được, những tồn tại cần khắc phục. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm
tăng cường công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn NSNN tại
ban QLDA cơ sở hạ tầng thủy lợi tỉnh Ninh Bình.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
a. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những hoạt động quản lý dự án đầu
tư xây dựng công trình sử dụng vốn NSNN và những nhân tố ảnh hưởng đến
hoạt động này.
b. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng
công trình đối với các các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà
nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong những năm gần đây.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện những nội dung nghiên cứu đã được đặt ra, luận văn sử
dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp thống kê; phương pháp
phân tích so sánh; Phương pháp phân tích tổng hợp; phương pháp tổng kết,
rút kinh nghiệm thực tiễn ở địa phương.








4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỰ ÁN, QUẢN LÝ DỰ ÁN VÀ DỰ
ÁN SỬ DỤNG NGUỒN NSNN
1.1. Vấn đề cơ bản của dự án và quản lý dự án
1.1.1. Khái niệm dự án đầu tư

Dự án là một quá trình đơn nhất, gồm một tập hợp các hoạt động có
phối hợp và kiểm soát, có thời hạn bắt đầu và kết thúc, được tiến hành để đạt
được mục tiêu phù hợp với các yêu cầu, quy định, bao gồm cả các ràng buộc
về thời gian, chi phí và nguồn lực.
Đầu tư theo nghĩa rộng là sự hy sinh các nguồn lực hiện tại để tiến hành
các hoạt động nào đó nhằm thu về cho những người đầu tư các kết quả nhất
định trong tương lai lớn hơn thông qua việc sử dụng, các nguồn lực đã bỏ ra
để đạt được kết quả đó.
Theo nghĩa hẹp, đầu tư chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các
nguồn lực hiện tại, nhằm đem lại cho nền kinh tế xã hội những kết quả trong
tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng.
Dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ
vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm
đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất
lượng sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian xác định.
Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan
đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây
dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc
sản phẩm dịch vụ trong một thời hạn nhất định.

1.1.2. Phân loại dự án đầu tư
Dự án có thể phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, cụ thể:
- Theo cấp độ dự án: Dự án thông thường, chương trình, đề án, hệ
thống.

5
- Theo quy mô: Dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội xem xét quyết
định về chủ trương đầu tư, dự án nhóm A, nhóm B, nhóm C.
- Theo lĩnh vực: Dự án xã hội; dự án kinh tế, tổ chức hỗn hợp.
- Theo loại hình: Dự án giáo dục đào tạo, dự án nghiên cứu và phát
triển, dự án đổi mới, dự án đầu tư, dự án tổng hợp.
- Theo thời hạn: Dự án ngắn hạn (1-2 năm), dự án trung hạn (3-5 năm),
dự án dài hạn (trên 5 năm).
- Theo khu vực: Dự án quốc tế, quốc gia, vùng, miền, liên ngành, địa
phương.
- Theo chủ đầu tư: Nhà nước, cá nhân, riêng lẻ.
- Theo đối tượng đầu tư: Dự án đầu tư tài chính, dự án đầu tư vào đối
tượng cụ thể.
- Theo nguồn vốn: Dự án sử dụng vốn NSNN, dự án sử dụng vốn tín
dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, dự
án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước, dự án sử dụng
vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn.
1.1.3. Chu trình dự án và các giai đoạn quản lý dự án
Khi nói đến một dự án được hoàn thành, thường nghĩ đó là thời điểm
sau khi người xây dựng đã bàn giao công trình cho chủ đầu tư, trong đó kể cả
thời gian vận hành thử, nhưng cũng không ít người cho rằng dự án chỉ gọi là
kết thúc sau khi đã hết thời gian nhà thầu bảo hành công trình. Cũng có người
quan niệm rằng chu trình của dự án xây dựng được tính kể từ khi hình thành ý
tưởng lập một dự án cho đến khi công trình đã hết niên hạn sử dụng, đập đi
rồi xây dựng công trình khác. Với quan niệm này e rằng có khi phải vài ba thế

hệ mới theo dõi được một chu trình, hoặc với những công trình cổ thì có khi
phải hàng trăm thế hệ cũng không theo dõi được một chu trình. Khi phá hủy
xây mới thì chưa chắc lại xây dựng tại địa điểm cũ, hoặc có khi thay đổi chức

6
năng của công trình. Do vậy, không quan niệm dự án hoàn thành với phạm vi
quá dài như vậy. Một dự án ĐTXD được hình thành theo 3 giai đoạn: chuẩn
bị đầu tư; thực hiện đầu tư; kết thúc đầu tư.
Với 1 dự án thông thường có quy mô trung bình thường được chia ra
các giai đoạn như sau: Giai đoạn đầu của dự án; Giai đoạn nghiên cứu tiền
khả thi (Lập báo cáo đầu tư); Giai đoạn nghiên cứu khả thi (Lập dự án đầu
tư); Giai đoạn thiết kế; Giai đoạn đấu thầu; Giai đoạn thi công xây lắp; Giai
đoạn vận hành thử; Giai đoạn bảo hành xây lắp và bảo trì công trình.
Mỗi giai đoạn bao giờ cũng có mục tiêu riêng và những hạn chế nhất
định, thường thì cuối ra của giai đoạn trước là đầu vào của giai đoạn sau. Tuy
nhiên vẫn có nhiều trường hợp đặc biệt ngoại lệ.










Hình 1.1: Chu trình quản lý dự án
1.1.4. Quản lý dự án đầu tư xây dựng
1. Khái niệm quản lý dự án
Quản lý dự án thực chất là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian,

nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án
hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được
LẬP KẾ HOẠCH
- Thiết lập mục tiêu
- Điều tra nguồn lực
- Xây dựng kế hoạch

GIÁM SÁT
- Đo lường kết quả
- So sánh với mục tiêu
- Báo cáo
- Giải quyết các vấn đề
ĐIỀU PHỐI THỰC HIỆN
- Điều phối tiến độ thời gian
- Phân phối các nguồn lực
- Phối hợp các nỗ lực
- Khuyến khích và động viên

7
các yêu cầu đã định về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm, dịch vụ bằng phương
pháp và điều kiện tốt nhất cho phép.
Quản lý dự án là quá trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra các
công việc và nguồn lực để hoàn thành các mục tiêu đã định. Mục tiêu của
quản lý dự án thể hiện ở chỗ các công việc được hoàn thành theo yêu cầu,
đảm bảo chất lượng, trong phạm vi chi phí được duyệt, đúng thời gian và giữ
cho phạm vi dự án không bị thay đổi. Ba yếu tố: thời gian - chi phí - chất
lượng là những mục tiêu cơ bản và giữa chúng lại có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau. Tuy mối quan hệ giữa 3 mục tiêu có thể khác nhau giữa các dự án,
giữa các thời kỳ của một dự án, nhưng nói chung để đạt được kết quả tốt đối
với mục tiêu này thường phải “hy sinh” một hoặc hai mục tiêu kia. Do vậy,

trong quá trình quản lý dự án các quản lý hy vọng đạt được sự kết hợp tốt
nhất giữa các mục tiêu của quản lý dự án.
2. Nội dung quản lý dự án
Chu trình quản lý dự án xoay quanh 3 nội dung chủ yếu: lập kế hoạch;
phối hợp thực hiện mà chủ yếu là quản lý tiến độ thời gian, chi phí thực hiện
và giám sát các công việc dự án nhằm đạt được các mục tiêu đã định.
Chi tiết hơn nội dung chính quản lý dự án gồm: Quản lý phạm vi dự án;
Quản lý thời gian (tiến độ), chi phí, chất lượng dự án; Quản lý nguồn nhân
lực, việc trao đổi thông tin dự án; Quản lý rủi ro trong quá trình thực hiện dự
án; Quản lý việc mua bán và giao nhận dự án.
Tùy thuộc vào phạm vi dự án mà các lĩnh vực quản lý được xem xét,
nghiên cứu khi thực hiện quản lý cụ thể:
Quản lý phạm vi: là việc xác định, giám sát việc thực hiện mục đích,
mục tiêu của dự án, xác định công việc nào thuộc về dự án mà cần phải thực
hiện, công việc nào ngoài phạm vi dự án.

8
Quản lý thời gian: là việc lập kế hoạch, phân phối và giám sát tiến độ
thời gian nhằm đảm bảo thời gian hoàn thành dự án; quản lý thời gian giúp
chỉ rõ mỗi công việc kéo dài bao lâu, khi nào bắt đầu, khi nào kết thúc và toàn
bộ dự án bao giờ sẽ hoàn thành.
Quản lý chi phí: là quá trình dự toán kinh phí, giám sát thực hiện chi
phí theo tiến độ cho từng công việc và toàn bộ dự án; là việc tổ chức, phân
tích số liệu và báo cáo những thông tin về chi phí.
Quản lý chất lượng: là việc hướng dẫn, phối hợp của mọi thành viên
tham gia dự án vào việc hoàn thành mục tiêu dự án; quản lý nhân lực thể hiện
việc sử dụng lực lượng lao động của dự án hiệu quả đến mức nào.
Quản lý nhân lực: là việc hướng dẫn, phối hợp của mọi thành viên
tham gia dự án vào việc hoàn thành mục tiêu dự án; quản lý nhân lực thể hiện
việc sử dụng lực lượng lao động của dự án hiệu quả đến mức nào.

Quản lý thông tin: là việc đảm bảo quá trình thông tin thông suốt một
cách nhanh nhất và chính xác giữa các thành viên dự án và với các cấp quản
lý khác nhau.
Quản lý rủi ro: là việc xác định các yếu tố rủi ro của dự án, lượng hóa
mức độ rủi ro và có kế hoạch đối phó cũng như quản lý từng loại rủi ro.
Quản lý hợp đồng và hoạt động mua bán: là quá trình lựa chọn, thương
lượng, quản lý các hợp đồng và điều hành việc mua bán nguyên vật liệu, trang
thiết bị, dịch vụ, cần thiết cho dự án.
3. Ý nghĩa của quản lý dự án
Quản lý dự án là việc giám sát, chỉ đạo, điều phối, tổ chức, lên kế
hoạch đối với 3 giai đoạn của chu kỳ dự án trong khi thực hiện dự án (giai
đoạn bắt đầu, giai đoạn thực hiện và giai đoạn kết thúc). Mục đích của nó là
từ góc độ quản lý và tổ chức, áp dụng biện pháp nhằm bảo đảm thực hiện tốt
mục tiêu dự án như mục tiêu về giá thành, mục tiêu thời gian, mục tiêu chất

9
lượng. Vì thế, làm tốt công tác quản lý dự án là việc có ý nghĩa vô cùng quan
trọng, cụ thể:
Thô
ng qua quản lý dự án có thể tránh được những sai sót trong công
trình lớn, phức tạp; áp dụng phương pháp quản lý dự án sẽ có thể khống chế,
điều tiết hệ thống mục tiêu dự án; quản lý dự án thúc đẩy sự trưởng thành
nhanh chóng của các nhân tài chuyên ngành.
4. Các bên tham gia quản lý dự án
Việc thực hiện mỗi dự án đều cần có sự tham gia của nhiều bên. Tuy
thuộc vào dự án đơn giản hay phức tạp mà các bên tham gia nhiều hay ít khác
nhau nhưng thành phần chủ yếu bao gồm:
- Khách hàng chính là người đưa ra yêu cầu cuối cùng về kết quả dự án
và cũng là người cung cấp vốn để thực hiện dự án.
- Người được ủy quyền là người tiếp nhận dự án và là bên thực hiện dự

án nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng.
- Bên cung ứng là người cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị, công cụ, vật
dụng cho dự án.
- Nhà thầu phụ là nhà thầu thực hiện 1 lượng công việc, 1 số kỹ thuật
phức tạp, yêu cầu kỹ thuật cao cho nhà thầu chính.










10















Hình 1.2: Sơ đồ về mối quan hệ giữa các bên tham gia quản lý dự án
5. Vai trò, trách nhiệm, phẩm chất của nhà quản lý dự án
Nhà quản lý có vai trò lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra:
Quản lý các mối quan hệ giữa người với người trong các tổ chức của dự án;
Duy trì sự cân bằng giữa chức năng: QLDA và Kỹ thuật của dự án; Đương
đầu với rủi ro trong quá trình quản lý dự án; Tồn tại với điều kiện ràng buộc
của dự án. Trách nhiệm của nhà QLDA là giải quyết được mối liên hệ giữa:
Chi phí, thời gian và chất lượng.
Phẩm chất của nhà quản lý: Thật thà và chính trực; có khả năng ra
quyết định; hiểu biết các vấn đề về con người và có tính chất linh hoạt, đa
năng, nhiều tài.


Khách hàng
(Nhà đầu tư)
Thỏa thuận
dự án
Bên cho vay vốn
(Ngân hàng)
Lưu thông
tiền tệ
Bên thiết kế
Bên tiếp quản
dự án
Cố vấn/ Tư vấn
Tư vấn
Thiết kế
dự án
Bên giám sát
quản lý dự án

Bên cung ứng
Nhà thầu phụ
Thầu
phụ
dự
án
con

11
1.1.5. Hiệu quả dự án đầu tư
Các dự án đầu tư được đánh giá theo các giác độ lợi ích khác nhau như
lợi ích của chủ đầu tư, lợi ích của quốc gia và xã hội, lợi ích của các tổ chức
tài trợ cho dự án, lợi ích của dân cư địa phương đặt dự án đầu tư.
Theo quan điểm của chủ đầu tư hay hiệu quả tài chính của dự án được
đánh giá là có hiệu quả khi: mang lại lợi ích cho nhà đầu tư; Tuân theo đường
lối chung phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; Tuân theo pháp luật của
quốc gia, các luật về đầu tư, luật bảo vệ môi trường
Theo quan điểm của Nhà nước hay hiệu quả kinh tế của dự án được
đánh giá xuất phát từ lợi ích tổng thể của quốc gia và xã hội, từ đường lối
chung phát triển đất nước và xem xét toàn diện các mặt kỹ thuật, kinh tế, văn
hóa, xã hội, bảo vệ an ninh và quốc phòng cũng như bảo vệ môi trường.

Đối với dự án do vốn NSNN đầu tư, sự đánh giá của Nhà nước mang
tính toàn diện và sâu sắc hơn; đứng trên quan điểm vĩ mô và coi trọng phân
tích kinh tế - xã hội của dự án.
Đối với các dự án đầu tư của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh sự
đánh giá của Nhà nước chủ yếu chỉ hạn chế ở các mặt tôn trọng pháp luật, bảo
vệ môi trường, sự phù hợp với đường lối phát triển chung của đất nước và của
dự án đầu tư.
Đối với các dự án đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước, sự đánh giá

của Nhà nước cũng sâu sắc và toàn diện hơn so với các dự án đầu tư của các
doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Theo quan điểm của các nhà tài trợ ngoài lợi ích của mình trong khuôn
khổ pháp luật cho phép, đặc biệt quan tâm tới hiệu quả của dự án, tính bảo
đảm chắc chắn của dự án, đảm bảo trả nợ đúng hạn.
Theo quan điểm của quản lý dự án hiệu quả dự án được đánh giá là:
Hoàn thành đúng thời gian quy định, dự án triển khai thực hiện và hoàn

12
thành đưa vào sử dụng theo đúng kế hoạch đã định sẽ phát huy được hiệu quả
vốn đầu tư, đạt được mục tiêu dự án đã đề ra.
Đạt được chất lượng và thành quả mong muốn, một dự án được quản lý
tốt từ khâu chuẩn bị đến khi kết thúc đầu tư thì sản phẩm của dự án sẽ đảm
bảo chất lượng, thỏa mãn yêu cầu của khách hàng và của người hưởng lợi.
Tiết kiệm các nguồn lực, hay nói cách khác là chi phí trong phạm vi
cho phép. Ngoài các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng và thời gian hoàn thành,
hiệu quả của dự án phải được đánh giá trên cơ sở chi phí để thực hiện và hoàn
thành dự án.
1.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý dự án đầu tư xây dựng
1. Đặc trưng cơ bản của dự án
Dự án có mục đích, mục tiêu rõ ràng; có chu kỳ riêng và thời gian tồn
tại hữu hạn; dự án liên quan đến nhiều bên và có sự tương tác phức tạp giữa
các bộ phận quản lý chức năng và quản lý dự án; sản phẩm của dự án mang
tính đơn chiếc, độc đáo; dự án bị hạn chế bởi các nguồn lực, luôn có tính bất
định và rủi ro; quá trình thực hiện theo quá trình, có người ủy quyền riêng.
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả dự án
Do dự án có những đặc trưng cơ bản trên nên những nhân tố ảnh hưởng
đến hiệu quả của dự án là: điều kiện tự nhiên; khả năng huy động và sử dụng
nguồn vốn có hiệu quả; công tác xây dựng kế hoạch thực hiện dự án; Công
tác quản lý đầu tư xây dựng của Nhà nước; Công tác quản lý dự án của chủ

đầu tư và nguồn nhân lực phục vụ có liên quan. Ngoài ra còn chịu sự tác động
của sự biến động của môi trường kinh tế, chính trị, luật pháp, yếu tố văn hóa
xã hội và con người.
1.2. Các hình thức tổ chức quản lý dự án và Ban quản lý dự án
1.2.1. Các hình thức tổ chức quản lý thực hiện dự án
1. Các định nghĩa

13
Về mặt ý nghĩa thông thường, tổ chức là các tổ chức xã hội và đơn vị
hành chính sự nghiệp như doanh nghiệp, cơ quan, trường học
Về mặt ý nghĩa quản lý học, tổ chức là việc nghiên cứu xem làm thế
nào để tiến hành phân công có hiệu quả và hợp lý. Ở đây, phân công bao gồm
phân công công việc, bố trí lượng công việc, phân công nhiệm vụ và sự phối
hợp hỗ trợ sau phân công
Có ý kiến cho rằng, tổ chức là một kết cấu được xây dựng theo mục
tiêu chung và tiến hành phân công nhiệm vụ, xác định chức trách, trao đổi
thông tin, kết hợp hỗ trợ làm việc đối với toàn bộ nhân viên trong tổ chức một
cách hợp lý sao cho có thể thu được hiệu quả cao nhất khi thực hiện mục tiêu.
Cũng có ý kiến cho rằng, tổ chức là một quá trình hay hoạt động hình thành
kết cấu tổ chức nhằm thực hiện mục tiêu kế hoạch chung một cách hiệu quả.
Tóm lại, tổ chức là một cơ cấu có quyền hạn và trách nhiệm. Tổ chức
dự án cũng giống như những tổ chức khác, đều có người lãnh đạo là giám đốc
dự án, trưởng bộ phận, có chế độ quy định của tổ chức, có nhân viên, trang
thiết bị, có mối quan hệ giữa các bộ phận và nhân viên cũng như tinh thần văn
hóa của tổ chức Tổ chức dự án mang tính nhất thời và ngẫu nhiên, đều được
hình thành do phải thực hiện một vấn đề nào đó; tổ chức và quản lý dự án dần
dần cũng phát triển theo hướng quy phạm hóa và khoa học hóa.
2. Nguyên tắc làm việc của tổ chức dự án
Để thực hiện công tác tổ chức dự án một cách hiệu quả thì phải tuân thủ
những nguyên tắc cụ thể: Thống nhất về mục tiêu và chỉ huy; phân công hợp

tác và phạm vi quản lý hợp lý; kết hợp giữa tập trung quyền lực và phân
quyền, tương xứng giữa quyền hạn và trách nhiệm; nguyên tắc tinh giản, hiệu
quả cao đặt vào vị trí trung tâm; kết hợp giữa tính ổn định và tính thích ứng;
Cuối cùng, là nguyên tắc mang tính cân bằng tức là trong cơ cấu tổ chức,

14
nhân viên có chức vụ ngang nhau đảm nhận những công việc, trách nhiệm,
quyền hạn như nhau.
3. Các hình thức tổ chức quản lý thực hiện dự án
Tùy theo điều kiện cụ thể của dự án, căn cứ vào quy mô tính chất của
dự án và năng lực của mình, chủ đầu tư lựa chọn một trong các hình thức
quản lý thực hiện dự án cụ thể:
Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án, được áp dụng với dự án
mà chủ đầu tư có năng lực chuyên môn phù hợp và có đủ cán bộ chuyên môn
để tổ chức quản lý thực hiện dự án theo các trường hợp:
Chủ đầu tư không thành lập Ban quản lý dự án mà sử dụng bộ máy hiện
có của mình kiêm nhiệm và cử người phụ trách (chuyên trách hoặc kiêm
nhiệm) để quản lý việc thực hiện dự án. Trường hợp này áp dụng đối với dự
án nhóm B,C;
Chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án trực thuộc để quản lý việc thực
hiện dự án. Trường hợp này áp dụng đối với dự án nhóm A; các dự án nhóm
B, C có yêu cầu kỹ thuật cao hoặc Chủ đầu tư đồng thời quản lý nhiều dự án.
Chủ nhiệm điều hành dự án là hình thức quản lý thực hiện dự án do
một pháp nhân độc lập có đủ năng lực điều hành dự án thực hiện. Chủ nhiệm
điều hành dự án được thực hiện dưới hai hình thức là: Tư vấn quản lý điều
hành dự án theo hợp đồng và Ban quản lý dự án chuyên ngành, hình thức này
áp dụng đối với các dự án thuộc các chuyên ngành xây dựng chuyên ngành
(bao gồm Bộ xây dựng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn, Bộ Văn hóa - Thông tin, Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ) và ủy ban
nhân dân cấp tỉnh quản lý thực hiện; các dự án do ủy ban nhân dân cấp tỉnh

giao các Sở có xây dựng chuyên ngành và ủy ban nhân dân cấp huyện thực
hiện.

15
Hình thức chìa khóa trao tay áp dụng khi chủ đầu tư được phép được tổ
chức đấu thầu để lựa chọn nhà thầu thực hiện tổng thầu toàn bộ dự án từ khảo
sát, thiết kế, mua sắm vật tư thiết bị, xây lắp đến khi bàn giao đưa dự án vào
khai thác sử dụng.
Đối với các dự án sử dụng các nguồn vốn thuộc NSNN,
vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà
nước thì hình thức này chỉ áp dụng với dự án nhóm C, các trường hợp khác
phải được Chính phủ cho phép.
Hình thức tự thực hiện dự án, hình thức này chỉ áp dụng trong trường
hợp:
Chủ đầu tư có năng lực hoạt động sản xuất, xây dựng phù hợp với yêu
cầu của dự án và sự án sử dụng vốn hợp pháp của chính Chủ đầu tư như vốn
tự có của doanh nghiệp, vốn huy động của các tổ chức, cá nhân trừ vốn vay
của tổ chức tín dụng;
Chủ đầu tư có năng lực hoạt động sản xuất, xây dựng phù hợp với yêu
cầu của dự án trồng mới, chăm sóc cây trồng hàng năm, nuôi trồng thủy sản,
giống cây trồng vật nuôi, khai hoang xây dựng đồng ruộng, duy tu bảo dưỡng
sửa chữa thường xuyên các công trình xây dựng, thiết bị sản xuất.
1.2.2. Khái niệm Ban QLDA
Ban QLDA là một tổ chức có tư cách pháp nhân độc lập, chịu trách
nhiệm trước pháp luật về các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện quản
lý dự án. Ban QLDA có thể được thành lập từ nhân sự của chủ đầu tư hoặc là
một tổ chức (hoặc một công ty có đăng ký giấy phép kinh doanh) thực hiện
thay mình công tác tổ chức, giám sát, điều hành để đảm bảo dự án được thực
hiện đúng tiến độ, đúng yêu cầu kỹ thuật, kinh tế.
1.2.3. Phân loại Ban QLDA

Ban QLDA được lập từ nhân sự của chủ đầu tư:

16
Theo hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án: Chủ đầu tư tự lập ra
Ban QLDA riêng từ chính nhân sự của mình hoặc sử dụng chính Ban QLDA
đã tham gia quản lý dự án công trình cũ để quản lý dự án mới;
Theo hình thức quản lý theo bộ phận chức năng: Chủ đầu tư giao công
việc QLDA cho một phòng ban của tổ chức mình để QLDA hoặc giao cho
các cán bộ từ các phòng ban trong tổ chức của mình làm việc kiêm nhiệm
công việc QLDA.
Ban QLDA được chủ đầu tư thuê:
Hình thức chìa khoá trao tay: CĐT giao cho nhà thầu hoặc các nhà thầu
nhỏ liên kết dưới hình thức liên danh thực hiện việc QLDA. Hình thức này
bao gồm toàn bộ quá trình lập dự án đầu tư cho đến khi kết thúc công trình và
bàn giao lại cho chủ đầu tư;
Hình thức chủ nhiệm điều hành dự án: CĐT giao cho Ban QLDA
chuyên ngành hoặc thuê một doanh nghiệp, tổ chức có đủ điều kiện, năng lực
chuyên môn đứng ra quản lý toàn bộ quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án.
Ban QLDA là một pháp nhân độc lập chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ
đầu tư về toàn bộ quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án.
1.2.4. Nhiệm vụ của Ban QLDA
Ban QLDA có nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án theo đúng mục
tiêu, tiến độ chất lượng và nguồn lực, cụ thể là thực hiện nhiệm vụ sau:
Thực hiện các thủ tục về lập trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy
hoạch, dự án đầu tư, các thủ tục về giao nhận đất, xin cấp giấy phép xây dựng,
chuẩn bị mặt bằng xây dựng và các công việc khác phục vụ cho việc xây
dựng công trình; Chuẩn bị hồ sơ thiết kế, dự toán, tổng dự toán xây dựng
công trình để chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt theo quy định;

17

Lập hồ sơ mời thầu, tổ chức lựa chọn nhà thầu; Đàm phán, ký kết hợp
đồng và các nhà thầu theo ủy quyền của chủ đầu tư; Thực hiện nhiệm vụ giám
sát thi công xây dựng công trình khi có đủ điều kiện năng lực;
Nghiệm thu, thanh toán, quyết toán theo hợp đồng ký kết. Thực hiện
thanh toán giai đoạn hoàn thành và tổng quyết toán vốn đầu tư xây dựng công
trình đã hoàn thành và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; Quản lý chất
lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, an toàn và vệ sinh môi trường
của công trình xây dựng. (Thực hiện quản lý chất lượng công trình theo Nghị
định số 209/2004/NĐ- CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ).
Nghiệm thu, bàn giao công trình; Tổ chức giám định chất lượng xây
dựng, nghiệm thu công trình và bàn giao công trình hoàn thành cho các tổ
chức, đơn vị quản lý để đưa vào khai thác, sử dụng; Lập báo cáo thực hiện
vốn đầu tư hàng năm, báo cáo quyết toán khi dự án hoàn thành đưa vào khai
thác, sử dụng.
Thực hiện việc quản lý vốn, thu, chi kinh phí cho các hoạt động của
Ban QLDA xây dựng cho cán bộ, nhân viên tham gia trực tiếp trong biên chế
và hoạt động kiêm nhiệm hoặc hoạt động quản lý theo đúng quy định và chế
độ hiện hành, công khai minh bạch.
Được đề nghị để đình chỉ các công việc xây dựng nếu chất lượng thi
công không đúng tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật, không đảm bảo an toàn và
không đảm bảo yêu cầu của Hồ sơ thiết kế được duyệt; Báo cáo kịp thời nếu
xét thấy bên nhận thầu làm không đúng hoặc không đạt yêu cầu theo quy định
của công tác nghiệm thu; đề xuất, kiến nghị xử lý theo đúng luật định.
Được kiến nghị với chủ đầu tư những biện pháp nhằm nâng cao chất
lượng công trình hoặc đảm bảo tiến độ thi công (kể cả việc thay thế hoặc sửa
đổi những điều khoản đã ký kết trong hợp đồng kinh tế nếu cần thiết); Quản

×