Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Nghiên cứu và lựa chọn giải pháp xử lý nền móng trong xây dựng, ứng dụng xử lý nền móng công trình chung cư CT2 Ngô Thị Nhậm, Quận Hà Đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.83 MB, 81 trang )

Trường Đại Học Thủy Lợi Khuất Hữu Tuấn

Luận văn Thạc sĩ 1

LỜI CẢM ƠN
Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật chuyên nghành Xây dựng Công trình thủy với đề
tài “Nghiên cứu và lựa chọn giải pháp xử lý nền móng trong xây dựng, ứng
dụng xử lý nền móng công trình Chung cư CT2 Ngô Thị Nhậm, quận Hà
Đông” được hoàn thành với sự giúp đỡ về mọi mặt và tạo điều kiện tốt nhất của
Đảng uỷ, Ban giám hiệu, phòng Đào tạo SĐH & ĐH, Khoa công trình cùng các
thầy giáo, cô giáo, các bộ môn, cán bộ công nhân viên phục vụ của Trường Đại
học Thuỷ lợi, bạn bè đồng nghiệp, cơ quan và gia đình.
Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới người hướng dẫn
khoa học của luận văn, thầy giáo TS. Dương Đức Tiến đã trực tiếp hướng dẫn
và tận tình giúp đỡ trong thời gian thực hiện luận văn.
Tác giả cũng xin bày tỏ sự cảm ơn đối với các chuyên gia về cọc khoan nhồi
và tường Barrette đã góp ý, cho phép tham khảo các tài liệu liên quan đến lĩnh
vực nghiên cứu trong luận văn này.
Tác giả xin chân thành cám ơn Uỷ ban nhân dân phường Yết Kiêu (Nơi tác
giả công tác) đã động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập
công tác.
Sự thành công của luận văn gắn liền với quá trình giúp đỡ động viên nhiệt
tình từ gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Tác giả xin chân thành cảm ơn.
Trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ, do trình độ và điều kiện thời gian có hạn,
luận văn không thể tránh khỏi những tồn tại, hạn chế. Tác giả rất mong nhận
được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp. Những
điều đó sẽ giúp ích rất nhiều cho cá nhân tác giả trong việc hoàn thiện và phát
triển nghề nghiệp của bản thân trong những giai đoạn tiếp theo của sự nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 12 năm 2012
Tác giả


Trường Đại Học Thủy Lợi Khuất Hữu Tuấn

Luận văn Thạc sĩ 2
MỤC LỤC

2TLỜI CẢM ƠN2T 1
2TMỤC LỤC2T 2
2TDANH MỤC HÌNH VẼ, HÌNH ẢNH2T 3
2TMỞ ĐẦU2T 4
2T1. Tính cấp thiết của đề tài.2T 4
2T2. Mục đích của đề tài.2T 5
2T3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu.2T 5
2T4. Kết quả dự kiến đạt được.2T 5
2TChương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, SỬ DỤNG BIỆN
PHÁP XỬ LÝ NỀN MÓNG NHÀ CAO TẦNG Ở TRONG NƯỚC VÀ
TRÊN THẾ GIỚI
2T 6
2T1.1. Tổng quan lịch sử phát triển các phương pháp xử lý nền móng công trình2T
6
2T1.2. Phân tích điều kiện thi công nền móng công trình.2T 8
2T1.3. Kết luận chương 1.2T 10
2TChương 2: LÝ THUYẾT CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NỀN MÓNG
CÔNG TRÌNH
2T 11
2T2.1. Các giải pháp xử lý nền móng thường gặp.2T 11
2T2.2. So sánh các phương pháp xử lý nền móng cho công trình nhà cao tầng.2T 23
2T2.3. Phân tích lựa chọn giải pháp xử lý hố móng sâu cho nhà cao tầng.2T 29
2T2.4. Nghiên cứu áp dụng giải pháp xử lý nền móng cho công trình cao tầng
bằng tường barrette, cọc khoan nhồi và mô hình tính toán.
2T 30

2T2.5. Kết luận chương 2.2T 38
2TChương 3: NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG LỰA CHỌN GIẢI PHÁP XỬ LÝ
MÓNG CHO CÔNG TRÌNH CHUNG CƯ CT2 NGÔ THỊ NHẬM, QUẬN
HÀ ĐÔNG
2T 40
2T3.1. Giới thiệu công trình chung cư CT2 Ngô Thì Nhậm.2T 40
2T3.2. Quy trình công nghệ thi công cọc khoan nhồi, tường barrette.2T 58
2T3.3. Giải pháp thi công tầng hầm.2T 76
2T3.4. Kết luận chương 3.2T 78
2TKẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ2T 79
2TTÀI LIỆU THAM KHẢO2T 81






Trường Đại Học Thủy Lợi Khuất Hữu Tuấn

Luận văn Thạc sĩ 3
DANH MỤC HÌNH VẼ, HÌNH ẢNH

2TChương 2:2T 11
2THình 2.1: Cấu tạo đoạn cọc BTCT2T 16
2THình 2.2: Cấu tạo các kiểu nối cọc2T 17
2THình 2.3: Các phương án nối cọc BTCT trong quá trình đóng2T 18
2THình 2.4: Các phương án nối cọc BTCT trong quá trình đóng2T 19
2THình 2.5: Cấu tạo cọc tròn đúc ly tâm2T 19
2THình 2.6: Các loại ván cừ thép2T 25
2THình 2.7: Ván cừ bằng bê tông cốt thép2T 25

2THình 2.8: Tiết diện và kích thước một số cọc barrette2T 27
2THình 2.9: Sơ đồ tính toán tường tầng hầm không neo2T 32
2THình 2.10: Sơ đồ tính toán tường có một hàng neo2T 34
2THình 2.11: Biểu đồ rút gọn áp lực bên của đất lên tường chắn có nhiều
hàng neo
2T 35
2THình 2.12: Sơ đồ lực tác dụng vào tường cừ khi có các neo ứng suất
trước
2T 36
2TChương 3:2T 40
2THình 3.1: Mặt bằng tường trong đất và cọc barrette tại công trình CT22T 41
2THình 3.2: Liên kết điển hình giữa tường và sàn tại công trình CT22T 41
2THình 3.3: Liên kết điển hình giữa trụ chống trung gian và cọc tại công
trình CT2
2T 42
2THình 3.4: Các bước thi công sàn tầng 1 tại công trình CT22T 43
2THình 3.5: Đào đất và đổ bê tông sàn tầng 3 tại công trình CT22T 44
2THình 3.6: Đào đất và đổ bê tông sàn tầng 3 tại công trình CT22T 45
2THình 3.7: Mô hình tính toán2T 50
2THình 3.8: Biến dạng tổng thể sau khi thi công hố móng2T 51
2THình 3.9: Chuyển vị ngang của công trình2T 51
2THình 3.10: Chuyển vị ngang của công trình2T 52
2THình 3.11: Hệ số ổn định Msf = 2,0162T 52
2THình 3.18: Gia công chế tạo lồng cốt thép2T 65
2THình 3.19: Cấu tạo ống đổ và sàn công tác2T 67
2THình 3.20: Sơ đồ công nghệ thi công tường barrette2T 69
2THình 3.21: Ván khuôn đầu tường và gioăng cách nước2T 70
2THình 3.22: Sơ đồ nguyên lý thử tải Osterberg2T 73
2THình 3.23: Đánh giá chất lượng cọc khoan nhồi bằng PP truyền tia
gama

2T 74
2THình 3.24: Đánh giá chất lượng cọc bằng phương pháp siêu âm2T 75





Trường Đại Học Thủy Lợi Khuất Hữu Tuấn

Luận văn Thạc sĩ 4
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Trong hoàn cảnh hiện nay, nhà cao tầng ra đời là một hệ quả tất yếu của việc
tăng dân số đô thị, thiếu đất xây dựng và giá đất cao. Thể loại công trình này cho
phép có nhiều tầng hay nhiều không gian sử dụng hơn, tận dụng được mặt đất
nhiều hơn, chứa được nhiều người và hàng hoá hơn trong cùng một khu đất. Nhà
cao tầng có thể được xem là cỗ máy tạo ra của cải hoạt động trong nền kinh tế
đô thị.
Một bộ phận hết sức quan trọng trong các công trình xây dựng nói chung và
nhà cao tầng nói riêng là móng công trình. Một công trình bền vững có độ ổn
định cao, có thể sử dụng an toàn lâu dài phụ thuộc vào chất lượng móng công
trình. Cọc khoan nhồi và tường barrette là một trong những giải pháp móng
được áp dụng khá phổ biến đ
ể xây dựng nhà cao tầng trên thế giới và ở Việt
Nam vào những năm gần đây, bởi cọc khoan nhồi, tường barrette đáp ứng được
các đặc điểm riêng biệt của nhà cao tầng như:
- Tải trọng tập trung rất lớn ở chân các cột.
- Nhà cao tầng rất nhạy cảm với độ lún, đặc biệt là lún lệch vì lún sẽ gây tác
động rất lớn đến sự làm việc tổng thể của toàn bộ toà nhà.
- Nhà cao tầng thường được xây dựng trong khu vực đông dân cư, mật độ

nhà có sẵn khá dày. Vì vậy vấn đề chống rung động và chống lún để đảm
bảo an toàn cho các công trình lân cận là một đặc điểm phải đặc biệt lưu ý
trong xây dựng loại nhà này.
Vì vậy, nghiên cứu và lựa chọn giải pháp xử lý nền móng trong xây dựng,
đồng thời nghiên cứu, ứng dụng xử lý nền móng công trình chung cư CT2 Ngô
Thị Nhậm, quận Hà Đông trong điều kiện ở Việt Nam vừa có ý nghĩa khoa học
vừa có giá trị thực tiễn cao.
Trường Đại Học Thủy Lợi Khuất Hữu Tuấn

Luận văn Thạc sĩ 5
2. Mục đích của đề tài.
Mục đích của đề tài đưa ra biện pháp xử lý hố móng sâu cho nền móng nhà
cao tầng trong điều kiện thi công chật hẹp, nhiều tầng hầm, hố móng sâu trên cơ
sở đảm bảo hợp lý về điều kiện kinh tế kỹ thuật.
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu.
Khảo sát đánh giá biện pháp xử lý nền ở một số công trình đã và đang xây
dựng ở Việt Nam, kế thừa các thành tựu khoa học công nghệ về xử lý nền móng
trong và ngoài nước, từ đó lựa chọn các biện pháp khả thi để nghiên cứu áp
dụng vào điều kiện nước ta.
Kết hợp nghiên cứu lý thuyết và so sánh thực tế.
Nghiên cứu đặc điểm biện pháp xử lý nền cho hố móng sâu để tìm ra giải
pháp thi công hợp lý.
Thực hiện các giải pháp tính toán lựa chọn biện pháp thi công hợp lý.
4. Kết quả dự kiến đạt được.
Đưa ra được giải pháp xử lý nền móng trong xây dựng, ứng dụng xử lý nền
móng nhà cao tầng.






Trường Đại Học Thủy Lợi Khuất Hữu Tuấn

Luận văn Thạc sĩ 6
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, SỬ DỤNG
BIỆN PHÁP XỬ LÝ NỀN MÓNG NHÀ CAO TẦNG Ở TRONG NƯỚC
VÀ TRÊN THẾ GIỚI

1.1. Tổng quan lịch sử phát triển các phương pháp xử lý nền móng công
trình.
Móng là phần công trình kéo dài xuống dưới đáy mặt đất làm nhiệm vụ
chuyển tiếp giữa công trình bên trên với nền đất. Móng tiếp nhận tải trọng từ
công trình và truyền vào đất nền thông qua các phần tiếp xúc của nó với đất.
Thông thường, khả năng tiếp nhận tải trọng của các loại vật liệu công trình lớn
hơn của đất nền rất nhiều, do đó móng thường có kích thước mở rộng hơn so với
công trình bên trên để giảm tải trọng lên nền đến mức đất có thể tiếp nhận được.
Sự mở rộng này có thể theo bề ngang, theo chiều sâu hoặc cả hai hướng. Sự mở
rộng theo chiều ngang làm tăng diện tích tiếp xúc của đáy móng với đất nền do
đó làm giảm áp lực đáy móng, trong khi sự mở rộng theo chiều sâu làm tăng
diện tích mặt bên tiếp xúc với đất do đó làm tăng diện tích ma sát bên. Như vậy
móng là một bộ phận của công trình có nhiệm vụ đỡ công trình bên trên, tiếp
nhận tải trọng công trình và phân phối tải trọng đó vào đất nền thông qua phản
lực nền và ma sát bên. Móng thường có hai loại là móng nông và móng sâu :
- Móng nông: là loại móng truyền tải trọng công trình vào đất nền chủ yếu
thông qua diện tích tiếp xúc của đáy móng với đất do đó thường có kích thước
mở rộng theo phương ngang. Trong tính toán móng nông, ma sát bên của móng
với đất thường bỏ qua sự tồn tại của lớp đất trên mức đáy móng được thay thế
bằng tải trọng tương đương với tải trọng của bản thân đất. Móng nông có thể
được xây dựng cho riêng từng cấu kiện tiếp đất của công trình được gọi là móng
đơn, cho nhiều cấu kiện trong một hướng gọi là móng băng, cho trên cả hai

hướng gọi là móng bè.
- Móng sâu: là loại móng truyền tải trọng công trình vào đất nền thông qua
cả diện tích tiếp xúc của đáy móng và thông qua ma sát giữa đất nền và thành
Trường Đại Học Thủy Lợi Khuất Hữu Tuấn

Luận văn Thạc sĩ 7
bên của móng. Móng sâu thông dụng và hay gặp hơn cả là móng cọc, móng
tường trong đất.
Móng cọc đã được sử dụng rất sớm từ khoảng 1200 năm trước, những người
dân của thời kỳ đồ đá mới Thụy Sỹ đã biết sử dụng các cọc gỗ cắm xuống các
hồ nông để xây dựng nhà trên các hồ cạn (Sower, 1079). Ngoài ra, người dân đã
biết sử dụng các vật liệu có sẵn như thân cây gỗ đóng thành hàng cọc để làm
tường chắn đất, dùng thân cây, cành cây để làm móng nhà.
Ngày nay, cùng với tiến bộ về khoa học kỹ thuật nói chung móng cọc ngày
càng được cải tiến, hoàn thiện, đa dạng về chủng loại, cũng như phương pháp thi
công, phù hợp với yêu cầu cho từng loại nền móng công trình.
Nhiều phương pháp được áp dụng vào việc xử lý nền đất yếu bằng móng
cọc, tuỳ vào từng loại công trình (cấp công trình, địa hình, địa chất, mật độ dân
cư, các công trình liền kề…) mà ta chọn phương pháp xử lý nền đất yếu bằng
loại cọc nào cho phù hợp. Nhân loại đang chứng kiến sự phát triển như vũ bão
của khoa học kỹ thuật và công nghệ. Nhiều loại công nghệ mới ra đời và được
ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn, trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển kinh
tế và xã hội của nhiều quốc gia. Vào cuối thế kỷ XX, công nghệ xử lý nền đất
yếu bằng công nghệ thi công mới như cọc nhồi, tường barrette như một sự kết
hợp hài hoà, nhuần nhuyễn giữa các giải pháp về kết cấu, vật liệu xây dựng và
công nghệ thi công. Với hiệu quả kinh tế, kỹ thuật và tiến độ
thi công nhanh giá
thành thấp, các công nghệ xử lý bằng móng cọc đối với kết cấu có tải trọng lớn
và rất lớn nhanh chóng được công nhận và áp dụng vào thực tiễn trên khắp thế
giới.

Trong xây dựng công trình việc lựa chọn dạng móng cọc hợp lý là một trong
những yếu tố then chốt quyết định đến độ an toàn, tin cậy và giá thành hợp lý
mang lại hiệu quả kinh tế. Cọc khoan nhồi được tạo ra bằng một quá trình nhiều
công đoạn gồm: Dùng thiết bị máy khoan, hạ lồng cốt thép vào trong lỗ khoan,
đổ bê tông tại chỗ để tạo thành cọc bê tông cốt thép. Cọc khoan nhồi có kích
Trường Đại Học Thủy Lợi Khuất Hữu Tuấn

Luận văn Thạc sĩ 8
thước mặt cắt, chiều dài cọc lớn (đường kính có thể đến 3m, chiều dài có thể dài
120m), chịu được tải trong ngang lớn.
So với các loại cọc khác thì cọc khoan nhồi thi công thuận lợi trong các
vùng gần công trình đã xây trước, trong khu đông dân cư, quá trình thi công ít
gây ảnh hưởng đến các công trình bên cạnh và không gây tiếng ồn lớn.
1.2. Phân tích điều kiện thi công nền móng công trình.
Hiện nay nhu cầu khai thác không gian dưới mặt đất trong xây dựng công
trình, nhất là ở các đô thị lớn, ngày càng nhiều do cần tiết kiệm đất đai và giá đất
ngày càng cao nên tìm cách cải tạo hoặc xây mới các đô thị của mình với ý
tưởng là triệt để khai thác và sử dụng không gian dưới mặt đất cho nhiều mục
đích khác nhau về kinh tế, xã hội xã hội
Các trạm bơm lớn, công trình thuỷ lợi hay thuỷ điện cũng cần đặt sâu vào
trong lòng đất các bộ phận chức năng của mình với diện tích đến hàng chục
ngàn mét vuông và sâu đến hàng trăm mét.
Việc xây dựng các loại công trình nói trên theo xu thế hiện nay dẫn đến xuất
hiện hàng loạt kiểu hố móng, biện pháp xử lý móng khác nhau mà để thực hiện

chúng người thiết kế và thi công cần có những biện pháp thi công để giữ thành
vách, công nghệ đào thích hợp về mặt kinh tế kỹ thuật – kinh tế cũng như an
toàn về môi trường và không gây ảnh hưởng xấu đến công trình lân cận đã xây
dựng trước đó.
Loại công trình xây dựng thường gặp hố móng và hào đào sâu như các toà

nhà chung cư cao tầng, các móng cầu giao thông, các trung tâm thương mại
lớn…
Trên thế giới, Nhật Bản phát triển đô thị bằng cách đi sâu vào trong lòng đất,
là một trong những giải toả sự đông đúc mật độ dân cư của họ cùng với hai giải
pháp khác là lên cao và lấn biển.
Trường Đại Học Thủy Lợi Khuất Hữu Tuấn

Luận văn Thạc sĩ 9
Ở Tokyo đã có qui định khi xây nhà cao tầng phải có ít nhất 5 đến 8 tầng
hầm. Ở Thượng Hải – Trung Quốc thường thấy có 2 đến 3 tầng hầm dưới mặt
đất ở các nhà cao tầng, có nhà thi công đến 5 tầng hầm, kích thước lớn nhất đã
đến 274x187m, diện tích khoảng 51.000m
P
2
P, hố móng sâu nhất đến 32m.
Trong những năm gần đây ở nước ta, tại các thành phố lớn như Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh cũng bắt đầu sử dụng các tầng hầm dưới các nhà cao
tầng với hố móng có chiều sâu đến hàng chục mét và chiều sâu của tường trong
đất đến trên 40m ví dụ như trụ sở Vietcombank Hà Nội cao 22 tầng và hai tầng
hầm có hố móng sâu 11m, cũng dùng tường trong đất sâu 18m, dày 0.8m trên
phố Trần Quang Khải, thành phố Hà Nội

Do hố móng là loại công trình có giá thành cao, khối lượng công việc lớn,
lại kỹ thuật phức tạp, phạm vi ảnh hưởng rộng, nhiều nhân tố biến đổi, sự cố hay
xẩy ra, là một khâu khó về mặt kỹ thuật, có tính tranh chấp trong công trình xây
dựng. Theo xu thế phát triển các công trình cao tầng, siêu cao tầng chủ yếu tập
trung ở các thành phố lớn lại tập trung ở các khu đất nhỏ hẹp, mật độ xây dựng
lớn, dân cư đông đúc, giao thông chen lấn, điều kiện để thi công chật hẹp. Lân
cận thường có các công trình xây dựng vĩnh cửu do đó việc đào móng không thể
mở mái dốc, yêu cầu đối với việc ổn định và khống chế chuyển dịch là rất

nghiêm ngặt.
Vì vậy việc lựa chọn giải pháp xử lý nền móng cho nền móng nhà cao tầng
đòi h
ỏi vừa đảm bảo yếu tố kinh tế và kỹ thuật, do nhà cao tầng thường có tải
trọng rất lớn, lại thường được xây dựng trong các đô thị đông dân cư nên lựa
chọn giải pháp để xử lý nền móng và biện pháp thi công nên móng quyết định sự
ổn định cũng như giá thành sản phẩm.
Phương pháp cọc khoan nhồi, tường barrette thường được áp dụng cho
những công trình có tải trọng lớn, có nhiều tầng hầm, mặt bằng thi công chật hẹp
do vậy lựa chọn dạng móng cọc hợp lý là một trong yếu tố then chốt quyết định
đến độ an toàn, tin cậy và giá thành hợp lý mang lại hiệu quả kinh tế.
Trường Đại Học Thủy Lợi Khuất Hữu Tuấn

Luận văn Thạc sĩ 10
1.3. Kết luận chương 1.
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển các công trình xây dựng
có qui mô lớn, móng cọc ngày càng trở thành một hình thức móng sâu được
dùng nhiều cho công trình công nghiệp, nhà cao tầng, cầu đường, bến cảng … ở
những vùng đất yếu.
Cọc khoan nhồi và tường barrette là một trong những giải pháp móng được
áp dụng khá phổ biến để xây dựng nhà cao tầng trên thế giới và ở Việt Nam vào
những năm gần đây, bởi cọc khoan nhồi, tường barrette đáp ứng được các đặc
điểm riêng biệt của nhà cao tầng như:
+ Tải trọng tập trung rất lớn ở chân các cột.
+ Nhà cao tầng rất nhạy cảm với độ lún, đặc biệt là lún lệch vì lún sẽ gây tác
động rất lớn đến sự làm việc tổng thể của toàn bộ toà nhà.
+ Nhà cao tầng thường được xây dựng trong khu vực đông dân cư, mật độ
nhà có sẵn khá dày. Vì vậy vấn đề chống rung động và chống lún để đảm bảo an
toàn cho các công trình lân cận là một đặc điểm phải đặc biệt lưu ý trong xây
dựng loại nhà này.

Vì vậy, nghiên cứu và lựa chọn giải pháp xử lý nền móng trong xây dựng,
nhà cao tầng trong điều kiện ở Việt Nam vừa có ý nghĩa khoa học vừa có giá trị
thực tiễn cao.




Trường Đại Học Thủy Lợi Khuất Hữu Tuấn

Luận văn Thạc sĩ 11
Chương 2: LÝ THUYẾT CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NỀN
MÓNG CÔNG TRÌNH

Trong thi công công trình trong các thành phố, do yêu cầu phải tận dụng tối
đa đất đai xây dựng nền cọc khoan nhồi và tường barrette phải thẳng đứng, chịu
áp lực của áp lực đất, tải trọng của các công trình liền kề hố đào, tải trọng máy
móc thiết bị thi công ở biên hố đào, áp lực của nước ngầm đẩy trồi hố đào gây
nên. Nhà cao tầng đòi hỏi nền móng phải chịu được tải trọng lớn, độ chống thấm
cao, ít ảnh hưởng đến các công trình liền kề.
2.1. Các giải pháp xử lý nền móng thường gặp.
2.1.1. Xử lý nền bằng cọc gỗ (hoặc tre).
Được áp dụng với công trình chịu tải trọng nhỏ như (móng nhà dân, các
tường kè nhỏ, cống nhỏ … ).
Cọc gỗ (hoặc tre) chỉ sử dụng được ở những vùng đất luôn ẩm ướt, ngập
nước để không bị mục nước, nếu đóng trong đất khô hoặc khô ướt thay đổi thì
gỗ bị mục nát và làm nền đất yếu đi.
Trong thực tế cọc tre, cọc gỗ được sử dụng như là một giải pháp gia cố nền
cho những công trình có tải trọng truyền xuống không lớn và phải được sử dụng
ở những nơi đất luôn ẩm ướt, khi đó thời gian sử dụng sẽ cao đến 50 - 60 năm.
Cọc gỗ thường hay dùng cho những trụ cầu gỗ nhỏ, nhất là cầu qua suối ở vùng

trung du và miền núi.
Cọc gỗ (hoặc tre) có ưu điểm là tận dụng được vật liệu địa phương, biện
pháp thi công đơn giản, giá thành thấp, tiến độ thi công nhanh, thường được
người dân sử dụng để xử lý nền khi làm nhà ở.
2.1.2. Cọc thép.
Trong xây dựng hiện đại, cọc thép cũng được sử dụng nhiều cho các giải
pháp móng cọc. Cọc thép thường được chế tạo từ thép ống hoặc thép hình cán
Trường Đại Học Thủy Lợi Khuất Hữu Tuấn

Luận văn Thạc sĩ 12
nóng. Các đoạn cọc thép được nối hàn, chiều cao đường hàn phải theo qui định
của thiết kế.
- Đường kính cọc thép từ 16 – 150 cm.
- Độ dày thành ống từ 6 – 14 mm.
- Độ sâu đóng cọc: tùy theo đặc điểm công trình, cọc thép có thể đóng sâu
tới 50 m.
- Ưu điểm của cọc thép: trọng lương nhỏ; cọc bền và cứng, ít hư hỏng trong
quá trình vận chuyển và thi công; với các công trình móng cọc, sử dụng cọc thép
sẽ đẩy nhanh được tiến độ xây dựng. Tuy nhiên giá thành cọc thép lớn hơn
nhiều so với cọc bê tông, thiết bị dóng cọc phải chuyên dùng hơn, nên trước khi
sử dụng phải tính toán cụ thể để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
- Phạm vi sử dụng: Cọc thép được sử dụng trong xây dựng dân dụng và công
nghiệp, đặc biệt là các công trình cầu, bến bốc dỡ và cầu cảng.
2.1.3. Xử lý nền bằng cọc cát.
Cọc cát là một giải pháp xử lý nền được áp dụng phổ biến đối với các trường
hợp công trình có tải trọng không lớn trên địa tầng có dạng cơ bản với chiều dày
lớp đất yếu tương đối lớn.
Cọc cát có một số đặc điểm sau:
Có tác dụng làm cho độ rỗng, độ ẩm của nền giảm đi, trọng lượng thể tích,
môdun biến dạng, lực dính và góc ma sát trong tăng lên do vậy biến dạng của

nền giảm và cường độ nền tăng.
Khi xử lý nền bằng cọc cát nền đất được nén chặt lại, do sức chịu tải của nền
tăng lên, độ lún và biến dạng không đồng đều c
ủa nền đất dưới đế móng các
công trình giảm đi một cách đáng kể.
Dưới tác dụng của tải trọng, cọc cát và vùng đất được nén chặt xung quanh
cọc cùng làm việc đồng thời, đất được nén chặt đều trong khoảng giữa các cọc.
Trường Đại Học Thủy Lợi Khuất Hữu Tuấn

Luận văn Thạc sĩ 13
Khi dùng cọc cát quá trình cố kết của nền đất diễn biến nhanh hơn nhiều so
với nền đất thiên nhiên hoặc nền đất dùng cọc cứng. Khi trong nền có cọc cát thì
ngoài tác dụng nén chặt đất, còn làm việc như các giếng cát thoát nước, nước
trong đất có điều kiện thoát ra nhanh theo chiều dài cọc dưới tác dụng của tải
trọng ngoài, do đó cải thiện được tình hình thoát nước của nền đất, điều này là
không thể có được đối với nền đất thiên nhiên hoặc là đối với nền có sử dụng
các loại cọc cứng. Phần lớn độ lún của nền đất có cọc cát thường kết thúc trong
quá trình thi công do đó tạo điều kiện cho công trình mau chóng đạt được đến
giới hạn ổn định.
Vật liệu dùng cọc cát rất thuận
lợi, dồi dào và rẻ hơn nhiều so với các loại
vật liệu làm các loại cọc cứng như: gỗ, thép, bê tông, bê tông cốt thép và không
bị ăn mòn nếu nước ngầm có tính xâm thực.
Về mặt thi công, cọc cát có phương pháp thi công tương đối đơn giản, không
đòi hỏi thiết bị phức tạp.
Ở Việt Nam cọc cát đã được áp dụng vào các công trình lớn như:
+ Dự án mở rộng đường Láng – Hoà Lạc đoạn qua các huyện Từ Liêm,
Quốc Oai, Thạch Thất, thành phố Hà Nội.
+ Dự án đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương đoạn nối từ
Tân Tạo đi chợ đệm (KM0+800 đến KM8+200).

+ Dự án xử lý nền các nhà kho chứa sét của nhà máy xi măng Cái Lân, thị xã
Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
Hiện nay hàng loạt các đường cao tốc
liên tỉnh đang sử dụng rất thành công
theo phương pháp này.
2.1.4. Xử lý nền bằng cọc xi măng đất (cọc trộn dưới đất sâu).
Cọc xi măng đất là một phương pháp mới dùng để gia cố nền đất yếu, nó sử
dụng xi măng, vôi … để làm chất đóng rắn, nhờ vào máy trộn dưới sâu để trộn
cưỡng bức đất yếu với chất đóng rắn (dung dịch hoặc dạng bột), lợi dụng một
Trường Đại Học Thủy Lợi Khuất Hữu Tuấn

Luận văn Thạc sĩ 14
loạt các phản ứng hoá học - vật lý xảy ra giữa chất đóng rắn với đất, làm cho đất
mềm đóng rắn lại thành một thể cọc có tính chỉnh thể, tính ổn định và có cường
độ nhất định.
Phương pháp này thích hợp với các loại đất được hình thành từ các nguyên
nhân khác nhau như đất sét bão hoà, bão hoà bùn nhão, đất bùn, đất sét và đất
sét bột … Độ sâu gia cố từ 50-:-60m nhưng lại hiệu quả nhất cho độ sâu gia cố
từ 15-:-20m và loại đất yếu khoáng vật đất sét có chứa đá cao lanh, đá cao lanh
nhiều nước và đá măng tô thì hiệu quả tương đối cao, gia cố loại đất tính sét có
chứa đá silic và hàm lượng chất hữu cơ cao, độ trung hoà pH tương đối thấp
thấp.
Cọc xi m
ăng đất được áp dụng rộng rãi trong xử lý nền móng và nền đất yếu
cho các công trình: Xây dựng giao thông, Thuỷ lợi, Sân bay, Bến cảng … làm
tường hào chống thấm cho đê đập, sữa chữa thấm mang cống và đáy cống, gia
cố đất xung quanh đường hầm, ổn định tường chắn, chống trượt cho mái dốc,
gia cố nền đường, mố cầu dẫn …
Phương pháp thi công nhanh, tiết kiệm thời gian thi công đến 50% do
không phải chờ đúc cọc và đạt đủ cường độ, kỹ thuật thi công không phức tạp,

không có yếu tố rủi ro cao.
Hiệu quả kinh tế cao, giá thành hạ hơn nhiều so với phương án cọc đóng, rất
thích hợp cho công tác xử lý nền, xử lý móng cho các công trình ở các khu vực
nền đất yếu như bãi bồi, ven sông, ven biển. Thi công được trong điều kiện mặt
bằng chật hẹp, mặt bằng ngập nước
.
2.1.5. Xử lý nền bằng cọc ép (Cọc BTCT).
Cọc ép thâm nhập vào nước ta qua một vài tài liệu nước ngoài được gọi là
cọc Mega
(tên một hãng xây dựng Pháp). Cọc ép là một thuật ngữ được dùng
trong tài liệu kỹ thuật quốc tế: pressed pile (anh). Ở nước ta, từ năm 1986 đến
Trường Đại Học Thủy Lợi Khuất Hữu Tuấn

Luận văn Thạc sĩ 15
nay, việc sử dụng cọc ép ngày càng rộng rãi, nhất là trong việc gia cố và xây
chen trong thành phố.
Cọc ép là cọc được chế tạo sẵn, vận chuyển đến công trình và hạ đến độ sâu
thiết kế bằng phương pháp ép tĩnh. Về vật liệu chế tạo cọc ép có thể là BTCT,
cọc thép. Tuy nhiên ở điều kiện xây dựng nước ta hiện nay, trong các giải pháp
móng cọc, hầu như chỉ dùng cọc BTCT, nên chúng ta chỉ đi sâu vào cọc ép bê
tông cốt thép đúc sẵn.
Cọc bê tông đúc sẵn có hai loại: Cọc bê tông đúc sẵn thông thường và cọc bê
tông đúc sẵn dự ứng lực kéo trước. Cọc thường có hình vuông, cạnh cọc có kích
thước 0,1 đến 1,0m. Ở Việt Nam hay dùng kích thước 0.2 đến 0.4m, mác bê
tông thường được dùng cho cọc là 250-:-300 Kg/cm
P
2
P, còn với cọc bê tông dự
ứng lực thường dùng 350-:-450 Kg/cm
P

2
P.
Ở Việt Nam hiện nay phương pháp xử lý nền bằng cọc đóng được dùng rất
phổ biến, nó được áp dụng cho những công trình có tải trọng không lớn, chiều
sâu lớp đất yếu không quá sâu như nhà dân có chiều cao < 5 tầng, móng trạm
bơm, cống tưới tiêu có qui mô lớn, móng cầu có tải trọng nhỏ…
Chính vì tính ưu việt của cọc bê tông cốt th
ép mà hiện nay ở Việt Nam có rất
nhiều Công ty sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn với chất lượng, kích cỡ rất đa
dạng.
Phương pháp tính toán đã được nhiều tổ chức, cơ quan viết các phần mềm
chuyên dụng để dùng tính toán cho cọc bê tông cốt thép đúc sẵn.
Biện pháp thi công, hiện nay có khá nhiều biện pháp thi công cọc bê tông cốt
thép đúc sẵn với các loại máy móc thiết bị đa dạng. Vì vậy việc thi công cọc bê
tông cốt thép đúc sẵn không gặp nhiều khó khăn, tốc độ thi công nhanh, đảm
bảo diều kiện kinh tế kỹ thuật.
Cọc đóng bê tông cốt thép là loại cọc được đúc sẵn. Mác bê tông từ 200 đến
350 tuỳ thuộc chiều dài, tiết diện cọc và yêu cầu thiết kế. Trong thực tế xây
Trường Đại Học Thủy Lợi Khuất Hữu Tuấn

Luận văn Thạc sĩ 16
dựng sử dụng nhiều nhất là loại cọc có tiết diện vuông, cấu tạo như trên hình
2.1.


0BHình 2.1: Cấu tạo đoạn cọc BTCT

Tiết diện cọc: 20x20, 25x25, 50x30, 35x35, 40x40 và 45x45 cm;
Đầu cọc đặt 5 lưới thép cách nhau 50 mm để chóng ứng suất cục bộ khi
đóng;

Các đai ở mũi cọc và đầu cọc mau hơn với bước đai 50 – 100 mm, phần thân
cọc thưa hơn với bước đai 100 – 200 mm.
Chiều dài đoạn cọc: 3 – 16m.
Độ sâu đóng cọc: trung bình 25m, nếu sử dụng cọc bê tông ứng suất trước có
thể đóng tới 40m.
Trường Đại Học Thủy Lợi Khuất Hữu Tuấn

Luận văn Thạc sĩ 17
Sức chịu tải của cọc đạt 80 – 100 tấn/cọc.
Chiều dày lớp bê tông bảo vệ tối thiểu 3 cm. Đầu cọc đặt các đai bằng thép
lá dày 10 mm để phục vụ việc nối hàn trong quá trình đóng cọc. Ngoài nối hàn
còn có rất nhiều các kiểu nối khác được sử dụng rộng rãi ở nước ngoài, trên hình
2.3. Trình bày các kiểu nối cọc đóng để tham khảo.


Hình 2.2: Cấu tạo các kiểu nối cọc

Trường Đại Học Thủy Lợi Khuất Hữu Tuấn

Luận văn Thạc sĩ 18


Hình 2.3: Các phương án nối cọc BTCT trong quá trình đóng

Trường Đại Học Thủy Lợi Khuất Hữu Tuấn

Luận văn Thạc sĩ 19




1BHình 2.4: Các phương án nối cọc BTCT trong quá trình đóng





2B
Hình 2.5: Cấu tạo cọc tròn đúc ly tâm
Trường Đại Học Thủy Lợi Khuất Hữu Tuấn

Luận văn Thạc sĩ 20
* Cọc tròn BTCT đúc lý tâm: Ngoài cọc tiết diện vuông ra, loại cọc tròn bê
tông cốt thép đúc ly tâm cũng được sử dụng nhiều trong thực tế xây dựng. Cấu
tạo của đoạn cọc bê tông cốt thép đúc ly tâm thể hiện trên hình 2.5.
Đường kính cọc 40 – 120 mm.
Chiều dài đoạn cọc 4 – 12 m.
Mũi cọc có khung thép gia cường và đầu mũi bịt thép lá.
Đầu cọc gia cường hai vòng đai xoắn để chống ứng suất cục bộ.
Bước các đai xoắn bố trí tương tự như ở cọc tiết diện vuông.
Cọc có thể nối hàn, nối bu lông.
Cọc có thể đóng sâu tới 60 m.
* Cọc BTCT ứng suất trước: Để hạn chế hiện tượng nước có thể thẩm qua
các khe nứt đó vào thân cọc làm gỉ cốt thép và phá hoại bê tông qua các khe nứt
nẻ hay xuất hiện khi vận chuyển và đóng cọc bê tông cốt thép người ta sử dụng
cọc bê tông cốt thép ứng suất trước. Do bê tông đã được nén trước, nên không
chịu ứng suất kéo, do đó không bị nứt nẻ. Ngoài ra còn giảm được lượng cốt
thép trong cọc bê tông. Cọc bê tông cốt thép ứng suất trước có thể đóng sâu tới
40 m.
* Ưu điểm:
- Ưu điểm rõ rệt của cọc ép là thi công êm, không gây chấn động tính kiểm

tra cao, chất lượng của từng đoạn ép được thử dưới lực ép, xác định được sức tải
của cọc qua lực ép cuối cùng. Thiết bị gọn nhẹ, thi công không gây ô nhiễm môi
trường.
- Có thể thi công trong điều kiện mặt bằng chất hẹp, rất hiệu quả trong
trường hợp xây chen, chống lún, cải tạo nhà. Khi ép sau, cọc được ép trong quá
trình xây dựng các tầng trên, rút ngắn thời gian thi công.
Trường Đại Học Thủy Lợi Khuất Hữu Tuấn

Luận văn Thạc sĩ 21
- Có thể hạ cọc bằng phương pháp ép đối với nhiều loại cọc khác nhau: cọc
BTCT, cọc thép.
- Có thể chế tạo kích với lực ép lớn (tăng S xi lanh, tăng áp lực dầu). Lực ép
có thể khống chế được qua việc điều chỉnh áp lực dầu.
* Nhược điểm:
- Lực ép tỷ lệ thuận với chiều sâu ép cọc, dẫn đến việc nếu đòi hỏi lực ép lớn
quá thì khó chế tạo được máy ép.
- Luôn phải tạo đối trọng tương ứng với lực ép của máy. Nếu ép cọc lớn, đối
trọng rất cồng kềnh, di chuyển máy sẽ rất tốn kém.
- Cọc phải ép thành nhiều đoạn ngắn, do đó số lượng mối nối nhiều, độ tin
cậy sẽ giảm. Theo qui định một cọc không được có quá 15 mối nối đối với đoạn
cọc thiết diện 20×20 cm và 20 mối nối đối với đoạn cọc thiết diện 30×30 cm.
2.1.6. Xử lý nền bằng cọc nhồi.
Cọc nhồi được giới thiệu ở Việt Nam vào năm 1990, kích thước phổ biến (1-
:-2)m, chiều sâu (20-:-70)m.
Cọc khoan nhồi hiện nay được ứng dụng khá phổ biến ở Việt Nam, nó
thường được sử dụng để gia cố nền đất yếu có chiều sâu và tải trọng công trình
tương đối lớn như các chưng cư cao tầng, các công trình công cộng có chiều cao
lớn và tải trọng lớn, địa chất nền phức tạp và các cầu đường bộ mà các phương
pháp khác như cọc gỗ, cọc thép, cọc bê tông cốt thép, cọc xi măng đất hay cọc
cát đều không thể giải quyết được.

Hiện nay ở Việt nam có rất nhiều công ty mua lại các phần mềm tính toán

n trong thiết kế việc lựa chọn các đơn vị tư vấn cũng rất phong phú.
Thiết bị thi công nhỏ gọn, nên có thể thi công trong điều kiện xây dựng chật
hẹp. Không gây ảnh hưởng bất kỳ nào đối với nền móng và kết cấu của các công
trình kế cận. Độ an toàn trong thiết kế và thi công cao.
Trường Đại Học Thủy Lợi Khuất Hữu Tuấn

Luận văn Thạc sĩ 22
Gía thành rẻ hơn các loại móng cọc bằng bê tông cốt thép nhờ vào khả năng
chịu tải trên mối đầu cọc cao nên số lượng cọc trong móng giảm, do đài cọc nhỏ
gọn nên tránh hiện tượng chịu tải trọng lệch tâm.
Tuy nhiên thi công cọc nhồi tạo nên môi trường sình lầy, dơ bẩn. Chất lượng
cọc tuỳ thuộc vào trình độ và công nghệ đổ bê tông cọc.
Ưu nhược điểm của khoan nhồi:
* Ưu điểm:
- Tạo được cọc bê tông cốt thép liền khối có tiết diện và độ sâu lớn, không
phải nối làm ảnh hưởng đến khả năng làm việc của cọc.
- Sức chịu tải của cọc khoan nhồi rất cao. Là giải pháp hiệu quả về mặt kết
cấu và kinh tế cho móng nhà cao tầng, công trình đòi hỏi độ chịu lực cao.
- Thi công ít gây ảnh hưởng đến nền đất và công trình xung quanh (cọc đóng
và nén hay sinh ra trồi đất, nứt tường công trình lân cận).
- Giảm chi phí chế tạo và vận chuyển cọc so với phương án cọc đóng, hoặc
ép.
* Nhược điểm:
- Khó kiểm tra chất lượng cọc, chi phí kiểm tra chất lượng cọc cao.
- Cọc có nhiều khuyết tật, xác suất cọc bị hỏng cao: tiết diện không đều, bị
rỗ, bị đứt, bê tông lẫn bùn tạp chất do bị sập thành, lồng sắt bị tụt (VD: cầu
Thanh Trì thi công hơn 1000 cọc thì gần ½ số lượng là kém chất lượng và không
đạt yêu cầu).

- Đòi hỏi sự phù hợp về thiết bị thi công và tay nghề công nhân.
- Quá trình thi công phụ thuộc vào điều kiện thời tiết.
- Gây ô nhiễm môi trường.
2.1.7. Xử lý nền bằng cọc barrette.
Trường Đại Học Thủy Lợi Khuất Hữu Tuấn

Luận văn Thạc sĩ 23
Cọc barrette thường được dùng cho những công trình có tải trọng rất lớn và
các phương pháp xử lý nền khác đều không đáp ứng được yêu cầu. Nó thường
được dùng cho những toà nhà cao trên 40m, móng các cầu dẫn lớn … sức chịu
tải trên mối đầu cọc từ 600-:-3600 tấn.
Ưu nhược điểm của cọc barrette:
* Ưu điểm:
- Tạo được cọc bê tông cốt thép liền khối có tiết diện và độ sâu lớn, không
phải nối làm ảnh hưởng đến khả năng làm việc của cọc.
- Sức chịu tải của cọc barrette rất cao. Là giải pháp hiệu quả về mặt kết cấu
và kinh tế cho móng nhà cao tầng, công trình đòi hỏi độ chịu lực cao.
- Thi công ít gây ảnh hưởng đến nền đất và công trình xung quanh (cọc đóng
và nén hay sinh ra trồi đất, nứt tường công trình lân cận).
- Giảm chi phí chế tạo và vận chuyển cọc so với phương án cọc đóng, hoặc
ép.
* Nhược điểm:
- Khó kiểm tra chất lượng cọc, chi phí kiểm tra chất lượng cọc cao.
- Cọc có nhiều khuyết tật, xác suất cọc bị hỏng cao: tiết diện không đều, bị
rỗ, bị đứt, bê tông lẫn bùn tạp chất do bị sập thành, lồng sắt bị tụt.
- Đòi hỏi sự phù hợp về thiết bị thi công và tay nghề công nhân.
- Quá trình thi công phụ thuộc vào điều kiện thời tiết.
- Gây ô nhiễm môi trường.
2.2. So sánh các phương pháp xử lý nền móng cho công trình nhà cao tầng.
Như chúng ta đã biết, các đô thị của nước ta, đặc biệt là Hà Nội và TP Hồ

Chí Minh đều nằm trên nền đất yếu. Vì vậy việc gia cố nền móng để có thể xây
dựng được công trình, đặc biệt là các công trình cao tầng trở nên cấp bách và
cần thiết chiều sâu xử lý lớn (H=30-:-60m) do đó cọc khoan nhồi thường được
Trường Đại Học Thủy Lợi Khuất Hữu Tuấn

Luận văn Thạc sĩ 24
lưạ chọn. Mặt khác, việc gia cố nền móng còn cho phép xây dựng các tầng hầm,
gara ôtô để tận dụng quĩ đất xây dựng ngày càng hạn hẹp. Đây là một vấn đề
rất cần sự nghiên cứu và ứng dụng vào thực tế thi công của ngành xây dựng
trong những năm tới.
Một số phương pháp xử lý nền móng thường được dùng trong những năm
gần đây để xây dựng nhà cao tầng đã tỏ ra có hiệu quả và trong tương lai nó vẫn
được dùng rộng rãi, đó là phương pháp dùng cọc và tường trong đất.
Cọc dùng trong gia cố và thiết kế nền móng có rất nhiều loại, tùy theo điều
kiện thi công, địa chất công trình, thủy văn, địa hình, kinh tế mà lựa chọn cho
thích hợp.
Người ta có thể phân loại cọc theo nhiều cách khác nhau: theo mục đích sử
dụng, theo khả năng chịu lực, heo vật liệu, heo phương pháp thi công v.v
Theo mục đích sử dụng: cọc gia cố nền và cọc chịu lực (cọc của móng cọc).
Theo vật liệu chế tạo: cọc tre, cọc gỗ, cọc thép, cọc thép bê tông, cọc bê tông
cốt thép, cọc cát, cọc xi măng đất
Theo phương pháp thi công: cọc ép, cọc đóng (cọc đóng rung), cọc rung, cọc
vít, cọc nhồi (nhồi khô, nhồi ướt, cọc barrette)
Cọc barrette
là một loại cọc nhồi, thi công bằng thiết bị gầy đào hình chữ
nhật, có tiết diện rất đa dạng: chữ nhật, chữ T, chữ thập, chữ L, I, H, E, hình ba
chạc Y Cọc barrette có tiết diện thông dụng là hình chữ nhật với chiều rộng
0,6 – 1,5 m, chiều dài 2,2- 6 m và chiều sâu từ hàng chục đến hơn 100 m.
Khi thi công phần ngầm bằng phương pháp đào mở mà không có tường
trong đất thì phải dùng cừ đóng theo chu vi hố móng để chống thấm và bảo vệ

sụt lở cho hố móng. Theo vật liệu chế tạo, ta có: ván cừ gỗ, ván cừ thép và bê
tông.
Trường Đại Học Thủy Lợi Khuất Hữu Tuấn

Luận văn Thạc sĩ 25
- Ván cừ gỗ chỉ sử dụng ở những công trình nhỏ, hố móng nông với áp lực
đất yếu.
- Ván cừ bằng thép được chế tạo bằng thép cường độ cao, phụ thuộc và hình
dạng tiết diện và cách liên kết móc nối mà phân ra: ván cừ phẳng, khum, lac-sen,
hình chữ I …
Chiều dày của ván từ 8 ÷ 15mm, chiều dài cừ hiện nay thường từ 12 ÷ 25m,
khoảng cách giữa hai mép cừ rộng 35 – 45 cm. Ván cừ tiết diện chữu I có chiều
kích thước phổ biến 30 x 45 – 50 cm, chiều dài một thanh 9 m.

Hình 2.6: Các loại ván cừ thép
a - ván cừ phẳng; b - ván cừ Larssen; c - ván cừ khum
- Ván cừ bằng bê tông: Được chế tạo bằng bê tông cốt thép và bê tông cốt
thép ứng lực trước, tiết diện ngang điển hình trình bày trên.

Hình 2.7: Ván cừ bằng bê tông cốt thép

×