Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Cơ chế thưởng thành tích xuất khẩu của Việt Nam những năm qua

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.06 KB, 30 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
MỤC LỤC
Mục lục………………………………………………………………………1
Lời nói đầu…………………………………………………………………..2
Nội dung……………………………………………………………………..3
Chương 1: Mô tả tình huống………………………………………………...3
1.1. Cơ chế thưởng thành tích xuất khẩu…………………………………….3
1.2. Thực trạng khen thưởng thành tích xuất khẩu những năm qua…………6
Chương 2: Phân tích tình huống……………………………………………..9
2.1. Thưởng xuất khẩu: liều thuốc tạo động cơ cho các doanh nghiệp tăng
xuất khẩu…………………………………………………………………….9
2.2. Phản ứng của các doanh nghiệp……………………………………….10
2.3. Vấn đề tiền thưởng xuất khẩu…………………………………………11
2.4. Một số doanh nghiệp được thưởng thành tích xuất khẩu……………...13
2.4.1. LAFOOCO được thưởng “THÀNH TÍCH XUẤT KHẨU XUẤT SẮC
NĂM 2005”………………………………………………………………...13
2.4.2. Công ty Donafoods: đơn vị duy nhất của ngành điều Việt Nam được
thưởng thành tích xuất khẩu 8 năm liền của Bộ Thương mại……………...13
Chương 3: Bài học kinh nghiệm hoặc giải pháp kiến nghị………………...14
Kết luận…………………………………………………………………….19
Tài liệu tham khảo………………………………………………………….20
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI NÓI ĐẦU
Năm 2007 là năm Việt Nam có nhiều chuyển biến đáng kể về mọi mặt
mà quan trọng nhất là việc Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ
150 của Tổ chức Thương mại thế giới WTO. Việc gia nhập WTO đồng
nghĩa với việc Việt Nam sẽ phải cam kết xóa bỏ trợ cấp xuất khẩu kể từ
ngày gia nhập. Thưởng thành tích xuất khẩu là một trong những hình thức
trợ cấp xuất khẩu mà WTO cấm sử dụng. Việt Nam còn là một nước nghèo
nàn lạc hậu, kém phát triển, do đó các hình thức trợ cấp xuất khẩu mà chính


phủ đưa ra áp dụng cho các doanh nghiệp có tác dụng kích thích xuất khẩu
nhằm mục tiêu tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của nước ta. Tuy thưởng
xuất khẩu là một hình thức động viên các doanh nghiệp xuất khẩu nhưng
nhìn lại 9năm thực hiện cơ chế thưởng thành tích xuất khẩu mới thấy rõ
được tính cần thiết của thưởng xuất khẩu những năm qua. Mức thưởng thành
tích xuất khẩu tuy không lớn nhưng thực tế những năm qua cho thấy kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng rõ rệt. Nếu trước đây, năm 1990 kim
ngạch xuất khẩu chúng ta đạt 2,4 tỷ USD thì nay chỉ trong 1 tháng chúng ta
đã đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 3 tỷ USD.
Vì vậy em chọn đề tài “Cơ chế thưởng thành tích xuất khẩu của
Việt Nam những năm qua” để tìm hiểu rõ hơn về tác động của cơ chế này
đến sự tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu Việt Nam và những mặt tích
cực, hạn chế của cơ chế này.
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: MÔ TẢ TÌNH HUỐNG
1.1. Cơ chế thưởng thành tích xuất khẩu
Ngày 02 tháng 1 năm 2002 Bộ thương mại đã ra quyết định số
02/2002/QĐ-BTM về việc ban hành quy chế xét thưởng thành tích xuất
khẩu. Thưởng xuất khẩu thực chất là một trong những công cụ trợ cấp xuất
khẩu của Việt Nam để kích thích, thúc đẩy sản xuất phát triển. Những mặt
hàng xuất khẩu đề nghị xét thưởng xuất khẩu là những mặt hàng Nhà nước
không cấm xuất khẩu (trừ mặt hàng dầu thô, hàng xuất khẩu theo hạng
ngạch, chỉ tiêu được phân giao theo các hợp đồng Chính phủ). Kim ngạch
xuất khẩu tính theo trị giá FOB xuất khẩu chính ngạch và xuất khẩu tiểu
ngạch (không tính trị giá hàng tạm nhập, tái xuất, hàng chuyển khẩu, hàng
đổi hàng trong trường hợp có quy định riêng). Cá nhân, pháp nhân, tổ hợp
tác, hộ gia đình (thương nhân) được thành lập, hoạt động theo quy định của
pháp luật Việt Nam có thành tích xuất khẩu trực tiếp đạt tiêu chuẩn quy định

tại đều được xét khen thưởng theo Quy chế này.
Tiêu chuẩn xét khen thưởng:
a) Xuất khẩu mặt hàng (hoặc một chủng loại mặt hàng) sản xuất tại Việt
Nam mà lần đầu tiên xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, được bổ sung vào
danh mục hàng xuất khẩu của Việt Nam (không phải là mặt hàng hoặc
chủng loại mặt hàng mà lần đầu tiên thương nhân xuất khẩu được ra thị
trường nước ngoài) và/hoặc lần đầu tiên xuất khẩu ra thị trường xuất khẩu
mới (một hoặc nhiều thị trường mới đối với một mặt hàng hoặc một chủng
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
loại mặt hàng) có hiệu quả với kim ngạch đạt từ 100.000 USD/năm trở lên.
Riêng đối với các tỉnh miền núi, hải đảo kim ngạch đạt từ 50.000 USD/năm
trở lên. Thành tích về mặt hàng nào tính riêng cho mặt hàng đó, không tính
gộp kim ngạch nhiều mặt hàng của thương nhân để xét thưởng.
b) Xuất khẩu có hiệu quả với tổng kim ngạch xuất khẩu của thương nhân
năm sau cao hơn năm trước theo mức quy định, trước mắt áp dụng mức tăng
trưởng là 20%, và mức tăng tuyệt đối phải đạt từ 400.000 USD trở lên, riêng
miền núi, hải đảo là 15% và mức tăng tuyệt đối từ 200 USD trở lên.
c) Các mặt hàng xuất khẩu có chất lượng cao được huy chương tại triển lãm,
hội chợ quốc tế tổ chức ở nước ngoài hoặc được các tổ chức quốc tế về chất
lượng hàng hoá cấp chứng chỉ hoặc xác nhận bằng văn bản.
d) Xuất khẩu mặt hàng được gia công, chế biến bằng nguyên vật liệu trong
nước chiếm 60% trị giá trở lên hoặc mặt hàng sản xuất thu hút nhiều lao
động theo quy định hiện hành của Nhà nước như: hàng thủ công mỹ nghệ,
hàng nông, lâm, thuỷ hải sản, hàng may mặc, giầy dép…, với mức kim
ngạch xuất khẩu của thương nhân về những loại hàng này đạt từ 10 triệu
USD/năm trở lên. Riêng đối với hàng thủ công mỹ nghệ, hàng hoa quả, thịt
lợn từ 3 triệu USD/năm trở lên.
e) Xuất khẩu các mặt hàng ngoài hạn ngạch, ngoài chỉ tiêu được phân giao
đạt kim ngạch từ 50 triệu USD/năm trở lên.

Hình thức khen thưởng và mức khen thưởng:
- Thương nhân đạt tiêu chuẩn a) được thưởng 1% kim ngạch xuất
khẩu tính bằng tiền Việt Nam trên trị giá FOB, theo tỷ giá giao dịch bình
quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tại thời điểm xét thưởng, nhưng
tối đa không quá 150 triệu đồng Việt Nam cho một trường hợp.
- Thương nhân đạt tiêu chuẩn b); d) và e) được xét xếp hạng theo từng
tiêu chuẩn chia theo nhóm hàng và cứ mỗi tiêu chuẩn chọn 10 thương nhân
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
có thành tích cao nhất để thưởng với mức từ 50 - 100 triệu đồng cho mỗi
thương nhân về một tiêu chuẩn. Những thương nhân còn lại được thưởng
khuyến khích với mức thấp hơn, nhưng mức thưởng không quá 50% mứa
thấp nhất của 10 thương nhân có thành tích cao nhất.
- Thương nhân đạt tiêu chuẩn c) được thưởng 40 triệu đồng cho mỗi
trường hợp nhận được huy chương hoặc văn bằng xác nhận chất lượng hàng
hoá.
- Trong trường hợp thương nhân đạt được nhiều tiêu chuẩn thì mỗi
tiêu chuẩn được xét thưởng riêng, nhưng tổng mức tiền thưởng tối đa không
vượt quá 300 triệu đồng.
- Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thành tích khen
thưởng được tính chung cho các tiêu chuẩn gộp lại.
Thương nhân đề nghị xét thưởng gửi hồ sơ đến Bộ Thương mại gồm những
văn bản sau:
+) Tiêu chuẩn a)
- Báo cáo thành tích xuất khẩu của thương nhân.
- Giải trình cụ thể về quy trình công nghệ kỹ thuật để sản xuất mặt
hàng mới (có ảnh hoặc mẫu sản phẩm kèm theo).
- Hợp đồng xuất khẩu và bản sao các tờ khai hải quan chứng minh
chính xác, đầy đủ trị giá lô hàng xuất khẩu đề nghị xét thưởng.
- Báo cáo hiệu quả xuất khẩu được tính toán trên cơ sở từng mặt hàng

cụ thể đề nghị xét thưởng. Tiêu thức chủ yếu để xác định hiệu quả là việc
xuất khẩu mặt hàng đó thu được đủ vốn, có lãi (là mức thực lãi từ việc xuất
khẩu sau khi đã trừ tổng chi phí, các khoản chi sau thuế... cho việc xuất khẩu
loại hàng đó).
+) Tiêu chuẩn c):
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Đơn đề nghị khen thưởng và bản sao giấy chứng nhận hoặc văn bản
chứng nhận về chất lượng hàng hoá.
+) Tiêu chuẩn b); d) và e):
- Báo cáo thành tích của thương nhân.
- Báo cáo xuất khẩu mặt hàng/nước hàng năm của thương nhân (theo
mẫu của Tổng cục Thống kê đã ban hành. Nếu là tiêu chuẩn b) thì gửi thêm
báo cáo thực hiện của năm trước). Trường hợp thương nhân đề nghị xét
thưởng từ hai tiêu chuẩn trở lên cũng chỉ gửi một báo cáo.
- Báo cáo quyết toán tài chính hàng năm của thương nhân.
+) Đối với hàng đổi hàng: Thương nhân gửi đơn đề nghị Bộ Thương mại xác
nhận.
+) Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:
- Báo cáo cụ thể tình hình thực hiện nghĩa vụ xuất khẩu đã ghi trong
giấy phép đầu tư có xác nhận của cơ quan quản lý trực tiếp (khu công
nghiệp, UBND tỉnh, thành phố…).
- Bản sao giấy phép đầu tư.
1.2. Thực trạng khen thưởng thành tích xuất khẩu các năm
qua.
Biện pháp hỗ trợ XK thông qua hình thức thưởng thành tích XK và
thưởng theo kim ngạch XK đã được Bộ Thương mại thực hiện từ năm 1998
nhằm khuyến khích các thương nhân (kể cả nhà đầu tư nước ngoài) đẩy
mạnh hoạt động XK hàng hoá VN ra thị trường thế giới.
Từ 66 DN được khen thưởng năm đầu với tổng số tiền chỉ vẻn vẹn

4,685 tỉ đồng, cho tới năm 2004, số DN được thưởng đã lên tới 349 với số
tiền thưởng là 29,408 tỉ đồng, trong đó có 110 DN có vốn đầu tư nước ngoài.
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Tuy nhiên, bà Hồ Sơn Nga - chuyên viên cao cấp của Vụ XNK Bộ
Thương mại - nhận định: Với số lượng DN tham gia hoạt động XNK tới hơn
16.000 DN (trong năm 2004) thì số lượng DN được thưởng như trên quá nhỏ
nhoi.
Được biết, khoản trợ cấp để thúc đẩy XK đã một thời phát huy tác
dụng đẩy nhanh hàng hoá VN ra thương trường quốc tế là khoản tiền thưởng
theo kim ngạch XK của Bộ Tài chính dành riêng cho các mặt hàng gạo,
càphê, thịt lợn, rau quả hộp trong năm 2001. Khi đó, cứ XK gạo được mỗi
USD thì DN được thưởng 180 đồng. Tương tự, XK càphê được thưởng
220đ/USD; lợn sữa XK là 280đ/USD; rau hộp XK 400đ/USD; quả hộp XK
500đ/USD.
Năm 2002, lượng hàng XK được hưởng chính sách thưởng theo kim
ngạch XK đã tăng lên tới 13 mặt hàng: Gạo, càphê, thịt lợn, rau quả, chè, lạc
nhân, hạt tiêu, điều... Khoản tiền thưởng rất đáng kể đã tạo động lực cho các
thương nhân đẩy mạnh hoạt động XK, đẩy nhanh kim ngạch XK của VN.
Đến năm 2003, quy chế thưởng XK của Bộ Thương mại chỉ cho phép
thưởng đối với phần kim ngạch XK năm 2003 vượt so với năm 2002 với
mức 1.000đ/USD đối với các mặt hàng thịt lợn các loại, rau quả, chè, thịt gia
súc, gia cầm..., các mặt hàng còn lại nếu vượt kim ngạch của năm trước
được thưởng 300đ/USD.
Đến năm 2005, khoản tiền thưởng kim ngạch XK vượt năm 2004 chỉ
còn ở mức từ 100 - 200đ/USD và hình thức thưởng kim ngạch XK đã bị bãi
bỏ từ năm 2006.
Tổng số tiền khen thường thành tích xuất khẩu năm 2004 lên đến 29
tỷ 408 triệu đồng, tăng 50,6% so với năm 2003.
Theo quy định, để được khen thưởng, các doanh nghiệp phải đạt 1

trong 5 tiêu chuẩn: mặt hàng mới, thị trường mới (1); tốc độ tăng trưởng
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
xuất khẩu cao (2); chất lượng xuất khẩu (3); xuất khẩu các hàng hoá khuyến
khích sản xuất bằng nguyên liệu trong nước và thu hút nhiều lao động (4);
quy mô kim ngạch xuất khẩu lớn (5).
Năm 2004, có 35 doanh nghiệp được thưởng theo tiêu chí thứ 1; 305
doanh nghiệp đạt tiêu chí thứ 2; 79 doanh nghiệp theo tiêu chí thứ 3; 112
doanh nghiệp theo tiêu chí thứ 4 và 21 doanh nghiệp theo tiêu chí thứ 5.
Đặc biệt, trong 299 doanh nghiệp Việt Nam được khen thưởng có 10
doanh nghiệp đạt 4/5 tiêu chí, 36 doanh nghiệp đạt 3/5 tiêu chí và 71 doanh
nghiệp đạt 2 tiêu chí.
Năm 2004, nước ta xuất khẩu đạt 26,05 tỷ USD tăng 31,8% so với
năm 2003. Theo nhận định của Bộ Thương mại, đây là một kết quả đáng
khích lệ trong hoàn cảnh thị trường còn nhiều biến động và giá cả một số
mặt hàng đầu vào tăng cao gây ảnh hưởng đến hoạt động thương mại.
Việc khen thưởng xuất khẩu được Bộ Thương mại tiến hành từ năm
1998, số doanh nghiệp và số tiền khen thưởng đều tăng nhanh qua mỗi năm
theo sự tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu chung cả nước.
Năm 1998, 66 doanh nghiệp khen thưởng với số tiền 4,685 tỷ đồng;
năm 1999 có 106 doanh nghiệp và 6,210 tỷ đồng; năm 2000 tăng lên 158
doanh nghiệp với 10,595 tỷ đồng; năm 2001 là 196 doanh nghiệp khen
thưởng 12,744 tỷ đồng; năm 2002 có 222 doanh nghiệp với 16,368 tỷ đồng
và năm 2003 là 232 doanh nghiệp với 19,532 tỷ đồng tiền thưởng.
Xã hội rất cần những hoạt động để ghi nhận và tôn vinh ngành xuất
khẩu và các doanh nghiệp làm xuất khẩu, không chỉ mang về cho đất nước
nguồn ngoại tệ to lớn mà còn làm rạng danh các sản phẩm, thương hiệu Việt
Nam trên trường quốc tế. Năm nay, dưới sự ủng hộ của Bộ Thương mại,
Tổng cục Hải quan và Bộ Văn hoá Thông tin, Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ
chức Giải thưởng Xuất khẩu Việt Nam. Các công ty được giải thưởng là

8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
những doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu được các đại diện của Cục Xúc tiến
thương mại, Tổng cục Hải quan, Ban biên tập Thời báo Kinh tế Việt Nam
bầu chọn. Họ không chỉ là những doanh nghiệp mạnh mà còn là đối tác kinh
doanh quốc tế tin cậy và giàu tiềm năng.
Cơ sở để lựa chọn những doanh nghiệp được tặng thưởng là danh sách
các doanh nghiệp được giải thưởng hàng năm của Bộ Thương mại, số liệu về
doanh số xuất khẩu của các công ty do Tổng cục Hải quan Việt Nam cung
cấp, thông tin các ấn phẩm của Thời báo Kinh tế Việt Nam thu thập được
trong qua trình tác nghiệp nhiều năm qua và tư vấn của các nhà kinh tế.
Giải thưởng xem xét những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam
có doanh số từ trên 100 triệu Đôla Mỹ. Hình thức công ty (công ty Nhà
nước, công ty có yếu tố đầu tư nước ngoài hay công ty tư nhân) không ảnh
hưởng đến quá trình xét thưởng, nhưng chúng tôi không xem xét những
công ty được chỉ định xuất khẩu một mặt hàng nhất định hay những công ty
mà theo thông tin chúng tôi có được vi phạm pháp luật Việt Nam.
Giải thưởng cũng ghi nhận nỗ lực của các nhà xuất khẩu trong quá
trình phát hiện thị trường mới. Trong 5 năm 2000-2004, Công ty Liên doanh
Tỷ Hùng đã xuất khẩu sản phẩm giầy Puma tới hơn 54 quốc gia và vùng
lãnh thổ; mỗi năm công ty phát triển từ 10 đến 18 thị trường mới.
Nỗ lực đạt được mức tăng trưởng cao về doanh số xuất khẩu cũng là
một nhóm giải thưởng quan trọng. Đáng chú ý là trong số các công ty được
xét giải, công ty yếu nhất cũng có mức tăng trưởng doanh thu xuất khẩu
trung bình trong 5 năm qua là 470%/năm và công ty có mức tăng trưởng
trung bình cao nhất đạt tới 1234%/năm.
Các doanh nghiệp, dù được giải hay mới chỉ nằm trong vòng xét
tuyển, cũng vui mừng với sự ghi nhận nỗ lực kinh doanh này của họ và cho
rằng sự phát triển doanh số xuất nhập khẩu là một quá trình phấn đấu lâu
9

Website: Email : Tel : 0918.775.368
dài. Ông Vũ Anh, Tổng giám đốc Intimex, cho biết thành công trong công
tác xuất nhập khẩu của công ty là kết quả của cả một quá trình liên hệ và hợp
tác với các đối tác ở trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Còn công ty Camimex thì cho rằng việc họ được chọn vào nhóm các
doanh nghiệp được xét thưởng đã phản ánh nỗ lực của họ trong việc đảm
bảo chất lượng cao cho những sản phẩm xuất khẩu và việc ứng dụng hoàn
chỉnh, nghiêm ngặt các quy trình quản lý chất lượng sản phẩm.
Ngoài ra thương nhân có thành tích xuất khẩu vượt kim ngạch (đối
với 13mặt hàng) được thưởng bằng tiền tính trên trị giá kim ngạch xuất khẩu
năm 2005 vượt so với năm 2004 theo mức sau:
STT Mặt hàng Mức thưởng
1 Thịt các loại 200 đồng/USD
2 Rau quả các loại 200 đồng/USD
3 Chè các loại 200 đồng/USD
4 Cá tra, cá basa, tôm 200 đồng/USD
5 Gạo các loại
- Gạo
- Các sản phẩm chế biến từ gạo
100 đồng/USD
200 đồng/USD
6 Cà phê các loại
- Cà phê nhân
- Cà phê chế biến
100 đồng/USD
200 đồng/USD
7 Hàng thủ công mỹ nghệ, mây tre lá 100 đồng/USD
8 Lạc nhân 100 đồng/USD
9 Hạt tiêu 100 đồng/USD
10 Hạt điều (đã qua chế biến) 100 đồng/USD

11 Đồ nhựa 100 đồng/USD
12 Hàng cơ khí 100 đồng/USD
10
Website: Email : Tel : 0918.775.368
13 Sản phẩm gỗ 100 đồng/USD
Thưởng xuất khẩu năm 2002 chỉ đạt khoảng 16,3 tỷ đồng cho hơn 220
DN trong nước và nước ngoài. Tổng thưởng xuất khẩu năm 2003 đạt cao
như vậy là do tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước đạt trên 20 tỷ USD,
tăng 20% so với năm trước đó.
Ông Phan Thế Dũng, Vụ trưởng Vụ Xuất nhập khẩu Bộ Thương mại
cho biết, năm 2003, có 14 nhóm mặt hàng thưởng xuất khẩu, bao gồm thịt
lợn, rau quả, chè, thịt gia súc - gia cầm, gạo, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng
mây tre lá, cà phê, lạc nhân, hạt tiêu, điều, đồ nhựa, cơ khí và cá basa. Trong
đó cá basa là mặt hàng mới được bổ sung vào nhóm mặt hàng thưởng xuất
khẩu khi thị trường Mỹ sụt giảm vì vụ kiện chống phá giá của Mỹ.
Các DN trong nước và DN có vốn đầu tư nước ngoài, nếu có sản
phẩm xuất khẩu thuộc nhóm mặt hàng nói trên và có kim ngạch xuất khẩu
trong năm 2003 cao hơn năm 2002 sẽ đạt tiêu chuẩn xét thưởng. Riêng mặt
hàng gạo, cà phê, tiêu và điều qua chế biến cần thêm điều kiện về số lượng.
Ông Thắng cho biết kim ngạch xuất khẩu gạo phải trên 500.000USD
(trước đây Bộ Thương mại đưa yêu cầu phải trên 1 triệu USD), cà phê trên
500.000 USD; trong khi đó tiêu và điều qua chế biến phải trên 100.000 USD
mới đủ điều kiện xét thưởng. Mức thưởng là 300 đồng cho 1 USD xuất
khẩu, riêng mặt hàng thịt lợn, gia súc - gia cầm, rau quả các loại và chè mức
thưởng là 1.000 đồng cho 1 USD xuất khẩu.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
11
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2.1. Thưởng xuất khẩu: liều thuốc tạo động cơ cho các doanh
nghiệp tăng xuất khẩu.

Với cơ chế thưởng, Chính phủ muốn tôn vinh và khuyến khích DN
tăng cường xuất khẩu.
Thưởng xuất khẩu trên thế giới:
Chính sách thưởng xuất khẩu đã được áp dụng ở nhiều nước trên thế
giới với những mục tiêu khác nhau. Mỹ đã từng sử dụng thưởng tiền mặt
như một hình thức trợ giá để nông sản xuất khẩu của Mỹ có thể cạnh tranh
với nông sản của châu Âu. Phản ứng của châu Âu là cũng trợ giá cho nông
sản. Cuộc đấu này, cả bằng tiền bạc và bằng khẩu ngữ, đến nay vẫn chưa
chấm dứt.
Pakistan đã nổi tiếng với cơ chế thưởng hạn ngạch nhập khẩu cho các
DN xuất khẩu, với mục tiêu giảm thâm hụt thương mại và thâm hụt ngoại
hối. Các phiếu thưởng hạn ngạch nhập khẩu có giá trị chuyển nhượng trên
thị trường và có khi lên đến gấp đôi mệnh giá. Điều này mang lại khoản lợi
nhuận không nhỏ cho các DN xuất khẩu, đặc biệt vào những thời điểm việc
nhập khẩu bị kiểm soát gắt gao.
Thưởng xuất khẩu ở Việt Nam:
Thưởng xuất khẩu đã được Bộ Thương mại áp dụng từ năm 2001.
Mức thưởng đạt đến cao nhất trong năm 2004, với gần 30 tỷ đồng. Điều này
dễ hiểu vì năm 2004 kim ngạch xuất khẩu lên đến gần 30 tỷ USD và đạt kỷ
lục về tốc độ tăng trưởng 30%. Tuy nhiên, so sánh hai con số trên thì đủ thấy
thưởng xuất khẩu ở Việt Nam hoàn toàn không mang tính chất trợ giá.
Không phải ngành hàng xuất khẩu nào cũng được thưởng. Quy chế
thưởng của Bộ Thương mại thể hiện rất rõ định hướng khuyến khích của
Chính phủ vào tăng trưởng xuất khẩu không chỉ theo số lượng mà còn theo
12

×