Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Một số giải pháp quản trị rủi ro trong thực hiện dự án ODA tại ban Giao thông-đô thị TP.HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 131 trang )

- i -
LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.
Học viên thực hiện luận văn




Hồng Nguyễn Phi Anh
























- ii -
LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin được gởi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô đã giảng dạy
trong chương trình Cao học chuyên ngành Quản trị kinh doanh của trường Đại Học
Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, những người đã truyền đạt cho tôi những kiến
thức hữu ích trong suốt thời gian học tập và làm cơ sở cho tôi thực hiện tốt luận văn
này.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Lê Văn Trọng đã hết lòng giúp đỡ, hướng
dẫn, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thực hiện luận
văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các đơn vị, cá nhân đã chia sẻ thông tin,
cung cấp cho tôi nhiều nguồn tư liệu, tài liệu hữu ích phục vụ cho luận văn. Đặc biệt
xin gởi lời cảm ơn đến Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình Giao thông – Đô thị
Thành phố đã giúp tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện luận văn.
Sau cùng tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè đã động
viên, hỗ trợ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, làm việc và hoàn thành luận
văn.
Mặc dù đã được chuẩn bị và hết sức cố gắng nhưng do thời gian có hạn và
kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên luận văn không tránh khỏi sai sót,
rất mong nhận được ý kiến góp ý của quý thầy cô và các anh chị học viên.
Xin chân thành cảm ơn !


TP Hồ Chí Minh, ngày tháng 02 năm 2014

Học viên




Hồng Nguyễn Phi Anh


- iii -
TÓM TẮT
Những năm qua, đầu tư xây dựng công trình ở nước ta không ngừng tăng
nhanh cả về quy mô, tính chất, lĩnh vực và nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực này.
Trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng công trình thường gặp nhiều rủi ro từ
giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giai đoạn thực hiện và giai đoạn hoàn thành công trình.
Vì vậy trong luận văn này tập trung nghiên cứu tới các yếu tố rủi ro dẫn đến việc
phát sinh chi phí và kéo dài tiến độ thi công, các vấn đề về điều chỉnh giá đối với dự
án sử dụng nguồn vốn ODA như: việc thay đổi thiết kế kỹ thuật, chậm bàn giao mặt
bằng, phát sinh các hạng mục công việc mới trong quá trình thực hiện dự án, phát
sinh các đơn giá mới trong quá trình thực hiện và thanh toán, các tranh chấp kiện
tụng.
Luận văn gồm ba chương: Chương 1 là cơ sở lý luận về rủi ro và quản trị rủi
ro trong thực hiện dự án ODA, chương 2 là thực trạng về quản trị rủi ro trong thực
hiện dự án ODA tại Ban Quản lý Đầu tư xây dựng công trình Giao thông - Đô thị
Thành phố và chương 3 là một số giải pháp quản trị rủi ro trong thực hiện dự án
ODA tại Ban Quản lý Đầu tư xây dựng công trình Giao thông - Đô thị Thành phố.
Luận văn tập trung nghiên cứu tổng quan và thực trạng đã và đang xảy ra
trong quá trình quản lý các dự án ODA tại Ban QLĐT xây dựng công trình giao

thông đô thị thành phố để nhận dạng các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực
hiện đầu tư xây dựng, tiến hành phân tích và đánh giá các rủi ro thường xuất hiện
trong các dự án sử dụng nguồn vốn ODA để từ đó đưa ra giải pháp nhằm ngăn
ngừa, hạn chế những tác động có tính chất tiêu cực với những rủi ro đã xảy ra để áp
dụng vào các dự án tương tự.
Luận văn sử dụng kết hợp nghiên cứu định tính và định lượng, cụ thể sử
dụng phương pháp nghiên cứu thống kê mô tả và kết hợp khảo sát các Cán bộ nhân
viên đã và đang thực hiện các dự án sử dụng nguồn vốn vay ODA và sử dụng phần
mềm SPSS 16 phân tích đưa ra kết quả đánh giá để tính điểm số rủi ro và xếp hạng
các yếu tố rủi ro và đưa ra các giải pháp đối phó các yếu tố rủi ro từ thấp đến cao.

- iv -
ABSTRACT

Over the past few years, work construction investment in our country has
ceaselessly increased in terms of scope, nature, field and capital source of
investment in this sector. During the investment in work construction, risks are
commonly seen in the feasibility study stage, project implementation stage and
project completion stage. Therefore, this paper focuses on looking at the risks
resulting in additional costs and prolonged construction period, problems in price
adjustment for ODA funded project such as changes in engineering design, delays
in site handover, additionally arising work items during the project implementation,
new unit prices arising during the project implementation and in payment, disputes
and proceedings.
The paper consists of three chapters: Chapter 1 is the literature review on
risks and risk management in implementing ODA funded projects, Chapter 2
reflects the actual state of risk management in implementing ODA funded projects
at Urban-Civil Works Construction Investment Management Authority of Ho Chi
Minh City (UCCI), and Chapter 3 sets out measures to limit risks in implementing
ODA funded projects at UCCI.

The paper focuses on a comprehensive research and looks at the actual state of
the management of ODA projects having been implemented at UCCI to identify
potential risks that might arise during the construction investment, to analyze and
assess the risks commonly occuring in ODA funded projects, and based on those, to
set out measures to prevent and limit the negative impacts of the occurred risks for
application to similar projects.
The paper combines both quanlitative and quantitative approaches.
Specifically, a research methodology of descriptive statistics in combination with a
survey carried out on the cadres having been working in ODA funded projects was
applied and SPSS version 16 was used to analyze and assess the data to score and
rank the risks, and set out measures against the risks in descending order.
- v -
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ……………………………………………………………….… i
LỜI CẢM ƠN ………………………………………………………………….… ii
TÓM TẮT ………………………………………………………………………….iii
MỤC LỤC ………………………………………………………………………… v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT …………………………………………… ix
DANH MỤC CÁC BẢNG …………………………………………………….… x
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH ………………… xi
LỜI MỞ ĐẦU ………………………………………………………………….… 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO
TRONG THỰC HIỆN DỰ ÁN ODA 3
1.1 Cơ sở lý luận rủi ro 3
1.1.1 Khái niệm rủi ro 3
1.1.2 Các giai đoạn và hình thức thể hiện của rủi ro 4
1.1.3 Phân loại rủi ro 5
1.1.4 Nguyên nhân rủi ro thường gặp 9
1.1.4.1 Rủi ro từ môi trường tác động 9

1.1.4.2 Rủi ro theo các giai đoạn đầu tư xây dựng. 10
1.2 Nội dung và phương pháp quản trị rủi ro trong các dự án xây dựng 12
1.2.1 Khái niệm quản trị rủi ro dự án xây dựng 12
1.2.2 Quá trình quản trị rủi ro dự án xây dựng 13
1.2.3 Phân loại rủi ro trong dự án xây dựng 14
1.2.3.1 Phân loại rủi ro theo nguồn gây rủi ro 14
1.2.3.2 Phân loại rủi ro theo các chủ thể liên quan 14
1.2.3.3 Phân loại rủi ro dự án theo các giai đoạn của quá trình đầu từ. 15
1.2.3.4 Phân loại rủi ro dự án xây dựng theo đối tượng tác động 18
1.2.4 Phương pháp quản trị rủi ro trong dự án xây dựng 19
1.2.4.1 Nhận diện rủi ro dự án xây dựng 20
1.2.4.2 Đo lường rủi ro 20
1.2.4.3 Phân tích đánh giá rủi ro 23
- vi -
1.2.4.4 Công cụ nghiên cứu rủi ro 29
1.2.4.5 Kiểm soát, phòng ngừa, tài trợ rủi ro. 32
1.3 Tổng quan về nguồn vốn ODA 35
1.3.1 Khái niệm về vốn ODA 35
1.3.1.1 Khái niệm 35
1.3.1.2 Phân loại nguồn vốn ODA 35
1.3.2 Giới thiệu về nguồn vốn ODA tại Việt Nam 36
1.3.2.1 Lịch sử hình thành 36
1.3.2.2 Một vài đặc điểm về nguồn vốn ODA tại Việt Nam 42
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 44
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG THỰC HIỆN DỰ
ÁN ODA TẠI BAN QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO
THÔNG – ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ 45
2.1 Giới thiệu về Ban QLĐT Xây dựng Công trình Giao thông - Đô thị 45
2.1.1 Tổng quan về Ban QLĐT Xây dựng Công trình Giao thông - Đô thị 45
2.1.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ các phòng, ban 46

2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức 46
2.1.2.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng, ban 47
2.1.2.3 Các dự án đang thực hiện 52
2.2 Thực trạng về thực hiện đầu tư sử dụng nguồn vốn ODA tại Việt Nam 53
2.2.1 Một số tồn tại của các dự án xây dựng sử dụng vốn ODA 53
2.2.1 Giới thiệu một số dự án sử dụng vốn ODA tại Viêt Nam 53
2.3 Thực trạng về công tác quản lý dự án đầu tư sử dụng vốn ODA tại Ban Giao
thông Đô thị 55
2.3.1 Giới thiệu một số dự án đặc trưng sử dụng vốn ODA ại Ban Giao thông –
Đô thị thành phố 55
2.3.1.1 Dự án Xây dựng đại lộ Đông – Tây 55
2.3.2.2 Dự án Cải thiện môi trường nước Thành phố - giai đoạn 1 57
2.3.2 Thực trạng về công tác QLDA tại một số dự án sử dụng vốn ODA. 59
2.4 Đánh giá công tác quản trị rủi ro trong thực hiện dự án ODA tại Ban Giao thông
– Đô thị thành phố 63
2.4.1 Đánh giá công tác quản trị rủi ro trong thực hiện dự án ODA tại Việt
Nam 63
- vii -
2.4.2 Đánh giá công tác quản trị rủi ro trong thực hiện dự án ODA tại Ban
Giao thông- Đô thị thành phố 64
2.4.2.1 Đánh giá công tác quản trị rủi ro theo góc độ tổng thể 64
2.4.2.2 Nguyên nhân tồn tại 68
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2. 70
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG THỰC
HIỆN DỰ ÁN ODA TẠI BAN QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH GIAO THÔNG – ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ 71
3.1 Định hướng phát triển Ban Giao thông-Đô thị đến năm 2020 71
3.1.1 Định hướng về việc sử dụng vốn ODA trong sự phát triển cơ sở hạ tầng
của Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 71
3.1.2 Định hướng phát triển Ban Giao thông-Đô thị đến năm 2020 72

3.1.3 Định hướng về công tác quản trị rủi ro trong thực hiện dự án ODA tại
Ban Giao thông - Đô thị thành phố 75
3.1.3.1 Phát huy vai trò lãnh đạo 75
3.1.3.2 Xây dựng đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp 76
3.1.3.3 Hoàn thiện quy trình thực hiện quản trị rủi ro 76
3.1.4 Quan điểm xây dựng giải pháp quản trị rủi ro 77
3.2 Một số giải pháp quản trị rủi ro trong thực hiện dự án ODA tại Ban Giao thông
– Đô thị thành phố 78
3.2.1 Xây dựng quy trình nhận diện, đánh giá và quản trị rủi ro 78
3.2.1.1 Đề xuất quy trình nhận diện và công cụ nghiên cứu rủi ro 78
3.2.1.2 Nhận diện các yếu tố rủi ro 80
3.2.1.3 Khảo sát, thu thập, xử lý các yếu tố rủi ro 83
3.2.1.4 Các kết quả nghiên cứu khảo sát và đánh giá rủi ro 88
3.2.2 Hệ thống giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thực hiện dự án
ODA tại Ban Giao thông – Đô thị thành phố 94
3.2.2.1 Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro giai đoạn chuẩn bị đầu
tư 94
3.2.2.2 Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro giai đoạn thực hiện đầu
tư 97
3.2.2.3 Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro giai đoạn hoàn thành,
đưa vào sử dụng 109
- viii -
3.2.3 Hệ thống giải pháp đối phó rủi ro trong thực hiện dự án ODA tại Ban
Giao thông – Đô thị thành phố 114
3.2.3.1 Một số giải pháp đối phó rủi ro giai đoạn chuẩn bị đầu tư 114
3.2.3.2 Một số giải pháp đối phó rủi ro giai đoạn thực hiện đầu tư 114
3.2.3.3 Một số giải pháp đối phó rủi ro giai đoạn hoàn thành đưa vào sử dụng
116
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 117
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 117

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 119
































- ix -
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


Viết tắt
Nguyên nghĩa
1
Ban QLDA
Ban Quản lý dự án
2
Ban Giao thông-Đô thị
Ban Quản lý Đầu tư Xây dựng Công trình Giao
thông Đô thị thành phố
3
UBND TP
Ủy ban nhân dân thành phố
4
TP.HCM
Thành phố Hồ Chí Minh
5
ODA
Vốn hỗ trợ phát triển chính thức
(Official Development Assistance)
6
WB
Ngân hàng thế giới
(World Bank)
7

JICA
Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản
(Japan International Cooperation Agency)
8
ODF
Tài trợ phát triển chính thức
(Offcial Development Finance)













- x -
DANH MỤC CÁC BẢNG

Ký hiệu
Nội dung
Trang
Bảng 1.1
Đánh giá tần suất xuất hiện rủi ro
27
Bảng 1.2

Đánh giá tác động của rủi ro đến các mục tiêu chính của dự án
28
Bảng 1.3
Thống kê vốn ODA Nhật Bản hợp tác hỗ trợ về hợp tác kỹ
thuật
41
Bảng 1.4
Thống kê vốn ODA Nhật Bản hợp tác hỗ trợ về kinh phí
42
Bảng 2.1
Thống kê chi phí và tiến độ thực hiệncủa dự án Cải thiện Môi
trường nước và Đại lộ Đông Tây
62
Bảng 3.1
Nhu cầu về nguồn vốn trong điều chỉnh Quy hoạch phát triển
giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và
tầm nhìn sau năm 2020
71
Bảng 3.2
Lập danh mục và mã hóa các yếu tố rủi ro
81
Bảng 3.3
Số mẫu và biến trong một vài nghiên cứu
84
Bảng 3.4
Hệ số Cronbach’s Alpha mức độ ảnh hưởng
85
Bảng 3.5
Hệ số Cronbach’s Alpha tần suất xuất hiện
85

Bảng 3.6
Kết quả hệ số Cronbach’s Alpha thang đo Mức độ tác động sau
khi đã loại bỏ 11 yếu tố rủi ro
86
Bảng 3.7
Kết quả hệ số Cronbach’s Alpha thang đo tần suất xuất hiện
sau khi đã loại bỏ 11 yếu tố rủi ro
86
Bảng 3.8
Bảng câu hỏi khảo sát tổng thể
87
Bảng 3.9
Đơn vị công tác của đối tượng khảo sát đã từng tham gia thực
hiện các dự án sử dụng vốn ODA.
89
Bảng 3.10
Kinh nghiệm của đối tượng khảo sát đã từng tham gia thực
hiện các dự án sử dụng vốn ODA.
89
Bảng 3.11
Vị trí công tác của đối tượng được khảo sát
89
Bảng 3.12
Số dự án sử dụng nguồn vốn ODA mà đối tượng được khảo sát
đã từng tham gia
90
Bảng 3.13
Nhóm các yếu tố rủi ro theo nguyên nhân
91



- xi -
DANH MỤC CÁC BIỀU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Ký hiệu
Nội dung
Trang
Hình 1.1
Quá trình phát triển của rủi ro
04
Hình 1.2
Hình thức thể hiện của rủi ro
04
Hình 1.3
Các rủi ro điển hình của dự án bắt nguồn từ giai đoạn
chuẩn bị đầu tư
16
Hình 1.4
Các rủi ro điển hình của dự án bắt nguồn từ giai đoạn
thực hiện đầu tư
17
Hình 1.5
Các rủi ro điển hình của dự án từ giai đoạn kết thúc
xây dựng, đưa vào khai thác
18
Hình 1.6
Quy trình quản trị rủi ro
19
Hình 1.7
Ma trận đánh giá tần suất xuất hiện và mức độ tác
động của rủi ro

25
Hình 1.8
Ma trận định lượng rủi ro
27
Hình 1.9
Biểu đồ tổng vốn ODA cam kết, ký kết, giải ngân thời
kỳ năm 1993-2012
37
Hình 1.10
Biểu đồ cam kết vốn ODA của các nhà tài trợ năm
1993-2012
37
Hình 2.1
Sơ đồ tổ chức Ban Giao thông - Đô thị
46
Hình 3.1
Sơ đồ các giải pháp quản lý rủi ro
78
Hình 3.2
Sơ đồ về quy trình nghiên cứu rủi ro đầu tư sử dụng
vốn ODA
79
Hình 3.3
Nhóm giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro giai
đoạn chuẩn bị đầu
94
Hình 3.4
Nhóm giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro giai
đoạn thực hiện đầu tư
98

Hình 3.5
Nhóm giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro giai
đoạn hoàn thành đưa vào sử dụng
110
- 1 -
LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng cùng với sự chuyển mạnh sang
kinh tế thị trường, việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, môi trường đô thị là yếu
tố tiên quyết ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước.
Trước những khó khăn về nguồn vốn để phục vụ cho công tác xây dựng cơ
sở hạ tầng giao thông, môi trường đô thị đáp ứng cho tiền đề phát triển đất nước thì
nguồn vốn vay từ các quỹ tài trợ quốc tế hay các quốc gia bên ngoài được xem là
một trong những giải pháp cụ thể nhất trong giai đoạn khó khăn hiện nay. Trong đó,
nguồn vốn hỗ trợ phát triễn chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà
tài trợ là một trong những nguồn vốn đã và đang được áp dụng nhiều nhất tại Việt
Nam.
Các công trình xây dựng sử dụng nguồn vốn ODA được triển khai thực hiện
thường có hoạt động kéo dài, chịu tác động trực tiếp từ nhiều yếu tố xung quanh
như chính trị, kinh tế xã hội, tự nhiên, công nghệ, luật pháp quốc tế nên rủi ro là
không thể tránh khỏi. Vì vậy, việc sớm chủ động nhận diện, phân tích, đánh giá, có
biện pháp kiểm soát và giảm thiểu các rủi ro trong quá trình thực hiện đầu tư dự án
là hết sức cần thiết nhằm phát huy cao nhất hiệu quả của nguồn vốn vay ODA. Do
đó, tôi đã thực hiện luận văn này để góp một phần vào mục tiêu đó.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
- Nhận dạng các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện đầu tư xây
dựng các dự án sử dụng nguồn vốn ODA.
- Phân tích và đánh giá các rủi ro thường xuất hiện trong các dự án sử dụng
nguồn vốn ODA.

- Đưa ra giải pháp nhằm ngăn ngừa, hạn chế và đối phó với những tác động
có tính chất tiêu cực với những rủi ro đã xảy ra để áp dụng vào các dự án tương tự.
3. Đối tượng nghiên cứu.
- 2 -
Luận văn này tập trung nghiên cứu tới các rủi ro dẫn đến việc phát sinh chi
phí, ảnh hưởng chất lượng công trình và kéo dài tiến độ thi công đối với dự án sử
dụng nguồn vốn ODA như: việc thay đổi thiết kế kỹ thuật, chậm bàn giao mặt bằng,
phát sinh các hạng mục công việc mới trong quá trình thực hiện dự án, phát sinh các
đơn giá mới trong quá trình thực hiện và thanh toán, các tranh chấp kiện tụng
4. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn này chủ yếu nghiên cứu các dự án sử dụng nguồn vốn ODA trong
phạm vi Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị Thành Phố nói
riêng và trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nói chung.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Luận văn nghiên cứu vấn đề này theo quá trình sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về quản lý xây dựng và quản trị rủi ro.
- Thu thập số liệu hiện trạng về rủi ro trong quá trình thực hiện dự án Đại
lộ Đông Tây Thành phố và dự án cải thiện môi trường nước Thành phố giai đoạn 1.
- Phân tích các rủi ro thu thập được và đánh giá nguyên nhân gây ra rủi ro
đó.
- Đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế những rủi ro cho các dự án tiếp theo.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài các phần mở đầu, mục lục, kết luận, tài liệu tham khảo và các phụ
lục kèm theo thì luận văn có kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về rủi ro và quản trị rủi ro trong thực hiện dự án
đầu tư sử dụng nguồn vốn ODA.
Chương 2: Thực trạng về quản trị rủi ro trong các dự án sử dụng nguồn vốn
ODA tại Ban Quản lý Đầu tư xây dựng công trình Giao thông - Đô thị Thành phố.
Chương 3: Một số giải pháp quản trị rủi ro trong thực hiện dự án đầu tư sử
dụng nguồn vốn ODA tại Ban Quản lý Đầu tư xây dựng công trình Giao thông - Đô

thị Thành phố.
- 3 -
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG THỰC
HIỆN DỰ ÁN ODA
1.1 Cơ sở lý luận rủi ro
1.1.1 Khái niệm rủi ro
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về rủi ro. Ta có thể quy lại thành 3
nhóm quan điểm như sau:
 Quan điểm truyền thống
 Quan điểm trung lập
 Quan điểm mở rộng
- Theo quan điểm truyền thống thì rủi ro là sự bất trắc xảy ra bất thường
gây ra mất mát, hư hại hay rủi ro là yếu tố liên quan đến nguy hiểm, sự khó khăn
hoặc điều không chắc chắc, quan điểm truyền thống chủ yếu chỉ đề cập đến mặt tiêu
cực của rủi ro và cho rằng rủi ro là đo lường được.
- Theo quan điểm trung lập thì rủi ro là một sự kiện không chắc chắn hoặc
tập hợp các hoàn cảnh tác động làm thay đổi các mục tiêu của dự án, quan điểm
trung lập cũng nêu lên mặt tiêu cực của rủi ro, nhưng đồng thời bước đầu cũng đề
cập đến mặt tích cực của rủi ro. Cái mới của quan điểm trung lập là họ coi rủi ro có
thể đo lường được hay nói cách khác là định lượng được.
- Theo quan điểm mở rộng thì rủi ro có hai mặt tích cực và tiêu cực, có thể
tính được hoặc cụ thể hơn, coi rủi ro là do sự bất trắc có thể đo lường được, nó có
thể tạo ra những tổn thất, thiệt hại hoặc làm mất đi những cơ hội sinh lời, nhưng
cũng có thể đưa đến những cơ hội thuận lợi trong hoạt động kinh doanh.
Các đặc trưng cơ bản của rủi ro:
- Rủi ro là sự kiện, tình huống bất ngờ, sự bất trắc tác động làm thay đổi
mục tiêu ban đầu.
- Rủi ro là một hiểm họa có thể gây trở ngại cho việc đạt được các mục
tiêu cụ thể.

- 4 -
1.1.2 Các giai đoạn và hình thức thể hiện của rủi ro.
Về cơ bản rủi ro có thể chia sự phát triển của rủi ro thành 3 giai đoạn: tiềm
tàng, xuất hiện và tác động








Hình 1.1: Quá trình phát triển của rủi ro [05]
Mỗi quá trình phát triển của rủi ro được thể hiện dưới 3 hình thức chính là
rủi ro đơn lẻ, rủi ro xâu chuỗi và rủi ro đồng thời được thể hiện như sau:
Loại rủi ro xuất
hiện
Minh họa
Định nghĩa

Rủi ro đơn lẻ

Tác động do rủi ro đơn lẻ xuất hiện
chỉ tồn tại trong một khoảng thời
gian nhất định


Rủi ro xâu chuỗi





Ít nhất hai rủi ro có liên quan đến
nhau.
Các rủi ro có mối liên hệ phụ thuộc
nhau, do vậy tác động lôi kéo và kết
quả cuối cùng là tác động cộng dồn.

Rủi ro đồng thời

Có ít nhất hai rủi ro xuất hiện trong
cùng một khoảng thời gian, nhưng
chúng độc lập với nhau.
Hình 1.2 : Hình thức thể hiện của rủi ro [05]
Tiềm tàng
Mức độ
tác động
tiềm tàng
Xuất hiện
Xác suất xuất hiện
Mức độ tác động
Loại 1: có thể loại trừ hoặc
giảm thiểu nhờ việc chuẩn bị
kế hoạch tốt
Loại 2: rủi ro không dự đoán
trước được, giải quyết bằng
“biện pháp chữa cháy”.
Gây tác động
Các tác động khi
rủi ro xuất hiện

Mức độ tác động
thường phụ
thuộc vào việc
quản lý rủi ro
tiềm tàng và rủi
ro xuất hiện
- 5 -
1.1.3 Phân loại rủi ro
Có nhiều cách phân loại rủi ro, sau đây là một số cách phân loại thường gặp
theo các tiêu thức khác nhau.
 Theo các giai đoạn của quyết định đầu tư
- Rủi ro trước khi ra quyết định (rủi ro thông tin): đây là loại rủi ro xảy ra
khi thu thập các thông tin không đầy đủ, không chính xác dẫn đến nhận diện sai về
bản chất của các yếu tố liên quan đến phương án đầu tư, điều này dẫn tới ra các
quyết định đầu tư sai.
- Rủi ro khi ra quyết định (rủi ro cơ hội): rủi ro này xảy ra khi chúng ta lựa
chọn các phương án không tối ưu. Các nhà quản lý cần đặc biệt lưu ý và cân nhắc
thật kỹ trước khi lựa chọn nên đầu tư vào đâu? đầu tư vào cái gì? Vì nó quyết định
sự thành bại của dự án đầu tư và kéo theo những kết quả xấu trong giai đoạn tiếp
theo, có thể nói khi quyết định đầu tư thì “sai một li đi một dặm” cho nên nó cần
được đặc biệt chú ý.
- Rủi ro sau quyết định: là loại rủi ro thể hiện ở sự sai lệch giữa dự kiến và
thực tế là hệ quả của 2 loại trên, nếu thông tin đúng, quyết định đúng thì sẽ thành
công còn ngược lại thì sẽ bị rủi ro thiệt hại.
 Theo phạm vi
- Rủi ro theo ngành dọc (rủi ro cá biệt): là rủi ro ảnh hưởng đến từng khâu,
từng bộ phận riêng biệt trong hoạt động đầu tư. Nó xảy ra trong bản thân nội bộ
doanh nghiệp do kết cấu nguồn vốn doanh nghiệp, hiệu quả sử dụng lao động, trình
độ công nghệ và khả năng quản lý…Đây là rủi ro có thể giảm thiểu bằng cách đa
dạng hóa đầu tư.

- Rủi ro chung: là rủi ro ảnh hưởng đến tất cả các khâu, các bộ phận trong hoạt
động đầu tư như chính sách tài chính - kinh tế của chính phủ như chính sách tài
khóa chính sách tiền tệ, lãi suất, các loại thuế đặc biệt và chúng ta không thể loại trừ
bằng phương pháp đa dạng hóa đầu tư.
 Theo tính chất tác động
- 6 -
- Rủi ro theo suy tính (rủi ro mang tính chất đầu cơ): là loại rủi ro phụ thuộc vào
mong muốn chủ quan của nhà đầu tư, nó xảy ra trong trường hợp nhà đầu tư chủ
động lựa chọn phương án cho dù biết rằng có thể có lợi hoặc bị thiệt hại. Trong
trường hợp này thì nhà đầu tư thường thích mạo hiểm để kỳ vọng vào kết quả cao
hơn trong tương lai,ví dụ như trong đàu tư chứng khoán, bất động sản…
- Rủi ro thuần túy: là rủi ro mang tính khách quan, không phụ thuộc vào ý chí
chủ quan của chủ đầu tư, rủi ro này thường chỉ mang lại những thiệt hại cho các
phương án đầu tư. Nó diễn ra ngoài dự tính và bất ngờ như tai nạn, cháy nhà…
 Theo bản chất
- Rủi ro tự nhiên: mang tính chất tự nhiên mà ta không thể đề phòng được, trong
trường hợp này thì thường chấp nhận rủi ro.
- Rủi ro về công nghệ và tổ chức: công nghệ lạc hậu quy trình sản xuất hoặc
quản lý thiếu chặt chẽ và khoa học sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả đạt được.
- Rủi ro về kinh tế - tài chính cấp vi mô và vĩ mô: yếu tố kinh tế cũng mang lại
cho doanh nghiệp nói chung và dự án nói riêng những thiệt hại không nhỏ. Khủng
hoảng kinh tế toàn cầu, lạm phát, chênh lệch tỷ giá…đều có thể gây ra những thiệt
hại nặng nề.
- Rủi ro về chính trị - văn hóa - xã hội: Sự bất ổn về tài chính, chính trị có ảnh
hưởng sâu rộng đến toàn bộ hoạt động của nền kinh tế. Sự khác biệt phong tục tập
quán, lối sống khác nhau, sự thiếu hiểu biết, tuổi tác…đều là những nguyên nhân
gây ra những mất mát, hạn chế trong kinh doanh, có thể làm dự án gặp nhiều khó
khăn.
- Rủi ro về thông tin khi ra quyết định đầu tư: có ý nghĩa quyết định là tập hợp
phân tích của những loại trên để có cái nhiên tổng thể và đầy đủ nhất về dự án, nếu

nhân định về thông tin sai sẽ đi đôi với quyết định sai lầm, cho nên trước khi ra
quyết định đầu tư thì các nhà quản lý phải cân nhắc và phân tích thật kỹ thông tin và
các yếu tố tác động trước khi ra quyết định cuối cùng.
 Theo nơi phát sinh
- 7 -
- Rủi ro do bản thân dự án gây ra: phát sinh ngay trong nội bộ doanh nghiệp
như Ban lãnh đạo, chính sách hoạt động, trình độ nhân công, vốn… là các yếu tố
ảnh hưởng trực tiếp tới dự án. Nhà quản trị dự án trong nhiều trường hợp bị phụ
thuộc vào các yếu tố nội tại của doanh nghiệp. Để có thể hạn chế sự tác động từ
doanh nghiệp, nhà quản trị dự án nên chủ động xây dựng kế hoạch làm việc chi tiết
cụ thể theo từng giai đoạn, xây dựng lộ trình làm việc để có thể tiến hành công việc
một cách chủ động.
- Rủi ro xảy ra bên ngoài (môi trường) và tác động xấu đến dự án: phát sinh
ngoài doanh nghiệp như ô nhiễm môi trường, lãi suất tăng cao, sự biến động tỷ giá
lớn sẽ làm phát sinh thêm chi phí làm giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến dự án theo nhiều mức độ khác nhau.
 Theo mức độ khống chế rủi ro
- Rủi ro không thể khống chế được (bất khả kháng): Thông thường đây là các
rủi ro do môi trường thiên nhiên mang lại. Đây là các yếu tố nằm ngoài tầm khống
chế của con người. Để quản trị được các rủi ro này, nhà quản trị cần tìm hiểu kỹ về
các đặc trưng tự nhiên của từng nơi kết hợp với sự phát triển của của khoa học kỹ
thuật để có thể đưa ra các dự đoán chính xác. Đồng thời cần xây dựng các phương
án dự phòng, khắc phục rủi ro nếu có xảy ra.
- Rủi ro có thể khống chế được: là những rủi ro mang tính chủ quan và ta có thể
lường trước được, do đó ta hoàn toàn có thể lập kế hoạch ứng phó với những
phương án cụ thể loại bỏ hoặc hạn chế rủi ro đến mức tối đa có thể. Yêu cầu cần đặt
ra là các nhà quản lý phải nhận diện được mức độ và độ lớn rủi ro để có thể đưa ra
phương án nhằm tối thiểu hóa thiệt hại. Ví dụ: xây dựng 1 phòng y tế với đội ngũ y
tá giỏi trong một trường đại học sẽ tạo niềm tin cho sinh viên và giảm thiểu rủi ro
đáng tiếc xảy ra.

 Rủi ro có thể tính toán và không thể tính toán
- Rủi ro có thể tính toán được hay rủi ro tài chính: là những rủi ro mà tần số
xuất hiện cũng như mức độ trầm trọng của nó có thể tiên đoán được.
- 8 -
- Rủi ro không thể tính toán được hay rủi ro phi tài chính: người ta không thể
(hoặc chưa có thể) tìm ra được quy luật vận động nên không thể (chưa thể) tiên
đoán được xác suất xẩy ra biến cố trong tương lai. Ví dụ: xác suất của biến cố người
ngoài trái đất đổ bộ và tàn sát nhân loại Trên thực tế, dường như không có ranh
giới rõ ràng cho hai loại rủi ro nêu trên vì ngay cả khi có thể xác định được xác suất
xẩy ra biến cố trong tương lai thì con số đó chỉ có mức độ chính xác tương đối với
một mức độ tin cậy nhất định.
 Rủi ro động và rủi ro tĩnh
- Rủi ro động: là những rủi ro vừa có thể dẫn đến khả năng tổn thất vừa có thể
dẫn đến một khả năng kiếm lời. Cũng vì khả năng kiếm lời đó mà người ta còn gọi
những rủi ro này là rủi ro suy tính hay một rủi ro đầu cơ.
- Rủi ro tĩnh: là những rủi ro chỉ có khả năng dẫn đến tổn thất hoặc không tổn
thất chứ không có khả năng kiếm lời. Do nó luôn luôn và chỉ gắn liền với một khả
năng xấu, khả năng tổn thất nên người ta gọi là rủi ro thuần túy (hay rủi ro thuần).
Rủi ro tĩnh phát sinh có thể làm tổn thất xẩy ra đối với cả ba đối tượng: tài sản, con
người và trách nhiệm.
Tương tự như rủi ro tính toán và không thể tính toán được, rất khó có ranh giới
rõ ràng giữa rủi ro động và rủi ro tĩnh. Tuy nhiên, người ta đã chỉ ra ba điểm khác
nhau cơ bản giữa chúng như sau:
 Rủi ro tĩnh thường liên quan với sự hủy hoại vật chất, còn rủi ro động Nên
quan đến sự thay đổi giá cả, giá trị;
 Rủi ro tĩnh tồn tại đối với cả tổng thể nhưng chỉ phát động ảnh hưởng đến
một vài phần tử, ngược lại, rủi ro động khi phát động sẽ ảnh hưởng đến tất cả
các phần tử trong tổng thể đó;
 Xét về mặt thời gian, rủi ro tĩnh phổ biến hơn rủi ro động.
 Rủi ro cơ bản và rủi ro riêng biệt

- Rủi ro cơ bản: là những rủi ro xuất phát từ sự tác động hổ tương thuộc về
mặt kinh tế, chính trị, xã hội và đôi lúc thuần túy về mặt vật chất. Những tổn thất
- 9 -
hậu quả do rủi ro cơ bản gây ra không chỉ do từng cá nhân và ảnh hưởng đến toàn
bộ nhóm người nào đó trong xã hội.
- Rủi ro riêng biệt: là các rủi ro xuất phát từ từng cá nhân con người. Tác
động của các rủi ro không ảnh hưởng lớn đến toàn bộ xã hội mà chỉ có tác
động đến một số ít con người.
1.1.4 Nguyên nhân rủi ro thường gặp
Có nhiều cách phân loại nguyên nhân rủi ro khác nhau, ở đây trong phạm
luận văn chỉ đưa ra một số nguyên nhân theo 2 tiêu thức cơ bản: môi trường tác
động và các giai đoạn đầu tư.
1.1.4.1 Rủi ro từ môi trường tác động
a. Những rủi ro từ môi trường bên ngoài.
Các nguyên nhân rủi ro theo môi trường tác động ta có thể hệ thống gồm 3
loại cơ bản như sau:
- Rủi ro từ môi trường kinh tế chính trị.
+ Rủi ro về các quy định do hiệp định vay vốn.
+ Các tiêu chí kỹ thuật bắt buộc khi lựa chọn Nhà thầu, Tư vấn do hiệp
định vay vốn bắt buộc.
+ Tiến độ giải ngân và điều kiện bắt buộc giải ngân theo năm tài khóa.
+ Thiếu thông tin trong việc xác định nguồn vốn vay: như khả năng cho
vay, lãi suất vay, các quy định ràng buộc khi vay vốn.
+ Những cam kết ưu đãi từ nhà đầu tư, nhà tài trợ bị xóa bỏ.
+ Rủi ro thuế: Sự thay đổi về thuế đã làm cho dòng tiền hàng năm của dự
án bị thay đổi, từ đó lợi nhuận sau thuế của các dự án bị thay đổi theo.
+ Chính sách tuyển dụng lao động: những thay đổi về quản lý và tuyển
dụng lao động như thay đổi quy định về mức lương tối thiểu, chính sách, hạn chế
lao động nước ngoài… đều ảnh hưởng đến hiệu quả của các dự án.
+ Luật văn bản chưa rõ ràng: Các thông tư, nghị định, hướng dẫn còn

chồng chéo, chưa rõ ràng nên khó khăn trong quá trình thực hiện.
+ Thông tin sai lệch, chồng chéo trong quy hoạch.
- 10 -
- Môi trường tự nhiên liên quan
+ Môi trường, sức khỏe và an toàn: những quy định liên quan đến kiểm
soát chất thải, quy trình sản xuất để bảo vệ sức khỏe cộng đồng có thể làm hạn chế
nhiều dự án cũng như làm tăng chi phí của các dự án.
+ Những thay đổi bất thường của điều kiện thời tiết
+ Rủi ro về những tác động tiêu cực của dự án đối với môi trường và người
dân xung quanh.
+ Chi phí xã hội và môi trường quá lớn so với lợi ích dự kiến: Nhiều dự án
được đánh giá nghiêng về khẳng định lợi ích xã hội mà coi nhẹ khía cạnh chi phí.
b. Những rủi ro từ môi trường bên trong đơn vị quản lý.
- Rủi ro do môi trường hoạt động tổ chức.
+ Công tác tổ chức quản lý chồng chéo: chưa phân định rõ trách nhiệm của
từng đơn vị, sự thay đổi điều chỉnh tổ chức nội bộ…
+ Phụ thuộc vào nhiều dự án khác nhau:
+ Chủ đầu tư không được thông báo hoặc chưa cập nhật kịp thời các thay
đổi quy hoạch chung, quy mô của các dự án lân cận
+ Chi phí xã hội môi trường lớn hơn so với lợi ích dự kiến
- Rủi ro do nhận thức của người quản lý đầu tư.
+ Kinh nghiệm quản lý dự án còn hạn chế đặc biệt là đối với các dự án lớn.
+ Hiểu biết về luật quốc tế hạn chế dẫn đến những thiếu sót trong quá trình
đàm phán, tranh chấp các vấn đề về hợp đồng đặc biệt là các hợp đồng với nhà thầu
quốc tế.
1.1.4.2 Rủi ro theo các giai đoạn đầu tư xây dựng.
Trong quá trình thực hiện dự án có nhiều yếu tố rủi ro tác động đến dự án,
để dễ quản lý và hệ thống được các chủ thể tham gia nhằm kiểm tra trách nhiệm và
kịp thời phát hiện ra sai sót từ điểm nào ta có thể phân các nguyên nhân rủi ro theo
3 giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giai đoạn thực hiện đầu tư, giai đoạn kết thúc

xây dựng và đưa vào khai thác.
a. Các rủi ro điển hình từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
- 11 -
+ Thiếu thông tin trong việc xác định nguồn vốn vay ODA
+ Thời gian chuẩn bị đầu tư kéo dài
+ Chất lượng của dự án chưa cao do độ tin cậy của dự báo và các thông tin
ban đầu chưa chính xác.
+ Sự không phù hợp giữa mục tiêu của dự án và tình hình thực tế.
+ Chọn địa điểm xây dựng không phù hợp.
+ Chất lượng phân tích hiệu quả và an toàn tài chính của dự án chưa cao.
+ Rủi ro do các nguyên nhân về thủ tục hành chính, pháp lý.
b. Các rủi ro điển hình từ giai đoạn thực hiện đầu tư
+ Những điều kiện ràng buộc của hiệp định vay vốn: Một số điều kiện ràng
buộc từ hiệp định vay vốn gây khó khăn cho chủ đầu tư trong việc lựa chọn Nhà
thầu, Tư vấn
+ Điều kiện hợp đồng không đầy đủ.
+ Không giải tỏa được mặt bằng, chậm bàn giao mặt bằng cho Nhà thầu thi
công.
+ Các rủi ro ở khâu thiết kế, lập dự toán.
+ Các rủi ro ở khâu đấu thầu xây dựng mua sắm thiết bị và thi công xây
dựng.
+ Các rủi ro ở khâu tiến hành tổ chức thi công xây dựng công trình:
+ Rủi ro do các yếu tố ngẫu nhiên tác động từ môi trường khí hậu thời tiết
+ Các rủi ro này liên quan đến việc đầu tư trang bị máy móc thiết bị phục
vụ cho quá trình thực hiện dự án và việc sử dụng các máy móc thiết bị đó.
+ Các rủi ro trong kiểm tra giám sát, nghiệm thu.
+ Rủi ro do các nguyên nhân xuất phát từ thủ tục hành chính, pháp lý: Các
rủi ro này có thể hiểu là các nguyên nhân khách quan xuất phát từ sự thay đổi một
số chính sách của nhà nước, các qui định pháp luật, các thủ tục hành chính ảnh
hưởng tới khả năng hoàn thành dự án theo kế hoạch.

Nhìn chung, các rủi ro trong giai đoạn thực hiện đầu tư đều nằm trong các
yếu tố: Tiến độ - chi phí - Chất lượng.
- 12 -
c. Các rủi ro điển hình ở giai đoạn kết thúc xây dựng, đưa vào khai
thác
+ Rủi ro không hoàn thành dự án đúng thời hạn.
+ Khó khăn trong công tác bàn giao tiếp nhận công trình.
+ Chưa đồng bộ trong việc phân cấp quản lý.
+ Mất cắp, người dân vô ý phá hoại công trình:
+ Các tranh chấp, kiện tụng giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu: Các vấn đề tranh
chấp do các vấn đề phát sinh, điều chỉnh giá, trễ tiến độ, sự cố công trình … chưa
được thống nhất, việc tranh chấp, kiện tụng kéo dài dẫn đến việc duy trì văn phòng
Tư vấn, Nhà thầu và bồi thường nếu thua kiện.
Tóm lại, việc nắm rõ các cơ sở lý luận về rủi ro, các giai đoạn, hình thức thể
hiện và phân loại rủi ro giúp ta có cái nhìn tổng quan về các yếu tố rủi ro xảy ra
trong quá trình đầu tư dự án. Bên cạnh đó việc nhận diện các yếu tố rủi ro và đưa ra
được các rủi ro thường gặp trong dự án, từ đó có thể phân loại để có kế hoạch đối
phó hoặc phòng ngừa tốt hơn đối với các rủi ro.
1.2 Nội dung và phương pháp quản trị rủi ro trong các dự án xây dựng
1.2.1 Khái niệm quản trị rủi ro dự án xây dựng
o Đặc điểm công trình xây dựng
Công trình xây dựng có một số đặc điểm nổi bật như sau: kinh phí đầu tư xây
dựng lớn, chịu nhiều ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, giá thành sản phẩm chỉ có
thể tính toán chính xác sau khi công trình được xây dựng hoàn thành, thời gian
chuẩn bị và thi công thường kéo dài do liên quan đến quỹ đất trong khi đó luật đất
đai chưa hoàn chỉnh. Do đó, rủi ro trong quá trình chuẩn bị và triển khai thi công
thường xuyên xảy ra và giá trị rất lớn.
o Khái niệm về quản trị rủi ro
Rủi ro trong dự án xây dựng được hiểu là sự kiện, tình huống bất ngờ mà khi
xảy ra nó có thể dẫn đến khả năng không đạt được các mục tiêu đặt ra. Mục tiêu

xuyên suốt trong tất cả các dự án chính là hiệu quả của dự án, bao gồm hiệu quả tài
chính và hiệu quả kinh tế - xã hội.
- 13 -
Quản trị rủi ro tốt có nghĩa là đánh giá cẩn trọng, chi tiết toàn diện các yếu
tố rủi ro, sẽ dự đoán được diễn biến có thể xảy ra của rủi ro để đưa ra kế hoạch, biện
pháp phòng ngừa và quản lý tốt mang lại khả năng thành công của dự án. Quản trị
rủi ro được đánh giá thông qua việc đo lường các tác động của nó tới việc hoàn
thành các mục tiêu dự án. Quản trị rủi ro kém hiệu quả dẫn tới việc không đạt được
một hoặc một số các mục tiêu của dự án. Nói cách khác, nhà quản lý dự án cần thực
hiện các biện pháp quản trị rủi ro để mang lại thành công và hiệu quả cho dự án.
Quản trị rủi ro được thực hiện trong suốt quá trình thực hiện dự án từ giai
đoạn chuẩn bị dự án đến giai đoạn thực hiện dự án và cuối cùng là giai đoạn khai
thác vận hành dự án về sau.
Vai trò của quản trị rủi ro dự án thể hiện ở các nội dung sau:
- Quản trị rủi ro giúp nhận diện, xác định các rủi ro đối với từng dự án.
- Quản trị rủi ro giúp cho việc đưa ra các quyết định tốt hơn, thực tế và
hiệu quả hơn trong quá trình thực hiện dự án.
- Quản trị rủi ro giúp giảm thiểu các tác động bất lợi và hoặc tìm kiếm các
cơ hội mang lại lợi ích cho dự án.
- Quản trị rủi ro giúp sử dụng có hiệu quả kỹ năng và kinh nghiệm của các
chuyên gia dự án.
- Quản trị rủi ro là quá trình vận dụng kinh nghiệm và kiến thức của một
nhóm các chuyên gia chứ không phải chỉ là việc làm của một cá nhân nào.
1.2.2 Quá trình quản trị rủi ro dự án xây dựng
Quá trình quản trị rủi ro dự án là quá trình xác định, phân tích rủi ro, lập kế
hoạch phản ứng và ra các quyết định cần thiết nhằm vào việc kiểm soát các rủi ro
của dự án một cách hệ thống và có hiệu quả nhất.
Có thể khái quát 5 giai đoạn trong quá trình quản trị rủi ro như sau:
- Giai đoạn khởi đầu: là giai đoạn nghiên cứu, xem xét các dữ liệu cơ bản
có liên quan đến dự án, chuẩn bị và xây dựng khung chương trình để làm cơ sở cho

các giai đoạn sau.
- 14 -
- Giai đoạn xác định: là giai đoạn tìm hiểu các rủi ro có khả năng xảy ra,
tìm hiểu các nguyên nhân gây rủi ro trong dự án. Trong giai đoạn này có thể định
nghĩa trực tiếp rủi ro đối với dự án cụ thể đang xem xét hoặc có thể thực hiện thông
qua việc nhận dạng và cơ cấu phân loại rủi ro.
- Giai đoạn phân tích: nhằm tính toán, đo lường rủi ro của dự án thông qua
việc xác định khả năng xảy ra và mức độ tác động của rủi ro tới các kết quả đầu ra
của dự án.
- Giai đoạn phản ứng: là giai đoạn đưa ra kế hoạch, hành động phản ứng
với rủi ro khi chúng xuất hiện trong các dự án.
- Giai đoạn quản lý: nhằm vào việc đưa ra các hành động kiểm soát điều
chỉnh rủi ro khi nó xuất hiện trong các dự án.
1.2.3 Phân loại rủi ro trong dự án xây dựng
1.2.3.1 Phân loại rủi ro theo nguồn gây rủi ro
Rủi ro từ môi trường bên trong dự án: Nguồn gây rủi ro lớn nhất xuất phát
từ chính dự án, đó chính là: quy mô dự án; địa điểm xây dựng; mức độ phức tạp của
thiết kế và phương pháp xây dựng; tốc độ xây dựng Thực tiễn quá trình quản lý
chi phí và thời gian thực hiện của nhiều dự án cho thấy khi người ta quá lạc quan
trong quá trình lập dự án thì sẽ rất khó đối phó với các rủi ro.
Rủi ro từ môi trường bên ngoài dự án: các thay đổi rất khó tránh trong suốt
thời gian thực hiện dự án, đặc biệt đối với dự án lớn, thời gian xây dựng kéo dài. Có
nhiều tác động bên ngoài như: những điều kiện từ nhà tài trợ vốn, biến động thị
trường, nguyên vật liệu, lao động, máy móc
1.2.3.2 Phân loại rủi ro theo các chủ thể liên quan
Đối với các dự án xây dựng, rủi ro là một lĩnh vực đặc biệt quan trọng mà
chủ đầu tư, tư vấn và cả nhà thầu phải có trách nhiệm quản lý bằng hợp đồng. Rủi
ro có ảnh hưởng đến khả năng thành công của dự án, do vậy cần có sự phân tích,
nhận biết những rủi ro xét trên góc độ các đối tác có liên quan đến dự án cũng như
trên góc độ toàn bộ cộng đồng.

×